SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DĨ AN
TRƯỜNG THCS AN BÌNH
CHÂN DUNG VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
BAN BIÊN TẬP: TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS AN BÌNH
- 1 -
Lời giới thiệu
Ngữ văn lớp 9 là bộ môn khoa học thiết yếu trong chương trình phổ thông, chiếm 5 tiết / 1
tuần. Và phần văn bản - tác phẩm văn học chiếm 2/5 tiết/ 1 tuần nhưng thiết bò, đồ dùng hỗ
trợ cho hoạt động dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp cho môn Ngữ văn 9 còn
hạn chế. Hầu hết các tiết dạy, giáo viên phải tự tìm tòi, sáng tạo làm đồ dùng dạy học. Để
tránh tình trạng dạy “chay” đơn điệu, e ngại đầu tư công sức, vật chất cũng như giúp cho
giáo viên Ngữ văn tiết kiệm được thời gian trong việc soạn giảng. Và quan trọng nữa là giúp
các em học sinh có cái nhìn khái quát về cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ, nhà văn cũng như
am hiểu tường tận về hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm để cảm thụ tốt nội dung văn bản,
tổ Ngữ văn trường THCS An Bình biên tập Chân dung văn học hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 9 để phục vụ và đáp ứng nhu cầu dạy học.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn dạy học phần văn bản (tác phẩm văn học) môn Ngữ văn
9 nói chung và tại trường THCS An Bình nói riêng, chúng tôi thực hiện đồ dùng dạy học
như sau:
Về nội dung: Cuốn Chân dung văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9
được trình bày khái quát, súc tích. Phía trên là chân dung tác giả, phía dưới là những nét
chính về cuộc đời sự nghiệp, những cống hiến đối với nền văn học nước nhà. Chân dung văn
học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 gồm có 20 tác giả trong đó có 4 tác giả
nằm trong phần giảm tải (Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên, Nguyễn Minh Châu và Lưu
Quang Vũ) nhưng chúng tôi vẫn biên tập để học sinh có cái nhìn am hiểu tổng thể về các tác
giả văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.
Về hình thức: Mỗi chân dung nhà thơ, nhà văn được trình bày trên một trang.
Cuốn Chân dung văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 được thiết kế
bằng chất liệu giấy, in khổ 40cm x 60cm, thuận tiện trong hoạt động dạy học. Giáo viên có
thể treo trên bảng hoặc có thể di chuyển đến gần để học sinh dễ quan sát.
Kính thưa các thầy cô và các em học sinh! Mỗi nhà văn đều có một phong cách, một dấu
ấn riêng. Mỗi tác phẩm văn học ra đời là một đứa con tinh thần của nhà văn gửi đến bạn đọc
công chúng. Và số phận cuộc đời của những tác phẩm – đứa con tinh thần ấy luôn gắn liền
với tên tuổi của tác giả. Những tác phẩm được biên soạn trong chương trình phổ thông là
những tác phẩm tiêu biểu, có giá trò. Vì vậy việc giới thiệu chân dung và những nét chính về
cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ, nhà văn là đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với học sinh và với
tất cả những ai muốn tìm hiểu.
Cuốn Chân dung văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 là tài liệu
tham khảo có giá trò nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và phục vụ nhu cầu học
tập của các em học sinh. Chúng tôi hi vọng nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng
khoa học các cấp, của đồng nghiệp để công trình của chúng tôi thêm thiết thực và có ý nghóa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ban biên tập
Tổ Ngữ văn trường THCS An Bình
- 2 -
NHÀ THƠ CHÍNH HỮU
(1926 – 2007)
-
-
Tên khai sinh: Trần Đình Đắc.
Tên khai sinh: Trần Đình Đắc.
- Quê quán: ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tónh.
- Quê quán: ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tónh.
- Là nhà thơ quân đội.
- Là nhà thơ quân đội.
- Đề tài chủ yếu là người lính và chiến tranh.
- Đề tài chủ yếu là người lính và chiến tranh.
- Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc
- Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc
dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc hàm súc.
dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc hàm súc.
- Tác phẩm chính: Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác
phẩm chính của ông
- Năm 2000, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
- Năm 2000, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật.
về văn học nghệ thuật.
- 3 -
NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
(1941 – 2007)
- Tên khai sinh: Phạm Tiến Duật.
- Quê quán: ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Các tác phẩm chính: “Vầng trăng quầng lửa” (1970); “Thơ
một chặng đường” (1994); “Nhóm lửa” (1996).
- Năm 1969 ông được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn
nghệ.
- Năm 2001, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật.
- 4 -
NHÀ THƠ CÙ HUY CẬN
(1919 – 2005)
- Tên khai sinh: Cù Huy Cận.
- Quê ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tónh.
* Trước cách mạng
+ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
+ Hình ảnh con người nhỏ bé lạc lõng giữa thiên nhiên.
+ Tác phẩm chính: với tập thơ Lửa thiêng (1940).
* Sau cách mạng
+ Là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
+ Hình ảnh con người tư thế làm chủ thiên nhiên, tràn đầy
niềm vui cuộc sống.
+ Tác phẩm chính: Trời mỗi ngày lại sáng (1958) ; Đất nở hoa
(1960); Bài thơ cuộc đời (1963)
- 5 -
- Năm 1996, ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật.
NHÀ THƠ BẰNG VIỆT
(Sinh năm 1941)
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng.
- Quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Thuộc nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Đề tài chủ yếu là viết về kỷ niệm, ước mơ của tuổi trẻ.
- Tác phẩm chính: Hương cây bếp lửa (1968); Cát sáng (thơ,
1986); Bếp lửa -khoảng trời (1988).
- 6 -
- Bằng Việt đạt Giải nhất văn học -nghệ thuật Hà Nội năm
1967 lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình Liên Xô trao tặng
năm 1982.
NHÀ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Sinh năm 1943)
- Tên khai sinh: Nguyễn Khoa Điềm.
- Quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ
- 7 -
- Tác phảm chính : Đất ngoại ô (1973); Cửa thép (1972); Mặt
đờng khát vọng (1974); Đất và khát vọng (1985); Ngôi nhà có
ngọn lửa ấm (1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)…
- Ông đã được nhận giải thưởng do Hội nhà văn Việt Nam trao
tặng với tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1987).
NHÀ THƠ NGUYỄN DUY
(Sinh năm 1948)
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.
- Quê ở Phường Đông Vệ, tỉnh Thanh Hoá.
- Nguyễn Duy vừa là nhà thơ vừa là chiến só, trưởng thành
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- 8 -
- Thơ ông có giọng điệu trong sáng, tự nhiên, đậm chất suy tư,
triết lí.
- Các tác phẩm chính: Cát trắng, Mẹ và em, Đãi cát tìm
vàng
- Ông đã đạt giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-
1973. Giải A Hội nhà văn Việt Nam 1984.
- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật.
NHÀ VĂN KIM LÂN
(1920- 2007)
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
- 9 -
- Quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Sở trường viết truyện ngắn.
- Ông am hiểu và gắn bó với đời sống của người nông dân.
- Tác phẩm chính: Làng (1948), Vợ nhặt(1945) Nên vợ nên
chồng, (1955); Con chó xấu xí (1962)
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật.
- 10 -
NHÀ VĂN NGUYỄN THÀNH LONG
(1925 - 1991)
- Tên khai sinh: Nguyễn Thành Long.
- Quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Là cây bút tiêu biểu trong thời kì chống Mỹ . Nhà văn tham
gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V, sau năm 1954 tập
kết ra Bắc, chuyên về sáng tác và biên tập, biên dòch sách văn
học tại Hội nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Văn nghệ
(nay là nhà xuất bản Văn học)
- Tác phẩm chính : Bát cơm Cụ Hồ (1953-1954), Giữa trong
xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lí Sơn mùa tỏi (1980),
Tuyển tập Nguyễn Thành Long (1995).
NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG
(1932- 2014)
- 11 -
- Tên khai sinh: Nguyễn Quang Sáng, Bút danh khác: Nguyễn
Sáng
- Quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An
Giang).
- Tham gia kháng chiến chống Pháp
- Từ 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn.
- Sở trường viết truyện ngắn.
- Ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
nhiều khoá.
- Các tác phẩm chính: Chiếc lược ngà (1968), Bông cẩm thạch
(1969), Cái áo thằng hình rơm (1975), Cánh đồng hoang(1978),
Dòng sông thơ ấu (1985),
- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ chí
Minh về văn học nghệ thuật.
- 12 -
NGUYỄN ĐÌNH THI - NHÀ VĂN, NHÀ THƠ, NHÀ VIẾT KỊCH
(1924- 2003)
- Tên khai sinh: Nguyễn Đình Thi
- Quê ở phố Bà Triệu - Hà Nội.
- Ông từng làm Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu
Quốc hội, Uỷ viên Tiểu ban dự thảo Hiến pháp, Uỷ viên th -
ường trực Quốc hội.
- Tác phẩm chính:
+ Về lý luận phê bình: Mấy vấn đề văn học(1956); Công
việc của ngườii viết tiểu thuyết( 1964)
+Về thơ: Người chiến só (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958);
Tia nắng, Trong cát bụi, Sóng reo(2001)
+ Về văn xuôi: Xung kích; Bên bờ sông Lô; Vào lửa
(1966); Vỡ bờ (1962-1970)
- Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật đợt 1- 1996.
- 13 -
VŨ KHOAN - NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
(Sinh năm 1937)
- Tên khai sinh: Vũ Khoan.
- Quê ở Phú Xuyên - Hà Tây.
- Ông đã nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là bộ
trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông có
nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp đònh
Thương mại Việt- Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức -Thương
mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
- Để tôn vinh công lao của ông, Nhà nước Việt Nam đã trao
tặng Huân huy chương cao quý.
- 14 -
NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN
(1920 - 1989)
- Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan, bút danh khác: Chàng Văn
- Quê ở Đông Hà, Quảng Trò
- Trước cách mạng tháng tám 1945 là nhà thơ nổi tiếng trong
phong trào thơ mới.
- Sau cách mạng tháng tám 1945 là nhà thơ xuất sắc của nền thơ
hiện đại Việt Nam.
- Tác phẩm chính: Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960),
Hoa ngày thường,
- 15 -
Chim báo bão (1967)
- Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật.
NHÀ THƠ THANH HẢI
(1930-1980)
- Tên khai sinh: Phạm Bá Ngoãn.
- Quê ở Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách
mạng ở miền Nam từ những ngày đầu tiên.
- Phong cách thơ: Chân chất, bình dò đôn hậu và chân thành đằm
thắm.
- Tác phẩm chính:
+ Huế mùa xuân.
- 16 -
+ Dấu võng Trường Sơn.
+ Mưa xuân đất này.
- Năm 1965, ông được tặng Giải thưởng văn học nguyễn Đình
Chiểu.
NHÀ THƠ VIỄN PHƯƠNG
(1928- 2005)
- Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn.
- Quê ở huyện Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Ông vừa là nhà thơ vừa là chiến só suốt hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- 17 -
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng
văn nghệ giải phóng Miền Nam.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm.
- Các tác phẩm chính : Như mây mùa xuân (1978), Mắt sáng học
trò, Nhớ lời di chúc
NHÀ THƠ HỮU THỈNH
(Sinh năm 1942)
- Tên khai sinh: Nguyễn Hữu Thỉnh, Bút danh khác: Vũ Hữu
- Quê ở huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vónh
Phúc.
- 18 -
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Phong cách thơ: trong trẻo, nhẹ nhàng.
- Tác phẩm chính : Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành
phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (tr ường ca – thơ
ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); . Ngoài ra còn
viết nhiều bút kí văn học, viết báo.
- Ông được nhận Giải 3 cuộc thi báo Văn nghệ 1973 ; Giải A cuộc
thi thơ báo văn nghệ 1975 – 1976; Giải thưởng Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1980.
NHÀ THƠ Y PHƯƠNG
(Sinh năm 1948)
- Tên khai sinh: Hứa Vónh Sước.
- Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc Tày.
- 19 -
- Y Phương tham gia quân đội từ năm 1968 đến 1981 và sau này
về Cao Bằng giữ nhiều chức vụ khác nhau: Phó giám đốc văn hóa
thông tin tỉnh Cao Bằng, chủ tòch hội văn học nghệ thuật Cao
Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật mạnh mẽ và trong sáng ,
cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.
- Tác phẩm chính: Tiếng hát tháng giêng (1986); Lửa hồng một
góc( 1987); Lời chúc(thơ 1991); Đàn then(1996)
- Ông đươc nhận giải A cuộc thi thơ tạp chí văn nghệ Quân đội;
Giải thưởng loại A giải thưởng văn học 1987 của hội nhà văn Việt
Nam.
NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU
(1930 - 1989)
- Tên khai sinh: Nguyễn Minh Châu.
- 20 -
- Quê ở huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An .
- Là cây bút tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- Hoạt động của ông khá phong phú và có những thành công đáng
trân trọng. Chỉ riêng về lónh vực sáng tác, nhiều tác phẩm của ông
đã trở thành đề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báo bài nghiên cứu
và những chuyên luận khoa học trong và ngoài nước.
- Các tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết-1967), những vùng
trời khác nhau -1970, Dấu chân người lính (1972), Từ giã tuổi thơ
(1974), Mảnh đất tình yêu (1987)
- Ông được nhận Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988,1989),
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (2000).
- 21 -
NHÀ VĂN LÊ MINH KHUÊ
(Sinh năm 1949)
- Tên khai sinh: Lê Minh Khuê, bút danh khác: Vũ Thò Mến
- Quê ở huyện Tónh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
- Là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ
- Là cây bút truyện ngắn , ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế đặc
biệt là khi viết về phụ nữ.
- Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (1984); Đoàn kết (1980);
Thiếu nữ mặc áo dài xanh (1984)
- Bà đã được nhận Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam
năm 1987 (Tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).
NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG
(1912- 1960)
- Tên khai sinh: Nguyễn Huy Tưởng.
- 22 -
- Quê ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách
mạng và sau cách mạng tháng Tám.
- Nguyễn Huy Tưởng từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà
văn Việt Nam (khoá I): giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng.
- Tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết,1942); Bắc
Sơn (kòch, công diễn 6-4-1946)
- Ông đã được nhận giải Ba truyện và ký sự giải th ưởng Văn
nghệ 1951 – 1952 của Hội văn nghệ, Giải th ưởng Hồ Chí Minh
về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1966).
LƯU QUANG VŨ - NHÀ THƠ, NHÀ VIÊT KỊCH
(1948 – 1988)
- Tên khai sinh: Lưu Quang Vũ
- 23 -
- Quê gốc ở Đà Nẵng.
- Năm 1965, xung phong vào bộ đội, thuộc quân chủng Phòng
không Không quân, cuối năm 1970 xuất ngũ. Những năm sau đó
làm nhiều nghề khác nhau: vẽ tranh, viết báo, làm thơ Từ 1979
cho đến khi mất, làm phóng viên tạp chí sân khấu.
- Tác phẩm chính: Diễn viên và sân khấu (tiểu luận, in chung);
Mùa hè đang đến (truyện,1983); Mây trắng của đời tôi ( thơ
1980)
- Các giải thưởng: - bảy huy chương vàng trong các thời kỳ hội
diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc - Hai lần đ ược giải thưởng
của hội Văn nghệ Hà Nội.
- Năm 2000, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật.
MỤC LỤC
Trang
Nhà thơ Chính Hữu 03
Nhà thơ Phạm Tiến Duật 04
Nhà thơ Cù Huy Cận 05
Nhà thơ Bằng Việt 06
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm 07
Nhà thơ Nguyễn Duy 08
Nhà văn Kim Lân 09
Nhà văn Nguyễn Thành Long 10
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng 11
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi 12
Vũ Khoan 13
Nhà thơ Chế Lan Viên 14
Nhà thơ Thanh Hải 15
Nhà thơ Viễn Phương 16
Nhà thơ Hữu Thỉnh 17
Nhà thơ Y Phương 18
Nhà văn Nguyễn Minh Châu 19
- 24 -
Nhà văn Lê Minh Khuê 20
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng 21
Nhà thơ Lưu Quang Vũ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK ngữ văn 9 tập 1 và 2.
2. SGV ngữ văn 9 tập 1 và 2.
3. Thi nhân Việt Nam của tác giả Hoài Thanh, Hoài
chân (XB: 2005)
4. Xuân Sách (Chân dung biến họa 100 nhà văn nhà thơ
hiện đại Việt Nam), in 1992.
5. Sưu tầm một số trang ảnh qua báo chí và Internet.
- 25 -