Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
MỤC LỤC
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CBCNV Cán bộ công nhân viên
LĐTL Lao động tiền lương
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NLĐ Người lao động
TCKT Tài chính kế toán
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VNĐ Việt Nam Đồng
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
LỜI NÓI ĐẦU
Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì tiền lương là một trong
những vấn đề rất quan trọng, vì đó chính là khoản thù lao cho công lao động
của người lao động. Lao động chính là hoạt động tay chân và trí óc của con
người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích
đáp ứng nhu cầu của con người. Trong doanh nghiệp, lao động là yếu tố cơ
bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra
liên tục, thường xuyên thì chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả
thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nền sản xuất xã hội ngày
càng phát triển yêu cầu và trình độ quản lý ngày càng cao, kế toán càng khẳng
định được vai trò là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh tế - tài
chính, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo, kiểm
tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ
động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động
hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động
của con người thì tư liệu lao động (như công cụ sản xuất, ruộng đất, phương
tiện giao thông, vận tải,…) chỉ là những vật vô dụng. Đối với người lao động,
sức lao động họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể, đó là tiền công (tiền
lương) mà người lao động trả cho họ. Việc trả thù lao hợp lý sẽ kích thích
được toàn bộ lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kỹ
năng – kỹ xảo, tăng năng suất lao động góp phần tăng lợi nhuận. Do đó, việc
nghiên cứu tìm hiểu công tác kế toán tiền lương tại doanh nghiệp giúp cán bộ
quản lý hoàn thiện các vấn đề về tiền lương sao cho đúng, đủ, phù hợp với
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
chính sách của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao
động. Hoàn thiện kế toán tiền lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác
chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
nhờ giá cả hợp lý.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư Việt
Hà, em nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay. Em chọn đề tài
“Hoàn thiện kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH một thành viên đầu tư Việt Hà” làm chuyên đề.
Chuyên đề gồm có 3 chương :
Chương I: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Công ty TNHH một thành viên đầu tư Việt Hà.
Chương II: Thực trạng kế toán lao đông, tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư Việt Hà.
Chương III: Hoàn thiện kế toán lao động, tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư Việt Hà.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
1.1. Đặc điểm lao động tiền lương của Công ty.
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả lãnh đạo Công ty bia Việt Hà luôn
trú trọng đến chất lượng lao động. Định hướng mục tiêu của Công ty là người
lãnh đạo không những am hiếu ngành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức
chuyên môn. Những năm qua các hình thức đào tạo Công nhân mới được
Công ty áp dụng khá triệt để. Công ty có hơn 3/5 số công nhân đã được đào
tạo về nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ bình quân của công nhân hiện nay là
4,5. Hàng năm công ty đều tiến hành tuyển dụng thêm những kỹ sư giỏi lành
nghề. Hiện nay số lao động trong biên chế của Công ty là 314 người. Chất
lượng lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu bao gồm: Độ tuổi và trình độ
học vấn.
Bảng số 1.1: Cơ cấu theo độ tuổi lao động của Công ty (2012).
Tuổi Số người Tỷ lệ (%)
Dưới 30 136 43.31
Từ 30-35 130 41.40
Từ 36-40 29 9.24
Từ 41-45 08 2.55
Trên 45 11 3.50
(Nguồn: Phòng Tổ chức)
Bảng số 1.2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (2012).
Trình độ Số người Tỷ lệ(%)
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Cao học 14 4.46
Đại học 52 16.56
Cao đẳng 80 25.48
Công nhân kỹ thuật 168 53.50
(Nguồn: Phòng Tổ chức
Qua bảng tổng hợp về cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo trình độ học
vấn của đội ngũ lao động trong Công ty bia Việt Hà có thể nhận xét sơ bộ như
sau: Lực lượng lao động của Công ty là tương đối trẻ , số lượng lao động dưới
35 tuổi chiếm hơn 80% . Đây là một nhân tố tích cực góp phần cho kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới sẽ tăng trưởng
tốt. Trình độ học vấn của đội ngũ lao động cũng tương đối tốt do hằng năm
Công ty đã bố trí một số công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn hạn và dài
hạn tại một số trường Đại học cũng như các trường kỹ thuật.
Tính chất lao động tương đối ổn định.
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty.
Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau, tùy theo đặc điển hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và
trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương chính đó là: Trả lương
theo tháng và trả lương khoán theo thời vụ mà cụ thể là hình thức trả lương
theo tháng.
Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào chức
vụ và phụ cấp trách nhiệm (nếu có) đối với mọi công nhân viên văn phòng và
công nhân của nhà máy, còn công nhân mùa vụ tính theo lương khoán.
1.3. Chế độ trích nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại
Công ty.
- Hàng tháng, Công ty và người lao động có trách nhiệm nộp các loại
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật
Bảo hiểm y tế hiện hành. Tổng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng
bằng 30.5% tiền lương trong hợp đồng lao động, trong đó Công ty đóng 21%,
người lao động đóng góp 9.5%, cụ thể:
+ BHXH 24% trong đó Công ty đóng 17% ( 13% vào quỹ hưu trí, tử
tuất; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 1 % vào quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp); người lao động đóng 7%.
+ BHYT 4,5% trong đó Công ty đóng 3%, người lao đọng đóng 1.5%.
+ BHTN 2% trong đó Công ty đóng 1%, người lao động đóng 1%.
- Kinh phí công đoàn 2% Công ty đóng hoàn toàn ( trong 2% kinh phí
đó: 40% nộp lên Công đoàn cấp trên, còn 60% được để lại chi; trong 60% để
lại chi: 20% chi phụ cấp cán bộ Công đoàn, 10% dùng vào việc chi tiêu hành
chính Công đoàn, 20% chi thăm hỏi đoàn viên Công đoàn, 50% chi cho các
hoạt động phong trào).
Vậy, tổng các khoản trích theo lương là 32.5% trong đó Công ty đóng
23%, người lao động đóng 9.5%.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty.
Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh
doanh ở các doanh nghiệp nói riêng diễn ra thường xuyên và liên tục thì vấn
đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Để làm được điều đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải trả thù lao cho người lao động tương xứng với sức lao
động mà người lao động bỏ ra cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành lên
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý lao động cũng
chính là tiết kiệm về chi phí lao động sống dẫn đến hạ giá thành sản phẩm tạo
điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
- Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công
tác quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Hiện nay, Công ty
TNHH một thành viên Đầu tư Việt Hà đang quản lý lao động theo hai loại
bao gồm:
+ Lao động trong biên chế: Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng Giám Đốc,
Kế toán trưởng, Giám Đốc, Phó Giám Đốc.
+ Lao động dài hạn: Gồm tất cả các cán bộ công nhân viên còn lại trong
Công ty.
* Quỹ tiền lương bao gồm:
- Quỹ tiền lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong
thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ bao gồm tiền lương cấp bậc
và các khoản phụ cấp, lương thâm liên.
- Quỹ tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong những
thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy
định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã
hội, hội họp, học tập…
* Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổ chức trong công tác tổ chức
quản lý tiền lương tại Công ty:
- Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ đề nghị
khen thưởng, trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Thực hiện công tác tổ chức,
xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng nội dung phân cấp quản lý nhân viên. Đánh giá, đề bạt, điều
động cán bộ nhân viên. Quản lý hồ sơ nhân viên, quản lý tình hình sử dụng
lao động. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công tác tiền lương, công tác
bảo hộ lao động.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, chuẩn bị các thủ thục bổ nhiệm, bãi miễn,
đề bạt cán bộ và nâng bậc, chuyển ngạch lương.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
- Chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động như hưu trí,
thôi việc, BHYT,BHXH, BHTN và các chế độ khác có liên quan đến người
lao đông.
- Quản lý hồ sơ cán bộ, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc,
chuẩn bị các hợp đồng lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng
nghiệp vụ trên cơ sở kế hoạch lao động cùng với phòng Kế toán tài vụ xây
dựng tổng quỹ tiền lương trong toàn Công ty.
- Tham mưu cho bộ máy lãnh đạo Công ty về tổ chức bộ máy và bố trí
cán bộ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư
Việt Hà.
2.1.1. Chứng từ sử dụng.
Các chứng từ sử dụng trong kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích
theo lương là các chứng từ ban đầu về lao động về chứng từ thanh toán như:
*. Chứng từ ban đầu về lao động.
+ Mẫu số 01 - LĐTL: Bảng chấm công.
+ Mẫu số 03 - LĐTL: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
+ Mẫu số 08 - LĐTL: Hợp đồng giao khoán.
*. Chứng từ thanh toán:
+ Mẫu số 02 - LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương
+ Mẫu số 11 - LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Ta có sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ như sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương.
2.1.2. Phương pháp tính lương
Công việc tính lương tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Việt Hà
cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính kế toán.
Thời gian để tính lương phải trả cho người lao động là hàng tháng. Căn cứ để
tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động(ngoài chấm công bằng bảng
chấm, người lao động còn phải chấm tay vào máy chấm công giờ đến và giờ
về). Căn cứ để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao đông, kết quả lao
động và các chứng từ khác có liên quan như giấy nghỉ phép, nghỉ ốm…Tất cả
các chứng từ trên được kế toán kiểm tra trước lúc tính lương.
Sau khi đã kiểm tra các chứng từ và kiểm tra sự khớp nhau giữa bảng chấm
công và và máy chấm công, kế toán tiến hành tính lương, trợ cấp cho người lao
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
Giấy nghỉ
ốm, hội họp
Bảng chấm
công
Các chứng từ xác
nhận kết quả
Bảng thanh toán
lương phòng ban
Bảng thanh toán
lương toàn Công ty
Bảng phân bổ tiền
lương và BHXH
Sổ cái
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại Công ty. Trên cơ sở các bảng
thanh toán, kế toán tiến hành phân loại tiền lương theo đối tượng sử dụng lao
động để tiến hành lập chứng từ phân bổ tiền lương vào chi phí kinh doanh.
Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào chức vụ
và phụ cấp trách nhiệm (nếu có) đối với mọi công nhân viên biên chế còn
công nhân mùa vụ thì tính theo lương khoán.
Ví dụ 1: Trả lương cán bộ công nhân viên theo tháng (ngày công) .
Anh Đỗ Anh Tuấn ( tổ men) trong tháng 04/2013 số ngáy công anh làm
thực tế là 20 công và cộng thêm 02 ngày nghỉ lễ, tổng cộng là 22 công . Mà
mức lương Công ty trả anh là 100.000 đồng/ ngày, Công ty còn trả phụ cấp
trách nhiệm cho anh là 400.000 đồng/ tháng. Vậy mức lương tháng 04/2013
của anh Tuấn là:
(22 x 100.000) + 400.000 = 2.600.000 (đồng/ tháng).
Ví dụ 2: Trả lương công nhân theo mùa vụ bằng mức lương khoán.
Anh Nguyễn Tiến Dũng, vận chuyển bom bia trong tháng 04/2013. Số
ngày công anh làm là 20 công, công thêm 02 công lễ. tiền công là 100.000
đồng/ ngày. Ngoài ra cuối tháng anh được phụ cấp 600.000 đồng.
Vậy lương tháng 04/2013 của anh Dũng là:
(22 x 100.000) + 600.000 = 2.800.000 (đồng/ tháng).
Thời gian tính lương, tính thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản khác
phải trả cho người lao động là theo tháng.
Ngoài chế độ tiền lương Công ty còn tiến hành xây dựng chế độn tiền
thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động kinh doanh nhằm
khuyến khích người lao động có nhiều đống góp cho sự phát triển của Công ty.
2.1.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân
viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng, bảo
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
* Bên nợ:
- Phản ánh khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên.
- Tiền lương, tiền công và các khoản đã trả cho công nhân viên.
- Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh.
* Bên có:
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải
trả cho công nhân viên.
* Dư nợ (nếu có): Phản ánh số trả thừa cho công nhân viên.
* Dư có: Phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả
cho công nhân viên.
TK 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: thanh toán lương và
thanh toán các khoản khác.
TK 334 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
TK 3341 “Phải trả công nhân viên”: Phản ánh các khoản phải trả và
thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên về tiền lương, tiền tưởng có
tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của
công nhân viên.
TK 3348 “Phải trả người lao động khác”: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài
công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng có tính chất tiền
công và các khoản thuộc về thu nhập của người lao động.
* Trình tự hạch toán:
- Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ:
+ Nợ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 334: Phải trả người lao động.
+ Nợ TK 6271: Chi phí quản lý phân xưởng.
Có TK 334: Phải trả người lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
+ Nợ TK 6421: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334: Phải trả người lao động.
- Phản ánh tiền ăn ca:
Nợ TK 622, 627, 641, 642.
Có TK 334.
- Phản ánh BHXH phải trả công nhân viên trong kỳ.
Nợ TK 3383
Có TK 334
- Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên.
Nợ TK 334: Tổng số tiền khấu trừ vào lương.
Có TK 141: Khấu trừ tiền tạm ứng thừa.
Có TK 1388: Khấu trừ tiền công nhân phạm lỗi phải bồi thường
Có TK 338: Thuế thu nhập nộp hộ công nhân viên.
Có TK 3382, 3383, 3384, 3389: Quỹ BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ công nhân viên phải nộp.
- Phản ánh tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ăn ca
Thực tế doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên.
Nợ TK 334
Có TK 111, 112.
+ Đối với tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334
Có TK 338
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ.
- Doanh nghiệp tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công
nhân viên sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 335
- Khi công nhân thực tế nghỉ phép: Phản ánh số tiền lương nghỉ phép
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ.
Nợ TK 335
Có TK 334
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tiền lương tại Công ty.
TK 111, 112 TK 334
TK 622, 627, 641, 642
(6) (1)
TK 3388
(7b) (7a)
(2) TK4311
TK 138, 141
(8)
TK 335 TK 622
(3b) (3a)
TK 333
(9)
TK 3383
(4)
TK3382, 3383, 3384, 3389
TK 421
(10) (5)
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Chú thích:
(1). Tiền lương và những khoản có tính chất lương phải trả cho NLĐ
(2). Tiền lương phải trả cho NLĐ trích từ quỹ khen thưởng hoặc tính
vào chi phí kinh doanh.
(3a). Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch.
(3b). Tiền lương thực tế phải trả cho NLĐ.
(4). BHXH phải trả cho người lao động.
(5). Tiền lương phải trả cho NLĐ.
(6). Thanh toán cho NLĐ
(7a). Tiền lương giữ hộ NLĐ
(7b). Trả tiền giữ hộ cho NLĐ.
(8). Khấu trừ các khoản tiền phạt, tiền bồi thường, tiền tạm ứng vào
lương.
(9). Thu hộ thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.
(10). Thu quỹ BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ.
2.1.4 Quy trình kế toán.
Vào cuối hàng tháng sau khi các phòng ban và bộ phận gửi bảng chấm
công và các giấy tờ liên quan (giấy nghỉ phép, giấy nghỉ ốm…) lên Phòng tài
chính thì kế toán tiến hành tính lương và phân bổ tiền lương cho các bộ phận
cùng các chứng từ liên quan…để đảm bảo người lao động được nhận lương
đúng hạn vào ngày đầu tháng. Cụ thể như sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Biểu 2.1. Bảng chấm công thán g04/1013.
ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
Mẫu số: 01A-LĐTL
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 10/03/2006 của
Bộ trưởng BTC)
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 04/2013
T
T
Họ và tên
Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Đặng Trần Kiên 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 0 0 1 L 22
2 Hoàng Tuấn Tú 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
3 Nguyễn Ngọc
Tuấn
1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
4 Trương Trường
Thịnh
1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
5 Vi Thị Kim Anh 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
6 Bùi Ngọc Bích 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
7 Đoàn Thị Huệ 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
8 Nguyễn Thu
Hường
1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
9 Trần Hoà Bình 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
10 Nguyễn Kim Cúc 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 L 0 0 1 1 1 1 1 0 0 1 L 22
Cộng 10 10 10 10 10 0 0 10 10 10 10 10 0 0 10 10 10 10 10 0 0 10 10 10 10 10 0 0 10 10 220
NGƯỜI DUYỆT PHỤ TRÁCHĐƠN VỊ/PHÒNG BAN NGƯỜI CHẤM CÔNG
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Biểu 2.2. Bảng lương bộ phận trực tiếp sản xuất
ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
BỘ PHẬN: TỔ MEN
BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
Tháng 04/2013
Đơn vị tính: đồng
TT Họ và tên
Mức lương
Mức lương
theo ngày
Số ngày
công
Tổng lương
theo tháng
Các khoản khấu trừ
Số còn lĩnh
Lương
tháng
Lương
trách nhiệm
Tiền tạm
ứng
Khoản trích
theo lương
A B 1 2 3 = 1/22 4 5 = 3 x 4
+2
6 7 8 = 5 - 6 – 7
1 Nguyễn Thu Hường 2,800,000 100,000 127,272 20 + 2L 2,900,000 266,000 2,634,000
2 Phạm Thị Anh 2,200,000 100,000 20 +2L 2,200,000 800,000 209,000 1,191,000
3 Bùi Văn Nam 2,800,000 127,272 20 +2L 2,800,000 600,000 266,000 1,934,000
4 Nguyễn Văn Hợi 2,200,000 400,000 100,000 20 +2L 2,600,000 209,000 2,391,000
5 Trần Thị Hà 2,800,000 127,272 20 +2L 2,800,000 266,000 2,534,000
6 Nguyễn Thị Nhài 2,800,000 127,272 20 +2L 2,800,000 266,000 2,534,000
7 Trần Thị Mười 2,500,000 113,636 20 +2L 2,500,000 237,500 2,262,500
8 Nguyễn Văn Tú 2,200,000 200,000 100,000 20 +2L 2,400,000 209,000 2,191,000
9 Đỗ Anh Tuấn 2,200,000 400,000 100,000 20 +2L 2,600,000 209,000 2,391,000
10 Nguyễn Thị Tươi 2,800,000 127,272 20 +2L 2,800,000 266,000 2,534,000
11 Nguyễn Văn Hoài 2,200,000 100,000 20 +2L 2,200,000 209,000 1,991,000
12 Mai Lệ Hằng 2,500,000 113,636 2L 1.505.500 237,500 1.268.000
13 Lưu Văn Huy 2,500,000 200,000 113,636 20 +2L 2,700,000 500,000 237,500 1,962,500
Tổng cộng 32,500,000 1,300,000 32,805,500 1,900,000 3,087,500 27,818,000
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013.
NGƯỜI LẬP BIỂU Thủ trưởng đơn vị
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Biểu 2.3. Bảng lương bộ phận trực tiếp sản xuất.
ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
BỘ PHẬN: VẬN CHUYỂN BOM BIA
BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
Tháng 04/2013
Đơn vị tính: đồng
TT Họ và tên Mức lương Lương khoán Tổng lương Các khoản khấu trừ
Lương tháng
Lương trách
nhiệm
Tiền tạm ứng
Khoản trích
theo lương
A B 1 2 3 4 = 1 + 3 5 6 7 = 4 -5 - 6
1 Nguyễn Văn Nguyên 2,500,000 1,500,000 4,000,000 237,500 3,762,500
2 Trần Thị Hoà 2,500,000 1,200,000 3,700,000 237,500 3,462,500
3 Phạm Đức Long 2,800,000 700,000 3,500,000 266,000 3,234,000
4 Nguyễn Tiến Dũng 2,200,000 600,000 2,800,000 209,000 2,591,000
5 Bùi Văn Phong 2,800,000 1,100,000 3,900,000 266,000 3,634,000
6 Đỗ Thị Hoa 2,200,000 650,000 2,850,000 209,000 2,641,000
7 Nguyễn Văn Hưng 2,200,000 320,000 2,520,000 209,000 3,311,000
8 Trần Mạnh Quân 2,500,000 700,000 3,200,000 237,500 2,962,500
9 Đinh Tuấn Anh 2,500,000 850,000 3,350,000 237,500 3,112,500
10 Bùi Vinh Hải 2,500,000 200,000 2,700,000 237,500 2,462,500
Tổng cộng 24,700,000 7,820,000 32,520,000 2,346,500 31,173,500
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013.
NGƯỜI LẬP BIỂU Thủ trưởng đơn vị
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Biểu 2.4. bảng lương bộ phận quản lý phân xưởng
ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG
Tháng 04/2013
Đơn vị tính: đồng
TT Họ và tên
Mức lương
Mức lương
theo ngày
Số ngày
công
Tổng lương
theo tháng
Các khoản khấu trừ
Số còn lĩnh
Lương
tháng
Lương
trách nhiệm
Tiền tạm
ứng
Khoản trích
theo lương
A B 1 2 3 = 1/22 4 5 = 3 x 4 +2 6 7 8 = 5 - 6 - 7
1 Nguyễn Thị Mai 3,200,000 500,000 145,454 22 3,700,000 304,000 3,396,000
2 Trần Linh Hoa 3,200,000 145,454 22 3,200,000 500,000 304,000 2,396,000
3 Đỗ Vân Anh 3,200,000 145,454 22 3,200,000 304,000 2,896,000
Tổng cộng 9,600,000 500,000 66 10,100,000 500,000 912,000 8,688,000
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013.
NGƯỜI LẬP BIỂU Thủ trưởng đơn vị
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Biểu 2.5. Bảng lương bộ phận quản lý doanh nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Tháng 04/2013
Đơn vị tính: đồng
T
T
Họ và tên
Mức lương
Mức lương
theo ngày
Số ngày
công
Tổng lương
theo tháng
Các khoản khấu trừ
Số còn lĩnh
Lương
tháng
Lương
trách
nhiệm
Tiền tạm
ứng
Khoản
trích theo
lương
A B 1 2 3 = 1/22 4 5 = 3 x 4 6 7 8 = 5 - 6 - 7
1 Nguyễn Ngọc Bảo 4,000,000 181,818 22 4,000,000 380,000 3,620,000
2 Doãn Thịnh Đạt 3,800,000 171,727 22 3,800,000 361,000 3,439,000
3 Đặng Trần Kiên 3,500,000 159,090 22 3,500,000 332,500 3,167,500
4 Nguyễn Ngọc Tuấn 3,500,000 159,090 22 3,500,000 332,500 3,167,500
Tổng cộng 14,800,000 671,725 22 14,800,000 1,406,000 13,394,000
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013.
NGƯỜI LẬP BIỂU Thủ trưởng đơn vị
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Biểu 2.6. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 04/2013
Đơn vị tính: đồng
STT
Ghi có
Ghi nợ
TK334 phải trả người lao động TK338 phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Tổng
lương
theo tháng
Các
khoản
khác
Cộng có
TK334
BHXH BHYT BHTN KPCĐ
Cộng có
TK338(338
4)
1 TK 622 65,325,500 65,325,500 13,872,000 2,448,000 816,000 1,632,000 18,768,000 84.093.500
2 TK 6271 10,100,000 10,100,000 10,100,000
3 TK 6421 14,800,000 14,800,000 14,800,000
4 TK 338
5 TK 334 5,712,000 1,224,000 816,000 7,752,000 7,752,000
Tổng
cộng
90,225,500 90,225,500 19,584,000 3,672,000 1,632,000 1,632,000 26,520,000 116.745.500
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013.
NGƯỜI LẬP BIỂU Thủ trưởng đơn vị
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
*Các nghiệp vụ hạch toán tiền lương ở Công ty TNHH một thành
viên đầu tư Việt Hà.
Nghiệp vụ 1:
Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng
04/2013, tổng số tiền lương phải trả người lao động là: 90.225.500đ, trong đó
gồm: Lương công nhân trực tiếp sản xuất: 65.325.500đ, lương nhân viên quản
lý phân xưởng: 10.100.000đ, lương nhân viên quản lý doanh nghiệp:
14.800.000đ. Kế toán ghi số tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên vào sổ
nhật ký chứng từ sau đó vào sổ cái TK 334 theo định khoản sau:
+ Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: 65.325.500
Có TK 334: 65.325.500
+ Tiền lương trả nhân viên quản lý phân xưởng:
Nợ TK 627 (1): 10.100.000
Có TK 334: 10.100.000
+ Tiền lương trả nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 (1): 14.800.000
Có TK 334: 14.800.000
Đồng thời nghiệp vụ trên được kế toán phản ánh ở chứng từ kế toán số
25:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Giáo viên HD: THS Nguyễn Đức Dũng
Biểu 2.7. Chứng từ kế toán số 25
ĐƠN VỊ: VIỆT HÀ
Bộ phận:
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Ngày 30 tháng 04 năm 2013
Số: 25
STT Trích yếu
Tài khoản Số tiền
Nợ Có Nợ Có
1 Tính lương cho bộ phận nhân
công trực tiếp sản xuất
622
334
65.325.500
65.325.500
2 Tính lương cho bộ phận quản lý
phân xưởng
627 (1)
334
10.100.000
10.100.000
3 Tính lương cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp
642 (1)
334
14.800.000
14.800.000
Kèm theo chứng từ gốc: Bảng thanh toán tiền lương.
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Doãn Thịnh Đạt
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Đặng Trần Kiên
NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, họ tên)
Đoàn Thị Huệ
Tổng số tiền thanh toán cho cán bộ công nhân viên của Công ty trong
tháng 04/2013, kế toán định khoản:
Nợ TK 334: 90.225.500đ.
Có TK 111: 90.225.500đ.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán viết phiếu chi và chi
tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương KTTH-KT3C
25