Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.87 KB, 11 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Giảng viên
- Họ và tên: Bùi Công Hiển
- Chức danh, học hàm, học vị: GV cao cấp, GS. TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN - P.323, nhà
T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:

- Họ và tên: Nguyễn Xuân Quýnh
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS, GV chính
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN - P.325, nhà
T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:

- Họ và tên: Nguyễn Văn Quảng
- Chức danh, học hàm, học vị: GV chính, TS


- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN - P.323, nhà
T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:

- Họ và tên: Nguyễn Văn Vịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: GV, TS

2
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN - P.323, nhà
T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:

- Họ và tên: Bùi Thanh Vân
- Chức danh, học hàm, học vị: GV, ThS
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN - P.323, nhà
T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:

1.2. Trợ giảng:
- Họ và tên: Nguyễn Thanh Sơn
- Chức danh, học hàm, học vị: CN
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN - P.325, nhà
T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:

2. Thông tin về môn học

- Tên môn học: Động vật không xương sống
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 3
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 24
+ Làm bài tập trên lớp: 0
+ Thảo luận trên lớp: 3
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 15
+ Thực tập thực tế ngoài trường: 0
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học
+ Bộ môn: Động vật không xương sống
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Không
- Môn học kế tiếp:

3
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức
• Cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình tiến hóa và thích nghi trong hình
thái, cấu tạo, sinh sản phát triển cá thể và hệ thống phân loại để thấy sự phong
phú, đa dạng của động vật không xương sống.
• Cung cấp những hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng của động vật không xương
sống đối với tự nhiên và đời sống con người.
- Mục tiêu về kĩ năng
• Kỹ thuật sử dụng kính hiển vi, kính lúp soi nổi và làm tiêu bản tạm thời để quan
sát, mô tả động vật không xương sống.
• Kỹ thuật giải phẫu ĐVKXS để quan sát, mô tả hình thái và tổ chức cơ thể của
ĐVKXS.
• Biết mô tả kết quả quan sát trong thực tập bằng hình vẽ khoa học.

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)
• Tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và học tập để ứng dụng vào đời sống
thường nhật.
• Phương pháp tư duy sinh học: Quan sát, phân tích, so sánh, diễn giải và tổng quát

4. Tóm tắt nội dung môn học (khoảng 150 từ)
- Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể (hình thái ngoài và tổ chức cơ thể), cấu tạo và
chức năng các hệ cơ quan như vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết,
thần kinh, sinh dục của ĐVKXS từ đơn bào đến đa bào và những biến đổi của
chúng trong quá trình tiến hóa và thích nghi.
- Đặc điểm sinh sản, phát triển của ĐVKXS từ đơn bào đến đa bào với các mức độ
phát triển tiến hóa và thích nghi khác nhau.
- Tính đa dạng được thể hiện qua hệ thống phân loại với đặc điểm ở mức độ phân
loại tới lớp hoặc bộ cho mỗi ngành của ĐVKXS.
- Những nét cơ bản về chủng loại phát sinh và đặc điểm tiến hóa thích nghi của
ĐVKXS.
- Tầm quan trọng của ĐVKXS đối với tự nhiên và đời sống con người.

5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1: NHẬP MÔN VỀ ĐVKXS
1.1. Đối tượng, nội dung của môn học ĐVKXS
1.2. Mối liên quan của môn học ĐVKXS với các lĩnh vực khác

4
1.3. Phương pháp học ĐVKXS (phương pháp học lý thuyết, phương pháp học
thực tập, tài liệu tham khảo
Chương 2: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (PROTOZOA)

2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của ĐVNS (môi trường sống, hình thái cấu tạo 1

tế bào, cơ quan tử )
2.1.2. Đặc điểm cơ quan tử của ĐVNS và chức năng của chúng
2.2. Hệ thống phân loại ĐVNS đến lớp, đặc điểm mỗi lớp với đại diện minh họa
2.3. Đặc điểm các hình thức sinh sản của ĐVNS
2.4. Ý nghĩa thực tiễn của ĐVNS
Chương 3: ĐỘNG VẬT ĐA BÀO (EUMETAZOA)

3.1. Phân biệt ĐV đa bào chính thức (Eumetazoa) và ĐV cận đa bào (Parazoa)
3.2. Một số giả thuyết về nguồn gốc phát sinh động vật đa bào
3.2.1. Từ đơn bào – tập đoàn – đa bào
3.2.2. Tế bào hóa
3.3. Phân loại động vật đa bào
Chương 4: NGÀNH THÂN LỖ (PORIFERA)

4.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
4.2. Phân loại thân lỗ
4.3. Vị trí của thân lỗ trong hệ thống ĐVKXS
Chương 5: NGÀNH RUỘT KHOANG (COELENTERATA)

5.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
5.2. Phân loại ruột khoang
5.3. Các hình thức sinh sản, phát triển của ruột khoang
5.4. Ý nghĩa thực tiễn của ruột khoang
Chương 6: NGÀNH SỨA LƯỢC (CTENOPHORA)

6.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
6.2. Phân loại sứa lược
6.3. Vị trí của sứa lược trong hệ thống ĐVKXS



5
Chương 7: NGÀNH GIUN GIẸP (PLATHELMINTHES)
7.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
7.2. Phân loại giun giẹp
7.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển giun giẹp
7.3.1. Đặc điểm sinh sản, phát triển sán lông
7.3.2. Đặc điểm sinh sản, phát triển sán lá 1 vật chủ
7.3.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển sán lá 2 vật chủ
7.3.4. Đặc điểm sinh sản, phát triển sán dây
7.4. Ý nghĩa thực tiễn của giun giẹp
Chương 8: NGÀNH GIUN TRÒN (NEMATHELMINTHES)

8.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
8.2. Phân loại giun tròn
8.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển giun tròn
8.4. Ý nghĩa thực tiễn của giun tròn
Chương 9: NGÀNH GIUN ĐỐT (ANNELIDA)

9.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
9.2. Phân loại giun đốt
9.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển giun đốt
9.4. Ý nghĩa thực tiễn của giun đốt
Chương 10: NGÀNH CHÂN KHỚP (ARTHROPODA)

10.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể
10.1.1. Đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo cơ thể
10.1.2. So sánh đặc điểm phân đốt của chân khớp với giun đốt
10.2. Phân loại chân khớp
10.2.1. Hệ thống phân loại chân khớp (đến phân lớp)
10.2.2. Đặc điểm phân đốt cơ thể của chân khớp qua một số lớp đại diện

10.3. Đặc điểm lớp côn trùng (Insecta)
10.3.1. Đặc điểm cơ bản của lớp côn trùng
10.3.2. Đặc điểm cấu tạo phần phụ miệng côn trùng
10.3.3. Đặc điểm phát triển cá thể và biến thái ở côn trùng
10.4. Ý nghĩa thực tiễn của chân khớp

6
Chương 11: NGÀNH THÂN MỀM (MOLLUSCA)
11.1. Đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo cơ thể
11.2. Phân loại thân mềm và đặc điểm của các lớp chính (song kinh, hai mảnh
vỏ, chân bụng và chân đầu)
11.3. Hiện tượng mất đối xứng cơ thể ở chân bụng
11.4. Sinh sản, phát triển của thân mềm
11.5. Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm
Chương 12: NGÀNH DA GAI (ECHINODERMATA)

12.1. Đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo cơ thể
12.2. Đặc điểm sinh sản, phát triển
12.3. Phân loại da gai
13.4. Ý nghĩa thực tiển của da gai
Chương 13: GIỚI THIỆU NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ CHỦNG LOẠI
PHÁT SINH (PHYLOGENESE) VÀ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƯƠNG SỐNG

13.1. Chủng loại phát sinh của động vật nguyên sinh
13.2. Chủng loại phát sinh của ruột khoang
13.3. Chủng loại phát sinh của giun giẹp
13.4. Chủng loại phát sinh của giun đốt
Chương 14: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH ĐVKXS KHÁC


14.1. Ngành giun vòi (Nemertini)
14.2. Ngành mang râu (Pogonophora)
14.3. Ngành hàm tơ (Chaetognatha)

6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc:

1. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, 1981. Động vật học không xương sống, tập 1.
Nhà Xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội
2. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, 1982. Động vật học không xương sống, tập 2.
Nhà Xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội
3. Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học (Chủ biên), 1999. Hướng dẫn thực tập Động
vật không xương sống. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

7
Học liệu tham khảo:
1. Thái Trần Bái, 2001. Động vật không xương sống. NXB Giáo dục
2. Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Khang, 1998. Động vật học không xương sống. Nhà
Xuất bản Giáo dục, Hà Nội
3. Barnes R.S.K., Calow P., Olive P.J.W., 1993. The Invertebrates: a new synthesis.
Blackwell Sci-Pub., 2
nd
edit, Oxford
4. Harris C.L., 1992. Concepts in Zoology. Harper Collin Pub., New York
5. Laverack, M.S., 1987. Lecture Notes on Invertebrate Zoology (3th edition).
Blackwell Sciencetific Publication
7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung: ghi tổng số giờ tín chỉ cho mỗi cột



Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng
Lên lớp

Thực hành,
thí nghiệm,


điền dã
Tự học,
tự nghiên
cứu
Lý thuyết


Bài tập

Thảo luận

Chương 1

2


2

Chương 2


3 2

5

Chương 3

1

1

Chương 4

1

1

Chương 5

3 2

5

Chương 6

1

1

Chương 7


3 2

5

Chương 8

1 1

2

Chương 9

2 2

4

Chương 10

5 4

9

Chương 11 2 2

4

Chương 12

1


1

2

Chương 13

1

1

2

Chương 14

1

1

2
Tổng

24

3 15

3

45








8
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh
viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi chú


1
Chương1: Đối tượng, nội dung của
môn học; mối liên quan với các
lĩnh vực khác. Phương pháp học
(lý thuyết, thực tập) tài liệu tham
khảo
Không Giảng trên lớp


2
Chương 2: Đặc điểm hình thái cấu
tạo cơ bản của ĐVNS; các hình
thức sinh sản. Hệ thống phân loại
đến lớp, đặc điểm mỗi lớp với đại

diện minh họa. Ý nghĩa thực tiễn
của ĐVNS
Có tài liệu
TK và đọc
phần ĐVNS
Giảng trên lớp


3
Chương 3: Phân biệt ĐV đa bào
chính thức (Eumetazoa) và ĐV
cận đa bào (Parazoa). Một số giả
thuyết về nguồn gốc phát sinh
động vật đa bào. Phân loại động
vật đa bào
đọc tài liệu Giảng trên lớp

4
Chương 4: Đặc điểm hình thái, cấu
tạo cơ thể. Phân loại thân lỗ. Vị trí
thân lỗ trong hệ thống ĐVKXS
đọc tài liệu Giảng trên lớp


5
Chương 5: Đặc điểm hình thái, cấu
tạo cơ thể và sinh sản, phát triển .
Phân loại ruột khoang. Ý nghĩa
thực tiễn của ruột khoang
đọc tài liệu Giảng trên lớp

và thực tập


6
Chương 6: Đặc điểm hình thái, cấu
tạo cơ thể. Phân loại sứa lược. Vị
trí của sứa lược trong hệ
đọc tài liệu Giảng trên lớp

7
Chương 7: Đặc điểm hình thái,
cấu tạo cơ thể; sinh sản, phát triển
giun giẹp. Phân loại giun giẹp. Ý
nghĩa thực tiễn của giun giẹp
đọc tài liệu Giảng trên lớp
và thực tập



8
Chương 8: Đặc điểm hình thái, cấu
tạo cơ thể; sinh sản, phát triển giun
tròn. Phân loại giun tròn. Ý nghĩa
thực tiễn của giun tròn

đọc tài liệu Giảng trên lớp
và thực tập


9

Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh
viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi chú

9
Chương 9: Đặc điểm hình thái, cấu
tạo cơ thể; sinh sản, phát triển
giun đốt. Phân loại giun đốt. Ý
nghĩa thực tiễn của giun đốt
đọc tài liệu Giảng trên lớp
và thực tập





10
Chương 10: Đặc điểm cơ bản về
hình thái, cấu tạocơ thể. Hệ thống
phân loại chân khớp (đến phân
lớp). Đặc điểm phân đốtcơ thể của
chân khớp qua một số lớp đại diện.
Đặc điểm lớp côn trùng (Insecta).
Đặc điểm cơ bản của lớp côn
trùng. Đặc điểm cấu tạo phần phụ
miệng côn trùng. Đặc điểm phát
triển cá thể và biến thái ở côn

trùng. Tầm quan trọngcủa chân
khớp.
đọc tài liệu Giảng trên lớp
và thực tập


11
Tiếp tục nội dung của Chương 10.
đọc tài liệu Giảng trên lớp
và thực tập



12
Chương 11: Đặc điểm cơ bản về
hình thái, cấu tạo cơ thể. Phân loại
thân mềm và đặc điểm của các lớp
chính. Hiện tượng mất đối xứng cơ
thể ở chân bụng. Sinh sản, phát
triển của thân mềm. Ý nghĩa thực
tiễn của thân mềm
Đọc tài liệu Giảng trên lớp
và thực tập



13
Chương 12: Đặc điểm cơ bản về
hình thái, cấu tạo cơ thể; sinh sản,
phát triển. Phân loại da gai. Ý

nghĩa thực tiển của da gai
Đọc tài liệu
và chuẩn bị
thảo luận
Giảng trên lớp
và thực tập




14
Chương 13: Chủng loại phát sinh
của động vật nguyên sinh. Chủng
loại phát sinh của ruột khoang.
Chủng loại phát sinh của giun
giẹp. Chủng loại phát sinh của
giun đốt
Đọc tài liệu
và chuẩn bị
thảo luận
Thảo luận trên
lớp



15
Chương 14:
Ngành giun vòi
(Nemertini). Ngành
mang râu

(Pogonophora). Ngành hàm tơ
(Chaetognatha)
Đọc tài liệu
và chuẩn bị
thảo luận
Thảo luận trên
lớp



10
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học
* Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học: Giảng
đường đảm bảo tiêu chuẩn chung của trường và có máy chiếu hình minh hoạ.
* Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên:
• Tham gia học tập trên lớp, thực tập đầy đủ và thực hiện chuẩn bị bài theo
các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
• Sinh viên phải tích lũy đủ các điểm kiểm tra đánh giá theo quuy định của
môn học.
Có thể tham khảo đề cương thảo luận môn học sau đây:
- Đặc điểm cơ bản của Động vật nguyên sinh (Protozoa), cho dẫn chứng minh họa
về sự đa dạng của các đặc điểm đó ?
- Các loại cơ quan tử ở Động vật nguyên sinh và chức năng của chúng. Cơ quan tử
nào của Động vật nguyên sinh không thấy có trong cấu tạo tế bào của động vật đa bào
?
- Các đặc điểm để phân biệt giữa các lớp (hoặc ngành, theo cách phân loại của Thái
Trần Bái, 2001) ở Động vật nguyên sinh ?
- Các hình thức sinh sản của Động vật nguyên sinh, nêu đại diện minh hoạ ?
- Chu trình phát triển của Plasmodium và bệnh sốt rét ở Việt Nam ?
- Chứng minh mức độ tổ chức thấp - "cận đa bào" - của thân lỗ ?

- Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể của ruột khoang ?
- Các hình thức sinh sản của ruột khoang; nhận xét về hình thức phát triển xen kẽ
thế hệ của ruột khoang ?
- Các đặc điểm cơ bản của ngành giun giẹp (Plathelminthes) ?
- Đời sống ký sinh đã để lại dấu vết gì lên hình thái, cấu tạo và sinh sản, phát triển
của giun giẹp ký sinh, lấy sán lá gan (Fasciola hepatica) làm dẫn chứng minh họa ?
- So sánh sán lá song chủ (nội ký sinh) và sán lá đơn chủ (ngoại ký sinh), có đại
diện minh hoạ ?
- Đặc điển của ngành giun tròn (Nematoda). Có nhận xét gì khi so sanh với giun
giẹp và giun đốt ?
- Ý nghĩa thực tiễn của giun tròn, có dẫn chứng minh hoạ ?
- Đặc điểm cơ bản của ngành giun đốt và ý nghĩa của sự phân đốt cơ thể ?
- So sánh hình thái cấu tạo và chức năng giữa xoang cơ thể nguyên sinh và xoang
cơ thể thứ sinh ?
- So sánh hình thái cấu tạo và chức năng giữa nguyên đơn thận và hậu đơn thận ?
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo nội quan của giun đất Pheretima ?
- Sinh sản và phát triển của giun nhiều tơ (Polychaeta) ?

11
- Giới thiệu sơ đồ cấu tạo chung cơ thể thân mềm (Mollusca) và sự thay đổi sơ đồ
qua các lớp ?
- Giải thích hiện tượng mất đối xứng cơ thể ở lớp chân bụng (Gastropoda) ?
- Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm (Mollusca) ?
- Những đặc điểm cơ bản giống nhau và khác nhau giữa chân khớp và giun đốt ?
- Sự phân đốt dị hình qua các lớp của ngành chân khớp (Arthropoda) ?
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo nội quan của Tôm sông ?
- Đặc điểm cấu tạo cơ thể của lớp côn trùng (Insecta) ?
- Đặc điểm phần phụ miệng côn trùng. Vì sao phần phụ miệng kiểu nghiền lại được
xem là cơ bản và nguyên thuỷ ?
- Biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn ở côn trùng, cho một số đại diện

minh hoạ ?
- Tầm quan trọng thực tiễn của chân khớp ?
- Đối xứng cơ thể ở Ruột khoang và Da gai có gì giống nhau và khác nhau ?
- Giới thiệu tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào ở một vài đại diện điển hình ?
- Chủng loại phát sinh của Động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun giẹp, giun đốt
và chân khớp.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Thực hành được tính 20%
- Kiểm tra giữa kỳ được tính 20%
- Thi cuối kỳ được tính 60%

9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Kiểm tra giữa kỳ vào tuần học thứ 8
- Thi cuối kỳ vào sau tuần học thứ 15
- Thi lại vào thuần thứ 2 hoặc 3 sau kỳ thi chính (thi lần 1). Không chấp nhận thi
lần thứ 3.
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên:
- Nội dung đảm bảo kiến thức cơ bản: Giáo viên kiểm tra miệng trên lớp trong khi
thảo luận.
- Bố cục hợp lý và chặt chẽ
- Có phương pháp luận đúng
- Trình bày gọn, sạch sẽ

×