Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, trước tiên em xin được gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ths. Vũ Thành Toàn đã hướng dẫn em
thực hiện báo cáo thực tập này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể cán
bộ nhân viên Phòng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đại Dương – chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập qua đó
em có thể nắm bắt được các vấn đề thực tiễn về chuyên môn để phục vụ cho
báo cáo thực tập.
Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Châu
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 4
2.1.1. Hoạt động thanh toán L/C tại Oceanbank 20
2.1.1.1. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu 20
2.1.1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu 22
2.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Oceanbank 24
2.2.1. Kết quả đạt được 24
2.2.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế 26
2.2.2.1. Những mặt hạn chế 26
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 28
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG 32
3.1.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Oceanbank 32
3.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro và tốc độ thanh toán 32
3.1.1.1. Đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào quá trình thanh toán 32
3.1.1.2. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc. .33
3.1.1.3. Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C một cách chặt
chẽ hợp lý 33
3.1.1.4. Xây dựng định mức ký quỹ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng của
ngân hàng: 34
3.1.1.5. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu
thanh toán 35
3.1.2. Phát triển các chính sách thu hút khách hàng 36
3.1.3/ Tăng cường các hoạt động khác có liên quan nhằm nhằm hỗ trợ hoạt động
thanh toán quốc tế 38
3.1.3.1/ Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu 38
3.1.3.2/ Liên kết, phối hợp các phòng ban có liên quan nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định khách hàng 38
3.1.3.3/Ngân hàng Oceanbank cần mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý trên
thế giới 39
3.2. Một số kiến nghị 39
3.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 39
3.2.1.1. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế 39
3.2.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý 39
3.2.1.3. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực hịên chính sách
quản lý ngoại hối 40
3.2.1.4. Đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng hoạt động hợp tác
quốc tế 40
3.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 41
3.2.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 41
3.2.2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường ngân
hàng 41
KẾT LUẬN 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
NHTM Ngân hàng thương mại
NH Ngân hàng
NHPH Ngân hàng phát hành
NK Nhập khẩu
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
TCKT Tổ chức kinh tế
TG KKH Tiền gửi không kỳ hạn
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TMCP Thương mại cổ phần
TTQT Thanh toán quốc tế
TT NK Thanh toán nhập khẩu
TT XNK Thanh toán xuất nhập khẩu
TT XK Thanh toán xuất khẩu
TTV Thanh toán viên
Oceanbank Ocean Join Stock Bank Ngân hàng TMCP Đại
Dương
USD United State Dollar Đô la Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
ASEAN Association of South Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
AFTA Asia Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
Đông Nam Á
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 4
2.1.1. Hoạt động thanh toán L/C tại Oceanbank 20
2.1.1.1. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu 20
2.1.1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu 22
2.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Oceanbank 24
2.2.1. Kết quả đạt được 24
2.2.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế 26
2.2.2.1. Những mặt hạn chế 26
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 28
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG 32
3.1.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Oceanbank 32
3.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro và tốc độ thanh toán 32
3.1.1.1. Đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào quá trình thanh toán 32
3.1.1.2. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc. .33
3.1.1.3. Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C một cách chặt
chẽ hợp lý 33
3.1.1.4. Xây dựng định mức ký quỹ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng của
ngân hàng: 34
3.1.1.5. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu
thanh toán 35
3.1.2. Phát triển các chính sách thu hút khách hàng 36
3.1.3/ Tăng cường các hoạt động khác có liên quan nhằm nhằm hỗ trợ hoạt động
thanh toán quốc tế 38
3.1.3.1/ Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu 38
3.1.3.2/ Liên kết, phối hợp các phòng ban có liên quan nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định khách hàng 38
3.1.3.3/Ngân hàng Oceanbank cần mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý trên
thế giới 39
3.2. Một số kiến nghị 39
3.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 39
3.2.1.1. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế 39
3.2.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý 39
3.2.1.3. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực hịên chính sách
quản lý ngoại hối 40
3.2.1.4. Đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng hoạt động hợp tác
quốc tế 40
3.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 41
3.2.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 41
3.2.2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường ngân
hàng 41
KẾT LUẬN 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát
triền mà thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Cùng với xu thế mở cửa
và hội nhập với nền kinh tế thế giới thì hoạt động kinh tế nói chung và hoạt
động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng. Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Với việc gia nhập vào ASEAN, AFTA và đặc biệt là sau
khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (11/1/2007), một sự kiện
quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt
Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với
các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức
phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam
trong cộng đồng thế giới.
Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng
rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các
dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại đóng vai trò như là cầu
nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Hoạt động thanh toán quốc tế là một
trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động
thanh toán quốc tế của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam
nói chung. Các hoạt động thanh toán quốc tế mang lại lợi ích to lớn đối với
NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các
mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất
nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Theo lộ trình gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được thành lập
ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Điều này đã đặt các
NHTM Việt Nam trước nguy cơ, thách thức lớn về cạnh tranh, được mất ngay
tại Việt Nam. Áp lực cạnh tranh đối với khối NHTM không chỉ từ các Ngân
hàng nước ngoài mà cả từ các NHTM cổ phần khác. Điều này tạo áp lực cho
các NHTM phải thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ hơn,
mở rộng các dịch vụ mới, tạo dựng niềm tin lớn hơn đối với khách hàng trong
nước.
Trong thời gian thực tập tại Oceanbank – Chi nhánh Hà Nội, tìm hiểu
quá trình hình thành và phát triển cũng như các hoạt động chính của ngân
hàng, em đã nhận thấy rằng trong những năm gần đây, ngân hàng đã có đạt
được nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt
động TTQT nói riêng. Tuy nhiên so với tiềm lực của ngân hàng, hoạt động
TTQT vẫn còn một số những tồn tại và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các
ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc hoàn thiện và mở rộng hoạt
động TTQT tại ngân hàng Ocenbank là vô cùng cấp thiết.
Với những lý do trên, trong quá trình thực tập tại
Techcombank, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đại Dương”
làm chuyên đề thực tập của mình với hy vọng chuyên đề sẽ góp một phần tìm
ra những hướng đi mới cho hoạt động TTQT tại Ngân hàng Oceanbank trong
thời gian tới.
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP
ĐẠI DƯƠNG
1.1.Quá trình hình thành và phát triển:
Thành lập năm 1993 và chuyển đổi mô hình hoạt động từ năm 2007,
với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự và quyết tâm của
những người quản trị ngân hàng, OceanBank đã ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng
bước gây dựng được niềm tin vững bền trong lòng công chúng. Từ một
ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm 2011, OceanBank có vốn
điều lệ lên 5000 tỷ đồng.
Với sự hợp tác đắc lực của cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, OceanBank đã có sự chuẩn bị về mọi mặt,
sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: Đến năm 2013, OceanBank sẽ
trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với một
ngân hàng TMCP lớn trong nước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách
hàng, hệ thống chi nhánh, nguồn nhân lực và công nghệ…đủ mạnh để tạo
điều kiện tốt nhất cho việc chuyển hướng hành một ngân hàng hàng đầu trong
giai đoạn 2013-2020
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
1.2.Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Oceanbank
(nguồn: www. Oceanbank.vn)
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
1.3.Phạm vi hoạt động:
Các hoạt động hợp tác đa phương được thúc đẩy xứng tầm với sự vươn
lên mạnh mẽ của ngân hàng. OceanBank đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác
như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí Việt Nam, Công ty CP Tài
chính đường thủy Việt Nam, Công ty Chuyển mạch Tài chính QG Việt Nam,
Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam… để
hỗ trợ kinh nghiệm, chia sẻ công nghệ cũng như hợp tác toàn diện trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng.
Đặc biệt, tháng 01/2009, OceanBank đã ký kết cổ đông chiến lược với
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của OceanBank
và ghi nhận sự hấp dẫn của thương hiệu OceanBank với các đối tác kinh tế
lớn. OceanBank cũng đã liên tục có những ký kết quan trọng với nhiều đối tác
lớn trong và ngòai nước. OceanBank đã kết nối hệ thống SWIFT, trở thành
thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 200 ngân hàng
lớn trên thế giới.
Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng
giao dịch đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh
tranh nên đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của
OceanBank.
OceanBank đã phủ sóng đến tòan bộ các địa bàn trọng điểm của cả
nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ngãi,
Vũng Tàu, Sài Sòn, Cà Mau OceanBank đã nâng số phòng giao dịch và chi
nhánh lên con số trên 100.
1.4.Tình hình hoạt động chung của Oceanbank:
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh
doanh, OceanBank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng
ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Với tổng tài
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
sản tính đến cuối năm 2007 đạt 13,680 tỷ đồng, OceanBank đã đạt mức lợi
nhuận trước thuế cả năm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so với năm
2006. Năm 2011, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạt động ngân
hàng, các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập
của OceanBank đều có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2011, tổng tài sản của
OceanBank đạt trên 62,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 643 tỷ đồng.
Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp: Quan hệ truyền thống của ngân
hàng và doanh nghiệp luôn mang tính tương hỗ và đồng thuận cao.
OceanBank cam kết luôn song hành, hỗ trợ tối đa cộng đồng doanh nghiệp,
mang lại các giải pháp tài chính phù hợp và hiệu quả nhất.
Năm 2010, OceanBank có bước phát triển mới về hoạt động thanh
toán, đặc biệt là mảng thanh toán quốc tế, Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân:
OceanBank luôn nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa
hoá lợi ích của khách hàng. Nhóm sản phẩm tiết kiệm cá nhân của
OceanBank giúp khách hàng có thể yên tâm tích luỹ. OceanBank đáp ứng nhu
cầu vay vốn đa dạng của quý khách, chúng tôi cũng thiết kế một số sản phẩm
tín dụng riêng như cho vay mua nhà, mua ôtô, cho vay tiêu dùng. Các dịch vụ
như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ngoại hối…đều được cung cấp với
phương thức linh hoạt và thủ tục đơn giản.
Dịch vụ ngân hàng điện tử: Ngân hàng điện tử là một trong những bước
đột phá về ứng dụng công nghệ của OceanBank. OceanBank hiện cung cấp
miễn phí dịch vụ Thẻ, HomeBanking, InternetBanking, Mobile Banking
nhằm đem lại cho khách hàng tiện ích hiện đại và giá trị gia tăng cao nhất.
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một, OceanBank thu hút
nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viên tài chính cao cấp, các
chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp trình độ quản
lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hoá tổ chức hiện đại với hiệu quả
tổng thể. Phương châm của OceanBank là: Nguyên tắc linh hoạt, tự chủ công
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
việc, thượng tôn trách nhiệm và kỷ luật chặt chẽ. Đến nay, tổng số CBNV của
OceanBank đạt trên 1.500 người
1.4.1.Hoạt động huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động của Oceanbank tính đến 31/12/2011 đạt
49.365 tỷ đồng, tăng 18.650 tỷ đồng (tương đương 161%) so với đầu năm,
trong đó nguồn vốn nội tệ 41.508 tỷ đồng, vốn ngoại tệ đạt 7.857 tỷ đồng
quy đổi
Mức tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là do tăng trưởng ở
khu vực huy động thị trường 1, đang chiếm 87% cơ cấu tổng huy động vốn.
Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đạt 42.975 tỷ đồng, tăng 19.489 tỷ đồng
(tương đương 183%) so với đầu năm, cơ cấu huy động cụ thể như sau:
*Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng: nguồn vốn huy động
từ tổ chức kinh tế đạt 34.579 tỷ đồng, tăng 188% so với đầu năm, nguồn vốn
huy động từ dân cư đạt 8.396 tỷ đồng, tăng 164% so với đầu năm
*Cơ cấu huy động theo loại tiền: huy động tổ chức kinh tế và dân cư
VND chiếm 82%, cơ cấu huy động thị trường 1, đạt 35.313 tỷ đồng, tăng
208% so với đầu năm; huy động ngoại tệ đạt 7.662 tỷ đồng quy đổi và có tốc
độ tăng trưởng nhỏ hơn mức 117% so với đầu năm
*Cơ cấu huy động theo kỳ hạn: huy động tổ chức kinh tế và dân cư có
kỳ hạn đạt 34.568 tỷ đồng, chiếm 80,4% cơ cấu huy động thị trường 1 với tốc
độ tăng trưởng khá cao là 282% so với đầu năm, huy động không kỳ hạn đạt
8.407 tỷ đồng chiếm 21,6% tổng cơ cấu huy động thị trường 1
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Biểu đồ 2.1:Hoạt động thị trường 1 - Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: báo cáo thường niên 2011 – Oceanbank)
Biểu đồ 2.2:Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn thị trường – Đơn vị tính %
(Nguồn: báo cáo thường niên 2011 – Oceanbank)
1.4.2.Hoạt động tín dụng:
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô của ngân hàng, quy mô khách
hàng doanh nghiệp của Oceanbank đã tăng trưởng nhanh chóng trong năm
2011. Đến cuối năm 2011 Oceanbank đạt số lượng 4.163 khách hàng doanh
nghiệp mở tài khoản giao dịch, tăng 86% so với năm 2010, trong đó có 545
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
khách hàng doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với Oceanbank, chiếm
14,51% trong tổng số khách hàng vay vốn. Trong đó, số lượng khách hàng
doanh nghiệp siêu nhỏ có quan hệ tín dụng với Oceanbank đạt 159 khách
hàng, 227 doanh nghiệp nhỏ, 96 doanh nghiệp vừa, mở rộng quan hệ tín
dụng với 63 khách hàng lớn. Điều này chứng tỏ, Oceanbank đang thực hiện
đúng với định hướng chiến lược tăng cường dịch vụ ngân hàng doanh
nghiệp cho mảng khách hàng doanh nghiệp lớn, duy trì mối quan hệ truyền
thống với khách hàng vừa và nhỏ.
Biểu đồ 2.3:Quy mô khách hàng doanh nghiệp – Đơn vị tính: doanh nghiệp
(Nguồn: báo cáo thường niên 2011 – Oceanbank)
*Dư nợ tín dụng:
Tính đến 31/12/2011, dư nợ Oceanbank đạt 17.630 tỷ đồng, tăng 73% so với
2010 và đạt 118% kế hoạch năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 9.717 tỷ đồng,
chiếm 45% tổng dư nợ, dư nợ tín dụng tại Oceanbank tiếp tục tăng, dư nợ
tăng tuyệt đối là 2.631 tỷ đồng. Oceanbank duy trì chiên lược tập trung chia
sẻ khó khăn và hỗ trợ vốn cho khách hàng truyền thống, khách hàng vay vốn
để sản xuất, lưu thông hàng hóa, kinh doanh và hạn chế cho vay các lĩnh vực
nhạy cảm như đầu tư chứng khoán, bất động sản
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cơ cấu dư nơ – Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: báo cáo thường niên Oceanbank 2011)
*Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp:
Dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại Oceanbank đạt 15.413 tỷ đồng;
chiếm 87,42% trong tổng dư nợ. Dư nợ của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và
siêu nhỏ đạt 8.760 tỷ đồng, chiếm 56,63% trong tổng dư nợ khách hàng
doanh nghiệp. Trong khi đó, với chiến lược hướng tới các doanh nghiệp
lớn, các đối tác chiến lược, năm qua cho vay khách hàng này đạt dư nợ
6.653 tỷ đồng. Năm 2011 vừa qua, Oceanbank đã tăng cường thiết lập mối
quan hệ chặt chẽ với các tổng công ty, công ty và những đơn vị thành viên
thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, PV Power, PVD, PV Gas,
PVOIL Vietsopetro, Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, công
ty lọc hóa dầu Bình Sơn.
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Biểu đồ 2.5:Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: doanh nghiệp
(Nguồn: báo cáo thường niên 2011 – Oceanbank)
*Cơ cấu cho vay theo ngành nghề:
Với hệ thống chi nhánh được mở rộng trên khắp vùng miền cả nước,
hoạt động dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp của Oceanbank phủ sóng đến hầu
hết các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế. Tính đến thời điểm
31/12/2011, dư nợ nhóm ngành của Oceanbank đạt 15.431 tỷ đồng trong đó
dẫn dầu là ngành xây dựng với dư nợ đạt 3.862 tỷ đồng.
1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế:
Với đà phát triển năm 2010, hoạt động thanh toán năm 2011 đã gia tăng
cả về số lượng điện và doanh số chuyển tiền với chất lượng xử lý giao dịch
cao với 100% điện được xử lý an toàn và nhanh chóng.
Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm qua đã góp phần đắc lực vào
việc khẳng định hình ảnh của Oceanbank trên trường quốc tế thể hiện mức độ
đa dạng của sản phẩm dịch vụ, khả năng đáp ứng nhanh chóng và chính xác
các nhu cầu của khách hàng, gia tăng sự tin tưởng của khách hàng trong việc
sử dụng dịch vụ và việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý trên thế giới. Số
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
lượng giao dịch tăng đáng kể so với năm 2010 với mức tăng là 165% giao
dịch/tháng và được các ngân hàng bạn đánh giá là một trong những ngân hàng
có tỷ lệ xử lý giao dịch chuẩn cao. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, số
ngân hàng đại lý của Oceanbank đã tăng gần gấp 2,5 lần so với 2010 với 160
ngân hàng, 12 tài khoản Nostro bằng 7 ngoại tệ.
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại
cổ phần Đại Dương:
Oceanbank là một NH có hoạt động TTQT rất phát triển trong hệ thống
NH nước ta. Doanh số hàng năm có mức tăng trưởng tốt, khách hàng luôn
được mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng, quy mô TTQT luôn được
mở rộng và chất lượng, hiệu quả thanh toán ngày một nâng cao. Dưới đây là
bảng tình hình TTQT trong những năm gần đây.
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
Loại giao dịch
2010 2011
SL Giá trị SL Giá trị
CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
Chuyển tiền đi
591 USD 224,906,892.91 1909 USD 761,918,028.98
8 EUR 8,295,544.35 116 EUR 2,141,591.87
2 GBP 4,377.00 11 GBP 81,106.76
1 SGD 61,440.00 23 SGD 726,969.03
9 JPY 72,487,682.83
8 CNY 6,719,630.83
3 KRW 80,000,000.00
3 AUD 18,530.00
3 HKD 222,600.00
Chuyển tiền đến
176 USD 256,029,974.20 503 USD 727,423,653.35
5 EUR 19,360,469.35
2 JPY 58,000,000.00
Loại giao dịch
2010 2011
SL Giá trị SL Giá trị
L/C NK
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Bảng 2.6:Bảng số liệu giao dịch TTQT trên toàn hệ thống
(Nguồn: báo cáo thường niên 2011 – Oceanbank)
Doanh số hoạt động TTQT năm 2010 đạt VND 4,055,873,285.00 của
năm 2011 là VND 8,114,229,826 tăng xấp xỉ 100%. Trong các hoạt động
TTQT thì hoạt động chuyển tiền là hoạt động diễn ra thường xuyên nhất và
chiếm khối lượng giao dịch lớn nhất. Dẫn đầu khối lượng ngoại tệ được giao
dịch là đồng USD với giá trị lên tới 489,936 triệu USD vào năm 2010 và lên
tới con số 1 tỷ 489 triệu USD vào năm 2011 tăng tới 200%. Những đồng
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
Phát hành 121
USD 70,320,803.89
EUR 658,206.00
JPY 154,376.160
224
USD 119,334,166.20
EUR 4,510,913.40
JPY 11,587,488.00
Thanh toán
10
6
USD 25,393,236.11
EUR 256,600.00
412
USD 113,707,703.66
EUR 5,134,898.40
JPY 168,444,168.00
L/C XK
Thông báo L/C USD
5.064.136.05
Gửi chứng từ đi USD
799,548.38
Thanh toán USD
725,987.37
63
68
69
USD 11,767,439.08
USD 17,681,183.15
USD 17,769,311.15
NHỜ THU
Nhờ thu NK
01 USD 60,596.91
07
USD 276,324.40
EUR 26.400.00
Nhờ thu XK
Gửi Báo cáo thu
Thanh toán
04
03
USD 259,665.00
USD 201,804.00
14
13
USD 502,225.00
USD 379,775.00
Doanh số thu phí
từ hoạt động TTQT
VND 4,055,873,285.00 VND 8,114,229,826
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
ngoại tệ khác có trong giao dịch chuyển tiền đều có xu hướng tăng về chủng
loại với 4 ngoại tệ vào năm 2010 và sang 2011 con số này là 7 thể hiện sự đa
dạng trong giao dịch chuyển tiền. Tương tự như đồng USD khối các đồng
ngoại tệ còn lại cũng gia tăng khối lượng giao dịch rất lớn duy nhất chỉ có có
đồng EUR sang năm 2011 lại có xu hướng giảm so với 2010 trong hoạt động
chuyển tiền đi. Các hình thức giao dịch trong hoạt động L/C đều ghi nhận sự
tăng trưởng đột biến trong năm 2011 so với năm 2010. Đồng ngoại tệ được sử
dụng để giao dịch trong thanh toán L/C chủ yếu là đồng USD với khối lượng
102,303 triệu USD năm 2010 và sang 2011 là 280,259 triệu USD ước tính
tăng gần 180%. Điều này thể hiện đà phục hồi của nền của năm 2010 nhưng
bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng từ phía ngân hàng cũng như toàn thể
đội ngũ nhân viên, một thành thành tích rất ấn tượng và đáng ghi nhận.
Cùng với sự tăng trưởng về doanh số thanh toán sau thời gian kinh tế
phục hồi, các sản phẩm của hoạt động TTQT cũng ngày càng đa dạng hơn. Có
thể phân tích điều đó rõ hơn qua tỷ trọng của từng phương thức thanh toán ở
biểu đồ:
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu trong hoạt động thanh toán quốc tế - Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2011 của
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Oceanbank)
Năm 2011 tỷ trọng của hoạt động chuyển tiền đã lớn hơn, chiếm 26,75%
so với 21,93% của năm 2009. Hoạt động thanh toán qua L/C đã giảm tỷ trọng
ở năm 2011 xuống 66,88% so với năm 2009 là 68,81%. Hoạt động nhờ thu và
các hoạt động khác vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Như vậy hoạt động chiếm
tỷ trọng lớn nhất là thanh toán qua L/C, phù hợp với những ưu điểm và độ
phổ biến của phương thức thanh toán qua L/C trong giao dịch thương mại
quốc tế. Đồng thời tỷ trọng trên cũng chứng tỏ mức độ đa dạng hóa sản phẩm
thanh toán quốc tế của Oceanbank và hiệu quả của các sản phẩm được khai
thác tốt.
Để có được kết quả như trên, bản thân thương hiệu Oceanbank đã khẳng
định uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế trên thị trường trong và ngoài
nước. Việc các ngân hàng nước ngoài chấp nhận những thư tín dụng nhập
khẩu do Oceanbank mở có giá trị lên tới cả trăm triệu USD, lựa chọn
Oceanbank là ngân hàng xác nhận cho những thư tín dụng nhập khẩu do các
NHTM khác trong nước phát hành, phát hành tái bảo lãnh cho các thư bảo
lãnh đối ứng của các ngân hàng nước ngoài và trị giá cũng như số món của
các giao dịch tái bảo lãnh này ngày càng gia tăng. Uy tín cao của trong thanh
toán quốc tế được các ngân hàng toàn cầu thông báo và xác nhận như
Citibank, HSBC, ABN AMBRO, SMBC, Ing BHF, Standard Chartered Bank,
Fortis Bank, Natexis Banque Populaire, Credit Suisse…
Do doanh thu từ hoạt động thanh toán L/C chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều
so với các doanh thu từ các hoạt đông còn lại nên phần tiếp theo sẽ tập trung
phân tích sâu hơn thực trạng hoạt động thanh toán L/C tại Chi nhánh.
2.1.1. Hoạt động thanh toán L/C tại Oceanbank
2.1.1.1. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu
Doanh số hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu luôn có sự tăng trưởng về
doanh số giao dịch và số món giao dịch qua các năm. Dưới đây là bảng phân
tích tình hình doanh số của hoạt động TTQT theo phương phức L/C nhập
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
khẩu tại Oceanbank
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số món
Doanh số
(triệu
USD)
Số
món
Doanh số
(triệu
USD)
Số món
Doanh số
(triệu
USD)
L/C trả
ngay
670 72,15 700 54,72 723 100,05
L/C trả
chậm dưới
1 năm
45 47,86 50 49,18 65 69,6
L/C trả
chậm trên 1
năm
5 0,55 10 3,08 12 10,5
Tổng 720 120,56 690 106,98 800 180,15
Bảng 2.8: cơ cấu hình thức thanh toán L/C – Đơn vị tính: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009-2011 của Oceanbank)
Biểu đồ 2.9:Cơ cấu hình thức thanh toán L/C – Đơn vị tính: Triệu USD
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009 – 2011 của
Oceanbank)
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Năm 2009 doanh số hoạt động thanh toán L/C NK đạt 120,56 triệu đô
với 720 món giao dịch. Trong năm này hoạt động L/C nhập khẩu trả chậm
trên 1 năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, có doanh số 0,55 triệu USD, tương ứng với 25
món. Hoạt động L/C nhập khẩu trả ngay có tỷ trọng lớn nhất, đạt doanh số
72,15 triệu USD (chiếm 59,84%) với 650 món. Còn lại hoạt động L/C trả
chậm dưới 1 năm có doanh số 47,86 triệu USD (chiếm 43,09%) với 45 món.
Năm 2010 hoạt động thanh toán L/C NK có doanh số là 106,98 triệu đô
giảm 11,26% (tương ứng giảm 13,58 triệu USD) so với năm 2009, số món
giao dịch giảm 30 món. Còn hoạt động L/C trả ngay giảm 17,43 triệu đô
(tương ứng giảm 24,16%) so với năm 2009, hoạt động thanh toán L/C trả
chậm dưới 1 năm tăng 1,32 triệu đô (tương ứng tăng 2,76%) so với năm 2010.
Hoạt động L/C trả chậm trên 1 năm đạt doanh số 3,08 triệu USD, chiếm
2,87% và tăng so với năm 2009 là 460%, số món giao dịch là 10 món, tăng 5
món so với năm 2009.
Sang năm 2011 nền kinh tế trong nước tăng trưởng trở lại, tình hình lạm
phát giảm, nhu cầu hàng nhập khẩu của nền kinh tế tăng cao. Tại Oceanbank,
tình hình hoạt động thanh toán L/C NK tăng trưởng mạnh đạt 180,15 triệu đô,
tăng 53,17 triệu đô (tương ứng 41,87%) so với năm 2009 với 800 món giao
dịch tăng 110 món so với năm 2010. Doanh số hoạt động L/C trả ngay đạt
69,6 triệu đô tăng 41,52% so với năm 2010 (tương ứng tăng 20,42 triệu
USD), số món giao dịch là 723, tăng 23 món so với năm 2010. Doanh số hoạt
động thanh toán L/C trả chậm dưới 1 năm tăng 82,84% so với năm 2010
(tương ứng tăng 45,33 triệu đô), số món giao dịch là 65 món, tăng 15 món.
Đối với hoạt động thanh toán L/C trả chậm trên 1 năm doanh số là 10,5 triệu
USD (tương ứng tăng 240,9%), số món giao dịch là 12 món, tăng 2 món so
với năm 2010.
2.1.1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu
Hoạt động thanh toán hàng hóa XK theo phương thức thư tín dụng tại
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Oceanbank tuy chưa đều đặn song đã góp một phần vào sự tăng trưởng của
hoạt động TTQT nói chung vào hoạt động thanh toán L/C nói riêng của NH.
Dưới đây là bảng doanh số thanh toán L/C XK của Oceanbank:
(Đơn vị tính: triệu USD)
Năm Số món Doanh số
Chênh lệch
Doanh số %
2009 110 7,52
2010 98 6,98 -0,54 -7,18
2011 200 11,45 4,47 64,04
Bảng 3.0: Bảng doanh số thanh toán L/C XK
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT năm 2009 - 2011 Oceanbank )
Qua doanh số thanh toán của L/C XK trong các năm 2009, 2010, 2011
ta thấy những con số này còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa cao. Doanh số
năm 2010 đạt 6,98 triệu USD, giảm 7,18% (tương ứng 0,54 triệu USD).
Hoạt động XK gặp nhiều khó khăn do thị trường thế giới vẫn chưa phục
hồi hoàn toàn, các nước hạn chế nhập khẩu. Nhưng hoạt động thanh toán
L/C XK của Oceanbank vẫn có sự tăng trưởng đáng khen ngợi năm 2011
doanh số thanh toán L/C XK đạt 11,45 triệu đô tăng 64,04% so với năm
2010 (tương ứng tăng 4,47 triệu đô), những con số này đã thể hiện những
cố gắng vượt bậc của Oceanbank trong việc hoàn thiện nghiệp vụ thanh
toán XK, tạo được lòng tin đối với các doanh nghiệp, xóa dần đi sự mất cân
đối giữa thanh toán XK và NK.
Để thấy rõ hơn về tình hình thanh toán L/C xuất nhập khẩu của
Oceanbank ta có thể xem xét qua tỷ trọng doanh số thanh toán L/C của từng
mảng XK, NK mà Oceanbank đã đạt được trong 3 năm vừa qua.
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu L/C của Oceanbank
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT năm 2009, 2010, 2011
Oceanbank)
Qua biểu đồ ta thấy doanh số TT NK bằng L/C luôn chiếm tỷ trọng rất lớn
(hơn 94%) trong tổng doanh số TT XNK bằng L/C; năm 2009 là 94,13%,
năm 2010 là 94,79% và năm 2011 là 94,02%. TT XK bằng L/C chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ hơn 5% trong tổng doanh số TT XNK, cụ thể năm 2008 là
5,17%, năm 2010 là 5,21% và năm 201 là 5,98%. Đây là sự mất cân đối trong
hoạt động TT NK và TT XK bằng L/C gây khó khăn cho công tác đảm bảo
nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT; Oceanbank cần có chính sách
phù hợp hơn trong hoạt động TT NK và TT XK bằng L/C.
2.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Oceanbank
2.2.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, Oceanbank đã chứng tỏ được khả năng, thế mạnh
của mình so với các ngân hàng khác trong tất cả các lĩnh vực lĩnh vực như: tín
dụng, nguồn vốn, bảo lãnh, TTQT.
Ngày 23/2/2012, tại trụ sở số 4 Láng Hạ, Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại
Dương (OceanBank) đã vinh dự được Ngân hàng Wells Fargo – một trong
những ngân hàng hàng đầu của Mỹ trao giải thưởng Ngân hàng có tỷ lệ công
điện đạt chuẩn cao (Straight - Through - Processing - STP Award).
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thành Toàn
Tỷ lệ điện đạt chuẩn (Straight-Through-Processing – STP) là một tiêu chí
quan trọng để đánh giá chất lượng việc thực hiện thanh toán của các ngân
hàng. Với tỷ lệ điện đạt chuẩn cao, các giao dịch thanh toán quốc tế của khách
hàng Oceanbank sẽ được phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác; đồng
thời, ngân hàng cũng tiết kiệm được thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Chất lượng giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế của Oceanbank luôn
nằm trong số các ngân hàng đạt chất lượng cao nhất Việt Nam và đáp ứng các
yêu cầu chuẩn mực quốc tế được nhiều ngân hàng đại lý có uy tín như HSBC,
Wells Fargo, Standard Chartered Bank, Bank of New York Mellon ghi nhận
và trao giải thưởng.
Về hoạt động TTQT bằng L/C của Oceanbank đã khẳng định được những
ưu điểm nổi bật của mình, cụ thể là:
Một là, hoạt động TTQT bằng L/C trong những năm qua đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, doanh số TTQT bằng L/C không ngừng tăng lên
qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Oceanbank. Trong giai
đoạn năm 2009 – 2011, doanh số của hoạt động thanh toán L/C năm 2010 có
giảm nhẹ 4,12% so với năm 2009, đạt 237,86 triệu USD, nhưng đến năm
2011 doanh số đã có sự tăng trưởng mạnh đạt 311,5 triệu USD, tăng 30,85%
so với năm 2010.
Hai là, hoạt động TTQT bằng L/C được từng bước cải thiện về chất lượng
và phát triển đa dạng các phương thức TTQT bằng L/C. Đến nay, Oceanbank
đã thực hiện
được hầu hết các phương thức TTQT chủ yếu từ những phương
thức đơn
giản như chuyển tiền, nhờ thu đến những phương thức phức tạp, đòi
hỏi kỹ năng xử lý các nghiệp vụ cao như L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng.
Ba là, qua các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn được tổ chức thường
xuyên ở trong và ngoài nước giúp trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT liên
SV: Nguyễn Ngọc Châu Lớp: K27
25