Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Bài giảng Vệ sinh môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 81 trang )

Bài giảng: Vệ sinh môi trường
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang đứng trước những thách thức về tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ nghiêm trọng, tình hình gia
tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, nhất là quá trình đô thị hóa trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến tài nguyên môi
trường. Cần phải có những giải pháp để phát triển bền vững, ổn định tối đa nguồn
tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học đang là vấn
đề cấp thiết đặt ra hiện nay.
Theo ước tính của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường,
tổng thiệt hại kinh tế của nước ta do ô nhiễm môi trường gây ra trong thời gian qua
chiếm từ 1,5 ÷ 3% GDP. Hầu hết môi trường từ đất, nước, không khí, các khu dân
cư, khu công nghiệp từ thành thị đến nông thôn đã và đang bị xuống cấp, trở thành
vấn đề bức xúc của toàn xã hội.
Môi trường nước mặt ở đa số các đô thị và nhiều lưu vực sông của nước ta
đều bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các ao, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, trị số
hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép. Hàm lượng
chất hữu cơ và colifom ở hầu hết các dòng sông chảy qua đô thị và các khu công
nghiệp đều vượt giới hạn tối đa cho phép, nhiều nơi cao hơn tới 2÷3 lần. Nguyên
nhân ô nhiễm các dòng sông là do nguồn nước thải từ các khu, cụm công nghiệp,
các cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt, dịch vụ ở các đô thị thải ra không qua xử lý,
hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu, kể cả nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản ở
đầu nguồn gây nên.
Cho đến nay trên địa bàn cả nước cũng chưa có một đô thị nào được công
nhận là đô thị xanh-sạch (nước sạch, không khí sạch, đất sạch). Riêng thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội bị ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước mặt và nhiễm
bụi trong môi trường không khí đứng vào hàng nhất, nhì trên thế giới. Ô nhiễm
tiếng ồn, ô nhiễm chất thải rắn cộng thêm nạn úng ngập ngày càng gia tăng ở các đô
thị, gây thiệt hại lớn về kinh tế, sức khỏe cộng đồng và làm cho tình trạng ô nhiễm
môi trường trở nên trầm trọng.
Đặc biệt hơn đó là ô nhiễm môi trường do các khu, cụm công nghiệp gây ra.


Chất thải rắn phát sinh từ các khu, cụm công nghiệp ngày càng lớn về số lượng, đa
dạng hơn về tính độc hại, nhưng tỷ lệ thu gom, phân loại và xử lý đúng kỹ thuật vệ
sinh môi trường, đặc biệt đối với việc vận chuyển, đăng ký nguồn thải còn nhiều bất
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 1
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
cập. Rất ít các chủ cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi
trường mà họ đã ký; đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường chưa
thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường một cách triệt để.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng cho đến
nay vẫn chưa khắc phục được tận gốc, do công nghệ sản xuất tại những nơi này còn
rất lạc hậu và cũng chưa có cơ quan nào chủ trì quản lý môi trường ở các làng nghề.
Cộng thêm ô nhiễm nông nghiệp do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật tùy tiện, tràn lan, nên ngày càng “đầu độc” nghiêm trọng môi
trường đất và nước ở địa bàn nông thôn-nông nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất các hệ sinh thái không hợp lý và thiếu khoa học, khai thác quá mức và sử
dụng không bền vững tài nguyên sinh vật, ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu…đang làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học ở Việt
Nam.
Từ thực tế báo động đó, con người nhận ra rằng chúng ta đang tiêu diệt dần
cuộc sống của chúng ta. Nhiều tổ chức thuộc nhiều quốc gia đã lên tiếng để bảo vệ
môi trường, nhiều chương trình thuộc chính phủ và phi chính phủ đang cố gắng cải
thiện và tạo dựng lại những gì thời gian qua con người chưa ý thức giữ gìn. Môn
học “Vệ sinh môi trường” trong chương trình đào tạo ngành “Công nghệ Kỹ thuật
môi trường” sẽ tạo một nền tảng cơ sở lý thuyết của công tác vệ sinh môi trường
đến quá trình bảo vệ và phục hồi môi trường cho người học, là những kiến thức cơ
bản, những giải pháp cải thiện môi trường đơn giản nhất có thể áp dụng trong cuộc
sống hằng ngày của con người.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 2
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
Chương 1- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật. Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở
phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi
toàn cầu bởi tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ con người và môi
trường sống.
Để có thể thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, căn cứ vào Luật Bảo vệ
Môi trường Việt Nam, chúng ta cần nắm vững một số khái niệm cần thiết sau:
1.1. Làm vệ sinh
Là những hành động làm sạch, loại bỏ các chất thải phát sinh trong quá trình
sinh hoạt, sản xuất của con người.
Công tác làm vệ sinh được thực hiện bởi con người, họ dùng các thiết bị
chuyên dùng kết hợp với các chất tẩy rữa, khử trùng và nước để đạt được theo yêu
cầu về vệ sinh.
1.2. Chất thải
1.2.1. Khái niệm: là vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản
xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng
dân số….
1.2.2. Phân loại chất thải:
a.Theo dạng:
- Chất thải dạng rắn: Phát sinh trong cuộc sống hàng ngày trong quá trình sản
xuất như túi nilon, rác hữu cơ ….
- Chất thải dạng lỏng: Phát sinh ra trong quá trình sản xuất tùy vào từng
ngành nghề như: nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm,
- Chất thải dạng khí: khí thải từ các nhà máy sản xuất, khói bụi giao thông …
b. Theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt : phát sinh trong qua trình hoạt động sống thường ngày
của con người như túi nilon, hộp đựng thức uống, ….

Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 3
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
- Chất thải công nghiệp: sinh ra trong quá trình sản xuất và mỗi ngành nghề
phát sinh những chất thải khác nhau như xi mạ có kim loại, sản xuất xi măng có bụi
đất đá và thành phần những chất thải này phức tạp khó xử lý.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi …
c. Theo mức độ nguy hiểm :
- Chất thải nguy hại: là các chất thải có chứa kim loại nặng, chất thải của các
nhà máy dầu khí hay phân xưởng có nhiều trang thiết bị hoạt động…
- Chất thải không nguy hại: các loại chất thải từ sinh hoạt của con người, từ
nhà máy xay xát lúa gạo…
1.2.3. Nguồn gốc, xuất xứ
Chất thải là toàn bộ các vật chất không sử dụng nữa của con người và gia súc
thải ra môi trường. Chúng được tạo ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Chúng
có nguồn gốc là thực vật, động vật, hợp chất carbuahydro và luôn cả bùn cặn thải ra
sau quá trình xử lý nước thải.
1.3. Khí thải
Là một dạng chất thải ở thể khí, phát sinh trong quá trình hoạt động của giao
thông, các nhà máy sản xuất…Khí thải thường khó nhìn thấy nhưng lại là một dạng
chất thải rất khó xử lý, thu gom khi đã phát tán và có ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sống cũng như sức khoẻ của con người.
1.4. Ô nhiễm môi trường
là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
1.5. Nước sạch
Là lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hay sản xuất của con người đạt
tiêu chuẩn vệ sinh về nước uống (bảng 1-1) và sinh hoạt của các nhà chức
năng.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 4
Bài giảng: Vệ sinh môi trường

Bảng 1-1. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Bộ Y tế – 2002)
Stt Tên chỉ tiêu
Ðơn
vị
Giới
hạn tối
đa
Phương pháp thử
Mức độ
giám
sát
I Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1. Màu sắc (a) TCU 15
TCVN 6185-1996
(ISO 7887-1985) A
2. Mùi vị (a)
Không
có mùi,
vị lạ
Cảm quan
A
3. Ðộ đục (a) NTU 2
(ISO 7027 - 1990)
TCVN 6184- 1996
A
4. pH
(a)
6,5÷8,5 AOAC hoặc SMEWW A
5. Ðộ cứng (a) mg/l 300 TCVN 6224 - 1996 A
6.

Tổng chất rắn hoà tan
(TDS)
(a)
mg/l 1000
TCVN 6053 –1995
(ISO 9696 –1992)
B
7. Hàm lượng nhôm (a) mg/l 0,2 ISO 12020 – 1997 B
8.
Hàm lượng Amoni, tính
theo NH
4
+
(a)
mg/l 1,5
TCVN 5988 – 1995(ISO
5664 1984)
B
9. Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 AOAC hoặc SMEWW C
10. Hàm lượng Asen mg/l 0,01
TCVN 6182 – 1996
(ISO 6595 –1982)
B
11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7 AOAC hoặc SMEWW C
12.
Hàm lượng Bo tính chung
cho cả Borat và Axid boric mg/l 0,3 ISO 9390 - 1990 C
13. Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003
TCVN6197 - 1996
(ISO 5961-1994)

C
14. Hàm lượng Clorua (a) mg/l 250
TCVN6194 - 1996
(ISO 9297- 1989)
A
15. Hàm lượng Crom mg/l 0,05
TCVN 6222 - 1996
(ISO 9174 - 1990)
C
16. Hàm lượng Ðồng (Cu)
(a)
mg/l 2
(ISO 8288 - 1986)
TCVN 6193- 1996
C
17. Hàm lượng Xianua mg/l 0,07
TCVN6181 - 1996
(ISO 6703/1-1984)
C
18. Hàm lượng Florua mg/l 0,7÷1,5
TCVN 6195- 1996
(ISO10359/1-1992)
B
19.
Hàm lượng Hydro
sunfua
(a)
mg/l 0,05 ISO10530-1992 B
20. Hàm lượng Sắt (a) mg/l 0,5
TCVN 6177-1996 (ISO

6332-1988)
A
21. Hàm lượng Chì mg/l 0,01
TCVN 6193- 1996 (ISO
8286-1986)
B
22. Hàm lượng Mangan mg/l 0,5 TCVN 6002- 1995
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 5
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
(ISO 6333 - 1986) A
23. Hàm lượng Thuỷ ngân. mg/l 0,001
TCVN 5991-1995
(ISO 5666/1-1983 ÷ ISO
5666/3 -1983)
B
24. Hàm lượng Molybden mg/l 0,07 AOAC hoặc SMEWW C
25. Hàm lượng Niken mg/l 0,02
TCVN 6180 -1996
(ISO8288-1986) C
26. Hàm lượng Nitrat mg/l 50
(b)
TCVN 6180- 1996
(ISO 7890-1988) A
27. Hàm lượng Nitrit mg/l 3
(b)
TCVN 6178- 1996
(ISO 6777-1984)
A
28. Hàm lượng Selen mg/l 0,01
TCVN 6183-1996

(ISO 9964-1-1993)
C
29. Hàm lượng Natri mg/l 200
TCVN 6196-1996
(ISO 9964/1-1993)
B
30. Hàm lượng Sunphát (a) mg/l 250
TCVN 6200 -1996
(ISO 9280 -1990)
A
31. Hàm lượng kẽm (a) mg/l 3
TCVN 6193 -1996
(ISO8288-1989)
C
32. Ðộ oxy hoá mg/l 2 Chuẩn độ bằng KMnO
4
A
1.6. Phát triển bền vững
là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
1.7. Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
1.8. Sự cố môi trường
Là các tai biến hay rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hay
là sự biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc làm biến đổi
môi trường nghiêm trọng.
1.9. Chất gây ô nhiễm
Là chất hay các yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường sẽ làm cho môi

trường bị ô nhiễm.
1.10. Hệ sinh thái
Là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn
tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
1.11. Đa dạng sinh học
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 6
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
Là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
1.12. Đánh giá tác động môi trường
Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ
thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
1.13. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian
xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
1.14. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường (số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) muốn thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau:
a. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến
bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
b. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
c. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết
hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
d. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
e. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.

1.15. Một số vấn đề liên quan đến luật bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường của nước Việt Nam là một văn bản có giá trị pháp
lý đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh
thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này quy định về hoạt động bảo
vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Tất cả tổ chức,
cá nhân muốn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường cần tìm hiểu và nắm vững
các điều khoản có trong bộ Luật .
Một số khái niệm khác cần lưu ý:
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 7
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
a.Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
b. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
c. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường.
d. Vệ sinh môi trường là những giải pháp, hành động xử lý các nguồn thải từ mọi
hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người trước khi tiếp xúc với môi trường đất,
nước, không khí
e. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu
tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
f. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường;
về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm,
suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
g. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích:
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường,
giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu, thu
gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải
gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon.
- Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi
trường.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất
thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản
xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ
môi trường.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 8
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có
giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ
sinh môi trường của cộng đồng dân cư. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ
sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.
h. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ,
phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp

luật. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã
quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không
đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất
phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. Thải khói, bụi, khí có chất
hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt
quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho
phép.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức, động vật, thực vật chưa qua
kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ
sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt
quá tiêu chuẩn cho phép.
- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, công trình, thiết bị,
phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối
với sức khỏe và tính mạng con người.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 9
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
- Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi
trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường và các
hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
l. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ
gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương

trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
- Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô
nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
- Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn
đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường
trong ngân sách nhà nước hằng năm.
- Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi
trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và
sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và
chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành
và phát triển ngành công nghiệp môi trường.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam
kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện
hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực
quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường còn quy định rõ ràng về:
- Tiêu chuẩn môi trường: các nguyên tắc xây dựng và áp dụng, nội dung, các
hệ thống của tiêu chuẩn môi trường; các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng
môi trường xung quanh, yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải.
- Quy định đối tượng, nội dung và hình thức của các hoạt động đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 10
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
- Quy định các hình thức bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- Trách nhiệm, nội dung, hình thức xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ môi

trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Nội dung, yêu cầu trong bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, nơi công
cộng
- Nguyên tắc, cách bảo tồn và sử dụng, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa trong
quá trình bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.
- Trách nhiệm, phương thức thu gom và xử lý trong hoạt động quản lý chất
thải, bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.
- Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm
và phục hồi môi trường.
- Các hoạt động, chương trình quan trắc và thông tin về môi trường, chỉ thị
môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, cấp quốc gia, tình hình tác
động môi trường của ngành, lĩnh vực, thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi
trường, công bố công khai các dữ liệu, thông tin về môi trường.
- Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường.
- Quy định các nguồn lực trong công tác bảo vệ môi trường: tuyên tuyền,
giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, phát triển
khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường, xây
dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường, các nguồn tài chính dùng trong bảo
vệ môi trường…

Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 11
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
Chương 2- CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Cuộc sống của chúng ta liên quan mật thiết với những nguồn tài nguyên mà
trái đất cung cấp như không khí, đất, nước, khoáng sản, thực vật, động vật và cả
môi trường sống. Tuy nhiên, mọi thứ tài nguyên cần thiết cho cuộc sống lại có hạn,
không thể khai thác quá mức và bừa bãi. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội,
nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này lại càng tăng, chúng ta đã lấy đi
của trái đất bao nhiêu là khoáng sản, tài nguyên và rồi sau đó lại thải vào môi
trường rất nhiều chất thải. Theo như lời phán xét của các nhà khoa học nghiên cứu

về môi trường “Chúng ta đang lấy quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại”, điều này
thật rõ ràng: để có thể hình thành nên một môi trường có sự cân bằng về sinh thái,
sinh học thì có thể phải mất hàng triệu năm, để có một cánh rừng nguyên sinh phải
mất hàng trăm hàng nghìn năm hoặc lâu hơn, một mỏ khoáng sản phải mất hàng
vạn, hàng triệu năm để hình thành nhưng hiện tại chúng ta đang lấy đi, đang làm ô
nhiễm và lấy đi cả phần của các thế hệ mai sau.
Tổ chức bảo vệ môi trường Green Cross-Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của
Mỹ đã bình chọn ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tệ hại nhất trên thế
giới, nhằm định hướng dư luận chú ý đến những điều đang diễn ra hằng ngày mà
thường bị lãng quên khi đề cập đến các vấn đề bảo vệ khí hậu và môi trường.
2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Có nhiều nguồn gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, hầu hết các nguồn
gây ô nhiễm là do hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp
giao thông vận tải, dịch vụ và hoạt động của con người tạo nên. Ô nhiễm do yếu tố
tự nhiên như núi lửa, bão lụt…có thể nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và
không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
2.1.1. Ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt
a. Ô nhiễm mặt nước
Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra cần
từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát
triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề
hơn. Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã tập trung dân
cư. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều
miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hiện tượng
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 12
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
nhiễm mặn hay chua hoá do quá trình tự nhiên và do hoạt động của con người đang
là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ song Cửu Long.
Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng

cũng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước rữa trôi qua đồng ruộng có thể
cuốn theo chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rữa trôi qua khu dân
cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất
rắn, dầu mỡ,…
Trong nguồn nước thường thấy các loại vi khuẩn, virus từ chất bài tiết của
con người, ngoài ra còn có kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ từ sản xuất công
nghiệp. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm
độc. Các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc trong nước do thịt chúng tích
các chất độc hại và gây hại cho người ăn phải thịt bị nhiễm độc. Ngay cây trồng
cũng có thể bị nhiễm chất độc nếu tưới bằng nước nhiễm độc. (hình 2-1)
Hình 2-1. Cá chết do nước sông bị ô nhiễm (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Hậu quả đối với sức khỏe con người là gây hại đến hệ thống tiêu hóa, bệnh
đường ruột. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm nước là một
trong các nguyên nhân chính gây tử vong từ yếu tố môi trường.
b. Ô nhiễm nước ngầm
Nước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất. Ở một số vùng ven biển của Việt
Nam, nguồn nước ngầm đã bị nhiểm bẩn do thấm mặn hoặc thấm chua phèn trong
quá trình thăm dò hoặc khai thác. Trong mấy năm qua, việc khai thác nước ngầm
quá mức đã làm giảm lượng nước, nhiễm bẩn vi sinh vật và kim loại nặng đã xảy ra
ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ trên mặt đất như các hố chôn lấp rác, tại các
khu đô thị việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm không tốt nên chất độc
cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 13
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
nếu các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia đình hoặc thuốc bảo vệ thực
vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp không sử dụng đúng quy cách, chưa
được xử lý an toàn cũng gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm. (hình 2-2)
Hình 2-2. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian
tích tụ rất dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn .

Sự ảnh hưởng của việc ô nhiễm mạch nước ngầm đến sức khỏe con người:
điều này lệ thuộc vào loại ô nhiễm. Thường là bệnh đường ruột. Các loại kim loại
nặng ở trong nước có thể gây ung thư.
c. Ô nhiễm không khí trong căn hộ
Ở các nước đang phát triển chất đốt phổ biến là than, củi và rơm rạ. Trên
50% dân số thế giới sử dụng các loại chất đốt này để đun nấu. 80% hộ gia đình ở
Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam châu Phi vẫn phải đun nấu, sưởi ấm theo hình
thức này. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4%
trường hợp bị ốm đau là do nguyên nhân này gây nên.
Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống
thoát khí, xử lý khí mà thải trực tiếp ra môi trường. Không khí bị ô nhiễm (hình 2-3)
không những gây hại đối với người đun nấu, chủ yếu là phụ nữ, mà với các thành
viên khác trong gia đình do điều kiện sống chật chội. Con người hít phải chất độc
và bụi mịn, phổi và mắt bị ảnh hưởng đầu tiên.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 14
Bài giảng: Vệ sinh môi trường

Hình 2-3. Sự ô nhiễm không khí từ khói bếp (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Viêm phổi, ung thư phổi, lao, đau mắt. Theo ước
tính, mỗi năm có khoảng 3 triệu người bị chết vì hít phải khí độc hại trong các căn
hộ chật chội.
d. Nước thải không được xử lý
Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế giới phân người và nước thải sinh hoạt
không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước, đặc biệt là tập quán
sống dọc theo kênh rạch của con người, suy nghĩ dùng sự tuần hoàn tự nhiên của
dòng chảy để tự làm sạch nguồn nước sinh hoạt hiện nay là rất không khoa học và
không đảm bảo an toàn vệ sinh, nước thải từ tập quán chăn thả gia súc, gia cầm
trong môi trường tự nhiên, không có sự tập trung vì thế vẫn chưa có các biện pháp
xử lý. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải từ các hoạt động sống, sinh hoạt, sản xuất của con người không

được xử lý (hình 2-4) chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều
loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Theo dự đoán của WHO trong năm 2008 có khoảng 2,6 tỷ người không được
tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành
phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 15
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
Hình 2-4. Nước thải chưa qua xử lý (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
*Ảnh hưởng đến sức khỏe: tình trạng trên dẫn đến một loạt bệnh như tả,
thương hàn, kiết lị, viêm gan A và bệnh giun sán (bảng 2-1) . Theo dự đoán của
WHO mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị chết liên quan đến nước thải không
được xử lý.
Bảng 2-1. Các bện liên quan đến ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa xử lý
Bệnh Vi sinh vật gây bệnh
Tả Khuẩn tả: ‘Eltor
Lỵ trực khuẩn Shigella
Thương hàn Salmonella typhi
Tiêu chảy trẻ em Echerichia coli
Ngoài ra, nước có thể bị nhiễm độc bởi một số chất độc hóa học như các kim
loại nặng, các chất phóng xạ và các chất gây ung thư…từ nước thải của các khu
công nghiệp, nước bị nhiễm chì, đồng, thạch tín (asen) vượt quá 0,05 mg/l sẽ gây
độc cho người: táo bón, tiêu chảy hay ung thư da.
Trong nước thải đặc biệt có BOD, COD, tổng Nitơ, photpho, các kim loại
nặng…cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới nước: làm cạn kiệt
lượng oxy, gây cản trở quá trình trao đổi oxy của sinh vật sẽ gây chết các sinh vật
trong nước, làm suy giảm hệ sinh thái dẫn đến mất cân bằng sinh học sẽ tác động
tiêu cực đến đời sống con người.
* Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước:
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 16
Bài giảng: Vệ sinh môi trường

- Đối với nước thải sản xuất: các nhà máy có nước thải sản xuất ô nhiễm vượt
quá chỉ tiêu cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 sẽ phải xây dựng hệ thống
xử lý ô nhiễm theo quy định của luật môi trường Việt Nam.
- Đối với nước thải sinh hoạt: do nguồn nước thải này có nồng độ ô nhiễm
không cao nên chỉ xử lý bằng bể tự hoại, với hai chức năng lắng và phân hủy cặn
lắng, cặn lắng giữ trong bể từ 6 đến 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ
khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành chất khí, một phần tạo thành
các chất vô cơ hòa tan.
- Khống chế nước mưa chảy tràn: lượng nước mưa chảy tràn có nức độ ô
nhiễm thấp sẽ được thu gom xử lý sơ bộ bằng hố ga để giữ lại cặn lắng có kích
thước lớn trước khi thải thẳng ra môi trường. Định kỳ nạo vét hố ga 6 tháng/lần.
Tóm lại, để giảm thiểu lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất các
nhà máy, xí nghiệp cần phải sử dụng các công nghệ sản xuất sạch, sản xuất không
có chất thải như sử dụng các nguyên liệu ít phát sinh nước thải, tận dụng các nguồn
nước thải ít ô nhiễm để sử dụng cho các công đoạn sử dụng nước không cần chất
lượng cao.
e. Ô nhiễm không khí ở các đô thị
Năng lượng tiêu thụ, tức là tiêu thụ nhiên liệu than, dầu, xăng, khí đốt càng
nhiều, nguồn khí thải ô nhiễm càng lớn, do đó các vấn đề ô nhiễm không khí trầm
trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn. Đô thị
càng phát triển thì số lượng phương tiện giao thông vận tải lưu hành trong đô thị
càng tăng nhanh (biểu đồ 1-1), khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công
nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn (hình 2-5). Những chất này khi phản
ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ Ozon, loại khí này
ở gần mặt đất rất độc hại, là một áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 17
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
Biểu đồ 1-1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam
(Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009)
Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại

như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO
2
, chì, BTX. Phát thải những chất này liên
quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc
gia thì giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất , là nguồn phát thải khí ô nhiễm
lớn nhất trong đô thị.

Hình 2-5. Khói giao thông tại các thành phố lớn của Việt Nam
(Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
* Một số ảnh hưởng của sự ô nhiễm không khí đến con người và môi trường:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: một số bệnh mãn tính về đường hô hấp và hệ tuần
hoàn. Bụi mịn gây các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung
thư phổi. Trẻ em và người già dễ bị các căn bệnh này. Theo dự đoán của WHO mỗi
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 18
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên, thông
thường tử vong do cơ thể thiếu oxy gây chết ngạt.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên: mưa acid là một hiện trạng do ô nhiễm
không khí làm cho các hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước ảnh hưởng nặng,
giảm pH đất gây chết ở thực vật, giảm pH nước gây chết ở động vật như cá, tôm,
thủy sinh.
* Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí
- Quản lý và kiểm soát môi trường: thành lập các cơ quan chuyên trách về
quản lý môi trường, tiến hành kiểm soát các ngành gây ô nhiễm môi trường, lượng
xe cộ lưu thông, sử dụng hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ ô nhiễm môi trường
không khí.
- Quy hoạch xây dựng đô thị và bố trí khu công nghiệp: hình thành các nhà
máy với các tổ hợp công nghệ hiện đại, hợp khối trong thiết bị mặt bằng chung,
phân khu theo các giai đoạn phát triển nhà máy hợp lý, tập trung hóa các hệ thống
đường ống công nghệ.

- Trồng cây xanh để bảo vệ không khí: cây xanh có tác dụng che nắng, hút
bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn tiếng ồn (hình
2-6)
Hình 2-6. Xây dựng các công trình xanh
(Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 19
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất và làm kín dây chuyền, thiết bị sản xuất để
loại trừ thải vào không khí các khí độc hại. Cần áp dụng công nghệ “không có chất
thải” đáp ứng đồng thời yêu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường không khí. (hình 2-7)
Hình2-7. Tái tạo năng lượng, thay đổi công nghệ trong sản xuất
(Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
- Các biện pháp làm sạch khí thải:
+Lọc bụi bằng biện pháp cơ khí: buồng lọc bụi, lắng đọng bụi, tách bụi bằng
phương pháp khô hay ướt.
+Lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện.
+Làm sạch khí kiểu hút bám hay phương pháp hấp thụ, hay có thể sử dụng phương
pháp trung hòa hay chuyển tải các khí đi xa để pha loãng nồng độ của bụi trong
không khí.
2.1.2. Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất
a. Tái tạo bình ắc quy
Ắc quy ô tô có nhiều tấm chì ngâm trong acid có thể nạp điện để sử dụng
nhiều lần. Khi công suất giảm và không thể tiếp tục nạp điện được nữa người ta thu
lại những thứ còn có thể sử dụng lại và có giá trị kinh tế cao, trong đó chủ yếu là
các tấm chì. Ở các nước nghèo đây là một công việc có thu nhập không nhỏ.
Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu có sang
các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 20
Bài giảng: Vệ sinh môi trường

này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên
thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình
ắc quy cũ (hình 2-8). Cạnh đó gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng
rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.
Hình 2-8. Nổ do tái tạo bình acquy cũ (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Ảnh hưởng đến sức khỏe : người bị nhiễm độc chì bị rối loạn về sự phát triển,
hay quên, khó ngủ. Gây suy giảm gan, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và đau xương. Nếu
bị ngộ độc nhiều có thể bị hôn mê và tử vong, trẻ em có nguy cơ bị tổn thương thần
kinh.
b. Các lò nung và chế biến hợp kim
Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, nicken, kẽm,
bạc, kobalt, vàng và kadmium môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Hydrofluor,
sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen,
Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ra môi trường. (hình 2-9).
Một lượng lớn a xít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại
cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này
hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng
tới nguồn nước.
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 21
Bài giảng: Vệ sinh môi trường

Hình 2-9. Khói lò nung và chế biến hợp kim (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Ảnh hưởng đến sức khỏe: có dạng gây hại ngay hoặc mãn tính như gây hại
mắt, hệ hô hấp, da, gan, thận và hệ thần kinh. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến
hệ tim mạch và phổi, thậm chí có thể gây tử vong do tích lũy lâu dài trong cơ thể.
c. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Uran
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực Quân sự
và Y học.
Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng (hình 2-10) dưới dạng thanh
đốt vô cùng khó khăn.Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện

không thể.
Quá trình khai thác Uran tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm,
nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. Những
nước sản xuất Uran với khối lượng lớn thường là những nước như Kazakhstan,
Nga, Niger, Namibia, Uzbekistan, Ukraine và Trung Quốc, những quy định về bảo
vệ môi trường và an toàn thường không thực hiện nghiêm chỉnh.
Hình 2- 10. Khói nhà máy khai thác Uran (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 22
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
Ảnh hưởng đến sức khỏe: chất phóng xạ có thể ảnh hưởng tới chức năng của
cơ thể, về lâu dài có thể gây một số bệnh ung thư. Những người bị ảnh hưởng
phóng xạ với nồng độ thấp có những biến đổi đối với máu, chóng mặt, mệt mỏi, gây
quái thai, mù mắt, trì độn. Nếu bị tác động của tia phóng xạ với nồng độ cao sẽ bị
chết chỉ sau vài giờ.
d. Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tai các nhà máy, làng nghề,
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi
trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác
động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp),
ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa acid
và suy giảm tầng ozon), Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển
thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi
chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường
không khí càng quan trọng (hình 2-11)
Hiện nay, cả nước ta có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó hơn 1.300 làng
nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho 11 triệu lao động nông thôn. Tuy nhiên
hầu hết các làng nghề đều vi phạm pháp luật về môi trường: 100% lượng nước thải
từ các làng nghề đều vượt các thông số tiêu chuẩn cho phép, nguồn nước mặt và
nước ngầm tại các làng nghề đều có dấu hiệu ô nhiễm, các cơ sở sản xuất chưa hoàn
thành các thủ tục về môi trường.


Hình 2-11. Sự ô nhiễm tại các làng nghề (nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
2.2. Nguyên nhân gián tiếp
2.2.1. Hoạt động chặt phá rừng
Hệ sinh thái bao gồm cả quần thể với môi trường quanh ta như đất : đất phù
sa ven sông, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển , nước : lụt lội, hạn hán, chất lượng
của nước như nước mặn, nước lợ, nước ngọt; không khí ta thở: không khí trong
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 23
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
lành, không khí ô nhiễm. Cả ba yếu tố nước, đất, không khí có tác động hỗ tương
lên nhau.
Các sinh vật trên đất gồm giới thực vật rừng dày, rừng thưa, thảo nguyên,
giới động vật chim muông cầm thú ăn cỏ và ăn thịt và một giới khác ít người nói
đến nhưng rất quan trọng là giới vi cơ thể, nó tái chế biến các phế thải động vật và
thực vật. Cả ba giới thực vật, động vật, phân hủy cũng có tương quan và tác động
lên nhau. Nếu rừng bị chặt phá trên thượng nguồn sẽ tác động đến nguồn nước
(nước mặn xâm nhập, lụt lội), đến đất (xói mòn đất, đất màu bị mất đi); đất nghèo
cằn cỗi thì sản xuất nông nghiệp kém đi.
Hiện nay ở nước ta, rừng bị đốn phá qúa mức do nhiều yếu tố như tình trạng
gia tăng dân số dẫn đến sự du canh du cư của người dân phá rừng làm nương rẫy,
làm đất nông nghiệp trong khi đó nguồn đất nông nghiệp xưa nay lại được dùng làm
khu đô thị, nhà ở hay các khu sản xuất công nghiệp, sự thiếu hiểu biết chỉ vì lợi
nhuận trước mắt đó là nạn phá rừng lấy gỗ (hình 2-12)
.
Hình 2-12. Rừng bị chặt phá do con người
Rừng nguyên sinh là tài sản quốc gia mà thiên nhiên và tạo hoá ban tặng.
Rừng là nơi cản bớt sự xói mòn đất, giúp làm chậm dòng chảy của nước, giúp điều
hoà nguồn nước, bảo toàn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường đất, có tác dụng
nâng cao độ phì nhiêu của đất. Sự phá rừng làm cho nơi trú ẩn của các loài động vật
hoang dã càng ngày càng nhỏ dần nên chim muông, thú hoang càng ngày càng
hiếm, đồi trọc càng ngày càng nhiều, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hoạt động chặt

phá rừng là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm cho môi trường bị ô nhiễm
Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 24
Bài giảng: Vệ sinh môi trường
và hậu quả gây ra từ đó cũng không phải nhỏ, nạn lũ lụt, sạt lỡ đất vào các mùa mưa
gây thiệt hại về người và tài sản ngày càng đáng báo động.
2.2.2. Hoạt động khai thác khoáng sản
a. Khai thác vàng thủ công
Với các phương tiện đơn giản nhất như: quặng vàng hỗn hống với thủy ngân
sau đó hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng.
Người khai thác hít khí độc đầu tiên, chất thải thủy ngân gây ô nhiễm môi trường,
tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Thủy ngân gây tổn hại đến thận, giảm trí nhớ, đau
khớp, đẻ non, khó thở, tổn hại thần kinh và có thể gây chết người.
Hình 2-13. Hoạt động khai thác vàng thủ công (Nguồn: daibieunhandan.vn, 2012)
b. Khai khoáng công nghiệp
Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải
dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà
người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thường có các
hợp chất sulfid-kim loại, tạo thành acid với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối
với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối
có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thường rất đa dạng và gây hại kéo dài như: đau
mắt, gây hại đối với hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, thận, gan và hệ thần kinh.

Biên soạn: Ths. Trương Thị Tú Trân 25

×