Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán và hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.08 KB, 82 trang )


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa
ATM Máy rút tiền tự động
(Automatic Teller Machine)
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
1

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(Bank for Investment and Development of Vietnam)
BTT Bao thanh toán
CAD Giao chứng từ trả tiền ngay
(Cash Against Document)
D/A Bộ chứng từ nhờ thu trả chậm
(Document against Acceptance)
D/P Bộ chứng từ nhờ thu trả ngay
(Document against Payment)
FCI Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế
(Factors Chain International)
L/C Thư tín dụng
(Letter of Credit)
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NK Xuất khẩu
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
SWIFT Hệ thống thanh toán toàn cầu
(Society for Worldwide Interbank and Finacial
Telecommunication)
TTQT Thanh toán Quốc tế


UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
(United Nations Development Programme)
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1. Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Doanh số Bao thanh toán trên thế giới…………………………………67
Bảng 3.2. 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực Bao thanh toán…………………61
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
2

Bảng 3.3. Doanh thu về Bao thanh toán của các châu lục trên thế giới……………68
Bảng 3.4. Doanh số về Bao thanh toán của một số nước đang phát triển trên
thế giới………………………………………………………………. 69
2. Danh mục các biểu
Biểu đồ 2.1. Doanh số Thanh toán Quốc tế của BIDV giai đoạn 2002–2006…. 39
3. Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền……………………11
Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu…………………………13
Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng (L/C)………………17
Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán theo phương thức mở tài khoản……………………22
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV………………………………………………28
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán trong nước………………………64
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán………………………………… 58
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Kể từ khi công cuộc đổi mới về kinh tế và chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1986,
quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển. Sự phát triển quan hệ kinh tế

đối ngoại đòi hỏi và thúc đẩy nghiệp vụ TTQT qua hệ thống ngân hàng phát triển theo.
Đặc biệt những sự kiện quan trọng gần đây như Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của WTO, Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn Quy chế bình thường hoá quan hệ thương
mại vĩnh viễn với Việt Nam… vị trí và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
3

trường quốc tế. Nhờ vậy, hoạt động XNK của các doanh nghiệp Việt Nam sôi động hơn
bao giờ hết.
Với quá trình hội nhập mạnh mẽ này, thì hoạt động XNK của các doanh nghiệp sản
xuất trong nước cũng phát triển vượt bậc. Do đó, hoạt động TTQT ở các ngân hàng thương
mại trong nước nói chung, và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói
riêng cũng đã có nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động TTQT tại Việt Nam còn là
một hoạt động còn mới mẻ, do vậy các ngân hàng thương mại còn chưa có nhiều kinh
nghiệm, trình độ, cơ sở vật chất cũng như chưa hoàn thiện hết tất cả các dịch vụ về TTQT,
do đó nghiệp vụ này chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có, cũng như còn nhiều khó
khăn và dễ phát sinh các rủi ro. Nhận biết được thực tiễn này, đề tài “Giải pháp mở dịch
vụ Bao thanh toán và hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam” đã được tác giả chọn và nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống lại các vấn đề lý luận về nghiệp vụ TTQT. Đánh giá hoạt động
TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cũng như phân tích, đánh giá đến
nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ TTQT của các doanh nghiệp XNK trong nước, từ
đó đề xuất mở thêm sản phẩm BTT và các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích những thành tựu cũng như những hạn chế về hoạt động TTQT
trong những năm qua tại Việt Nam, phân tích về những cơ hội, thách thức và tiềm năng
phát triển hoạt động này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, và của BIDV
nói riêng, nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ TTQT tại BIDV.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
thống kê làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Nguồn thông tin được sử dụng trong bài
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
4

nghiên cứu được thu thập từ các Báo cáo thường niên của BIDV, từ website của Hiệp hội
ngân hàng, website của BIDV…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh sách tài liệu tham khảo, bài nghiên
cứu được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế.
Chương 2: Thực tiễn hoạt động Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV)
Chương 3: Đề xuất giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán và hoàn thiện nghiệp vụ
Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về Thanh toán Quốc tế
1.1.1. Sự hình thành hoạt động Thanh toán Quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại là một lĩnh vực hoạt động nghiệp
vụ, trong đó các ngân hàng thương mại của một nước thông qua quan hệ hợp đồng đại lý
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
5

với các ngân hàng ở các nước khác để trợ giúp các doanh nghiệp hoạt động XNK hàng
hóa, dịch vụ của nước đó thực hiện việc thanh toán và nhận tiền từ các doanh nghiệp hoạt
động XNK hàng hóa, dịch vụ khác tại các quốc gia khác.
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của hoạt động Thanh toán Quốc tế

Cơ sở để hình thành hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại là hoạt động ngoại
thương. Nếu TTQT được thực hiện tốt thì giá trị của hàng NK mới được thực hiện tốt, góp
phần không nhỏ vào việc thúc đẩy ngoại thương phát triển. TTQT là yếu tố quan trọng để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia.
Một quốc gia muốn phát triển không thể chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn
phải quan hệ với các nước khác. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước sẽ không thể cung cấp đầy đủ những hàng
hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế mà còn phải nhập những mặt hàng cần thiết
như nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng trong nước không sản xuất ra
được hoặc sản xuất ra với giá thành cao hơn. Trên cơ sở khai thác những tiềm năng và
những lợi thế kinh tế vốn có của nền kinh tế, ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có
thể tạo ra những thặng dư có thể XK sang những nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho
đất nước để NK các thứ còn thiếu và để trả nợ. Như vậy do nhu cầu phát triển kinh tế mà
phát sinh sự trao đổi giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau để khai thác tiềm năng và
thế mạnh của một nước với một nước khác một cách có lợi nhất. Hoạt động XNK là yêu
cầu khách quan của nền kinh tế. Trong hoạt động XNK, TTQT là khâu cuối cùng và nó có
điểm khác biệt so với thanh toán trong nước.
Khi buôn bán quốc tế ở thời kỳ sơ khai, các thương nhân trực tiếp chở hàng hóa đến
bán ở các nước khác và thu tiền. Những khó khăn do sự khác biệt về tiền tệ được giải
quyết bởi sự tham gia của ngân hàng với vai trò là trung gian đổi tiền. Nhưng khi mà quan
hệ buôn bán quốc tế ngày càng mở rộng về phạm vi và quy mô, kéo theo sự gia tăng của
khối lượng tiền tệ được thanh toán. Các thương nhân vì lý do an toàn nên không thu tiền
trực tiếp mà thông qua ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
6

Tuy nhiên, khi hoạt động TTQT ngày càng phát triển thì việc thanh toán ngày càng
phức tạp do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị xã hội và theo đó rủi ro ngày càng tăng.
Các bên tham gia XNK ngày càng bộc lộ những mâu thuẫn sâu sắc, vì thế mà các phương
thức, phương tiện TTQT lần lượt ra đời và ngày càng hoàn thiện nhằm giải quyết các mâu

thuẫn trên, tạo điều kiện cho thương mại phát triển.
1.2. Các điều kiện áp dụng trong Thanh toán Quốc tế
1.2.1. Điều kiện tiền tệ
1.2.1.1. Điều kiện về tiền tệ
Điều kiện về tiền tệ chỉ là ra việc sử dụng đồng tiền nước nào để tính toán và thanh
toán hợp đồng, hiệp định kí kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị
đồng tiền biến đổi. Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán có thể là đồng bản tệ của
một số bên tham gia vào hoạt động TTQT và cũng có thể là đồng tiền của một nước thứ ba
được các bên lựa chọn làm phương tiện thanh toán.
Việc lựa chọn loại đồng tiền trong TTQT là vô cùng quan trọng, chọn đồng tiền nào
để thanh toán nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường
quốc tế, so sánh lực lượng của hai bên mua và bán, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán
trên thế giới…Tuy nhiên khi tiến hành thanh toán thì các bên tham gia đều tìm mọi cách để
đạt được các điều kiện thanh toán có lợi cho mình.
Do vậy các bên có thể thỏa thuận sử dụng một đồng tiền mạnh và ổn định nào đó
làm đồng tiền thanh toán giữa các bên. Tuy nhiên việc lựa chọn này tùy thuộc rất nhiều vào
vị thế đàm phán, tập quán thương mại và quan điểm của mỗi bên về xu hướng rủi ro.
1.2.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái
Điều kiện đảm bảo hối đoái đưa ra các điều kiện bảo lưu nhằm bảo đảm giá trị thực
tế của các khoản thu nhập, khi giá trị tiền tệ lên xuống thất thường. Trong hợp đồng mua
bán phải ghi rõ đồng tiền tính toán và điều kiện đảm bảo:
 Điều kiện đảm bảo vàng: dùng đồng tiền tính toán giá cả cà giá trị hợp đồng, đồng
thời quy định giá vàng tại thời điểm đó là cơ sở bảo đảm. Khi thanh toán, nếu giá vàng
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
7

thay đổi so với lúc kí hợp đồng đến một mức độ nhất định hoặc có thay đổi thì sẽ điều
chỉnh giá cả hàng hóa và giá trị hợp đồng.
 Điều kiện đảm bảo ngoại hối: lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định
mối quan hệ tỉ giá của đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị hợp đồng.

 Quy định một đồng tiền dùng trong thanh toán và tính toán xác định tỉ giá giữa đồng
tiền đó với một đồng tiền mạnh. Khi thanh toán nếu tỉ giá thay đổi thì điều chỉnh lại giá cả
hợp đồng.
 Bảo đảm theo số tiền tệ: các bên thống nhất sự lựa chọn khối lượng ngoại tệ đưa
vào sổ cũng như phải thống nhất cách tính giá hối đoái của số so với đồng tiền được đảm
bảo lúc kí kết và thanh toán. Mục đích chính là san bằng các biến động khác nhau của các
đồng tiền tạo ra sự ổn định tương đối.
1.2.2. Điều kiện địa điểm thanh toán
Điều kiện về địa điểm thanh toán thường do hai bên thỏa thuận. Thường thì nếu
thanh toán bằng đồng tiền của nước nào thì địa điểm thanh toán ở luôn nước đó. Việc xác
định địa điểm thanh toán thường do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyến định. Địa
điểm thanh toán có thể là ở nước NK, XK hoặc một nước thứ ba nào đó mà hai bên lựa
chọn.
Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và hệ
thống ngân hàng trên toàn thế giới. Việc chuyển tiền từ người thanh toán cho đến người
nhận trên quy mô toàn thế giới trở nên rất đơn giản, nhanh chóng, an toàn và chi phí hợp
lý. Vì vậy điều kiện về địa điểm thanh toán cũng không bị ràng buộc như trước và thanh
toán tại khu vực của mình đã trở thành điều kiện thông thường của giao dịch ngoại thương.
1.2.3. Điều kiện thời gian thanh toán
Điều kiện về thời gian thanh toán mang tính chất bắt buộc đối với các giao dịch
quốc tế. Điều kiện này quy định cụ thể thời điểm thỏa thuận mà bên phải trả tiền cần thực
hiện thanh toán cho bên nhận tiền thường là:
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
8

 Trả trước: trong điều kiện này, người mua sẽ cấp một phần hoặc toàn bộ vốn cho
người bán. Đây là cách được áp dụng khi hai bên có quan hệ rất tín nhiệm, hoặc quan hệ
chi nhánh, đại lý với nhau. Việc trả tiền trước với mục đích người bán thiếu vốn phải vay
của người mua, thì người mua đã cấp tín dụng thương mại cho người bán.
 Trả ngay: đây là hình thức mua bán mà ngay khi nhận được hàng hóa, người mua

tiến hành thanh toán cho người bán. Khái niệm trả ngay bao gồm nhiều cách trả tiền khi bỏ
giá trị hàng hóa đã thanh toán trong khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị xong hàng để bốc lên
tàu cho đến tay người mua.
 Trả tiền sau: là sau khi giao hàng một thời gian nhất định, người bán mới thu được
tiền của người mua. Trả tiền sau thực chất là người bán cấp tín dụng cho người mua. Thời
gian trả tiền dài hay ngắn tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên và thường do luật quản
chế ngoại hối của các nước quy định. Đây là trường hợp hay gặp nhất trong kinh doanh,
vừa giúp người mua nhận được hàng trước khi có tiền, giúp người bán tiêu thụ hàng hóa
nhanh hơn, tạo lập quan hệ thân tín trong kinh doanh.
1.2.4. Điều kiện phương thức và phương tiện thanh toán
Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTQT.
Phương thức thanh toán là cách thức mà người mua dùng để trả tiền cho người bán và
người bán dùng để thu tiền về. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau để lựa chọn
cho việc thu tiền hoặc trả tiền. Tuy nhiên, người bán và người mua lựa chọn phương thức
nào cũng xuất phát từ yêu cầu của hai bên: Người bán muốn thu tiền nhanh đầy đủ và
người mua muốn nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và kịp thời hạn.
Các phương thức TTQT thường dùng trong ngoại thương:
 Phương thức chuyển tiền
 Phương thức nhờ thu
 Phương thức tính dụng chứng từ
 Phương thức ghi sổ
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
9

1.3. Các văn bản pháp lí điều chỉnh Thanh toán Quốc tế
1.3.1. UCP – Uniform customs and practice for documentery credits
Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về
việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên
tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử

dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát
triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-
thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn
hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm.
ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản
trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các
quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi
mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25
tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2007.
1.3.2. URC 522 – The uniform Rules for collection, ICC Pub No 522, 1995 Revision
URC có nghĩa là “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu”, có hiệu lực từ
1/1/1996.
URC gồm có 26 điều khoản, được chia làm 7 phần:
1) Những điều khoản và định nghĩa chung (Điều 1 – 3).
2) Hình thức và nội dung nhờ thu (Điều 4).
3) Hình thức xuất trình (Điều 5 – 8 ).
4) Nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 9 – 15).
5) Thanh toán (Điều 16 – 19).
6) Lãi suất và chi phí phát sinh (Điều 20 – 21).
7) Các quy định khác (Điều 22 – 26).
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
10

1.3.3. URR 525 – The Uniform Rules For Bank - to - Bank Reimbursemant under
Documentary Credit, ICC Pub No 525, 1995 Revision
URR 525 có nghĩa là “Quy tắc thống nhất hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng
từ”, có hiệu lực từ 1/7/1996.
URR gồm có 17 điều, được chia làm 3 phần:

1) Những điều khoản và định nghĩa chung (Điều 1 – 3)
2) Nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 4-5)
3) Hình thức và thông báo của Uỷ quyền, sửa đổi và đì tiền (Điều 6 – 17)
1.3.4. ISPO 198 – International Stanby Practices
Khi nghiên cứu thư tín dụng cần phải nghiên cứu về ấn phẩm này
Ngoài những ấn phẩm trên, khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tê, các Ngân
hàng thương mại Việt Nam cần phải nghiên cứu và nắm vững thêm ấn phẩm “Quy trình kỹ
thuật nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài
trong hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam”.
1.4. Các phương thức Thanh toán Quốc tế phổ biến hiện nay
1.4.1. Chuyển tiền
Chuyển tiền gồm có: Chuyển tiền bằng Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer
Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance)
1.4.1.1. Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng
(người trả tiền: người mua, người NK…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số
tiền nhất định cho thụ hưởng (người bán, người XK…) ở một địa điểm nhất định và trong
một thời gian nhất định.
Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền
 Người trả tiền
 Người hưởng lợi
 Ngân hàng chuyển tiền
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
11

 Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người
hưởng lợi
1.4.1.2. Quy trình của phương thức chuyển tiền
Quy trình của phương thức chuyển tìên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 : Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền

Chú thích:
 Bước 1: Người XK thực hiện việc cung ứng hàng hóa dịch vụ, đồng thời chuyển
giao toàn bộ chứng từ vận đơn, chứng từ về hàng hóa và chứng từ có liên quan cho người
NK.
 Bước 2: Nhà NK sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, nếu phù hợp thì viết lệnh
chuyển tiền gửi đến Ngân hàng phục vụ mình.
 Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán Ngân hàng nhận
chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc ngân hàng chi nhánh) nhận
trả tiền.
 Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển trả cho người nhận tiền.
1.4.1.3. Hình thức chuyển tiền
Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau đây:
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
Người thụ hưởng
(Người bán)
Ngân hàng
trả tiền
Ngân hàng
chuyển tiền
2
3
4
Người yêu cầu
chuyển tiền
(Người mua)
1
12

 Chuyển tiền bằng điện báo (Telegraphic transfer - T/T): tức là Ngân hàng thực hiện
việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho

người nhận. Đây là phương thức chuyển tiền nhanh nhất, an toàn nhất nhưng cũng đắt nhất
thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông như telex, swift.
 Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer - M/T): có nghĩa là Ngân hàng thực hiện việc
chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho
người nhận. Phương thức này có chi phí rất thấp tuy nhiên tốc độ lại chậm hơn rất nhiều so
với chuyển tiền bằng điện. Trong thực tế phương thức này rất ít được sử dụng vì lợi ích
kinh tế của nó sẽ bị giảm sút do thời gian chu chuyển vốn dài.
Ưu điểm của chuyển tiền bằng thư là phương thức này có lợi cho nhà NK vì họ chỉ
phải thanh toán sau khi đã nhận được hàng hoặc nhận được chứng từ, số tiền chuyển phụ
thuộc vào giá trị hóa đơn thương mại hoặc kết quả việc nhận hàng về số lượng và chất
lượng để quy ra tiền.
Nhược điểm của phương thức này là đối với nhà XK thì đây là phương thức mang
lại nhiều rủi ro nhất vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn hoặc người NK có ý đồ lừa đảo,
nhận hàng xong không trả tiền.
Người ta áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán các khoản tương đối
nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến XNK. Ngoài ra còn áp dụng trong trường
hợp hai bên hoàn toàn tin tưởng nhau.
1.4.2. Nhờ thu (Collection)
1.4.2.1. Khái niệm
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho ngân hàng
của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán ra.
Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu:
+ Người bán, người XK
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
13

+ Ngân hàng của người bán, Ngân hàng nhờ thu.
+ Người mua, người NK.
+ Ngân hàng thu hộ.

+ Ngân hàng xuất trình.
1.4.2.2. Quy trình thanh toán
Quy trình thanh toán được thể hiện thông qua hình 1.2 sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu

Chú thích:
1) Người bán giao hàng và bộ chứng từ cho người mua.
2) Người bán kí hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ nhiệm ngân hàng phục vụ mình
thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó.
3) Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ thu hộ tiền
ở người mua.
4) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua yêu cầu trả tiền hoặc yêu
cầu ký chấp nhận hối phiếu đó.
5) Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền.
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
Người mua Người bán
NH xuất trình
NH thu hộ
NH nhận uỷ
thác thu
5 4
6
2 7
14
1
3

6) Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho
ngân hàng phục vụ người bán.
7) Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại toàn bộ hối phiếu bị từ chối trả tiền

cho người bán.
1.4.2.3. Các loại nhờ thu
Có hai loại chính là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
 Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu
hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi thẳng cho
người mua không thông qua ngân hàng.
Phương thức này có nhược điểm là việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách
rời khỏi khâu thanh toán do vậy không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc thanh toán
hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng đơn
thuần chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán họ mà thôi. Mặt khác, khi áp dụng phương
thức này phía người mua cũng có bất lợi nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua
phải thanh toán tiền trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng
hay không.
Phương thức này áp dụng khi người bán và người mua tin cậy nhau hoặc có quan hệ
liên doanh với nhau dưới dạng công ty mẹ và con, giữa các chi nhánh thanh toán về các
dịch vụ có liên quan tới XNK hàng hóa. Nhìn chung phương thức ít sử dụng do việc nhận
hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời nhau.
 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán mà người bán ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn
căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận
trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
• Có hai loại nhờ thu kèm chứng từ:
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
15

 Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P): Theo điều kiện này người mua phải trả
tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ.
 Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A): Theo điều kiện này người
mua chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ.
Loại này có ưu điểm là người bán ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền còn

thông qua ngân hàng khống chế quyền định đoạt hàng hóa đối với người mua, do đó quyền
lợi của người bán được đảm bảo hơn. Mặt khác quyền lợi của người mua cũng được đảm
bảo vì họ chỉ phải thanh toán hoặc chấp nhận khi đã được nhận hàng.
Tuy nhiên, nhược điểm là người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được
quyền định đoạt hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được vịêc trả tiền của người
mua vì ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán hộ chứ không có trách nhiệm
đến việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa
chứng từ hoặc có thể từ chối thanh toán, không nhận hàng khi tình hình thị trường có bất
lợi với họ. Ngoài ra thời gian thanh toán thường kéo dài, gây ứ đọng vốn cho người bán và
không theo sát giá cả thị trường.
Người ta thường áp dụng phương thức này trong ngoại thương vì ngoài việc ủy thác
cho ngân hàng thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người
mua.
1.4.3. Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit)
1.4.3.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng theo
yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định
cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do
người thứ ba kí phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân
hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng và
thư tín dụng này phải lập theo các thể lệ về thủ tục và thực hành thống về tín dụng chứng
từ.
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
16

Các bên tham gia trong phương thức thanh toán này gòm có:
 Người yêu cầu mở thư tín dụng - người NK (người mua hàng).
 Người hưởng lợi thư tín dụng - người XK (người bán hàng).
 Ngân hàng mở L/C - ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng trực tiếp phục
vụ phục vụ người NK. Thông thường thì ngân hàng này là ngân hàng trực tiếp trả

tiền theo L/C.
 Ngân hàng thông báo L/C (ngân hàng chi nhánh, hoặc ngân hàng đại lý của
ngân hàng phát hành L/C). Đây là ngân hàng trực tiếp phục vụ người XK.
 Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có) : Theo yêu cầu của người hưởng lợi, một
ngân hàng đứng ra xác nhận L/C thì ngân hàng đó có trách nhiệm liên đới trong việc
trả tiền đối với L/C.
 Ngân hàng chiết khấu (nếu có): Đây là ngân hàng trực tiếp trả tiền L/C.
Thông thường, nếu không có chỉ định gì khác thì ngân hàng mở L/C sẽ là ngân hàng
thanh toán L/C. Tuy nhiên ngân hàng chiết khấu có thể là một ngân hàng khác nếu
được ngân hàng phát hành L/C chỉ định.
1.4.3.2. Quy trình thanh toán L/C
Quy trình thanh toán L/C được thể hiện qua hình 1.3 dưới đây
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng (L/C)
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
Người NK
7
2
6 5 3
4
1
9
NH NK
( NH mở L/C)
17
8
Người XK
NH XK
(NH thông báo L/C)

Chú thích:

1) Người NK viết đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân
hàng mở L/C cho người XK hưởng.
2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phục vụ người NK mở một L/C cho
người XK hưởng.
3) Ngân hàng XK xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/c cho người XK.
4) Căn cứ vào các nội dung của L/C, người XK tiến hành giao hàng cho người NK.
5) Sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng, người XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng
từ hàng hóa và thanh toán và gửi về ngân hàng nước mình, yêu cầu ngân hàng trả tiền cho
bộ chứng từ đó.
6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ phải kiểm tra kỹ các chứng từ nhận
được nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thực hiện thanh toán (hoặc chấp nhận, chiết khấu)
theo những điều kiện đã ghi trong L/C.
7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ người NK.
8) Ngân hàng phục vụ người NK (ngân hàng mở L/C) sau khi nhận được bộ chứng
từ hàng hóa, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ đó, nếu thấy chúng đáp ứng các yêu cầu
của L/C thì chuyển tiền trả cho ngân hàng thông báo.
9) Ngân hàng mở L/C thông báo cho người NK biết việc trả tiền cho người XK theo
L/C, đồng thời yêu cầu người NK hoàn lại số tiền đó rồi trao cho người NK bộ chứng từ để
làm căn cứ nhận hàng.
 Các loại thư tín dụng thương mại:
 Thư tín dụng có thể hủy bỏ: Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người NK
có thể sửa đổi bổ hoặc hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người
hưởng lợi. Loại L/C này nói chung ít được sử dụng vì nó không đảm bảo quyền lợi
cho người XK.
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
18

 Thư tín dụng không thể hủy bỏ: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra
và người XK thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy
bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia

tín dụng. Thư tín dụng này được áp dụng rộng rãi nhất trong TTQT, nó là loại L/C cơ
bản nhất.
 Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể
hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân
hàng mở L/C. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết nên loại này là đảm bảo nhất cho
người XK.
 Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi: Là loại L/C mà sau khi người
XK đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn tiền đòi lại tiền người XK trong
bất cứ trường hợp nào.
 Thư tín dụng chuyển nhượng: Là thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó
quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C
chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều
người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển
nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
 Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong
hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, cứ như vậy nó tuần
hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. Như vậy trong L/C phải
ghi rõ ngày hết hiệu lực L/C chung và số lần tuần hoàn, tới hạn hiệu lực mỗi lần
tuần hoàn, và cho biết là loại tích lũy, không tích lũy. Thư tín dụng tuần hoàn tỏ ra
linh hoạt tiết kiệm chi phí, tránh động vốn và được ưa chuộng trong quan hệ mua
bán hàng hóa thường xuyên nhưng phải là quan hệ mua bán hàng hóa tin cậy.
 Tín dụng thư dự phòng: L/C này đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người
mua hàng còn việc thanh toán và nhận hợp đồng vẫn theo L/C đã mở. Thường các
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
19

L/C này có tính chất dự phòng, dùng thanh toán một khoản tiền cho phía người
bán khi người mua vi phạm hợp đồng tức là không nhận hàng theo quy định.
 Tín dụng thư chuyển nhượng: L/C mà theo đó người hưởng thứ nhất có
quyền yêu cầu được ủy quyền thanh toán, cam kết trả sau, chấp nhận chiết khấu

hoặc trong trường hợp tự do chiết khấu, NH ủy quyền ghi rõ trong L/C là NH
chuyển nhượng, chuyển nhượng cho một hay nhiều người khác sử dụng toàn bộ hay
một phần giá trị của L/C.Thường L/C này phải có điều khoản chấp nhận chứng từ
do bên thứ ba lập ra.
 Tín dụng thư giáp lưng: L/C được mở khi tiến hành mua bán qua trung gian.
Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình, người XK dùng L/C này để mở
một L/C với nội dung gần giống L/C ban đầu, chỉ khác số tiền thư tín dụng sau gọi
là L/C giáp lưng.
 Tín dụng thư đối ứng: L/C này thường được dùng trong phương thức thanh
mua, bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia công. Thư tín dụng đối ứng chỉ bắt
đầu hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng với nó đã được mở.
Đối với bất cứ một phương thức thanh toán nào cũng đều có những ưu nhược điểm
của nó. Mặc dù là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhưng phương thức
tín dụng thư cũng có những ứu nhược điểm của nó, cụ thể là:
 Đối với ngân hàng: Tín dụng chứng từ là sự thu xếp của các ngân
hàng để giải quyết các giao dịch thương mại quốc tế. Nó đưa ra một hình thức đảm bảo
cho các bên tham gia, đảm bảo thanh toán với điều kiện các điều khoản của L/C đã được
thực hiện và phù hợp. Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng thu được
các khoản phí và lãi nếu khách hàng vay, qua đó tạo điều kiện mở rộng các hoạt động
liên quan khác như bảo lãnh, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ… song cũng bị ràng buộc
trách nhiệm vào hoạt động kinh doanh của các bên đối tác với tư cách là một thành viên
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
20

tham gia vào hoạt động thanh toán. Khi người NK không đủ khả năng thanh toán hoặc
không muốn thanh toán khi đến hạn thì ngân hàng phải gánh chịu rủi ro.
 Đối với người NK: Đảm bảo chắc chắn rằng mình trả tiền thì sẽ nhận
được hàng và việc thanh toán chỉ được thực hiện khi bộ chứng từ là phù hợp. Ngoài ra họ
còn được ngân hàng tài trợ vốn tín dụng khi thanh toán bằng phương thức này. Tuy nhiên
cũng có những bất lợi cho người mua vì thanh toán bằng L/C là giao dịch trên cơ sở chứng

từ, bản thân người NK chưa xác định được hàng hóa, người mua sẽ chịu thiệt hại khi người
bán có hành vi lừa đảo giao hàng không đúng với chứng từ đã lập. Chi phí thanh toán bằng
phương thức này lại cao vì người mua phải ký quỹ mở L/C và trả phí cam kết vay vốn hoặc
chuyển khoản thanh toán cùng với các phí khác nên sẽ bị ứ đọng một số lượng vốn mà lẽ
ra có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
 Đối với người XK: Được đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giao hàng
và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo những điều quy định trong L/C thì được thanh
toán tiền hàng nhanh chóng hơn so với hình thức nhờ thu và chuyển tiền. Ngoài ra, họ có
thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho XK như: chiết khấu bộ chứng từ, bán
bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ. Tuy nhiên
chi phí sử dụng phương thức này cao và đôi khi do các bên không đáp ứng được những
quy định của L/C hoặc là do sơ suất nên việc thanh toán bị trì hoãn thậm chí bị từ chối
thanh toán. Đặc biệt đối với L/C trả chậm, sau khi người mua chấp nhận thanh toán hối
phiếu người bán giao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua và đến một thời điêmr thỏa
thuận sẽ nhận được tiền thanh toán từ người mua song trong thời gian đó có thể có nhiều
biến động xảy ra gây rủi ro không lường trước được.
Phương thức tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức đảm bảo thanh toán của
ngân hàng, tạo nên sự tin cậy giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Mặc dù có
một số nhược điểm nhưng phương thức này đảm bảo trung hòa quyền lợi giữa các bên
tham gia, vì vậy đây vẫn là một phương thức TTQT hoàn hảo nhất hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
21

Hiện nay ở nước ta, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại
thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này như một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại
thư tín dụng được áp dụng trong TTQT giữa Việt Nam và nước ngoài.
1.4.4. Phương thức thanh toán mở tài khoản (OPEN ACOUNT)
1.4.4.1. Khái niệm
Phương thức mở tài khoản là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức XK hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên NK vào một cuốn sổ riêng của mình và việc

thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý).
1.4.4.2. Quy trình thực hiện
Phương thức thực hiện qua các bước sau:
Sơ đồ 1.4: quy trình thanh toán theo phương thức mở tài khoản

Chú thích:
1) Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua.
2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.
3) Đến kì hạn người mua chuyển tiền thanh toán cho người bán.
Đối với phương thức này, nó có các ưu nhược điểm như sau:
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
NH bán NH mua
Người bán Người mua
3
2
22
1

 Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua hàng hóa khi chưa có sẵn
nguồn để thanh toán.
 Nhược điểm: Không có sự đảm bảo đầy đủ cho người bán thu kịp tiền hàng,
vòng quay luân chuyển vốn chậm, không ổn định. Đòi hỏi quan hệ giữa người XK và
người NK phải có sự tín nhiệm cao.
Phương thức này chỉ có lợi cho bên mua, nên không kích thích sản xuất. Hơn nữa
nó không sát giá hiện tại trong khi giá cả hiện tại trên thị trường biến động từng ngày, từng
giờ. Thanh toán mở tài khoản ít được sử dụng trong TTQT vì nó không đảm bảo cho người
XK kịp thời thu tiền hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(BIDV)

2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong quá trình phát triển, để đáp ứng nhu cầu của đất nước, ngày 26/04/1957 Thủ
tướng chính phủ đã ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) theo nghị định số177/TTg. Trong 50 năm ra đời và phát triển (1957 – 2007), BIDV
đã có những tên gọi:
-Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
-Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
BIDV là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình
Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
23

nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng
và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư
phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước.
Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có
quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở
rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên
thế giới.
BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu
tư phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng
giai đoạn lịch sử của đất nước.
2.1.1.1. Giai đoạn 1957 - 1975
Đây là thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ
xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Từ năm 1957 đến năm 1960, thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất BIDV đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (theo giá năm 1960) tương đương 14.830 tỷ

đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh,
khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Những công trình hoàn thành vào thời kỳ này như: hệ thống đê điều, công trình Đại
thuỷ nông Bắc Hưng Hải - công trình đại thuỷ nông đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà sau chiến tranh chống Pháp; các mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; các nhà máy
điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Nhà máy Xi măng Hải phòng; Đài phát thanh Mễ Trì;
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế - Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân),
Đại học Thuỷ lợi... có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đảng, của Nhà
nước củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới.
Ngày 19/11/1960, Chính phủ đã có Nghị định số 64 ban hành Quy chế quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản do BIDV chuẩn bị. Đây là quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thực
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
24

thanh thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành
theo thiết kế được duyệt. Thời kỳ này, BIDV đã cung ứng vốn 3.267 tỷ đồng (theo giá
1964) tương đương 22.000 tỷ đồng (theo giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân
toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng (tương đương 197.000 tỷ đồng theo giá năm 1995); hiệu quả
thu nhập quốc dân mang lại trên 1 đồng vốn đầu tư đạt 0,49 đồng, có những năm đạt 0,55
đồng. BIDV đã góp phần đưa hàng trăm công trình hoàn thành vào sử dụng như: khu công
nghiệp Cao Xà Lá Thượng đình - Hà nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái
Nguyên - đứa con đầu lòng của nền công nghiệp luyện kim Việt Nam, Đường dây điện cao
thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, đường dây điện cao thế 110 KV Đông Anh - Thái
nguyên, Nhà máy thuỷ điện Bản Thạch - Thanh hoá, Nhà máy đường Vạn Điểm - Hà đông,
Nhà máy điện Uông Bí, Đài phát thanh tiếng nói dân tộc khu tự trị Việt Bắc, Nhà máy
Supe phốt phát Lâm Thao, Nhà máy phân lân Văn Điển, công trình thuỷ lợi và thuỷ điện
Khuôi Sao (huyện Tràng Định Tỉnh Lạng Sơn), Cầu Hàm Rồng và đoạn đường sắt Hàm
Rồng - Vinh, hệ thống thuỷ nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn: Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu

Bị, Vĩnh Trì, Nhâm Tràng, Như Trái, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải v.v...
2.1.1.2. Giai đoạn 1976 - 1989
Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống
nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
BIDV đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại hội Đảng
lần thứ IV,V,VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, tạo
những tiền đề để đầu tư phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ này, BIDV đã cung cấp 237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản
(theo giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng (theo giá năm 1995). BIDV đã cung cấp
vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi
và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, công trình then chốt của nền kinh
tế quốc dân. BIDV đã góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong
đó có những công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt
nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng
Thạch, nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Các nhà
Luận văn tốt nghiệp Lê Đăng Khoa
25

×