Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số phương pháp giảng dạy môn thể thao tự chon cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.91 KB, 20 trang )

Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang bước đầu vào một thế mới với nền công nghiệp hóa và hiện đại
hóa mở đầu cho thập kỷ mới. Nó đòi hỏi con người thông minh sáng tạo và năng
động để làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp Giáo dục hiện hay được coi là “quốc
sách hàng đầu”. Đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này khẳng định rất rõ vai trò vị
trí của người giáo viên nói chung và người giáo viên THCS nói riêng.
Năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK
mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành Giáo dục & Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo chủ động của học sinh
trong hoạt độnh học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đặt ra yêu
cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: giáo viên chỉ là
người hướng dẫn điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi,
phát hiện kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo thông qua sự dẫn dắt của Giáo
viên trog các tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp
với kiểu bài và phù hợp với đối tượng Học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó
cũng là một thủ thuât sư phạm của người Giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi
mạnh dạn tìm hiểu và ngiên cứu đề tài “phương pháp dạy học môn thể thao tự
chọn trong trường THCS” mà tôi đã áp dụng và theo dõi tại trường THCS nơi tôi
đang công tác.
Năm học 2011- 2012
1
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
A. PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1/ Cơ sở lý luận:
Để thực hiện tốt nghị quyết Trung Ương II khóa VII & nghị quyết Trung Ương
II khóa VIII tháng12/1996 về việc đổi mới phương pháp dạy học với mục đích: phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh:
- Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự sáng tạo.


- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Qua việc thực hiện thay sách giáo khoa các lớp khối THCS là một bước ngoặt, bước
tiến mới trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nước ta, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Muốn vậy đòi hỏi người thầy phải đđổi mới phương pháp dạy
học cho phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục. Để góp phần thực hiện mục tiêu
“Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu
được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp
hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân & của xã hội”. Bộ môn thể dục cũng
như các bộ môn khác ở THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với các đối tượng HS.
2/ Cơ sở thực tiễn.
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học
sinh tiếp cận với bộ môn thể dục và đặc biệt là sở thích của các em là môn thể thao
gì. Để từ đó có sự yêu thích say mê môn học.
Đối với tiết dạy về thể dục giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau.
Sau khi xem xét cân nhắc, dựa vào cơ sở nêu trên, tôi quyết định phương pháp
cần lựa chọn để đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dạy học thể thao tự chọn trong
trường Trung học cơ sở là: Nhóm phương pháp sức bền, trực quan , phương pháp
thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu, tỏ ra còn nhiều ưu thế trong việc
Năm học 2011- 2012
2
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
thực hiện mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này (13-14
tuổi). Đồng thời cũng thể hiện được phương pháp đặc thù của bộ môn, nhất là kinh
nghiệm sống còn ít vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn
chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy theo thực nghiệm thì việc
xaây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “thị phạm động tác” (các phương tiện trực
quan) làm điểm tựa.

Các phương pháp này phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo
dưới sự tổ chức vàchỉ đạo của giao viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản
riêng của các em. Vì vậy các em hiểu bài sâu hơn, nắm kiến thức chắc hơn. Trong
trường hợp này các phương pháp góp phần triển tư duy rèn kĩ năng cho học sinh,
cho các em tập rượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương
pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết hợp với các yếu tố nêu và giải quyết vấn
đề.
Bên cạnh quan sát và làm mẫu được sử dụng trong nhóm phương pháp trực
quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại tìm tòi trong nhóm phương pháp
dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học Phương pháp dạy học thể thao
tự chọn môn bong chuyền trong trường Trung học cơ sở.
3/ Thời gian - Địa điểm.
a/ Thời gian:
Tôi nghiên cứu đề tài từ tháng 12 năm 2011 trong môn Thể dục.
b/ Địa điểm :
Trường THCS bản thân đang trực tiếp giảng dạy.
c/ Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường Trung học cơ
sở.
Năm học 2011- 2012
3
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:TỔNG QUÁT.
1/ Cơ sở lí luận :
Chương trình thể dục nghiên cứu về các động tác phức tạp đòi hỏi phải có sự
khéo léo, uyển chuyển, nhanh nhẹn nhưng phải dứt khoát. Đó là một thuận lợi cho
cả giáo viên và học sinh trong đổi mới cách dạy học và đổi mới cách học.
Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bằng các
phương pháp tích cực, tôi tiến hành tìm hiểu và xác định.

2/ Đối với giáo viên và học sinh .
Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức
môn thể dục. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy
mà chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thị phạm động tác, quan sát
động tác, tranh hình, bài tập ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện viên,
giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Lúc này người
thầy chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn & đóng vai trò làm trọng tài cho
cuộc tranh luận của các em.
Còn đối với học sinh. Để học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm lĩnh Tri
thức sinh học các em cần phải đạt được.
- Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các động tác cần thiết cho
bản thân.
- Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn.
- Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của mình
khi tranh luận.
- Khuyến khích nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải
quyết.
3/ Đối với nội dung.
Nội dung mỗi tiết học cần tránh luyện tập quá sức để có đủ thời gian cho học
sinh thực hiện hoạt động học tập.
Năm học 2011- 2012
4
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
Ngoài giờ tập yêu cầu học sinh tham gia các trò chơi để nhằm các em cuốn
hút yêu thích bộ môn và có thời gian tập thêm ở nhà nhằm tăng cường hoạt động tự
lực học tập của học sinh .
4/ Đối với đồ dùng học tập.
Trong dạy học, đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung
cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới. Xác định rõ như
vậy nên tôi đã lựa chọn đồ dùng học tập là những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ

làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số lượng lớn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm
được.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy một trong những phương pháp dạy học
được chú ý trong quá trình cải tiến để tìm lại kết quả cao trong dạy các đơn vị kiến
thức cơ bản là quan sát tìm tòi với các hình thức học tập:
Một là hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ do
tôi giao cho mỗi bài tập cụ thể, hoặc từng động tác & phải tạo ra được các sản phẩm
cụ thể.
Hai là hình thức học tập theo nhóm: Tôi chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm
thực hiện một loại nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, sau đó mỗi
nhóm cử một đại diện nên thị phạm động tác và bảo vệ kết quả đã đạt được của
nhóm mình trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt
động, cùng làm việc trao đổi thảo luận với nhau.
Kết luận chương 1
Xuất phát từ những cơ sở lí luận, nghiên cứu cơ sở thực tế gắn với việc dạy.
Tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng
chuyền trong trường trung học cơ sở ”.
Năm học 2011- 2012
5
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
Chương 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1/ Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Nghiên cứu lý thuyết.
+ Nghiên cứu thực trạng.
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về Phương pháp dạy học thể thao tự
chọn môn bóng chuyeàn trong trường trung học cơ sở
+ Nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục ở trường Trung học cơ sở.
+ Tìm hiểu nghiên cứu khảo sát thực trạng việc sử dụng Phương pháp dạy
học thể thao tự chọn trong Trường THCS trong huyện
+ Đề xuất các biện pháp sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên.

2/ Các nội dung cụ thể trong đề tài:
a/ Nghiên cứu đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở.
- Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở có những đặc điểm riêng. Đó là tính cách
hồn nhiên ngây thơ, trong sáng mang nhiều cảm tính và tiềm thức những khả năng
phát triển đó cũng là lứa tuổi trong giai đoạn hình thành nhân cách.
- Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở rất hiếu động học tập và làm việc theo ý
thích. Các em ham chơi hơn học. Bởi vậy các phương pháp truyền thụ cho các em
phải phù hợp với lứa tuổi các em. Qua nhiều năm nay nền giáo dục đã nghiên cứu
thực nghiệm và áp dụng thực tế sao cho việc giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học
sinh. Hiện nay phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. “Học mà chơi –
Chơi mà học” làm cho giờ học thêm sinh động. Phát triển sự hứng thú trong học tập
của học sinh. Các em học sinh Trung học cơ sở thường hiếu động dễ hưng phấn, khó
tập trung chú ý lâu, hay hướng tới các hoạt động cụ thể, kết quả trực tiếp hoặc nhanh
thấy kết quả. Chính vì vậy mà các em thường không chú ý và không lĩnh hội được
những kiến thức khó và trừu tượng.
Năm học 2011- 2012
6
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con người. Đối
với hoạt động học tập cũng vậy. Nếu không có trí nhớ thì các em không thể tiếp thu
các kiến thức có mối liên quan với nhau. Bước vào giai đoạn Trung học cơ sở đặc
biệt là lớp đầu cấp. Trí nhớ của các em được được xác dịnh trên cơ sở mới của quá
trình học tập và bắt đầu được điều khiển một cách có ý thức. Các em chưa quen với
tổ chức việc ghi nhớ. Chưa biết cách ghi nhớ có điểm tựa theo những sơ đồ lôgic. Vì
vậy người giáo viên cần khơi dậy nhận thức đã biết một cách hợp lí, sao cho các
kiến thức chính là những điểm tựa khơi dậy một cách dễ dàng những kiến thức trong
các em. Học sinh Trung học cơ sở nói chung sự phát triển của các em theo hướng
hình thành nhân cách. Định hình và hoàn thiện dần bản thân theo mục tiêu giáo dục
ở lứa tuổi trẻ đều tiềm chức một khả năng phát triển. Khả năng phát triển lớn cùng
thời gian và bắt nhịp hoà đồng phù hợp với thời đại mà các em đang sống. Mỗi giáo

viên phải dựa vào đó mà có những yêu cầu về kiến thức và phương pháp dạy sao cho
không lỗi nhịp với thời đại.
ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn phát triển mới của tư duy . Vì
trong một chừng mức nhất định, chúng còn dựa trực tiếp trên các đồ vật, hiện tượng
thực tại mà chưa tác động được lên lời nói và các giả thiết bằng lời.
b/ Nghiên cứu về nhiệm vụ môn học.
- Bước đầu các em có một số kiến thức cơ bản đơn giản thiết thực về các bài
thể dục, các động tác. Tên gọi và các thành phần và kết quả của các bài tập. Mối
quan hệ của các bài tập và các môn tự chọn liên quan với nhau.
- Hình thành và vận dụng các kĩ năng về các động tác cơ bản. Thực hiện một
số động tác cơ bản, biết cách Thực hiện ném bóng,
- Các em tự phát hiện, tự tìm tòi và tự chiếm lĩnh kĩ thuật mới chăm chỉ luyện
tập hứng thú với giờ học, bài học.
c/ Nghiên cứu về chương trình.
Năm học 2011- 2012
7
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
- Chương trình thể thao tự chọn trong trường Trung học cơ sở là bộ phận của
chưong trình Thể dục. Chương trình này kế thừa và phát triển thành tựu về dạy học.
Thể thao tự chọn thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dụng để tăng cường hình
thành và ứng dụng kiến thức mới quan tâm đúng mức đến việc đổi mới phương pháp
dạy học. Từ đó giúp học sinh hoạt động học tập tích cực, linh hoạt sáng tạo theo
năng lực của học sinh.
* Thời lượng chương trình dạy Thể thao tự chọn 2 tiết / tuần
- Mỗi tiết học 90 phút.
- Tổng số thời lượng môn tự chọn cả năm học.
* Kiến thức: Gồm các mạch kiến thức là.
- Trò chơi phát triển thể lực.
- Các kĩ thuật cơ bản của nội dung học chính khoá .
- Các yếu tố thể lực cũng rất quan trọng cho các em khi tập môn thể thao này

vì thể thao rèn cho các em một thể lực dồi dào và sung mãn, giúp cho các em phát
triển về sức khỏe.
d/ Nghiên cứu về sách giáo khoa
- Sách giáo khoa là tài liệu pháp lí để gióa viên nghiên cứu giảng dạy. Giáo
viên phải khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa có từng
môn riêng biệt bao gồm cả động tác và kĩ thuật giúp học sinh rèn và phát triển thể
hình.
- Sách giáo viên, thiết kế dạy môn thể dục nói trung và phân môn tự chọn nói
riêng. Dựa vào sách giáo viên để tham khảo lập kế hoạch bài dạy từng tiết sao cho
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương, lớp học.
Tóm lại: Tài liệu phục vụ cho dạy học Thể dục. Khi dạy giáo viên cần nghiên
cứu kĩ để vận dụng một cách linh hoạt có chất lượng và phù hợp với học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả dạy - học bộ môn, đồng thời giáo viên phải tham khảo thêm một
số tài liệu nâng cao khác.
Năm học 2011- 2012
8
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
e/ Nghiên cứu về phương pháp dạy môn tự chọn.
a.1 : Phương pháp dạy học bài mới
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các kĩ thuật và chiến thuật cho phù
hợp với bộ môn và nêu được cách thực hiện.
- Sau khi học sinh tìm ra được kĩ thuật, giáo viên tổ chức cho học sinh thực
hiện kĩ thuật đó để từ đó học sinh rèn luyện thành kĩ năng, kĩ xảo.
- Từ đó giáo viên tập cho học sinh tái hiện các kiến thức đó bằng cách vừa hấp
dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập. Các em thường xuyên thực hành luyện tập
kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập trong đời sống.
- Áp dụng phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết phát hiện chiếm lĩnh
kiến thức mới và cách giải các vấn đề gần gũi đời sống.
- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và nhận biết được
những ý định của phân phối trường trình thì có thể có nhiều điều kiện ôn tập củng cố

kiến thức đã học, giúp học sinh huy động chúng để phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng
kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong bài học.
a.2. Phương pháp dạy học và các nội dung luyện tập.
Nhiệm vụ chủ yếu là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương
trình. Rèn luyện các năng lực giúp học sinh hiểu ra rằng học không để biết mà học
còn để rèn luyện và vận dụng kĩ năng đó vào thực tiễn.
a.3. Nghiên cứu soạn bài
- Soạn bài thực chất là lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động
học tập tích cực nhằm đạt được mục tiêu của một bài học thể dục.
- Mỗi bài học cần có:
+ Mục tiêu, mức độ, kiến thức, kĩ năng cần đạt.
+ Xác định phương pháp dạy học.
Nêu các phương pháp của giáo viên thực hiện trong từng tiết, từng bài học cụ
thể và áp dụng đối với học sinh ra sao.
Năm học 2011- 2012
9
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
+ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Xác định rõ tên từng hoạt động
- Cách tiến hành từng hoạt động
Kết luận chương 2
Qua nhiệm vụ nghiên cứu nội dung cụ thể trong đề tài đã nghiên cứu từ đó tôi
đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cụ thể cho môn Thể dục
nói chung và phương pháp dạy học thể thao tự chọn trong trường Trung học cơ sở.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
I/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu chương trình sách giáo viên thể dục Trung học cơ sở để tìm hiểu
nội dung chương trình các em cần tiếp thu, tìm hiểu sự sắp xếp số lượng của các bài
tập mà các em sẽ được học. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn cơ bản về

chương trình.
Nghiên cứu một số tài liệu, giáo trình ’’ phương pháp dạy học thể thao tự
chọn trong trường Trung học cơ sở’’.
2/ Phương pháp điều tra.
Điều tra về kĩ năng, kĩ thuật của học sinh trong lớp, Hỏi học sinh một số câu
hỏi sau :
? Em có thích môn thể thao không ?
? Em thấy kĩ thuật của môn thể thao này như thế nào ?
? Em thực hiện tất cả các kĩ thuật của môn ra sao ?
3/ Phương pháp nghiên cứu và tổng kết sư phạm.
Dự giờ một số đồng chí cùng chuyên môn để có những nhận xét xác thực về
phương pháp dạy học cho học sinh hiện nay.
Năm học 2011- 2012
10
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
4/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Tiến hành dạy hai tiết thực nghiệm làm cơ sở thực tế cho những lý luận đưa ra.
5/ Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
a/ Thực trạng học sinh :
Để nắm rõ hơn về thực trạng dùng phương pháp vào bài dạy có hiệu quả
không, tôi đã tiến hành trao đổi với học sinh tại trường.
? Em có thích môn thể thao tự chọn không ? Tại sao ?
Một số em học sinh lớp 6 trả lời : Em không thích lắm vì học khó lắm.
Một số học sinh lớp7 trả lời : Em thích học vì môn cho em sức khỏe và sự
khéo léo hơn và thấy thích bài học hơn.
b/ Đánh giá thực trạng.
Nhìn chung việc sử dụng phương pháp dạy học cho học sinh đã và đang rất
được chú trọng. Đa số giáo viên đã dùng phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn
trong trường trung học cơ sở, đặc biệt là mỗi giáo viên đã tìm ra phương pháp riêng
cho mình để phù hợp với đặc điểm của học sinh từng lớp. Điều này đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự
hứng thú cho học sinh trong việc học. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc áp dụng
phương pháp ở các trường Trung học cơ sở vẫn còn có những bất cập, những tồn tại.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin mạn phép đưa ra một số nguyên
nhân của những tồn tại đã nói ở trên.
c/ Nguyên nhân chủ quan.
* Đối với giáo viên.
Bên cạnh những giáo viên rất nhiệt tình, tận tụy, không ngừng học hỏi, trau
dồi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng các giờ học nói chung và chất lượng của
việc dạy học tự chọn trong môn Thể dục nói chung thì vẫn còn một số giáo viên
chưa thực sự nhận biết được tầm quan trọng của việc đưa những phương pháp vào
giảng dạy môn thể thao tự chọn, dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Ngoài ra, một
Năm học 2011- 2012
11
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
số giáo viên chưa sử dụng phương pháp phù hợp và hiệu quả. Có giáo viên do
phương pháp yếu nên học sinh thực hiện các động tác trong môn học chưa hiệu quả,
hoặc đưa ra phương pháp chưa lôi cuốn được học sinh, thị phạm động tác còn chưa
dứt khoát nên học sinh học theo cái sai của chính giáo viên dạy.
* Đối với học sinh.
Bên cạnh những học sinh có ý thức học tập tốt, thì còn rất nhiều học sinh
chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn thể thao tự chọn, các
em còn chây lười trong việc rèn luyện tập hoặc có tính ỷ lại không thực hiện các
động tác, nhiều em trong giờ học còn chưa chú ý vào bài học.
Do trình độ nhận thức, khả năng cảm thụ của học sinh có sự khác nhau dẫn tới
thực trạng em thực hiện động tác kĩ thuật chưa được đồng đều vì thế chất lượng các
giờ học Thể dục chưa đạt kết quả cao như mong muốn.
d/ Nguyên nhân khách quan.
Do cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học cung chưa thực sự là đầy đủ nên
có ảnh hưởng tới chất lượng giờ học.

Do việc môn thể dục ở các trường không được coi trọng trong các môn ở
trường Trung học cơ sở nên giáo viên chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức tới
việc nghiên cứu phương pháp vào bài dạy.
Do học sinh chưa thực sự nhận được hướng dẫn của giáo viên, chưa nhận
được sự quan tâm đúng mực của các phụ huynh nên hiện thực học sinh còn yếu
trong các trường trung học cơ sở.
Trên đây là một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc phương pháp
dạy học thể thao tự chọn mà tôi đã rút ra được qua điều tra, nghiên cứu thực trạng ở
trường trung học cơ sở trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học về
‘‘Phương pháp dạy học thể thao tự chọn trong trường Trung học cơ sở ’’.
6/ Đề xuất biện pháp ‘‘phương pháp dạy học thể thao tự chọn trong trường
Trung học cơ sở’’.
Năm học 2011- 2012
12
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
Để góp phần vào việc khắc phục các mặt còn hạn tồn tại và để phát huy được
tác dụng của phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn trong trường Trung học cơ
sở, tôi xin phép đưa ra một số đề xuất phương pháp như sau :
* Đối với giáo viên :
- Nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học Thể dục nhằm giải quyết các nhiệm
vụ bồi dưỡng kiến thức, hình thành kĩ năng, góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể
lực.
+ Nhóm phương pháp sử dụng lời nói : gồm có các hình thức ; phân tích,
giảng giải, kể chuyện và thảo luận (đàm thoại).
+ Nhóm phương pháp trực quan : trực quan là tiền đề cần thiết và không thể
thiếu được trong dạy học thể dục, tính trực quan trong dạy học thể dục biểu hiện ở
việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các thụ cảm của nhiều giác quan, giúp học sinh
nhanh chóng có khái niện, biểu tượng về động tác hoặc mô tả tượng trưng.
+ Nhóm phương pháp luyện tập : là phương pháp luyện tập một động tác toàn
vẹn với kết cấu của nó. Luyện tập để đạt mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận

động và phát triển tố chất vận động. Để tích cực hóa giáo viên cần có những thông
tin nhận xét đánh giá kịp thời sẽ có tác dụng đối với người tập.
* Đối với học sinh :
- Đưa ra những phương pháp phù hợp vận dung đối với các em để phù hợp
với lứa tuổi ví dụ như : ở lứa tuổi trung học cơ sở các em rất hiếu động các em luôn
có sự ganh đua nhau trong mọi lĩnh vực. Đó chính là hình thức tổ chức sao cho hoạt
động các em đạt hiệu quả cao.
Nói chung các phương pháp giáo viên đưa ra phải phù hợp với tiết học từng
nội dung cụ thể, từ đó mới thu hút học sinh mới phát huy được tính tích cực trong
học tập, nâng cao chất lượng.
7/ Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Từ những thực trạng trên, để đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn trong
trường trung học cơ sở. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm lớp 6.
Năm học 2011- 2012
13
p dng SKKN mụn Th dc 6
Tuần 16
Tiết 31
Nhảy dây - chạy bền

I.MụC TIÊU:
1.nhảy dây:
-Ôn các nội dung đã học. Học ghép bài
-Yêu cầu: HS hiểu và thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật các động tác.
2 . Chạy bền:
Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
Thực hiện đợc hết cự ly quy định, phát triẻn sức bền
II. địa đIểm PH ơng tiện:
Chuẩn bị trang phục tập luyện, mỗi em một dây nhảy
iii. nội dung - phơng pháp:

Nội dung đl Tổ chức - phơngpháp
a. Phần mở đầu:
1- Nhận lớp:
Kiểm tra sĩ số, phổ biến nhiệm
vụ, yêu cầu giảng dạy.
2- Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng khởi động.
- Xoay các khớp, ép dọc, ép
ngang
- Chạy bớc nhỏ nâng cao đùi, chạy
đạp sau, tăng tốc độ.
3-Kiểm tra:
Thực hiện nhảy đá chân trớc sau
(10 )
2p
6p
2p
Học sinh , giáo viên thực hiện
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
X
GVhớng dẫn h/s khởi động
KT 2 học sinh, GV nhận xét
đánh giá, cho điểm
b. Phần cơ bản:
1.Nhảy dây:
*Ôn các nội dung đã học.
+ nhảy chụm chân có nhịp đệm.

+ nhảy chụm chân không nhịp đệm.
+ nhảy đá lăng chân trớc sau.
+ Nhảy cò một chân.
(30 )
25 p
-GVnêu yêu cầu cơ bản của các động
tác.
-Cho HS luyện tập đồng loạt, đội hình 4
hàng ngang.
-GV quan sát sửa sai.
Nm hc 2011- 2012
14
p dng SKKN mụn Th dc 6
-Ghép bài
3. Chạy bền:
Luyện tập trên địa hình tự nhiên.
Nữ chạy khoảng 300 m.
Nam chạy khoảng 400 m.
-Hớng dẫn học sinh tập kỹ thuật
xuất phát cao
5p
-Giáo viên giảng giải và làm mẫu
-Học sinh quan sát giáo viên
Luyện tập đồng loạt
- Thực hiện theo nhóm,
- Thi các nhóm với nhau.
-HS thực hành chạy bền theo nhóm
nam riêng, nữ riêng.
Lu ý phối hợp thở
Chạy 70 75 % sức

c. phần kết thúc:
1- Thả lỏng nhẹ nhàng
2- Tập trung lớp.
3- Nhận xét u nhợc đIểm của tiết
học.
4- Giao nhiệm vụ về nhà:
Luyện tập: - Ôn bài nhảy dây
tiết sau kiểm tra
Luyện tập: - Chạy bền.
5- Xuống lớp.
(5 )
2p
3p
H/s lu ý thả lỏng tích cực
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
X
Gv: Lớp nghỉ.
Hs: Khoẻ.

C. PHN KT LUN KIN NGH
I/ KT LUN
Phng phỏp dy hc th thao t chn mụn trong trng Trung hc c s l
phng phỏp hu ớch cho giỏo viờn khi son giỏo trỡnh th dc trng Trung hc
c s. Khi giỏo viờn dy bt c mụn t chn no trong chng trỡnh Th dc giỏo
viờn rt cn n phng phỏp dy. Tuy nhiờn, khụng phi bt c giỏo viờn no khi
s dng cng u s dng tt cỏc phng phỏp, t hiu qu nh mong mun. Qua
dy thc nghim, d gi thao ging trao i vi giỏo viờn v hc sinh, tụi thy vn

s dng phng phỏp ỏp dng cho mụn búng chuyn cho hc sinh trong gi Th
Nm hc 2011- 2012
15
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
dục, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở là vấn đề hết sức quan trọng. Nó góp phần
rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm
bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu
phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao
cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần
phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý
của học sinh. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này phải có sự kết hợp hài hòa,
khéo léo giữa các phương pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lôgíc cho bài
giảng. Thông qua việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền
trong trường Trung học cơ sở giúp cho học sinh phải nắm bắt được kiến thức giáo
vên chuyền đạt.
II/ KIẾN NGHỊ
Là giáo viên dạy Thể dục, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nói riêng và
tất cả các em học sinh nói chung sẽ học tốt mọi môn học. Việc đưa phương pháp dạy
học thể thao tự chọn môn bóng chuyeàn trong trường trung học cơ sở giúp các em
tiếp thu tốt kiến thức ở lớp cũng như ở trường.
Để có được chất lượng giáo dục như mong muốn, theo tôi người giáo viên
phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng
nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối nhà trường,
phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức xây dựng chuyên đề, dạy thực nghiệm tìm
ra những hướng đi đúng giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. Bên
cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách
nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con em mình, kiên trì không nôn
nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh học tập tốt hơn.
Về phía học sinh : Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý thức,
khả năng ngôn ngữ sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục.

Năm học 2011- 2012
16
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
Về phía cha mẹ học sinh : Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt về
thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên con
em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả năng cũng
như kết quả học tập của các em.
Với những điều kiện như thế, tôi tin chắc các em học sinh sẽ tiếp thu tốt tất cả
các môn học.
Trên đây là một số công việc mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong
quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo những lớp người mới, những chủ nhân của đất nước mai
sau.
Tài liệu tham khảo
stt Tên tài liệu Tác giả Năm xuất bản
1 Bước đầu đổi mới kiểm tra đấnh
giá.
Lê văn Lẫm
Trần Đồng Tâm 2004
2 Đảng và nhà nước với thể dục thể
thao. Đặng Đức Thao 1984
3 Đại cương tâm lý học NXBGD 2001
4 Hồ Chí Minh toàn tập NXBGD 1999
5 Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THCS
Nhóm tác giả
NXBGD 2004
6 Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục Trung học cơ sở
Nguyễn Hải Châu

Đinh Mạnh Cường 2005
7 Sách giáo viên 6,7,8,9 Ngô Trần ái
Vũ Dương Thụy 2002
8 Thể dục và phương pháp dạy học
tập 1
Vũ Đào Hùng
Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
1995
9 Thể dục và phương pháp dạy học
tập 2
Vũ Đào Hùng
Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
1997
10
Thể dục và phương pháp dạy học
tập 2
Vũ Đào Hùng
Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
1997
Năm học 2011- 2012
17
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
Phụ lục
TT NOÄI DUNG TRANG
1 Lời nói đầu 1
2 A.Phần mở đầu 2
3 Lý do chọn đề tài: 2

4 1/ Cơ sở lý luận: 2
5 2/ Cơ sở thực tiễn. 2
6 3/ Thời gian - Địa điểm. 3
7 B. Phần Nội Dung - Chương 1: Tổng quát. 3
8 1/ Cơ sở lí luận : 3
9 2/ Đối với giáo viên và học sinh . 3
10 3/ Đối với nội dung. 4
11 4/ Đối với đồ dùng học tập. 4
12 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 5
13 1/ Nhiệm vụ nghiên cứu. 5
14 2/ Các nội dung cụ thể trong đề tài: 5
15 Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu 8
16 I/ Phương pháp nghiên cứu 8
17 1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 8
18 2/ Phương pháp điều tra. 8
19 3/ Phương pháp nghiên cứu và tổng kết sư phạm. 8
20 4/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 8
21 5/ Kết quả nghiên cứu thực tiễn. 8
22 6/ Đề xuất biện pháp ‘‘phương pháp dạy học thể thao tự chọn
môn Bóng chuyeàn trong trường Trung học cơ sở’’.
10
Năm học 2011- 2012
18
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6
23 7/ Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 11
24 C. 16
25 I/ Kết luận 16
26 II/ Kiến nghị 16
27 Tài liệu tham khảo 18
28 Phụ lục 19

29 Nhận xét của hội dồng giám khảo 20
NHẬN XÉT CỦA HÔI ĐỒNG GIÁM KHẢO
















Năm học 2011- 2012
19
Áp dụng SKKN môn Thể dục 6



Năm học 2011- 2012
20

×