Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.03 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh
tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Những thành
tựu đạt được trong phát triển kinh tế đã làm ngạc nhiên thế giới, được các tổ
chức quốc tế đánh giá cao như duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
trong thập niên gần đây, tiến bộ liên tục của chỉ số phát triển con người (HDI),
xóa bớt đói nghèo, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư trong xã hội
được cải thiện, môi trường sống của con người được quan tâm gìn giữ.
Những thuận lợi và kết quả đạt được trong suốt quá trình tăng trưởng để
hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra thì nền kinh tế nước ta đã trải qua rất nhiều
cột mốc quan trọng và giai đoạn 2001 – 2010 là một minh chứng. Trải qua và
đang hướng tới hoàn thành giai đoạn này bên cạnh những thành tựu, thuận lợi
đạt được thi nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn và những hạn chế. Để rõ
hơn những vấn đề trong quá trình tăng trưởng giai đoạn này của nền kinh tế
nước ta nhóm chúng tôi đã thảo luận và nghiên cứu đề tài “Quá trình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”.
Đề tài hoàn thành nhằm cung cấp cho người đọc toàn cảnh những thành
tựu, thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong suốt quá trình tăng trưởng của giai
đoạn.
Thông qua những số liệu thống kê về tốc độ tăng trưởng GDP, tốc đố
tăng trưởng GNP, chỉ số ICOR qua các năm trong giai đoạn, so sánh mức tăng
trưởng GDP trong cơ cấu ngành, mức tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người
chúng tôi hướng đến nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có nhiều cố gắng song không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các
bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh.
CHƯƠNG I
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ


nhất định (thường là một năm).
Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rộng: Tăng
trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định, đồng thời
là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng thái kinh
tế vĩ mô tương đối ổn định.
2. Đo lường tăng trưởng kinh tế:
2.1.Tổng sản phẩm quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product).
GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm).
2.2 Tổng sản lượng quốc gia:
GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản
lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự
phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các
sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một
khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở
đâu (trong hay ngoài nước).
2.3 GDP bình quân đầu người:
GNP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời
điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GNP của quốc gia hay lãnh thổ này
tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
2
3. Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế:
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn.
3.1. Mức tăng trưởng tuyệt đối:
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh.

K = Yt – Yo
Y : GNP, GDP
Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích
Y : GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích.
3.2. Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ
trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
trong đó :
Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì
sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế
được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay
GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các
chỉ tiêu danh nghĩa.
3
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
1. Tăng trưởng kinh tế:
Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 8,4%,
vượt xa con số 7,8% của năm 2004 (Bảng 1). Đây là mức tăng trưởng cao nhất
trong vòng 9 năm qua kể từ năm 1997. So với các nước trong khu vực Đông Á,
tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 của Việt Nam là cao thứ hai và chỉ đứng sau
Trung Quốc. Mức tăng trưởng cao của năm 2005 đã góp phần quyết định cho
việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 7,5%/năm đã được đề ra
trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005.
4

Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm cao
nhất (10,6%), nên năm 2005 công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng
góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm tới 49,7% hay 4,2 điểm phần
trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực nông - lâm - thủy sản chịu nhiều tác
động bất lợi của thời tiết, dịch cúm gia cầm và biến động của thị trường; tốc độ
tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thủy sản ước đạt 4,0%, đóng góp 9,8% hay
0,8 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch
vụ ước tăng 8,5%. Năm 2005 là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao
nhất kể từ năm 1997 và lần đầu tiên cao hơn mức tăng trưởng GDP của tòan bộ
nền kinh tế. Kết quả là khu vực dịch vụ đóng góp tới 40,5% hay 3,4 điểm phần
trăm tốc độ tăng trưởng GDP, một mức đóng góp lớn nhất trong 5 năm qua.
GDP bình quân theo đầu người trong giai đoạn này sẽ tăng khoảng 6,35%,
cao hơn tốc độ tăng 5,83% của thời kỳ 1991 - 2000. Thực tế, GDP bình quân
đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã gia tăng qua các năm, GDP
bình quân đầu người của năm 2005 khoảng 620 USD.
Có thể thấy rằng, GDP bình quân theo đầu người tính bằng USD theo tỷ
giá hối đoái của năm 2003 của các nước trong khu vực đã đạt tương đối cao.
Bình quân chung của khu vực Đông Nam Á năm 2003 đã đạt trên 1.200
USD/người/năm. Qua đó cho thấy, mức gần 500 USD/người của Việt Nam năm
đó, mới chỉ bằng gần 40% so với mức trung bình của khu vực. Một vài năm nay,
GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam đã tăng khá nhưng nhìn chung vẫn
chưa bằng một nửa bình quân của cả khu vực
Ngoài ra, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong những năm qua đã gia
tăng khá, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là nước có dân số
đông, nhu cầu tiêu dùng cũng đang ngày một tăng cao, vì vậy thu hút nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Về xuất khẩu, những năm gần đây, tốc độ tăng của
xuất khẩu thường cao gấp đôi tốc độ tăng GDP. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn có khả năng
gia tăng.
2. Cơ cấu kinh tế:

5
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:
Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ
cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông - lâm
- thủy sản và công nghiệp - xây dựng. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng khu
vực nông - lâm - thủy sản giảm 3,8 điểm phần trăm, còn tỷ trọng khu vực công
nghiệp - xây dựng tăng 3,7 điểm phần trăm (Bảng 2). Xét chung trong giai đoạn
2001-2005, sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực không mạnh như trong giai
đoạn 5 năm 1996-2000. Mục tiêu đặt ra cho khu vực dịch vụ đến năm 2005
chiếm tỷ trọng khoảng 41-42% GDP đã không đạt được, trong khi đây là khu
vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Trong khu vực nông - lâm - thủy sản, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm,
chủ yếu theo sự chuyển dịch giữa hai nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản: tỷ
trọng của ngành thủy sản tăng từ 16,0% năm 2001 lên 18,5% năm 2005, nông
nghiệp giảm từ 78,6% năm 2001 xuống 75,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp cũng chậm: tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tới 78,6%
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 so với 81,0% năm 2000 (theo giá
1994). Kết quả lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển
dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang
trồng các loại cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn.
6
Trong khu vực công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến
tăng không đáng kể, từ 59,2% năm 2000 lên 59,7% năm 2005.
Sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm. Hầu
hết các ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm, đều
có tỷ trọng nhỏ trong GDP (ví dụ, ngành tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm
chiếm chưa tới 2,0% GDP năm 2005). Xu hướng này đang hạn chế nhiều việc
nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam và gây bất lợi cho tăng trưởng, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phấn đấu
trở thành thành viên của WTO. Ngoài ra, nhiều lĩnh vực dịch vụ như tư vấn xúc

tiến đầu tư, pháp lý, công nghệ, và xuất khẩu lao động cũng chưa được khai thác
tốt hoặc còn kém phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
Nhìn tổng thể, trong giai đoạn 2001-2005, chuyển dịch cơ cấu GDP theo
thành phần kinh tế diễn ra chậm. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng
cao và tương đối ổn định trong GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần
chủ yếu diễn ra giữa khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Năm 2005, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế nhà nước rất ít thay
đổi, chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2000 (Bảng 3). Trong khi đó, tỷ
trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã giảm từ 48,2% năm 2000 xuống
còn 45,7% năm 2005.
Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận cấu
thành của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốn
ĐTNN đã tăng từ 13,3% năm 2000 lên 15,9% năm 2005.
7
3. Nhận xét:
Năm 2005, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 3 lần so
với thời điểm cách đó 5 năm. Nguồn lực trong và ngoài nước đã được huy động
tích cực… Các chuyên gia đã điểm lại những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã
hội trong giai đoạn 2001-2005:
Thứ nhất, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn
năm trước. GDP tăng 7,5%/ năm, đạt mục tiêu đề ra; năm 2005 là năm thứ 25
tăng liên tục, cao hơn kỷ lục 23 năm do Hàn Quốc đạt được vào năm 1997 và chỉ
thấp thua kỷ lục 27 năm hiện do CHND Trung Hoa nắm giữ. Ngành nông nghiệp
tiếp tục đạt được sự thần kỳ khi chỉ sau mười năm sản lượng lương thực đã tăng
gấp đôi, nói một cách hình tượng là đã tạo ra sản lượng tương đương với sản
lượng của hai châu thổ lớn nhất nước mà ông cha ta phải mất hàng nghìn năm
mới tạo ra được. Công nghiệp 15 năm liên tục tăng trưởng hai chữ số - một tốc
độ tăng cao, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài mà các thời kỳ trước đó chưa

bao giờ đạt được. Dịch vụ đã chặn lại được sự sút giảm tỷ trọng trong GDP, bắt
đầu từ năm 2005 đã tăng lên.
8
GDP bình quân đầu người năm 2005 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã đạt
638 USD, vượt khá xa so với mức 288 USD của năm 1995 và 402 USD của năm
2000.
Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường;
cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng.
Thứ ba, nguồn lực trong và ngoài nước được huy động tích cực, đưa tỷ lệ vốn
đầu tư so với GDP lên 38,4%, chỉ thấp thua tỷ lệ trên 40% của CHND Trung
Hoa. Nguồn vốn ngoài quốc doanh đã chiếm gần một phần ba tổng số vốn đầu tư
toàn xã hội. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo số đăng ký mới và bổ sung lên
đến trên 60 tỉ USD, thực hiện đạt khoảng 33 tỉ USD; nguồn vốn ODA đạt trên 30
tỉ USD, giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội được tăng cường.
Thứ tư, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được
cải thiện, vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Thu ngân sách đã 8 năm liền vừa
vượt dự toán, vừa tăng cao so với năm trước; tỷ lệ so với GDP đạt trên dưới
22%; bội chi ngân sách vẫn trong vòng kiểm soát dưới 5% GDP. Tỷ giá
VND/USD tăng thấp. Cán cân thanh toán liên tục thặng dư.
Thứ năm, xuất khẩu tăng nhanh, một tháng bây giờ bằng cả năm từ 1993, một
quý bây giờ bằng cả năm 1996. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, đã
vượt Indonesia. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt trên 60%, thuộc loại cao trên
thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nhập siêu bắt đầu giảm và quý I/ 2006 đã xuất siêu. Khách quốc tế đến Việt
Nam gia tăng. Lượng kiều hối tăng mạnh.
Thứ sáu, các lĩnh vực xã hội có tiến bộ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã đạt
tiến bộ về ba mặt: HDI tăng; xếp hạng về HDI trên thế giới tăng; xếp hạng về
HDI cao hơn xếp hạng về GDP. Công tác xóa đói giảm nghèo đã thực hiện được

mục tiêu thiên niên kỷ, giảm còn một nửa so với cách đây mười năm. Quy mô
giáo dục, đào tạo tăng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm...
9
Thứ bảy, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, tạo môi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội.
Thứ tám, các kết quả trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện có nhiều
khó khăn ở cả trong nước và quốc tế. Ở trong nước mới chỉ có mấy năm mà một
lần dịch SARC, 2 lần dịch cúm, mấy năm thiên tai lớn..., ở ngoài nước thì liên
tiếp gặp các hàng rào kỹ thuật, nhất là các vụ kiện bán phá giá mỗi khi quy mô
xuất khẩu tăng lên ... Trong khi đó, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, hiệu
quả và sức cạnh tranh còn yếu, lại thêm có một bộ phận cán bộ hư hỏng. Đây
cũng là những lý do làm cho tăng trưởng kinh tế còn ở dưới mức tiềm năng.
10

×