Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phân tích thực trạng tài chính của công ty cổ phần viễn thông FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.59 KB, 78 trang )

Trần Thu Hằng 1 Lớp: Tài chính DN 47B
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hội nhập, thị
trường viễn thông ngày càng được mở rộng và thu hút sự quan tâm không nhỏ
của xã hội.
Trong xu hướng đó, với lợi thế về sự đa dạng của sản phẩm cũng như
cách thức kinh doanh hợp lý, FPT Telecom đã tạo cho mình một chỗ đứng
vững chắc không chỉ trong lĩnh vực viễn thông trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, song hành với sự phat triển cũng có những vấn đề chưa hợp
lý khiến sự tối đa hóa về lợi ích của doanh nghiệp vẫn chưa đạt được. Thêm
vào đó, là tác động của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu đã khiến cho FPT
Telecom gặp một số khó khăn nhất định để phát triển kinh doanh dịch vụ
Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng tài chính
của công ty cổ phần viễn thông FPT” để có cái nhìn cụ thể trong hoạt động tài
chính của công ty. Từ đó, rút ra những điều đã và chưa làm được. Đồng thời,
có những phương án để cải thiện tình hình tài chính của công ty trong những
năm tới.
Đề tài của em bao gồm 3 chương:
Chương I: Vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương II: Phân tích thực trạng tài chính của công ty cổ phần viễn
thông FPT (FPT Telecom)
Chương III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
viễn thông FPT
Cùng với sự giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Bất và Ban Tài chính
Kế toán của công ty cổ phần viễn thông FPT, em đã hoàn thành bài báo cáo
này. Tuy vậy, do thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế, nên bài báo cáo
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, rất mong sự góp ý của các thầy cô
để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 2 Lớp: Tài chính DN 47B


CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp (TCDN).
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những mối quan hệ về mặt giá trị
được biểu hiện bằng tiền trong một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có
liên quan ở bên ngoài, mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập.
Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có
vốn. Dù được hình thành từ nguồn nào thì quá trình hoạt động kinh doanh
(được hiểu từ góc độ tài chính) cũng chính là quá trình phân phối vốn để tạo
lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp. Cụ thể là luôn diễn ra sự vận động của các nguồn tài chính, tạo ra các
luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là các luồng tiền tệ đi vào hoặc
đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình này là
các mối quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp bao
gồm: các mối quan hệ với Nhà nước, với thị trường tài chính, với các doanh
nghiệp khác và chính trong nội bộ của doanh nghiệp. Tất cả các quan hệ kinh
tế trên tuy có nội dung kinh tế khác nhau nhưng chúng đều là các quan hệ
kinh tế dưới hình thức giá trị và phát sinh trong quá trình hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh
doanh có hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội để đứng vững, huy động
vốn và phát triển thị trường.
Nói cách khác, về cơ bản, tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan
hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 3 Lớp: Tài chính DN 47B
và sử dụng các quỹ tiên tệ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.
1.2 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là việc sử dụng những hiểu biết về kinh tế, những
phương pháp, báo cáo tài chính và các thông tin khác nhằm đưa ra những
đánh giá, nhận xét, kết luận chính xác về thực trạng tài chính của doanh
nghiệp, mức độ rủi ro, khả năng sinh lợi, cơ hội đầu tư… để thông qua những
đánh giá đó, đưa ra những quyết định quản lý, đầu tư, lập kế hoạch hay điều
chỉnh tình hình tài chính phù hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho doanh
nghiệp.
Với các nhà phân tích, điều quan trọng nhất chính là đánh giá mức độ
rủi ro và khả năng sinh lợi mà biểu hiện thông qua khả năng thanh toán, sự
cân đối hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ bên ngoài, hay việc sử
dụng đòn bảy tài chính. Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những
dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của
doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để
dự đoán tài chính, là dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân
tích các chỉ tiêu tài chính, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu
- Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định
điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để có phương án kinh doanh hiệu quả
và đúng đắn.
- Cho biết tình hình tài chính của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư có cái nhìn chính xác nhất
- Giúp người cho vay biết khả năng vay và năng lực trả nợ của doanh
nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 4 Lớp: Tài chính DN 47B
1.2.3 Vai trò
Tình hình tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của
doanh nghiệp, những nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của
cơ quan Nhà nước, các nhà đầu tư, những người cho doanh nghiệp vay vốn.

Chính vì vậy, với mỗi đối tượng khác nhau, việc phân tích tài chính lại có một
vai trò riêng gắn liền với mục tiêu và lợi ích của từng đối tượng.
- Với những nhà quản lý doanh nghiệp:
Mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý doanh nghiệp chính là
làm như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận và luôn cân đối giữa vốn chủ sở hữu
và nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Bởi, lợi nhuận càng cao càng khẳng
định được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh ngiệp hoạt động
mà không có lợi nhuận hoặc liên tục bị lỗ thì khả năng tồn tại của doanh
nghiệp là rất thấp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp dù làm ăn có lãi nhưng không
biết cân đối các khoản nợ , để các khoản nợ cùng đáo hạn một lúc trong khi
không có khả năng thanh toán cũng có nguy cơ bị phá sản.
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả
năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả
năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói
chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó,
những nhà quản lý có thể lựa chọn được loại hình sản xuất kinh doanh phù
hợp, sử dụng nguồn vốn như thế nào và lên kế hoạch cho các hoạt động ngắn,
dài hạn. Đồng thời, phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt
động của doanh nghiệp.
- Với cơ quan Nhà nước:
Với những doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước (dặc biệt là các
doanh nghiệp lớn), mỗi năm, kiểm toán Nhà nước dựa vào các báo cáo tài
chính để kiểm tra, kiểm soát sự minh bạch trong tài chính của các doanh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 5 Lớp: Tài chính DN 47B
nghiệp, và có sự can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu không tốt về tài chính của
doanh nghiệp để tránh những tổn thất không đáng có.
Với những doanh nghiệp nhỏ, hay không có vốn đầu tư của Nhà nước,
các cơ quan Nhà nước cũng thực hiện phân tích để đánh giá, kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động kinh doanh xem doanh nghiệp có tuân thủ các quy định

pháp luật hay không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành Đồng thời, đây
cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước xác định mức đóng thuế cho các
doanh nghiệp.
- Với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp:
Đối với những nhà đầu tư, cái họ quan tâm nhất chính là mức độ rủi ro
và mức sinh lãi từ doanh nghiệp. Vì vậy, các thông tin về kết quả kinh doanh,
mức độ tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp luôn được đặt
lên hàng đầu.
Trên cơ sở phân tích tài chính từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp qua các năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định phù hợp : có nên đầu tư hay
rút vốn đầu tư
- Với những người cho doanh nghiệp vay vốn:
Việc phân tích tài chính chính là cơ sở chính xác nhất để ngân hàng hay
các nhà cung cấp tín dụng đánh giá về khả năng hoàn trả nợ của các doanh
nghiệp.
Các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng luôn xem xét về khả năng
thanh toán cả về ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
Đồng thời, họ cũng luôn chú ý tới lượng tiền mặt cũng như các khaonr có thể
chuyển thành tiền để đánh giá khả năng thanh toán nợ tức thời kh đến hạn
của doanh nghiệp. Ngoài ra, một doanh nghiệp có nguồn vốn chủ sở hữu hợp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 6 Lớp: Tài chính DN 47B
lý và an toàn cũng luôn được ưu tiên bởi đó chính là số tiền đảm bảo hoàn
vốn trong trường hợp rủi ro cho các nhà cho vay tín dụng.
1.3 Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính
1.3.1 Phương pháp so sánh:
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, phương pháp so sánh luôn là
phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng
phương pháp này đó là lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh, điều kiện so sánh và

cách so sánh. Tùy theo tính chất sử dụng của mỗi doanh nghiệp sẽ có cách
thức và các tiêu chí chọn lựa khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Mục đích của phương pháp so sánh này là:
- So sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch đặt ra để đánh giá mức độ
phấn đấu hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp.
- So sánh giữa kết quả kỳ này với kỳ trước để thấy rõ tốc độ và xu
hướng phát triển của doanh nghiệp.
- So sánh giữa kết quả của doanh nghiệp với các đơn vị khác có cùng
loại hình, quy mô hoạt động và so sánh giữa kết quả của doanh nghiệp với kết
quả trung bình của ngành để biết mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn
vị.
Người ta có thể tiến hành so sánh theo chiều dọc hoặc theo chiều
ngang. So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng và mối quan hệ của các
bộ phận trong tổng thể, so sánh theo chiều ngang để đánh giá sự biến đổi của
các chỉ tiêu. Sử dụng kết hợp hai kỹ thuật này cho phép chúng ta xác định đầy
đủ được tính xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên khi
so sánh cũng cần phải lưu ý hai điểm, đó là: phải có ít nhất hai chỉ tiêu để so
sánh và các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, tiêu chuẩn
biểu hiện cũng như phương pháp tính toán.
1.3.2 Phương pháp loại trừ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 7 Lớp: Tài chính DN 47B
Là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến
kết quả hoạt động kinh doanh, bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng này sẽ
loại trừ được một số nhân tố ít ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
1.3.3 Phương pháp Dupon
Phương pháp phân tích Dupon là một kỹ thuật phân tích bằng cách chia
tỷ số ROA và ROE thành các bộ phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác
động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng. Kỹ thuật này thường được sử

dụng đối với nội bộ của các doanh nghiệp để có cái nhìn cụ thể và xem xét
quyết định nên cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp bằng cách nào.
Kỹ thuật Dupon phân tích dựa vào hai phương trình sau:
ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản
ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần
2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1 Các bước tiến hành phân tích tài chính
- Thu thập thông tin
Muốn phân tích tài chính chính xác nhất thì việc thu thập thông tin từ
mọi nguồn như: thông tin nội bộ, thông tin từ các đối tác của doanh nghiệp,
thông tin bên ngoài là điều rất cần thiết. Điều quan trọng là những thông tin
đó phải chính xác, minh bạch và cập nhật. Thông qua các thong tin thu thập
được, nhà phân tích mới có cái nhìn khách quan và chính xác về tình hình tài
chính thực tế của doanh nghiệp bởi có những thông tin mà các báo cáo tài
chính không khai thác được.
- Xử lý thông tin
Có rất nhiều nguồn thông tin có thể thu thập được xung quanh một
doanh nghiệp, nhưng luồng thông tin đó có xác thực và hữu ích hay không
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 8 Lớp: Tài chính DN 47B
phụ thuộc vào cách xử lý thông tin của các nhà phân tích. Từ những thông tin
thu thập được, các nhà phân tích đưa ra cách nhìn nhận đánh giá qua việc sắp
xếp hợp lý, dựa vào các phương pháp tài chính để loại bỏ những luồng thông
tin không hữu ích, thu thập thêm nếu thấy cần thiết phục vụ cho quá trình
kiểm tra và dự đoán kết sau này.
- Dự đoán và ra quyết định
Căn cứ vào các thong tin đã thu thập được, những nhà phân tích đưa ra
dự đoán của mình về tình hình tài chính của doanh nghiệp, hướng đầu tư, sản
xuất và mở rộng trong thời gian tới. Đồng thời, ra những quyết định hợp lý để
nâng cao hiệu quả kinh doanh và nguồn lợi cho doanh nghiệp.

2.2 Nội dung phân tích tài chính
2.2.1 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng
quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản
và nguồn hình thành tài sản tài thời điểm lập báo cáo, các chỉ tiêu trên bảng
được phản ánh dưới hình thức giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài
sản bảng tổng nguồn vốn.
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng cân đối số dư các tài
khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý, được chia
làm hai phần:
- Phần tài sản phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện có tới thời
điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới tất cả các hình thái và trong tất cả các giai
đoạn các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Về mặt kinh tế các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh quy mô và kết
cấu các loại tài sản như tài sản bằng tiền, tài sản cố định, tài sản tồn kho, các
khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu.
- Phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên các loại tài sản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 9 Lớp: Tài chính DN 47B
của doanh nghiệp hiện có như các nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay,
nguồn vốn chiếm dụng. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số
vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế, số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, nội dung và
đặc điểm sở hữu của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng trong
hoạt động kinh doanh.
Qua bảng cân đối kế toán, ta tiến hành so sánh tổng số tài sản cuối năm
và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp, so sánh tổng
cộng nguồn vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp theo ta xác định tỷ trọng của từng

loại vốn, nguồn vốn để đánh giá việc phân bổ vốn và nguồn vốn cho các khâu,
các hoạt động có hợp lý hay không, mặt khác thông qua việc so sánh các chỉ
tiêu cả về số tuyệt đối và tương đối ở đầu năm và cuối kỳ ta sẽ đánh giá được
sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn là tăng, giảm hay không thay đổi,
đây là những thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng tài chính của doanh
nghiêp. Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất vốn cố định thường chiếm tỷ
trọng lớn nhưng nếu ở doanh nghiệp thương mại thì xu hướng trên lại bị coi là
không hợp lý. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn thì kết luận doanh nghiệp chủ động về mặt tài chính, ngược lại chứng
tỏ doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào bên ngoài về mặt tài chính. Đi sâu vào
từng loại tài sản, nguồn vốn:
 Phân tích cơ cấu vốn.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là thành phần và tỷ trọng của các bộ phận
cấu thành tổng số vốn trong doanh nghiệp, do đó khi xem xét sự biến động
của cơ cấu vốn là đi xem xét sự biến động của các bộ phận cấu thành này qua
các thời kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 10 Lớp: Tài chính DN 47B
Qua bảng cân đối kế toán ta tính toán được tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn cũng như tính được tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng hay giảm.
Nhìn chung theo xu hướng phát triển sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất,
đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì tăng về giá trị tuyệt đối nhưng
giảm về tỷ trọng trong tổng giá trị tài sản được coi là hợp lý bởi vì điều này
thể hiện quy mô, giá trị tài sản lưu động tăng lên phù hợp với sự gia tăng của
tài sản cố định, thể hiện trình độ tổ chức sản xuất cao, công tác dự trữ vật liệu
hợp lý của doanh nghiệp. Xét về khía cạnh tài chính thì đây chính là sự tiết
kiệm vốn lưu động.
 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Cơ cấu nguồn vốn là thành phần và tỷ trọng của các loại nguồn vốn
trong tổng nguồn của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự

biến động là xem xét kết cấu của từng bộ phận cấu thành cũng như cả sự biến
động về quy mô lẫn tỷ trọng của các bộ phận này qua các thời kỳ hoạt động.
2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc phân tích
diến biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hai hình thái :
tài sản và nguồn hình thành vốn .Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh
doanh thì các loại tài sản và các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn
biến động .Và tại mỗi thời điểm khác nhau thì sự biểu hiện của các loại tài sản
và nguồn vốn cũng không giống nhau.Vì vậy việc phân tích diễn biến sự thay
đổi của các loại tài sản và nguồn vốn trong kỳ đã qua là rất quan trọng và hết
sức cần thiết, nó sẽ cho biết doanh nghiệp đang phát triển hay gặp khó khăn
bởi vì mục đích chính của công việc này là trả lời cho câu hỏi: vốn hình thành
từ đâu và được sử dụng vào việc gì, quá trình tạo lạp và sử dụng vốn của
doanh nghiệp có hợp lí và hiệu quả hay không. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa
ra các quyết định tài chính đúng đắn cho các kỳ sau góp phần nâng cao hiệu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 11 Lớp: Tài chính DN 47B
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn người ta tiến hành
tổng hợp sự thay đổi của các nguồn vốn và các khoản sử dụng vốn của doanh
nghiệp trên bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Mỗi
một sự thay đổi của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán đều được
phản ánh vào một trong hai cột: cột diễn biến nguồn vốn hoặc diễn biến sử
dụng vốn theo cách thức sau:
Trên cột diễn biến nguồn vốn: phản ánh các trường hợp tăng của nguồn
vốn hoặc giảm của tài sản.
Trên cột diễn biến sử dụng vốn: phản ánh các trường hợp tăng của tài
sản và giảm của nguồn vốn.
Sau đó kết hợp với các tài liệu khác có liên quan đến tình hình sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo để phân

tích và đánh giá tính chất hợp lý của việc tổ chức nguồn vốn và tổ chức sử
dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ đã qua.
Như vậy thông qua việc phân tích sự biến động của vốn và nguồn vốn
chúng ta có thể đánh giá được việc huy động các nguồn cũng như việc sử
dụng, phân phối vốn trong từng khâu, từng loại tài sản, vốn của doanh nghiệp
trong kỳ bị chiếm dụng hay ứ đọng như thế nào, trong kỳ doanh nghiệp có
đầu tư tài sản cố định hay máy móc thiết bị không và có đầu tư thì bằng
nguồn nào, nợ của doanh nghiệp đã đến hạn phải thanh toán hay chưa, tất cả
những thông tin đó để đưa chúng ta đi đến kết luận tình hình tài chính của
doanh nghiệp là sáng sủa hay đang có màn sương bao phủ để chúng ta có thể
đưa ra các biện pháp khắc phục cho kỳ tới.
2.2.3 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 12 Lớp: Tài chính DN 47B
Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh là một bản báo cáo tài chính
tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại
của doanh nghiệp cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với Nhà nước. Số liệu trên báo cáo này cung cấp thông tin
tổng hợp về phương thức kinh doanh, việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao
động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp, và chỉ ra các hoạt
động kinh doanh đó mang lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn.
Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi
theo từng thời kỳ phù hợp với yêu cầu quản lý nhưng lúc nào cũng phải phản
ánh bốn nội dung cơ bản sau: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận.
 Phân tích chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu thuần là số tiền thu được từ việc bán các sản phẩm hàng hóa
dịch vụ sau khi đã chiết khấu đi các khoản giảm trừ (bao gồm giảm giá hàng
bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế gián thu). Do đó,

khái niệm doanh thu được phân tích ở đây là doanh thu thuần.
Nhìn chung khi doanh thu trong kỳ tăng cho thấy tình hình tiêu thụ của
doanh nghiệp trong kỳ này được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên do doanh thu
thuần được ghi nhận ngay cả khi khách hàng chưa thanh toán tiền hàng nên
điều này chỉ thực sự được coi là tốt nếu như khách hàng có khả năng đảm bảo
thanh toán các khoản nợ.
Ngược lại đa phần các trường hợp doanh thu giảm đều là không tốt.
Tuy nhiên tính tốt xấu của việc này cũng được cân nhắc trên nhiều mặt khác.
Nếu doanh thu giảm do trong kỳ khách hàng giảm giá hàng bán, hoặc trả lại
hàng với số lượng lớn thì đây là khuyết điểm của doanh nghiệp từ khâu sản
xuất, chỉ có sản phẩm không đảm bảo chất lượng mới bị trả lại. Còn nếu như
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 13 Lớp: Tài chính DN 47B
doanh thu kỳ này giảm so với kỳ trước là do doanh nghiệp chủ động không
xuất hàng hóa nhằm chờ thời cơ thì điều này không hẳn là xấu, nó còn phụ
thuộc vào kết quả liệu doanh nghiệp có dự đoán đúng để trong tương lai có
thể bán hàng với giá cao hơn không.
 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động
tài chính và lợi nhuận bất thường (lợi nhuận khác).
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh +
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác – Thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Qua so sánh nếu lợi nhuận kỳ này tăng so với kỳ trước thì đây được
đánh giá là thành tích của doanh nghiệp, nếu giảm nhìn chung phản ánh chiếu
hướng không tốt. Do trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì thế mà sau khi nhận
định khái quát sự biến động của lợi nhuận ta cần đi sâu phân tích lợi nhuận từ
hoạt đông sản xuất kinh doanh.

2.2.4 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống chỉ tiêu
tài chính đặc trưng.
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo
tài chính mới chỉ cho ta những đánh giá mang tính khái quát mà chưa lột tả
hết thực trạng tài chính doanh nghiệp. Do đó người ta còn sử dụng các hệ số
tài chính đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp ở từng thời điểm để giải thích thêm
các mối quan hệ tài chính.
Có bốn nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng bao gồm: các hệ số về khả
năng thanh toán, các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, các
chỉ số hoạt động, các chỉ tiêu hiệu quả.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 14 Lớp: Tài chính DN 47B
 Các hệ số về khả năng thanh toán.
Tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không thể hiện rõ
nhất qua khả năng thanh toán, do đó đây là các chỉ tiêu được nhiều người
quan tâm nên không thể không xem xét. Bao gồm:
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát biểu thị mối quan hệ giữa tổng tài
sản hiện có của doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng nợ phải trả (bao
gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ trong hạn, nợ quá hạn) tại thời
điểm tính toán. Hệ số này phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì kết luận khả
năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì
cần phải xem xét thêm tại thời điểm tính toán doanh nghiệp còn quá nhiều
hàng tồn kho không tiêu thụ được hoặc không thể thu hồi các khoản phải thu
hay không vì nếu như vậy thì lúc này hệ số thanh toán tổng quát cao không
hẳn là tốt, doanh nghiệp phải tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí thu hồi nợ,
vốn bị ứ đọng, lợi nhuận giảm. Ngược lại trong trường hợp hệ số này nhỏ hơn
1 cho biết tại thời điểm tính toán doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng
thanh toán hết các khoản nợ nhưng không có nghĩa là báo hiệu sự phá sản của

doanh nghiệp.
Thực tế, không phải tài sản nào của doanh nghiệp cũng có thể chuyển
đổi ngay thành tiền để thanh toán nợ cũng như trong tổng nợ của doanh
nghiệp, không phải tất cả các khoản nợ đều đã đến hạn hoặc là nợ quá hạn
phải thanh toán trong kỳ. Vì vậy, chỉ tiêu này chỉ dùng để đánh giá một cách
chung nhất khả năng thanh toán, không thể dựa hoàn toàn vào nó để kết luận
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hệ số thanh
toán tổng quát

Tổng tài sản
Nợ phải trả

=
Trn Thu Hng 15 Lp: Ti chớnh DN 47B
doanh nghip khụng cú kh nng thanh toỏn hay cú du hiu phỏ sn.
H s kh nng thanh toỏn hin thi.
H s kh nng thanh toỏn hin thi biu th mi quan h gia ti sn
lu ng v u t ngn hn vi cỏc khon phi np, phi tr, phi thanh toỏn
cú k hn di mt nm, cỏc khon n di hn n hn tr trong k tớnh n
thi im tớnh toỏn. H s ny phn ỏnh mc m bo ca ti sn lu ng
v u t ngn hn i vi cỏc khon n ngn hn. Nu h s ny ln hn 1
thỡ c coi l an ton, nu nh hn 1 thỡ doanh nghip cú th ri vo tỡnh
trng mt kh nng thanh toỏn. Tuy nhiờn tớnh cht hp lý ca h s ny cũn
ph thuc vo ngnh ngh kinh doanh, ngnh ngh no m ti sn lu ng
chim t trng ln thỡ h s ny ln v ngc li, do ú khi xem xột h s ny
cn thit phi so sỏnh vi h s trung bỡnh ca ngnh. Ngoi ra cng cn phi
lu ý thờm rng h s ny mi ch phn ỏnh kh nng sn sng tr n ca
doanh nghip cũn khi cỏc khon n ti hn doanh nghip phi dựng tin tr
n ch khụng th em bt k loi ti sn no thanh toỏn.

H s kh nng thanh toỏn nhanh.
H s ny phn ỏnh kh nng tr ngay cỏc khon n n hn ca doanh
nghip m khụng tớnh n vt t hng húa l loi ti sn lu ng cú kh nng
chuyn i thnh tin kộm nht. Nu h s ny ln hn 1 chng t doanh
nghip tha kh nng thanh toỏn ỳng hn cỏc khon n v õy l du hiu v
s lnh mnh ti chớnh ca doanh nghip.
Cú th núi h s kh nng thanh toỏn nhanh phn ỏnh trung thc nht
Chuyờn thc tp tt nghip
H s thanh túan
hin thi
TS lu ng
N ngn hn

=
HS khả năng TT
hiện thời
Tài sản l u động
Tổng nợ ngắn hạn

=
H s kh nng
thanh túan nhanh
Tng TSL HTK
Tng n ngn hn

=
Trần Thu Hằng 16 Lớp: Tài chính DN 47B
khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định. Thông thường
hệ số này bằng 1 được coi là lý tưởng nhất vì như vậy doanh nghiệp có đủ
tiền mặt để thanh toán nợ ngay lập tức mà lại tránh được hiện tượng dư thừa

tiền mặt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nếu cả ba hệ số trên đều giảm dần và tiến gần đến 0 thì người ta có thể
đánh giá được rằng doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh toán, lúc này
có thể khẳng định doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh toán, lúc này có
thể khẳng định doanh nghiệp đang có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Hệ số này phản ánh khả năng đảm bảo các khoản vay đầu tư xây dựng
cơ bản, trang bị tài sản cố định bằng giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn vay
chưa được thu hồi.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi
nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế trong kỳ. Do đó hệ số này phản ánh
khả năng thanh toán các khoản lãi vay từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nói
cách khác hệ số này cho biết nếu doanh nghiệp sử dụng hết lợi nhuận thu
được do việc sử dụng vốn tạo ra để trả các khoản lãi vay trong năm thì có thể
đảm bảo quy mô trả nợ là bao nhiêu. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì có thể doanh
nghiệp làm ăn có lãi, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 phản ánh lợi nhuận thu được
không đủ để trả lãi vay, và đương nhiên trong trường hợp này doanh nghiệp
đã bị lỗ, uy tín của doanh nghiệp giảm sẽ làm cho doanh nghiệp khó có thể
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
HS thanh toán
nợ dài hạn
Tổng tài sản
Nợ dài hạn

=
HS khả năng
TT lãi vay
EBIT
CPhí lãi vay


=
Trần Thu Hằng 17 Lớp: Tài chính DN 47B
huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh.
 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn thay đổi
tỷ trọng các loại vốn và nguồn vốn nhằm đạt tới kết cấu tối ưu. Nhưng kết cấu
này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu vốn, nguồn
vốn, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị một cái nhìn tổng quát
về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
 Hệ số nợ.
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình
thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số này phản ánh mức độ độc lập tài chính của
doanh nghiệp cũng như sự mạo hiểm của người quản lý doanh nghiệp trong
việc tổ chức nguồn vốn bởi vì hệ số nợ cao có khả năng khuyếch đại tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp
phải cũng vì thế mà được nhân lên. Thông thường đối với các chủ nợ thì tâm
lý của họ thích hệ số này thấp vì nó đảm bảo khả năng thu hồi các khoản cho
vay của họ cao hơn.
 Các chỉ số về khả năng hoạt động.
Các chỉ số về khả năng hoạt động phản ánh tình hình sử dụng các
nguồn lực trong doanh nghiệp. Bao gồm:
 Số vòng quay hàng tồn kho.
Hệ số này thể hiện số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Nói
cách khác nó cho biết cứ mỗi đồng vật tư hàng hóa trong kỳ đã tham gia luân
chuyển và đã tạo ra được bao nhiêu đồng giá vốn hàng hóa. Hệ số này được
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hệ số nợ Tổng nợ
Tổng tài sản


=
Vòng quay
hàng tồn kho
Doanh thu
Giá trị HTK

=
Trần Thu Hằng 18 Lớp: Tài chính DN 47B
đánh giá là càng cao càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho
thấp nhưng vẫn đạt được doanh thu cao, thể hiện việc quản lý dự trữ vật tư
thành phẩm hàng hóa của doanh nghiệp là tốt. Ngược lại nếu
 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày tồn kho =
Số ngày trong năm
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này phản ánh thời gian cần thiết để vốn vật tư hàng hóa quay
được một vòng nên chỉ số này còn được gọi là kỳ luân chuyển vốn vật tư hàng
hóa. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn thì vòng quay hàng tồn kho
càng nhanh, số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ càng nhiều, vốn không bị ứ
đọng. Ngược lại, số ngày này càng lớn và tăng dần thì doanh nghiệp cần xem
xét lại công tác dự trữ vật tư, tiêu thụ hàng hóa.
 Kỳ thu tiền bình quân.
Kỳ thu tiền bình quân
=
Giá trị khoản phải thu
Doanh thu hàng năm/360
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu hồi được
các khoản nợ (tính bình quân trong kỳ). Nếu kỳ thu tiền trung bình càng dài
thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng lớn, vốn bị ứ đọng lâu trong khâu
thanh toán, song chưa thể kết luận ngay đây là xấu vì còn phụ thuộc vào chính

sách bán hàng cũng như mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
 Các chỉ số về khả năng sinh lời.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thể là chỉ tiêu duy nhất. Điều này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: thứ nhất là do lợi nhuận là kết quả tài
chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố có sự bù trừ lẫn
nhau;thứ hai là do điều kiện kinh doanh, điều kiện vận chuyển, điều kiện thị
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 19 Lớp: Tài chính DN 47B
trường làm cho lợi nhuận doanh nghiệp thường không giống nhau; thứ ba là
do tính quy mô khác nhau mà có thể doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều hơn
nhưng chưa chắc đã làm ăn hiệu quả bằng doanh nghiệp có lợi nhuận thấp
hơn. Do đó để đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động kinh doanh ngoài chỉ
tiêu lợi nhuận tuyệt đối người ta phải xem xét các chỉ tiêu tương đối giữa lợi
nhuận và doanh thu hoặc với các nguồn lực. Các chỉ tiêu này được các nhà
quản trị dùng làm cơ sở đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
một thời kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là
một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính
trong tương lai.
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Lợi nhuận trên doanh thu=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ cứ thực hiện được 100 đồng doanh thu
thuần thì sẽ đem lại cho doanh nghiệp được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Nhìn chung chỉ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên để đánh giá đúng
đắn cũng cần phân tích thêm liệu lợi nhuận tăng lên là do doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí, hạ giá thành hay là do nguyên nhân khách quan bên ngoài
tác động như cầu tăng đột ngột, do chính sách của Nhà nước… Ngoài ra khi
phân tích cũng phải so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành, nếu mức tỷ

suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình của
ngành thì cần phải xem xét lại các biện pháp quản lý nhằm giảm chi phí kinh
doanh, tăng thêm lợi nhuận hoặc xem xét lại khâu định giá tiêu thụ sản phẩm.
 Tỷ số sinh lợi căn bản
Tỷ số sinh lợi căn bản=
EBIT
Tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, điều đó có
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 20 Lớp: Tài chính DN 47B
nghĩa là mức sinh lợi này hoàn toàn không tính đến tác động của thuế hay đòn
bẩy tài chính. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi cho nên
thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công
ty, doanh nghiệp có thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ khác nhau.
• Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) phản ánh và đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Cùng với ROE, ROA là tỷ số
được sử dụng chủ yếu khi xét về khả năng sinh lợi của mỗi doanh nghiệp.
• Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn, chính vì vậy đây là
chỉ tiêu luôn được các nhà đầu tư quan tâm.
 Các chỉ số về khả năng tăng
trưởng
Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong
dài hạn. Do vậy, nếu đầu tư hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm
nhiều hơn đến tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp
có thể xem xét tới hai tỷ số sau:

• Tỷ số lợi nhuận tích lũy
Tỷ số lợi nhuận tích lũy =
Lợi nhuận tích lũy
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục
đích tái đầu tư. Vì vậy, tỷ số này cho thấy được triển vọng phát triển của
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ROE
=
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Trần Thu Hằng 21 Lớp: Tài chính DN 47B
doanh nghiệp trong tương lai.
• Tỷ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số tăng trưởng bền vững =
Lợi nhuận tích lũy
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua
khả năng tích lũy lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng
tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại. Đây cũng có thể cao
là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trưởng lành mạnh của mỗi doanh nghiệp.
2.3 Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, là sự tăng
trưởng và phát triển. Song kết quả này lại là bài toán không hề đơn giản bởi
nó đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết được rất nhiều các mục tiêu ở nhiều
khâu, từ nghiên cứu thị trường tới tổ chức sản xuất rồi xúc tiến tiêu thụ. Thực
tế thì doanh nghiệp phải trả lời không ít các câu hỏi cũng như tổ chức thực
hiện câu trả lời đó:
- Trước hết là đầu tư vào đâu và như thế nào là hiệu quả, hợp pháp vừa

phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu thị
trường đang cần. Đây chính là việc doanh nghiệp tham gia đánh giá, lựa chọn
các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh: trên góc độ tài chính cần xem xét
hiệu quả tài chính của dự án tức là xem xét, tính toán xem doanh thu khi thực
hiện dự án có đủ bù đắp chi phí bỏ ra và mang lại một phần lợi nhuận mong
muốn cho doanh nghiệp hay không. Quá trình phân tích lựa chọn các dự án
tối ưu không phải chỉ xem xét các dự án có mức sinh lời cao mà còn phải
đánh giá mức độ rủi ro của dự án và quan trọng hơn cả là xem xét việc sử
dụng vốn đầu tư như thế nào để đảm bảo khả năng cạnh tranh cũng như sự tồn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 22 Lớp: Tài chính DN 47B
tại phát triển của doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng
cho hoạt động của doanh nghiệp: Vốn hoạt động của doanh nghiệp gồm có
vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, việc xác định chính xác nhu cầu vốn cũng như
việc tổ chức huy động các nguồn vốn sẽ đảm bảo lượng vốn cần thiết cho các
hoạt động của doanh nghiệp một cách đầy đủ mà không bị lãng phí. Để đi đến
quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp cần
xem xét tổng thể các mặt như: kết cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn, điểm
lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn… Việc này rất quan trọng bởi
nếu doanh nghiệp không phân tích hiện tại quy mô vốn của doanh nghiệp là
bao nhiêu, có thể huy động thêm từ bên ngoài đủ để tài trợ cho dự án hay
không, việc sử dụng nợ vay có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh
nghiệp… thì dù dự án có mức sinh lời rất cao nhưng thiếu vốn để triển khai
thì chuyện thua lỗ cũng là chuyện bình thường. Trên cơ sở đó nó còn giúp
doanh nghiệp lựa chọn các dự án với mực sinh lời thấp hơn nhưng doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng được và mang lại hiệu quả lâu dài.
- Tổ chức quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đảm bảo sử dụng vốn
tiết kiệm và có hiệu quả, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả
năng thanh toán của doanh nghiệp: điều này đồng nghĩa với việc tìm ra các

biện pháp góp phần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh,
giải phóng các khoản vốn còn bị ứ đọng, trên cơ sở kiểm soát các khoản chi
tiêu tiến hành cân đối giữa thu và chi bằng tiền để luôn đảm bảo khả năng
thanh toán và an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Đó chính là việc phân tích
các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và các chỉ số hoạt động để các kỳ tiếp
theo doanh nghiệp tiến hành phát huy hay cải thiện chỉ số đó cho phù hợp.
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 23 Lớp: Tài chính DN 47B
doanh nghiệp như thế nào để vừa dung hòa được các lợi ích vừa đảm bảo
doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận bổ sung cho hoạt động kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy mọi hoạt động của doanh nghiệp hầu hết đều
liên quan tới các quyết định tài chính, mỗi một quyết định đúng và phù hợp là
tiền đề của một bức tranh kết quả sáng lạng. Các nhà quản trị hơn ai hết là
người nắm rõ nhất sức mạnh của doanh nghiệp vởi bì họ là nhóm người phải
trực tiếp đưa ra các quyết định mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Mà
muốn phát huy lợi thế cũng như tiềm năng của mình trước hết phải hiểu mình,
tức phải đánh giá bản thân doanh nghiệp đang ở tình trạng như thế nào. Nói
cách khác là để các quyết định tài chính dù ngắn hạn hay dài hạn có tính khả
thi và hiệu quả cao đòi hỏi nó phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh
giá cân nhắc kỹ về mặt tài chính.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 24 Lớp: Tài chính DN 47B
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT (FPT TELECOM)
1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN FPT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn FPT
FPT là một trong những tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam với lĩnh vực
kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin.

FPT được thành lập vào ngày 13 tháng 09 năm 1988 với nhóm kỹ sư trẻ từ
Nga về, đứng đầu là Trương Gia Bình. Ban đầu, FPT hoạt động là một doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh xuất khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến
lương thực thực phẩm (chữ FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing
Techonology, năm 1990 được đổi thành Financing Promoting Tecology –
Công ty đầu tư và phát triển công nghệ).
Năm 1994, FPT bắt đầu phân phối máy tính IBM tại thị trường Việt
Nam. Năm 1998, trở thành một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu
tiên tại Việt Nam với số lượng người đăng ký đông đảo. Năm 2001, ra mắt tờ
tin nhanh VnExpress – tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 04 năm 2002, là một bước ngoặt lớn khi FPT chính thức trở
thành một công ty cổ phần. Năm 2005, FPT là đối tác vàng của tập đoàn máy
tính Microsoft.
Ngày 08 tháng 09 năm 2006, chính phủ Việt Nam đã chính thức ký
quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc tập đoàn FPT với những
lĩnh vực đào tạo về công nghệ thông tin,phần mềm… Cũng trong năm này,
tháng 12, cổ phiếu FPT lên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và đã
lập kỷ lục với mức giá chào sàn là 400.000 đồng/cổ phiếu. Thậm chí, đã có
thời điểm cổ phiếu vượt mức 500.000đồng/cổ phiếu khiến cho chủ tịch hội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Thu Hằng 25 Lớp: Tài chính DN 47B
đồng quản trị tập đoàn FPT dẫn đầu danh sách những người giàu nhất nhờ
chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời, 25 tháng 12, Chủ tịch HĐQT FPT đã
quyết định hợp nhất công ty TNHH hệ thống thông tin FPT (FIS), công ty
TNHH giải pháp phần mềm FPT (FSS) và trung tâm dịch vụ ERP (FES).
Công ty hợp nhất có tên là công ty hệ thống thông tin FPT.
Năm 2007, thành lập công ty TNHH bán lẻ FPT, công ty cổ phần
quảng cáo FPT và công ty TNHH phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại
Singapore (FAPAC).
Năm 2008, tập đoàn FPT chính thức đổi tên “Công ty Phát triển đầu tư

công nghệ FPT” thành “Công ty cổ phần FPT” viết tắt là “FPT Corporation”.
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Về kinh doanh:
Năm vừa qua được đánh giá là năm khủng hoảng đối với nền kinh tế
của thế giới. Song với thế mạnh và những chiến lược kinh doanh đúng đắn,
tập đoàn FPT vẫn có những con số khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 725
triệu đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu cuối kỳ (EPS) đạt 5.457 đồng, tăng
10.08% so với năm 2007.
1.2.2 Về cơ cấu tổ chức:
FPT hiện có15 công ty thành viên:
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Thông tin FPT (FPT
Information System)
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối FPT (FPT Distribution)
 Tổng Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation)
 Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

×