Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐỊA THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.13 KB, 9 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
ĐỊA THỰC VẬT

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Trần Văn Thụy
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ.
- Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, ĐHKHTN Hà Nội, 334
Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Địa lý thực vật
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Địa thực vật
- Mã môn học: V.3.1 - 112
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp :20
+ Làm bài tập trên lớp.
+ Thảo luận trên lớp: 7
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm.
+ Thực tập thực tế ngoài trường.
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Thực vật học


+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Thực vật học, Địa lý Sinh vật; Sinh học quần thể; Sinh học
bảo tồn
- Môn học kế tiếp: Khoá luận tốt nghiệp


2
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức:
+ Hiểu các khái niệm cơ bản về Địa thực vật, có khả năng nắm bắt được tầm
quan trọng của môn học trong nghiên cứu khoa học, khả năng vận dụng kiến
thức ứng dụng trong nghiên cứu liên ngành với các khoa học trái đất
+ Nắm bắt phương pháp nghiên cứu cấu trúc, phân loại và qui luật phân bố các
đơn vị địa thực vật, có khả năng phân tích và nghiên cứu bản đồ địa thực vật
+ Hiểu và vận dụng các công nghệ hiện đại như Viễn thám và GIS trong nghiên
cứu và thành lập bản đồ địa thực vật
- Mục tiêu về kĩ năng:
+ Tổng hợp kiến thức và có khả năng đánh giá kết quả học tập môn học
+ Xây dựng mục tiêu môn học, bài học theo qui trình đánh giá kết quả môn học
+ Xây dựng các phương pháp đánh giá theo phương thức trắc nghiệm và tự luận
với độ phân biệt tin cậy
+ Nội dung bài giảng được tích hợp tốt với khả năng sử dụng tin học của sinh
viên, đánh giá đúng sự tiến bộ của sinh viên
- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…):
+ Định hình thái độ công bằng trung thực khách quan khoa học trong kiểm tra
và đánh giá
+ Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, thao tác thực hành tốt ngay trong bài
học theo phươmng thức tư duy lo gic
4. Tóm tắt nội dung môn học (khoảng 150 từ):
Địa thực vật là môn học chuyên đề về quần xã học thực vật, nhằm trang bị cho

sinh viên các kiến thức cơ bản nhất các quan niệm về quần xã thực vật, về hệ sinh thái
cũng như các mối quan hệ sinh địa quần lạc giữa các quần xã thực vật với môi trường.
Môn học cũng trang bị những kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc quần xã, các quan
điểm về phân loại quần xã thực vật, kĩ năng định loại và phân loại thảm thực vật và
khả năng vận dụng các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu địa thực vật.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ THẢM THỰC VẬT
1.1. Những khái niệm cơ bản về địa thực vật
1.2. Định nghĩa về địa thực vật
1.3. Mục đích và nhiệm vụ của môn địa thực vật
1.4. Lịch sử phát sinh môn địa thực vật

3
1.5. Quan niệm về các bậc phân vị trong hệ thống phân loại thảm thực vật
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI PHÁT SINH THẢM THỰC VẬT
2.1. Nhân tố địa lý - địa hình
2.2. Nhân tố địa chất - thổ nhưỡng
2.3. Nhân tố khí hậu - thủy văn
2.4. Nhân tố hệ thực vật
2.5. Nhân tố con người
2.6. Nhân tố lịch sử
Chương 3. QUẦN XÃ THỰC VẬT
3.1. Quan niệm về quần xã thực vật và quần hợp.
3.2. Phát triển quan niệm về các đơn vị phân loại bậc lớn của thảm thực vật
3.3. Khái niệm về các môn khoa học trong nghiên cứu thảm thực vật.
3.3.1. Khái niệm về địa thực vật học
3.3.2. Khái niệm về địa lý học thảm thực vật
3.3.3. Khái niệm về sinh địa quần lạc
3.3.4. Khái niệm về hệ sinh thái

3.4. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong quần xã thực vật.
3.4.1. Quan hệ giữa thực vật với các nhân tố vô sinh
3.4.2. Quan hệ giữa thực vật với các nhan tố hữu sinh:
3.4.2.1. Quan hệ giữa thực vật với nhau:
3.4.2.1.1. Tác động qua lại về cơ học: hiện tượng thắt
nghẹt, bì sinh
3.4.2.1.2. Tác động qua lại về sinh lý: bán ký sinh, ký sinh,
cộng sinh
3.4.2.1.3. Tác động mẫn cảm
3.4.2.2. Quan hệ qua lại giữa thực vật với động vật ăn cỏ, động
vật ăn thịt, động vật phát tán quả, động vật thụ phấn
3.5. Sự hình thành quần xã thực vật
Chương 4. ĐỘNG THÁI VÀ DIỄN THẾ QUẦN XÃ THỰC VẬT
4.1. Sự biến đổi của thảm thực vật theo mùa
4.2. Diễn thế thảm thực vật
4.2.1. Diễn thế nguyên sinh thảm thực vật
4.2.2. Diễn thế thứ sinh thảm thực vật
4.2.3. Hiện tượng thay thế

4
4.3. Quan niệm về trạng thái cực đỉnh thảm thực vật
4.4. Quan niệm về sự khôi phục thảm thực vật và về thảm thực vật tiềm năng
4.5. Tái sinh tự nhiên và hiện tượng đồng quy của thảm thực vật
Chương 5. TRẠNG THÁI CỦA QUẦN XÃ
5.1. Sự phân hoá của các cá thể trong quẫn thể
5.2. Trạng mùa
5.3. Dạng sống
5.4. Tầng phiến
5.5. Phân bố theo mặt ngang, độ gặp và thể khảm
Chương 6. CẤU TRÚC CỦA QUẦN XÃ

6.1. Cấu trúc về thành phần thực vật
6.2. Sự phân bố các loài và mối quan hệ số lượng trong quần xã: độ nhiều, độ
che phủ, độ ưu thế, độ quan trọng.
6.3. Cấu trúc thẳng đứng- sự phân tầng
Chương 7. PHÂN LOẠI THẢM THỰC VẬT
7.1 Các quan điểm phân loại thảm thực vật trên thế giới
7.2. Quan điểm phân loại thảm thực vật UNESCO
7.3. Các quan điểm phân loại thảm thực vật Việt Nam
7.3.1. Quan điểm cấu trúc ngoại mạo
7.3.2. Quan điểm sinh thái phát sinh
7.3.3. Vận dụng quan điểm phân loại của UNESCO vào việc phân loại
thảm thực vật Việt Nam
Chương 8. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẤU TRÚC
THẢM THỰC VẬT
8.1. Phương pháp kho sát mặt đất
8.1.1. Cơ sở lý thuyết cho định vị và thiết lập tuyến khảo sát - định vị
các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa
8.1.2. Phương pháp đo và thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn ngoài thực địa
8.1.3. Đo vẽ biểu đồ phẫu diện thảm thực vật - lập phiếu điều tra các ô
tiêu chuẩn ngoài thực địa
8.1.4. Đo vẽ đơn vị thảm thực vật trên mặt đất
8.1.5. Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở dữ liệu khảo sát
8.2. Phương pháp thực nghiệm

5
8.2.1. Phương pháp xác định cấu trúc thảm thực vật
8.2.2. Phương pháp xác định sinh thái khối, năng suất sinh học thảm
thực vật
8.3. Phương pháp viễn thám trong nghiên cứu thảm thực vật
8.3.1. Cơ sở vật lý của nguyên tắc thu nhận tư liệu viễn thám

8.3.2. Phổ phản xạ
8.3.2.1. Quang phổ nhìn thấy
8.3.2.2. Các kỹ thuật tổ hợp mầu
8.3.2.3. Quang phổ hồng ngoại
8.3.3. Tư liệu ảnh vệ tinh nhân tạo
8.3.3.1. Ảnh vệ tinh LANDSAT
8.3.3.2. Ảnh vệ tinh SPOT
8.3.3.3. Ảnh vệ tinh INSAT
8.3.4. Cách xử lý ảnh
8.3.4.1. Độ lợp và diện lợp ảnh hàng không
8.3.4.2. Hiện tượng nghiêng và chếch của ảnh
8.3.4.3. Tỷ lệ ảnh và độ lệch
8.3.4.4. Kỹ thuật lập thể.
8.3.5. Phương pháp xử lý ảnh bằng mắt
8.3.5.1. Dấu hiệu giải đoán chung
8.3.5.2. Qui trình giải đoán
8.3.6. Phương pháp xử lý số nh hoá bằng công nghệ tin học
8.3.6.1. Cấu trúc ảnh
8.3.6.2. Hệ thống xử lý số
8.3.6.3. Kỹ thuật xử lý số
8.3.6.4. Phương pháp xử lý số cho nghiên cứu thảm thực vật
8.3.7. Định loại, giải đoán cho mục đích phân loại thảm thực vật
8.3.7.1. Nhận biết các thông tin cơ bản của thảm thực vật trên ảnh
vệ tinh
8.3.7.2. Nguyên tắc và hệ thống định loại
8.3.7.3. Dấu hiệu dự đoán các đơn vị cơ bản
8.3.8. Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phương pháp viễn thám
8.3.8.1. Định loại đơn vị thảm thực vật trong phòng thí nghiệm

6

8.3.8.2. Lập vùng khóa thực địa
8.3.8.3. Kiểm tra thực địa vùng khoá
8.3.8.4. Tổng hợp tư liệu, lập khoá giải đoán ảnh toàn lãnh thổ
nghiên cứu
8.3.8.5. Tổng hợp các tư liệu thực địa, tư liệu liên quan và khoá
giải đoán, thành lập bản đồ thảm thực vật


6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc:
1. Trần Văn Thụy, Bài giảng Địa thực vật (Tập bài giảng)
2. Joy Tivy, 1982. Biogeography. Long man, London and New York
Học liệu tham khảo:
3. Kuchler. A.W, 1972. On the structure of vegetation. Ecology, New York.
4. Kuchler. A.W. 1967. Vegetation mapping. Ronald Press, New York.
5. Odum, E.P. 1971. Fundamentals of Ecology (3rd edn). W.B. Sauders Philadelphia.
6. Phan Kế Lộc, 1983. Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO vào phân loại
thảm thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh Học.
7. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, tập 1. NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội.
8 Richards. P.W,1958. The concept of the climax as applied to tropical vegetation,
UNESCO, Paris.
9. Richards. P.W,1979. The tropical rain forest (2nd.) Cambridge University Press.
10. Thái Văn Trừng, 1987. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB KHKT, Hà Nội
11. Trần Ngũ Phương, 1970. Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. NXB
KHKT, Hà Nội.
12. UNESCO, 1973. International classification and mapping of vegetation.








7
7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành,
thí nghiệm,
điền dã
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
Chương 1 1 1 2
Chương 2 4 4
Chương 3 2 2 4
Chương 4 2 1 3
Chương 5 2 1 3
Chương 6 2 2
Chương 7 3 1 1 5
Chương 8 4 1 2 7
Tổng 20 7 3 30
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh
viên chuẩn bị
Hình thức tổ

chức dạy
học
Ghi
chú
1
1. Giới thiệu đề cương môn học
2. Sơ lược đối tượng, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu; lịch sử nghiên cứu địa
Thực vật
3. Các khái niệm cơ bản Địa thực vật
- TL9,2. 1, 3


Thảo luận
Lý thuyết


2
Các nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực
vật:
1. Nhân tố địa lý - dịa hình
2. Nhân tố địa chất - thổ nhưỡng
3. Nhân tố khí hậu - thủy văn
- TL 9, 2, 10

Lý thuyết



3

4. Nhân tố hệ thực vật
5. Nhân tố con người
6. Nhân tố lịch sử

- TL 9, 2, 10
- TL 9, 2, 10
Lý thuyết

8
4
1. Quan niệm về quần xã thực vật và quần
hợp, các đơn vị phân loại bậc lớn của thảm
thực vật
2. Giới thiệu các môn khoa học trong nghiên
cứu về địa thực vật học
-
TL 9, 2, 10,
7, 8

Lý thuyết
Thảo luận


5
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố
trong quần xã thực vật. như thực vật với môi
trường tự nhiên, giữa thực vật với thực vật,
giữa thực vật với động vật
Sự hình thành quần xã thực vật
- TL 4,7,10,9



Thảo luận
Lý thuyết

6
Biến động theo mùa của thảm thực vật, khái
niệm diễn thế
Các loạt diễn thế cơ bản, diễn thế nguyên
sinh, diễn thế thứ sinh,
- TL 4,7,10,9


Lý thuyết
Thảo luận

7
Quan niệm về trạng thái cực đỉnh quần xã
thực vật, sự khôi phục và khái niệm quần xã
thực vật tiềm năng, hiện tượng đồng quy của
quần xã thực vật
Sự phân hoá của quần xã, dạng mùa và dạng
sống
-
TL 1, 2, 9,
10

Lý thuyết





8
Phân bố các cá thể trong quần xã, quy luật
phân bố và tập trung, độ gặp và dạng khảm
Những khái niệm về đặc trưng sinh học của
quần xã
-
TL 1, 2, 8,
9, 11
Lý thuyết
Thảo luận


9
Cấu trúc thành phần loài quần xã thực vật
Cấu trúc không gian quần xã thực vật
- TL 7,8,9,10

Lý thuyết


10
Tìm hiểu các quan điểm phân loại thảm thực
vật trên thế giới
-TL5,9,10,11

Tự học
Thảo luận


11
Các nguyên tắc phân loại cơ bản:
Quan điểm cấu trúc ngoại mạo
Quan điểm sinh thái phát sinh
-TL5,9,10,11


Lý thuyết


12
Quan điểm phân loại của UNESCO và vận
dụng vào phân loại các quần xã thực vật ở
Việt Nam
-TL5,9,10,11

Lý thuyết



13
Các phương pháp truyền thống khảo sát,
phân tích thảm thực vật ngoài thực địa
Vận dụng phương pháp đo vẽ, phân tích
phẫu đồ quần xã, thành lập bản đồ theo
phương pháp truyền thống
-TL 2,3,5,7,8


Lý thuyết


Tự học



9
14
Phương pháp thực nghiệm
1. Phương pháp xác định cấu trúc thảm thực
vật
2. Phương pháp xác định sinh khối, năng
suất sinh học thảm thực vật
-TL 2,3,5,7,8
9, 10


Thảo luận

15
Phương pháp viễn thám trong nghiên cứu và
thành lập bản đồ Địa thực vật, khái niệm, cơ
sở khoa học, quy trình giải đoán, thành lập
bản đồ
-TL 2,3,5,7,8
9, 10
Lý thuyết



8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học

- Thưc hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học ghi trong Đề cương môn học
- Đi học đầy đủ (không nghỉ quá 20%) số giờ lên lớp
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm:
- Điểm kiểm tra giữa kỳ chiếm 20%
- Điểm tiểu luận/xeminar chiếm 20%
- Điểm thi cuối kỳ chiếm 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại):
- Thi giữa kỳ vào tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ vào thời gian sau tuần 15
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên:
- Bài thi giữa kỳ và Bài thi cuối kỳ thực hiện dưới hình thức tiểu luận hoặc thi
viết.


×