Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận môn kinh doanh quốc tế Chủ đề AIDS, BAO CAO SU VÀ LỄ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.57 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA






BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

CASE 4-5
AIDS, BAO CAO SU VÀ LỄ HỘI


Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Thực hiện: Nhóm 10
1.
Nguyễn Cao Biện
11170739
2.
Bùi Văn Dự
11176013
3.
Trương Trọng Đại
11170754
4.
Phạm Thành Đạt
11170755
5.
Bùi Ngọc Thu Hằng
11170764


6.
Lê Thị Kim Nguyên
11170809
7.
Nguyễn Hồng Phúc
11170818
8.
Huỳnh Văn Phương
11170820
9.
Hồ Năng Tân
11170833
10.
Bạch Duy Thành
10170821
11.
Nguyễn Châu Hoàng Yến
11170897




Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Tóm tắt nội dung case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang i

TÓM TẮT NỘI DUNG CASE
Vào năm 2009, trên toàn thế giới, có hơn 2 triệu người chết vì AIDS và ước tính có
hơn 33 triệu người đang sống chung với HIV/ AIDS.
Tại Brazil, theo thông kê đã có nửa triệu người bị nhiễm HIV và hàng triệu người

khác đang có nguy cơ mắc bệnh ở mức cao. Để chống lại đại dịch này, Chính phủ đã
có một loạt các hành động như: các chiến dịch tuyên truyền đặc biệt là tại các khu ổ
chuột đã được thực hiện; phát thuốc điều trị miễn phí cho các bệnh nhân đang mắc
bệnh AIDS; dự định phát 250 triệu bao cao su (BCS)
1
trong năm sau; bắt đầu phát
hành và khuyến khích sử dụng BCS dành cho phụ nữ, cho các cô vợ, các cô gái và anh
chàng đi đêm. Bộ Y tế Bazil đã đưa bao cao su như là một phần không thể thiếu tại các
lễ hội hàn năm như tại Rio de Janeiro; cung cấp kim tiêm cho những người tiêm chích;
thành lập các nhóm tình nguyện để thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS. Tuy
nhiên, công tác phòng chống HIV/AIDS tại đây vẫn gặp khá nhiều trở ngại. Các trở
ngại có thể kể đến như: người dân không thích dùng BCS trong quan hệ tình dục (đa
số người dân theo Thiên Chúa Giáo), phụ nữ không được quyền tranh luận những vấn
đề này với chồng trong khi phụ nữ lại không quen với việc sử dụng BCS cho chính
mình và giá BCS được xem là quá cao tại Brazil (đặc biệt là BCS dành cho nữ).
Tại Ấn Độ, nền văn hoá Ấn Độ, quan hệ ngoài hôn nhân là điều bị khinh bỉ. Đàn ông
hay đàn bà đều cảm thấy xấu hổ khi ra ngoài cửa hàng mua BCS vì họ cảm thấy người
khác nghĩ rằng họ sẽ có quan hệ tình dục với người ngoài hôn nhân. Việc không ưu
tiên, lãng tránh của chính quyền, chính phủ về đại dịch AIDS tại Ấn Độ (vì còn nhiều
căn bệnh khác phải đối diện như lao và sốt rét). Với những rào cản này, việc tiếp cận
được thực hiện thông qua thợ cắt tóc; phim ảnh, truyền hình, thể thao; giáo dục đối với
học sinh, sinh viên; tuyên truyền cho các cô gái mại dâm. Và đang dự định sẽ kết hợp
cùng Coca-Cola và Pepsi để phân phối BCS thông qua hệ thống bán lẻ truyền thống
của 2 đơn vị này. Kết quả, Ấn Độ đã kiểm soát được lượng người nhiễm HIV vào
khoảng 5.13 triệu người.
London International Group (LIG) là đơn vị đi đầu trong việc phát triển bao cao su
và công nghệ màng mỏng phân cách, với các cơ sở hoạt động tại hơn 40 quốc gia, 12
nhà máy sản xuất, có thể tự chủ hoặc liên doanh, một cơ sở nghiên cứu, phát triển có
trụ sở ở Cambridge. Durex là thương hiệu BCS nổi tiếng toàn cầu của đơn vị này.
Durex cũng được biết đến như một nhãn hàng có những chiến lược tiếp thị đổi mới và

sáng tạo với slogan “Feeling Is Everything”. Chiến lược toàn cầu của Durex cùng với
những hợp đồng tài trợ, quảng cáo toàn cầu đã khẳng định thành công của thương hiệu
và sự hấp dẫn của Durex. Hiện nay, LIG vẫn đang tiếp tục tập trung vào giáo dục về
giới tính, HIV/AIDS thông qua tài trợ cho các sự kiện như hội nghị AIDS hàng năm
lần thứ 11 tại Vancouver, những sáng kiến giáo dục khác để nhắn gửi thông điệp an
toàn tình dục hơn đến chính phủ, những nhà tuyên truyền, và những nhà giáo dục trên
toàn thế giới.


1
Trong bài này, BCS là viết tắt cho từ Bao cao su
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 1

PHẦN 1. BÀI DỊCH CASE

Vào năm 2009, trên toàn thế giới, đã có hơn 2 triệu người chết vì bệnh AIDS, và ước
tính hơn 33 triệu đang sống chung với HIV/AIDS.

BRAZIL
Theo một báo cáo nghiên cứu của Liên bang, đã có nửa triệu người Brazil bị nhiễm
HIV và hàng triệu người khác có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Nhiều người đã nghi
ngờ về số liệu báo cáo của Chính phủ khi ước tính số lượng người mắc bệnh là 94.997.
Trong khi theo các báo cáo của Chương trình Quốc gia về các bệnh truyền
nhiễm/AIDS cho biết có khoảng 27 triệu người Brazil có nguy cơ cao bị AIDS, 36
triệu người khác có rủi ro trung bình và cũng dự đoán rằng Brazil có thể có 7,5 triệu
người chuyển sang giai đoạn AIDS trong thập kỷ tới.
Trích lời phát ngôn chính thức của Bộ Y tế, Pedro Chequer: “nếu chúng ta muốn
chống lại đại dịch này, chúng ta phải hành động ngay”. Chequer tuyên bố rằng Bộ Y tế
sẽ chi 300 triệu USD vào năm sau cho việc phân phát thuốc và 250 triệu bao cao su

miễn phí cũng như thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nhận thức về AIDS cho từng
cư dân trong khu vực ổ chuột, nơi bệnh phát tán nhanh nhất. Trong tháng vừa qua,
Brazil cũng đã thực hiện chương trình phân phát thuốc điều trị AIDS miễn phí và trở
thành một trong số rất ít các quốc gia thực hiện chương trình này. Ước tính chi phí
thuốc cho một bệnh nhân vào khoảng 12,000USD/năm – một con số rất đáng kể.
Số lượng những phụ nữ đã kết hôn tại Brazil mắc phải AIDS tăng chóng mặt tại một
quốc gia có lối sống theo phong cách Mỹ Latin này (những người chồng không bao
giờ thực hiện quan hệ tình dục an toàn). Do đó, tháng vừa qua, chính quyền bang Sao
Paolo đã phải can thiệp thông qua việc phát hành và khuyến khích sử dụng BCS dành
cho phụ nữ.
Theo một báo cáo của Hội nghị Châu Mỹ diễn ra tại Lima-Peru, những ca mắc bệnh
AIDS mới phát hiện là những người phụ nữ đã kết hôn và có con nhỏ. Và xét trên
phạm vi toàn cầu, phụ nữ là nhóm có số lượng nhiễm HIV tăng nhanh nhất. Đồng thời,
trong số 30,6 triệu người mắc bệnh thì có đến 90% đang sống tại các nước nghèo.
Rosana Dolores - một góa phụ người Brazil - biết rất rõ tại sao người phụ nữ không
thể yêu cầu bạn tình nam của họ sử dụng bao cao su. Cô ta và người chồng quá cố
không bao giờ nghĩ đến việc bảo vệ tương lai của những đứa trẻ của họ khỏi HIV/
AIDS. “Chúng tôi đã kết hôn. Chúng tôi muốn có con” - Dolores nói. Cả 2 đứa bé của
họ đều dương tính với HIV khi vừa mới sinh ra. “Trong những ngày này, tôi luôn
khuyên các bạn trẻ luôn luôn sử dụng bao cao su. Nhưng đối với những cặp đã kết
hôn… ai sẽ làm điều đó?”
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 2

Theo báo cáo của cơ quan chống AIDS của LHQ (UNAIDS) thì Brazil, với dân số 187
triệu người cao nhất Nam Mỹ, có số lượng người nhiễm virus HIV cao thứ nhì châu
Mỹ, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Theo báo cáo của cơ quan sức khỏe cộng đồng Brazil, một trong những lý do khiến
cho các nỗ lực phòng chống AIDS của nước này thất bại là vì người dân không thích
sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Mặc dù số lượng người sử dụng bao cao su

tăng gấp 4 lần trong 6 năm qua nhưng đó chỉ được xem là phương pháp kế hoạch hoá
gia đình. Và đây là vấn đề nhạy cảm tại quốc gia có phần lớn người theo đạo Thiên
Chúa Giáo. Một lý do khác khiến người dân Brazil không muốn sử dụng bao cao su là
vì: giá của nó đắt hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào trên thế giới - khoảng 75 cents (BCS
dành cho nam).
Ngoài ra, theo nếp sống của người Latin thì người phụ nữ không được quyền tranh
luận những vần đề này với người chồng.
Theo báo cáo của AIDSCAP, một chương trình phòng chóng AIDS được tài trợ bởi
chính phủ Hoa Kỳ, thì chỉ 14% người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới có sử
dụng bao cao su. Trong một nghiên cứu khác, những người phụ nữ nói rằng sẽ không
yêu cầu bạn tình của họ sử dụng bao cao su, thậm chí khi họ đã biết rõ về quá khứ tình
dục bừa bãi của anh ta.
Theo Guido Carlo Levi, giám đốc Phòng Sức khỏe tại bệnh viện Emilio Ribas nói
rằng: “Những người phụ nữ sợ phải yêu cầu người đàn ông của họ quan hệ tình dục an
toàn, vì họ sợ bị bạo hành, và sợ bị mất nguồn hỗ trợ kinh tế”. “Mặc dù đây không
phải là Mexico, nhưng chúng tôi sống theo kiểu Machoistic
2
ở đây”.
Tần suất mà người đàn ông Latin “ngoài vợ, ngoài chồng” đã làm phức tạp thêm vấn
đề. Trong các nghiên cứu được tiến hành tại Cuba của Tổ chức Y tế Mỹ Pan (Pan
American Health Organizatio), 49% người đàn ông và 14% phụ nữ trong các mối quan
hệ ổn định (stable relationships) thừa nhận đã có một lần quan hệ ngoài hôn nhân
trong năm qua.
Theo số liệu thống kê cho thấy AIDS là kẻ giết người số một của phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ ở bang Sao Paulo, các nhân viên y tế công cộng đã phát động một chiến dịch
quảng bá bao cao su dành cho phụ nữ. Với hy vọng là nó sẽ giúp phụ nữ đặc biệt là
phụ nữ nghèo bảo vệ bản thân và con cái của họ. Tuy nhiên, bao cao su nữ đã không
mang lại hiệu quả như mong đợi khi được tung ra thị trường. Vì giá của nó là
2,50USD/ cái- đắt hơn gấp ba lần so với bao cao su dành cho nam giới.
Hiệp hội Y tế gia đình đang yêu cầu chính phủ trợ cấp cho các sản phẩm và cắt giảm

thuế đối với bao cao su vì những khoản này làm cho giá của BCS trở nên quá cao so
với nhiều người nghèo Brazil. "Chúng tôi đang tìm kiếm cho một giải pháp thực tế để
ngăn chặn sự lây truyền HIV/AIDS", nhóm Chủ tịch Maria Eugenia Lemos Fernandes
cho biết. "Các nghiên cứu cho thấy có sự chấp nhận cao đối với phương pháp này
(BCS dành cho nữ) bởi vì nó thuộc sự kiểm soát của phụ nữ".


2
Machoistic là từ dùng để chỉ sự bạo hành, đánh đập của người nam đối với phụ nữ.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 3

Trong khi 75% phụ nữ và 63% nam giới, trong một khảo sát thử (pilot study
3
) về việc
sử dụng BCS dành cho phụ nữ, đã tán thành sử dụng loại BCS này thì lại có nhiều phụ
nữ mắc AIDS cho rằng: so với BCS truyền thống dành cho nam thì việc sử dụng BCS
dành cho nữ là không quen.
Một phần của vấn đề là do nhận thức: 80% của phụ nữ và 85% nam giới Brazil tin
rằng: họ không có nguy cơ nhiễm HIV (trích từ một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ
chức xã hội dân sự cho Hạnh phúc của gia đình Brazil - Civil Society the Well-Being
of the Brazilian Family).
Các quan chức y tế lưu ý rằng: Cũng trong nhóm phụ nữ đã kết hôn – nhóm có nguy
cơ nhiễm HIV cao, 40% trong số họ thực hiện triệt sản và đã bị sự lên án của giáo
Giáo hội Công giáo về vấn đề kiểm soát sinh đẻ.
"Hình như phụ nữ kết hôn luôn là nạn nhân. Họ không bao giờ điều đó có thể xảy ra
với họ"- một cựu quản lý bệnh viện nói. Và bà đã được chẩn đoán nhiễm AIDS sau khi
chồng bà đã có một vài cuộc ngoại tình. Chồng bà đã qua đời hai năm trước đây. Bà
nói: "Tôi biết tất cả mọi thứ có về AIDS - Tôi đã làm việc trong một bệnh viện, nhưng
tôi không bao giờ nghi ngờ ông ấy sẽ làm như thế. Ông ta luôn phủ nhận nó".

Bộ Y tế Brazil đã đưa BCS như là “một phần mới” trong các lễ hội hàng năm. Bộ Y tế
sẽ phân phát khoảng 10 triệu BCS trong tháng tới kèm với những hướng dẫn về phòng
chống AIDS tại những địa điểm như khu Sambadrome của Rio de Janeiro - nơi mà các
cô gái ngực trần nhảy múa trong lễ hội Carnial đã thu hút hàng triệu người đến xem.
“Lễ hội được đánh giá là thời điểm gia tăng các hoạt động về tình dục”, một nữ chuyên
viên của cục điều phối AIDS (the ministry’s AIDS coordination department) của bộ y
tế đã phát biểu vào hôm thứ hai. “Sự hưng phần đã được khơi gợi bởi lễ hội và việc sử
dụng quá mức các chất kích thích đã làm cho lễ hội trở thành một thời điểm mà người
ta dường như quên mất việc phòng ngừa”.
Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà Rio de Janeiro được chọn làm nơi tổ chức hội nghị
về phát hiện và điều trị HIV (HIV Pathogenesis and Treatment). Việc phòng chống
HIV/AIDS tại Brazil được xem như là một trường hợp kiểu mẫu, điển hình. Đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, ngân hàng thế giới ước báo rằng đến năm 2000, có 1,2
triệu người bị nhiễm HIV tại Brazil. Tuy nhiên, thực tế, 5 năm sau khi đưa ra dự báo
này, số trường hợp nhiễm chỉ bằng một nửa số đã dự báo - khoảng 600.000 người.
Vậy, Brazil đã làm như thế nào, và các nước nghèo khác có thể học hỏi được gì từ
Brazil chăng?
Bài học đầu tiên mà ta cần chú ý đến Brazil là một nước với đa số là theo đạo Thiên
Chúa, và việc phân phát số lượng bao cao su phong phú. Mỗi tháng có đến 20 triệu
bao cao su được phát ra – con số này còn tăng thêm 50% vào tháng 2, thời gian diễn ra
hàng loạt các lễ hội quốc gia. Đồng thời, đã có những chính sách phù hợp đối với
những người tiêm chích ma túy. Những người tiêm chích được cung cấp kim tiêm sạch
đều đặn, và kết quả là ¾ số này nói rằng không bao giờ dùng chung kim tiêm với


3
Một dạng khảo sát được thực hiện với mẫu nhỏ trước khi quyết định khảo sát chính thức với cỡ mẫu lớn
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 4


người khác. Bên cạnh đó, Brazil cũng đã có các chính sách đối với những người bán
dâm. Những cô gái và anh chàng “đi đêm” là các đối tượng nhắm đến của các chiến
dịch tuyên truyền về việc sử dụng bao cao su.
Bài học thứ hai đó là việc điều trị miễn phí. Theo Luật của Brazil cho phép công dân
được tiếp cận các loại thuốc điều trị mà không phải trả phí. Đây là điều quan trọng, bởi
vì khi phải trả tiền thuốc cho điều trị sẽ khiến cho bệnh nhân không tuân theo các quy
trình điều trị đầy đủ và sẽ dẫn đến tạo điều kiện cho các virus kháng thuốc được phát
triển. Tất nhiên việc điều trị miễn phí là tốt kém. Năm nay, chính phủ sẽ chi đến $395
triệu cho việc thuốc kháng virus HIV, gần 2/3 số tiền đó được dùng cho 3 bằng sáng
chế về thuốc. Chính điều này cũng tạo ra sự mâu thuẫn với các công ty dược phẩm
nước ngoài. Mặc dù chính phủ không có vi phạm luật về bằng sáng chế với công ty
nào, nhưng chính phủ đã tận dụng lổ hổng của luật để lách luật bằng sáng chế và mua/
sản xuất các phiên bản chung (generic versions) của thuốc. Đối với những bằng sáng
chế không thể tránh được theo quy định, chính phủ đã chi trả cho những người sở hữu
bằng sáng chế với mức giá cao, dù biết rằng các nhà sản xuất luôn đau đầu với việc
tránh phạm luật tiền lệ mà các nhà sản suất đang tuân thủ luật. Vì vậy, các công ty như
có được tín hiệu “nháy”, mặc dù trong trận chiến giữa một loại thuốc hỗn hợp tên là
Kaletra với phòng thí nghiệm của Abbott – một hãng của Mỹ chưa được giải quyết ổn
thỏa.
Bài học thứ ba đó là khuyến khích hoạt động tình nguyện. Trong năm 1992, Brazil có
đến 120 nhóm từ thiện và tình nguyện để cống hiến cho phòng chống AIDS. Gần đến
thời điểm chuyển giao thế kỷ, con số đã lên đến 500 nhóm. Tinh thần tự nguyện đã
được công nhận khi quỹ Global Fund (tổ chức duy nhất tài trợ tiền cho các nước nghèo
để chống lại nạn dịch AIDS) đánh giá sự thành công, đóng góp của những hoạt động
này. Một điều thấy được là giá trị của đồng tiền được sử dụng tốt nhất khi thông qua
các nhóm tự nguyện từ thiện.
Bài học thứ tư đó là làm các phép tính. Một trong những lý lẽ tâm đắc trong các
chương trình phòng chống AIDS là “nếu bạn nghĩ hành động là tốn kém thì đừng có
làm”. Chính phủ nước này đã chi $1,8 tỷ cho thuốc phòng chống virus trong thời gian
từ 1996 đến 2002 nhưng ước tính là điều trị sớm sẽ tiết kiệm được hơn $2,2 tỷ cho chi

phí bệnh viện trong cùng thời gian. Số tiền đó góp phần làm mất GDP mà Brazil có thể
phải đau đầu nếu ngân hàng thế giới nhận định đúng về một chương trình phòng chống
và điều trị tích cực dường như không tốn kém lắm.

ẤN ĐỘ
Tiệm hớt tóc của S. Mani ở Nam Ấn cũng giống như bao nơi khác trên thế giới. Cũng
có các dụng cụ như: kéo, lược, dao cạo – và cũng có bao cao su.
Một hộp màu xanh trên kệ đứng trong tầm nhìn của khách hàng khi Mani cắt tóc và
tuyên truyền về tình dục an toàn - một vai trò khác trong 20 năm làm nghề cắt tóc của
Mani. “Tôi đã bắt đầu bằng việc nói về gia đình và con cái” - Mani giải thích, sau đó
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 5

tỉa ria mép cho một khách hàng và nói thêm “Một cách nhẹ nhàng, tôi từ từ nói về phụ
nữ, AIDS, và bao cao su.”
Nhiều đàn ông Ấn ngại đi mua bao cao su tại tiệm thuốc hay khó có thể tâm sự về
chuyện tình dục với các nhân viên tư vấn sức khỏe và các thành viên trong gia đình.
Và có một nơi khi mà họ có thể tâm sự đó là tiệm hớt tóc. Vì vậy mà bang Tamil Nadu
đang đào tạo cho các thợ cắt tóc trở thành những chiến sĩ tiên phong trong chiến dịch
chống lại AIDS.
Các chương trình theo mô hình tiệm cắt tóc này đã làm cho Tamil Nadu, một bang khá
nghèo của Ấn độ với 60 triệu người dân, là một “mô hình khả thi”, sáng tạo và hiệu
quả cho các nước đang phát triển trong việc chống lại AIDS.
Sau 6 năm kể từ ngày virus AIDS được phát hiện tại Ấn độ, nó đã hoành hành quốc
gia với dân số đứng thứ 2 thế giới này. Theo thống kê của UNAIDS, một cơ quan
thuộc liên hiệp quốc về AIDS thì Ấn độ đã có đến 2,4 triệu người đã bị nhiễm HIV –
con số này lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới.
Các quan chức tại nhiều bang của Ấn độ đã rất miễn cưỡng trong việc xem phòng
chống HIV/AIDS là ưu tiên của mình vì họ còn đang phải đối mặt với các bệnh dịch
“truyền nhanh và rộng” khác như: bệnh lao, sốt rét. Tại một số bang, AIDS còn được

xem như là một căn bệnh suy đồi của phương Tây, do vậy, các quan chức vẫn chưa
thấy được sự liên hệ mật thiết giữa những người làm mại dâm/ dùng ma túy với việc
lây truyền bệnh HIV/AIDS. “Một số bang của Ấn độ vẫn còn hoàn toàn từ chối hay
lãng tránh vấn đề liên quan đến AIDS”, nhận định này được phát biểu bởi Salim
Habayeb – một bác sĩ của ngân hàng thế giới, người đã theo sát số tiền vay $85 triệu
của Ấn độ cho các hoạt động phòng chống AIDS.
Tamil Nadu, một bang đứng thứ 3 về số dân nhiễm HIV đã cởi mở với vấn đề này.
Trước khi dùng phương cách tiếp cận từ các thợ hớt tóc, Tamil Nadu là bang đầu tiên
đã đưa việc giáo dục AIDS vào trường học và cũng là bang tiên phong trong việc thiết
lập kênh thông tin nóng. Tamil Nadu nhận thức về đối tượng của chương trình giáo
dục AIDS của họ là toàn bộ dân số, chứ không phải chỉ là ở các đối tượng có nguy cơ.
Trong hai năm trở lại đây, sự nhận thức về AIDS ở Tamil Nadu đã nhảy vọt lên 95%
từ 64% theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu (Operations Research Group) – một nhóm
khảo sát độc lập. “Chỉ hai năm về trước, thật là khó khi nói về AIDS và bao cao su”, P.
R. Bindhu Madhavan, giám đốc Cộng đồng kiểm soát AIDS của bang, đã nhận định
như vậy.
Những người thực hiện công tác phòng chống AIDS đã tận dụng tối đa văn hóa địa
phương nhằm truyền đạt các thông điệp đi khắp nơi. Tamils chỉ là một trong số các nơi
khác của Ấn độ trong cuốn phim về AIDS. Tại thành phố Madras, người ta xếp hàng
để xem chiếu phim ngay cả trong ngày thường. Một nửa trong số 630 rạp chiếu phim
đã được trả tiền để chiếu các các phim ngắn tuyên truyền về AIDS trước khi chiếu các
phim chính. Các điểm nhấn thông thường là âm nhạc với những cảnh báo.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 6

Tại vùng nông thôn, nơi có ít rạp chiếu phim thì dạng “chiếu phim di động” lại đóng
vai trò chủ đạo. Đây là sự mô phỏng theo cách quảng cáo tạo tại nông thôn mà các
hãng đa quốc gia đã làm (ví dụ như Colgate-Pamolive). Các xe tải sáng chói với màu
đỏ-và-xanh chạy quanh các con đường, mở lên những bài nhạc từ các bộ phim nổi
tiếng với lời bài hát được đổi thành những lời tuyên truyền về AIDS. Tại các làng,

hàng trăm người tụ tập để xem trình diễn trên một màn hình nằm ở phía đuôi của xe
tải.
Trong một vở nhạc kịch 6 phút, một người chồng trẻ có quan hệ ngoài hôn nhân đã
chết vì căn bệnh AIDS, hủy hoại tài chính gia đình, người vợ cũng chết vì lây nhiễm từ
chồng. Đứa bé của cặp đôi này chỉ còn lại một mình trên thế giới. Câu chuyện đau
lòng này chính là bài thuyết trình tóm tắt của một tuyên truyền viên về AIDS, và sau
đó tuyên truyền viên này sẽ phát miễn phí một hộp bao cao su và sách giới thiệu về
AIDS.
Sự thay đổi của bang Tamil Nadu đã gặp không ít trở ngại. Những nhân viên của bang
phải mất nhiều tháng để có thế thuyết phục một kênh truyền hình Ấn Đô tên
Doordarshan phát sóng chương trình quảng cáo AIDS có liên quan đến một vị thần của
sự trong sạch và một vị thần chết trong tín ngưỡng của đạo Hindu. Thậm chí,
Madhavan nói rằng “kênh Doordarshan sẽ không làm điều đó như một quảng cáo xã
hội, cho nên phải trả phí với một tỷ suất thương mại nhất định”.
Sau đó, kênh truyền hình đã từ chối dành 3 phút để phát sóng một quảng bá trong đó
nội dung nói về một phụ nữ thúc giục chồng là một tài xế xe tải hãy dùng bao cao su
khi đi đường. Kênh truyền hình từ chối vì quan hệ ngoài hôn nhân an toàn được coi là
“không thích hợp để đưa ra trao đổi ở phòng khách của người Ấn Độ”, Madhavan nói
thêm. Một số kênh truyền hình vệ tinh “thương mại” đã sẵn lòng trình chiếu các quảng
bá này.
Tamil Nadu gặp ít sự phản đối hơn từ những cô gái bán dâm. Vasanthi, một cô gái bán
dâm 37 tuổi, đã phân phát bao cao su miễn phí đến các “đồng nghiệp” của mình trong
hơn 1 năm qua. Với sự trợ giúp về kinh phí, một tổ chức phi chính phủ đã đào tạo cô
ấy để tuyên truyền về đại dịch AIDS và những bệnh lây lan qua đường tình dục. Để
khuyến khích, bang Tamil Nadu đã chi trả cho những người tình nguyện viên như cô
Vasanthi, một bà mẹ có 3 con, 14 USD 1 tháng, tương đương với số tiền mà cô ấy có
thể kiếm được từ việc mua vui cho khách.
Trước khi Vasanthi gia nhập tổ chức này, cô ấy không biết rằng bao cao su có thể ngăn
cản sự lây truyền của HIV. Sau này, nếu bất cứ khách hàng nào từ chối xài bao cao su
“Tôi đá anh ta, ngay cả khi tôi không còn tiền”, cô ấy nói rằng “Tôi không bao giờ

mềm dẻo về điều đó”. Chính vì vậy mà nhiều người đàn ông đã sử dụng bao cao su.
Tamil Nadu đã giới thiệu một chương trình hớt tóc tại Madras tháng 3 năm ngoái. Nhờ
vậy, mà có đến 5.000 thợ hớt tóc được đào tạo về truyền thông AIDS tại các buổi họp
vào thứ ba hàng tuần - đó là ngày nghĩ của các thợ hớt tóc. Các người thợ này không
được trả tiền để làm tư vấn viên về AIDS nhưng họ tham gia với lòng tự hào về vai trò
mới của mình trong chiến dịch.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 7

Trải qua các thế hệ, các thợ hớt tóc ở Ấn Độ đã được xem như là những người thầy
thuốc dân gian và những người quân sư đáng tin cậy. "Nếu bạn muốn khẩn cầu điều gì
đến tai nhà vua thì hãy nói với người thợ cắt tóc của ông ấy", Madhavan, giám đốc
bang về chương trình AIDS đã nói vậy. Cũng với quan điểm đó, tại Tamil Nadu đã
thành lập Hiệp hội “Tamil Nadu Medical Barber Association”.
Thiyagjan, một người thợ điện ở tuổi 40 đã nói thêm rằng "Tôi đã nói chuyện đầu tiên
về AIDS với người thợ cắt tóc của tôi". "Tôi không có nhiều bạn tình do vậy tôi không
cần dùng bao cao su, nhưng tôi lấy bao cao su để cho lại những bạn của tôi"
Trong một đêm gần đây, có một người đàn ông trạc tuổi 30 bước vào tiệm cắt tóc nghệ
thuật Aruna, được chào đón bởi người thợ cắt tóc tên Swami, sau đó anh ta quay ra
khỏi tiệm với một nắm bao cao su đựng trong một túi nhựa. Swami nói thêm "Không
sao đâu" vì "Anh ta là một khách hàng quen thuộc".
Một tổ chức phi chính phủ địa phương đã giúp đỡ các thợ hớt tóc để cung cấp thêm số
lượng các bao cao su bằng cách cung cấp cho các tiệm cắt tóc các phiếu tự đăng ký xin
cấp bao cao su. Nhưng chính quyền trung ương không thể nào đáp ứng được nhu cầu
vì các lý do về bộ máy hành chính rườm rà cho đến “mặc cả” giá với các nhà sản xuất.
Tamil Nadu đã bắt đầu tìm nguồn cung cấp bao cao su từ nơi khác. Nhưng thật là đắt
đỏ để phân phối chúng. Vì vậy, bước thực hiện tiếp theo của thợ hớt tóc là thu tiền 2
ruppe (khoảng 6 cent) cho 2 bao cao su. Thợ cắt tóc sẽ hưởng hoa hồng 25%. Vì vậy,
chương trình đã tạo ra một kênh thông tin dễ dàng tiếp cận cho các cách phòng ngừa
AIDS.

Khoảng 30% các thợ cắt tóc ở Tami Nadu đã từ chối tham gia chương trình về AIDS,
vì lo sợ rằng chính chương trình sẽ làm khách hàng xa lánh mình. Nhưng một số khác
tham gia thì nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi truyền tải thông điệp về AIDS, và chúng tôi
cũng trò chuyện với nhau về phụ nữ", N.V. Duraairaj, một thợ hớt tóc tại Rolex salon
đã nói như vậy.
Các hãng nước giải khát đa quốc gia có thể sớm trở thành một phần trong những nỗ
lực của Chính phủ Ấn Độ trong việc tiếp cận với người dân tại các khu vực xa xôi để
tuyên truyền về HIV/AIDS và khuyến khích dùng bao cao su. Đối với những nơi mà
đã thất bại trong các nỗ lực tuyên truyền về việc sử dụng bao cao, thì ý tưởng về cách
tiếp cận qua các hãng nước giải khát với mạng lưới lưới khoảng 1 triệu điểm phân phối
trên khắp đất nước. "Nhận thấy rõ được điều này, chúng tôi đã kêu gọi đến công ty
Pepsico và Coca-Cola để cho phép chúng tôi được đính kèm các thông điệp trong các
quảng cáo của họ, bao gồm cả các khẩu hiệu trên chai nước giải khát của họ", một
chuyên viên cấp cao đã chia sẻ. "Chúng tôi cũng yêu cầu phía các hãng phân phối các
bao cao su với hệ thống phân phối của họ tới các vùng miền xa xôi".
Những lời đề nghị đã nhận được những hồi âm tích cực từ những công ty đa quốc gia.
Một quan chức đã phát biểu rằng: "Chúng tôi đang lập kế hoạch để nói chuyện với họ
và hy vọng họ sẽ sớm tham gia với sự ý thức về chiến dịch và sự thúc đẩy về việc sử
dụng bao cao su".
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 8

NACO (National AIDS Control Organisation) đang tìm đến sự hỗ trợ từ Coca-Cola và
Pepsi là để mong muốn nhận được sự hồi âm tích cực nhờ những quảng cáo từ các siêu
sao bóng chày với những lời khuyên về sự chuẩn nhủ phù hợp. Thậm chí trong một số
chiến dịch, bao cao su được đeo vào các gậy đáng bóng chày. Hội đồng bóng chày thế
giới (ICC) gồm 10 quốc gia (trong đó có Ấn độ) đã tuyên truyền tích cực với những nỗ
lực nâng cao ý thức về HIV/AIDS về tình dục an toàn. "Cho dù là gậy đánh bóng có
được đeo bao cao su hay việc các cầu thủ bóng chày khuyến cáo về việc dùng bao cao
su thì chúng tôi đã tìm thấy được những phản ứng tích cực từ cộng đồng". NACO cũng

muốn tạo chiến dịch cùng với các nhân vật giải trí nổi tiếng cùng lúc mà bộ phim nhạy
cảm về HIV/AIDS như là Phir Milenge (dịch là "Chúng ta sẽ còn gặp lại") và "Anh
trai Nikhil của tôi" đã gây hiệu quả mạnh mẽ đối với người xem.
Các nỗ lực này nhằm đảm bảo rằng số ca nhiễm HIV dương tính ở Ấn độ được quản lý
vào khoảng 5,13 triệu. Ngoài công ty Coca-Cola, các công ty xuyên quốc gia và quốc
gia khác với mạng lưới bán hàng của mình, như là các ngân hàng, cũng đang được
NACO xem như là những công cụ tiềm năng để tạo ra sự ý thức và thúc việc sử dụng
bao cao su

LONDON INTERNATIONAL GROUP
London International Group (LIG) được công nhận trên toàn thế giới như một nhà đi
đầu trong lĩnh vực phát triển bao cao su và công nghệ màng mỏng phân cách. Tập
đoàn đã xây dựng thành công trong việc phát triển những giá trị cốt lõi: thương hiệu
bao cao su Durex với nhiều chủng loại, găng tay y tế Regent, găng tay Marigold sử
dụng trong nội trợ và công nghiệp. Sự thành công này cũng có sự đóng góp từ những
sản phẩm làm đẹp và các lĩnh vực không liên quan đến sức khỏe.
Với các cơ sở hoạt động tại hơn 40 quốc gia, 12 nhà máy sản xuất, có thể tự chủ hoặc
liên doanh, một cơ sở nghiên cứu và phát triển có trụ sở ở Cambridge (Anh). LIG cũng
đã đã rất thành công khi mở rộng sang các thị trường mới nổi trên giới
Durex là nhãn hiệu bao cao su hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn và sự nhận
dạng thương hiệu (brand awareness). Các sản phẩm bao cao su Durex bao gồm:
Sheik, Ramses, Hatu, London. Kohinoor, DuaLima, Androtex và Avanti. Được bán
trên 130 quốc gia và dẫn đầu hơn 40 thị trường, Durex là thương hiệu bao cao su toàn
cầu duy nhất.
Những chiến lược tiếp thị đổi mới và sáng tạo chính là chìa khóa thành công của
Durex trong việc tiếp cận khách hàng. Tiếp thị đến người tiêu dùng một cách sáng tạo
đang hỗ trợ tốt quá trình toàn cầu hóa của Durex. Một loạt các dự án sáng tạo và hiệu
quả về chi phí đã được sử dụng để tuyền thông về định vị toàn cầu "Feeling Is
Everything" nhắm vào thị trường mục tiêu là những thanh niên.
Khảo sát toàn cầu của Durex cho thấy, quảng cáo độc đáo toàn cầu với chi phí hàng

triệu bảng Anh và hợp đồng tài trợ MTV cùng với các hoạt động quan hệ công chúng
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 9

và tài trợ tại địa phương đã tạo nên thành công lý thú và hiện đại của Durex, đặc biệt là
tại các thị trường mới nổi như Đài Loan.
LIG tiếp tục tập trung vào giáo dục, tài trợ cho các sự kiện như Hội nghị AIDS hàng
năm lần thứ 11 tổ chức tại Vancouver và những sáng kiến giáo dục khác nhằm gửi
thông điệp tình dục an toàn hơn đến chính phủ, những nhà tuyên truyền (opinion
formers) và những nhà giáo dục trên toàn thế giới.

NHẬT BẢN
Tập đoàn London Okamoto, công ty liên doanh giữa Tập đoàn Quốc tế London và
Công nghiệp Okamoto, thông báo tung ra sản phẩm Durex Avanti, bao cao su bằng
polyurethane cho nam đầu tiên trên thế giới.
Đây là lần đầu tiên một nhãn hiệu bao cao su quốc tế được bày bán tại thị trường Nhật
Bản, một thị trường bao cao su có giá trị lớn nhất trên thế giới, được ước tính trị giá
khoảng 433 triệu USD. Durex Avanti đã gặt hái được nhiều thành công tại thị trường
Mỹ và Anh. Trong năm tới, thương hiệu này sẽ có mặt tiếp theo tại thị trường Italy và
một số quốc gia Châu Âu.
Bao cao su Durex Avanti được làm từ Duron, chất liệu polyurethane độc nhất mạnh
gấp 2 lần latex, do đó bao cao su bằng Duron sẽ mỏng hơn so với bao cao su bằng
latex thông thường, vì vậy nó giúp tăng độ nhạy cảm mà vẫn bảo đảm sự an toàn tuyệt
đối. Ngoài ra, bao cao su Durex Avanti có thể gia nhiệt cơ thể, giúp tạo ra một cảm
giác tự nhiên, và là bao cao su đầu tiên hoàn hoàn không màu, không mùi và thích hợp
sử dụng với chất bôi trơn.
Bình luận về sự ra mắt sản phẩm, Nick Hodges, Giám đốc điều hành LIG, cho biết,
"Nhật là một thị trường bao cao su rất quan trọng, với các thuốc tránh thai vẫn không
được công bố công khai, là nước có tỷ lệ bình quân đầu người sử dụng bao cao cao
nhất thế giới. Liên doanh với Okamoto, nhà sản xuất bao cao su hàng đầu Nhật Bản,

giúp cho chúng tôi gia nhập nhanh thị trường chiến lược quan trọng này.
Liên doanh với Okamoto, công ty dẫn đầu thị trường Nhật Bản chiếm với 53% thị
phần, nhằm mục đích duy nhất là tiếp thị bao cao su Durex Avanti. Takehiko
Okamoto, chủ tịch của Okamoto phát biểu: “ Chúng tôi tự tin về sản phẩm công nghệ
cao và đầy cải tiến như Durex Avanti, cùng với chính sách nhượng quyền thương mại
thị trường mạnh mẽ của chúng tôi, chúng tối sẽ thấy sự tiêu thụ đáng kể trên thị trường
bao cao su đa dạng của Nhật Bản. "
Durex Avanti, được sản xuất bởi trung tâm nghiên cứu và phát triển LIG tại
Cambridge - Anh, đã trải qua 10 năm phát triển với chi phí đầu tư bởi LIG vào khoảng
15 triệu bảng Anh.



Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 10

Câu hỏi:
1. Bình luận về chiến lược phòng ngừa AIDS của Chính phủ Brazil và Ấn Độ
thông qua tiếp thị bao cao su.
2. Vấn nạn AIDS khác biệt như thế nào giữa Mỹ và các quốc gia Brazil và Ấn Độ?
3. Những cách tiếp cận được mô tả tại Brazil và Ấn Đô có nên áp dụng tại Mỹ?
Tại sao nên hay tại sao không nên?
4. Hãy đề xuất những biện pháp bổ sung cho London International Group xúc
tiến quá trình phòng ngừa AIDS thông qua việc sử dụng bao cao su rộng rãi
trên thế giới.
5. Bạn có nghĩ việc Coca-Cola và Pepsi tham gia vào chương trình phân phối bao
cao su ở Ấn Độ, Brazil và Mỹ sẽ là một ý tưởng hay?
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 11


PHẦN 2. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Bình luận về chiến lược phòng ngừa AIDS của Chính phủ Brazil và Ấn Độ
thông qua tiếp thị bao cao su.

Để đánh giá sự phù hợp của một chiến lược tiếp thị, cần xem xét chiến lược đó trong
bối cảnh thị trường tương ứng. Do đó, trước khi đưa ra những nhận định về chiến lược
phòng ngừa HIV/AIDS của Chính phủ Brazil và Ấn Độ thông qua tiếp thị bao cao su,
cần thiết phải xem xét bối cảnh tình hình xã hội tại các quốc gia này.
Brazil
 Tình hình tại Brazil
 Về văn hóa
 Lối sống mang đậm phong cách Châu Mỹ Latin, khá phóng khoáng. Người
dân “tin tưởng” rằng họ sẽ không bị lây nhiễm HIV (tin rằng điều này xảy ra
với người khác chứ không phải với mình). Điều này đã ảnh hưởng lớn đến
thói quen sử dụng BCS của nam giới.
 BCS chỉ được xem là phương pháp dùng để tránh thai và kế hoạch hóa gia
đình. Do đó, họ không thường xuyên sử dụng BCS trong các “quan hệ”
hằng ngày. Ngoài ra, đây là vấn đề nhạy cảm với một quốc gia với đa số
theo Thiên Chúa giáo. Thiên chúa vốn lên án sự việc kiểm soát sinh đẻ,
ngăn cấm mọi tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến việc sinh sản tự nhiên
4
.
 Ảnh hưởng của văn hóa machoistic (nam giới bạo hành phụ nữ, nữ giới
không có quyền lực nhiều) vào việc quyết định sử dụng BCS. Người phụ nữ
không có nhiều quyền hành trong gia đình. Do đó, họ không có khả năng
yêu cầu chồng hoặc người tình của mình sử dụng BCS nếu như họ không
muốn sử dụng.
 Về mặt kinh tế giá BCS
 Giá của bao cao su giành cho nam và nữ được đánh giá là khá cao trên mặt

bằng chung của thế giới, với 75 cents/cái giành cho nam và 2,5$/cái giành
cho nữ. Các khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao lại là các khu ổ chuột, nơi mà
thu nhập người dân rất thấp. Do đó, gần như họ không muốn bỏ ra chi phí
để mua BCS để sử dụng.

 Hoạt động phòng chống HIV/AIDS thông qua tiếp thị BCS
Từ tình hình trên, tiến hành xem xét các chiến lược tuyên truyền hiện nay của chính
phủ, ta sẽ tiến hành đánh giá chiến lược phòng chống HIV thông qua việc tuyên truyền
sử dụng BCS.


4
Vào tháng 11/2010, Đức Giáo Hoàng Benedict lần đầu tiên phát biểu: sử dụng bao cao su “không phải lúc nào
cũng sai trái” (dẫn từ
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 12

 Phân phát BCS miễn phí cho người dân với số lượng 20 triệu BCS – con số này
còn tăng thêm 50% trong mùa lễ hội. Đối tượng được chú trọng trong chương
trình này là các người vợ, các cô gái và anh chàng “đi đêm”. Việc phát miễn phí
BCS đã giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với BCS hơn vì giá bán BCS là rất
cao tại Brazil. Tuy nhiên, về lâu dài, chính phủ không nên sử dụng cách thức
phát BCS làm chủ đạo. Đây là một sản phẩm có nhu cầu sử dụng thường xuyên,
việc phát BCS chỉ có thể làm theo từng đợt, trong khi nhu cầu của người dân là
hàng ngày. Tốt nhất là nên vận động chính phủ giảm hay bãi bỏ thuế cho sản
phẩm BCS. Đồng thời mở ra các điểm bán BCS tiện lợi, giá rẻ cho người dân.
Tạo điều kiện tốt nhất cho họ có thể tiếp cận và sử dụng.
 Thành lập các nhóm tư vấn từ thiện, tác động vào thói quen của người dân. Bắt
đầu với các người phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã kết hôn vì đây là đối
tượng bị lây nhiễm HIV cao nhất. Đây là một biện pháp có tính lâu dài nhằm

làm thay đổi nhận thức về tình dục an toàn và sử dụng BCS. Tuy nhiên, vì
Brazil vẫn còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa machoistic nên cần nâng cao tỷ lệ nam
giới trong các nhóm tư vấn này nhằm tạo tác động mạnh mẽ hơn nữa đến đối
tượng nam giới trong cộng đồng, đối tượng cần phải sử dụng BCS nhiều nhất.
Ngoài ra, Brazil có thể xem xét đến phương án xây dựng hình ảnh các đại sứ
kêu gọi người dân sử dụng BCS thông qua việc sử dụng hình ảnh các nhân vật
nổi tiếng (ví dụ hình ảnh các ngôi sao bóng đá).
 Tuyên truyền và phân phát BCS cho tất cả mọi người tham gia vào lễ hội
Carnaval tại Rio de Janeiro. Đây là lễ hội lớn nhất của Brazil, cũng là lễ hội thu
hút sự chú ý cao nhất tại khu vực Châu Mỹ Latin. Việc tập trung tuyên truyền
và phát miễn phí BCS cho người dân sử dụng là quyết định rất đúng đắng. Nên
tăng mức độ, tần suất việc tuyên truyền trong các lễ hội như thế này.
Ấn Độ
 Tình hình tại Ấn Độ
 Cũng tương tự như ở Brazil. Đối tượng chính của chương trình tại Ấn Độ cũng
là người dân có thu nhập thấp.
 Trong văn hóa Phật giáo của Ấn Độ, đa thê là điều bị cấm kị, bị khinh bỉ. Do
đó, người dân cảm thấy rất khó khăn khi trao đổi về tình dục/ bao cao su, họ
thường cảm thấy xấu hổ khi ra cửa hàng mua BCS vì họ nghĩ rằng điều này
chẳng khác nào như đang nói với người khác rằng họ sẽ có quan hệ tình dục
ngoài người vợ/ ngoài chồng.
 Việc phải đối đầu với các dịch bệnh khác với tốc độ lan truyền nhanh hơn
HIV/AIDS cũng là một trong những khó khăn. Đây là các khó khăn lớn trong
công tác tuyên truyền người dân sử dụng BCS, phòng chống HIV/AIDS.

 Hoạt động phòng chống HIV/AIDS thông qua tiếp thị BCS
Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của chính quyền Brazil, chính quyền tại Ấn Độ đã
có được các biện pháp giải quyết rất tốt các khó khăn này, giúp cho chương trình
phòng chống HIV đã thành công ngoài dự kiến. Sự thành công này đạt được là do
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng

Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 13

quyết tâm cao và hiểu rõ được văn hóa tại đây, từ đó đưa ra được các biện pháp phù
hợp nhất.
 Tiếp cận thông qua các người thợ cắt tóc. Đây là một các tiếp cận tuyệt vời, nó
mang lại thành công cao cho chương trình. Văn hóa Ấn Độ ngăn cản họ tâm sự
chuyện quan hệ tình dục với những người phụ nữ với người khác. Tuy nhiên với
thợ hớt tóc là một chuyện khác, thợ hớt tóc là những người tư vấn về thời trang và
phong cách sống có uy tín rất lớn với đàn ông Ấn Độ (theo quan điểm của người
Ấn Độ, người thợ cắt tóc có vai trò rất lớn). Việc vận động các thợ hớt tóc trở
thành các nhân viên tình nguyện cho chiến dịch tuyên truyền là rất hợp lý. Cần mở
rộng các điểm phát và bán BCS tại các tiệm hớt tóc hơn nữa. Tuy nhiên, con số
30% thợ cắt tóc tại Tami Nadu đã từ chối tham gia chương trình là thách thức lớn
cho chính phủ trong việc tác động đến nhận thức và văn hóa của người dân Ấn Độ.
 Tiếp cận thông qua phim ảnh, truyền hình và thể thao. Tại Ấn Độ, nền điện ảnh
Bollywood và môn bóng chày được xem là hơi thở của người Ấn Độ. Do đó, tiếp
cận tuyên truyền thông qua 2 kênh này được đánh giá cao. Việc thành công trong
việc thuyết phục 2 kênh truyền thông này tham gia sẽ tạo tiền đề để người dân nhận
thức lại tầm quan trọng của việc sử dụng BCS. Tuy nhiên, với kênh truyền thông
thông qua truyền hình địa phương lại không thành công do gặp sự thành kiến của
các quan chức về việc quảng cáo, tuyên truyền sử dụng BCS.
 Tiếp cận thông qua giáo dục các học sinh, sinh viên trong trường học, tạo nhận
thức ban đầu cho giới trẻ.
 Tiếp cận thông qua việc tuyên truyền cho gái mại dâm. Đây là đối tượng có nguy
cơ nhiễm HIV cao nhất. Việc tuyên truyền sử dụng BCS với đối tượng này sẽ giúp
ngăn chặn việc lây lan HIV, đồng thời biến họ trở thành các tuyên truyền viên hũy
ích nhất.
Có thể thấy rằng, Chính quyền Ấn Độ đã có những cách tiếp cận rất phù hợp. Chính
nhờ vào các nỗ lực này mà Ấn Độ đã kiểm soát được lượng người nhiễm HIV vào
khoảng 5,13 triệu người.

Như vậy, qua phân tích các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Brazil và Ấn Độ
thông qua việc tiếp thị BCS thấy rằng: đều có cùng một mục đích là phòng và chống
HIV/AIDS và đều đã đạt được những kết quả khả quan đáng kể nhưng cách tiếp cận
tại mỗi quốc gia lại rất khác nhau. Sự khác biệt này là do điều kiện văn hóa – xã hội –
kinh tế tại mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau.

Câu 2. Vấn nạn AIDS khác biệt như thế nào giữa Mỹ và các quốc gia Brazil và
Ấn Độ?

 Vấn nạn HIV/AIDS ở Mỹ
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện, tính đến 2010 đã có nửa triệu người chết vì AIDS ở Hoa
Kỳ, tương đương với số dân ở Las Vegas. Hiện nay, ước tính có khoảng 1,2 triệu
người đang sống chung với HIV. 50% trong số họ không biết rằng mình bị nhiễm, tạo
ra nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở Mỹ.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 14

Trong năm 2009, có 54.000 người bị nhiễm HIV. Riêng thủ đô Washington có tỷ lệ
nhiễm là 3,2% tính trên những người có độ tuổi từ 12 trở lên. Mỹ không có một chiến
lược toàn diện về phòng chống HIV/AIDS cho đến hết năm 2009. Đến năm 2010,
trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Obama đã đưa ra lời hứa về một chiến
dịch phòng chống HIV/AIDS toàn diện. Và cho đến tháng 7 năm 2010 chiến dịch này
mới được triển khai bao gồm 3 mục tiêu chính:
o Giảm số ca mắc mới;
o Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho những người đã bị nhiễm HIV;
o Hạn chế sự bất bình đẳng về chăm sóc sức khỏe cho những người nhiễm HIV.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV; hàng ngàn người nghèo
không có bảo hiểm và không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều
trị HIV cơ bản.
Những đối tượng nhiễm HIV/ AIDS tại Mỹ

Nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV nhất bao gồm: Những người đàn ông có quan hệ
tình dục đồng tính (MSM), tiếp đến là những người tiếp chích ma túy (IDU), những
người bị hội chứng máu khó đông (haemophiliacs), người Mỹ gốc Phi và gần đây nhất
là những người Mỹ Latin. Nguyên nhân lây nhiễm được xác định là do thói quen quan
hệ tình dục của những nhóm người này: Quan hệ đồng tính, quan hệ tình dục tập thể…
và sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm người sử dụng ma túy.
 Những người MSM chiếm 75% số người nhiễm HIV ở thanh thiếu niên và
người lớn.Tỉ lệ này cao hơn gấp 44 lần so với những người đàn ông bình
thường. Ước tính, cứ 5 người MSM lại có 1 người bị nhiễm HIV và một nửa
trong số này không biết mình bị nhiễm HIV (theo nghiên cứu của CDC ở 21
thành phố năm 2010). Sự gia tăng của tỉ lệ nhiễm này là do thói quen tình dục
không an toàn. Sự ra đời của phương pháp điều trị HIV (ARV) cũng khiến cho
nhóm người này chủ quan trong quan hệ tình dục (không sử dụng bao cao su).
 Những người tiêm chích ma túy chiếm 20% số người nhiễm HIV. Việc khuyến
khích và hỗ trợ phát bơm kim tiêm sạch cho những đối tượng này đã đạt được
kết quả ở một số bang, chính phủ và liên bang vẫn ủng hộ, hỗ trợ chiến dịch
này.
 Tỷ lệ nhiễm HIV cũng có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng giàu và nghèo
tại Mỹ. Theo thống kê thì tỉ lệ nhiễm HIV ở những khu dân cư nghèo cao gấp 4
lần so với trung bình quốc gia.Trong số những người nghèo bị nhiễm HIV thì
không có sự phân biệt về nhóm người, sắc tộc. Lời giải thích được đưa ra là do
người nghèo không có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ
bản, thiếu nhận thức về HIV/AIDS, trong khi đó họ lại là những người lạm
dụng chất kích thích.
 Tỷ lệ nhiễm HIV cũng phân biệt theo lứa tuổi. Tỉ lệ nhiễm HIV ở thanh thiếu
niên và “người lớn trẻ” cao hơn so với các nhóm lứa tuổi khác.Trong giai đoạn
2006 – 2009, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm này tăng 21% trong khi tổng tỉ lệ
nhiễm mới là không đổi. Trong đó những người MSM có tỉ lệ tăng cao hơn
(34%). Hình 1 là bảng thống kê về tỉ lệ nhiễm HIV theo độ tuổi ở Mỹ.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng

Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 15


(Nguồn: HIV and AIDS Charity AVERT -
Hình 1 Tỷ lệ nhiễm HIV tại Mỹ theo độ tuổi
Để hiểu rõ hơn về tỉ lệ nhiễm HIV của những nhóm người ở Mỹ được trình bày chi tiết
tại bảng 1.
Bảng 1 Tỷ lệ nhiễm HIV tại Mỹ phân theo nhóm người
Race
Estimated % of new
AIDS diagnoses in 2009
% of population in
2008
White
27%
65%
Black/African American
47.9%
12%
Hispanic/Latino
21.2%
15%
Asian
1.2%
4%
American Indian/Alaska
Native
<1%
<1%
Native Hawaiian/Other

Pacific Islander
<1%
<1%
Multiple races
2%
2%
(Nguồn: CDC – Centers for Disease Cotrol and Prevention, Department of Health and
Human Services, USA -
 Người Mỹ gốc Phi chỉ chiếm 12% dân số Mỹ nhưng chiếm tới gần một nửa số
người nhiễm HIV (47,9%). Theo thống kê năm 2009, có tới 40% số người chết
vì AIDS là người Mỹ gốc Phi. Tỉ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người này
giống nhau ở Nam và Nữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen
tình dục bừa bãi và tiếm chích ma túy.
 Nhóm người Mỹ Latin: Cứ 52 người lại có 1 người bị nhiễm HIV. Có sự khác
biệt tỉ lệ này giữa nam và nữ: ở nam là 1/36 trong khi ở nữ là 1/106. Ở Mỹ,
những người MSM là có tỉ lệ nhiễm mới cao nhất ở Nam (ước tính khoảng ¾)
và những người MSM Mỹ Latin là có tỉ lệ nhiễm cao nhất trong những người
MSM. Nguyên nhân gây ra tỉ lệ lây nhiễm cao ở nhóm người này là rào cản về
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 16

ngôn ngữ, văn hóa, thói quen di cư…làm ảnh hưởng tới khả năng điều trị và
ngăn ngừa HIV.
Phân phối về địa lý
Mỹ là một quốc gia rộng lớn (50 bang). Sự khác biệt về địa lý cũng là một trong những
đặc điểm quan trọng trong đại dịch AIDS ở Mỹ. Điều này là do sự tập trung của một
nhóm người thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở một số khu vực. Các khu vực, các
bang có chính sách khác nhau về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Theo thống kê thì tỉ lệ
nhiễm HIV thấp hơn ở những quốc gia giàu, có chương trình bảo hiểm y tế và chính
sách y tế địa phương thống nhất. Do sự rộng lớn của mình nên việc triển khai một

chiến dịch phòng chống AIDS đồng bộ trên toàn quốc của Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.
Đó là chưa kể đến mỗi bang lại có những điều luật khác nhau. Số người nhiễm HIV ở
Mỹ tập trung nhiều ở các bang phía Nam và hai bên bở biển phía Đông và phía Tây.
Thông qua việc xem xét tình hình vấn nạn HIV/AIDS tại Mỹ như vừa trình bày cũng
như tình hình tại Brazil và Ấn Độ như đã trình bày tại câu 1, tình hình vấn nạn
HIV/AIDS tại các quốc gia này có thể được tóm tắt như tại bảng 2.
Bảng 2 So sánh vấn nạn HIV ở Mỹ và Brazil, Ấn Độ

Mỹ
Brazil
Ấn Độ
Đối tượng
nhiễm
- Tình dục đồng giới
nam (MSM), tiêm
chích ma túy (IDU).
- Mỹ gốc Phi, Mỹ
Latin.
- Nam có tỉ lệ nhiễm
cao hơn nữ rất
nhiều.
- Tập trung nhiều ở
người nghèo
- Phụ nữ đã kết
hôn.
- Phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ.
- Tập trung nhiều
ở người nghèo.
- (Tăng cao trong

mùa lễ hội)
- Tài xế.
- Các cô gái bán
dâm.
- Tập trung nhiều
ở người nghèo
Khu vực
- Chủ yếu ở miền Nam
và các bang hai bên
bờ biển Đông Tây –
nơi tập trung nhiều
nhóm người dễ lây
nhiễm HIV.
- Tập trung nhiều
ở các thành phố
lớn (Sao Paulo,
Rio de Janeiro)
- Tập trung ở
những nơi phát
triển.
Thái độ của xã
hội
Có sự kỳ thị với người
HIV.
Chủ quan do có pp chữa
trị ARV

không dùng
bcs
Không tin rằng

mình sẽ bị nhiễm
HIV.
Không thích dùng
BCS.
+ Nhận thức về
AIDS của người
dân còn hạn chế.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 17


Mỹ
Brazil
Ấn Độ
Hoạt động
phòng chống
HIV/AIDS
Không có chiến lược rõ
ràng cho đến 2010.
Không hỗ trợ phát kim
tiêm miễn phí
Tập trung vào giáo dục
về HIV.
Phát BCS miễn phí.
Phát kim tiêm sạch
miễn phí đều đặn.
Cung cấp thuốc
điều trị HIV/AIDS
miễn phí.
Có nhiều tổ chức,

nhóm tình nguyện.
Phát BCS miễn phí,
tiến đến thu giá
thấp.
Tuyên truyền qua
những người thợ
cắt tóc, gái bán
dâm.
Quảng cáo qua các
rạp chiếu phim.
Địa lý
Rộng lớn, khó triển khai
một chiến lược toàn
quốc.
Chính sách ở các bang
khác nhau.


Dân cư
Nhiều nhóm người,
nhiều dân nhập cư


phức tạp.
Đa văn hóa.
Theo đạo Thiên
chúa cơ đốc.
Theo Phật Giáo,
Hindu và Balamon
(Nguồn: tổng hợp từ câu 1 và phần đầu của câu 2)

Câu 3. Những cách tiếp cận được mô tả tại Brazil và Ấn Đô có nên áp dụng tại
Mỹ? Tại sao nên hay tại sao không nên?

Theo số liệu báo cáo, Brazil có số lượng người nhiễm HIV rất cao (27 triệu người
Brazil có nguy cơ cao bị AIDS, và 36 triệu người khác được coi có rủi ro trung bình.
Nó cũng cho biết Brazil có thể có 7,5 triệu người chuyển sang giai đoạn AIDS trong
thập kỷ tới). Dưới đây là cách tiếp cận cho quốc gia này và đánh giá các phương pháp
có khả năng thựchiện ở Mỹ không.
TT
Cách tiếp cận tại
Brazil
Áp dụng tại Mỹ - Lý do
1
Phát thuốc, BCS,
kim tiêm miễn phí
và các chiến dịch
tuyên truyền, đặc
biệt là với đối
tượng có nguy cơ
cao như các khu ổ
chuột
Hiện tại ngân sách cho AIDS của Mỹ chỉ chi vào các lĩnh vực
sau: hổ trợ chăm sóc, trang thiết bị, phòng chống, nghiên cứu
và cho quốc tế (*). Chưa có chính sách cho những đối tượng
HIV như ở Brazil. Với thành công đạt được ở Brazil (rất có lợi
về mặt kinh tế) do đó Mỹ nên áp dụng.
(*) Nguồn:
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 18


TT
Cách tiếp cận tại
Brazil
Áp dụng tại Mỹ - Lý do
2
Phát hành và
khuyến khích nữ
giới dùng BCS nữ
Hầu hết đàn ông đều không muốn sử dụng BCS và phụ nữ
cũng thế. Một khảo sát của một trường đại học ở Mỹ cho thấy
đa số phụ nữ không thích sử dụng loại bcs này do nhiều lý do
(ví dụ: cảm giác (feeling), giá, tính thẩm mỹ, ). Tuy nhiên vì
tính phức tạp và nguy hiểm của HIV nên hoạt động này nên
hiện nay cũng đã được thực hiện tại Mỹ. Tiêu biểu ở
Washinton có hẳn một chương trình đào tạo cho phụ nữ và bạn
tình của họ. (**)
Như đã nói ở trên, hiệu quả từ việc phát hành và khuyến khích
sử dụng BCS nữ không mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó
đối tượng chính bị nhiệm HIV tại Mỹ lại là đồng tính nam và
người nghiện ma túy. Do đó, phương pháp này vẫn nên được
triển khai tại Mỹ (vì tính nguy hiểm của HIV) nhưng không
nên quá tập trung vào phương án này. Thay vào đó, bởi vì
người dân không thích dùng BCS, do đó chính phủ có chương
trình phát triển những sản phẩm BCS giá thấp và mỏng.
(**) Nguồn:


3
Tuyên truyền
người chồng nên

thực hiện tình dục
an toàn
Do tỉ lệ lây nhiễm ở những đối tượng, khu vực và phân hóa xã
hội khác nhau, đặc biệt là đa sắc tộc nên chiến lược giáo dục
tập trung và tuyên truyền là rất cần thiết. Hoàn toàn có thể áp
dụng như ở Brazil.
4
Cắt giảm thuế để
trợ giá với BCS
Theo số liệu ước tính Mỹ có khoảng 1,2 triệu người đang sống
chung với HIV. 1/5 trong số họ không biết rằng mình bị
nhiễm, tạo ra nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở Mỹ. Hơn thế nữa,
đại đa số người nhiễm thuộc tầng lớp nghèo nên việc nghĩ đến
dùng BCS là rất ít. Do đó, sự hỗ trợ của chính phủ về giá BCS
là rất cần thiết. Mỹ nên áp dụng phương án này.
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 19

TT
Cách tiếp cận tại
Brazil
Áp dụng tại Mỹ - Lý do
5
Bộ y tế Brazil phân
phát BCS và hướng
dẫn về phòng
chống AIDS vào
dịp lễ hội hàng
năm (vì số người
nhiễm HIV tăng

cao trong mùa lễ
hội)
Ở Mỹ có rất nhiều người tham gia như lễ hội hóa trang, lễ hội
hoa hồng, … và đặc biệt là lễ hội đồng tính (Lễ hội Denver
PrideFest là hoạt động thường niên được tổ chức vào tháng 6
hàng năm tại Denver, bang Colorado, Mỹ dành cho cộng đồng
những người thuộc thế giới thứ 3
(***)
) tiềm ẩn khả năng lây lan
HIV rất cao. Hiện tại chưa có thông lệ phát BCS nhưng áp
dụng biện pháp như ở Brazil cũng rất cần thiết trong việc ngăn
ngừa và hạn chế lây lan.
(***)
Nguồn: />hoi-dong-tinh/20116/150854.datviet
6
Brazil phát thuốc
điều trị HIV miễn
phí. Cho nên người
bệnh sẽ tuân thủ
quy trình điều trị
Mỹ kỳ thị người nhiễm HIV, người nghèo không có bảo hiểm
không được điều trị. Đối tượng lây nhiễm không muốn nhận
các chính sách này. Do đó, phương án này vẫn nên được thực
hiện tại Mỹ. Tuy nhiên, song song đó cũng nên thực hiện các
hoạt động tuyên truyền thay đổi cách nghĩ cách ứng xử của
người dân (như đã trình bày ở TT 3 như trên), trong đó tuyên
truyền thông qua các tình nguyện viên có thể sẽ là một hình
thức mang lại hiệu quả cao.
7
Khuyến khích hoạt

động tự nguyện

Câu 4. Hãy đề xuất những biện pháp bổ sung cho London International Group
(LIG) xúc tiến quá trình phòng ngừa AIDS thông qua việc sử dụng bao cao su
rộng rãi trên thế giới

Ngoài những chiến lược mà LIG đang thực hiện, công ty có thể xem xét thêm các biện
pháp sau:
 Để thay đổi nhận thức tại một số quốc gia rằng: thảo luận về các vấn đề tình
dục là điều không nên, công ty nên tham gia tài trợ cho các chương trình giáo
dục giới tính, sức khỏe tâm lý cho học sinh – sinh viên (có thể từ 12 tuổi trở
lên).
 Tuyên truyền về giới tính, tình dục an toàn đối với nhóm đối tượng người trẻ
thông qua các tạp chí dành cho “thanh niên”, …
 Để tạo sự thuận tiện cho việc tiếp cận với BCS, để BCS trở thành 1 công cụ
không thể thiếu trong quan hệ tình dục an toàn, giúp ngăn ngừa sự gia tăng của
đại dịch AIDS. Có thể kết hợp bán hoặc tặng BCS tại các điểm như tiệm cắt
tóc, cửa hàng thuốc tây, các Spa & Massage, Khách sạn và Nhà nghỉ, …
 Tổ chức và tham gia tài trợ các chương trình tuyên truyền, phòng chống
HIV/AIDS, các chương trình truyền hình cho giới trẻ, …
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 20

 Tăng cường Tiếp thị theo hướng B2B (Business to Business), đặc biệt cho
những nước nghèo. Tăng cường công tác tiếp thị đến cơ quan chính quyền các
nước nghèo, nơi mà người dân không có khả năng mua BCS như Brazil, nhà
nước sẽ phải đứng ra mua và phân phát đến người dân, vì số tiền nhà nước mua
BCS chắc chắn sẽ nhỏ hơn số tiền mất mát về những hệ lụy của bệnh
HIV/AIDS.


Câu 5. Bạn có nghĩ việc Coca-Cola và Pepsi tham gia vào chương trình phân phối
bao cao su ở Ấn Độ, Brazil và Mỹ sẽ là một ý tưởng hay?

Lần lượt xét được và mất nếu triển khai ý tưởng này trên 2 quan điểm:
 Chính phủ các quốc gia Ấn Độ, Brazil và Mỹ trong việc chống HIV/ AIDS
 Coca-Cola và Pepsi đang kinh doanh vì lợi nhuận.
 Xét trên quan điểm của Chính phủ các quốc gia
 Nếu ý tưởng thành công: có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống HIV/
AIDS tại các quốc gia này.
 Nếu ý tưởng không thành công: sẽ tốn thời gian, chi phí (chính phủ phải chi
một khoảng nhất định hoặc có những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ Coca-Cola
và Pepsi trong việc triển khai).
 Xét trên quan điểm Coca-Cola và Pepsi
Trước tiên, để thực hiện ý tưởng này, Coca-Cola và Pepsi phải tốn khoảng chi phí
không nhỏ trong việc thay đổi bao bì sản phẩm (các lon, chai, thùng)
 Nếu ý tưởng thành công: Coca-Cola và Pepsi được người tiêu dùng nhìn nhận
là những doanh nghiệp hoạt động tích cực trong các hoạt động xã hội. Do đó,
họ sẽ tin dùng sản phẩm nhiều hơn, qua đó góp phần cũng cố doanh số, thị phần
các đơn vị này.
 Nếu ý tưởng này không thành công: Doanh thu Coca-Cola và Pepsi sẽ giảm sút
(mặc dù trước đó đã chi khoảng không nhỏ cho việc thay đổi bao bì). Tệ hại
hơn, điều này có thể dẫn đến sự tẩy chay của người dân đối với những sản
phẩm này.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, có đến 30% thợ hớt tóc tại Ấn Độ đã từ chối tham gia
chương trình chống HIV/AIDS vì sợ khách hàng sẽ không đến cắt tóc nữa (trích từ
case). Tại một số khu vực, nhận thức của người dân về các vấn đề HIV/AIDS, tình dục
vẫn chưa được cỡi mở, người dân không bàn luận về những vấn đề này với người
khác. Ngoài ra, tại Mỹ, một quốc gia với đa số những người theo đạo Thiên Chúa
Giáo
5

- tôn giáo quan niệm rằng không được nạo phá thai, dùng bao cao su, thuốc
ngừa thai.


5
Vào tháng 11/2010, Đức Giáo Hoàng Benedict lần đầu tiên phát biểu: sử dụng bao cao su “không phải lúc nào
cũng sai trái” (dẫn từ
Phân 1. Bài dịch case Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng
Nhóm 10 – Lớp MBA ĐH BK 2012 Trang 21

Tóm lại, dù đứng ở bất kỳ quan điểm nào thì nếu việc triển khai ý tưởng này không
thành công sẽ tốn thời gian, chi phí cho cả Chính Phủ các Quốc Gia này cũng như
Coca-Cola và Pepsi. Đồng thời, với nhận thức của người dân về HIV/AIDS, tình dục,
bao cao su tại một số khu vực còn khu vực còn hạn chế thì trước khi quyết định triển
khai ý tưởng này, Chính phủ các quốc gia này cũng như Coca-Cola và Pepsi cần
phải khảo sát cụ thể ở mỗi quốc gia và thậm chí từng phân khúc khách hàng tại các
quốc gia này (vùngg lãnh thổ, tôn giáo, …) một cách thận trọng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO








×