MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP
6
ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng trong dạy học Văn nói chung và của trường THCS Ân Tường Tây
hiện nay
Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Theo kết quả thăm dò ý kiến, trao đổi với các thầy cô giáo
dạy văn ở đơn vị và các trường trong huyện, chất lượng học văn những năm gần đây ngày
càng giảm sút. Tình trạng học sinh không còn hứng thú học văn đã trở thành hiện tượng
phổ biến trong nhà trường. Nhiều giáo viên dạy văn phàn nàn, khổ tâm vì học sinh không
chịu học văn. Hiện tượng ấy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về
giáo dục nhà trường, thuộc về chất lượng của môn Văn, một môn học có trách nhiệm rất
lớn đối với thế giới tinh thần của các em. Qua thực tế giảng dạy văn, tôi nhận thấy các em
chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ sự
hiểu biết, cảm nhận văn học. Trước những vấn đề văn học cần bộc lộ quan điểm, các em
thường dựa vào cách hiểu, cách cảm, cách đánh giá của người khác. Nhiều giáo viên chưa
mạnh dạn đổi mới cách dạy học, còn thuyết trình nhiều, chưa chú ý đến khả năng tích cực
sáng tạo trong nhận thức và cảm thụ văn học của học sinh, còn áp đặt, buộc học sinh phải
thừa nhận, học thuộc. Vậy làm thế nào để giúp học sinh yêu thích, có hứng thú khi tiếp
nhận và cảm thụ văn học, trách nhiệm của người giáo viên dạy văn hãy chỉ dẫn và mở ra
cho các em con đường đến với văn học. Đối với học sinh, đặc biệt đối tượng học sinh lớp
6, lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ chưa hiểu nhiều về cuộc sống, cũng như chưa có kinh
nghiệm sống thì không dễ dàng nhìn thấy, cảm nhận ngay cái hay, cái đẹp, giá trị cuộc
sống trong từng văn bản. Trước thực trạng đó, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm ra giải
pháp để nâng cao chất lượng dạy học văn, góp phẩn nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp giúp học sinh lớp 6 đọc - hiểu văn bản văn học
Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo trong những tiết văn học
sẽ làm cho giờ học sinh động, thoải mái, giúp các em tự tìm ra con đường phân tích, đánh
giá, thưởng thức văn bản văn học; đồng thời giúp các em rút ra những bài học sâu sắc về
tư tưởng, tình cảm, lối sống để tự hoàn thiện nhân cách, trở thành người công dân có ích
cho xã hội.
Sáng kiến kinh
nghiệm:
Một số giải pháp giúp HS lớp 6 ñọc - hiểu văn bản văn
học
Trường THCS Ân Tường
Tây
GV: Nguyễn Thị Minh
Thủy
1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Sáng kiến kinh
nghiệm:
Một số giải pháp giúp HS lớp 6 ñọc - hiểu văn bản văn
học
Trường THCS Ân Tường
Tây
GV: Nguyễn Thị Minh
Thủy
2
Môn Ngữ văn có nhiều phân môn, đề cập đến nhiều vấn đề, nội dung rất phong phú.
Trong đề tài này, tôi đi sâu nghiên cứu phân môn văn học: Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 6 đọc - hiểu văn bản văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
Văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực cuộc sống và sự phản ánh đó không phải
là sự phản ánh máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Qua tác phẩm,
các nhà văn đã nêu lên những vấn đề của cuộc sống, bộc lộ tình cảm cảm xúc, gửi gắm
niềm tâm sự, ước mơ, khát vọng của mình đến người đọc, người nghe. Tất cả những
điều đó mang đến cho người đọc, người nghe những rung động ngỡ ngàng, hướng con
người vào một lẽ sống, một cách nghĩ đúng đắn, biết tự nhận thức, tự xây dựng mình để
hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Có thể nói mỗi một văn bản văn học là một sáng tạo độc
đáo của nhà văn, mỗi học sinh là một chủ thể tiếp nhận cá biệt nên sự áp đặt cách hiểu,
cách cảm của giáo viên đến học sinh là không đúng với bản chất dạy học văn. Vì vậy, để
nâng cao hiệu quả dạy học văn, để có giờ dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học, bản thân giáo viên phải chủ động, sáng tạo tìm ra những biện pháp, cách tổ chức
hướng dẫn quá trình học tập cảm thụ văn học của học sinh một cách có hiệu quả. Nhiệm
vụ của người giáo viên dạy văn là phải chỉ ra cho học sinh con đường tích cực chủ động
khám phá, tìm hiểu, cảm thụ văn bản; đánh thức niềm đam mê văn chương, khơi dậy tâm
hồn văn học ở các em. Chỉ có đam mê, yêu thích thì học sinh mới có hứng thú, nhu cầu
đọc, khám phá và cảm thụ tốt văn bản.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, chúng ta được sống trong
môi
trường văn minh, hiện đại nhưng kèm theo là những vấn đề nảy sinh làm ảnh
hưởng ít
nhiều đến đời sống xã hội. Đạo đức học sinh xuống cấp, quan niệm không
đúng về các
môn học, chú trọng các môn học tự nhiên, xem nhẹ các môn học xã hội,
trong đó có môn
Văn; thầy cô chưa mạnh dạn, chưa đồng bộ đổi mới phương pháp dạy
học.
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được xã hội quan tâm, là nhiệm vụ mà
Đảng và Nhà nước giao cho ngành Giáo dục & Đào tạo. Người giáo viên phải hiểu rằng
bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ
đóng vai trò hướng dẫn để học sinh tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Trong dạy
văn, đổi mới phương pháp là làm cho học sinh không những tự tìm ra con đường phân
tích, đánh giá, thưởng thức, rèn luyện các kĩ năng văn học mà còn tự rút ra cho mình
những bài học sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, lối sống. Đổi mới phương pháp là một yêu
cầu bắt buộc đối với giáo viên. Muốn giải quyết được những vấn đề còn hạn chế trong
dạy học văn, cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Sự đổi mới đó có thể được giải
quyết ở nhiều khía cạnh, nhiều bình diện khác nhau. Ở đề tài này, tôi xin trình bày vấn đề
là tìm ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 hứng thú, chủ động đọc - hiểu, cảm thụ tốt
văn bản văn học.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp của đề tài
2.1. Các biện pháp tiến hành
Thực hiện đề tài, tôi sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp:
- Nghiên cứu tư liệu, phân tích, so sánh đối chiếu
- Trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp
- Khảo sát chất lượng và thăm dò ý kiến HS
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 05 năm 2012
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Xây dựng đề tài này, tôi xin nêu ra cách dạy văn hiệu quả thông qua một số hình
thức học tập trong dạy đọc - hiểu văn bản văn học lớp 6 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN VĂN HỌC
1. Cách tổ chức hình thức học tập thể hiện tính mới của đề tài
Bức tranh cuộc sống hiện thực và diện mạo tinh thần con người trong văn học bao
giờ cũng chứa đựng sự đánh giá của nhà văn về cuộc sống. Sự đánh giá hiện thực cuộc
sống thể hiện cách nhìn riêng, quan điểm riêng của người nghệ sĩ. Bằng tác phẩm của
mình, người nghệ sĩ thường gợi lên ở người đọc những suy nghĩ và tình cảm về cuộc
sống. Hiểu được điều người nghệ sĩ muốn nói, muốn gửi gắm là điều không đơn giản và
dễ dàng, nhất là với học sinh lớp 6. Theo kết quả thăm dò ý kiến và khảo sát chất lượng
đầu năm của học sinh lớp 6 trong nhà trường, môn học các em thấy khó nhất, yếu nhất là
môn Ngữ văn, cụ thể phân môn văn học. Làm thế nào để các em giảm được nỗi lo lắng,
để các em tìm thấy được bao điều tốt đẹp, ý nghĩa của cuộc đời qua những giờ văn học?
Tôi đã tìm ra một số hình thức học tập sau nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú, yêu thích
văn học, từ đó khao khát khám phá, cảm thụ văn bản.
a. Tạo sự hứng thú trong phần giới thiệu bài mới
Phần giới thiệu bài mới còn gọi là phần khởi động. Khi hướng dẫn học sinh tiếp
nhận văn bản, nhiều khi giáo viên chúng ta sợ mất thời gian nên bỏ qua phần này. Phần
giới thiệu bài chưa phải là phần trọng tâm của bài mới nhưng nó là phần không thể thiếu
vì một lời mở đầu bài học hấp dẫn sẽ tạo được sự hứng thú, gây cho người nghe cảm giác,
ấn tượng ban đầu về văn bản, tạo tâm thế, tâm lí cần có cho quá trình thâm nhập và khám
phá văn bản. Chính vì vậy giáo viên không nên bỏ qua phần giới thiệu bài. Để lôi cuốn
học sinh, giáo viên nên có nhiều cách giới thiệu bài mới như: Giới thiệu bài bằng cách đặt
câu hỏi, dựa vào ý nghĩa, nội dung văn bản, dùng tranh ảnh minh họa dẫn vào bài, nhắc
lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới hoặc giới thiệu bài mới thông qua mẫu
chuyện ngắn Lời giới thiệu bài cần ngắn gọn, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh,
tránh rườm rà, cầu kì, làm mất nhiều thời gian. Phần giới thiệu bài mới lâu nay vốn là
công việc của giáo viên, dường như nó là thủ tục đầu tiên bước vào dạy bài mới, thao tác
cứ lặp đi lặp lại dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh nên nhiều khi chúng ta giới thiệu
các em ít để ý hoặc không muốn nghe. Vì vậy hãy để các em được trực tiếp tham gia vào
công việc này. Muốn các em có được một giới thiệu bài tốt, tôi hướng dẫn cho các em các
cách mở bài, cho các em thực hiện theo nhóm. Các em về nhà họp nhóm đọc kĩ văn bản,
tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản, sau đó viết lời giới thiệu bài mới. Mỗi giờ
học văn học, tôi chuẩn bị số bông hoa tương ứng với số nhóm (mỗi bông hoa một màu
trong đó có một bông hoa may mắn). Sau phần kiểm tra bài cũ, tôi cho các nhóm bốc
thăm. Nhóm nào được bông hoa may mắn nhóm đó được quyền giới thiệu bài. Hoặc khi
kiểm tra bài cũ, nhóm nào có HS trả lời bài cũ tốt nhất thì nhóm đó được ưu tiên giới
thiệu bài mới.
Giới thiệu bài bằng cách tự đặt câu hỏi
* Khi dạy văn bản “Buổi học cuối cùng”
Người dẫn tự đặt câu hỏi và giới thiệu bài: Bạn hiểu thế nào là ngôn ngữ dân tộc?
Khi một dân tộc mất đi tiếng nói của mình thì dân tộc đó sẽ như thế nào? Để hiểu rõ vấn
đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu văn bản “Buổi học cuối cùng”.
Giới thiệu bài bằng hình thức đối thoại
* Khi dạy văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
- Một học sinh của nhóm đặt câu hỏi cho các nhóm khác để dẫn vào bài như sau:
Các
bạn cho biết loài người trên thế giới có những màu da nào? Họ sống chủ yếu ở châu
lục
nào?
Học sinh của nhóm khác sẽ trả lời: da vàng chủ yếu ở châu Á, da trắng ở châu Âu,
da đen ở châu Phi, da đỏ ở châu Mĩ.
Học sinh dẫn vào bài: Loài người trên thế giới có nhiều màu da khác nhau. Dù là
màu da gì thì loài người đều phải sống chung với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên.
Nhưng
cách đối xử với thiên nhiên có giống nhau không? Chúng ta hãy tìm hiểu văn
bản “Bức
thư của thủ lĩnh da đỏ”.
- Hoăc hai học sinh của nhóm dẫn giới thiệu: Tôi là người châu Á, bạn tôi là người
châu
Âu. Đại diện nhóm dẫn hỏi học sinh nhóm khác: Các bạn là người châu lục nào? Sau
câu
trả lời của các nhóm, học sinh dẫn vào bài: Chúng tôi và các bạn sống ở những châu
lục
khác nhau. Dù ở đâu thì loài người chúng ta đều phải sống chung với thiên nhiên, dựa
vào thiên nhiên. Nhưng cách đối xử với thiên nhiên có giống nhau không? Chúng ta hãy
tìm hiểu văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.
Giới thiệu bài bằng cách dựa vào ý nghĩa, nội dung tác phẩm
Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một văn bản hay. Văn bản ra đời đã lâu
nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa giá trị. Qua việc từ chối chuyện mua đất, bán đất, thủ lĩnh
Xi-át-tơn đã thể hiện tình yêu quê hương, tình cảm yêu quý gắn bó với thiên nhiên thắm
thiết của người da đỏ. Thấm đẫm trong bức thư là những lời tâm huyết đầy sức thuyết
phục của thủ lĩnh. Để hiểu rõ hơn nội dung của thư, chúng ta tìm hiểu bài học.
Giới thiệu bài bằng cách hóa thân vào nhân vật
Người dẫn hóa thân vào nhân vật Dế Mèn: Xin chào các bạn! Mình là Dế Mèn
đây.
Mình muốn hỏi các bạn có bao giờ các bạn làm điều gì khiến phải ân hận chưa.
Còn
mình, một lần ngỗ nghịch để phải ân hận suốt đời. Qua lần ấy, mình đã rút ra một
bài học
vô cùng thấm thía. Bài học ấy là gì, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu văn bản
“Bài học
đường đời đầu tiên” trích tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô
Hoài.
Dùng tranh ảnh minh họa để dẫn vào bài
Học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc các em tự vẽ. Tranh ảnh liên quan đến nội dung
văn bản các em sẽ giới thiệu.
* Khi dạy văn bản “Cây tre Việt Nam”, nhóm được giới thiệu bài cho học sinh
trong lớp quan sát tranh và đặt câu hỏi cả lớp tham gia trả lời: Hình ảnh trong
các bức
tranh có điểm gì chung? Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn nội dung của
những bức tranh đó?
Học sinh sẽ trả lời: Điểm chung của các bức tranh này đều có mặt của tre. Hình
ảnh hàng tre (bức tranh 1) là hình ảnh quen thuộc ta bắt gặp trên các đường quê, trẻ em
thả diều (bức tranh 2), cánh diều tre bay bổng biểu tượng cho cuộc sống yên bình là kỉ
niệm đẹp của tuổi thơ trong cuộc đời mỗi con người, hình ảnh (bức tranh 3) gợi nghĩ đến
cậu bé làng Gióng nhổ tre làm vũ khí để đánh giặc cứu nước.
Đại diện nhóm được giới thiệu bài bắt theo mạch trả lời của bạn và nói tiếp: Muốn
biết rõ cây tre có đặc điểm như thế nào? Thông qua hình ảnh cây tre để nói đến ai? Mời
các bạn đến với văn bản “Cây Tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới thì sẽ rõ hơn.
Giới thiệu bài mới thông qua mẫu chuyện ngắn
Khi áp dụng cách này, tôi yêu cầu các em chú ý lựa chọn những mẫu chuyện
ngắn gọn, gần gũi, sát với nội dung bài học, tránh lan man dài dòng.
* Văn bản “Lòng yêu nước” cho học sinh kể về tấm gương hi sinh anh
dũng
của Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu
* Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” kể một mẫu chuyện nhỏ về tình yêu
thương của Bác dành cho nhân dân Việt Nam.
Từ câu chuyện vừa kể, người dẫn giới thiệu bài mới.
Hiệu quả: Với cách làm này rèn cho HS ý thức tự học ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị
bài mới. Để cho học sinh tự giới thiệu bài sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của
học sinh, lôi cuốn nhiều em tham gia tập trung bài học, tạo cho các em ý thức đọc văn
bản, tìm hiểu kĩ nội dung, bài học tác giả gửi gắm. Đây cũng là biện pháp gây ấn tượng,
tạo sự hứng thú, tạo tâm thế học tập, bước đầu giúp các em tự tin để cảm thụ văn bản văn
học.
b. Tổ chức ghi “Nhật kí đọc”
Con đường đi vào cảm thụ văn bản nhất thiết phải từ đọc, gắn liền với việc đọc. Tổ
chức đọc văn bản là hoạt động trước tiết học, diễn ra ở nhà và trong tiết học. Đây là họat
động quan trọng để học sinh cảm thụ văn bản. Đọc để nắm bắt được cảm xúc của tác giả,
để hòa nhập vào thế giới cảm xúc, để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả, để nhìn ra thế
giới cuộc sống trong văn bản, để tiếng nói nội tâm người đọc hòa vào tiếng nói nội tâm
của tác giả. Phần đọc văn bản được thầy cô hướng dẫn và dặn dò rất kĩ ở phần hướng dẫn
soạn bài ở nhà, bởi không đọc văn bản sẽ không soạn được bài, sẽ khó khăn khi tiếp nhận
văn bản. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc, nhiều học sinh đến lớp mà chưa hề đọc
văn bản hoặc có đọc thì qua loa đại khái, đọc lướt, đọc xong không hiểu văn bản nói gì.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, tôi luôn nhắc nhở các em phải hiểu rằng đọc văn bản là
yêu cầu bắt buộc; đọc kết hợp tìm hiểu kĩ câu hỏi, bài tập trong SGK, những yêu cầu, câu
hỏi gợi ý, định hướng của giáo viên. Tôi cho các em ghi “Nhật kí đọc”. Mỗi em có một
sổ nhật kí. Tên gọi “Nhật kí đọc” giúp cho các em nhận thấy đây là công việc phải làm
thường xuyên, bắt buộc với mỗi học sinh. Trước khi soạn bài, các em đọc văn bản nhiều
lần rồi ghi lại những điều mình biết, hiểu, cảm về tác giả và văn bản vào sổ nhật kí như
tiểu sử, sáng tác của tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, nội dung và nghệ thuật của văn
bản, tính cách nhân vật, chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ hay, gây ấn tượng , có thể là
những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét riêng của mình sau khi đã đọc văn bản. Để thúc đẩy,
kiểm tra hoạt động đọc của học sinh, tôi kết hợp khi kiểm tra bài cũ, phân công học sinh
học tốt bộ môn kiểm tra sổ “Nhật kí đọc” và báo cáo cho tôi đầu giờ hoặc sau tiết học để
kịp thời nhắc nhở. Tôi thu sổ tay “Nhật kí đọc” mỗi tháng ít nhất 2 lần về kiểm tra, khen
thưởng, khuyến khích những học sinh ghi tốt và có cách hướng dẫn học sinh ghi chưa tốt
Hiệu quả: Tổ chức ghi “Nhật kí đọc” sẽ hình thành cho học sinh thói quen đọc
văn bản chủ động, tự giác trước khi đến lớp, nhờ đọc trước nên các em sẽ dễ dàng hơn
trong quá trình tiếp nhận văn bản ở lớp.
c. Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ sáng tạo trong phần đọc, kể tóm tắt truyện và phần
củng cố bài học
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh chỉ học 3 văn bản thơ, còn lại chủ yếu
là văn bản truyện. Để học tốt văn bản truyện, tôi hướng dẫn kĩ, giao việc cụ thể về nhà
cho từng cá nhân, từng nhóm chuẩn bị trước khi học văn bản ở lớp. Sự chuẩn bị kĩ của
học sinh sẽ quyết định thành công giờ học.
Lập sơ đồ tóm tắt truyện
Thể loại văn tự sự là thể loại đầu tiên và chủ yếu trong chương trình Ngữ văn lớp
6. Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của
văn bản tự sự, khâu quan trọng là phải tóm tắt được nội dung cốt truyện. Tóm tắt nội dung
cốt truyện là yêu cầu có tính chất tạo nền là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn đề khác của
tác phẩm. Thế nhưng việc tóm tắt truyện của học sinh quá yếu, các em rất lười đọc truyện,
kĩ năng tóm tắt, diễn đạt lại hạn chế nên khâu tóm tắt truyện các em thường bỏ qua, cảm
thấy lo sợ khi giáo viên yêu cầu tóm tắt. Vì vậy, để các em có giờ học nhẹ nhàng, thoải
mái, tôi đã định hướng cho học sinh trước khi tóm tắt truyện cần:
- Đọc kĩ văn bản
- Xác định nội dung, chọn sự việc, nhân vật chính
- Sắp xếp sự việc chính theo trình tự hợp lí
- Dùng lời văn của mình để tóm tắt truyện.
Để dễ nhớ các tình tiết, diễn biến của truyện, tôi yêu cầu các em phải xây dựng sơ
đồ tóm tắt. Sử dụng sơ đồ tóm tắt truyện trong dạy học văn không phải là cách làm mới,
lâu nay thầy cô chúng ta vẫn làm nhưng chưa thường xuyên, chủ yếu là tóm tắt miệng. Sơ
đồ chúng ta làm chỉ mới dừng lại ở sơ đồ hình khối vuông, chữ nhật, vẽ sơ đồ nhánh. Để
tăng phần hứng thú, kích thích niềm đam mê học tập của học sinh, tôi hướng dẫn cho các
em tóm tắt truyện bằng những sơ đồ với nhiều hình dạng, màu sắc thể hiện khả năng sáng
tạo của các em. Tôi cho thực hiện theo nhóm, vẽ trên giấy khổ lớn. Đến phần đọc, kể tóm
tắt văn bản, đại diện 1- 2 nhóm gắn sơ đồ của nhóm lên bảng và dựa vào đó tóm tắt. Các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Vươn
* Sơ ñồ tóm tắt truyện Thánh Gióng
vai thành tráng sĩ
Đòi ñánh giặc
Đánh tan giặc bay về trời
Ra ñời kì lạ
Vua lập ñền thờ, phong danh hiệu
THÁNH
GIÓNG
Tóm tắt: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có vợ chồng ông lão đã già mà
không có con. Bà ra đồng thấy vết chân to nên đặt chân ướm thử. Về nhà, bà thụ thai,
mười hai tháng mới sinh ra đứa bé khôi ngô đặt tên là Gióng, kì lạ lên ba tuổi không biết
nói cười. Khi nghe sứ giả tìm người tài giỏi đánh giặc, Thánh Gióng cất tiếng nói nhờ tâu
với vua sắm cho roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Sau khi gặp sứ giả, chú bé lớn
nhanh như thổi. Dân làng phải góp cơm gạo nuôi chú bé. Khi đồ sắt được mang tới,
Gióng vươn vai thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, mặc áo, cầm roi nhảy lên ngựa phi
thẳng đến chỗ giặc. Đánh tan giặc, Gióng phi ngựa lên núi, cới áo giáp bỏ lại rồi cùng
ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ, phong danh hiệu là Phù Đổng Thiên
Vương.
* Sơ ñồ tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi
2. Phát hiện tài năng của em gái
1.Giới thiệu em gái Kiều Phương 3. Anh ghen ghét ñố kị
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
6. Hiểu tâm hồn và lòng nhân hậu của
“Anh trai tôi”
5.Anh ngỡ ngàng… xấu hổ
Tóm tắt: Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa tên Kiều
Phương, thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh
thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ
đó, người anh cảm thấy khó chịu, hay gắt gỏng với em gái. Khi đứng trước bức tranh đạt
giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận
ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của em
gái.
Sử dụng tranh ảnh trong kể, tóm tắt truyện
Chúng ta biết rằng thời đại công nghệ thông tin phát triển, chỉ cần bấm nút là hình
ảnh các em muốn tìm lại hiện ra. Vì vậy, trẻ em ngày nay không còn hấp dẫn với tranh vẽ,
không thấy hứng thú để tự mình vẽ tranh. Đó cũng điều thầy cô dạy Mĩ thuật hay phàn
nàn. Học vẽ nhưng khả năng sáng tạo lại hạn chế, nét ngây thơ ngộ nghĩnh của các em
qua từng nét vẽ dường như rất hiếm. Hạn chế đó một phần là do GV chúng ta chưa tạo
điều kiện để các em được thể hiện. Khi dạy văn bản, GV cũng cho HS vẽ tranh nhưng
thường cho về nhà vẽ sau khi đã học văn bản nên GV không kiểm tra, vì thế HS không
thực hiện yêu cầu của GV. Để giờ học sinh động, hấp dẫn, để phát huy trí tưởng tượng,
khả năng sáng tạo của các em, tôi cho các em nhớ và tái hiện lại nội dung cốt truyện bằng
tranh do chính các em vẽ.
* Khi dạy văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, học sinh treo tranh đã vẽ và dựa vào
tranh tóm tắt:
Tóm tắt: Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày, xung quanh nó là những con
vật bé nhỏ. Nó cứ nghĩ mình thì oai như chúa tể, còn bầu trời chỉ bằng chiếc vung. Đến
khi mưa to, nước dâng lên đưa ếch ra khỏi giếng. Nó đi lại nghênh ngang, không thèm để
ý đến xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp.
Trường THCS Ân Tường
Tây
GV: Nguyễn Thị Minh
Thủy
17
* Văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
Tóm tắt: Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay, Bác Tai, Lão Miệng từ xưa sống rất thân
thiết với nhau (tranh 1). Một hôm Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm
gì mà lại được ăn ngon (tranh 2). Chúng hăm hở kéo đến nhà lão Miệng cho lão biết từ
nay chúng không làm cho lão ăn nữa ( tranh 3). Qua ba ngày, cả bọn cảm thấy mệt mỏi rả
rời, không muốn làm gì cả (tranh 4). Sau đó, chúng mới vỡ lẽ ra là nếu miệng không được
ăn thì chúng không có sức (tranh 5). Thế rồi, chúng cho Lão Miệng ăn và cả bọn lại khỏe
khoắn như trước. Từ đó, chúng lại hoà thuận như xưa (tranh 6).