I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay hiện tượng suy thoái đạo đức trong học sinh như mắc vào
các tệ nạn xã hội, có các hành vi bạo lực, lối sống không lành mạnh đang
ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của
xã hội.
Có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng trên nhưng nhìn ở góc độ giáo
dục, một phần la do khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em chưa hình
thành và rèn luyện được kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Hầu hết các GV chúng ta mới chỉ chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng
học tập cho HS mà không để ý nhiều đến việc rèn cho các em kĩ năng sống
để có khả năng giao tiếp, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống.
Bộ GD- ĐT đang tiến hành triển khai chương trình thí điểm và phát
triển dự án “Giáo dục kĩ năng sống cho HS trong nhà trường phổ thông”
thông qua việc tích hợp chúng vào các môn học. Thông qua các hoạt động
để đạt được mục tiêu bài học sẽ hình thành và rèn luyện được cho các em
các kĩ năng sống cơ bản.
Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống cho HS trong nhà trường phổ
thông là trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các môi quan hệ,
các tình huống và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra còn tạo cơ hội thuận lợi để
HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Nhận thấy tính cấp thiết của dự án, trong thời gian mới được tìm hiểu
về những lí luận chung tôi thấy cần ứng dụng việc hình thành kĩ năng sống
cho HS thông qua môn Sinh học mà mình đang dạy để kiểm định chất lượng
của việc tích hợp các kĩ năng sống.
Thời gian tiếp cận dự án chưa lâu nên tại thời điểm lựa chọn đề tài,
chương trình sinh học phổ thông đang ở phần 3 “Sinh học vi sinh vật”.
Vì những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Hình thành kĩ năng sống
cho HS thông qua dạy bài “Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn
dịch”- SGK Sinh học 10 nâng cao -THPT”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Quan niệm về kĩ năng sống
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của sự sống.
Kĩ năng sống không tự nhiên có được mà được hình thành trong quá
trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ
năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống GD.
2. Phân loại kĩ năng sống.
Ở Việt Nam, trong GD chính qui trong những năm vừa qua, kĩ năng
sống được phân chia theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức,
xác định giá trị, ứng phó vơí căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự
tin…
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có
hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông,
hợp tác…
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và
xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định…
Tuy nhiên, cách phân loại trên đều là tương đối. Trên thực tế các kĩ
năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ
đến nhau.
3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
a. Một số phương pháp
+ Dạy học nhóm: là một hình thức XH của dạy học, trong đó HS của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn,
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và
hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh
giá trước toàn lớp.
+ Nghiên cứu trường hợp điển hình: là phương pháp sử dụng một
câu chuyện có thất hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp
thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hoặc
một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể thực hiện
trên video hay một băng catset mà không tên văn bản viết.
+ Đóng vai: là pơhương pháp tổ chức cho HS thực hành, làm thử
một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương
pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc diễn
không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng là sự thảo
luận sau phần diễn ấy.
+ Trò chơi: là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay
thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một
trò chơi nào đó.
+ Dự án: là hình thức dạy học trong đó HS thực hiệnmột nhiệm vụ
học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực
lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu theo
nhóm, kết quả dự án là các sản phẩm hành động có thể giới thiệu được
b. Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
- Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật 635 (XYZ) - Kĩ thuật bể cá
- Kĩ thuật phòng tranh - Kĩ thuật công đoạn
- Kĩ thuật các mảnh ghép - Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật 3 x3 x3 - Kĩ thuật trình bày một phút
- Kĩ thuật chúng em biết 3 - Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Kĩ thuật hỏi chuyên gia - Kĩ thuật bản đồ tư duy
- Kĩ thuật viết tích cực - Hoàn tất một nhiệm vụ
III. NỘI DUNG
Với bài học “Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch”- SGK
Sinh học 10 nâng cao -THPT, những kĩ năng sống cần được hình thành bên
cạnh những mục tiêu kiến thức là:
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác: phản hồi, lắng nghe tích
cực, trình bày suy nghĩ, ứng xử giao tiếp khi hoạt động nhóm
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối
chiếu
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự tin trình bày một phút, từng thành viên
trình bày trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng ra quyết định: Khi HS xác định được khái niệm bệnh truyền
nhiễm, phương thức lây truyền của một số bệnh thường gặp do virut, xác
định được khái niệm miễn dịch, miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, cách
phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian và đảm nhận trách
nhiệm trong các hoạt động học tập
Để đạt được những mục tiêu hình thành các kĩ năng trên, trong tiến
trình bài giảng tôi đã thực hiện đúng các bước lên lớp với nhiều hoạt động
ứng dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Cụ thể:
Phần khám phá:
Liên hệ với các bệnh do virut gây ra đã học ở bài trước để cho HS rút
ra được những đặc điểm chung của tất cả các bệnh đó đều có khả năng lây
lan rất nhanh => các bệnh đó gọi là bệnh truyền nhiễm. Vậy thế nào là bệnh
truyền nhiễm, cơ chế phản ứng của cơ thể và cách phòng tránh đối với các
bệnh truyền nhiễm như thế nào => bài mới
Phần kết nối
GV tiến hành các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về bệnh truyền nhiễm
1. Khái niệm:
Phần này trên cơ sở các kiến thức đã học, kết hợp với kiến thức thực
tế và kiến thức đã học ở môn công nghệ lớp 10, GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp
Yêu cầu HS kể tên các bệnh truyền nhiễm khác không phải do virut gây nên.
Với mỗi bệnh tương ứng tìm tên loại tác nhân gây bệnh. Sau đó nêu điều
kiện để hình thành các bệnh truyền nhiễm đó.
Dựa vào việc trả lơi được các câu hỏi của GV, HS đã hình thành và
rèn được kĩ năng ra quyết định trên cơ sở đã nắm vững các kiến thức đã học.
2. Các phương thức lây truyền và phòng tránh:
GV chia lớp thành các nhóm theo 2 bàn HS. Mỗi nhóm lấy ví dụ về
một bệnh truyền nhiễm đã được phân công chuẩn bị trước theo gợi ý ở bảng
46- trang 155 – SGK sinh học 10. Các bệnh được quan tâm là: bệnh cúm
AH1N1, bệnh tả, bệnh thủy đậu, bệnh AIDS.
Thời gian cho hoạt động của mỗi nhóm là 3 phút. Sau đó các nhóm cử
đại diện lên trình bày trước lớp. Tùy vào sự chuẩn bị của HS mà GV có cách
xử lí linh hoạt. Nếu HS chuẩn bị trên Usb thì các em có thể trình chiếu và
thuyết trình trước lớp. Nếu HS chuẩn bị bằng văn bản thì có thể dùng giấy
A
0
để các em viết lên đó rồi dán lên bảng và trình bày. Thời gian trình bày
của mỗi nhóm là 1 phút.
Sau phần thuyết trình của mỗi nhóm, các nhóm tự nhận xét và nhận
xét chéo lẫn nhau về nội dung tìm hiểu, phương pháp thuyết trình và tự cho
điểm. GV có thể chiếu thêm một số hình ảnh về các bệnh kể trên và chiếu
video về cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp làm đại diện và là người nhận
xét, đánh giá cuối cùng cho tất cả các nhóm.
Thông qua hoạt động này, HS hình thành được kĩ năng suy nghĩ sáng
tạo: tìm kiếm và xử lí thông tin để có thể có được những hiểu biết sâu sắc
nhất về vấn đề mình được phân công. Tiếp đó là hình thành được kĩ năng
giao tiếp ứng xử với người khác: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy
nghĩ, ứng xử giao tiếp khi hoạt động nhóm. Khi tham gia hoạt động nhóm,
GV yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm thảo luận tích cực, mỗi người
tự đưa ra ý kiến của mình, người khác lắng nghe rồi thoả thuận với nhau.
Nhóm trưởng có nhiệm vụ thống nhất các ý kiến và đưa ra kết luận cuối
cùng và cử đại diện lên thuyết trình. Với thời lượng giới hạn cho việc hoạt
động nhóm và trình bày trước lớp HS sẽ hình thành được kĩ năng làm chủ
bản thân như quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động
thuyết trình.
Với việc trình bày một phút, các thành viên trình bày trước nhóm, tổ,
lớp có cơ hội được rèn luyện sự tự tin tức là đã đạt được kĩ năng tự nhận
thức.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ MIỄN DỊCH
Với kiến thức khái niệm miễn dịch thì chỉ dùng câu hỏi tái hiện để HS
tự phát biểu khái niệm vì nội dung này HS đã được học ở lớp8 và trong
chương trình công nghệ 10..
Với kiến thức các loại miễn dịch thì sử dụng phiếu học tập sau để HS
tự làm theo nhóm cặp đôi. Thời gian tiến hành là 5 phút
Tiêu chí Các loại miễn dịch
Miễn dịch không
đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch dịch thể Miễn dịch tế bào
Thời điểm xuất
hiện
Các yếu tố tham
gia
Cơ chế tác động
Vai trò
Hết thời gian thảo luận GV thu các phiếu học tập và chỉ gọi đại diện 2
nhóm trình bày rồi các bạn nhận xét. GV vẫn là người nhận xét và đánh giá
cuối cùng.
Thông qua hoạt động này HS cũng một lần nữa được rèn thêm kĩ năng
hoạt động nhóm, tuy nhiên lúc này nhóm chỉ gồm 2 người, tức cơ hội đối
thoại cho HS được nhiều hơn, HS phải làm việc tích cực hơn.
Khi hoàn thành xong phiếu học tập thì HS cũng hình thành được kĩ
năng ra quyết định, tự xác định được khái niệm miễn dịch, miễn dịch đặc
hiệu và không đặc hiệu.
HOẠT ĐỘNG 3: INTERFÊRON (IFN)
GV chiếu clip về cấu tạo và cơ chế tác động của IFN, HS quan sát và
trả lời các câu hỏi: IFN là gì?. Vai trò và tính chất của IFN?.
Trả lời được các câu hỏi trên thì ngoài việc phát triển kĩ năng quan sát
và phát hiện kiến thức, HS cũng hình thành được kĩ năng ra quyết định
Phần luyện tập
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều VSV gây
bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh?.
2. Tại sao nói hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan
thành dịch lớn (trừ những bệnh do virut gây ra)
Thông qua việc thảo luận các câu hỏi trên, một lần nữa giúp các em
phát triển kĩ năng tự nhận thức, đưa ra quyết định.