Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 tại Công ty giày Thượng Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.21 KB, 43 trang )

QTCL – Nhóm 2
DANH SÁCH NHÓM 2
STT Họ và tên Lớp Chức vụ
1 Hà Thị Cúc K47U3
2 Lương Thị Quỳnh Diệu K47U2
3 Nguyễn Văn Đình K47U5
4 Lê Thị Đông K47U3
5 Vũ Lập Duy K47U2 Nhóm trưởng
6 Nguyễn Thị Giang K47U2 Thư ký
7 Nguyễn Thu Hà K47U4
8 Phạm Thị Thanh Hiền K47U3
9 Phan Thị Thu Hiền K47U1
1
QTCL – Nhóm 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giới thiệu về ISO 9000
Các tổ chức công nghiệp, thương mại hoặc chính phủ đều mong muốn cung cấp các sản phẩm
(phần cứng, phần mềm, vật liệu chế biến, dịch vụ) thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác, cạnh tranh càng ngày càng tăng trên toàn cầu đã dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao của
người tiêu dùng về chất lượng. Để đảm bảo cạnh tranh và duy trì tốt các hoạt động kinh tế, các tổ
chức không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà cần phải khai thác các hệ thống quản lý hữu
hiệu, đồng bộ để có kết quả cao. Các hệ thống như vậy cần phải tạo ra sự cải tiến chất lượng
không ngừng và đảm bảo thỏa mãn ngày càng cao các khách hàng cũng như những người có lợi
ích liên quan (nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ và toàn xã hội).
Các yêu cầu của khách hàng thường được nêu trong “yêu cầu kỹ thuật”. Tuy nhiên bản thân các
yêu cầu kỹ thuật có thể không đảm bảo được rằng mọi yêu cầu của khách hàng sẽ hoàn toàn
được đáp ứng, nếu như vô tình có các sai sót trong hệ thống tổ chức cho việc đảm bảo và cung
cấp sản phẩm. Kết quả là các mối quan tâm trên đã dẫn đến việc xây dựng các tiêu chuẩn và các
bản hướng dẫn cho hệ thống chất lượng nhằm hoàn thiện cho các yêu cầu của sản phẩm đã qui
định trong phần “yêu cầu kỹ thuật”. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 nhằm cung cấp một hệ


thống các tiêu chuẩn cốt yếu chung có thể áp dụng rộng rãi được trong công nghiệp cũng như
trong các hoạt động khác.
Hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể của tổ
chức đó. Do vậy , hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia. Mục
đích cơ bản của quản lý chất lượng là cải tiến hệ thống và quá trình nhằm đạt được sự cải tiến
chất lượng liên tục. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất
lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các
tiêu chuẩn này không có mục đích đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng. Nhu cầu tổ chức là rất
2
QTCL – Nhóm 2
khác nhau. Việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải chịu sự chi phối
của mục đích cụ thể, sản phẩm và quá trình cũng như thực tiễn cụ thể của tổ chức đó.
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng : chính sách và chỉ đạo về
chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị
trường, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào
tạo
1.1.1 . Lịch sử ra đời
Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới có những
nhận thức khác nhau về “chất lượng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standard
Institute - BSI) là một thành viên của ISO đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ
thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lượng, nhằm
tiêu chuẩn hóa việc quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 -
Technical committee 176) ra đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu
một mô hình về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sẳn có của Anh quốc là BS-
5750. Mục đích của nhóm TC176 là nhằm thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp
dụng được vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ . Bản thảo đầu tiên xuất bản vào
năm 1985, được chấp thuận xuất bản chính thức vào năm 1987 và sau đó được tu chỉnh vào năm
1994 với tên gọi ISO 9000.
Quá trình hình thành sơ lược như sau :
- 1956, Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó được thiết kế như là một chương

trình quản trị chất lượng.
- 1963, MIL-Q9858 được sửa đổi và nâng cao.
- 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống bảo đảm chất lượng của những
người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 - AQAP -
1 ).
- 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP - 1 trong Chương
trình quản trị Tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8.
- 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute - BSI) đã phát triển thành BS
5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại.
3
QTCL – Nhóm 2
- 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - ISO - chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 và
ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất
lượng quản trị.
- 1987, Ủy ban Châu Âu chấp nhận ISO 9000 và theo hệ thống Châu Âu EN 29000.
- 1987, Hiệp hội kiểm soát chất lượng Mỹ (ASQC) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) thiết
lập và ban hành hệ thống Q-90 mà bản chất chủ yếu là ISO 9000.
- Các thành viên của Ủy ban Châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) đã thừa
nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Âu Châu phải thực hiện theo
các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ
- Tại Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thành hệ
thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000.
1.1.2. Triết lý và nguyên tắc quản lý theo ISO 9000
a. Triết lý:
• Các tiêu chuẩn của ISO 9000 được xây dựng dựa trên cơ sở những triết lý sau:
- Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm.
- Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất.
- Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu.
- Lấy phòng ngừa làm chính.
b. Nguyên tắc quản lý:

- Định hướng khách hàng:
Các tổ chức tồn tại phụ thuộc vào khách hàng của mình, do đó họ cần phải hiểu các nhu cầu hiện
tại và tiềm tàng của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và phấn đấu vượt sự mong đợi của khách
hàng.
- Vai trò lãnh đạo
Lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định mục đích và phương hướng thống nhất
cho tổ chức của mình. Họ cần phải tạo và duy trì môi trường nội bộ mà ở đó mọi người tham gia
tích cực vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Sự tham gia của mọi người
Con người ở mọi vị trí, là tài sản quý nhất của mỗi tổ chức. Thu hút đợc sự tham gia tích cực của
mọi người cho phép khai thác khả năng của họ trong việc mang lại lợi ích cho tổ chức.
- Định hướng quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả hơn khi các nguồn lực và các hoạt động liên
quan được quản lý như một quá trình.
4
QTCL – Nhóm 2
- Tiếp cận theo hệ thống
Việc xác định, nắm vững và quản lý một hệ thống bao gồm nhiều quá trình liên quan lẫn nhau
nhằm đạt tới mục tiêu đã định giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tổ chức.
- Liên tục cải tiến
Cải tiến liên tục phải được coi là một mục tiêu thường trực của tổ chức.
- Ra quyết định dựa trên dữ kiện
Quyết định chỉ có hiệu lực khi dựa trên kết quả phân tích thông tin và dữ liệu.
- Mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng
Tổ chức và các nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hai bên cùng có lợi tạo điều kiện
cho việc nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc tạo giá trị
1.1.3. Cấu trúc và nội dung của ISO 9000
a) Cấu trúc:
• Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005 bao gồm 4 tiêu chuẩn:
- ISO 9000:2005 : Cơ sở và từ vựng

- ISO 9001:2008: Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp
ứng, làm cơ sở đánh giá Chứng nhận
- ISO 9004:2009: Hướng dẫn cải tiến nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống
- ISO 19011:2009: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
b) Nội dung của ISO 9001: 2008:
Nội dung của ISO 9001: 2008 bao gồm 8 điều khoản sau:
- Điều khoản 0: Giới thiệu.
- Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng.
- Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn
- Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4: Yêu cầu chung đối với hệ thống quản lý chất lượng
- Điều khoản 5: Trách nhiệm lãnh đạo
- Điều khoản 6: Quản lý nguồn lực
- Điều khoản 7: Tạo sản phẩm
- Điều khoản 8: Đo lường, phân tích, cải tiến
Có thể tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2008 theo dạng mô hình cây như sau:
5
QTCL – Nhóm 2
Mô hình quản lý chất lượng theo nguyên tắc tiếp cận theo quá trình như sau:
6
QTCL – Nhóm 2
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không thể bảo đảm rằng các quá
trình và sản phẩm không có lỗi Nhưng chắc chắn rằng hệ thống này tạo nên sức mạnh và sự tin
cậy của tổ chức, nhờ vào :
- Có được chính sách và mục tiêu chất lượng rõ ràng, có sự quan tâm của Lãnh đạo cao nhất thông
qua việc xem xét định kỳ về toàn bộ hệ thống.
- Xây dựng được cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện từng công việc tăng
khả năng đạt yêu cầu mong muốn
- Các quy trình làm việc rõ ràng và nhất quán, đảm bảo mỗi công việc sẽ được thực hiện thích hợp
và khoa học.

- Một hệ thống mà ở đó luôn có sự phản hồi, cải tiến để các sai lỗi, sai sót ở tất cả các bộ phận
ngày càng ít đi và hạn chế không lặp lại sai lỗi, sai sót với nguyên nhân cũ đã từng xảy ra.
- Một cơ chế để có thể định kỳ đánh giá toàn diện nhằm liên tục cải tiến toàn bộ hệ thống.
- Xây dựng được một quá trình bảo đảm mọi yêu cầu của khách hàng đều chắc chắn đạt được
trước khi chấp nhận yêu cầu của khách hàng.
1.2 . Lợi ích áp dụng ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 có một số lợi ích quan trọng như sau:
- Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO
9000 sẽ giúp công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và
kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại.
Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên
tục chất lượng sản phẩm. Như vậy hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có
chất lượng.
- Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 giúp
công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp các
phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt
chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản
phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực
và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp giảm
thiểu được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả công ty và khách hàng.
- Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng trở nên
quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ
thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh,
vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 doanh nghiệp sẽ có
bằng chứng đảm bảo khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ
7
QTCL – Nhóm 2
khẳng định. Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO 9000 được định hướng bởi chính người tiêu
dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về có chất
lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản

phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000.
Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO 9000.
- Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ
cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và
chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều được kiểm soát. Hệ thống
chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình,
các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhầm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao
sự thảo mãn khách hàng.
1.3 . Tình hình áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam
Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp quản lý (chất lượng,
môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc lập ) vào Việt Nam, trong đó có
ISO 9000. ISO 9000 chính thức được áp dụng trong Việt Nam.
Quả thật, ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các doanh
nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn
chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt.
Các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 chủ yếu là các doanh nghiệp lớn về tài chính, công nghệ và
các doanh nghiệp liên doanh,còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cơ quan hành chính ở Việt
Nam thì áp dụng ISO chưa phổ biến.
Ở Việt Nam có đến 200.000 doanh nghiệp đã áp dụng ISO 9000 trong đó 2/3 là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, nếu khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu qủa thì nền kinh tế sẽ phát triển
rất nhanh, tạo ra hàng núi công ăn việc làm, tạo ra bước phát triển đột phá để Việt Nam nhanh
chóng đuổi kịp các nước trong khu vực. Việt Nam cần kết hợp các tri thức về quản trị khác để
nâng cao hiệu qủa áp dụng của bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, đặc biệt đưa những
thành tựu công nghệ thông tin vào áp dụng theo một lộ trình rõ ràng, tùy vào nguồn lực của từng
doanh nghiệp.
8
QTCL – Nhóm 2
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG ISO 9000 TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG
ĐÌNH
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển
CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
Địa chỉ : 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại : (04) 8586628 – 8544312 Fax: (04) 8582063
Email :
Website :thuongdinhfootwear.com.vn
- Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0100100939, ngày cấp: 18/04/2012, nơi cấp: Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
-Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH NN một thành viên.
- Người đại diện pháp lý : Ông Nguyễn Duy Tân.
-Vốn đăng ký kinh doanh : 50 tỷ đồng.
-Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các loại.
Chi nhánh và các đại lý:
Tổng đại lý miền Bắc: 107 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội.Chi nhánh tại thành Phố Hồ Chí
Minh : 53 Trần Quang Diệu - Phường 14 - Quận 3.Nhà Phân phối miền Trung: 426 Hùng Vương
- Thành phố Đà Nẵng
+ Thành lập năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần – Quân
đội nhân dân Việt Nam. Với gần 200 CBCNV có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, dép cao su phục
vụ cho quân đội, công nghệ chủ yếu là thủ công và bán cơ khí.
+ Năm 1961: Xí nghiệp X30 được điều chuyển về Sở công nghiệp Hà Nội – UBND thành phố
Hà Nội.
9
QTCL – Nhóm 2
+ Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên thành Nhà máy cao su
Thuỵ Khuê.
+ Năm 1970, sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Hà Nội và có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Sản
xuất mũ, giầy và các sản phẩm từ cao su phục vụ cho quân đội, xuất khẩu sang Liên Xô, các
nước Đông Âu và thị trường trong nước.
+ Năm 1978, hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và lấy tên là Xí nghiệp giầy vải
Thượng Đình.

+ Năm 1993, chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình.
+ Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy da xuất khẩu Hà
Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.
+ Từ tháng 8/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng
Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Hiện tại Công ty có trên 2000 CBCNV và 7 dây
chuyền sản xuất giầy dép hiện đại
2.1.2.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2.1 . Thị trường sản phẩm:
- Thị trường và thị phần tại Việt Nam: Sản phẩm của Công ty phục vụ nhu cầu : Thể thao, leo
núi, picnic, bảo hộ lao động, giầy thời trang chiếm khoảng 20% thị phần nội địa được phân
phối bởi 01 chi nhánh tại TP-HCM, 03 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, và Phía nam và 45 cửa
hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các tỉnh và thành phố.
- Thị trường và thị phần nước ngoài: Từ năm 1961 sản phẩm giầy vải của Công ty đã xuất khẩu
sang thị trường Đông âu (cũ), từ 1985 đến nay thị trường xuất khẩu chính của Giầy Thượng đình
là xuất khẩu sang thị trường các nước EU , châu úc, Châu Mỹ (Canada, Braxin, USA…) và một
số nước Châu á như Nhật bản, Hàn quốc…
2.1.2.2. Nguồn lực
a. Nhân lực:
10
QTCL – Nhóm 2
- Trình độ của cán bộ quản lý, lực lượng cán bộ kỹ thuật: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản
lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty
(thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư: trên 130 người; Cao đẳng, trung cấp: trên 100 người).
- Công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, trình độ tay nghề
cho công nhân. Hàng năm công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo, mời chuyên gia giáo viên
bên ngoài về giảng dậy cho CBNV nâng cao nhận thức chuyên môn. Từ năm 2002, công ty đã
thành lập cơ sở dạy nghề để thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo dạy nghề cho công nhân,
nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty.
b. Trang thiết bị và công nghệ:

- Trang thiết bị: Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất. Nâng cao
năng lực sản xuất từ 5 - 6 triệu đôi vào năm 2007 và 8 triệu đôi vào năm 2010.
- Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết
bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm.
- Hiện nay, công ty đang ứng dụng công nghệ sản xuất giầy trên những dây chuyền sản xuất hiện
đại nhất của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Các thành tích, giải thưởng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp:
- Các thành tích do nhà nước trao tặng:
+ Huân chương chiến công hạ Ba (1960;2001)
+ Huân chương lao động hạng Ba (1981; 2001)
+ Bằng khen của Chủ tịch nước (1976)
+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (1978; 2006)
+ Huân chương lao động hạng Nhì (1987)
+ Huân chương lao động hạng Nhất (1997)
+ Huân chương độc lập hạng Nhì (2007)
- Các thành tích do các đơn vị và người tiêu dùng bình chọn:
11
QTCL – Nhóm 2
+ Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN, liên tục được công
nhận là Hàng Việt nam chất lượng cao từ năm 1996 đến 2008 (do Người tiêu dùng bình chọn -
Báo Sài gòn tiếp thị tổ chức). Đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các Hội chợ triển lãm trong
nước và quốc tế.
+ Thương hiệu giầy Thượng Đình luôn được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng quốc gia trong
các năm 2006,2007,2008.
+Năm 2004, công ty đạt giải thưởng Cúp chân dung Bạch Thái Bưởi, cúp vàng Hà Nội, doanh
nghiệp tiêu biểu.
+ Năm 2005, Công ty đạt giải thưởng Hà Nội vàng cho sản phẩm giầy thể thao, 03 huy chương
vàng cho 3 sản phẩm giầy thể thao tại Hội chợ Hà nội vàng hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà
Nội.
+ Thương hiệu Giầy Thượng Đình được công nhận là một trong những thương hiệu mạnh năm

2004;2005;2006 do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Thương hiệu
• Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55 – 60 triệu người.
• Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành: Toàn quốc Việt
Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
• Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay.
• Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu:
- Năm 1998 được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “
biểu tượng Logo Công ty” tại Việt nam theo số 34720.
12
QTCL – Nhóm 2
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty” tại thị trường
Trung quốc theo số 3257242.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty” tại thị
trường Lào theo số 9017.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty” tại thị
trường Campuchia theo số 17215/02
- Năm 2004 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ (Slogan) phần
chữ và phần hình tại Việt nam theo số 55454.
“ Giúp Bạn sức mạnhtự tin giành chiến thắng!”
- Năm 2007 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “ biểu tượng –
Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 87808
13
QTCL – Nhóm 2
• Giá trị của nhãn hiệu: Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu Giầy Thượng
Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Điều này được
thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần
thưởng cho các sản phẩm của Công ty. Nhiều năm liền nhãn hiệu Giầy Thượng Đình luôn được
người tiêu dùng bình chọn là một trong những sản phẩm TOPTEN, sản phẩm được người tiêu

dùng ưa thích nhất, giải thưởng Hà Nội vàng, cúp vàng Hà Nội, huy chương vàng, bạc… cho các
sản phẩm của Giầy Thượng Đình. Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu Giầy Thượng Đình
là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng.
• Giá trị của nhãn hiệu: Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu Giầy Thượng
Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Điều này được
thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần
thưởng cho các sản phẩm của Công ty. Nhiều năm liền nhãn hiệu Giầy Thượng Đình luôn được
người tiêu dùng bình chọn là một trong những sản phẩm TOPTEN, sản phẩm được người tiêu
dùng ưa thích nhất, giải thưởng Hà Nội vàng, cúp vàng Hà Nội, huy chương vàng, bạc… cho các
sản phẩm của Giầy Thượng Đình. Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu Giầy Thượng Đình
là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
14
QTCL – Nhóm 2
2.2. Hệ thống ISO 9000 được áp dụng
2.2.1. Các tiêu chuẩn được áp dụng tại công ty
a) Tiêu chuẩn 4.2.2 - Sổ tay chất lượng.
Tổ chức phải lập và duy trì sổ tay chất lượng trong đó bao gồm:
+ Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải về bất cứ
ngoại lệ nào.
+ Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng hoặc việc dẫn đến
chúng.
+ Mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
15
Giámđốc
P.GĐ sản xuấtP.GĐ kinh doanh P.GĐ XNK
P.GĐ thiết bị VTMT và
ATLD
P.GĐ KT- CN
Phòng

Kỹ
Thuật
Công
Nghệ
Phòng
Vệ
Sinh
Lao
Động
Trạm Y
Tế
Phòng
HC-TC
&BPIIS
O
Phòng
Tiêu
Thụ
Phòng
Kế Toán
Tài
Chính
Phòng
Bảo Vệ
Phòng
Quản
Lý Chất
Lượng
Phòng
sản

xuất và
gia
công
Phòng
kếhoạch
vật tư
Phòng
Chếthử
mẫu
Phòng
Xuât
Nhập
Khẩu
Xưởng Sản Xuất Giày
Vải
Xưởng Sản Xuất
Giày Thể Thao
Xưởng Cơ Năng
QTCL – Nhóm 2
b) Tiêu chuẩn 4.2.3 - kiểm soát tài liệu.
Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm soát . Hồ sơ chất lượng là loại tài
liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn 4.2.4. phải lập một
thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm:
+ Phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành.
+ Xem xét, cập nhật khi cần thiết và phê duyệt lại tài liệu.
+ Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu.
+ Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp có sẵn ở nơi tài liệu.
+ Đảm bảo tài liệu rõ ràng và dễ nhận biết.
+ Đảm bảo tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm
soát.

+ Ngăn ngừa việc vô tinh sử dụng các tài liệu lỗi trhời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích
hợp nếu chúng được giữ lại với mục đích nào đó.
c) Tiêu chuẩn 4.2.4 - Kiểm soát hồ sơ
Phải lập và duy trì các hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với yêu cầu và hoạt động tác
nghiệp có hiệu lực của hệ thống quản trị chất lượng. các hồ sơ chất lượng phải rõ ràng, dễ nhận
biết , dễ sử dụng. phải lập một thủ tục bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết đối với
viẹc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng xác định thời gian lưu trữ và huỷ bó thời gian chất
lượng.
d) Tiêu chuẩn 5.6 - Xem xét của lãnh đạo.
- Khái quát
Lãnh đạo cao cấp phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo nó luôn thích
hợp, thoả đáng có hiệu lực. việc xem xét phải đánh giá cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với
hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, kể cả chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng.
- Đầu vào việc xem xét.
+ Kết quả của các cuộc đánh giá
16
QTCL – Nhóm 2
+ Việc thực hiện các quy trình và sự phù hợp của sản phẩm
+ Phản hồi của khách hàng
+ Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa.
+ Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lần trước
+ Những thay đổi có thể ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng.
+ Các khuyến nghị về cải tiến.
- Đầu ra của việc xem xét. Gồm tất cả các quyết định và hành động có liên quan đến:
+ Việc nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến quy trình của hệ thống.
+ Việc cải tiến các sản phẩm liên quan đến yêu cầu khách hàng.
+ Nhu cầu về nguồn lực.
e) Tiêu chuẩn 6.2.2 - Năng lực nhận thức và đào tạo
Tổ chức phải:
+ Xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm.
+ Tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đáp ứng nhu cầu này.
+ Đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện
+ Duy trì hồ sơ thích hợp về giáo dục, đào tạo khả năng, kinh nghiệm chuyên môn.
f) Tiêu chuẩn 6.3 - Cơ sở hạ tầng.
Tổ chức phải xác định cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với
các yêu cầu của sản phẩm. cơ sở hạ tầng bao gồm:
+ Nhà cửa, không gian làm việc, các điều kiện kèm theo.
+ Trang thiết bị cả phần cúng và phần mềm
+ Dịch vụ hỗ trợ.
17
QTCL – Nhóm 2
g) Tiêu chuẩn 6.4 - Môi trường làm việc.
Tổ chức phải xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với
các yêu cầu của sản phẩm
h) Tiêu chuẩn 7.2 - Quá trình liên quan đến khách hàng
- Xác định yêu cầu liên quan đến sản phẩm
Yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm các hoạt động giao hàng và sau khi giao hàng.
Yêu cầu chỉ định và pháp luật liên quan đến sản phẩm.
Tất cả các yêu cầu bổ sung do tổ chức xác định.
- Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm.
+ Tổ chức phải xem xát các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
+ Yêu cầu về sản phẩm phải được định rõ.
+ Các yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác với những gì nêu trước đó phải được giải
quyết
+ Tổ chức phải có khả năng đáp ứng yêu cầu đã định
i) Tiêu chuẩn 7.4.1 - Quá trình mua hàng.
Tổ chức phải đảm bảo sản phẩm mua phù hợp với các yêu cầu mua hàng đã quy định. Cách thức
và mức độ kiểm soát áp dụng cho người cung ứng và sản phẩm mua phụ thuộc vào sự tác động
của sản phẩm mua với việc tạo ra sản phẩm tiếp theo.

Tổ chức phải đánh giá việc lựa chọn người cung ứng dựa vào khả năng cung ứng sản phẩm phù
hợp với các yêu cầu của tổ chức.
j) Tiêu chuẩn 7.5.1 - Kiểm soát sản xuất và cung ứng dịch vụ
Tổ chức phải lập kế hoạch tiến hành sản xuất và cung ứng dịch vụ trong điều kiện được kiểm
soát, bao gồm:
+ Sự sẵn có của các thông tin mô tả các đặc tính của sản phẩm.
18
QTCL – Nhóm 2
+ Sự sẵn có của các hướng dẫn công việc khi cần
+ Việc sử dụng các thiết bị thích hợp
k) Tiêu chuẩn 7.6 - Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường.
Tổ chức cần kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự
phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã xác định.
Thiết bị đo lường phải:
+ Được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ hoặc trước khi sử dụng dựa trên các chuẩn đo
lường có liên kết với các chuẩn đo lường quốc gia, quốc tế.
+ Được hiệu chỉnh hay hiệu chỉnh lại khi cần thiết.
+ Được nhận biết để xác định lại trạng thái hiệu chuẩn.
+ Được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo.
+ Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng.
l) Tiêu chuẩn 8.2.2 - Đánh giá nội bộ
Tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định xem hệ thống quản lý chất
lượng:
+ Có phù hợp với các bồ trí sắp xếp được hoạch định với các yêu cầu của tổ chức này và hệ
thống quản lý chất lượng được tổ chức thiết lập
+ Có được áp dụng một cách có hiệu lực.
Trách nhiệm và các yêu cầu về việc đánh giá, báo cáo kết quả và việc duy trì hồ sơ phải được xác
định trong một thủ tục văn bản
m) Tiêu chuẩn 8.3 - Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu được nhận biết và kiểm

soát, để phòng ngừa việc sử dụng và chuyển giao vô hình phải sđược sử dụng trong thủ tục dạng
văn bản việc kiểm soát, có trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến sản phẩm không phù hợp.
19
QTCL – Nhóm 2
Tổ chức phải sử lý sản phẩm không phù hợp bằng một số cách sau:
+ Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện.
+ Cho phép sử dung thông qua hoặc chấp nhận có nhân nhượng bới người có thẩm quyền và khi
có thể bời khách hàng.
+ Tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu
n) Tiêu chuẩn 8.5 - Hoạt động khắc phục
Tổ chức loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn. phải lập một thủ
tục văn bản để xác định yêu cầu về :
+ Việc xem xét sự không phù hợp
+ Sự xác định nguyên nhân sự không phù hợp
+ Đánh giá cần có các hoạt động nhằm đảm bảo sự phù hợp không tiếp diễn.
+ Xác định và thực hiện các hành động cần thiết.
+ Lưu hồ sơ các kết quả hành động cần thiết.
o) Tiêu chuẩn 8.5.3 - Hành động phòng ngừa
Tổ chức phải xác định các hành động nhằn loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn
nhằm loại bỏ sự xuất hiện của chúng.
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với :
+ Việc xác định sự không phù hợp tiềm ẩn.
+ Đánh giá nhu cầu thực hiện các hoạt động để phòng ngừa việc xuất hiện không phù hợp.
+ Xác định và thực hiện các hoạt động cần thiết.
+ Hồ sơ các kết quả hoạt động được thực hiện.
+ Việc xem xét các hành động phòng ngừa được thực hiện.
20
QTCL – Nhóm 2
2.2.2. Sổ tay chất lượng
2.1.2.1 Chính sách chất lượng

Vì lợi ích của khách hàng, công ty cam kết luôn thỏa mãn những yêu cầu mong đợi về chất
lượng.
Tất cả các thành viên cùng mọi nguồn lực được huy động để tham gia vào chương trình đào tạo
và cải tiến liên tục.
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý ở công ty giầy Thượng Đình được tổ chức theo quy mô hình
kết hợp trực tuyến – chức năng. Đây là mô hình tổ chức phổ biến mà rất nhiều doanh nghiệp nhà
nước hiện nay đang áp dụng. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được phân thành 2 cấp quản
lý.
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy việc phân cấp quản lý là rất cụ thể, rõ ràng. Ngay trong sơ đồ
đã thể hiện được mối quan hệ trong tổ chức của công ty. Từ việc đảm bảo mỗi cấp dưới chỉ có
một cấp trên trực tiếp cho đến việc hỗ trợ giữa các bộ phận phòng ban ngang hàng với nhau trên
nguyên tắc phối hợp cùng phục tùng. Và theo mô tả công việc của các phòng ban và của các cá
nhân thì việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cũng được chỉ ra rất cụ thể. Ở cấp phòng ban
chức năng có 12 đầu mối chức năng cung cấp thông tin, như vậy các công việc chức năng sẽ rất
chuyên sâu và được quán xuyến hết khối lượng công việc được giao. Đôi khi vẫn còn tồn tại một
vài trường hợp chồng chéo nhau. Nguyên nhân là do những công việc phát sinh mà giám đốc và
ban lãnh đạo công ty muốn giao cho 1 vài khâu chức năng cùng giải quyết trong khi quyền hạn
và trách nhiệm lại hông được phân định rõ ràng như trường hợp công tác điều động trong công
ty. Công việc này thuộc về bộ phận hành chính tổ chức quản lý và khi một bộ phận nào cần lao
động phải thông qua phòng hành chính tổ chức để xin lao động. Nhưng trong thực tế giám đốc
lại cho phép một vài bộ phận trực tiếp xin lao động ở phân xưởng. Phòng kế hoạch vật tư cần lao
động cho việc kiểm đế ở phân xưởng gò thể thao lại không thông qua phòng hành chính tổ chức
mà lại trực tiếp xuống phân xưởng xin lao động. Như vậy phòng hành chính tổ chức nhân sự sẽ
không kiểm soát được số lao động biến động này trong công ty, dẫn tới công việc của bộ phận
quản lý lao động không được hoàn thành được nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Trong ban lãnh đạo tổng giám đốc là người đứng đầu công ty, đại diện cho nhà nước và công
nhân viên, quản lý toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền quyết định
21
QTCL – Nhóm 2

mọi kế hoạch của công ty theo đúng kế hoạch, đúng chính sách pháp luật của nhà nước và đại
hội công nhân viên chức. Tổng giám đốc trực tiếp xây dựng định mức và chất lượng sản phẩm,
coi đó là căn cứ cơ bản để thực hiện chế độ lương, thưởng. Tổng giám đốc phải chịu mọi trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trực tiếp giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc và 2 trợ lý giám. Có cả đại diện của lãnh đạo
về chất lượng QMR
- Các mối quan hệ trong tổ chức của công ty giầy Thượng Đình
Quan hệ chỉ đạo:là mối quan hệ trực tuyến theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên,
đây là mối quan hệ chủ yếu trong mọi doanh nghiệp nói chung và công ty Thượng Đình nói
riêng.
Mối quan hệ trong ban lãnh đạo công ty: Ban lãnh đạo làm việc theo nguyên tắc một thủ trưởng,
các phó giám đốc và trợ lý là những người giúp việc cho giám đốc và chủ tịch chỉ đạo thực hiện
những mặt công tác cụ thể do tổng giám đốc phân công trách nhiệm hoặc ủy quyền. Đối với
những vấn đề mới phát sinhchuwa có chủ trương thì báo cáo với cấp trên để xin ý kiến giải quyết
nhằm đưa ra các quyết định chính xác đúng với phương hướng phát triển của công ty.
Mối quan hệ của ban lãnh đạo với các phòng ban chức năng: Là mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và ban lãnh đạo trong mọi việc
và vẫn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chức năng của mình.
Quan hệ cộng tác: Là quan hệ theo chiều ngang, giữa các phòng ban chức năng với nhau và giữa
các bộ phận có liên đới trong công việc. Trên cơ sở phối hợp cùng phục tùng nhằm hoàn thành
các mục tiêu đã đề ra và các nhiệm vụ theo chức năng của mình.
Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng: Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ hỗ trợ, bổ
sung và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các bộ phận này cùng cung
cấp thông tin và tham mưu kịp thời cho giám đốc và ban lãnh đạo để có thể điều khiển hoạt động
công ty.
2.1.2.3 Trách nhiệm và quyền hạn
- Chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc
+ Quản lý chung, chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
22
QTCL – Nhóm 2

+ Phụ trách công tác đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh, công
tác kế hoạch dài hạn
+ Phụ trách công tác tài chính, xuất nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Phụ trách công tác cản bộ, bảo vệ chính trị nội bộ
+ Phụ trách công tác tổ chức bộ máy quản lý, tuyển dụng, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương,
nâng bậc và đơn giá tiền lương tổng thể.
+ Phụ trách hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2005 trong toàn công ty.
- Đại diện lãnh đạo chất lượng ( QMR)
+ Phụ trách quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2005
+ Xem xét các thủ tục và hướng dẫn.
+ Đào tạo phô biến chất lượng ISO 9000:2005
+ Đánh giá nội bộ
+ Phụ trách bộ phận ISO
- Tổng giám đốc kỹ thuật công nghệ kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng( OMR)
+ Phụ trách ban hành định mức đầu tư
+ Phụ trách công tác kỹ thuật công nghệ và chế thử mẫu
+ Chịu trách nhiệm về kết quả thử mẫu và sản xuất mẫu đối
+ Công tác đề tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
+ Công tác hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh trong công ty
+ Công tác đào tạo, phụ trách hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2005
- Phó tổng giám đốc sản xuất và chất lượng:
23
QTCL – Nhóm 2
+ Công tác quản lý kế hoạch sản xuất ngắn hạn, tổ chức sản xuất, tổ chức gia công bán thành
phẩm và thành phẩm
+ Triển khai công tác sản xuất thử, sản xuất mẫu đối theo kế hoạch sản xuất
+ Công tác lao động và định mức tiền lương chi tiết khu vực sản xuất
+ Công tác quản lý sử dụng định mức, cấp phát vật tư cho toàn công ty
+ Phụ trách toàn bộ hệ thống kho của công ty

- Phó tổng giám đốc thiết bị, vệ inh môi trường và an toàn lao động:
+ Công tác quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị áp lực trong công ty
+ Công tác lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng kiểm tra, kiểm định hệ thống máy móc thiết bị
+ Công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong
công ty
+ Công tác bảo vệ và tự vệ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, công tác dân số và kế hoạch
hóa gia đình
+ Phụ trách hộ trợ công nhân, quỹ tai nạn rủi ro
- Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc nhà máy sản xuất giày xuất khẩu Hà Nam:
+ Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và
các vấn đề có liên quan của nhà máy sản xuất giày da xuất khẩu khu công nghiệp Đồng Văn, Hà
Nam
- Trưởng phòng xuất nhập khẩu
+ Thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến khách hàng
+ Giải quyết các khiếu nại của khách hàng
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh, các vướng mắc trong quá trình có liên quan với khách hàng
xuất khẩu
24
QTCL – Nhóm 2
- Trưởng phòng tiêu thụ
+ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
+ Cải thiện phương thức bán hàng, chào hàng, đề xuất và phát hiện giá bán kịp thời để tiêu thụ
sản phẩm nhanh
- Trưởng phòng kế hoạch vật tư
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn, ngắn hạn các loại giày vải, giày thể thao, dép các loại trên
phạm vi toàn công ty
+ Tổ chức việc cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho toàn công ty
+ Tổ chức gia công thành phẩm và bán thành phẩm, tổ chức quản thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001: 2005

+ Tổ chức tác nghiệp điều độ kế hoạch sản xuất các phân xưởng, xưởng sản xuất
- Trưởng phòng hành chính quản trị:
+ Quản lý cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc
- Trưởng phòng quản lý chất lượng
+ Thống kê, phân tích, tổng hợp phân tích tình hình chất lượng toàn công ty, tham mưu cho tổng
giảm đốc về công tác chất lượng
+ Kiểm tra bán thành phẩm, sản xuất cuối cùng của các quá trình
+ Kiểm soát sản phẩm không phù hợp, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa
+ Thống kê kết quả tích lỗi, lập biểu đồ pareto, biểu đồ nhân quả
+ Kiểm tra việc thực hiện tại các điểm kiểm tra theo hệ thống quản lý chất lượng các quá trình
cắt, may, gò, đóng gói
+ Kiểm tra xác nhận giầy mẫu xuất hàng, xem xét xử lý khiếu nại của khách hàng
+ Phân tích xu hướng chất lượng sản phẩm và xu hướng quá trình
- Trưởng phòng kỹ thuật công nghệ
25

×