A-ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng. Cùng với Toán và Tiếng Anh,
Ngữ văn cũng là môn thi tốt nghiệp THPT. Trong nhà trường ngoài việc cung
cấp những kiến thức về văn học trong và ngoài nước thì nó còn giúp học sinh
nâng cao kĩ năng đọc, nghe, viết, nói. Đó là những kĩ năng cần thiết trong cuộc
sống.
Trong quá trình học tập, học sinh học không chỉ để biết mà còn để kiểm tra,
thi cử. Muốn thi đạt kết quả cao thì việc ôn tập là không thể thiếu. Có thể thấy ôn
tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những mắt xích quan trọng trong quá
trình dạy và học. Tôi chọn đề tài này nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi
thi tốt nghiệp và làm bài thi tốt nghiệp.
Là một giáo viên dạy học ở trường THPT miền núi, điều kiện học tập của
học sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinh thuộc
diện hộ nghèo khá cao nhưng các em rất chăm học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng,
nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá,
giỏi trong các kì thi TNPT còn thấp, điều đó đã làm cho tôi luôn trăn trở. Tôi
luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm cao môn Ngữ văn Vì vậy,
những năm gần đây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã
nghiên cứu và tìm được cách ôn luyện phù hợp, học sinh biết cách và làm bài nên
kết quả đã được nâng lên. Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong ba năm học
(năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012) và tiếp tục thực hiện trong năm
học 2012 – 2013 kết quả thi thử tốt nghiệp THPT đã được nâng lên đáng kể (tỉ lệ
học sinh đạt điểm trung bình trở lên các lớp khá cao trong đó học sinh đạt điểm
khá, giỏi là 50%)
Từ kinh nghiệm thực tiễn của ba năm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12
THPT, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm ôn thi của của mình,
1
đó là: “Phương pháp ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ văn(áp dụngphần truyện
ngắn Văn học Việt nam)nhằm đạt kết quả cao .
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trên thực tế, mỗi con người chúng ta không phải được đọc và học cái gì
một lần mà nhớ hết. Trí tuệ của mỗi người thì có hạn mà kiến thức của nhân loại
thì vô hạn, nhiều khi tiếp thu cái mới ta lại quên cái cũ. Vì vậy người xưa mới có
câu “Ôn cố tri tân” (Ôn tập cái cũ, biết cái mới) nghĩa là bên cạnh việc tiếp thu
kiến thức mới thì ta phải ôn luyện, củng cố kiến thức đã học. Mặt khác nhiều kĩ
năng của con người được hình thành là do được làm đi làm lại một thao thác nào
đó, từ đó mà hình thành thói quen. Ôn tập là để rèn cho học sinh kĩ năng làm bài.
Học sinh sẽ làm đi làm lại một dạng bài thì sẽ hình thành cho mình kĩ năng cần
thiết để tìm hiểu đề, lập dàn ý cho dạng bài đó. Không chỉ có vậy mà ôn tập còn
giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt: viết câu, dùng từ, lấy dẫn chứng để
chứng minh cho luận điểm, ….
- Truyện ngắn là một thể loại chính của văn học Việt Nam được đưa vào
giảng dạy trong trường phổ thông. Bên cạnh thơ thì truyện ngắn là một thể loại
được dạy nhiều hơn cả. Trong những bài kiểm tra, thi cử rất hay đề cập đến kiến
thức của thể loại này. Đặc điểm chung của truyện ngắn là có cốt truyện, chi tiết,
nhân vật, lời của người kể chuyện, kết cấu,….Trong khi dạy ôn tập truyện ngắn
cần phải bám sát đặc điểm của truyện để rèn kĩ năng cho học sinh.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Theo quy định của Bộ GD – ĐT về thi tốt nghiệp thì những môn như Lí,
Hóa, Sinh, Tiếng Anh thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 60 phút, còn những
môn: Ngữ văn, Sử, Địa, Toán vẫn thi tự luận, thời gian làm bài của môn Sử, Địa
là 90 phút, thời gian làm bài của môn Ngữ Văn, Toán là 150 phút. Đối với môn
Ngữ văn cấu trúc một đề thi tốt nghiệp gồm có 2 phần: Phần chung bao gồm một
2
câu hỏi tái hiện kiến thức 2 điểm; một câu nghị luận xã hội 3 điểm. Phần riêng
học sinh có thể chọn một trong hai câu nghị luận văn học thuộc chương trình
chuẩn hoặc chương trình nâng cao, mỗi câu 5 điểm. Như vậy điểm của phần nghị
luận văn học chiếm tỷ lệ điểm tương đối cao. Nó là một phần rất quan trọng trong
đề bài. Chính vì vậy, trong quá trình dạy ôn tốt nghiệp cho học sinh giáo viên
phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Thể loại truyện ngắn trong chương trình lớp 12 chủ yếu được biên soạn
ở học kì II, gồm 5 truyện ngắn: Đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), đoạn
trích “Vợ nhặt” (Kim Lân), tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), đoạn
trích “Những đứa con gia đình” (Nguyễn Thi), tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu). Đây là phần kiến thức trọng tâm trong hướng dẫn ôn thi tốt
nghiệp. Hầu như năm học nào đề thi tốt nghiệp của Bộ GD – ĐT cũng có câu hỏi
về một vấn đề trong những tác phẩm truyện ngắn này.
- Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cho thấy càng ngày học sinh càng
lười học môn Ngữ văn. Học sinh lười đọc văn bản, lười học dẫn chứng, thái độ
tiếp thu bài học cũng không được hứng thú. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều
đáng buồn trên. Song nguyên nhân chủ yếu là do học sinh học lệch. Học lên đến
THPT các em đã xác định khối thi của mình nên học theo khối. Đại đa số các em
học khối A (Toán, Lí, Hóa) vì khối này có nhiều trường thi, có hội lựa chọn cũng
nhiều. Vì vậy các em chỉ học 3 môn thi đại học nên dẫn đến sao nhãng những
môn học còn lại. Hơn nữa học sinh quen với những thao tác khoanh tròn trong
những môn thi trắc nghiệm nên đến khi viết một bài văn tự luận dài là rất ngại.
Xuất phát từ những nguyên nhân đó nên tình trạng học sinh làm văn là rất hạn
chế. Trong những bài kiểm tra, những bài thi học sinh không biết cách tìm ý, lập
dàn bài, không thuộc dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm nên có hiện tượng
học sinh chỉ đi tóm tắt văn bản đơn thuần mà không phân tích được nhân vật, hay
vấn đề cần nghị luận; có hiện tượng học sinh lấy dẫn chứng của nhân vật trong tác
phẩm này chứng minh cho đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm khác….Và đặc
3
biệt là khả năng diễn đạt của các em trong bài viết văn là rất yếu: không biết cách
mở bài, kết bài, câu văn lủng củng, dùng từ không chính xác, viết sai lỗi chính tả,
…. Đã có rất nhiều những câu chuyện hài hước về những bài văn của học sinh mà
giám khảo cười ra nước mắt ví dụ có học sinh viết giới thiệu tác phẩm "Rừng xà
nu " của Nguyễn Trung Thành viết về mảnh đất Tây Bắc " Hay " Nhân vật Mỵ
trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân ".
Trước thực tế đó, mỗi giáo viên cần phải dạy ôn tập thế nào để cho học sinh
có thể nắm được cách làm bài, biết lấy dẫn chứng chứng minh cho luận điểm và
nâng cao khả năng diễn đạt cho học sinh. Đó cũng là điều mà bản thân tôi trăn trở
khi đứng lớp. Trong quá trình dạy ôn tập tốt nghiệp tôi cũng rút ra cho mình một
số kinh nghiệm để dạy ôn tập đạt kết quả cao hơn.
III/ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Việc hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp tôi đã tiến hành theo ba bước: Hướng
dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý; Hướng dẫn học sinh cách diễn đạt; Vận dụng
mộy tiết dạy cụ thể
Bước 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý:
Xuất phát từ đặc trưng thể loại của truyện ngắn và căn cứ vào những đề thi
truyền thống mà Bộ GD-ĐT hay ra, giáo viên phân loại đề cho học sinh. Đối với
5 tác phẩm truyện ngắn trong chương trình SGK Ngữ văn 12 thì có thể trọng tâm
vào những loại đề như sau: phân tích nhân vật; diễn biến tâm trạng nhân vật; so
sánh tính cách của hai nhân vật, phân tích tình huống truyện, phân tích giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
1/ Loại đề phân tích nhân vật:
1.1/ Phân tích nhân vật nói chung:
Trong tác phẩm truyện, nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất nhằm thể
hiện ý đồ tư tưởng của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. Do đó, phân tích
4
nhân vật là một trong những con đường quan trọng để tiếp cận, khám phá tác
phẩm.
a/ Trước khi đi vào ôn tập những nhân vật cụ thể của các tác phẩm thì giáo
viên cần phải định hướng cho học sinh cách làm bài chung về dạng đề này. Dạng
bài phân tích nhân vật các em đã được học ở THCS. Giáo viên khái quát lại
những luận điểm chính khi làm bài:
* Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm; - Giới thiệu nhân vật cần nghị luận
* Thân bài:
- Ngoại hình (nếu có): ngoại hình xấu/đẹp -> suy nghĩ của em về ngoại hình của
nhân vật.
- Số phận (nếu có): Đối với những tác phẩm trong chương trình lớp 12 thì chủ
yếu là nhân vật có số phận bất hạnh. Khi đó thì cần chú ý đến số phận khi còn
nhỏ, khi trưởng thành (đời sống vật chất và tinh thần).
- Phẩm chất: các nhân vật đều có phẩm chất. Học sinh cần khái quát được phẩm
chất của nhân vật trong từng tác phẩm.
- Đánh giá:
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật
+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
* Kết bài:
- Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của nhân vật trong văn học
- Tài năng, vị trí của nhà văn.
b/ Ví dụ cụ thể:
Đề 1: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ
văn 12 –tập 2)?
- Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật Mị có ngoại hình đẹp, có số
phận bất hạnh, có những phẩm chất tốt đẹp.
- Yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng
cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
5
* Mở bài: - Tô Hoài là nhà văn viết rất thành công về đề tài miền núi
- Hoàn cảnh st của tp: Là kết quả của chuyến đi 8 tháng, Tô Hoài cùng với bộ đội
giải phóng lên Tây Bắc…Tác phẩm được giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam
năm 1954-1955.
- Trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Mị.
* Thân bài:
1/ Ngoại hình: Mị là một cô gái xinh đẹp. Ngoại hình của Mị không được miêu tả
trực tiếp mà được gợi lên qua chi tiết “Trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu
buồng Mị” -> Với ngoại hình ấy Mị xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh
phúc.
2/ Số phận: bất hạnh
- Sinh ra trong một gia đình nghèo: cha mẹ lấy nhau không có tiền cưới, phải vay
bạc nhà giàu đến khi mẹ Mị chết mà vẫn không trả được nợ, để rồi người ta bắt
Mị về làm dâu gạt nợ.
- Khi làm dâu nhà thống lí: Mị bị đầy ải về cả thể xác lẫn tinh thần:
+ Thể xác: Làm việc quần quật như trâu ngựa “ Tết đến thì giặt đay xe đay,……
cài một bó tay ở cánh tay để tước thanh sợi”-> Mị như một công cụ lao động, bị
thống lí Pá Tra bóc lột hết sức lao động.
Mị còn bị đánh đập rất dã man: Đêm tình mùa xuân Mị đang chuẩn bị đi chơi thì
nó đi đâu về. Thấy thế nó liền trói Mị vào cột “trói Mị bằng một thúng sợi
…… ”. Không những thế, khi Mị ngồi bóp thuốc cho A Sử vì mệt quá nên đã
ngủ thiếp đi vậy mà A Sử liền đạp vào mặt Mị. Trong những đêm đông trên núi
cao dài và buồn Mị trở dậy thổi lửa hơ tay, có những đêm A Sử đi chơi về đã vô
cớ đánh Mĩ ngã gục xuống cửa bếp -> Mị là nạn nhân của xã hội vô nhân đạo.
Thằng A Sử - chồng Mị đã coi Mị như một nơi để thỏa mãn thú tính của mình.
+ Tinh thần: Về làm dâu nhà thống lí càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như
con rùa nuôi trong xó cửa” “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa” -> với nghệ
6
thuật so sánh vật hóa tác giả đã làm nổi bật thân phận vật của Mị. Câu văn “Ở lâu
trong……” thật xót xa bởi nó cho thấy Mị bị đầy ải như thế nào khi ở nhà thống lí
Căn buồng Mị ở “kín mít …… ” – là một thứ ngục thất giam hãm tinh thần của
Mị, nó giết chết tuổi trẻ, tình yêu, tự do ở Mị. Ngồi trong căn buồng ấy Mị dường
như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết tri giác về cuộc sống.
=> Mị bị áp bức bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần.
3/ Phẩm chất:
- Tài thổi sáo “Mị uốn chiếc ……”
- Yêu tự do, trẻ trung yêu đời: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, mùa xuân nào
Mị cũng đi chơi, Mị cũng đã có người yêu. Mị đã xin cha đừng gả con cho nhà
giàu
- Mị biết lao động, chăm chỉ lao động và rất hiếu thảo: Mị sẵn sằng cuốc nương
làm ngô trả nợ cho cha. Khi bị bắt làm dâu nhà thống lí Mị đã định ăn lá ngón tự
tự nhưng vì thương cha nên Mị đã không chết.
- Đặc biệt Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng:
+ Khi mới về làm dâu nhà thống lí: Máy tháng đêm nào Mị cũng khóc/ định ăn lá
ngón tự tử
+ Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy: Phân tích sự hồi sinh tâm hồn
của Mị:
Sự tác động của ngoại cảnh
Tiếng sáo tác động đến Mị nên tâm hồn của Mị dần dần được hồi sinh: tiếng sáo
ở đầu núi, Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị nhẩm thầm theo bài hát của người đang
thổi. Tiếng sáo đầu làng, Mị uống rượu ừng ực từng bát/ thấy nhớ quá khứ “ngày
xưa Mị thổi sáo giỏi… ” / Mị ý thức được hiện tại, ý thức được quyền sống “Đã
từ nãy Mị thấy … Mị thấy mình còn trẻ……chỉ thấy nước mắt ứa ra. Tiếng sáo
gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị thì Mị đã
quấn lại tóc, lấy váy hoa… A Sử trói Mị rất đau mà Mị vẫn không hề biết, sau đó
cứ lúc mê lúc tỉnh lúc tình thì thấy mình không bằng con ngựa, lúc mê thì thấy
7
nồng nàn tha thiết nhớ -> chứng tỏ sức sống, khao khát sống đã trỗi dậy mạnh mẽ
trong Mị.
+ Trong đêm mùa đông: Lúc đầu Mị thản nhiên “A Phủ là cái xác chết … hơ
tay” -> nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống … ” thì Mị mới nghĩ đến tình cảnh
của mình -> nhận ra chúng nó thật độc ác, thương A Phủ -> cắt dây trói cho A
Phủ -> chạy theo A Phủ đến Phiềng Sa -> Hành động cắt dây trói chứng tỏ sức
sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật….
4/ Đánh giá:
- Nghệ thuật:
+ Khắc họa nv Mị tác giả đã sử dựng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí
nhân vật chủ yếu được thể hiện qua nội tâm. Tô Hoài đã diễn tả được những trạng
thái tâm lí rất phức tạp, tinh tế của Mị.
+ Ngôn ngữ phong phú, sinh động
+ Chi tiết giàu sức gợi
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Mị: qua nv nhà văn thể hiện sâu sắc giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo của tp. Tô Hoài đã thể hiện niềm xót thương đối với
những người lao động miền núi; đồng thời ca ngợi những phẩm chất của họ, nhà
văn thể hiện niềm tin vào sức sống của người lao động là dù có bị áp bức như thế
nào thì họ vẫn có sức sống vươn lên. Tác giả còn lên án bọn chúa đất miền núi
độc ác, vô nhân tính,….
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý về nhân vật Mị xong giáo
viên yêu cầu học sinh dựa trên dàn bài về nhân vật Mị tự lập dàn ý cho đề “Phân
tích nhân vật A Phủ” trong đoạn trích. Sau đó giáo viên củng cố dàn bài cho học
sinh (ở nhân vật A Phủ trọng tâm làm nổi bật số phận và phẩm chất như khỏe
mạnh, lao động giỏi; gan góc, cương trực; có sức sống mạnh mẽ)
Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” – Kim Lân?
- Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật bà cụ Tứ có ngoại hình xấu,
có những phẩm chất tốt đẹp.
8
- Yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng
cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
* Phần mở bài và kết bài tương tự như dàn bài về Tràng
* Phần thân bài:
1/ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng
-> tội nghiệp, già nua, dáng đi hé mở cuộc đời lam lũ.
2/ Phẩm chất:
- Là một người mẹ nhân hậu, giàu lòng vị tha, bao dung, độ lượng:
+ Đối với con trai: thương con / lo cho con
+ Đối với con dâu: độ lượng chấp nhận người phụ nữ là dâu con trong nhà, thậm
chí là hàm ơn / bà an ủi vỗ về nàng dâu
- Là người mẹ có niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng:
+ Động viên con “Ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời… ”
+ Cùng con dâu dọn dẹp quét tước nhà cửa
+ Vẽ ra viễn cảnh tương lai tươi sáng: bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng
về sau…+ Dáng vẻ lật đật, đon đả, tươi cười của bà cụ trong bữa cơm ngày đói đã
giúp cho con có thêm niềm tin vào cuộc sống.
3/ Đánh giá về nhân vật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo
+ Thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tính cách nhân vật chủ
yếu được bộc lộ qua độc thoại nội tâm
+ Sử dụng bút pháp tả thực, ngôn ngữ sinh động, gần với đời sống tự nhiên
- Ý nghĩa hình tượng:
+ Qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả muốn ca ngợi hình ảnh của bao người mẹ Việt
Nam giàu đức hi sinh
+ Hình ảnh bà cụ Tứ đã góp phần quan trọng làm cho tác phẩm trở thành một bài
ca ca ngợi tình người -> thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
9
Ngoài hai nhân vật trên, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích thêm nhân vật
người vợ nhặt trong tác phẩm (ngoại hình và phẩm chất).
Đề bài: Phân tích nhân vật Việt trong đoạn trích “Những đứa con trong gia
đình” – Nguyễn Thi?
- Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật Việt không có ngoại hình xấu,
không có luận điểm số phận, chỉ có những phẩm chất tốt đẹp.
- Yêu cầu học sinh xác định luận điểm nhỏ và tìm dẫn chứng để chứng minh cho
từng luận điểm -> Gv củng cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: Là nhà văn gắn bó với người nông dân Nam Bộ
nên được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ.
- Giới thiệu tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” được sáng tác vào năm
1966 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt nhất.
- Giới thiệu đối tượng nghị luận: Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật Việt.
* Thân bài:
1/ Việt là một người giàu tình yêu thương:
- Yêu thương má:
+ Việt sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng và có mối thù
sâu sắc với giặc Mĩ: ông nội và cha đều bị giặc giết, má Việt chết dưới bom đạn
kẻ thù nên Việt cùng chị đã quyết tâm đi tòng quân để trả thù cho ba má. Ở Việt
thù nhà gắn với nợ nước. Việc đăng kí đi tòng quân là xuất phát từ ý thức trách
nhiệm, từ bổn phận chứ không phải theo phong trào “ý nghĩ đi bộ độ thôi thúc
Việt”
+ Mặc dù má đã hi sinh nhưng trong tâm trí của Việt thì dường như má vẫn còn,
vẫn về che chở,bảo ban hai chị em: Trong đêm ghi tên tòng quân hai chị em bàn
tính thu xếp việc nhà “cả 2 chị em đều nhớ đến má… ”
+ Tình thương má được thể hiện trong khi hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi
nhà chú Năm: hai chị em làm cơm cúng má để thể hiện lòng hiếu thảo / em trước
10
chị sau khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm với một niềm kính trọng nhất /
trong khi khiêng bàn thờ Việt vừa đi vừa như nói chuyện với má, Việt nghĩ là má
sẽ hiểu được lòng mình “Nào chúng con đưa má sang ở tạm ……”
- Tình yêu thương đối với chị: được thể hiện rõ trong giây phút thiêng liêng khi
hai chị em khiêng bàn thờ má sang ở tạm nhà chú Năm “nghe tiếng chân … rõ
như thế”
- Tình cảm đối với đồng đội: + Việt được mọi người trong đơn vị quý gọi là cậu
Tư chứng tỏ tình cảm yêu mến của mọi người đối với Việt
+ Khi bị thương ở ngoài chiến trường Việt vẫn còn nhớ như in từng khuôn mặt,
nụ cười của đồng chí: cái cằm nhọn hoắ của anh Tánh,…
=> Việt là người giàu tình cảm.
2/ Là người vô tư, hồn nhiên, tính cách còn “trẻ con”:
+ Hay tranh giành với chị và lúc nào cũng đòi phần hơn.
+ Trước khi lên đường trong khi chị Chiến lung bung thu xếp việc nhà thì Việt lại
vô lo vô nghĩ “sải chân ra giường/ chụp con đom đóm trong lòng bàn tay/ cười
khì khì / ngủ quên lúc nào không biết”. Tất cả những điều chị Chiến tính toán
Việt đều đồng ý hết
+ Khi vào chiến trường mặc dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng Việt vẫn sợ sự
vắng lặng, sợ bóng đêm, sợ con ma cụt đầu và thằng chỏng thụt lưỡi “Việt muốn
chạy thật nhanh về níu chân anh Tánh…….”
=> Với 2 phẩm chất trên Việt toát lên vẻ đẹp đời thường.
3/ Phẩm chất anh hùng, dũng cảm, kiên cường:
- Hăng hái xung phong tòng quân mà không sợ gian khổ, hi sinh
- Trước khi lên đường chị Chiến có dặn: “Mầy với tao…….chặt đầu” thì Việt đã
nói “Chị có bị chặt đầu thì chặt … mới bị” -> câu nói giản dị, mộc mạc nhưng
thể hiện quyết tâm rất cao, quyết là thù ba má chưa trả thì chưa về.
- Khi vào chiến trường Việt một mình hạ được xe bọc thép của giặc và bị thương
nặng, lạc mất đồng đội nhưng Việt vẫn không rên rỉ, đau đớn mà vẫn kiên cường,
11
luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: ngón tay cái lúc nào cũng chuẩn bị nổ
súng / Việt còn lấy cùi tay đẩy người về phía có tiếng súng của quân ta đang
chiến đấu.
-> Việt là chiến sĩ trẻ tuổi nhưng anh hùng.
3/ Đánh giá:
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Tác giả đã khắc họa nhân vật qua nghệ thuật trần thuật độc đáo. Qua dòng hồi
tưởng của Việt thì tính cách của Việt được bộc lộ.
+ Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ và cả độc thoại
nội tâm
+ Ngôn ngữ, tính cách nhân vật mang đậm màu sắc Nam Bộ.
- Ý nghĩa của hình tượng:
+ Nhân vật Việt đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên miền Nam thời chống
Mĩ.
+ Trong gia đình thì Việt là khúc sông chảy xa nhất. Qua nhân vật Việt tác giả
muốn khẳng định mỗi gia đình mà biết kết hợp giữa tình cảm gia đình với tình
yêu nước, truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc thì sẽ tạo nên được sức
mạnh to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
* Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật
- Tài năng và vị trí của Nguyễn Thi trong nền VHVN.
Tương tự nhân vật Việt giáo viên yêu cầu học sinh phân tích nhân vật Chiến trong
đọan trích (chú ý ngoại hình và phẩm chất: giàu tình yêu thương má, thương em;
đảm đang tháo vát; kiên cường, dũng cảm)
Các nhân vật khác trong các tác phẩm còn lại giáo viên cũng hướng dẫn học sinh
tìm hiểu đề, lập dàn ý theo những ý chính trong dàn bài khái quát và dần dần sẽ
hình thành cho học sinh kĩ năng làm bài phân tích nhân vật.
12
Một số đề bài:
Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú / hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” –
Nguyễn Trung Thành?
Đề bài: Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài
xa” – Nguyễn Minh Châu?
1.2/ Dạng đề phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật:
Về cơ bản vẫn cần có những ý như trong đề phân tích nhân vật nói chung.
Chỉ lưu ý điểm khác là ở dạng đề này học sinh không phân tích theo tính cách của
nhân vật mà đi theo diễn biến tâm trạng trong tác phẩm. Tâm trạng nào diễn ra
trước thì phân tích trước, nét tâm trạng nào diễn ra sau thì phân tích sau.
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt”
– Kim Lân?
* Mở bài:
* Thân bài:
- Giới thiệu về tình huống xuất hiện và ngoại hình của bà cụ.
- Diến biến tâm trạng:
+ Ngạc nhiên, băn khoăn, không hiểu
+ Khi hiểu ra cơ sự: vừa ai oán xót thương cho con trai, lo cho con/ tủi phận mình
/ cảm thông với con dâu / chấp nhận – mừng lòng / động viên 2 con / lại lo cho
con / vỗ về an ủi con dâu.
+ Sáng hôm sau: thu dọn nhà cửa / nói chuyện tương lai, chuyện sung sướng động
viên con / tươi cười đon đả trong bưa cơm ngày đói,…
- Nghệ thuật: + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
+ Ngôn ngữ gần với đời sống tự nhiên
+ Bút pháp tả thực…
- Ý nghĩa: Thể hiện vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam / Nhân vật bà cụ khiến cho
tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo….
13
Đề bài: Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài trong
đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài?
Trong phần thân bài cần làm rõ:
- Giới thiệu vài nét về Mị
- Diễn biến tâm trạng: Lúc đầu thì thản nhiên trước nỗi đau của A Phủ -> nhìn
thấy dòng nước mắt của A Phủ mới nghĩ đến mình -> nhận ra chúng nó thật độc
ác -> thương A Phủ -> cắt dây trói cho A Phủ -> chạy theo A Phủ…
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật,….
- Ý nghĩa: Ca ngợi sức sống mãnh liêt của người dân miền núi,…
Một số đề bài:
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân trong
“Vợ chồng A Phủ” –Tô Hoài?
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” –
Kim Lân?
1.3/ Dạng đề so sánh hai nhân vật:
Học sinh làm đề bài này phải nắm được kiến thức về phân tích nhân vật.
Dàn bài khái quát:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu 2 nhân vật.
* Thân bài:
- Nét chung của các nhân vật
- Nét riêng của các nhân vật
- Đánh giá về nghệ thuật và ý nghĩa của hình tượng.
* Kết bài:
14
Ví dụ:
Đề bài: So sánh tính cách của hai nhân vật Chiến và Việt trong “Những đứa
con trong gia đình” – Nguyễn Thi?
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu 2 nhân vật
* Thân bài:
- Giống nhau:
+ Sinh ra trong cùng một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù sâu sắc
với giặc Mĩ
+ Là những người giàu tình yêu thương.
+ Là những con người dũng cảm, kiên cường.
- Khác nhau:
+ Việt tính cách còn trẻ con, vô tư, hồn nhiên. Vì Việt là em trai nên được má
nuông chiều, chị nhường nhịn
+ Chiến giống má ở cả ngoại hình và phẩm chất đảm đang tháo vát, “người lớn”.
Chiến là chị gái, phải lo toan việc nhà đặc biệt là từ khi ba má mất.
- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng hai nhân vật:
- Ý nghĩa:
+ Ca ngợi thế hệ trẻ của miền Nam thời chống Mĩ
+ Trong gia đình Chiến và Việt là những khúc sông sau chảy xa nhất. Khắc họa 2
nhân vật Chiến và Việt tác giả muốn khẳng định mỗi gia đình mà biết kết hợp
giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, truyền thống gia đình với truyền thống
dân tộc thì sẽ tạo nên được sức mạnh to lớn của con người Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ.
* Kết bài:
- Mỗi nhân vật đã để lại ấn tượng riêng trong lòng độc giả
- Tài năng của Nguyễn Thi trong việc khắc họa tính cách nhân vật
15
Đề bài: Vẻ đẹp của người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” _ Kim Lân và người đàn bà
trong “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu?
- Giống nhau:
+ Đều xấu về ngoại hình, không tên, và là nạn nhân của hoàn cảnh
+ Đều có những phẩm chất tốt đẹp
- Khác nhau:
+ Người vợ nhặt: mang vẻ đẹp của một nàng dâu mới: Khát khao sống, khát khao
hạnh phúc mái ấm / hiền hậu / thu vén gia đình, có niềm tin
+ Người đàn bà là phẩm chất của người phụ nữ gánh nặng cuộc sống mưu sinh
trong hoàn cảnh nghèo đói, trong nạn bạo lực gia đình: thương con, thấu hiểu lẽ
đời, bao dung độ lượng.
2/ Dạng đề nghị luận về tình huống truyện:
Tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn. Bất cứ tác phẩm nào cũng có
tình huống truyện. Tuy nhiên, đề bài kiểm tra và đề thi hay tập trung vào những
tác phẩm có tình huống truyện hay và độc đáo. Đáng lưu ý trong những tác phẩm
SGK NGữ văn 12 là tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”.
a/ Trước khi đi vào phân tích những đề bài cụ thể giáo viên cũng phải xây dựng
cho học sinh một dàn ý khái quát về dạng đề này:
* Mở bài:
- Giới thiệu tg, tp
- Khẳng định tp có một tình huống truyện hay và hấp dẫn.
* Thân bài:
- Vài nét về tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của tác
phẩm truyện ngắn. Nó chính là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc
biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên rõ nhất và ý nghĩa tư tưởng của tác giả
cũng được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
- Tình huống truyện của tp và biểu hiện cụ thể của tình huống truyện trong tác
phẩm.
16
- Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
* Kết bài: - Khẳng định giá trị của tình huống truyện của tp.
- Khẳng định tài năng của nhà văn.
b/ Những ví dụ cụ thể:
Đề bài: Phân tích tình huống truyện của tác phẩm “Vợ nhặt: - Kim Lân?
* Mở bài: - Giới thiệu tg, tp
- Trong tác phẩm tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, giàu ý
nghĩa.
* Thân bài:
1/ Vài nét về tình huống truyện: (như ở dàn bài khái quát)
2/ Tình huống truyện của tác phẩm “Vợ nhặt”: Tràng là chàng trai có ngoại hình
xấu xí, là con nhà nghèo, là dân ngụ cư lại sinh ra vào những năm đói nên đã phải
nhặt vợ. Trong khi người chết đói như ngả rạ, con người hiện lên dật dờ, xanh
xám như những bóng ma thì trong một buổi chiều Tràng đã đưa thị về làm vợ ->
Đây là một tình huống lạ, độc đáo, éo le và cảm động:
- Lạ vì Tràng xấu xí, con nhà nghèo mà đã lấy vợ vào những lúc không ai dám lấy
vợ. Vì vậy đã gây ra tâm trạng ngạc nhiên cho nhiều người (dân ngụ cư, bà cụ Tứ,
Tràng)
- Nó éo le bởi không biết nên buồn hay nên vui -> dẫn đến tâm trạng éo le của
mọi người: buồn vui lẫn lộn (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Cảm động bởi hạnh phúc của Tràng đã vượt lên trên cái đói, cái chết
3/ Ý nghĩa của tình huống truyện:
Qua tình huống truyện độc đáo, nhà văn đã thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác
phẩm: + Thể hiện thái độ cảm thương đối với những con người sinh ra vào những
năm đói.
+ Lên án bọn thực dân và phát xít đã trực tiếp gậy ra nạn đói năm 1945 để hơn 2
triệu đồng bào chết đói. Chính chúng đã khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng,
hẩm hiu.
17
+ Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động: dù hoàn cảnh có khó khăn như
nào con người cũng không mất đi niềm khao khát hạnh phúc và niềm tin vào cuộc
sống.
* Kết bài: - Sáng tạo được tình huống truyện độc đáo -> tài năng của Kim Lân.
Xứng đáng được coi là một cây bút xuất sắc trong thể loại truyện ngắn của nền
VHVN.
Đề bài: Phân tích tình huống truyện của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Nguyễn Minh Châu?
* Mở bài: - Giới thiệu về Nguyễn Minh Châu: Là cây bút tiên phong trong việc
đổi mới văn học sau 1975. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đề cập
đến vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm sáng tác năm 1983 là tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách của ông sau 1975.
* Thân bài:
1/ Vài nét về tình huống truyện: (như ở dàn bài khái quát)
2/ Tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”: là tình huống nhân
thức. Tác phẩm đã hướng đến giây phút giác ngộ về nghệ thuật và cuộc sống của
hai nhân vật Phùng và Đẩu.
- Sự kiện để tạo nên tình huống là đằng sau bức tranh về thuyền và biển đẹp như
mơ là những bất công, nghịch lí diễn ra trong gia đình hàng chài:
+ Phát hiện 1 của Phùng: Là phát hiện về 1 cảnh tượng rất đẹp về thuyền và biển
trong sương sớm … > tượng trưng cho nghệ thuật khi còn ở xa.
+ Phát hiện thứ 2: Là cảnh tượng đầy đau đớn xót xa của gia đình hàng chài khi
chiếc thuyền vào gần bờ… > là cuộc đời đầy nghịch lí.
- Tình huống truyện tiếp tục được đẩy lên cao khi người đàn bà được Đẩu mời
đến tòa án để giải quyết việc gia đình:
+ Lúc đầu Đẩu khuyên chị ta bỏ chồng nhưng người đàn bà đã xin “đừng bắt con
bỏ nó” -> Phùng và Đẩu không hiểu vì sao.
18
+ Khi người đàn bà giải thích: trên thuyền cần có một người đàn ông để chèo
chống khi phong ba để nuôi đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa
-> Phùng và Đẩu đều vỡ ra nhiều điều.
3/ Khía cạnh nhận thức của tình huống: được thể hiện qua quá trình nhận thức,
giác ngộ của hai nhân vật Phùng và Đẩu về cuộc sống và con người; về cách nhìn
nhận cuộc sống và con người.
+ Phản ánh hành trình nhận thức về cái đẹp và cuộc sống của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh Phùng: anh nhận thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thực
cuộc đời thì lại rất gần; cái đẹp ngoại cảnh anh ngỡ như hoàn hảo có thể che
khuất cái bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Câu chuyện của người đàn bà hàng
chài ở tòa án huyện giúp Phùng hiểu được cái có lí tưởng như nghịch lí ở gia đình
thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách của Đẩu, của người đàn bà hàng chài và
chính mình, ngộ ra mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cách nhìn nhận,
đánh giá con người và cuộc sống.
+ Phản ánh sự đổi thay trong nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ
tòa án : khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài, trong đầu anh như
có “một cái gì đó vỡ ra”. Anh hiểu rằng con người và cuộc sống phong phú phức
tạp chứ không dễ dàng lí giải như anh tưởng lúc ban đầu. Vì vậy, muốn giúp đỡ
con người không chỉ dựa vào kiến thức sách vở hay thiện chí mà phải thấu hiểu
cuộc sống của họ và phải có những biện pháp thiết thực. Phùng và Đẩu hiểu hơn
về người đàn bà: mặc dù quê mùa thất học nhưng chị ta rất từng trải, có nhiều
phẩm chất tốt đẹp. Phùng còn hiểu rằng cuộc đời có những góc khuất mà người
nghệ thuật cần vươn tới.
Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; bộc lộ cái
nhìn nhân đạo của tác giả và tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm; thể hiện tính cách
nhân vật và bộc lộ chủ đề.
* Kết bài: Tài năng của Nguyễn Minh Châu và vị trí của ông trong nền VHVN.
3/ Dạng đề nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm:
19
a/ Dàn bài khái quát:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu giá trị cần nghị luận (giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo)
* Thân bài:
- Vài nét về giá trị của tác phẩm: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo là những tiêu
chí về nội dung để đánh giá một tp văn học
+ Giá trị hiện thực là khả năng phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống xã hội
+ Giá trị nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn dựa trên những nguyên tắc,
đạo lí làm người mang tính chuẩn mực và tiến bộ của thời đại. Biểu hiện cụ thể
của giá trị nhân đạo là nhà văn thể hiện thái độ thương cảm của mình đối với
những số phận bất hạnh; lên án những thế lực tàn bạo; ngợi ca những phẩm chất
tốt đẹp của con người; và hướng nhân vật đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Biểu hiện của các giá trị nội dung trong tác phẩm cụ thể:
+ Giá trị hiện thực: tác phẩm phản ánh xã hội với những mâu thuẫn, tầng lớp nào
+ Giá trị nhân đạo: Nhà văn xót thương cảm thông với nhân vật của mình như thế
nào / Tố cáo thế lực tàn bạo ra sao / Ngợi ca phẩm chất con người / Mở ra cuộc
sống tương lai mới cho nhân vật của mình hay không? (lấy dẫn chứng chứng
minh)
- Đánh giá: các giá trị đó có kế thừa văn học truyền thống hay không? Có gì là
mới mẻ?
* Kết bài: - Khẳng định sức sống của tp/ Vị trí của nhà văn trong nền VH dân tộc.
b/ Những ví dụ cụ thể:
Đề bài: Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và
giá trị nhân đạo. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều này?
* Mở bài:
- Giới thiệu Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
20
- Giới thiệu đối tượng nghị luận: Tác phẩm phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội
miền núi và thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo.
* Thân bài:
1/ Giá trị hiện thực:
2.1/ Vài nét về giá trị hiện thực (ở dàn bài khái quát)
2.2/ Biểu hiện: Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài toàn diện và sâu sắc khi tác giả
phản ánh được bộ mặt của xã hội miền núi Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 ở
cả 2 phương diện là đời sống của giai cấp thống trị và đời sông của những người
lao đông nghèo khổ bị áp bức bóc lột:
- Đời sống của giai cấp thống trị mà đại diện ở đây là Pá tra và A Sử: (dẫn chứng
chứng minh sự tàn bao, độc ác của cha con thống lí)
- Tác phẩm đi sâu phản ánh đời sống của người dân bị áp bức trên cả hai phương
diện là: sự tăm tối đến nghẹt thở và quá trình vùng dậy đấu tranh:
+ Sự tăm tối của cuộc sống con người: số phận của Mị và A Phủ
+ Quá trình vùng dậy đấu tranh: Mị cắt dây trói cho A Phủ và 2 người chạy đến
Phiềng Sa……
2/ Giá trị nhân đạo:
2.1/ Vài nét về giá trị nhân đạo (như đề khái quát)
2.2/ Biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong tp:
- Nhà văn cảm thương, xót xa với những người lao động miền núi:
+ Cảm thương với số phận bất hạnh của Mị: Mị phải bắt làm dâu gạt nợ và bị đầy
ải về thể xác và tinh thần
+ Cảm thương với số phận bất hạnh của A Phủ: A Phủ mồ côi từ nhỏ / lớn lên bị
bán đổi / vì đánh A Sử nên bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lí. A Phủ làm việc quần
quật / trói vì làm mất bò.
-> Qua số phận của Mị và A Phủ nhà văn đã thể hiện thái độ xót xa thương cảm
của mình đối với những người lao động miền núi.
21
- Nhà văn còn lên án bọn chúa đất miền núi, mà đại diện là cha con thống lí Pá
Tra: Sức tố cáo được thể hiện qua việc nhà văn tập trung miêu tả hành động dã
man của cha con thống lí: hành động xử kiện của Pá Tra, hành động A sử đánh
Mị -> hành động vô nhân tính.
- Nhà văn ngợi ca sức sống của người dân lao động miền núi: Sức sống tiềm tàng
của Mị và A Phủ:
+ Sức sống tiềm tàng của Mị: khi mới về làm dâu / trong đêm tình mùa xuân /
trong đêm mùa đông MỊ cắt dây trói cho A Phủ.
+ Sức sống của A Phủ: Được thể hiện rõ khi A Phủ được Mị cắt dây trói. A Phủ
đã quật sức vùng lên chạy khi biết cái chết đang đến gần.
- Nhà văn còn mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân vật khi để Mị cắt dây trói
cho A Phủ và hai người đã đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng và đi theo cách
mạng, có một cuộc đời tốt đẹp hơn.
2.3/ Đánh giá: Giá trị nhân đạo của tp vừa có sự kế thừa giá trị nhân đạo trong
VH truyền thống, vừa mang tinh thần của thời đại – thời đại cách mạng tháng 8.
Nhà văn đã có cái nhìn mới về vai trò của nhân dân lao động, đã phát hiện ra khả
năng cách mạng của họ.
* Kết bài: - Sức sống của tp và vị trí của nhà văn.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giá trị nhân đạo tong tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề bài giá trị nhân đạo
trong “Vợ nhặt” với những luận điểm tương tự. Sau khi học sinh trình bày, giáo
viên sẽ củng cố và hình thành dàn ý cho học sinh.
Đề bài: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn
Minh Châu?
* Mở bài: - Giới thiêu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
1/ Vài nét về giá trị nhân đạo (ở dàn bài khái quát)
22
2/ Biểu hiện cụ thể:
- Nhà văn có cái nhìn thương xót cảm thông đối với nhân vật người đàn bà và
người đàn ông:
+ Nhà văn thương cảm, xót xa đối với người đàn bà. Người đàn bà có số phận bất
hạnh (còn nhỏ; khi lấy chồng thì cuộc sống lại nghèo khó, bị đánh đập, bị giày vò
về tinh thần)
+ Nhà văn có cái nhìn cảm thông đối với người đàn ông: Nhà văn hiểu rằng anh
ta chính là nạn nhân của hoàn cảnh, là nạn nhân của sự nghèo đói. Xưa là người
hiền lành nhưng do nghèo, thuyền chật nên “cứ lúc nào lão thấy khổ là xách tôi ra
đánh”
- Nhà văn lên án hành động vũ phu của người đàn ông: rất cảm thông với nỗi khổ
của người đàn ông nhưng nhà văn vẫn có thái độ dứt khát đối với hành động vũ
phu đối với vợ con của người chồng. Hắn tự cho mình quyền hành hạ người khác.
Hắn vừa là nạn nhân của hoàn cảnh vừa là nguyên nhân gây ra những đau khổ
cho người thân.
- Nhà văn ca ngợi phẩm chất của người đàn bà:
+ Giàu tình thương con
+ Bao dung, thấu hiểu nỗi đau của chồng
+ Thấu hiểu lẽ đời
- Tác phẩm đặt ra vấn đề về quyền sống, quyền được yêu thương của những đứa
trẻ. Những đứa trẻ sẽ phát triển ra sao nếu sống trong hoàn cảnh có bạo lực gia
đình. Tác phẩm còn gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu không giải phóng con
người thoát khỏi đói nghèo thì sẽ khó có thể tiêu diệt được nạn bạo hành gia đình.
3/ Đánh giá: Giá trị nhân đạo của tp vừa có sự kế thừa giá trị nhân đạo trong VH
truyền thống, vừa mang tinh thần của thời đại. Tác phẩm được viết năm 1983 khi
đất nước ta đã hết chiến tranh nhưng cuộc sống con người vẫn chưa hết khổ. Tác
phẩm đặt ra vấn đề cuộc sống nhân dân sau chiến tranh. Điều đó đã nói lên được
cái nhìn nhân đạo của nhà văn.
23
* Kết bài: Giá trị của tác phẩm và vị trí của nhà văn.
Bước 2 : RÈN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT:
Sau khi hướng dẫn học sinh (HS) hình thành xong dàn ý giáo viên (GV) rèn
kĩ năng diễn đạt cho học sinh.
1/ Rèn cho học sinh kĩ năng làm mở bài và kết bài:
Trên cơ sở cung cấp cho học sinh những ý chính trong phần mở bài và kết
bài, giáo viên dành thời gian yêu cầu học sinh viết những mở bài và kết bài cụ
thể. Sau đó giáo viên chữa bài viết của học sinh (chữa về cả nội dung và diễn đạt).
2/ Rèn cho học sinh kĩ năng lập luận trong phần thân bài, kĩ năng triển khai các
luận điểm, dẫn chứng thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh viết một luận điểm nào đó thành một đoạn
văn hoàn chỉnh (có cả câu chuyển ý, lận điểm và dẫn chứng được lập luận chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch sẽ). Học sinh có thể viết bài trong 10 đến 15
phút.
- Sau thời gian học sinh viết bài giáo viên sửa bài cho học sinh (sửa về nội
dung và diễn đạt)
Lưu ý:
- Để khỏi lãng phí thời gian và để cho việc sửa bài viết của học sinh đạt hiệu
quả cao, giáo viên nên sử dụng máy chiếu đa năng. Máy chiếu này cho phép giáo
viên có thể trình bày nguyên bài viết của học sinh lên trên bảng để cho cả lớp theo
dõi. Khi đó việc chữa bài cho học sinh là rất thuận lợi.
- Giáo viên nên chữa từ 4 đến 5 bài viết, trong đó cần phải đặc biệt lưu ý đến
học sinh yếu, kém. Tuy nhiên,cần phải trình chiếu một bài viết của học sinh khá
tốt để học sinh có sự so sánh đối chiếu để nhận ra mặt hạn chế từ đó rút kinh
nghiệm cũng như nhận thấy mặt tốt để học tập.
- Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần có sự đánh giá cho
điểm sau khi chữa bài.
Bước 3 : MỘT TIẾT DẠY ÔN TẬP CỤ THỂ:
24
Đề bài: Phân tích nhân vật Chiến trong đoạn trích “Những đứa con trong gia
đình” – Nguyễn Thi?
I/ Yêu cầu: - Rèn cho học sinh kĩ năng làm dạng bài phân tích nhân vật
- Ôn tập kiến thức về nhân vật Chiến.
II/ Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của GV và GV Nội dung
GV yêu cầu GV nhắc lại dàn bài
chung của dạng đề phân tích nhân
vật:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật cần nghị
luận
* Thân bài:
- Ngoại hình (nếu có): ngoại hình
xấu / đẹp -> suy nghĩ của em về
ngoại hình của nhân vật.
- Số phận (nếu có): Đối với những
tác phẩm trong chương trình lớp
12 thì chủ yếu là nhân vật có số
phận bất hạnh. Khi đó thì cần chú
ý đến số phận khi còn nhỏ, khi
trưởng thành (đời sống vật chất và
tinh thần).
- Phẩm chất: các nhân vật đều có
phẩm chất. Học sinh cần khái quát
được phẩm chất của nhân vật
trong từng tác phẩm.
I/ Tìm ý:
- Ngoại hình
- Tính cách:
+ Giàu tình yêu thương
+ Đảm đang, tháo vát, “người lớn”
+ Dũng cảm, anh hùng.
- Đánh giá về nghệ thuật và ý nghĩa hình
tượng nhân vật
II/ Lập dàn ý:
1/ Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: Là nhà văn
gắn bó với người nông dân Nam Bộ nên
được mệnh danh là nhà văn của người nông
dân Nam Bộ.
- Giới thiệu tác phẩm: “Những đứa con
trong gia đình” được sáng tác vào năm 1966
khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt nhất.
- Giới thiệu nhân vật Chiến.
2/ Thân bài:
a/ Ngoại hình: giống má
- Chiến xắn ống tay áo để lộ ra hai bắp
tay…….cháy nắng; bước chân bịch bịch ->
25