Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động của Quỹ Phát Triển Xã thuộc dự án Phát Triển Lâm Nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (FLITCH) trên địa bàn tỉnh Đak La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát 6
Phương pháp thu thập tài liệu số liệu 8
Phương pháp phân tích 8
* Hệ thống chỉ số sử dụng trong phân tích 9
Theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện dự án: 15
a) Các hình thức của nguồn vốn ODA: 24
b) Ưu điểm 25
c) Hạn chế: 26
Phụ lục 3 : Tổng kết triển khai hoạt động quỹ CDF tỉnh Gia Lai-2012 76
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BQLDA Ban quản lí dự án
BQLQ Ban quản lí quỹ
CDF Quỹ Phát Triển Xã
CPMU Ban quản lí dự án trung ương
FLITCH Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên
KHL Không hoàn lại
NN & PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PPMU Ban quản lí dự án cấp tỉnh
ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thức
UBND Ủy ban nhân dân
TDTK Tín dụng tiết kiệm
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG -BIỂU
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát 6
Phương pháp thu thập tài liệu số liệu 8


Phương pháp phân tích 8
* Hệ thống chỉ số sử dụng trong phân tích 9
Theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện dự án: 15
a) Các hình thức của nguồn vốn ODA: 24
b) Ưu điểm 25
c) Hạn chế: 26
Phụ lục 3 : Tổng kết triển khai hoạt động quỹ CDF tỉnh Gia Lai-2012 76
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay tại Việt Nam, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là trên 16 triệu ha,
chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên. Đây là khu vực sinh sống của khoảng 25 triệu
người, xấp xỉ 29% dân số cả nước và trong đó hơn 50% là đồng bào dân tộc ít người.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tỷ lệ đói nghèo ở khu vực này trong nhiều năm lên
tới 33,2% cho đến 53,7%. Để tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện sinh
kế, nâng cao đời sống, giảm bớt khoảng cách về kinh Chính Phủ Việt Nam và Ngân
Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) đã ký kết Hiệp định và triển khai Dự án “Phát triển
lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên” gọi tắt là Dự án FLITCH nhằm
nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nược, cải
thiện đời sống của người dân vùng Tây Nguyên và tạo vùng nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến gỗ, từng bước đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phù
hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.
Dự án FLITCH đã được triển khai từ giữa năm 2007 trên 6 tỉnh gồm: Kom Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên với tổng mức đầu tư là 91,26
triệu USD gồm 4 hợp phần là: Phát triển và quản lý nguồn tài nguyên bền vững; Cải
thiện sinh kế; Nâng cao năng lực và Quản lý dự án.
Đối với tỉnh Đắk Lắk đây là một trong những Dự án lâm nghiệp lớn nhất trong
các dự án đã được triển khai trên địa bàn tỉnh, dự án này sẽ đóng góp một phần rất
quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển rừng của Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây

Nguyên nói chung, bên cạnh đó dự án góp phần cải thiện đời sống người dân đặc biệt
là đời sống của người dân tộc thiểu số, tạo tiền đề cho người dân có thói quen trồng cây
lâm nghiệp để mưu sinh cho cuộc sống trên những mảnh đất cằn cỗi bỏ hoang từ trước
đến nay và giúp cho người dân nâng cao được trình độ nhận thức về sản xuất, kinh
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Một trong những hoạt động góp phần làm dự án FLITCH thực sự tác động sâu
sắc đến đời sống của người dân Đak Lak là hoạt động của Quĩ Phát Triển Xã (CDF)
thuộc hợp phần 2- Cải thiện sinh kế. Quĩ CDF được triển khai trên 10 xã vùng dự án
với tổng số vốn viện trợ không hoàn lại là 20.000 USD cho một xã và các nguồn vốn
khác. Mục tiêu của hoạt động là cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập cho
người dân thong qua cải thiện cơ sở sản xuất; cải thiện sức khỏe, giáo dục, y tế cộng
đồng; phát triển văn hóa, thông tin kiên lạc địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động quĩ Phát Triển Xã đã được triển khai đến 2012 là gần 05
năm (từ năm 2007 – 2012), dự án sẽ kết thúc vào cuối năm 2015, mà khối lượng công
việc của quĩ CDF tại tỉnh Đak Lak còn nhiều, tỷ lệ giải ngân còn chậm so với kế hoạch
tổng thể phê duyệt, hoạt động của các quỹ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tác động sâu đến
hoạt động sản xuất cũng như cải thiện đời sống của người dân, vấn đề để tồn quĩ tiền mặt
vẫn xảy ra phổ biến tại một số địa phương trong khi người dân rất mong muốn có các
khoản vay để thực hiện hoạt động sản xuất, ban quản lí các quĩ chưa còn chưa có sự phân
công rõ ràng về công việc dẫn đến thiếu trách nhiệm giải trình và năng lực làm việc còn
hạn chế. Với tình hình tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm như hiện nay nếu không có
giải pháp đẩy nhanh tiến độ thì nhiều khả năng tiến độ và mục tiêu của dự án sẽ không đạt
được như mong muốn, nguồn vốn vay bị lãng phí, giải ngân chậm trễ, hiệu quả và sức lan
tỏa của dự án không xứng với tiềm năng và kì vọng. Bởi vậy, việc nghiên cứu, đánh giá và
đưa ra các giải pháp thúc đẩy các hoạt động của dự án là hết sức cần thiết. Xuất phát từ
nhu cầu đó tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động của
Quỹ Phát Triển Xã thuộc dự án Phát Triển Lâm Nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây

Nguyên (FLITCH) trên địa bàn tỉnh Đak Lak.”
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu tổng quát :
Góp phần thúc đẩy hoạt động thực hiện Quỹ phát triển xã (CDF)-Hợp phần Cải
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thiện sinh kế thuộc dự án FLITCH tỉnh Đắk Lắk
Mục tiêu cụ thể :
- Tạo ra cái nhìn tổng quan về quỹ phát triển xã (CDF), mục tiêu và nội dung hoạt
động của quỹ như thế nào.
- Đánh giá thực trạng, kết quả thực hiện hoạt động của quỹ CDF -Hợp phần Cải
thiện sinh kế
- Phân tích thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện
hoạt động của quỹ phát triển xã (CDF)- Hợp phần Cải thiện sinh kế.
- Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quỹ phát triển xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề đi vào nghiên cứu hoạt động và kết quả hoạt
động của Quỹ Phát Triển Xã thuộc dự án – FLITCH trên địa bàn tỉnh Đak Lak.
- Phạm vi nghiên cứu : Nội dung nghiên cứu tập trung vào hoạt động cho vay tín
dụng của quỹ phát triển xã đối với các hộ gia đình trong vùng đầu tư của Dự án.
+) Về không gian: Dự án FLITCH triển khai trên 4 huyện (M’Đrắk, Lắk, Krông
Bông, Ea Kar) và 10 xã (Ea Trang, Cư Prao, Krông Nô, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Cư Drăm,
Cư Pui, Yang Mao, Cư Bông và Ea Sô).
+) Về thời gian: Từ năm 2007 – đến hết năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp
cụ thể như phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích (phân tích định tính và phân tích thống kê), phương pháp xử lí
tài liệu, số liệu Ngoài ra, bài viết còn kế thừa các nguồn thông tin tư liệu, kết quả của

các nghiên cứu có liên quan đến dự án và sử dụng phương pháp so sánh để làm sáng tỏ
hơn các kết luận rút ra trong từng hoàn cảnh cụ thể.
•Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát
Theo báo cáo và xếp hạng của Ban QLDATW về tình hình hoạt động quỹ phát
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển xã-(CDF) của tỉnh Đak Lak tôi chọn mẫu 3 xã thuộc 3 huyện để tiến hành điều
tra thu thập số liệu từ hộ gia đình. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Lựa chọn địa điểm điều tra
Nhóm Khá gồm các xã Nhóm TB gồm các xã Nhóm Yếu gồm các xã
Xã Ea Trang – huyện
M’Đrắk
Xã Cư Pui – huyện Krông
Bông
Xã Krông Nô – huyện
Lắk
Xã Đắk Phơi – huyện Lắk Xã Cư Bông – huyện Ea
Kar
Xã Ea Sô – huyện Ea Kar
Xã Yang Mao – huyện
Krông Bông
Xã Đắk Nuê – huyện Lắk Xã Cư Drăm – huyện
Krông Bông
Xã Cư Prao – huyện
M’Đrắk
Chọn xã Ea Trang để
điều tra vì xã Ea Trang là
xã được giao kinh phí
sớm nhất và là xã hoạt

động tốt nhất trong dự án
về lĩnh vực CDF, có số hộ
dân vay đông nhất.
Chọn xã Cư Pui huyện
krông Bông để điều tra
đại diện cho nhóm trung
bình và là xã có số hộ dân
vay xếp thứ 3 trong 10 xã
Chọn xã Krông Nô huyện
Lắk để điều tra đại diện
cho nhóm yếu và là xã có
số hộ dân vay xếp thứ 2
trong 10 xã
Như vậy, tôi chọn 3 điểm (xã) đại diện để điều tra thu thập số liệu phục vụ cho
phân tích bài viết của mình là: Xã Ea Trang huyện M’Đrắk, Xã Krông Nô huyện Lắk
và xã Cư Pui huyện Krông Bông.
Phần cán bộ tham gia dự án, tôi tiến hành điều tra thêm 4 ban quản lý dự án
huyện và Ban quản lý dự án tỉnh.
Nội dung điều tra gồm:
- Điều tra tình hình thực hiện các hoạt động quỹ CDF tại Hợp phần 2.
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tác động của quỹ CDF đến cuộc sống hộ dân.
- Mục tiêu của quỹ CDF đã đáp ứng được theo kỳ vọng chưa?
- Những hạn chế của Quỹ CDF cần khắc phục…
- Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện từ góc độ người trực tiếp làm và
người tham gia… và một số nội dung khác có liên quan.
Công cụ điều tra: Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
•Phương pháp thu thập tài liệu số liệu

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu dự án, báo cáo kết quả hoạt động dự
án qua các năm. Số liệu đã được công bố qua sách báo, phương tiện thông tin đại
chúng, niên giám thống kê, Báo cáo tổng kết, hội thảo.
Nguồn số liệu thu thập từ Ban quản lý dự án. Ngoài ra, tôi tiến hành thu thập số
liệu thứ cấp thông qua báo điện tử, mạng internet.
Tài liệu, số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế khảo sát, đánh giá tại các xã thực
hiện dự án theo phiếu đã lập sẵn và những nội dung nghiên cứu đã được xác định. Từ
việc điều tra trực tiếp giúp chúng ta có căn cứ để tổng hợp và phân tích.
• Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
Thống kê mô tả: Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra, mô tả phân tích các chỉ số
nghiên cứu như: Số hộ vay vốn, tiếp cận dự án, số hộ nghèo tham gia dự án, phân tích
số vòng quay vốn, lãi thu từ hoạt động tín dụng, thu nhập của hộ sau khi vay vốn, vấn
đề về thu hồi nợ
Phương pháp phân tích SWOT
- Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội thách thức của quỹ CDF, tìm ra hạn chế trong
việc quản lý vận hành Quỹ CDF để đưa ra phương hướng khắc phục trong tương lai.
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Hệ thống chỉ số sử dụng trong phân tích
Bảng 2 : Một số chỉ số trong phân tích
Mục tiêu Chỉ số
Kết quả thực hiện hoạt động của CDF
tại hợp phần 2- Cải thiện sinh kế
- Tỷ lệ % đạt được so với kế hoạch
Hiệu quả ban đầu của CDF được triển
khai tại Hợp phần 2
- Số vòng quay vốn, hiệu quả sử dụng
vốn của Quỹ CDF.

- Số hộ được vay vốn phát triền kinh
doanh
- Số hộ nghèo được dự án quan tâm
- Thu nhập hộ dân sau khi được vay
vốn để sản xuất (thu nhập từ khoản vay
vốn)
- Tỷ lệ nợ quá hạn phải gia hạn
- Số hộ vùng dự án được được tập huấn
nâng cao trình độ kỹ thuật nông lâm
nghiệp …
Mức độ phù hợp của các hoạt động Quĩ
Phát Triên Xã đã được xây dựng tại
Hợp phần 2
- Các hoạt động hiện tại dự án đã và sẽ
triển khai trong tương lai có còn phù
hợp với điều kiện KTXH của xã hay
không?
- Tác động của những hoạt động đến
cuộc sống người dân.
- Kỳ vọng người dân vào dự án
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1: Giới thiệu chung về dự án FLITCH:
Tên dự án:
Tiếng việt: Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên
Tiếng anh: Forests for Livelihood Improvement in The Central Highlands
(FLITCH)
Dự án bao gồm 4 hợp phần chính:

Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt các hợp phần của dự án
Phạm vi dự án: Dự án được thực hiện tại 60 xã thuộc 22 huyện của 6 tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên.
Nhà tài trợ: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ tín thác Lâm nghiệp
(TFF) (Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển và Thụy Sỹ).
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các mốc thời gian chính:
Ngáy phê duyệt báo cáo tiền khả thi: 07/6/2006
Ngày phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi: 16/4/2007
Ngày kí hiệp định tín dụng (Loan No 2269 - VIE): 7/12/2006,
Có hiệu lực: 8/6/2007
Ngày ký hiệp định vốn không hoàn lại TFF (Grant 060): 06/6/2007 (có
hiệu lực).
Ngày kết thúc dự án theo Quyết định đầu tư: 31/12/2014
Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 6/2007 đến
31/12/2014
Các căn cứ pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện dự án:
+ Quyết định số 813/QĐ-TTg ngày 07/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời
sống vùng Tây Nguyên.
+ Hiệp định vay số 2269-VIE (SF) ký ngày 07/12/2006 giữa Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á về Dự án
FLITCH.
+ Quyết định số 1052/QĐ-BNN-LN ngày 16/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án
Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.
+ Quyết định số 2594/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động của

dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.
+ Quyết định số 166/2007/QĐ-TTg về Chính sách đầu tư và hưởng lợi của người
tham gia dự án.
+ Thông tư số 151/2007/TT-BTC về Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và giải
ngân đối với dự án.
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Quyết định số 2884/2007/QĐ-BNN-TC về Qui định một số định mức chi tiêu
cho dự án.
+ Quyết định số 2506/QĐ-BNN-HTQT ngày 7/9/2009 về phê duyệt Sổ tay thực
hiện dự án (PIM) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
+ Công văn số 2834/BNN-TC ngày 7/9/2009 về hướng dẫn thành lập, quản lý và
sử dụng Quỹ phát triển xã (CDF) của dự án FLITCH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
+ Quyết định số 2094/QĐ-BNN-LN về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Báo cáo
khả thi (nay là dự án đầu tư) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
+ Quyết định số 3437/QĐ-BNN-XD ngày 01/12/2009 của Bộ NN&PTNT về phê
duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu 18 tháng đầu thực hiện dự án FLITCH.
+ Quyết định 3545/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010 về Ban hành Quy định một số
định mức chi tiêu cho dự án FLITCH.
Vốn đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án là 91,26 triệu USD, bao gồm:
Vốn vay ưu đãi từ ADB: 45 triệu USD (chiếm 49,31%).
Vốn không hoàn lại từ ADB: 0,25 triệu USD (chiếm 0,27%).
Vốn đồng tài trợ không hoàn lại từ TFF: 15,57 triệu USD (chiếm 17,06%).
Vốn đối ứng do ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương bố trí: 18,68
triệu USD (chiếm 20,47%).
Đóng góp của người hưởng lợi (bằng công lao động và hiện vật): 11,76 triệu USD
(chiếm 12,89%). Đối với những công trình xây lắp, người hưởng lợi đóng góp bằng
công lao động duy tu, bảo dưỡng sau khi công trình đưa vào sử dụng.

Mục tiêu của dự án:
 Giảm tỷ lệ hộ nghèo đói, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các hộ nghèo
so với hộ gia đình trung bình ở những địa bàn phải sống dựa vào rừng của 6 tỉnh vùng
dự án, trong đó đặc biệt quan tâm đến cộng đồng dân tộc thiểu số.
 Tăng cường năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất rừng trong vùng dự án, đặc
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình.
 Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng
đồng, các chủ thể nhà nước và tư nhân.
 Phát triển trồng rừng sản xuất có năng suất cao, trồng rừng phòng hộ, trồng
rừng đặc dụng và các hoạt động lâm sinh khác nhằm tăng khả năng cung cấp gỗ, lâm
sản, tăng thu nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh
học.
 Giải quyết nhu cầu thiết yếu về kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội
vùng dự án như đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học, công trình
thủy lợi nhỏ và nhà văn hóa cộng đồng.
 Góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng ở 60 xã lựa chọn
tại 6 tỉnh vùng dự án.
1.2 Giới thiệu chung về dự án FLITCH tại tỉnh Đak Lak.
Phạm vi thực hiện dự án tại tỉnh: Thực hiện tại 10 xã thuộc 4 huyện: Krông
Bông, Lăk, Ea Kar và M’Đrắk thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Tổng mức đầu tư của dự án tại Đắk Lắk là 11,68 triệu USD, bao gồm:
- Vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): 5,21 triệu USD, chiếm
44,6%.
- Vốn đồng tài trợ không hoàn lại từ Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (TFF): 2,63 triệu
USD, chiếm 22,6%.
- Vốn đối ứng do ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương bố trí (GOV):
2,11 triệu USD, chiếm 18,4%.

- Đóng góp của người hưởng lợi bằng công lao động và hiện vật (BEN): 1,69
triệu USD, chiếm 14,4%. Đối với những công trình xây lắp, người hưởng lợi đóng góp
bằng công lao động duy tu, bảo dưỡng sau khi công trình đưa vào sử dụng.
Tổng mức đầu tư được phân bổ cho các hợp phần của dự án như sau:
Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư dự án FLITCH Đắk Lắk
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Hợp phần
Tổng vốn
(Triệu USD)
1 Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững 7,1
2 Cải thiện sinh kế 2,2
3 Xây dựng năng lực 0,3
4 Quản lý dự án 2,0
5 Lãi trong thời gian thực hiện dự án
Tổng vốn: 11,6
Cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ của Dự án: Dự án FLITCH gồm: Ban điều
hành dự án, Ban QLDA tỉnh, 04 Ban quản lý dự án huyện và 10 Ban Phát triển xã vùng
dự án Với tổng số cán bộ tham gia dự án là : 119 người.


SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý, thực hiện dự án FLITCH
Trong mỗi ban phát triển xã (CDU) sẽ có bộ phận theo dõi, đánh giá tiến độ hoạt
động của dự án.
Theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện dự án:
* Theo dõi tiến độ dự án: Là việc thu thập và phân tích liên tục hay thường xuyên

theo định kỳ các dữ liệu về tình hình thực hiện nhằm xem xét tiến độ của một chương
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
BỘ NN & PTNT
BAN ĐIỀU HÀNH
DỰ ÁN
TRUNG ƯƠNG
UBND TỈNH
BAN ĐIỀU HÀNH
DỰ ÁN TỈNH
BAN QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN
LÂM NGHIỆP
SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN FLITCH
TRUNG ƯƠNG
(CPMU)
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN TỈNH
(PPMU)
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN HUYỆN
(DPMU)
BAN PHÁT TRIỂN

(CDU)
ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN

ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trình/dự án đầu tư. Theo dõi một chương trình/dự án là một hoạt động thường xuyên và
định kỳ nhằm cập nhật thông tin về việc triển khai thực hiện và tiến độ của chương
trình, dự án. Hay nói cách khác, theo dõi là một chức năng quản lý sử dụng việc thu
thập dữ liệu một cách khoa học về các chỉ số cụ thể để cung cấp thông tin cho quản lý
và các cơ quan tham gia chính nhằm xác định:
- Nguồn lực và vật lực có đủ không;
- Đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật không;
- Các hoạt động có thống nhất với kế hoạch đã xây dựng không;
- Các kế hoạch làm việc có đạt được không và có tiến triển theo hướng đạt được
các mục tiêu ban đầu và kết quả mong đợi đã thống nhất không.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa theo dõi là “việc thu
thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ báo nhất định để cung cấp thông tin cho các
nhà quản lý và các bên có liên quan đến một chính sách/chương trình/kế hoạch về tiến
độ thực hiện các mục tiêu đề ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ (OECD
2002a)”.
Theo dõi tiến độ thực hiện dự án cho phép xác định các vấn đề đang và có khả
năng xảy ra cũng như khả năng thành công của dự án. Nó là cơ sở để tạo ra các hoạt
động điều chỉnh nhằm hoàn thiện thiết kế ban đầu của dự án, phương pháp tiến hành
cũng như chất lượng của kết quả đạt được của dự án ODA.
Một hệ thống và quá trình theo dõi hiệu quả sẽ cung cấp thông tin cho quá trình
quản lý thông qua việc phản ánh và kiểm điểm thường xuyên với các bên liên quan và
đánh giá độc lập. Đội ngũ quản lý khi theo dõi quá trình thực hiện có thể theo sát được
tiến độ thực hiện nhằm đạt được các kết quả và mục tiêu đề ra cũng như cung cấp được
dữ liệu sử dụng cho đánh giá giữa kỳ và đánh giá sau dự án. Mục đích của theo dõi là
báo hiệu bất kỳ một sự điều chỉnh cần thiết nào cho các bước thực hiện tiếp theo nhằm
đảm bảo hơn sự thành công của dự án. Theo dõi trước hết là một hoạt động nội bộ, một

phần thiết yếu của hoạt động quản lý tốt và vì thế nó là một phần cấu thành của công
tác quản lý hàng ngày.
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có 9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA:
Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc làm cơ sở cho việc thiết lập và sử
dụng hệ thống theo dõi dự án. Khung lôgíc là một công cụ phân tích, trình bày và quản
lý giúp các cán bộ thực hiện theo dõi, các nhà hoạch định và nhà quản lý thực hiện các
nhiệm vụ sau:
• Phân tích thực trạng trong quá trình chuẩn bị
• Xây dựng lịch trình lôgíc cho các hoạt động để đạt được kết quả đầu tư.
• Xác định các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới việc đạt được kết quả bền vững.
• Thiết lập cơ chế theo dõi, đánh giá các sản phẩm đầu ra và kết quả đầu tư.
• Theo dõi dự án trong quá trình thực hiện.
Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số. Câu hỏi hoạt động giúp
chúng ta tập trung theo dõi những hoạt động cần thiết để tìm hiểu liệu dự án có thực
hiện theo đúng kế hoạch không và tại sao. Lựa chọn các câu hỏi hoạt động cũng giúp
chúng ta dễ dàng xác định được hệ thống theo dõi cần đo lường những gì. Phương
pháp này còn giúp giảm thiểu chi phí theo dõi. Câu hỏi hoạt động hỗ trợ hệ thống theo
dõi dễ dàng phân tích các loại thông tin khác nhau cùng một lúc thông qua cơ cấu tổng
hợp thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng ở các cấp mục đích, mục tiêu, và kết quả
của khung lôgíc.
Một thách thức trong công tác theo dõi là cần phải quyết định lựa chọn
những chỉ số nào để có thể đo lường các thay đổi một cách có nghĩa nhất. Đồng thời
cũng cần phải cân nhắc chỉ số nào phù hợp với mục tiêu đầu tư cũng như chỉ số nào
trong thực tế có thể thu thập và quản lý dữ liệu được.
Lựa chọn các chỉ số cần được thực hiện theo một quá trình gồm nhiều bước
dựa trên sự tham vấn giữa các nhà lãnh đạo, các bên liên quan và các bên đối tác. Các
bước trong quá trình lựa chọn chỉ số bao gồm trình bày các ý tưởng, đánh giá từng ý

tưởng, thu hẹp danh sách các ý tưởng và cuối cùng, xây dựng kế hoạch đo lường chỉ
số. Trong quá trình lựa chọn các chỉ số, cần theo sát các tiêu chí lựa chọn và đặt các
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
câu hỏi nhằm đảm bảo các chỉ số được phù hợp. Cán bộ theo dõi có thể sử dụng các
tiêu chí khác nhau nhưng tựu trung trong một số tiêu chí mà từ viết tắt được đọc là S M
A R T. S M A R T có nghĩa là “Chỉ số có đơn giản (simple), đo lường được
(measurable), có tính khả năng đạt được (ability), có phù hợp (relevant) và kịp thời
(timely) không?”
Điều quan trọng là luôn phải vận động óc phán đoán và rất thực tế khi áp dụng
các tiêu chí đó. Không một chỉ số nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí. Do
vậy, quyết định lựa chọn chỉ số cần dựa trên các đánh giá về tính hợp lý và khả năng áp
dụng trong thực tế của chỉ số đó.
Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi. Bản thân khung lôgíc
không thể hướng dẫn đầy đủ cần lựa chọn thông tin nào để theo dõi và cũng không có
đủ chỗ để tóm tắt các kế hoạch theo dõi chi tiết. Cột “các chỉ số hoạt động” và “các
phương tiện kiểm chứng” trong khung lôgíc không thể mô tả đầy đủ cách thực hiện các
hoạt động theo dõi. Để khắc phục các hạn chế trên, chúng ta cần xây dựng khung theo
dõi và kế hoạch theo dõi. Trong các dự án ODA, người ta thường sử dụng 3 văn bản
chính dưới đây để hướng dẫn các hoạt động theo dõi:
• Văn kiện thiết kế hoặc thẩm định đầu tư – nêu mục đích, mục tiêu của dự án
cũng như các đầu ra và các kết quả dự kiến, mối quan hệ với các mục tiêu chiến lược
quốc gia
• Kế hoạch hoạt động của dự án (PIP), tài liệu thực hiện hoặc sổ tay hoạt động
(cũng được gọi là sổ tay quy trình hoặc kế hoạch năm)
• Khung theo dõi - quy định rõ ràng mục tiêu và phạm vi theo dõi, sẽ đo lường cái
gì, ai sẽ chịu trách nhiệm, tần suất theo dõi và báo cáo (có thể được gọi là kế hoạch
theo dõi hoặc sổ tay theo dõi).
Kế hoạch theo dõi cụ thể phải có mối liên kết chặt chẽ với các hướng dẫn về hoạt

động đầu tư cũng như hướng dẫn về theo dõi. Không thể có sự mâu thuẫn hay sự nhầm
lẫn giữa hai loại hoạt động này. Các hoạt động theo dõi cần phải được thể hiện trong
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lịch làm việc tuần và tháng để đảm bảo theo dõi là một phần không tách rời của hoạt
động đầu tư.
Bước 4: Chuẩn bị tổ chức để theo dõi có chất lượng. Bất cứ một Ban QLDA,
Chủ dự án hay một CQCQ có trách nhiệm quản lý hay giám sát việc thực hiện một
dự án ODA đều cần phải có những cán bộ theo dõi với chức năng, vai trò và
nhiệm vụ riêng nhằm chuyển tải các thông tin theo dõi do lãnh đạo và các quy
định và thủ tục hiện hành yêu cầu. Tóm lại, các chuẩn bị về tổ chức cho công tác
theo dõi thông thường bao gồm:
- Một cán bộ theo dõi chuyên trách được cơ quan chủ quản hoặc lãnh đạo Ban
QLDA đề cử để thực hiện việc thu thập các dữ liệu theo dõi từ các bộ phận khác và báo
cáo dữ liệu này với lãnh đạo nhằm hỗ trợ công tác quản lý của lãnh đạo và đáp ứng
những yêu cầu báo cáo với các cấp quản lý cao hơn.
- Một đầu mối theo dõi tại mỗi bộ phận (điển hình là các bộ phận kế toán và tài
chính, kế hoạch và đấu thầu, kỹ thuật và môi trường, chính sách xã hội và giải phóng
mặt bằng và hành chính) nhằm đảm nhận trách nhiệm thu thập, đối chiếu, phân tích và
báo cáo dữ liệu của bộ phận mình để tổng hợp chung vào báo cáo trình lãnh đạo.
- Một lãnh đạo trong mỗi cơ quan chủ quản hay cơ quan quốc gia có trách nhiệm
xem xét các dữ hiệu theo dõi và cung cấp phản hồi theo dõi tới Ban QLDA, Chủ dự án
hoặc CQCQ.
Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống IT:
- Máy tính cá nhân – máy để bàn hoặc máy tính xách tay để chuẩn bị báo cáo, liên
lạc bằng email và truy cập các dữ liệu và hệ thống báo cáo trên qua mạng;
- Các công cụ theo dõi chuyên dụng – các công cụ theo dõi được thiết kế để hỗ
trợ cho việc sử dụng hệ thống theo dõi Việt Nam, ví dụ như AMT (công cụ theo dõi
thống nhất) và PMT (công cụ theo dõi danh mục) được sử dụng tại Việt Nam;

- Các công cụ đối chiếu và phân tích dữ liệu – các công cụ hỗ trợ việc nhập và
chiết xuất dữ liệu từ các hệ thống quản lý kế toán điện tử; từ các bảng tính Excel đơn
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giản tới các bảng câu hỏi hoặc mẫu điều tra và các cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý
thông tin.
Bước 6: Thu thập và phân tích số liệu: Dữ liệu lấy từ thực địa sẽ dần được tập
hợp và phân tích qua nhân viên Ban QLDA và Chủ dự án, các cơ quan đối tác và tới
một điểm trung tâm nơi mà dữ liệu sẽ giúp lãnh đạo Ban quản lý dự án và Cơ quan chủ
quản ra quyết định và báo cáo lên cấp trên. Bằng cách này, dữ liệu sẽ được chuyển
thành thông tin và kiến thức làm cơ sở cho các quyết định. Dữ liệu chỉ là các nguyên
liệu thô và bản thân nó không có ý nghĩa. Dữ liệu chỉ trở nên có ý nghĩa nếu nó được
tổng hợp và phân tích để có thể trở thành thông tin. Kiến thức xuất hiện khi thông tin
được liên hệ ngược trở lại các hoạt động nhằm đưa ra những giải thích và rút ra các bài
học giúp cấp quản lý ra quyết định.
Hai vấn đề cần chú ý khi phân tích dữ liệu:
- Phân tích dữ liệu định lượng: Phần lớn các hệ thống theo dõi đều giúp phân tích
dữ liệu định lượng nhiều hơn dữ liệu định tính. Phân tích dữ liệu định lượng thường
bao gồm các tính toán như tính tổng số và giá trị trung bình các hoạt động được thực
hiện hoặc tỷ lệ % so với kế hoạch hay mục tiêu. Phân bố tần suất và phân tích hồi quy
có thể giúp đọc và phân tích dữ liệu. Trong một số trường hợp, có thể phải vận dụng
những phân tích phức tạp hơn như phân tích chi phí - lợi ích.
- Phân tích dữ liệu định tính: Phân tích dữ liệu định tính khác và khó hơn rất
nhiều so với phân tích dữ liệu định lượng, đặc biệt đối với những người không quen
giải quyết những vấn đề liên quan đến ý kiến, quan điểm, nhận thức của các cơ quan
tham gia và những câu trả lời không chuẩn mực. Thông qua phân tích các thông tin thu
thập được có thể rút ra những kết luận từ mỗi câu hỏi hoạt động hay chỉ số. Quá trình
phân tích cũng đòi hỏi phải phân loại câu trả lời từ các dữ liệu thô.
Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi: Sử dụng bộ mẫu biểu báo cáo

thống nhất và và các công cụ liên quan (công cụ theo dõi thống nhất (AMT) cho Ban
QLDA, công cụ theo dõi danh mục dự án (PMT) cho cơ quan chủ quản và chương
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trình) để báo cáo thông tin và kết quả theo dõi cho lãnh đạo và cấp có thẩm quyền cao
hơn theo quy định của Chính phủ. AMT cũng được sử dụng để báo cáo quý và báo cáo
năm cho các nhà tài trợ chính ở Việt Nam.
Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi thông tin: Phần này sẽ
giúp các bạn trả lời câu hỏi: “Làm thế nào hỗ trợ lãnh đạo sử dụng thông tin theo dõi
khi để quyết định quản lý”?; “Bài học nào rút ra từ thông tin theo dõi”?; “Ai nên biết
về những bài học này để hỗ trợ quá trình quản lý hướng tới các kết quả phát triển”?
Bước 9: Xem xét những điều kiện và năng lực cần thiết: Phần này giúp trả lời các
câu hỏi: “Những cán bộ đầu mối về theo dõi và cán bộ điều phối cần các kỹ năng và
năng lực nào?”; “Trong nhóm cần những nguồn tài chính, thiết bị và nhân lực nào để
triển khai hệ thống theo dõi một cách có hiệu quả.
1.3. Giới thiệu về hợp phần cải thiện sinh kế và hoạt động của Quỹ
Phát Triển Xã thuốc dự án FLITCH trên địa bàn tỉnh Đak Lak.
1.3.1: Giới thiệu chung về hợp phần cải thiện sinh kế:
Cải thiện sinh kế là một trong bốn hợp phần của dự án FLITCH. Tại tỉnh Đak
Lak, tổng số vốn đầu tư cho hợp phần này lên đến 2,2 triệu USD bao gồm hai hoạt
động lớn là Quĩ Phát triển xã và nâng cao cơ sở hạ tầng cho người dân tại 10 xã thuộc
tỉnh. Mục tiêu của hợp phần 2- Cải thiện sinh kế nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ
gia đình, tạo động lực cho các hộ gia đình tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh,
nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội cho những xã nghèo
thuộc tỉnh Đak Lak, tạo nền tảng cải thiện cả về chất và lượng cho đời sống của người
dân Đak Lak đồng thời cũng nâng cao năng lực của các cán bộ địa phương.
1.3.2: Hoạt động của quỹ CDF:
Hỗ trợ cộng đồng được thực hiện thông qua việc thành lập Qũy phát triển xã
(CDF) ở 10 xã vùng dự án. Việc thiết lập Qũy phát triển xã trong dự án đề xuất được

coi như tạo một cơ chế tự quản lý vốn nhằm nâng cao quyền tự chủ của Ban phát triển
xã, đảm bảo cho Ban phát triển xã có thể duy trì các hoạt động đầu tư cho thôn bản,
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cộng đồng và người hưởng lợi ngay cả khi đầu tư của dự án đã kết thúc. Đây là một
Quỹ năng động, không những là tài khoản của dự án tại cấp xã để tiếp nhận nguồn vốn
giải ngân của dự án, mà còn dùng để tiếp nhận tất cả các khoản đóng góp do người
hưởng lợi tạo ra thông qua các hoạt động phát triển sản xuất có nguồn gốc từ quỹ phát
triển xã và các nguồn thu từ rừng cũng như các nguồn thu khác. Mỗi Ban phát triển xã
sẽ mở một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phục vụ huyện để tiếp nhận nguồn vốn này.
1.3.2.1: Mục đích hoạt động của quỹ CDF:
Hỗ trợ các hộ gia đình thực hiện hoạt động sản xuất tạo thu nhập thông qua cung
cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi. Huy động nguồn lực do xã quản lý thực hiện các
hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng, phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững;
xây dựng cơ chế tự quản lý vốn nhằm nâng cao quyền tự chủ cho BQL Quỹ, đảm bảo
cho BQL Quỹ có thể duy trì các hoạt động đầu tư thôn/bản, cộng đồng khi kết thúc dự
án. Tăng cường sự tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá của
cộng đồng thôn/bản.
Dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống
của người dân thông qua Quỹ phát triển xã bao gồm:
(i) Cải thiện điều kiện sản xuất
(ii) Cải thiện sức khoẻ, giáo dục, y tế cộng đồng
(iii) Phát triển văn hoá thông tin liên lạc địa phương
1.3.2.2: Nội dung hoạt động của quỹ CDF
 Quy trình thành lập quỹ:
 Quy trình : Là thứ tự các bước tiến hành trong một hoạt động cụ thể hay một
quá trình sản xuất, quá trình công nghệ…
-Quy trình thành lập quỹ CDF : là thứ tự các bước tiến hành để thành lập quỹ và
xin giấy phép cho quỹ Phát Triển Xã.

-Quy trình thành lập một quỹ Phát Triển Xã bao gồm:
+ Bước 1: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố;
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nghiên cứu, thẩm tra
các điều kiện theo quy định;
+ Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy
phép của Quỹ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố ra quyết định
kèm theo Giấy phép thành lập và hoạt động cho quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trường
hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố phải có văn
bản giải thích lý do.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (Mẫu số 1 ban hành kèm
theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN);
+ Biên bản Hội nghị thành lập Quỹ Phát Triển Xã;
+ Dự thảo Điều lệ Quỹ đã được Hội nghị thành lập nhất trí thông qua;
+ Phương án hoạt động 3 năm đầu. Phương án phải thể hiện được sự cần thiết
thành lập Quỹ, nội dung, kế hoạch hoạt động 3 năm đầu, hiệu quả các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ đối với xã hội;
+ Danh sách, lý lịch, các văn bằng (bản sao có công chứng) chứng minh năng lực,
trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, Ban kiểm soát;
+ Mức vốn góp, phương án góp vốn, danh sách thành viên góp vốn và bản cam
kết góp vốn của các thành viên;
+ Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được Uỷ ban nhân
dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chấp thuận về việc thành lập đối
với Quỹ Phát Triển Xã; văn bản chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân cấp xã về nơi đặt trụ
sở của Quỹ.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động; được sự chấp
thuận của chính quyền địa phương về việc thành lập Quỹ;
+ Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định của Chính phủ;
+ Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín, có vốn góp tối thiểu bằng 5%
vốn pháp định nhưng không vượt quá mức góp vốn tối đa của một thành viên theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Người quản trị điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ tiêu chuân
về đạo đức, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Có Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín
dụng, Luật hợp tác xã và các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Có phương án hoạt động khả thi.
 Nguồn vốn hình thành của Quỹ:
Nguồn vốn hình thành quỹ Phát Triển Xã: xuất phát từ nguồn vốn ODA- là nguồn
tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một
nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thức đẩy sự
phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
a) Các hình thức của nguồn vốn ODA:

- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho
nhà tài trợ.
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện
ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại”
(còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và
25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu
đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại
có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25%
đối với các khoản vay không ràng buộc.
Dự án FLITCH được triển khai theo hình thức vay hỗn hợp, kết hợp cả khoản
viện trợ không hoàn lại và các khoản vay có ưu đãi.
 Ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn ODA này:
b) Ưu điểm
- ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, các khoản vay ODA có thời
gian trả nợ dài, có mức lãi suất ưu đãi. Thành tố viện trợ không hoàn lại trong các
khoản vay ODA tối thiểu là 25% theo quy định OEDC, trong khi nguồn vốn trong
nước còn hạn chế thì hiện nay và trong tương lai gần thì việc tranh thủ các nguồn vốn
ODA đặc biệt là ODA vay để đầu tư cho các công trình hạ tầng là rất cần thiết, và khi
nguồn vốn vay nợ viện trợ gắn với đầu tư buộc nước nhận viện trợ phải cắt giảm tiêu
dùng và tăng tỷ trọng tiết kiệm, như vậy nguồn vốn ODA sẽ khuyến khích đầu tư.
- ODA bổ sung nguồn ngoại tệ cho đất nước và bù đắp cán cân thanh toán:
ODA vào nước ta là nguồn bù đắp quan trọng cho cán cân vãng lai. Trong điều kiện
như nước ta không có khả năng tự do chuyển đổi thì một dự án đầu tư bằng 100%
vốn trong nước mà có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị cho dự án, khi đó nguồn ngoại
tệ không được đáp ứng thì chắc chắn dự án sẽ không khả thi, như vậy số tiền tiết
kiệm nội địa không thể chuyển thành đầu tư. Hiện nay ở Việt Nam, vừa thiếu hụt cán

cân tiết kiệm và đầu tư, vừa thiếu hụt cán cân vãng lai nên huy động được vốn ODA
và Việt Nam lúc này cùng một lúc phát huy được hai tác dụng.
SV: Đỗ Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển 52A
25

×