Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.02 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
2.1.4. Nhà thầu thiết kế xây dựng 17
Bảng 8: Số vụ tai nạn lao động giai đoạn 2007 - 2011 35
* Nội dung của giải pháp 51
* Nội dung giải pháp 53
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP
CTCP
UBND
HĐQT
ĐHĐCĐ
KH-KT
:
:
:
:
:
:
Thành phố
Công ty cổ phần
Ủy ban nhân dân
Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Kế hoạch - kỹ thuật
1
TC-HC
TC-KT
XDCT
QLDA
TVGS


CNPHCL
CNCT
BCHCT
:
:
:
:
:
:
:
:
Tổ chức hành chính
Tài chính kế toán
Xây dựng công trình
Quản lý dự án
Tư vấn giám sát
Chứng nhận phù hợp chất lượng
Chủ nhiệm công trình
Ban chỉ huy công trường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số thứ tự Tên bảng Số trang
Bảng 1 Một số công trình được Công ty thi công trong giai đoạn
2009 - 2011
11 - 12
Bảng 2 Tình hình tài sản của Công ty HUD 3.2 giai đoạn 2009 -
2011
14
Bảng 3 đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của
Công ty HUD 3.2 giai đoạn 2009 - 2011
15

2
Bảng 4 Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011 16
Bảng 5 Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư giai đoạn 2009 - 2011 25
Bảng 6 Trình độ của lao động chuyên môn kinh tế - kỹ thuật năm
2011
34
Bảng 7 Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng năm 2011 36
Bảng 8 Số vụ tai nạn lao động giai đoạn 2007 - 2011 37
Bảng 9 Danh mục máy móc thiết bị thi công trong năm 2011 39
Bảng 10 Thời gian máy móc thiết bị làm việc thực tế bình quân giai
đoạn 2009 - 2011
40
Bảng 11 Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị giai đoạn
2009 - 2011
41
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số thứ tự Tên hình vẽ Số trang
Hình 1 Sơ đồ tổ chức CTCP xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2 13
Hình 2 Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng 20
Hình 3 Sơ đồ tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng tại hiện
trường
28
Hình 4 Sơ đồ nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công 30
Hình 5 Sơ đồ nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào
sử dụng
32
3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đã tạo nên động
lực thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng. Vì thế thị trường xây

dựng nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
mang tính đột phá đã được mang vào Việt Nam tạo một bước tiến khá xa về tốc độ
xây lắp, về quy mô công trình, về chất lượng, về tổ chức trong xây dựng, tạo một
diện mạo mới của một đất nước đang phát triển vững chắc tiến vào giai đoạn phát
triển mạnh mẽ và bền vững. Song chính thời điểm này cũng bộc lộ sự hạn chế về
trình độ sơ hở về quản lý, buông lỏng về kiểm soát trong lĩnh vực chất lượng các
công trình xây dựng. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy sự công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quản lý chất lượng công trình đòi hỏi những
chuyển biến mới, vững chắc nhưng cũng thực sự khẩn trương.
Chúng ta đều có thể hiểu rằng, chất lượng không là điều xảy ra trong chốc
lát. Sự theo đuổi chất lượng là một cuộc hành trình bền bỉ đòi hỏi sự đổi mới tự
4
hoàn thiện nâng cao trình độ và phương pháp quản lý để theo kịp tiến độ và tập
quán quốc tế. Công trình xây dựng với vốn đầu tư lớn không cho phép phế phẩm đã
đặt ra một đòi hỏi đặc biệt cấp thiết với công tác quản lý chất lượng công trình.
Trong những năm qua, như các công ty xây dựng trong cả nước, Công ty cổ
phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2 đã từng bước đổi mới và hoàn thiện công
tác quản lý chất lượng thi công xây dựng. Tuy vậy, công tác này vẫn còn ở thế bị
động trong ngành và còn nhiều tồn tại.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình cũng như tình hình quản lý chất lượng thi công xây dựng của Công
ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2. Trong thời gian thực tập tại Công ty,
em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng tại Công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm có 3 phần chính như sau:
I. Tổng quan về Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2
II. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công ty cổ phần xây
lắp và phát triển nhà HUD 3.2
III. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quy trình quản lý chất lượng thi

công xây dựng tại Công ty HUD 3.2
Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với sự hạn chế về trình độ nên bài viết
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng
góp ý kiến của Th.s Tạ Thu Phương, các thầy cô và các chú, các anh thuộc Công ty
cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2 để chuyên đề của em được hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ PHÁT TRIỂN
NHÀ HUD 3.2
1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2
- Tên đăng ký: Công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2.
- Tên tiếng Anh: HUD 3.2 housing construction and development joint stock
company.
- Tên viết tắt: HUD 3.2
- Địa chỉ: Số 15 - Lô 11 - Khu đô thị Xa La - Phường Phúc La - Quận Hà
Đông - Thành phố Hà Nội.
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần.
6
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Là thành viên của Tập đoàn Phát
triển nhà và đô thị theo Quyết định số 55/QĐ-Ttg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
Bằng chữ: ( Hai mươi tỷ đồng chẵn )
- Mã chứng khoán: HU3.
- Cơ cấu cổ đông:
+ Nhà nước: 51%
+ Thành phần khác: 49%
- Điện thoại: 04. 33521311
- Fax: 04. 33115753

- Số tài khoản: 45010002498540 tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp và phát
triển nhà HUD 3.2
- Thành lập năm 1978 với tên ban đầu là Công ty Xây dựng dân dụng Hà
Đông trực thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Hà Đông, Tp. Hà Nội;
- Năm 1995 Công ty được nâng cấp và thành lập lại theo quyết định số
324/QĐ-UB ngày 1/7/1995 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Tp. Hà Nội, đổi tên
thành Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Hà Đông trực thuộc Sở xây dựng Hà
Tây (cũ) nay là Tp. Hà Nội;
- Tháng 8 năm 2000 Công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát
triển nhà và đô thị HUD.
- Bộ xây dựng theo quyết định số 877/2000/QĐ/UB ngày 7/8/2000 của
UBND tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Tp. Hà Nội; Quyết định số 1151/QĐ-BXD ngày
18/8/2000 của Bộ xây dựng về việc tiếp nhận Công ty xây dựng và kinh doanh nhà
7
Hà Đông làm doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô
thị và đổi tên thành Công ty xây lắp và phát triển nhà số 3.
- Tháng 7 năm 2004 Công ty xây lắp và phát triển nhà số 3.2 chuyển thành
Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển nhà HUD3.2 trực thuộc Tổng công ty Đầu tư
phát triển nhà và đô thị – Bộ xây dựng theo quyết định số 1182/QĐ-BXD ngày
22/7/2004 của Bộ xây dựng.
- Ngày 18/03/2011, tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, HUD3 sẽ
chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán: HU3.
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp và phát
triển nhà HUD 3.2
- Thi công, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ
tầng trong các khu đô thị và công nghiệp.
- Xây dựng các công trình văn hóa thể thao, du lịch, tu bổ tôn tạo các di tích
lịch sử văn hóa xã hội.

- Xây dựng các công trình công cộng, công viên sinh vật cảnh.
- Lắp đặt điện nước, thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình.
- Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
- Trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng.
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghiệp xây dựng.
- Đầu tư các dự án phát triển nhà và đô thị.
- Sản xuất vỏ bao xi măng.
- Đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái.
- Sản xuất kinh doanh đồ gỗ dân dụng và công nghiệp.
- Kinh doanh bất động sản; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.
- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng, công nghiệp.
8
- Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thi công xây lắp các loại
công trình (sản phẩm) khác nhau.
Một số công trình cụ thể được Công ty thi công trong giai đoạn 2009 - 2011
được thể hiện qua bảng dưới đây:
Tên công trình
Giá
trị (tỷ
đồng)
Thời gian xây
dựng
Chủ đầu tư Địa điểm
Bắt
đầu
Hoàn
thành
Nhà LK 28 - khu
đô thị Vân Canh 9,78 6/2009 11/2009

Tổng công ty
phát triển nhà và
đô thị
Khu đô thị mới
Vân Canh - Hà
Nội
Đường Lý Anh
Tụng - Bắc Ninh 4,89 3/2009 10/2009
Ban quản lý dự
án công cộng
Bắc Ninh
Khu ĐTM
đường Lê Thái
Tổ - Bắc Ninh
Đường đấu nối
khu đô thị mới
Văn Quán với
QL6
5,06 9/2009 6/2009
Tổng công ty
phát triển nhà và
đô thị
Khu đô thị mới
Việt Hưng - Hà
Nội
Trụ sở làm việc
UBND phường Hà
Cầu
8,52 11/2009 10/2010
UBND phường

Hà Cầu
Hà Cầu - Hà
Đông - Hà Nội
HTKT khu trung
tâm hành chính
mới Hà Đông
12,92 1/2010 9/2010
Ban quản lý dự
án ĐT XD Hà
Đông
Hà Đông - Hà
Nội
Lô liền kề N1 -
KĐTM đường Lê
Thái Tổ - Bắc
Ninh
26,02 6/2010 2/2011
Công ty CP ĐT
& PT bất động
sản HUDLAND
KĐTM Lê Thái
Tổ - Bắc Ninh
Thảm BTN, lót hố,
xử lý lún gói 2,4
Vân Canh
4,45 8/2010 11/2010
Tổng công ty
phát triển nhà và
đô thị
Khu đô thị mới

Vân Canh - Hà
Nội
Phần thân nhà N5
KĐTM đường Lê
Thái Tổ - Bắc
Ninh
20,53 5/2011 9/2011
Công ty CP ĐT
& PT bất động
sản HUDLAND
KĐTM Lê Thái
Tổ - Bắc Ninh
Sửa chữa, hoàn
thiện lô BT09,
2,80 5/2011 7/2011 Công ty CP ĐT
& XD HUD3.2
Khu đô thị mới
Vân Canh - Hà
9
BT10 Vân Canh Nội
Bảng 1: Một số công trình được Công ty thi công trong giai đoạn 2009 - 2011
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kỹ thuật)
1.4. Mô hình tổ chức quản trị của Công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà
HUD 3.2
Công ty HUD 3.2 bao gồm những bộ phần và phòng ban như sau:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát
- Ban giám đốc
- Phòng Tài chính kế toán

- Phòng Tổ chức hành chính
- Phòng Kế hoạch - kỹ thuật
- Đội sản xuất
Các bộ phận và phòng ban này được tổ chức, phối hợp hoạt động theo sơ đồ
tổ chức dưới đây:
10
Hình 1: Sơ đồ tổ chức CTCP xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, đây là cơ cấu phổ
biến trong các công ty nói chung ở Việt Nam. Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng
lực của các bộ phận chức năng, vừa bảo đảm quyền chỉ huy của hệ thống trực
tuyến.
Công ty có sự tổ chức các phòng ban đơn giản, chỉ bao gồm các phòng ban
thiết yếu. Điều này giúp cho việc phối hợp công việc và quá trình ra quyết định
được diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, do có ít phòng ban nên khối lượng
công việc của các phòng là tương đối lớn. Ví dụ phòng Kế hoạch - kỹ thuật phải
thực hiện nhiều nhiệm vụ như: đưa ra chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất,
thiết kế và lập dự toán công trình, kết hợp với đội sản xuất để thi công, quản lý dự
án và giám sát thi công.
11
1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp và phát triển
nhà HUD 3.2 trong giai đoạn 2009 - 2011
Trong những năm qua, hoạt động kinh tế của các ngành nghề đều gặp nhiều
khó khăn đó là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm
2007. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi nền kinh tế trên thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn bão khủng hoảng đó. Do tác động của kinh tế
thế giới, chính phủ điều chỉnh nhiều chính sách, đặc biệt chính sách thắt chặt tiền tệ
điều đó tác động trực tiếp tới các công ty trong lĩnh vực xây dựng. Qua các số liệu
được đưa ra sau đây, chúng ta sẽ phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần xây dựng và phát triển nhà HUD 3.2 trong giai đoạn 2009 - 2011.

1.5.1. Tình hình tài sản giai đoạn 2009 - 2011
Số liệu về tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 được thể hiện
qua bảng dưới đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2008 2009 2010
Tổng tài sản 129,902,784,800 144,013,021,511 164,383,113,675
Tài sản ngắn hạn 120,050,484,800 139,473,118,737 161,406,780,838
Tài sản dài hạn 9,852,300,000 4,539,902,774 2,976,332,837
Bảng 2: Tình hình tài sản của Công ty HUD 3.2 giai đoạn 2009 - 2011
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Tổng tài sản năm 2011 tăng 20.370 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng
với 14,14%, trong đó tài sản ngắn hạn tăng 21.933 triệu đồng, tương ứng với
15,72%, tài sản dài hạn giảm 1.563 triệu đồng, tương ứng 34,43%. So với năm
2009, tài sản tăng 34.480 triệu đồng, tương ứng với 26.54%, trong đó tài sản ngắn
hạn tăng 41.356 triệu đồng, tương ứng với 34,45%, tài sản dài hạn giảm 6.876 triệu
đồng tương ứng với 69,79%.
- Qua các năm, tổng tài sản không ngừng tăng lên phản ánh đúng tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty.
12
- Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, đặc biệt là từ các khoản phải thu. Điều
này một phần phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Tài sản dài hạn giảm đều qua từng năm, điều này cho ta thấy Công ty ít đầu
tư thêm máy móc, trang thiết bị mới. Tình hình này đã gây ra các khó khăn cho
công tác quản lý chất lượng thi công của Công ty trong thời gian quan.
1.5.2. Hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn giai doạn 2009 - 2011
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tài sản của Công ty
được tính toán và thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu ROA (%) ROE (%)
Năm 2009 2.797,0 129.902 12.168 2,15 22,99

Năm 2010 6.535,0 144.013 15.807 4,53 41,34
Năm 2011 6.139,5 164.383 27.308 3,73 22,48
Bảng 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của
Công ty HUD 3.2 giai đoạn 2009 - 2011
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Chỉ tiêu ROA là tỷ xuất sinh lời trên tổng tài sản. ROA năm 2010 có mức
tăng so với năm 2009, cho thấy hoạt động kinh doanh Công ty rất thuận lợi. Đến
năm 2011, ROA lại có mức giảm. Tuy vậy ROA ở mức rất thấp. Công ty cần phải
điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, …để cải thiện tình hình.
- Chỉ tiêu ROE là tỷ xuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. ROE của các năm đều
dương, chứng tỏ Công ty kinh doanh vẫn có lãi. Tuy nhiên cũng như ROA, ROE
của năm 2011 đều giảm so với năm 2010, phản ánh sự khó khăn Công ty gặp phải.
Như vậy có thể thấy hoạt động kinh doanh công ty trong những năm qua
không ổn định. Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ tăng lên qua các năm song
giá vốn hàng bán so với doanh thu ở mức cao, làm giảm lợi nhuận của Công ty. Tỷ
lệ lạm phát cao, chính sách thắt chặt tín dụng và sự đóng băng thị trường bất động
sản năm 2011 đã làm các chỉ tiêu của năm 2011 tăng nhẹ.
13
1.5.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 được thể
hiện cụ thể qua các số liệu trong bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ của Công ty qua 3 năm điều tăng,
tỷ lệ tăng năm 2010 là 89,9%, năm 2011 là 4,2% tương ứng với mức tăng 49.891
triệu đồng và 4.419 triệu đồng. Doanh thu tăng nhưng không đều, tăng mạnh vào
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch

vụ
55.488 105.379 109.798
2. Các khoản giảm trừ 627 504 294
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (3= 1- 2)
54.861 104.875 109.504
4. Giá vốn hàng bán 51.516 93.462 98.703
5. Lợi nhuân gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (5=3-4)
3.345 11.413 10.791
6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.812 3.237 598
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
2.024
2.024
1.340
1.340
-
-
8. Chi phí bán hàng - 220 -
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.658 5.320 3.454
10.Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh
doanh (10= 5+6-7-8-9)
3.475 7.750 7.935
11.Thu nhập khác 309 1.374 649
12.Chi phí khác 55 411 398
13.Lợi nhuân khác (13=11-12) 254 963 251
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(14=10+13)
3.729 8.713 8.186

15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
(15=14x25%)
932 2.178 2.046,5
16.Lợi nhuận sau thuế TNDN (16=14-15) 2.797 6.535 6.139,5
14
năm 2010 (89,9%) nhưng tăng rất thấp năm 2011 (4,2%), điều này có thể do chính
sách của Thành phố Hà Nội năm 2011 về quy hoạch thành phố 2030, tầm nhìn
2050.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 giảm 622 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 5,4%. Năm 2010 tăng 8.068 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
70,7%. Lợi nhuận gộp năm 2011 giảm là do giá vốn hàng bán có giảm nhưng giảm
rất thấp, so với tỷ lệ lạm phát là 18,6% là không đáng kể.
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng giảm qua các năm, đặc biệt là năm
2011. Tuy nhiên điều năm không ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty do tỷ
lệ của doanh thu từ hoạt động tài chính so với doanh thu bán hàng và cung ứng dịch
vụ là rất thấp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 có mức tăng mạnh so với năm
trước đó, tăng 3.662 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 221,8%. Mức tăng này là do
Công ty mới thay đổi cơ cấu để lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên cần phải xem lại
hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty năm 2010. Đến năm 2011, chi phí quả lý
giảm 1.866 triệu đồng, tương ứng giảm 35%. Công ty đã bước đầu ổn định bộ máy
tổ chức và bắt đầu các giảm các khoản chi do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng
như sự đóng băng của thị trường bất động sản.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là 7.750 triệu đồng
tăng lên 4.275 triệu đồng so với năm 2009 là kết quả của việc tăng doanh. Đến năm
2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại tăng nhẹ, tăng 185 triệu đồng,
nguyên nhân chính là do hoạt động kinh doanh doanh nghiệp năm 2011 tăng quá
thấp, mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm mạnh.
- Lợi nhuận khác tăng mạnh vào năm 2010 và cũng giảm mạnh mạnh vào
2011.

- Lợi nhuận sau thuế tăng trong năm 2010 (133,65%), nhưng giảm trong năm
2011 (6,1%). Điều này phản ánh sự khó khăn trong kinh doanh trong năm 2011.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI
CÔNG TY HUD 3.2
2.1. Quy trình quản lý chất lượng thi công của Công ty HUD 3.2
15
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động
quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng
công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của
nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Công ty quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình theo Điều 19, Điều 20 của Nghị định 209/2004/ NĐ-CP, quản lý
chất lượng tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và tiêu chuẩn do chủ đầu tư
cung cấp.
Quy trình này được áp dụng tại các dự án của Công ty từ giai đoạn chuẩn bị
thi công, quá trình triển khai thi công đến hoàn thành xây dựng, nghiệm thu và bàn
giao công trình đưa vào sử dụng. Quy trình sẽ được cập nhật, sửa đổi phù hợp theo
các văn bản pháp luật trong quá trình thực hiện để áp dụng đúng trong với từng giai
đoạn, trường hợp cụ thể.
Việc xây dựng và áp dụng quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng
giúp Công ty đảm bảo việc triển khai quản lý chất lượng thi công tại các dự án được
thực hiện có hệ thống, hợp lý, hiệu quả và tuân theo đúng Luật Xây dựng, các quy
định pháp luật hiện hành. Nhờ đó, Công ty có thể quản lý, điều hành thống nhất
trong việc triển khai dự án, quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên
quan trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
Quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng của Công ty cụ thể như sau:
2.1.1. Ban quản lý dự án
- Tổ chức quản lý và giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng quy
định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP và các văn bản quy định, hướng dẫn
của Bộ xây dựng.

- Tổ chưc thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ điều kiện đảm bản
an toàn phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành, sử dụng công
trình theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức chứng nhận
đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực đối với các hạng mục công trình hoặc công
trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa và chứng nhận sự phù hợp về
chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu thao hướng dẫn tại Thông tư
16/2008/TT-BXD, theo quy định của từng địa phương.
16
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo các quy định tại Điều 23, 24,
25, 26 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Đối với những công việc xây dựng khó khắc
phục khuyết điểm, khi triển khai các công việc tiếp theo (như thi công phần hầm
ngầm, phần khuất, các hạng mục công trình chịu lực quan trọng) thì yêu cầu nhà
thiết kế cùng tham gia nghiệm thu.
2.1.2. Nhà thầu thi công
- Phải có hệ thống quản lý chất lượng nội bộ để thực hiện nội dung quản lý
chất lượng thi công xây dựng tại công trình được quy định tại Điều 19, 20 Nghị
định 209/2004/NĐ-CP và các văn bản quy định, hứng dẫn của Bộ xây dựng.
- Phải kiểm tra năng lực và pháp nhân của tổ chức, cá nhân là nhà thầu phụ.
- Thực hiện bảo hành công trình xây dựng đúng trách nhiệm của mình thao
quy định tại Điều 29, 30 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
2.1.3. Nhà thầu thư vấn giám sát (trường hợp thuê TVGS)
- Phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất
lượng thi công xây dựng tại công trình được quy định tại Điều 21, 23, 24, 25, 26
Nghị định 209/2004/NĐ-CP và các văn bản quy định, hướng dẫn khác của Bộ Xây
dựng.
- Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng đề cương tư
vấn giám sát thi công xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và các điều khoản thỏa
thuận trong hợp đồng.
2.1.4. Nhà thầu thiết kế xây dựng
Tổ chức giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-

CP. Nội dung giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế phải tuân thủ theo các văn bản
quy định, hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm lập báo
cáo giám sát tác giả thiết kế, tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận
công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình theo yêu cầu của
chủ đầu tư (nếu có).
2.1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng thi công tại Công ty HUD 3.2
17
Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - kỹ thuật)
Bộ phận giám sát thi công xây dựng của Ban QLDA thường xuyên kiểm tra
công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường của các nhà thầu
xây lắp, các đội thi công xây dựng của Công ty hoặc công tác giám sát thi công xây
dựng của các nhà thầu giám sát (nếu có). Các nội dung và kết quả được ghi theo
mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn TCXDVN 371:2006. Công trình xây dựng phải
được kiểm soát chất lượng thi công theo các nguyên tắc sau:
- Phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường tất cả các
loại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình.
- Mọi công việc đều phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang
thi công và phải tiến hành nghiêm thu sau khi đã hoàn thành.
2.2. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công ty HUD 3.2
2.2.1. Quản lý khảo sát thi công xây dựng
CHỦ ĐẦU TƯ
Công ty mẹ - Công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng HUD 3
Ban QLDA hoặc Công ty con được ủy quyền
Thực hiện công tác QLCL TCXD của Chủ đầu tư theo
đúng quy định của pháp luật và các điều khoản hợp đồng
đã ký kết với các bên liên quan
Tổ chức tư vấn
Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an

toàn chịu lực; Chứng nhận sự phù hợp
về chất lượng CTXD (nếu có)
Nhà thầu thi công XDCT
Tổ chức thực hiện các nội
dung QLCL của nhà thầu
Nhà thầu thiết kế
Tổ chức giám sát quyền
tác giả
Nhà thầu giám sát
Tổ chức giám sát
thi công xây dựng
Chất lượng thi công xây dựng tại các dự án
18
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu
khảo sát xây dựng và được Chủ đầu tư phê duyệt. Việc khảo sát xây dựng phù hợp
với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế.
Công tác khảo sát được Công ty tuân theo đúng như Nghị định
209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công ty sẽ cử người
đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật và đặc
điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định xây dựng. Sau đó sẽ tiến
hành phân tích, đánh giá, từ đó có những biện pháp thích hợp. Công tác khảo sát tốt
sẽ giúp cho việc thiết kế được thuận lợi hơn và từ đó sẽ nâng cao được chất lượng
thi công xây dựng. Sau khi đã đưa ra được kết quả tốt nhất, kết quả này sẽ lưu vào
hồ sơ theo mẫu quy định, hồ sơ này được lưu trong vòng 3 năm. Chủ đầu tư phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát sát
xây dựng. Công tác khảo sát là khâu đầu tiên, quyết định các khâu còn lại. Chỉ cần
một sự sai sót trong khâu khảo sát có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cả về
người và của. Chính về thế mà công tác thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu cần phải
chặt chẽ và cẩn thận.
2.2.2. Quản lý thiết kế xây dựng công trình

Công trình xây dựng được thiết kế dựa trên nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở
trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Dựa trên báo cáo kết quả
khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết
kế kỹ thuật; dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng và các yêu
cầu khác của chủ đầu tư.
Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu
và xác nhận. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà
thầu thi công xây dựng. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và
phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng
thi công xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
Công việc chính của Công ty là xây lắp các công trình nên kết quả khảo sát
và thiết kế công trình xây dựng sẽ được chủ đầu tư cung cấp, Công ty dựa vào đó
mà thi công. Trong trường hợp thi công mà xảy ra sự cố gì do kết quả khảo sát,
19
hoặc phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công
trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu qủa đầu tư của dự án,
Công ty sẽ bàn bạc với Chủ đầu tư để thống nhất biện pháp giải quyết thích hợp.
2.2.3. Kiểm soát nhà thầu phụ của công ty
Do Công ty là đơn vị thi công công trình cho nên việc thuê nhà thầu phụ
cũng không phải là nhiệm vụ chính. Vì vậy mà việc kiểm soát nhà thầu phụ của
Công ty chỉ là một khía cạnh nhỏ, không được quan tâm nhiều như những mảng
khác trong quy trình quản lý chất lượng thi công. Công ty chỉ thực hiện thuê nhà
thầu phụ khi thực sự cần và nhà thầu phụ chỉ thực hiện một hạng mục công trình
nhỏ trong công trình lớn mà Công ty nhận thi công. Công ty tiến hành giao phần
trăm công trình cho nhà thầu phụ, trách nhiệm về số phần trăm này thuộc về nhà
thầu phụ. Công ty chỉ có trách nhiệm giám sát và kiểm tra kết quả thi công có đạt
yêu cầu không. Nếu nhà thầu phụ không hoàn thành đúng như chất lượng đã ký kết
thì Công ty có quyền bắt nhà thầu phụ phải đền bù thiệt hại do chất lượng thi công

không đạt yêu cầu như thiết kế gây ra.
Công ty chỉ ký hợp đồng với các nhà thầu phụ có các tiêu chuẩn: năng lực
thực hiện, đảm bảo chất lượng, đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, kịp về thời gian
để kịp thời phục vụ cho tiến độ và chất lượng thi công; giá cả hợp lý, thuận tiện
trong thanh toán, có cam kết về chất lượng và bảo hành, có uy tín trên thị trường.
Đội xây dựng theo dõi và xem xét trong quá trình thực hiện hợp đồng của
nhà thầu phụ để quyết định duy trì hoặc loại bỏ.
Trưởng Phòng KH-KT phối hợp cùng đội trưởng đội xây dựng tiến hành
xem xét và đánh giá nhà thầu phụ sau khi nhà thầu phụ hoàn thành một phần việc
hay hạng mục công trình. Các căn cứ để đánh giá bao gồm: căn cứ vào kết quả theo
dõi và giám sát của đội xây dựng đối với nhà thầu phụ, căn cứ vào tình hình thực
hiện các điều khoản hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Công ty với nhà thầu phụ, hoặc
giữa đội xây dựng với nhà thầu phụ. Chỉ cần vi phạm một trong các điều khoản của
hợp đồng và không có lý do chính đáng, đội trưởng đội xây dựng tiến hành kiến
nghị với Giám đốc loại bỏ nhà thầu phụ đó.
2.2.4. Quản lý thi công xây dựng công trình
20
Giai đoạn thi công công trình là tổng hợp của nhiều hoạt động từ chuẩn bị thi
công, thi công công trình và nghiệm thu, kiểm tra công trình. Để đảm bảo chất
lượng thi công, Công ty phải thực hiện tốt các công việc sau:
- Quy định rõ trách nhiệm liên quan tới chất lượng trong thi công công trình.
- Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào trước khi thi công.
- Quản lý trong quá trình thi công.
2.2.4.1.Quy định trách nhiệm liên quan tới chất lượng thi công xây dựng
Công ty lập thành văn bản quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ
phận thi công xây dựng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
Văn bản này là cơ sở để Công ty tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực cũng như
hiệu quả công việc của từng người, từng bộ phận, là cơ sở để tiến hành khen thưởng
và kỷ luật trong Công ty.
Ví dụ về trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật thi công trong công tác quản lý

chất lượng thi công như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, chủ nhiệm công trình và pháp
luật về công tác quản lý chất lượng thi công đối với công việc được phân công phụ
trách.
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập hoặc cùng tham gia với phòng KH-KT để
lập biện pháp thi công và thực hiện thi công theo biện pháp đã được duyệt.
- Kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm xây dựng, xem xét nguồn gốc, tính chất
kỹ thuật, chủng loại, số lượng….
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc thi công của công nhân nghiệm thu
công việc, đánh giá chất lượng thi công. Tiếp thu và hướng dẫn sửa chữa những
thiếu sót do các cơ quan giám sát phát hiện và yêu cầu xử lý.
- Phối hợp với giám sát của chủ đầu tư và cơ quan thiết kế trong việc nghiệm
thu từng phần, từng bộ phận, từng giai đoạn…tính toán khối lượng, xác nhận khối
lượng, chất lượng với giám sát và lưu giữ, tập hợp tài liệu đó làm cơ sở phục vụ
việc thống kê, báo cáo, thanh quyết toán công trình.
2.2.4.2.Kiểm tra vật tư xây dựng đầu vào trước khi thi công
21
Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện…
được đưa vào quá trình xây lắp tạo ra các công trình hoàn thiện. Vật tư có vai trò
quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng thi công xây
dựng. Quản lý và sử dụng đúng các chủng loại vật tư, đảm bảo số lượng và chất
lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng
thi công. Nhận rõ tầm quan trọng của vật tư trong quá trình thi công xây lắp. Công
ty thực hiện quản lý toàn bộ quá trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật
tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công, bao gồm:
- Nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hàng hoá.
- Kho tàng đạt tiêu chuẩn.
- Thủ quỹ tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất tốt.
- Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thường

xuyên, phản ánh đúng đủ số lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồn gốc
vật tư.
- Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản
nghiệm thu vật tư.
Trên cơ sở các hoạt động quản lý này, Công ty quy định rõ trách nhiệm cụ
thể của các phòng chức năng và các bên liên quan như sau:
- Phòng KH-KT có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc xét duyệt tiến độ
cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiện phương án quản lý vật
liệu). Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tại công trình như: kho tàng, hệ
thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốc chất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản
nghiệm thu.
- Phòng TC-KT tham mưu cho Giám đốc Công ty xét duyệt tiến độ cấp vốn
đồng thời đảm bảo kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợp đồng cung cấp
vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, hướng dẫn các đơn vị lập hệ thống
sổ sách mẫu biểu quản lý vật tư, kiểm tra tính pháp lý các chứng từ thanh toán mua
vật tư và các công việc liên quan khác.
- Các đội xây dựng là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật
tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng, chủng loại vật tư đưa vào công trình.
22
Có nhiệm vụ lập tổng mặt bằng thi công, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào
thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác
nhận phẩm cấp chất lượng sản phẩm).
Chính nhờ sự quản lý tương đối chặt chẽ như vậy mà tỷ lệ vi phạm chất
lượng vật tư qua các năm tại Công ty đã được cải thiện. Số liệu cụ thể về số vụ việc
vi phạm chất lượng vật tư trong giai đoạn 2009 - 2011 như sau:
Các chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010

Năm
2011
1. Tổng số công trình Công ty thi công 78 65 62
2. Số công trình phát hiện vi phạm chất lượng vật tư 10 8 7
Trong đó:
- Vật tư không có chứng nhận nguồn gốc 5 4 4
- Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng 2 2 1
- Sử dụng vật tư sai lệch về kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế 3 1 2
- Các vi phạm khác 0 1 0
3. Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư: K
vpcl
(%) 12,82 12,31 11,29
Bảng 5: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư giai đoạn 2009 - 2011
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - kỹ thuật)
- Qua bảng số liệu, ta thấy hình thức vi phạm chủ yếu tập trung vào việc
không chứng minh được nguồn gốc vật tư; sử dụng vật tư không đảm bảo chất
lượng và sử dụng vật tư sai lệch kỹ thuật so với thiết kế. Đây là những vi phạm phổ
biến nhất trong công tác quản lý vật tư đầu vào của các công ty trong ngành xây
dựng nói chung.
- Tỷ lệ vi phạm về chất lượng vật tư của Công ty ở mức cao, đều chiếm tỉ lệ
hơn 10%. Công ty đã có những cố gắng trong công tác quản lý vật tư đầu vào nên
đã từng bước giảm được tỷ lệ số vụ việc vi phạm nhưng tỷ lệ giảm là nhỏ bé, chưa
đáp ứng được yêu cầu.
23
Nguyên nhân chủ yếu về tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư còn cao là do quy
trình kiểm tra chất lượng vật tư của Công ty chưa phù hợp. Hoạt động kiểm tra chủ
yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây lắp. Trong khi đó,hoạt động kiểm tra,
đánh giá khả năng của các nhà cung ứng, phương thức vận chuyển vật tư cũng như
chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú trọng ngay từ đầu.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà cung ứng của Công ty chủ yếu dựa trên các

mối quan hệ sẵn với các nhà cung ứng chứ không phải dựa trên yếu tố kỹ thuật.
Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý nguồn cung ứng, tác động
không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng vật tư cho quá trình thi công. Đây cũng là
vấn đề tương đối phổ biến trong các Công ty xây dựng của Nhà nước. Do vậy, Công
ty cần phải đổi mới tư duy theo cách làm việc mới, đặt hiệu quả lên hàng đầu, cải
tiến quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu mua và thuê vật tư.
2.2.4.3.Quản lý trong quá trình thi công
Quản lý thi công là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng biện pháp tổ chức
thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật,
định mức khối lượng, đơn giá công việc… tự kiểm tra chất lượng bằng các thiết bị
kiểm tra tự có hoặc thuê mua, quản lý hệ thống hồ sơ công trình theo quy định.
Trong Công ty, công tác này do Phòng KH-KT đảm nhận trên cơ sở phối hợp với
các bên có liên quan. Công tác quản lý thi công bao gồm các công việc sau:
- Xác nhận khối lượng công tác thi công thực hiện hàng tháng. Nếu công
trình đã kiểm tra được đánh giá không đảm bảo chất lượng theo thiết kế, dự toán và
không có cam kết thi công thì khối lượng công tác thực hiện mà cá đơn vị đưa ra sẽ
không được chấp nhận.
- Lập báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời với Giám đốc khi phát
hiện sai phạm nghiêm trọng trong xây lắp về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chất
lượng vật tư, cấu kiện, biện pháp kỹ thuật không đảm bảo an toàn, thiết bị,máy thi
công không đảm bảo hệ số kỹ thuật…
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công và các tài liệu về nghiệp
vụ, các báo cáo… Lập mẫu báo cáo kiểm tra công trình để theo dõi trong quá trình
thi công của các hạng mục công trình đối với tất cả các đội xây dựng. Tổng hợp,
báo cáo về tình hình chất lượng các công trình đi kiểm tra hàng tháng hoặc hàng
quý.
24
Công ty đã có những thành công nhất định trong công tác quản lý kỹ thuật
thi công, bởi công ty đã dựa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008 để xây dựng
quy trình quản lý thi công cho Công ty. Điều này cho thấy công ty đang từng bước

đổi mới theo hướng phù hợp với xã hội hóa ngày nay.
2.2.5. Quản lý hoạt động nghiệm thu của công ty
Song song với việc thi công là hoạt động nghiệm thu công trình. Nghiệm thu
là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận về chất lượng thi công xây
dựng công trình sau khi đã hoàn thành so với thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ
thuật có liên quan.
Việc kiểm tra nghiệm thu được thực hiện bởi người giám sát thi công xây
dựng công trình của Chủ đầu tư và người phu trách kỹ thuật của Công ty. Trường
hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì
Công ty phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc
tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của Chủ đầu tư thì Chủ
đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi
công xây dựng công trình. Chính vì vậy mà công tác nghiệm thu của Công ty được
thực hiện rất nghiêm ngặt.
Trong phạm vi bài viết, em sẽ phân tích quá trình nghiệm thu của Công ty
HUD 3.2 bao gồm các công việc sau:
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng.
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa
vào sử dụng.
Căn cứ, nội dung và trình tự của từng công việc nghiệm thu sẽ được trình
bày và phân tích chi tiết trong các phần sau đây.
2.2.5.1.Nghiệm thu công việc xây dựng
Công tác nghiệm thu công việc xây dựng tại hiện trường được Công ty quy
định theo sơ đồ dưới đây:
25

×