Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luận văn tốt nghiệp khảo sát hệ thống đảm bảo nguồn cà phê nguyên liệu của công ty TNHH NEUMANN GRUPPE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐẢM BẢO NGUỒN CÀ PHÊ
NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH
NEUMANN GRUPPE VIỆT NAM
VÕ THỊ HỒNG THẮM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐẢM BẢO NGUỒN CÀ PHÊ
NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH
NEUMANN GRUPPE VIỆT NAM
VÕ THỊ HỒNG THẮM
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. LÊ VĂN LẠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2014
Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân Tích Hệ Thống
Đảm Bảo Nguồn Cà Phê Nguyên Liệu Của Công Ty TNHH Neumann Gruppe
Việt Nam” do Võ Thị Hồng Thắm, sinh viên khoá 2011-2015, chuyên ngành Kinh Tế
Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày___________________.
ThS. LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________


Ngày tháng năm 2014
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký Họ tên)
Ngày tháng năm 2014
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký Họ tên)
Ngày tháng năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con xin gửi lòng biết ơn vô bờ đến ba mẹ, người cho con cuộc
sống này, quan tâm lo lắng cho con và luôn khích lệ, động viên con trên mọi chặng
đường học vấn. Ba mẹ là động lực mạnh mẽ nhất để con cố gắng phấn đấu và vươn lên
để tự hoàn thiện mình. Con cũng chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
đặc biệt là dì Lành đã không ngừng động viên, nâng đỡ con từng bước trong cuộc sống
để con trưởng thành hơn. Con sẽ không bao giờ quên những gì gia đình đã dành tặng
cho con và cầu mong mọi sự tốt lành, yên ấm nhất sẽ đến với gia đình thân yêu của
con.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt, chỉ bảo cho em những kiến thức quý báu để em làm
hành trang vững bước vào đời. Đặc biệt, em cũng xin được gửi lòng biết ơn chân thành
tới thầy Lê Văn Lạng, người đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận này.
Em xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam,
anh chị các phòng ban trong công ty đặc biệt là chị Minh Luôn phòng Thu mua đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại công
ty.
Trong những năm tháng học tập xa nhà, bạn bè là gia đình, là niềm vui và là
chỗ dựa vững chắc cho mình, cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều, đặc biệt là tập thể lớp
DH11KT, các bạn đã luôn ủng hộ, giúp đỡ mình. Những kỉ niệm khi ở bên các bạn
mình sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng nó.
Cuối cùng, xin chúc tất cả những người mà tôi biết ơn luôn dồi dào sức khỏe,

hạnh phúc vàđạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Võ Thị Hồng Thắm
NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ HỒNG THẮM. Tháng 7 năm 2014. “Phân Tích Hệ Thống Đảm Bảo
Nguồn Cà Phê Nguyên Liệu Của Công Ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam”.
VO THI HONG THAM. July, 2014. “An Analysis On Raw Coffee Input
Supply System At Neumann GruppeVietnam Company Limited”.
Khoá luận tiến hành tìm hiểu hoạt động thu mua cà phê của công ty TNHH
Neumann Gruppe Việt Nam qua đó khảo sát và phân tích các hoạt động đảm bảo
nguồn cà phê nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu của công ty. Từ đó khoá luận xác
định những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu
cà phê cung ứng cho sản xuất và xuất khẩu và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung ứng nguyên liệu tại công ty.
Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban của
công ty và khảo sát các nhà cung cấp cà phê nguyên liệu của công ty về khả năng cung
ứng nguyên liệu và sự hài lòng của họ khi hợp tác với công ty TNHH Neumann
Gruppe Việt Nam. Sử dụng phần mềm Excel, SPSS để xử lý số liệu sau đó dùng
phương pháp phân tích SWOT và suy luận nhân quả kết hợp với phương pháp thống
kê mô tả, so sánh, phỏng vấn chuyên gia để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra.
Kết quả nguyên cứu cho thấy hệ thống đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu
của công ty hoạt động khá tốt, công ty đã tạo các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các
nhà cung cấp, xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp uy tín, có trách nhiệm với
cộng đồng thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho nông dân. Nhờ
vậy công ty đạt được mức sản lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu khá cao qua các
năm được khảo sát, đặc biệt là các năm 2010, 2012. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguyên
liệu cà phê cho sản xuất và xuất khẩu của công ty còn có những khó khăn nhất định.
Khoá luận đã đưa ra một số đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống đảm bảo

nguồn cung ứng nguyên liệu của công ty trong thời gian sắp tới, như: tăng tồn kho;
chú trọng chăm sóc khách hàng bằng tư vấn mua bán cà phê; tham gia mô hình PPP.
MỤC LỤC
Trang
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSĐM Công suất định mức
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh nghiệp
ICO International Coffee Organization - Tổ chức cà phê thế giới
IT Information Technology - Bộ phận công nghệ thông tin
KCN Khu công nghiệp
NCC Nhà cung cấp
NGV Công ty Neumann Gruppe Việt Nam
NKG Tập đoàn Neumann Kaffe Gruppe
NN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
SC Supply Chain - Chuỗi cung ứng
SCM Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng
SL Sản lượng
SRM Supply Relationship Management - Quản trị quan hệ nhà cung
cấp
SXKD Sản xuất kinh doanh
SX&XK Sản xuất và xuất khẩu
TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
8
DANH MỤC CÁC HÌNH
9
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng hợp báo cáo tài chính của công ty Neumann Gruppe Việt Nam qua
các năm 2010 – 2013
Phụ lục 2: Hợp đồng mua cà phê bằng hình thức giao ngay
Phụ lục 3: Báo cáo kiểm tra chất lượng cà phê trước khi nhập kho
Phụ lục 4: Hợp đồng mua cà phê đối với hình thức kí gửi và trừ lùi
Phụ lục 5: Biên bản chốt giá
Phụ lục 6: Danh sách các nhà cung cấp cà phê nguyên liệu của công ty TNHH
Neumann Gruppe Việt Nam năm 2013
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát các nhà cung ứng cà phê nguyên liệu cho công ty
Phụ lục 8: Kết xuất kết quả xử lý số liệu khảo sát bằng phần mêm SPSS 20.0
10
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Theo truyền thuyết, từ năm 600 cà phê đã bắt đầu xuất hiện ở vùng núi thuộc
địa phận đất nước Êthyôpia ngày nay, kể từ đó cà phê dần dần trở thành thức uống
thông dụng và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Cây cà phê được đưa vào Việt Nam
từ năm 1850 bởi người Pháp, vào đầu năm 1900 cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh
phía Bắc, đến khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, sản lượng cà phê Việt Nam tăng lên
nhanh chóng, nước ta trở thành một quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu
thế giới. Đến nay cà phê đã là một trong những mặt hàng được trao đổi nhiều nhất trên
các sàn giao dịch hàng hoá quốc tế. Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới,
Việt Nam đã tham gia các tổ chức, hiệp định quốc tế như APEC, WTO, TPP,… Điều
này đã tạo ra nhiều cơ hội đồng thời với không ít các thách thức cạnh tranh cho sự phát
triển nền kinh tế đất nước.
Đối với ngành hàng cà phê, việc tiếp xúc và hoà nhập thị trường quốc tế trong
những năm qua đã đưa cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
góp phần tăng trưởng GDP nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy
nhiên chính sách mở cửa cũng đã làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh
doanh cà phê nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Thống kê của Vicofa và

Tổng công ty Cà phê Việt Nam cho thấy trong niên vụ 2008/09, doanh nghiệp FDI
xuất khẩu chiếm khoảng 20% sản lượng cà phê Việt Nam; niên vụ 2009/10 tăng lên
31%; trong niên vụ 2010/11 là 38%; đến niên vụ 2011/12 là trên 50% và kết thúc niên
vụ 2011/13 con số này là 60%. Trong khi đó theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, năm 2013: “Trong số 127 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê năm 2012,
đến cuối năm 2013 có 56 đơn vị đã ngừng kinh doanh hoặc chuyển sang hoạt động
kinh doanh khác do không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng.” Các doanh nghiệp
này lại chính là các nhà xuất khẩu cà phê trong nước. Thực tế, các công ty FDI đã dần
11
chiếm ưu thế về cung cho xuất khẩu cà phê. Cũng theo thống kê của Vicofa, trong các
năm từ 2005-2009, doanh nghiệp trong nước thu mua xuất khẩu được hơn 70% sản
lượng cà phê. Nhưng từ năm 2010 đến nay, cán cân thu mua xuất khẩu giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã thay đổi hẳn. Năm 2011, các doanh nghiệp
FDI đã thu mua hơn 60% sản lượng cà phê thu hoạch. Rõ ràng, để đảm bảo lượng cà
phê xuất khẩu bất kỳ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê nào cũng phải xây
dựng cho mình một hệ thống đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệuhiệu quả. Công ty
TNHH Neumann Gruppe Việt Nam là một doanh nghiệp có 100% đầu tư nước ngoài,
thuộc tập đoàn Neumann Kaffee Gruppe (Hamburg, Đức), với mục tiêu phân phối các
loại cà phê cho các công ty nhập khẩu và rang xay trên toàn thế giới, công ty đã mua
nguyên liệu cà phê nhân trực tiếp từ người sản xuất, đại lý thu gom, các nhà cung cấp
ở Việt Nam chế biến ra cà phê nhân thành phẩm và tiến hành xuất khẩu qua các nước
khác. Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê nhân ở Việt Nam, công
ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam đã tạo dựng cho mình một vị thế nhất định trên
thương trường, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Như vậy, để
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình luôn đạt hiệu quả, thích nghi linh
hoạt với các biến động xấu trên thị trường cà phê, công ty Neumann Gruppe Việt Nam
đã xây dựng và quản lý hệ thống cung nguyên liệu của mình như thế nào? Hệ thống
đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu của công ty đã đạt hiệu quả chưa, có tồn tại khó
khăn gì không?
Những vấn đề thực tiễn trong ngành cà phê Việt Nam được nêu trên là rất đáng

quan tâm. Khoá luận là cơ hội tôi có thể vận dụng những kiến thức tích luỹ được
trong các năm qua trên giảng đường đại học để tiến hành nghiên cứu đề tài : “PHÂN
TÍCH HỆ THỐNG ĐẢM BẢO NGUỒN CÀ PHÊ NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG
TY TNHH NEUMANN GRUPPE” nhằm tìm hiểu, đánh giá hiệu quả và phân tích
những thuận lợi và khó khăn của việc xây dựng và thực hiện hệ thống đảm bảo nguồn
cung ứng cà phê nguyên liệu của công ty. Từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết về
nâng cao hiệu quả hệ thống cung ứng nguyên liệu cho công ty TNHH Neumann
Gruppe Việt Nam.
12
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là khảo sát và phân tích hệ thống đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu cà phê nhân của công ty TNHH Neumann
Gruppe Việt Nam giai đoạn từ 2010 – 2013. Mục tiêu chung được đề ra là khá rộng và
phức tạp. Tuy nhiên do những giới hạn về thời gian thực hiện khóa luận cũng như
nguồn số liệu, khóa luận đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu như trên, khoá luận cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cà phê nhân xuất khẩu của công ty
qua các năm giai đoạn 2010 - 2013. Mô tả, phân tích và đánh giá hệ thống nguồn
nguyên liệu cà phê nhân của công ty.
- Xác định và phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc đảm bảo hệ thống cung
ứng nguyên liệu của công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung ứng
nguyên liệu của công ty.
1.3 Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty qua các năm từ 2010 – 2013 đạt được
kết quả và hiệu quả tốt nhờ có sự đảm bảo của nguồn cung ứng cà phê nguyên liệu.
Có được một hệ thống đảm bảo nguồn cung ứng cà phê nguyên liệu hiệu quả là
do công ty thực hiện tốt hoạt động quản trị quan hệ nhà cung cấp nguyên liệu.

1.4 Phạm vi ngiên cứu của khoá luận
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại công ty TNHH Neumann Gruppe, địa chỉ: Khu
Công Nghiệp Bình Đường, Lô 3, Phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
1.4.2Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Từ ngày 17/3/2014 – 14/7/2014.
1.4.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được phân tích chính trong đề tài này là hệ thống đảm bảo nguồn
cung ứng nguyên liệu cà phê nhân của công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam
thuộc tập đoàn Neumann Kaffe Gruppe.
13
1.5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1: MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu, các giả
thiết, nội dung và phạm vi của nghiên cứu khảo sát hệ thống đảm bảo nguồn nguyên
liệu cà phê nhân cho xuât khẩu của công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam.
Chương 2: TỔNG QUAN
Trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng quan về ngành cà
phê của thế giới và Việt Nam, giới thiệu sơ lược về công ty, quá trình hình thành phát
triển công ty TNHH Neumann Gruppe.
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày các khái niệm cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, quá trình thu mua và
quản trị quan hệ nhà cung cấp nguyên liệu, đồng thời trình bày các phương pháp
nghiên cứu đã được sử dụng.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đây là chương quan trọng nhất của khoá luận. Chương này sẽ phân tích, đánh
giá tình hình xuất khẩu của công ty thông qua các số liệu đã thu thập được. Trình bày
hệ thống đảm bảo nguồn nguyên liệu thông qua phân tích hoạt động quản trị quan hệ
nhà cung cấp và khảo sát các doanh nghiệp cung ứng cà phê cho công ty. Sau đó xác

định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hệ thốngđảm bảo nguồn cung ứng
nguyên liệu của công ty và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản
trị quan hệ nhà cung cấp.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, tóm lược lại toàn bộ nội dung của đề tài và
đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với công ty, Nhà nước và nội bộ ngành cà phê Việt
Nam.
14
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài này được khách quan, đầy đủ, tôi đã
tham khảo nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng,
quản trị quan hệ nhà cung ứng, cũng như những thông tin về ngành cà phê Việt Nam
và ngành cà phê thế giới. Có thể phân chia tài liệu tham khảo trong đề tài này thành 3
phần như sau :
Tài liệu về lý thuyết chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng :
Nguyễn Công Bình (2008), cung cấp những lý thuyết cơ bản và cụ thể hoá về
SC, các thành phần tham gia trong một SC cũng như các hoạt động trong quản lý
chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó tác giả còn liên hệ thực tế từ các điển hình về chuỗi cung
ứng hiệu quả của các nhà sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới giúp người đọc dễ
dàng nắm bắt được hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và cách đánh giá một chuỗi
cung ứng.
Các bài báo, bài báo cáo tổng kết của các tổ chức, hiệp hội cà phê Việt Nam và
thế giới :
ICO - Hiệp hội cà phê thế giới (2013), cà phê ngày càng trở thành một hàng hoá
có vai trò quan trọng trong mua bán quốc tế, tuy nhiên giá cà phê không ổn định do
các dao động của cung cầu dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã
hội đã gây ra không ít thiệt hại cho một số các thành phần trong chuỗi giá trị cà phê, sự
ra đời và hoạt động của ICO đã góp phần ổn định thị trường hơn thông qua các biện

pháp như nâng cao chất lượng, khuyến khích người tiêu dùng, xây dựng các liên kết
cho sản xuất bền vững,… Các báo cáo thường niên của hiệp hội là một tài liệu có đủ
các thống kê nhận xét về diễn biến thị trường cà phê trong một gian đoạn nhất định.
Bên cạnh đó là những báo cáo tổng kết về các hoạt động của hiệp hội sau khi kết thúc
một niên vụ cà phê.
15
AGRO - Viện chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam (2011), đưa ra cái nhìn tồng quan về ngành cà phê
Việt Nam và các quốc gia trồng nhiều cà phê khác như Braxin, Ethiopia, Cốt Divoa,
Mexico,… qua niên vụ 2011/12, phân tích và làm rõ được bản chất giá cà phê tại thị
trường giao ngay và thị trường tương lai, đồng thời bài báo cáo cũng cung cấp các
thông tin về đặc điểm của các loại cà phê.
Luận văn nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng cà phê
Bùi Phương Loan (2010), phân tích và đánh giá về quản trị chuỗi cung ứng cà
phê xuất khẩu của công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa thông qua quá trình nghiên cứu
bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và thu thập dữ liệu thứ cấp. Bài viết đã nhìn
nhận và đánh giá những thành công, tồn tại của doanh nghiệp kết hợp với các kết quả
phân tích để rút ra được kết luận về quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công
ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa làm căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp quản trị chuỗi
cung ứng hiệu quả nhằm đóng góp vào sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh và
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2 Tổng quan thị trường cà phê thế giới
2.2.1 Một số đặc điểm của ngành cà phê thế giới
Thị trường cà phê thế giới được biết đến với 2 loại chính giao dịch trên các sàn
giao dịch hàng hoá lớn trên thế giới (LIFFE, NYBOT, SICOM…) là cà phê Robusta
và Arabica:
- Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea
Arabica), chiếm khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Đây là loài có giá trị
kinh tế nhất trong số các loài cây cà phêvà được sản xuất chủ yếu ở Braxin và
Colombia. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethyopia, Mexico, Guatemala, Honduras,

Peru, Ấn Độ. Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có
hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg)
thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối.
- Loại thứ hai có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê vối (tên khoa học : Coffee
Robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Nước xuất khẩu cà phê
vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte
d'Ivoire, Uganda, Braxin, Ấn Độ. Thông thường, loại cà phê này sẽ cho thu hoạch sau
16
2-3 năm, trong khi cà phê Arabica phải cần 4-5 năm. Cây cà phê Arabica cũng là một
loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung
bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê
Robusta lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau.
Cà phê là ngành có tính chất mùa vụ không giống nhau giữa các nước trồng cà
phê trên thế giới. Có ba nhóm chính phân theo mùa thu hoạch của các nước trồng và
xuất khẩu cà phê: nhóm các nước bắt đầu thu hoạch vào tháng 4 gồm Braxin,
Indonexia, Peru,…; nhóm các nước bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 có Việt Nam,
Colombia, Ethiopia,…; nhóm còn lại là sốít các nước (khoảng 7 quốc gia) bắt đầu thu
hoạch vào tháng 6 như Tanzania, Haiti …
Nguồn cung cà phê phụ thuộc chủ yếu vào diện tích trồng cà phê của các quốc
gia, vào mùa vụ và thời tiết. Giá cà phê thường xuyên biến động phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như: cung, cầu, lượng tồn kho của cà phê thế giới, thời tiết, các yếu
tố kinh tế, chính trị, xã hội,…
2.2.3 Cung ứng cà phê thế giới
Trên thế giới hiện nay có trên 80 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu
hecta và sản lượng trong những năm gần đây đã đạt trên 8,5 triệu tấn. Có 3 quốc gia đã
sản xuất khoảng 55% tổng sản lượng cà phê thế giới. Brazil (32%-34%), Việt Nam
(12%-13%) và Colombia (8%-9%). Xét về diện tích trồng cà phê có bốn nước có diện
tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu, Côte D’lvoire (Châu Phi), Indonexia
(Châu Á), mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta.
Sản xuất cà phê phụ thuộc rất nhiều vào điền kiện khí hậu, đất đai. Trong những

năm gần đây, công nghệ lai tạo giống cũng kỹ thuật canh tác cà phê đã đạt được những
thành tựu vượt bậc góp phân nâng cao chất lượng và sản lượng cà phê trên thế giới nói
chung. Tuy nhiên, sản xuất cà phê vẫn gánh chịu nhiều thiệt hại do thời tiết xấu như
sương muối, khô hạn, thiên tai, dịch bệnh…Điển hình là những đợt sương muối và sau
đó là hạn hán diễn ra ở Braxin vào năm 1994 đã khiến sản lượng cà phê của nước này
giảm khoảng 50%, tiếp đó là đợt hạn hán kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1999
cũng đã làm giảm 40% sản lượng cà phê của Braxin. Và gần đây nhất, theo ước tính
của ICO, trong mùa vụ 2012/13bệnh dịch gỉ sắt lá cà phê làm cho sản lượng suy giảm
đến 2,3 triệu bao, gây thiệt hại số tiền khoảng 550 triệu USD ở khu vực Trung Mỹ và
17
kéo theo 441.000 việc làm của nông dân cà phê ở khu vực này. Biểu đồ sau thể hiện
tình hình sản xuất cà phê ở các khu vực trên thế giới qua các mùa vụ:
Hình 2.1 Tổng Sản Lượng Cà Phê theo Vùng từ Mùa Vụ 2009/10 đến Mùa Vụ
2012/13
(Đơn vị: nghìn bao, 1bao=60kg)
Nguồn: ICO
Theo biểu đồ hình 2.1, tổng sản lượng cà phê thế giới từ mùa vụ 2009/10 đến
2010/11 tăng, mùa vụ 2011/12 sản lượng cà phê thế giới giảm 679 nghìn bao, nguyên
nhân chủ yếu là do sự giảm sút nguồn cung cà phê Arabica từ Nam Mỹ: Do chu kỳ 2
năm trong sản xuất cà phê ở Braxin, tức là sau 2 niên vụ được mùa, cây cà phê sẽ
“nghỉ ngơi” điều này làm cho sản lượng cà phê trong vụ này thấp hơn 2 vụ trước, một
nguyên nhân khác là mưa lớn ở Colombia đã làm giảm sản lượng cà phê Arabica.
Tổng sản lượng cà phê thế giới đến cuối mùa vụ 2012/13 là 145.12 nghìn bao tương
đương trên 8,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay, tăng 9,7% so với tổng sản lượng cà
phê thế giới ở mùa vụ 2011/12. Như vậy , niên vụ 2012/13 vừa rồi là vụ được mùa của
ngành sản xuất cà phê thế giới. Thiệt hại gây ra bởi bệnh dịch gỉ sắt lá ở Trung Mỹ
như được trình bày ở trên đã được bù đắp bởi sự gia tăng sản xuất ở các nước hàng
đầu thế giới khác, đặc biệt là ở Brazil, Indonesia và Ethyopia.
Biểu đồ hình 2.1 cũngthể hiện quy mô và tình hình sản xuất cà phê của các
vùng trên thế giới. Trong đó, Nam Mỹ là khu vực có quy mô sản xuất lớn nhất, cung

cấp cho thị trường cà phê thế giới tới hơn 40% lượng cà phê hàng năm. Theo số liệu
thống kê của ICO Nam Mỹ là vùng chiếm trên 1/3 diện tích trồng cà phê của thế giới
bao gồm: Braxin, Colombia, Ecuador và Boliva, sản xuất cà phê Arabica là chủ yếu.
Nổi bật là Barxin, nước này có trên 2,4 triệu ha, đóng góp 70% cà phê Arabica cho thị
trường thế giới và Colombia cũng được biết đến là nơi sản xuất cà phê Arabica chất
lượng nhất thế giới rất được tập đoàn cà phê Starbucks nổi tiếng ưa chuộng. Vùng
nguyên liệu cà phê quan trọng thứ hai là Châu Á & Châu Đại Dương (gồm có
Indonexia, Việt Nam và Ấn Độ, Papua Niu Ghine), trong đó Việt Nam và Idonexia lần
lượt là các quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai thế giới về sản xuất cà phê Robusta. Từ
biểu đồ hình 2.1 ta có thể nhận thấy gần như sản lượng cà phê của Châu Á & Châu Đại
18
Dương tăng đều qua các năm. Có được điều đó là vì các quốc gia sản xuất cà phê ở
khu vực này đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất trong các năm qua. Tuy
nhiên, hiện trạng mở rộng diện tích canh tác cà phê ồ ạt ở các nước Châu Á & Châu
Đại Dương trong những năm gần đây, đã làmtăng lượng cung cà phê nhân trên thị
trường thế giới nhanh chóng. Điều này khiến các nhà sản xuất khác trên thế giới e ngại
về nguy cơ cung cà phê vượt quá cầu có thể dẫn đến những diễn biến không tốt về giá
cả cà phê trên các sàn giao dịch hàng hoá.
Về xuất khẩu cà phê thì Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia, Mexico, Ấn
Độ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa Rica, Peru là 10 quốc gia đứngđầu, chiếm tới
88% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thế giới.
2.2.4 Cầu cà phê thế giới
Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới không ngừng tăng trong năm qua bởi cà
phê ngày càng trở thành đồ uống phổ biến ở khắp các thị trường. Biểu đồ hình 2.2 thể
hiện lượng tiêu thụ cà phê ở các thị trường giai đoạn 2009 – 2012.
19
Hình 2.2 Tiêu Thụ Cà Phê Thê Giới Giai Đoạn 2009 - 2012.
Nguồn: ICO
Tiêu thụ cà phê qua 4 năm từ 2009 - 2012 có xu hướng tăng, năm 2012 lượng
cà phê tiêu thụ của thế giới là 142 triệu bao, tăng hơn 2% so với lượng cà phê tiêu thụ

của năm 2011. Xu hướng tăng lượng cà phê tiêu thụ được thể hiện rõ hơn cả ở thị
trường các nước xuất khẩu và thị trường mới nổi. Tốc độ tăng lượng sử dụng cà phê ở
thị trường các nước xuất khẩu qua mỗi năm (từ 2009 - 2012) là trên 3%, ở phân khúc
này thì Braxin là quốc gia có lượng tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất, đứng thứ 2
thế giới (sau Hoa Kỳ).
Trung bình mỗi năm tiêu dùng cà phêở những thị trường mới nổi tăng 4%, với
đà tăng trưởng mạnh như vậy, nhu cầu từ những quốc gia này sẽ đạt 50% tiêu thụ cà
phê toàn cầu vào năm 2020 (dự báo của ngân hàng Rabobank). Các quốc gia trong thị
trường mới nổi gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Năm 2012, tiêu thụ cà phê
bình quân trên đầu người của Hàn Quốc cao gấp năm lần so với các nước trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương với tổng lượng cà phê được tiêu thụ đạt 3 triệu USD.
Với mức tiêu thụ cà phê trung bình của mỗi người là 1kg/năm, Hàn Quốc trở thành
một trong những nước có nhu cầu sử dụng cà phê lớn tại khu vực châu Á Thái Bình
Dương và là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới.
Ở các thị trường trường thống (Hoà Kỳ, các nước EU) có lượng tiệu thụ cà phê
cao nhất thế giới (chiếm trên 50% tổng lượng cà phê tiêu thụ của thế giới), tuy nhiên
lượng tiêu dùng cà phê hàng năm ở thị trường nàyđã chững lại vì thị trường đã bão
hoà.
2.2.5 Diễn biến giá cà phê thế giới
Giá cà phê bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách nhau. Ngoài các yếu tố tất yếu là
cung và cầu của một thị trường hàng hoá nông sản, giá cà phê có thể tăng giảm do sự
tác động của những thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện thời tiết hay do các
hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường của các nhà đầu tư cũng như là cách phản ứng
của các thành phần giao dịch trong thị trường cà phê. Điều đó đòi hỏi các cá thể hay tổ
chức tham gia vào thị trường mua bán cà phê phải nắm được sự vận động giá cà phê
20
để đưa ra các quyết định đúng đắn. Khoá luận chọn giá cà phê Robusta như là một
điển hình cho tính biến động chung của giá cà phê thế giới.
Hình 2.3 Giá Cà Phê Robusta Trung Bình từ Năm 2010 đến 5 Tháng Đầu Năm
2014

(Đơn vị: USD/tấn)
Nguồn:ICO
Biểu đồ hình 2.3 cho thấy xu hướng biến động của giá cà phê thế giới qua các
năm. Năm 2010 giá cà phê trung bình là 1707,86 USD/tấn, đến năm 2011 giá cà phê
tăng lên 39% so với năm trước đó, nguyên nhân là do sự khan hiếm của cà phê
Arabica, làm cho cầu cà phê Robusta tăng lên, đẩy giá lên cao. Từ sau năm 2011 đến
năm 2013 giá cà phê có chiều hướng tuột dốc không phanh, từ 2374,02 USD/tấn (năm
2011) xuống còn 2044,9 USD/tấn (năm 2013). Đó là do những ảnh hưởng tiêu cực từ
nền kinh tế thế giới, đặc biệt là vấn đề nợ công châu Âu, rồi sự mất giá tạm thời của
các đồng tiền như Real Braxin, USD, EURO. Một phần là do lượng cà phê tồn kho ở
các nhà rang xay còn khá lớn dẫn đến sự hạn chế thu mua của các nhà máy này. Các
tháng đầu năm 2014, giá trung bình của cà phê có xu hướng khởi sắc so với năm liền
trước do tình hình thời tiết bất lợi đe doạ đến sản lượng cà phê ở Nam Mỹ và việc tạm
trữ, găm hàng chờ giá lên của một số các nhà cung cấp lớn ở châu Á.
2.3 Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam
2.3.1 Một số đặc điểm ngành cà phê Việt Nam
Ở Việt Nam, cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.
Diện tích cà phê của khu vực này chiếm tới 90% tổng diện tích cả nước và sản lượng
cũng chiếm khoảng 80% tổng sản lượng cả nước, chủ yếu là cà phê vối. Cà phê chè
trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc tập trung nhiều ở các tỉnh
Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.
Là quốc gia xuất khẩu cà phê vối hàng đầu, tuy nhiên, chất lượng của loại cà
phê này của Việt Nam chưa cao do yếu kém của việc canh tác hay khâu thu hái (hái
lẫn quả xanh đỏ), công nghệ chế biến lạc hậu (chủ yếu là chế biến khô, tự phơi sấy
trong khi thời tiết ẩm ướt nên xuất hiện nhiều nấm mốc, hạt đen, cà phê mất mùi, lẫn
21
tạp chất, chất lượng giảm sút). Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch
toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35
tỷ USD của cà phê nhân thế giới.

Cà phê là ngành hàng có lịch sử lâu đời trên thế giới. Ở Việt Nam sản xuất và
xuất khẩu cà phê bắt đầu thể hiện vai trò của nó đối với đời sống kinh tế của đất nước
từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Dó đó vẫn còn một bộ phận nông dân canh tác cà
phê một cách tự phát, manh mún, không có hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có nhiều
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê vần còn thiếu chuyên nghiệp
trong quản lý và chiến lược kinh doanh. Giá cà phê Việt Nam hình thành trên cơ sở giá
cả thị trường và tự do thương lượng giá giữa người mua và người bán. Cả nước hiện
có trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp này tổ chức thu mua và
xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà
máy hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam. Giá cà phê trong nước có quan hệ chặt chẽ
với giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế. Sàn giao dịch cà phê lớn nhất ở Việt
Nam là trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) hoạt động tháng vào
tháng 12/2008 nhưng đến nay kết quả giao dịch còn rất khiêm tốn (Sàn giao dịch cà
phê thứ hai ở Việt Nam là Triệu Phong ở TP Hồ Chí Minh thành lập năm 2010 và
chính thức hoạt động vào đầu năm 2011). Số lượng cà phê được mang đến BCEC ký
gửi, giao dịch mới được hơn 10.000 tấn/năm trong tổng sản lượng 1 triệu tấn/năm của
cả khu vực; giá trị giao dịch cũng rất thấp (chỉ 600 tỉ đồng trong năm đầu tiên và 900 tỉ
đồng trong năm tiếp theo). Hoạt động giao dịch kỳ hạn tại BCEC thời gian qua chủ
yếu do các thành viên môi giới giao dịch, khớp lệnh với nhau… Nguyên nhân là do
nông dân quen với việc giao dịch mua bán theo kiểu truyền thống, chưa hiểu biết nhiều
về mô hình hoạt động của trung tâm, đa số các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh
cà phê đều rất quan tâm nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức quan sát, chờ đợi do thanh
khoản trên sàn còn thấp, cơ chế chính sách hoạt động của sàn giao dịch nội địa này
chưa phù hợp. Có thể nhận thấy rằng, tham vọng “lái” thị trường cà phê thế giới dựa
trên lợi thế nguồn cung cà phê lớn của các nhà chức trách Việt Nam thông qua việc
vận hành các sàn giao dịch cà phê trong nước vẫn còn bỏ ngỏ.
22
2.3.2 Sản xuất cà phê Việt Nam
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai khí hậu để canh tác cà phê, chủ yếu
là cà phê Robusta. Những năm gần đây, giá cà phê tăng cao, kích thích nông dân tăng

cường đầu tư và mở rộng sản xuất. Diện tích cà phê Việt Nam không ngừng tăng lên
qua các năm từ 2004 đến 2013. Tuy nhiên diện tích trồng cà phê còn mang tính manh
mún, nhỏ lẻ, sản xuất thiếu tập trung, 90% các vườn cà phê là hộ cá thể, diện tích từ
2ha trở xuống nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư chế biến nâng cao chất
lượng từ thu hoạch đến chế biến chưa làm được. Mục tiêu tới năm 2020, diện tích cà
phê Việt Nam là 500.000 ha, nhưng diện tích cà phê Việt Nam năm 2013 đã là
633.295 ha, vượt mục tiêu gần 1,3 lần. Diện tích cà phê tăng song không phải lúc nào
sản lượng cà phê cũng tăng theo diện tích canh tác. Bảng 2.1 thể hiện sản lượng và
năng suất cà phê qua các mùa vụ 2010/11 – 2013/14.
Bảng 2.1 Sản Lượng và Sản Lượng Cà Phê Việt Nam từ Mùa Vụ 2010/11 đến
Mùa Vụ 2013/14
Mùa vụ
2010/11
Mùa vụ
2011/12
Mùa vụ 2012/13 Mùa vụ
2013/14
(dự báo)
Sản lượng (nghìn tấn) 1.200 1.560 1.497 1.374
Năng suất (tấn/ha) 2,18 2,44 2,32 2,1
Nguồn: Tổng cục thống kê Bộ NN&PTNT, dự báo USDA
Từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2011/12, sản lượng và năng suất cà phê đều
tăng. Nguyên nhân là nhờ việc mở rộng diện tích canh tác một cách nhanh chóng. Sau
đó, từ mùa vụ 2011/12 đến 2013/14, sản lượng và năng suất cà phê lại giảm dần, mặc
dù diện tích trồng cà phê vẫn tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do việc canh tác cà phê
tự phát, trên những mảnh đất có diện tích nhỏ, không được đầu tư nhiều về kỹ thuật
canh tác, dẫn đến năng suất thấp. Một phần nữa là do tình trạng thiếu nước tưới ở Tây
23
Nguyên, khô hạn, cây cà phê đã già cỗi cũng như tác động xấu của những cơn mưa lớn
đã làm giảm sút sản lượng cà phê.

2.3.3 Xuất khẩu cà phê
Cà phê mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta (chỉ đứng sau gạo),
hàng năm đóng góp trên dưới 2% GDP nền kinh tế. Nước ta có nhiều thuận lợi cho
đẩy mạnh xuất khẩu cà phê như: có nguồn nguyên liệu dồi dào cho xuất khẩu; hương
vị cà phê tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng. Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng,
đặc biệt là sự tăng nhanh nhu cầu ở các thị trường mới nổi ở Châu Á và Việt Nam có
thuận lợi về vị trí địa lý cho việc xuất khẩu cà phê sang các thị trường này. Bên cạnh
đó xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn: giá cả biến động thường
xuyên, chất lượng cà phê còn thấp (xuất khẩu cà phê nhân xanh là chủ yếu), sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường quốc tế khi trong thời gian tới, khi một số
thỏa thuận thương mại quốc tế bắt đầu có hiệu lực hoặc đàm phán xong như: Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP), hiệp định thương mại Việt Nam – EU… Tình hình xuất khẩu cà phê
Việt Nam qua các mùa vụ từ 2010/11 đến 2012/13 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2 Xuất Khẩu Cà Phê Nhân Xanh của Việt Nam, Mùa Vụ 2010/11 đến
2012/13
Tháng 2010/11 2011/12 2012/13 % thay đổi mùa vụ 2012/13
so với mùa vụ 2011/12
Đơn vị Nghìn tấn Nghìn tấn Nghìn tấn %
Tháng 10 67 58 118 103%
Tháng 11 77 79 112 42%
Tháng 12 93 124 125 1%
Tháng 1 129 121 163 35%
Tháng 2 84 168 131 -22%
Tháng 3 137 161 141 -12%
Tháng 4 145 132 132 0%
Tháng 5 104 160 118 -26%
Tháng 6 81 121 101 -17%
Tháng 7 78 115 110 -4%
Tháng 8 81 106 92 -13%

Tháng 9 53 91 71 -23%
Tổng 1.129 1.436 1.414 -1.6%
Nguồn: Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA)
24
Mùa vụ 2010/11, và mùa vụ 2011/12, sản lượng xuất khẩu tăng cao ở từ tháng
12 đến tháng 5 năm sau, với tổng sản lượng xuất khẩu lần lượt là 1.129 nghìn tấn và
1.436 nghìn tấn. Ở Việt Nam cà phê bắt đầu được thu hoạt vào cuối tháng 10 đến hết
tháng 1, do đó khoảng thời gian trên (từ tháng 12 đến tháng 5) được xem là mùa cao
điểm của thu mua và xuất khẩu cà phê. Sau đó là khoảng thời gian người nông dân sẽ
chăm sóc tưới nước và bón phân cho cây cà phê. Ta có thể nhận thấy rằng, ngành cà
phê Việt Nam còn mang đậm tính chất mùa vụ. Đây là một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự bấp bênh trong sản xuất kinh doanh cà phê khi không thể tránh khỏi
vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá - mất mùa được giá”. Đến mùa vụ 2012/13, tổng
lượng cà phê xuất khẩu giảm 1,6% so với mùa vụ trước, tuy nhiên lượng cà phê xuất
khẩu đã có sự phân bố đều giữa các tháng, do có sự găm hàng chờ giá, tức là tích trữ,
tồn kho và quyết định bán hàng khi thị trường có dấu hiệu tốt chứ không bán ồ ạt như
các vụ trước. Cà phê là mặt hàng thu hoạch một vụ bán quanh năm do đó biện pháp
này cần được tiếp tục phát huy thông qua sự phối hợp giữa nông dân, doanh nghiệp và
các cơ quan chức năng như VICOFA, Bộ NN&PTNT Việt Nam,… nhằm cải thiện và
nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu cà phê.
Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và khu vực lãnh thổ, chủ
yếu là ở các thị trường truyền thống và gần đây là ở các thị trường mới nổi. Biểu đồ
sau thể hiện tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ở các thị trường trọng yếu.
Hình 2.4 Các Thị Trường Xuất Khẩu Cà Phê Chính của Việt Nam, Mùa Vụ
2010/11 Đến 2012/13
25

×