Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương môn học kinh doanh quốc tế trường mỹ diệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.79 KB, 10 trang )


KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Mã môn học: BADM3403
Số tín chỉ: 04
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp. Hồ Chí Minh, 1-2012
Điều kiện tiên quyết
Hoàn tất chương trình đại học đại cương, và các môn học thuộc khối kiến thức ngành
(Quản trị học, QT tài chính, QT nhân lực, QT Marketing, QT dự án) trước khi đăng ký
môn học Kinh doanh quốc tế.
Mục tiêu của môn học
Môn học cung cấp những kiến thức cần thiết để có thể thực hiện được các nghiệp vụ
thương mại và đầu tư quốc tế, am hiểu sự khác biệt giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp trước khi ra quyết định xâm nhập thị trường toàn cầu, biết thiết
lập các phương án kinh doanh, lựa chọn phương thức hoạt động giao dịch và đầu tư
thích hợp để có thể tăng lợi nhuận cũng như mang lại hiệu quả tối ưu từ việc mở rộng
thị trường ngoài nước. Song song với những kiến thức nghiệp vụ trong hoạt động kinh
doanh quốc tế, môn học cung cấp những lý thuyết nền tảng về các khái niệm, các học
thuyết thương mại và đầu tư từ cổ điển cho đến hiện đại, và hiểu về lịch sử hệ thống
tiền tệ toàn cầu. Từ đó, sinh viên có một kiến thức nhất định để lý luận, để xây dựng
chiến lược kinh doanh, và để biết cách giải trình một cách chặt chẽ với ban giám đốc
công ty về việc tại sao lại chọn phương thức thâm nhập, lựa chọn thị trường và quy mô
đã được nêu trong hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế của mình.
Tài liệu học tập:
o Tài liệu chính: Nguyễn Đông Phong, etc., Kinh doanh toàn cầu ngày nay, NXB
Lao động và xã hội, TPHCM, 2007.
o Slides bài giảng của GV phụ trách môn học.
o Tài liệu tham khảo: (tối đa 3 tài liệu dễ dàng tìm được)


1. Bùi Lê Hà, etc., Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Thống Kê, TPHCM,
2003.
2. Stglitz, J.E., Toàn cầu hóa và những mặt trái, NXB Trẻ, TPHCM, 2008 (tái
bản lần thứ 1).
3. Friedman, T.L, chiếc lexus và cây Ô-Liu, NXB khoa học và xã hội, 2008.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
1
Tên chương
Giảng
lý thuyết
Bài tập
Thảo luận,
phân tích tình huống
Tổng
số tiết
Giới thiệu chung (về môn học, phương
pháp giảng dạy, cách đánh giá môn học,
và về GV)
1 0 0
1
Chương 1: Toàn cầu hóa 3,5 0 1,5
5
Chương 2: Tổng quan về kinh doanh quốc
tế
4 0
1 5
Chương 3: Sự khác biệt quốc gia về hệ
thống kinh tế – chính trị – pháp luật.
4 0
1 5

Chương 4: Sự khác biệt quốc gia về văn
hóa – xã hội.
3 1
2 5
Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội
trong kinh doanh quốc tế
3 1
1 5
Chương 6: Thương mại quốc tế 5 0
2 7
Chương 7: Đầu tư nước ngoài 5 1
1 7
Kiểm tra giữa kỳ (thuyết trình và làm bài
tại lớp – phụ thuộc vào quy mô lớp học)
1.5 6
2.5 10
Chương 8: Hệ thống tiền tệ toàn cầu 4 0
1 5
Chương 9: Các phương thức thâm nhập thị
trường thế giới
5 0
1 6
Chương 10: Hoạch định chiến lược toàn
cầu
5 0
1 6
Ôn tập – công bố kết quả giữa kỳ và giải
đáp thắc mắc
2 0
1 3

Tổng
70
(Ghi chú: 1 tiết = 45 phút)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
STT Hình thức đánh giá Tỷ lệ
1 Kiểm tra giữa kỳ (Thuyết trình/bài KT tại lớp) 50%
2
2 Thi cuối kỳ (Trắc nghiệm) 50%
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: TOÀN CẦU HÓA
• Mục tiêu của chương:
Cung cấp những khái niệm về toàn cầu hoá, đặc biệt toàn cầu hoá trong phạm vi kinh tế
học. Giải thích nền kinh tế thế giới đang trở nên toàn cầu như thế nào và các động cơ thúc
đẩy toàn cầu hoá.
Ngoài ra, chương này cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về ảnh hưởng của toàn
cầu hoá, cũng như những cơ hội và thách thức do toàn cầu hoá tạo nên mà các quốc gia
cũng như doanh nghiệp sẽ gặp phải.
• Nội dung chính của chương:
1. Toàn cầu hoá là gì?
2. Hai nhân tố vĩ mô đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hoá.
3. Các thể loại toàn cầu.
4. Tranh luận về ảnh hưởng của toàn cầu hoá:
- Tác động của toàn cầu hoá lên việc làm và thu nhập.
- Ảnh hưởng của toàn cầu hoá trong chính sách lao động và bảo vệ môi trường.
- Sự tranh luận về toàn cầu hoá và chủ quyền quốc gia.
5. Các tổ chức kinh tế quốc tế.
• Thảo luận:
Giới thiệu và tóm tắt tình huống toàn cầu mà Thomas Friedman đã mô tả trong quyển
“Thế giới phẳng” và cung cấp thêm kiến thức về toàn cầu hóa mà Joshep Stiglitz – Nobel
kinh tế năm 2001, người đã có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về các vấn đề mang

tính toàn cầu. Trên tất cả những lý thuyết vừa học, những kiến thức vừa được cung cấp
thêm, vấn đề cần được thảo luận tại lớp là “Toàn cầu hóa mang lại sự thịnh vượng hay
đói nghèo?”
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ
- Mục tiêu của chương:
Hiểu các khái niệm về kinh doanh quốc tế, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, các
phương thức hoạt động cùng các thể loại doanh thương quốc tế.
3
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được để hiểu thêm đâu là những nhân tố bên ngoài tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh. Qua đó, họ có thể đo lường hoặc
dự phòng trước những tiềm năng rủi ro để có thể quản lý hoạt động kinh doanh một cách
hiệu quả.
• Nội dung chính của chương:
1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
2. Tại sao công ty tham gia vào thị trường quốc tế?
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
4. Năm mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
5. Sự thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu và những điểm cần lưu ý trong công tác quản
lý trong nền kinh tế toàn cầu.
Chương 3: SỰ KHÁC BIỆT QUỐC GIA VỀ KINH TẾ–CHÍNH TRỊ–PHÁP LUẬT
- Mục tiêu của chương:
Cung cấp những kiến thức về sự khác biệt giữa các quốc gia về hệ thống kinh tế, chính
trị, pháp luật.
Giúp sinh viên hiểu sự khác biệt ấy sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác liên minh, xây
dựng chiến lược nhân sự, và các hoạt động khác như thế nào trước khi ra quyết định
thương mại và đầu tư ở một quốc gia bên ngoài.
• Nội dung chính của chương:
1. Hệ thống chính trị:
2. Hệ thống pháp luật:
3. Hệ thống kinh tế:

1.1. Kinh tế thị trường:
2.1. Kinh tế hoạch định
3.1. Kinh tế hỗn hợp:
4. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế then chốt ở các quốc gia công nghiệp và các quốc
gia đang phát triển.
5. Điều kiện phát triển kinh tế:
- Những khác biệt trong phát triển kinh tế.
- Mối tương quan giữa kinh tế chính trị và tiến bộ kinh tế.
4
Chương 4: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI
- Mục tiêu của chương:
Khám phá những khác biệt về văn hoá ở trong nước và ngoài nước để hiểu thêm những
khác biệt ấy ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
Chương này tập trung thảo luận về văn hoá. Sau đó nêu lên những khác biệt trong cấu
trúc xã hội, ngôn ngữ và giáo dục ảnh hưởng đến văn hoá của một quốc gia.
- Nội dung chính của chương:
1. Văn hoá là gì?
1.1. Giá trị và tiêu chuẩn
2.1. Văn hoá, xã hội và quốc gia
2. Cấu trúc xã hội:
1.1. Cá nhân và tập thể
2.1. Sự phân cấp xã hội
3. Các yếu tố văn hóa tác động đến kinh doanh quốc tế (ngôn ngữ, tín ngưỡng, )
4. Các yếu tố xã hội tác động đến kinh doanh quốc tế.
5. Các yếu tố khác (Khí hậu, địa lý )
6. Những khác biệt trong phương thức quản trị giữa phương đông và phương tây.
Chương 5: SỰ KHÁC BIỆT QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI
- Mục tiêu của chương:
Trong chương này chúng ta sẽ xem xét bản chất của đạo đức và trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh quốc tế. Và thảo luận vấn đề đạo đức trong các nền văn hóa và trong bối cảnh

quốc tế. Làm thế nào các doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý các hành vi đạo đức
vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
• Nội dung chính của chương:
1. Bản chất của đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh quốc tế.
2. Đạo đức trong các nền văn hóa khác nhau và trong môi trường quốc tế.
3. Quản lý hành vi đạo đức vượt ra khỏi phạm vi quốc gia.
4. Trách nhiệm xã hội trong các nền văn hóa khác nhau và trong bối cảnh quốc tế.
5. Phạm vi trách nhiệm xã hội.
6. Quản lý trách nhiệm xã hội trong phạm vi ngoài quốc gia.
7. Những khó khăn trong việc quản lý trách nhiệm xã hội ngoài phạm vi quốc gia.
5
Chương 6: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Mục tiêu của chương: Cung cái nhìn toàn diện về hoạt động thương mại quốc tế
trên cơ sở:
- phân tích các học thuyết & chính sách thương mại,
- phân tích tác động của thương mại quốc tế đến nền kinh tế của mỗi quốc gia
- các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia
- và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế.
- Nội dung chính của chương:
1. Lý thuyết thương mại quốc tế:
1.1 Thuyết trọng thương
1.2 Thuyết lợi thế tuyệt đối
1.3 Thuyết lợi thế so sánh
1.4 Lý thuyết chi phí cơ hội
1.5 Lý thuyết hiện đại của Heckscher-Ohlin
1.6 Thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm
1.7 Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Porter’s Diamond
2. Các công cụ và chính sách thương mại quốc tế
3. Những tình huống về sự can thiệp của chính phủ
4. Sự phát triển hệ thống thương mại toàn cầu

Chương 7: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
- Mục tiêu của chương: Truyền tải những nội dung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên cơ sở phân tích:
- những học thuyết về các khuynh hướng đầu tư
- tìm hiểu dòng chảy vốn của FDI, ích lợi và bất lợi của cả hai quốc gia: nơi nhận
đầu tư và nơi mang nguồn lực đi đầu tư.
- Nội dung chính của chương:
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
1.1 Sự tăng trưởng của FDI
1.2 Hướng phát triển của FDI
1.3 Nguồn vốn của FDI
2. Hình thức đầu tư gián tiếp
6
3. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
4. Ý thức hệ chính trị và đầu tư trực tiếp nước ngoài:
5. Bất lợi và ích lợi của FDI:
1.1 Những ảnh hưởng đối với quốc gia nhận đầu tư
1.2 Những ảnh hưởng đối với quốc gia đầu tư.
Chương 8: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
- Mục tiêu của chương:
Tìm hiểu lịch sử phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế, và giải thích hệ thống tiền tệ này
hoạt động như thế nào. Cùng với việc xem xét chính sách tỷ giá hối đoái của chính phủ
có tác động quan trọng gì cho triển vọng về hoạt động kinh doanh của quốc gia.
- Nội dung chính của chương:
1. Tiêu chuẩn vàng (Gold standard)
2. Hệ thống Bretton Woods với sự ra đời của tỷ giá cố định
3. Thỏa thuận Jamaica với sự xuất hiện của hệ thống tỷ giá thả nổi
 Thoả thuận Jamaica
 Tỷ giá hối đoái 1973
4. Chính sách tỷ giá trên thực tiễn

5. Bài học từ các cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới.
Chương 9: CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
- Mục tiêu của chương:
Cung cấp cái nhìn toàn diện về con đường ra “biển lớn” của MNC, trên cơ sở phân
tích làm thế nào để thâm nhập thị trường nước ngoài, xác định thời gian, qui mô và
lựa chọn mô hình thâm nhập.
- Nội dung chính của chương:
1. Quyết định cơ bản về việc thâm nhập thị trường:
- Lựa chọn thị trường
- Xác định thời điểm thâm nhập
- Xác định quy mô thâm nhập
2. Sáu phuơng thức thâm nhập
7
3. Lựa chọn mô hình thâm nhập:
- Yếu tố cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp và mô hình thâm nhập.
- Áp lực giảm chi phí và mô hình thâm nhập.
Chương 10: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỚC TOÀN CẦU
- Mục tiêu của chương:
Tìm hiểu khái niệm và cách thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế.
Nghiên cứu các chiến lược khác nhau mà doanh nghiệp áp dụng khi cạnh tranh quốc tế,
cụ thể thông qua việc xem xét những thuận lợi và khó khăn của từng chiến lược đề cập,
và thảo luận các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược toàn cầu.
Xem xét tại sao công ty nên tham gia liên minh chiến lược với đối thủ cạnh tranh khác
trên thị trường toàn cầu. Tìm hiểu những lợi ích, chi phí, và rủi ro của liên minh chiến
lược; để có thể đề xuất với hội đồng quản trị xây dựng và quản lý một liên minh có hiệu
quả.
- Nội dung chính của chương:
1. Xây dựng Chiến lược kinh doanh:
- Thiết lập chiến lược
- Thực thi chiến lược

2. Lợi ích từ mở rộng toàn cầu:
- Chuyển cạnh tranh độc quyền.
- Nhận biết kinh tế vùng.
- Nhận biết kinh tế đường cong kinh nghiệm
3. Áp lực giảm chi phí và yêu cầu của quốc gia nhận đầu tư
4. Lựa chọn chiến lược:
- Chiến lược quốc tế
- Chiến lược đa thị trường nội địa.
- Chiến lược toàn cầu
- Chiến lược xuyên quốc gia.
5. Chiến lược liên minh
- Làm thế nào để liên minh hoạt động có hiệu quả?
- Những điểm chính để lựa chọn đối tác tốt
8
9

×