Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị (Mesco)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.53 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Lịch sử ra đời 4
1.2.4. Về cơ sở vật chất 27
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 – 2012 28
1.3.1. Kết quả về sản phẩm 29
1.3.2. Kết quả về thị trường 31
1.3.3. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận 32
2.2.2. Kênh phân phối gián tiếp 36
1.3.4. Đóng góp cho ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động 37
1.3.4. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quá trình kinh doanh của Công ty giai đoạn
2009 – 2012 38
3.1.Định hướng phát triển của công ty 43
3.1.1. Định hướng chung 43
3.1.2. Định hướng về xây dựng và quản trị kênh phân phối 45
3.1.3. Kế hoạch kinh doanh của Công ty năm 2013 46
3.2. Các giải pháp chủ yếu 46
3.2.1. Hoàn thiện quy trình lựa chọn đại lý 46
3.2.2. Cụ thể hóa hệ thống các tiêu chuẩn lựa chọn đại lý 48
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đại lý 49
3.2.4. Nâng cao hiệu quả các hình thức hỗ trợ, động viên các đại lý 51
3.2.5. Hoàn thiện chính sách sử lý vi phạm 54
3.2.6. Phát triển hệ thống cửa hàng 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh


cũng cần phải cung cấp một loại hàng hóa dịch vụ nào đó, việc sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp đến được với khách hàng nhiều hay ít quyết định rất lớn tới sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Kinh doanh trong một nền kinh tế thị
trường như ở nước ta hiện nay một doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều
thách thức, một trong số đó đến từ các đói thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp luôn tìm cách lôi kéo được nhiều
khách hàng của doanh nghiệp bằng nhiều các biện pháp khác nhau và ngược lại,
cạnh tranh là bình đẳng với cả doanh nghiệp và đối thủ.
Kênh phân phối không chỉ là công cụ đưa sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp đến với người tiêu dùng mà còn là công cụ cung cấp cho doanh nghiệp, là
công cụ quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống kênh phân
phối của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị (Mesco) là một doanh
nghiệp cổ phần chuyên cung cấp các thiết bị máy nông nghiệp. Trong thời gian
qua Công ty đã là nhà phân phối cung cấp cho thị trường những sản phẩm thiết
bị và xây dựng có chất lượng cao của các hãng danh tiếng. Công ty đã thiết lập
một hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại một số huyện của tỉnh nhằm mục tiêu
mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kênh phân phối đồng thời
qua thời gian thực tập tại Công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị
(Mesco) em càng nhận thấy sụ quan trọng của hệ thống phân phối đối với một
doanh nghiệp nói chung và đối với công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư
thiết bị (Mesco) nói riêng, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kênh
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
phân phối tại công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị (Mesco) ”
làm chuyên đề thực tập của mình.
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thu Thủy

đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm báo cáo tổng hợp này, em cũng xin
chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị (Mesco) đã hết sức giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ VẬT TƯ THIẾT BỊ (MESCO)
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Lịch sử ra đời
Tên gọi đầy đủ: Công ty Xây dựng và thiết bị Máy Nông nghiệp (Mesco)
Công ty cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị là doanh nghiệp Nhà nước
thuộc Tổng công ty Xây dựng Thủy Lợi I – Bộ Thủy Lợi cũ nay là Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được thành lập theo Quyết định 921
TC/ QĐ ngày 9/11/1974 của Bộ Trưởng Bộ Thủy Lợi. Với hơn 30 năm xây
dựng và phát triển theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội và chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà nước Công ty đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau
phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Căn cứ Nghị định số 88-CP ngày 06/03/1979 của Hội đồng Chính phủ
quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ Thủy Lợi.
- Căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước
ban hành kèm theo Nghị 388-HĐBT ngày 21/11/1991 và Nghị Định 156-
HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính Phủ đồng ý cho phép thành lập
lại doanh nghiệp Nhà nước tại thông báo số 24-TB ngày 06/02/1993 của Văn
phòng Chính phủ và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Ngày
9/11/1974 Bộ trưởng Bộ Thủy Lợi ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà
nước, và tên Công ty Vật tư thiết bị Thủy Lợi I ra đời - trực thuộc Liên hiệp

các xí nghiệp xây dựng Thủy Lợi I – Bộ Thủy Lợi.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Công ty kinh doanh chủ yếu vào lĩnh vực cung ứng vật tư, thiết bị, phụ
tùng Thủy lợi, khai thác vật liệu xây dựng, nhập khẩu các thiết bị vật tư máy
móc, xe máy theo các dự án, công trình Thủy lợi. Công ty là đơn vị pháp
nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy
phép kinh doanh. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con
dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Ngày 21/9/1996, căn cứ Nghị định 73-CP ngày 01/11/1995 của Chính
phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn. Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước công bố theo
lệnh số 39 L/CTN ngày 30/4/1995 của Chủ tịch nước và Nghị định số 50-CP
ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản
doanh nghiệp Nhà nước và xét đề nghị của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty
Xây dựng Thủy Lợi I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết
định đổi tên doanh nghiệp Nhà nước “Công ty Vật tư thiết bị Thủy Lợi I”
thành “Công ty Vật tư thiết bị và Xây dựng” trực thuộc Tổng Công ty Xây
dựng Thủy Lợi I. Ngày 02/04/1997, công ty Vật tư thiết bị và Xây dựng từ
một thành viên hạch toán độc lập trở thành hạch toán phụ thuộc. Công ty có
quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty Xây dựng Thủy
Lợi I và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng Công ty.
Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, ngày
07/03/2000 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã ký quyết
định số 22/2000/QĐ/BNN-TCCB về việc chuyển “Công ty Vật tư thiết bị và
Xây dựng” thành “Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị”.
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị.
Tên giao dịch đối ngoại: Material – Equipment Supply and Constaction
Joint Stock Company.

SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Tên giao dịch viết tắt: MESCO
Ngày thành lập 28/04/2000
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000069 của Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/06/2000.
Địa chỉ: Số 3B phố Thể Giao – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Số telex (fax): 84.4.9760548
Số điện thoại: 04.9744905
Email:
Người đại diện: Lương Quốc Bình.
Công ty có mức vốn điều lệ là 3.300.000.000 VNĐ. Tổng số vốn này
được chia thành 33.000 cổ phần và được bán toàn bộ cho những người lao
động trong công ty hay nói cách khác cổ phần của người lao động chiếm
100% cơ cấu vốn điều lệ của công ty.
Công ty là một đơn vị pháp nhân hoạt động theo luật pháp Việt
Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch
toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng, hoạt
động theo Điều lệ của Công ty và Luật Doanh nghiệp. Đến nay, công ty
không ngừng lớn mạnh và tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên về
thi công, xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, dân dụng. Từ khi
Công ty chuyển sang cổ phần hóa, công ty vẫn duy trì được sự tồn tại và
không ngừng phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của cơ chế
thị trường.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
2- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Mesco:
2.1 Chức năng:

Chức năng chủ yếu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị
có những nội dung sau:
- Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ thủy lợi và các ngành khác, hàng
tiêu dùng, phương tiện vận tải.
- Tư vấn mua sắm và tổ chức đấu thầu quốc tế vật tư thiết bị, xuất nhập
khẩu vật tư, thiết bị cho các ngành.
- Lắp đặt thiết bị trạm bơm, trạm thủy điện, lắp ráp xe hai bánh gắn
máy dạng IKD (tham gia chế tạo một phần phụ tùng).
- Xây dựng các công trình thủy lợi (đập, cống, trạm bơm, trạm thủy
điện, kè đê sông, đê biển ), các công trình giao thông đường cầu cống, công
trình dân dụng.
2.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện tốt những chức năng trên, công ty Cổ phần Xây dựng và
Vật tư thiết bị có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong đó có kế hoạch kinh doanh xây dựng, kinh doanh xuất
nhập khẩu và các kế hoạch sản xuất kinh doanh khác nhằm phục vụ cho việc
xây dựng các công trình thủy lợi.
- Quản lý các dự án theo quy chế và pháp luật của Nhà nước cũng như
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thực hiện hợp đồng xuất khẩu và
giao dịch đối ngoại.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
- Công ty phải đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước,
đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân
viên trong công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự xã hội theo quy định
luật pháp thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
- Trong quá trình thi công các công trình thủy lợi, công trình giao thông

đường cầu cống, công trình dân dụng, phải tổ chức giám sát chặt chẽ và chịu
trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và kỹ thuật công trình.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước và báo
cáo định kỳ lên Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty. Mọi kế hoạch kinh doanh của công ty được xây dựng
trên cơ sở sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.3 - Quyền hạn:
Công ty được phép ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng về dịch vụ với
các tổ chức trong và ngoài nước về xuất khẩu trực tiếp, kinh doanh hàng hóa,
vật tư thiết bị, ủy thác và nhận ủy thác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện các
bên cùng có lợi.
Công ty còn được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân
hàng Việt Nam và nước ngoài, được huy động từ các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước được phép phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
định của pháp luật về chứng khoán nhằm phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh
doanh của công ty.
Nhà nước cũng cho phép Công ty đặt các chi nhánh, đại diện ở trong và
ngoài nước theo đúng quy định của Pháp Luật Việt Nam và nước bạn hàng.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
3 - Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự của công ty Mesco:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty. Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. ĐHĐCĐ có
quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban
kiểm soát, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hướng
phát triển của Công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty… (ghi
rõ trong Điều lệ Công ty).
Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý Công ty, có toàn
quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,

quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà
không được uỷ quyền. HĐQT của Công ty gồm 5 thành viên do ĐHĐCĐ bầu
ra. HĐQT có quyền quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định
phương án đầu tư, kiến nghị mức trả cổ tức, thời hạn và thủ tục trả cổ tức, xử
lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh, quyết định chế độ thù
lao, các quyền lợi, khen thưởng và xử lý vi phạm của thành viên HĐQT, Ban
giám đốc và Ban kiểm soát… (ghi rõ trong Điều lệ của Công ty).
Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc Công ty do HĐQT bầu ra trong
số thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ lập, chuẩn bị nội dung
chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, tổ chức việc thông qua quyết
định của HĐQT và các quyền hạn trách nhiệm khác ghi trong Điều lệ của
Công ty.
Đại diện theo pháp luật của Công ty là Ban giám đốc. Trong trường
hợp cần thiết, Chủ tịch hội đồng quản trị có thể là đại diện theo pháp luật của
Công ty theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Ban giám đốc: điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày
của Công ty, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của Công ty. Đứng
đầu Ban giám đốc là Giám đốc, sau đó là 3 phó giám đốc phụ trách chuyên
môn (PGĐ phụ trách xây dựng, PGĐ phụ trách kinh doanh, PGĐ phụ trách
thường trực).
Giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm mỗi người trong số họ hoặc
người khác làm Giám đốc, Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày
của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát của Công ty gồm 3 thành viên, trong đó có một người
có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ như: kiểm

tra tính hợp lí, hợp pháp trong quản lý điều hành, đề nghị các biện pháp xử lý
thích hợp cho Chủ tịch HĐQT thực hiện sau khi thẩm định thấy có vi phạm
hay dấu hiệu vi phạm. Báo cáo ĐHĐCĐ về tính chính xác, hợp pháp của
những ghi chép, báo cáo.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
BỘ MÁY QUẢN LÝ THEO KIỂU TRỰC TUYẾN CHỨC NĂNG
ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA SƠ ĐỒ DƯỚI ĐÂY
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
11
Chú thích:
Kiểm tra, giám sát
Chỉ đạo
Báo cáo
Qua lại
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
P.T GIÁM ĐỐC
(XÂY DỰNG)
P.T GIÁM ĐỐC
(NỘI CHÍNH)
P.T GIÁM ĐỐC
(THƯƠNG MẠI)
P.TV MS & ĐTQT
XN XD ĐÊ KÈ & PTNT
P.KH & ĐẦU TƯ
P. KẾ TOÁN
VP ĐD ĐÀ NẴNG

P.H CHÍNH QT
P. KẾ HOẠCH
P. KỸ THUẬT
BAN X. DỰNG
XN XD & TC CƠ GIỚI
P.KẾ HOẠCH
P.KỸ THUẬT
BAN X.DỰNG
TTT. MẠI
TRẠM VT HP
XN KHO VẬN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Phòng hành chính quản trị: Trực tiếp hỗ trợ Giám đốc trong việc thu
thập, tiếp nhận, xử lý thông tin sau đó chuyển tải đến các phó giám đốc, các
phòng ban chức khác của công ty, có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp hội
nghị, hội thảo…
Phòng kế toán tài chính : Quản lý toàn bộ tình hình tài chính, kế
toán của công ty trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đảm bảo
thanh toán cho các hoạt động tài chính của công ty trên cơ sở đã phê duyệt
như: Thanh toán tiền mua sắm trang thiết bị, máy móc, chi trả tiền lương
cho cán bộ công nhân viên… Tổ chức công tác kế toán và hiểu rõ tình hình
tài chính của công ty.
Phòng kỹ thuật và quản lý công trình: Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế
và xây dựng các dự án, công trình xây dựng, kiểm tra tiến độ, chất lượng,
biện pháp thi công, an toàn lao động, tính giá thành công trình thi công…
Phòng thương mại và Marketing: có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc
Công ty tìm kiếm thị trường, xây dựng và tổng hợp các kế hoạch trung và dài
hạn hàng năm của Công ty. Tổ chức công tác tiếp thị, xác định các mặt hàng
kinh doanh sao cho có hiệu quả, lập phương án kinh doanh trình Giám đốc
phê duyệt…

Phòng tư vấn mua sắm và đấu thầu quốc tế: đảm đương toàn bộ các
hoạt động về xuất nhập khẩu của Công ty (như nhận làm uỷ thác xuất nhập
khẩu hàng hoá đa dạng, nhập hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh của Công
ty), tham gia tổ chức đấu thầu…
Các xí nghiệp xây dựng, đội và ban chỉ huy công trường (gọi tắt là
đơn vị thi công): chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty trong công tác xây
dựng, đồng thời cũng là bộ phận thi công trực tiếp của Công ty. Các xí nghiệp
này hạch toán phụ thuộc Công ty.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Xí nghiệp kho vận: có chức năng tổ chức các hoạt động kinh doanh
kho bãi, bốc xếp và vận chuyển hàng hoá cho Công ty và các đơn vị có
nhu cầu.
3.1. Tình hình nhận sự của Công ty Mesco:
Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty gặp rất
nhiều khó khăn vì lao động dôi dư nhiều, trình độ lao động cũng như tay nghề
của đội ngũ cán bộ nhân viên thấp. Tuy nhiên, sau gần 5 năm hoạt động lực
lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đã tăng lên nhanh chóng cả về chất
lượng cũng như số lượng. Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của
Công ty được mô tả qua bảng 1.
Bảng 1 – Lao động của Công ty phân theo trình độ
Chỉ tiêu Số lượng %
Tổng số 296 100
Đại học và trên đại học 87 29,39
Cao đẳng và trung cấp 42 13,85
Công nhân kỹ thuật 168 56,76
Nguồn: Phòng hành chính quản trị
Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty tương đối cao,
số lao động có trình độ đại học chiếm tới 29,39% tổng số lao động trong

Công ty, số công nhân kỹ thuật có bậc tay nghề từ 5/7 trở lên chiếm 45% tổng
số công nhân kỹ thuật.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty hơn ba năm qua được
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
mô tả qua bảng 2.
Bảng 2 – Kết quả kinh doanh của Công ty Mesco (2008 – 2012)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1. Doanh thu 44.000 50.627 59.204,30 69.528,5 89.250
2. Lợi nhuận thực hiện 917,37 1.463,12 1.968,40 2.433,50 3.073,75
3. Số nộp ngân sách 1.165,1 1.858,12 2.499,50 3.320,60 3.600,5
4. TNBQ 1 người/LĐ 1 1,15 1,27 1,48 1,5
5. Tỷ suất LN/đầu tư 2,08% 2,89% 3,32% 3,49% 3,49%
Nguồn: Phòng kế toán
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty hơn 5 năm qua là tốt.
Doanh thu liên tục qua các năm với tỷ lệ tăng khá cao gần 15% cụ thể là năm
2009 so với năm 2008 tăng 6627 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,06%.
Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 8577 triệu đồng tương ứng với tỷ

lệ tăng 16,94%. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 10.324,2 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,44%; năm 2012 so với năm 2009 tăng 19.721,5
triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 26,36%.
Lợi nhuận thực hiện, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Công ty cũng liên
tục tăng. Nhưng tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu (22% so
với 15%).
Hàng năm, Công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước một khoản đáng
kể. Năm 2008 Công ty nộp ngân sách hơn 3.600 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên qua từng năm
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
với tỷ lệ tăng gần 16,2%. Vì vậy đời sống của người lao động trong Công ty
cũng dần được cải thiện.
Tóm lại các chỉ tiêu của Công ty liên tục tăng với tỷ lệ cao chứng tỏ
Công ty có tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ
QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ VẬT TƯ THIẾT BỊ (MESCO)
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1. Các nhân tố chủ quan tại Công ty cổ phần xây dựng và Vật tư
Thiết bị.
Nhìn một cách khái quát, vốn đầu tư phát triển có sự gia tăng đáng kể
qua các năm, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của Công ty và thể hiện
hoạt động đầu tư đã luôn được quan tâm đúng mức. Trong 5 năm 2008 –
2012, tổng vốn đầu tư phát triển của Công ty lên tới 4.578 tỷ đồng với khối

lượng vốn đầu tư thực hiện luôn luôn tăng năm sau cao hơn năm trước, có
thể thấy xu hướng đó qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Sự phát triển của Công ty cổ phần xây dựng
và vật tư thiết bị qua các năm
Năm Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) 125 352 840 1.471 1.790
So với năm trước (%) - 181,6 138,6 075,1 021,7
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết công tác SXKD và xây dựng
Đảng từ năm 2008 đến năm 2012
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Từ bảng số liệu trên, dễ dàng nhận thấy, xét về số tuyệt đối, vốn đầu tư
phát triển có sự gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2008, khối lượng vốn
đầu tư thực hiện của Công ty chỉ có 125 tỷ đồng, thì đến năm 2012, khối
lượng vốn đầu tư thực hiện đã đạt 1.790 tỷ đồng, tức là gấp đến hơn 14 lần.
Kết quả này có được là do lãnh đạo Công ty đã có những quyết sách đúng đắn
trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư với sự phát triển của
Công ty, từ đó mở rộng quy mô và lĩnh vực đầu tư.
Vốn đầu tư từ năm 2006 đến nay có sự gia tăng đột biến so với các năm
trước là do chủ trương đa dạng hoá ngành nghề của Công ty, nhằm thích ứng

với nhu cầu và sự vận động biến đổi của thị trường cũng như tăng khả năng
cạnh tranh. Nếu như trước đây, ngành kinh doanh chính của Công ty là xây
dựng, thuỷ lợi, thì hiện nay, Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sang
nhiều lĩnh vực khác như: xây dựng và kinh doanh nhà, khu đô thị, khu công
nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng, các công trình cơ sở hạ tầng và
giao thông, sản xuất công nghiệp (xi măng, thép…). Vốn đầu tư cho nhà
xưởng, cho lực lượng xe máy, thiết bị, công nghệ, nhân lực… nhằm phục vụ
các lĩnh vực mới này đã làm tổng vốn đầu tư tăng mạnh. Năm 2009, vốn đầu
tư phát triển tăng 181,6% so với năm 2008 và tiếp tục tăng trong các năm gần
đây, mặc dù tốc độ có chậm lại, do hoạt động đầu tư đã dần dần đi vào ổn
định (năm 2009 vốn đầu tư tăng 138,6% so với năm 2008; năm 2010 tăng
075,1% so với năm 2009 và năm 2012 tăng 021,7% so với năm 2011.
Có thể đánh giá chính xác xem xét cơ cấu đầu tư của Công ty.
2. Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần xây dựng và
Vật tư thiết bị xét theo cơ cấu đầu tư.
+ Vốn đầu tư phát triển
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Sơ đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty cổ phần
xây dựng và vật tư thiết bị.
Vốn đầu tư phát triển của Công ty xây dựng và vật tư thiết bị được hình
thành từ ba nguồn cơ bản: nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn
doanh nghiệp tự bổ sung và nguồn vốn vay.
Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của Công ty được thể
hiện qua bảng sau:
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
18
Các nguồn vốn ĐTPT
của Công ty

Vốn NSNN cấp Vốn DN tự bổ sung Vốn vay
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Bảng 4: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển
của Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính : Triệu đồng
Tổng vốn
ĐTPT
Vốn NSNN Vốn tự
bổ sung
Vốn vay
Năm
2008
Vốn thực hiện (tr. đồng) 124.598 10.080 25.555 88.963
Tỷ lệ % 100 8,09 20,51 71,40
Năm
2009
Vốn thực hiện (tr. đồng) 352.154 19.932 59.127 273.095
Tỷ lệ % 100 5,66 16,79 77,55
Năm
2010
Vốn thực hiện (tr. đồng) 840.059 41.415 144.742 653.902
Tỷ lệ % 100 4,93 17,23 77,84
Năm
2011
Vốn thực hiện (tr. đồng) 1.471.327 40.167 254.392 1.176.768
Tỷ lệ % 100 2,73 17,29 79,98
Năm
2012
Vốn thực hiện (tr. đồng) 1.790.215 39.206 311.676 1.439.333
Tỷ lệ % 100 2,19 17,41 80,40

Nguồn: Phòng TC-Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị
+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp
Bước sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền chủ động cho
các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự tìm hướng kinh doanh, tự hạch
toán và điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp. Hơn nữa, Nhà nước cũng
thực hiện giảm cấp vốn trực tiếp bằng tiền mà cấp vốn gián tiếp thông qua
những ưu đãi về thuế, về giá thuê đất, giá điện, nước… Lúc này, vốn ngân sách
không còn đóng vai trò quyết định mà chỉ so tính chất định hướng, hỗ trợ.
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung
Trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước cấp có chiều hướng giảm sút,
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Công ty xây dựng và vật tư thiết bị đã quan tâm đến việc khai thác nguồn vốn
tự có phục vụ cho hoạt động đầu tư. Cơ cấu nguồn vốn này đã tăng lên đáng
kể qua các năm, bình quân chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư.
Lợi nhuận tăng liên tục, tạo điều kiện để Công ty không ngừng mở
rộng quy mô đầu tư. Riêng năm 2010, Công ty đã thu được số lợi nhuận là 87
tỷ đồng, tăng 89,13% so với năm 2009. Nguồn vốn tự bổ sung cũng có được
từ việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong Công ty.
+ Vốn vay
Hiện nay, vốn vay là nguồn huy động chủ yếu của Công ty xây dựng và
vật tư thiết bị để thực hiện đầu tư. Trong giai đoạn 2006 – 2010, vốn vay
chiếm 69,74% tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Những năm gần
đây, vốn vay đã chiếm trên 70%, thậm chí năm 2012 vốn vay chiếm đến
80,4% vốn đầu tư của Công ty. Tuy nhiên, vấn đề này cần được xem xét trên
hai khía cạnh, bởi việc vay vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch trả nợ hợp lý
để tránh rơi vào tình trạng số nợ đến hạn phải trả quá lớn, vượt tầm kiểm soát.
Hơn nữa, thủ tục cho vay của ngân hàng còn rườm rà, phức tạp, có thể ảnh

hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
+ Đầu tư cho máy móc, thiết bị
Trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty, vốn dành cho đầu tư máy móc,
thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường là trên 50% tổng vốn đầu tư. Về số
tuyệt đối, khối lượng vốn đầu tư dùng để mua sắm, đổi mới hoặc cải tạo máy
móc, thiết bị cũng có xu hướng gia tăng.
+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Để tồn tại và không ngừng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
biết sử dụng một cách hiệu quả các nguồn nhân lực của mình. Trong đó
nguồn nhân lực khả năng sáng tạo vô tận là nguồn nhân lực duy nhất có thể
thay đổi công nghệ, kỹ thuật của một nền kinh tế - xã hội và làm cho những
thay đổi này thực hiện được là nguồn lực khiến cho các nguồn lực khác hoạt
động và được xem là nhân tố cơ bản tạo động lực trong mọi doanh nghiệp.
Hàng năm, Công ty lập ra một ban tuyển dụng và tổ chức thi sát hạch
để tuyển lao động vào làm việc theo nhu cầu của Công ty và các đơn vị
thành viên.
Công ty cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị chủ yếu Xây dựng đê kè
và cơ sở hạ tầng theo hợp đồng của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
với các đối tác nông nghiệp Việt Nam, trong đó 80% tỷ trọng máy móc xuất
khẩu còn nguyên vật liệu xây dựng là của trong nước. Chính vì vậy, máy móc
do các đối tác nước ngoài cung cấp theo đơn đặt hàng. Với những đơn đặt
hàng không kèm theo nguyên vật liệu thì Công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên
vật liệu từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đối với cơ sở hạ tầng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty chủ động tìm các loại nguyên vật liệu
trong nước một cách tối đa để giảm giá thành.
Nhìn chung nguồn lao động tại Công ty cổ phần Xây dựng và Vật tư
Thiết bị thường ổn định. Về cơ cấu giới tính, lao động nữ thường chiếm tỷ lệ

cao, khoảng 80% trong tổng số cán bộ công nhân viên, còn số công nhân
chiếm khoảng 8%. Mặt khác, tuỳ theo yêu cầu sản xuất của Công ty, hàng
tháng Công ty có thể thuê thêm lao động ngoài để bổ xung thêm cho lực
lượng lao động vận chuyển máy móc thiết bị và Vật tư kỹ thuật. Chất lượng
nguồn lao động nói chung đều có xu hướng tăng qua mỗi năm, đặc biệt là
những lao động trẻ có tay nghề, có khả năng tiếp thu các kỹ thuật công nghệ
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
tiên tiến, hiện đại. Về điều kiện an toàn lao động, Công ty đều trang bị các
thiết bị, dụng cụ bảo hiểm cho người lao động, giúp người lao động an tâm
làm việc. Mặt khác, Công ty cũng tích cực đóng bảo hiểm cho công nhân viên
chức toàn Công ty, do đó đã tạo lập được niềm tin đối với người lao động.
Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty tương đối cao,
số lao động có trình độ Đại học chiếm tới 29,39% tổng số lao động trong
Công ty, số công nhân kỹ thuật có bậc tay nghề từ 5/7 trở lên chiếm 45% tổng
số công nhân kỹ thuật. Kết quả này có được là do hàng năm Công ty không
ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ Công ty để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của việc hiện đại hoá trang thiết bị bằng các lớp tập huấn. Cho đến nay,
công nhân của Công ty hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ
Hiện nay, Công ty thực hiện trả lương dựa trên cơ sở cống hiến và hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Do chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần,
ngoài bậc lương và hệ số lương, thưởng kèm theo, công nhân viên còn được
nhận thêm tiền lãi cổ tức. Lương trung bình theo số liệu năm 2008 là
2.500.000 đồng/người/tháng so với trước cổ phần hoá, con số này chỉ là
1.000.000 đồng/người/tháng. Đây là con số đáng trân trọng và khích lệ của
Công ty sau khi chuyển đổi sở hữu.
Đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị:
Thời kỳ đầu mới thành lập, Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết
bị đã được Nhà nước trang bị một số máy công nghiệp, tuy nhiên do các thiết

bị này đã cũ và lạc hậu nên công suất khá thấp. Hiện nay, sau nhiều lần đổi
mới thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, Công ty đã có một cơ sở vật chất kỹ
thuật khang trang hiện đại. Giá trị máy móc thiết bị trong cơ cấu tài sản của
Công ty hiện nay chiếm gần 60% tổng số vốn cố định, trong đó chủ yếu là các
thiết bị mới nhập về từ nước ngoài với công suất lớn và đây chính là điều kiện
thuận lợi để Công ty khai thác tốt tiềm năng về máy móc thiết bị lao động của
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
22
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PT GIÁM ĐỐC
(Thương mại)
PTGIÁM ĐỐC
(Nội chính)
9
9Nôi
PTGIÁM ĐỐC
(Xây dựng)
TRẠM
VT HP
X.N
KHO
VẬN
P.HC
QT
PH
KH-ĐT
P.KẾ
TOÁN

P TVMS
& ĐTQT
VP Đ D
ĐÀ
NẴNG
XN XD ĐÊ
KÈ & PTHT
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG

KỸTHUẬ
T
BAN
XÂY
DỰNG
XN XD &
TC
CƠ GIỚI
TT
T.MẠI
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
Công ty. (Xem sơ đồ trang bên)
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị được
thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ phân cấp quản lý Công ty cổ phần
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
+ Đầu tư cho cơ sở hạ tầng:

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đầu tư được Công ty cổ phần Xây
dựng và Vật tư Thiết bị chú trọng nhất. Từ năm 2006 đến nay, Công ty đã
thực hiện được rất nhiều dự án có số vốn lớn và đã đưa vào sử dụng mang lại
hiệu quả cao. Các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Dự án 470 (dự án đầu tư cải tạo và mở rộng Cơ sở hạ tầng được
thực hiện trong năm 2012:
 Tổng mức đầu tư: 19.365.661.000 đồng, trong đó:
 Vốn xây lắp: 14.847.361.000 đồng
 Vốn thiết bị: 4.418.300.000 đồng
 Vốn kiến thiết cơ bản khác: 100.000.000 đồng
Bảng 5 : Các hạng mục xây lắp của dự án 470
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên hạng mục
Theo QĐ phê duyệt số:
470/QĐ KTĐT ngày
21/10/1999 của VINATEX
Tổng dự toán
được duyệt
Khối lượng Thành tiền
Xây lắp
16.700 14.847,361
1 Xây móng nhà 5 tầng
và hoàn thiện 1500 m
2
tầng 1 để làm kho
12.000 12.000
2 Xây tầng II nhà sản
xuất số 3 làm kho
1500 m
2

1.926,6
3 Xây tầng III nhà sản xuất
số 3 làm xưởng máy
1500 m
2
874,26
4 Xây dựng lắp đặt 1
giếng khoan và cải tạo
hệ thống lọc
4.700 593,245
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thu Thủy
5 Hệ thống điện chiếu
sáng + Điện động lực
2 tầng 350
6 Hệ thống cấp nước 2 tầng 50
7 Lắp đặt trang thiết bị
PCCC
53,256
- Do cơ sở vật chất của Công ty đã khá cũ kỹ, lạc hậu từ năm 1960
đến nay và mục tiêu của Công ty đến năm 2012 là đa dạng hoá sản phẩm,
chuyên môn hoá sản phẩm trong từng xí nghiệp, đầu tư chiều sâu nhằm hiện
đại hoá dây chuyền sản xuất, đồng thời nhu cầu trong và ngoài nước về sản
phẩm của Công ty ngày càng cao, Công ty đã thực hiện dự án 471 đồng bộ
hoá và nâng cấp cơ sở hạ tầng Công ty Xây dựng và Vật tư kỹ thuật Tổng
mức vốn đầu tư của dự án là 6.725,7 triệu đồng, trong đó vốn xây lắp là
2.645,7 triệu đồng, vốn thiết bị là 3.880 triệu đồng, vốn kiến thiết cơ bản khác
là 60 triệu đồng, dự phòng: 140 triệu đồng. Nguồn vốn huy động cho dự án là
vốn vay 100% theo vốn ưu đãi của Nhà nước với lãi suất 0,81%/tháng và

được khởi công trong năm 2012.
+ Đầu tư phát triển cho công nghệ, máy móc thiết bị
Cùng với việc đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng thì Công ty cổ
phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị cũng đã tích cực và chủ động đầu tư vào
máy móc thiết bị công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của các khách hàng trong và ngoài
nước. Kể từ năm 2011, Công ty đã có nhiều dự án tăng cường khả năng công
nghệ cho Công ty, do vậy đã tạo ra một bộ mặt mới hiện đại, tăng cường vị
thế của Công ty trên trường quốc tế. Các dự án quan trọng đầu tư cho công
nghệ, máy móc thiết bị từ năm 2011 đến nay.
1.2.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
SVTH: Nguyễn Đức Việt Lớp: QTKDTH - 3A
25

×