Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MÔN GDCD THCS BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.2 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Mục Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận :
2. Cơ sở thực tiễn.
2
2
3
II. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nhiệm vụ của đề tài:
2. Phương pháp nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Thời gian thực hiện :
3
3
4
4
4
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng:
2. Giải pháp kinh nghiệm.
3. Kết quả đạt được:
4. Bài học kinh nghiệm.
4
4
7
14
16
IV. KẾT LUẬN CHUNG 18
V. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
1. Đối với phụ huynh:


2. Đối với nhà trường:
3. Đối với địa phương:
18
18
19
19
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 19
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MÔN GDCD THCS
BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận :
1
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nguồn lực con người có vai trò hết sức quan
trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao giáo dục toàn diện, đào tạo những con người
phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, năng lực ứng dụng sáng tạo là vấn đề cấp
bách. Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của người dạy học là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn ngành, của từng nhà
trường, của mỗi giáo viên …
Ngày nay trước sự đổi mới về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ
thông tin ( CNTT) vào dạy học là một việc làm cần thiết nhằm phát huy tính tích
cực sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục và làm cho học sinh yêu
thích môn học hơn. Và bộ môn Giáo dục công dân ( GDCD), một trong những môn
học cũng đã có sự tiếp cận bằng các giờ dạy - học có sử dụng bài giảng điện tử đã
chứng minh được sự hiệu quả và hữu ích.
Với đặc trưng của môn học là một môn khoa học, vấn đề đặt ra là làm thế
nào để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học của thầy và trò đó là vấn đề hết sức
quan trọng. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn GDCD, bản thân
tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những phương pháp dạy học nhằm gây hứng
thú cho học sinh khi học bộ môn của mình để đạt kết quả cao. Đó cũng là vấn đề
được giáo dục quan tâm đặc biệt hiện nay.

Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới hướng tới mục tiêu giáo dục
toàn diện và chủ đề năm học là Ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học. Đó
là nội dung quan trọng trong quá trình dạy học vì nó có tác dụng tích cực hoá các
hoạt động của học sinh làm cho các em hưng phấn trong việc lĩnh hội các tri thức ở
bộ môn nói chung và ở môn GDCD nói riêng. Qua 2 năm nghiên cứu, tìm tòi dần
thực hiện việc giảng dạy môn GDCD có ứng dụng CNTT, bản thân tôi đã đúc kết
thành đề tài: “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC GIÁO DỤC CÔNG
DÂN THCS BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ”
2. Cơ sở thực tiễn.
a) Thuận lợi :
2
Công nghệ thông tin trên đà phát triển. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy rất đa
dạng: Microsoft Power Point và Violet. Nguồn tư liệu phục vụ dạy – học phong
phú đa dạng: Internet, các phương tiện thông tin đại chúng.
Được sự chỉ đạo sâu sát về công tác chuyên môn của phòng giáo dục huyện
Quỳ Hợp, từ năm học 2011-2012 các hoạt động chuyên môn về sử dụng công nghệ
thông tin trong trong dạy-học đã được triển khai và thực thi sâu rộng ở tất cả các
trường, các cụm và tập trung trong tiết dạy chuyên đề của phòng, trong hội thi ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Ban giám hiệu nhà trường đã có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát đầu tư ban đầu
đúng mức cho việc thực hiện soạn giảng bằng giáo án điện tử.
b) Khó khăn :
Điều kiện cơ sở vật chất trang bị cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
còn ở trong sự ràng buộc vì cơ sở vặt chất nhà trường còn thiếu thốn (thiếu phòng
chức năng, máy chiếu…). Khả năng khai thác và sử dụng của đa số giáo viên trong
tổ và bản thân còn hạn chế. Bước đầu, khả năng tập trung vào bài giảng của học
sinh bị phân tán (hình ảnh, âm thanh, …). Việc tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo
chuyên đề bộ môn còn ít. Vì thế đã làm cho giáo viên không có cơ hội để bồi
dưỡng, học hỏi bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ bộ môn.
II. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc ứng dụng CNTT vào
môn GDCD ở trường THCS để giảng dạy một số bài trong chương trình giáo dục
công dân, nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của
giáo viên và học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp cụ thể là:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
3
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên các đối tượng là học sinh lớp 8, 9 ở các khóa học tại
đơn vị trường THCS chúng tối.
4. Thời gian thực hiện :
Từ năm học 2011-2012, 2012-2013 đến năm học 2013-2014.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng:
- Tình trạng phổ biến trong các tiết học môn GDCD chưa sinh động, chưa
cuốn hút vì thiếu hụt về phương tiện cũng như về thông tin. Trong giờ học, học
sinh ít hoạt động nếu có thì chỉ tập trung trả lời một số câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Ít có những giờ học được tiến hành bằng các phương tiện hiện đại, vì thế, việc giải
thích, minh hoạ có sử dụng phương pháp trực quan và dùng hình ảnh thực tiễn còn
có nhiều hạn chế. Chính vì vậy học sinh chưa thực sự tự lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, ít có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của mình, giáo viên còn
gặp khó khăn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh, học sinh chưa thực sự
hứng thú học tập. Do đó chất lượng bộ môn chưa được cao.
Qua điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh và thống kê kết quả
năm học 2011- 2012 khi chưa ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy như sau:

* Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập bộ môn GDCD của học sinh năm
học 2011-2012. Khi chúng tôi chưa ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy bộ
môn GDCD 8, 9 trong trường.
Lớp Số học sinh
Hứng thú học bộ môn
GDCD
Không hứng thú học bộ
môn GDCD
SL TL% SL TL%
9A 34 15 44,1 19 55,9
9B 30 12 40 18 60
8A 26 12 46,2 14 53,8
4
8B 25 10 40 15 60
Tổng số 115 49 42,6 66 57,4
*Bảng kết quả chất lượng năm học 2011-2012 khi giáo viên chưa ứng dụng
CNTT vào trong giảng dạy bộ môn GDCD 8, 9.
+ Chất lượng mũi nhọn: Trong năm học 2011 – 2012 không có học sinh đạt HS
giỏi môn GDCD 9 cấp huyện cũng như HS khá giỏi môn GDCD 8.
+ Chất lượng đại trà:
Lớp
Số học
sinh
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
9 A 34 0,0 13 38,2 21 61,8 0,0
9 B 30 1 3,3 14 46,7 15 50,0 0,0
8 A 26 0,0 8 30,8 16 61,5 2 7,7
8 B 25 1 4,0 7 28,0 15 60,0 2 8,0
Tổng số 115 2 1,7 42 36,5 67 58,3 4 3,5

Đến những năm 2012-2013; 2013-2014, cùng với xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học trên toàn quốc. Trường THCS chúng tôi đã không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào
đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bộ môn GDCD mặc dù là một bộ
môn khoa học xã hội với đặc trưng đa dạng, phong phú về nội dung, thiên về lí
luận, nội dung kiến thức mang tính trừu tượng cao. Song cán bộ giáo viên chúng tôi
đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Từ vận dụng các phương
pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu gương, nêu vấn đề, phương pháp làm việc
theo nhóm Một số giáo viên cũng đã ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết
dạy sinh động, có hiệu quả cao thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học
sinh thức sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả.
a. Những thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học môn GDCD 8,
9 ở trường THCS.
- Được sự quan tâm của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà.
- Ban giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh
đổi mới phương pháp dạy học.
5
+ Nhà trường đã chăm lo trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc
phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học: các phòng học bộ môn, thư viện.
+ Tổ chức phong trào thao giảng đổi mới phương pháp dạy học và được
đông đảo cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia.
- Trường có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính,
thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học. Hiện nay
toàn trường đã có 19/ 20 giáo viên soạn bài bằng máy vi tính ( đạt tỷ lệ 95% )
- Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ chuyển tải được lượng thông tin lớn đến
với học sinh, việc trao đổi tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được
học những giờ học ứng dụng công nghệ thông tin.
b. Những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học
môn GDCD :

* Về phía giáo viên:
Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn GDCD vẫn còn hạn chế,
đa số giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các trường đều chưa có nhiều tiết dạy ứng
dụng công nghệ thông tin. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có
cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả trong nhận thức lẫn hành động, cả
trong khả năng và sự nhiệt tình của giáo viên:
- Một số giáo viên vẫn còn quen với cách dạy cũ .
- Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức.
- Một số giáo viên khác chưa thực sự cố gắng tự học, tự nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT, chưa dám nghĩ dám làm.
- Hầu hết giáo viên chưa sử dụng thành thạo một số phần mềm vi tính. Do vậy
nhiều giáo viên rất ngại làm chủ kĩ thuật phức tạp của máy tính.
- Một số giáo viên đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong
quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, còn mang nặng tính chất trình diễn.
6
Nhiều giáo viên còn ôm đồm kiến thức làm mất thời gian mà hiệu quả giờ dạy chưa
cao.
- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác hơi
nhanh nên dẫn đến việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của học sinh
chưa được cao.
*Về phía học sinh:
Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ có
ứng dụng CNTT. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ
thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy
(cô) giáo giảng quên cả việc ghi bài.
- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép: không biết lựa chọn
thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ.
Căn cứ vào những thực trạng trên bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn GDCD như sau:

2. Giải pháp kinh nghiệm.
Thứ nhất: Xây dựng thư viện tư liệu-học liệu.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn GDCD kho tư liệu là điều kiện
cần thiết và đặc biệt quan trọng vì đặc trưng của bộ môn GDCD là bộ môn trang bị
cho học sinh hệ thống những tri thức đa dạng, phong phú: Triết học, đạo đức, chính
trị, pháp luật. Những bài dạy về đạo đức, chính trị, pháp luật đòi hỏi có tính thực
tiễn cao. Do vậy giáo viên dạy GDCD phải chú trọng cập nhật những sự kiện thông
tin, số liệu mới phục vụ cho quá trình giảng dạy có hiệu quả.
- Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu,
sách báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu. Hiện nay việc ứng
dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa
học hơn và không mất nhiều thời gian như trước, việc khai thác tư liệu có thể lấy từ
các nguồn:
7
+ Khai thác thông tin tranh ảnh từ mạng Internet.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ngoại khoá về Trật tự An toàn giao thông”, chúng ta có thể lấy
các thông tin hình ảnh như: biển báo về ATGT trong đó có tất cả các loại biển báo
mà chúng ta cần tìm như “ biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,
biển báo chỉ dẫn và một số biển báo phụ khác ” mà trong quá trình giảng dạy
chúng ta có thể khai thác hình ảnh các biển báo từ mạng Internet để cung cấp cho
học sinh, hoặc hình ảnh về các vụ tai nạn do công dân khi tham gia giao thông thiếu
ý thức thiếu hiểu biết, để học sinh quan sát bằng trực quan, gây hứng thú học tập
cho học sinh, cũng như nâng cao ý thức chấp hành luật lệ An toàn giao thông cho
học sinh. Những tư liệu đó có ở trên mạng Internet. Chúng ta có thể vào địa chỉ
http:// www.google.com.vn.
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, báo, tài liệu, báo chí, tạp chí…Trong quá trình
tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng
máy ĐTDĐ để scan quét ảnh và lưu vào máy, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu
của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
+ Khai thác từ băng hình, phim, video, các phần mềm tranh ảnh, bản đồ, hình

vẽ thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
Ví dụ: Khai thác đoạn phim hoặc các nhân vật có liên quan đến bài giảng như
hình ảnh một số anh hùng tuổi trẻ trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, La Văn Cầu, Nguyễn Viết
Xuân trong “Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên”, hoặc bài giảng ngoại khoá về
“ Trật tự ATGT” cần thực hiện thao tác: mở các băng hình, các đĩa CD- Rom, lựa
chọn các đoạn phim có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm như:
Windows Movie Maker 2012 hoặc Total Video Convert hay Freemake Video
Converter …, cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành các file dữ liệu trong
thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy.
8
+ Khai thác các hình ảnh tĩnh, động, các phần mềm trên các đĩa CD- ROM,
VCD Chỉ cần kích chuột vào Insert/Picture/From File vào ổ đĩa CD-ROM lựa
chọn tranh, ảnh, hình vẽ cần tìm rồi đưa vào bài giảng.
Với bộ môn GDCD tôi chỉ khai thác những nội dung cần thiết ở các đĩa VCD
hoặc khai thác vận dụng các đĩa CD-ROM của các phân môn khác như CD-ROM
Âm nhạc, Vật lý, Địa lý….khi gặp những nội dung cần thiết, vì hiện nay vẫn còn
rất hạn chế các chương trình phần mềm dành cho môn GDCD.
Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu
phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ
thành trong file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng. Hiện nay đối với bản thân
tôi đã lưu trữ được một số file dữ liệu để phục vụ cho quá trình giảng dạy bộ môn
GDCD như: các dữ liệu về hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh một số anh hùng tuổi trẻ tiêu
biễu trong thời kháng chiến, về môi trường, về vấn đề An toàn giao thông, về các tệ
nạn xã hội, về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, về các thắng cảnh của quê hương
đất nước, và một số di tích lịch sử của địa phương và của đất nước…
Thứ hai: Xây dựng kho bài giảng điện tử:
Chúng ta có thể sử dụng giáo án điện tử để dạy các bài có tính chất thuyết trình,
kiến thức trừu tượng, đặc biệt là những bài học mà có thể khai thác các tư liệu, hình
ảnh, video, phần mềm…

Bộ môn GDCD chưa có bài giảng điện tử sẵn có trên các đĩa CD-ROM bán trên
thị trường. Do vậy giáo viên phải tự soạn bài giảng điện tử dựa vào các phần mềm
ứng dụng sẵn có như Power Point, đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
tương đối đơn giản, phù hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn không chuyên
như môn GDCD. Chương trình này dễ sử dụng, bằng cách đọc sách hướng dẫn
hoặc học hỏi bạn bè, đồng nghiệp thì có thể soạn được bài giảng. Trên thị trường
hiện nay có bán, trên mạng có tài liệu miễn phí hướng dẫn học Microsort Power
Point, giáo viên có thể mua, tải tài liệu về để tự học.
* Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử:
9
- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu tranh, ảnh, phim, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy.
- Lựa chọn các phần mềm, trình diễn, hiệu ứng… để xây dựng tiến trình dạy
học thông qua hoạt động cụ thể.
- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
Trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung của từng bài
giảng. Phải đảm bảo đựợc tính kế thừa và phát triển kết quả và dạy học của bài
trước với bài sau. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù
hợp với thực tiễn. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo để sử
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, điều kiện dạy học
và đặc điểm từng học sinh cụ thể của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung cơ
bản của bài học với nội dung có liên quan để có thể chủ động trong quá trình
hướng dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội được điểm mấu chốt của bài.
Cụ thể như:
- Để dạy tốt một bài đạo đức thì cần phải đảm bảo những nội sau:
+ Nội dung của chuẩn mực đạo đức trong bài là gì? biểu hiện như thế nào? cho
học sinh xem những tấm gương đạo đức chính diện và phản diện.
+ Ý nghĩa tác dụng và phương hướng rèn luyện, cách ứng xử theo yêu cầu của
chuẩn mực đạo đức.

- Để dạy tốt một bài pháp luật thì cần bảo đảm những yêu cầu sau:
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực mà bài học đề cập
tới, cụ thể: Công dân được làm gì? không được làm gì?.
+ Trách nhiệm của công dân và bản thân của học sinh trong việc thực hiện qui
định của pháp luật.
Ví dụ : Khi thiết kế bài giảng “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc”. Đây là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về trách nhiệm
10
của mình trong việc tìm hiểu, bảo vệ, kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
Vì vậy chúng ta phải lựa chọn những tư liệu, tranh, ảnh về các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, những hoạt động tìm hiểu, bảo vệ và tuyên truyền quảng bá, cũng
như các hoạt động-hành vi sai trái bị lên án, xử lí khi vi phạm các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
Hay khi dạy bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội ( GDCD8), cho học sinh xem một
số hình ảnh về những tệ nạn xã hội. Tìm những tấm gương thanh niên đã có nhiều
đóng góp cho các hoạt động tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, mặt khác đưa
ra một số hình ảnh phản diện của một số thanh niên sống buông thả, sa vào các tệ
nạn xã hội, thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức đối với bản thân, gia đình và xã hội.,
như hình ảnh của một số thanh niên tiêm chích ma tuý, đua xe máy từ những hình
ảnh trực quan đó học sinh quan sát, nhận xét và có phản ứng trước những hành
động trên giúp các em khắc sâu được kiến thức một cách nhanh chóng.
Lưu ý : Trong bài giảng điện tử đối với môn GDCD, giáo viên cần đưa những tư
liệu, thông tin, tranh, ảnh hay đoạn phim có tính thực tiễn cao, nhưng những thông
tin, số liệu đó phải mang tính thời sự, phải chuyển tải được nội dung bài giảng thì
bài dạy mới có hiệu quả cao.
Thứ ba: Xây dựng ngân hàng đề thi, bài tập phong phú, đa dạng
Giáo viên cũng cần chú ý xây dựng ngân hàng đề thi đại trà cho các lớp, bên
cạnh đó cũng xây dựng hệ thống đề thi, bài tập, đề cương ôn luyện học sinh giỏi
phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh ở nhiều mức khác nhau. Bên cạnh việc

ra đề của bản thân mình, giáo viên có thể lấy các đề thi tham khảo các nguồn trên
mạng Internet như ở các trang:




11

Lưu ý: Giáo viên cần đa dạng hóa các dạng đề thi, bài tập để kích thích tính tư duy
của học sinh, các dạng đề thi có thể đưa vào kết hợp trong phần luyện tập để rèn
luyện thêm cho học sinh. Cần chú ý đưa thêm hình ảnh vào đề để học sinh phát
hiện và giải quyết.
Ví dụ: Khi dạy bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Khi
giải quyết phần bài tập, giáo viên có thể cho hs quan sát hình sau:
Cưa, đục bom lấy thuốc nổ và sắt phế liệu
Giáo viên có thể nêu câu hỏi:
? Hãy nêu suy nghĩ của em về nội dung bức hình trên? Nếu là em, em sẽ làm gì khi
bắt gặp?
12
Để học sinh bộc lộ suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn, phù hợp sau khi học
xong nội dung bài.
Hoặc giáo viên có thể chiếu một đoạn phim tư liệu có nội dung tương tự và đặt câu
hỏi như trên.
Thứ tư: Đa dạng hoá các phương pháp dạy học:
Bên cạnh ứng dụng CNTT được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần
tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hoá các
hình thức dạy học, phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn
đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh
tự học, tự nghiên cứu…Tuỳ theo đặc điểm của từng bài, tuỳ theo đối tượng học
sinh để sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp mới có thể đạt được hiệu quả

cao trong dạy và học.
Thứ năm: Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho việc học tập bộ
môn GDCD.
Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp làm việc theo nhóm được xem là những phương pháp học mới so với
phương pháp học thuộc lòng truyền thống trước đây. Những năm gần đây, việc ứng
dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng
dụng CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành
thạo nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính
năng động sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng
dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng
chung trong giáo dục thời đại hiện nay.
+ Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu cầu
các em tìm kiếm thông tin ở mạng Internet để phục vụ công việc học tập theo
những chủ đề nhất định hoặc tìm nhanh ở địa chỉ: http:// www.google.com .vn ở trên
mạng Internet về các vấn đề các em muốn tìm hiểu nhanh.
3. Kết quả đạt được:
13
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, mỗi khi giáo viên sử dụng, ứng dụng CNTT
vào bài giảng thì học sinh cảm thấy thích thú học tập, các em có điều kiện học hỏi
lẫn nhau, biểu lộ rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề mà nội dung bài học đặt
ra. Bởi thế, một khi giáo viên và học sinh xác định đúng nội dung công việc của
mình thì tiết học sẽ diễn ra một cách thoải mái, thành công và có hiệu quả.
- Kết quả thu được thông qua các tiết dạy:
+ Công việc của người giáo viên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
+ Học sinh tự làm chủ kiến thức bài học một cách độc lập, mỗi cá nhân học
sinh đều biết làm việc và hiểu bài ngay tại lớp.
+ Qua mỗi tiết học, các em cảm thấy mình có ích và có trách nhiệm hơn với
bản thân, với nhóm và với tập thể.
+ 100% giờ dạy đảm bảo thời gian, ý thức học tập, xây dựng bài của mỗi học

sinh được phát huy hết khả năng dẫn đến chất lượng giáo dục có hiệu quả cao hơn.
Học sinh hứng thú với bài giảng có ứng dụng CNTT.
* Từ khi áp dụng phương pháp dạy học ứng dụng CNTT trên bản thân tôi đã
thu được những kết quả như sau:
* Bảng điều tra về mức độ hứng thú học tập bộ môn GDCD năm học 2012-
2013 khi bản thân tôi ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 8B,
8C; 9A, 9B như sau:
Lớp Số học sinh
Hứng thú học bộ môn
GDCD
Không hứng thú học bộ
môn GDCD
SL TL% SL TL%
9A 24 20 83,3 4 16,7
9B 22 17 77,3 5 26,7
8B 28 21 75 7 25
8C 27 24 88,9 3 11,1
Tổng số 101 82 81,2 19 18,8
*Kết quả chất lượng năm học 2012-2013 khi tôi ứng dụng CNTT vào trong
giảng dạy bộ môn GDCD ở các lớp 8B, 8C; 9A,9B.
+ Chất lượng mũi nhọn:
14
- Năm học 2012-2013 tôi đã bồi dưỡng và đưa 04 học sinh lớp 9 tham dự kì thi
học sinh giỏi huyện môn GDCD, kết quả điểm đạt cả 04 em ( trên 10 điểm
theo thang điểm 20); được xét công nhận 02 em HSG cấp huyện.
- Cũng trong năm học 2012-2013 tôi bồi dưỡng và đưa tiếp 04 em học sinh lớp
8 tham gia kì thi Khảo sát học sinh khá giỏi cấp huyện, kết quả điểm đạt trên
10/20 mỗi em và công nhận HS khá giỏi cấp huyện 04 em.
+ Chất lượng đại trà ( có áp dụng CNTT đối với các lớp này):
Lớp

Số học
sinh
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
9A 25 3 12,0 7 28,0 15 56,0 0 0,0
9B 22 3 13,6 6 27,3 13 54,5 0 0,0
8C 27 4 14,8 13 48,1 10 33,3 0 0,0
Tổng số 84 10 11,9 26 31,0 38 45,1 0 0,0
- Khối lớp không áp dụng CNTT do các giáo viên khác giảng dạy ở năm học
2012-2013:
Lớp
Số học
sinh
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
8A 27 0 0,0 12 44,4 14 51,9 1 3,7
8B 28 0 0,0 8 28,6 19 67,9 1 3,6
Tổng số 55 0 0,0 20 36,4 33 60,0 2 5,6
*Kết quả chất lượng học kì I năm học 2013-2014 khi tôi tiếp tục ứng dụng
CNTT vào trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 8B, 9C.
+ Chất lượng mũi nhọn:
- Năm học 2013-2014 tôi đã bồi dưỡng và đưa tiếp 04 học sinh lớp 9 ( trên cơ
sở năm học 2012-2013) tham dự kì thi học sinh giỏi huyện môn GDCD, kết
quả điểm đạt cả 03 em ( trên 10 điểm theo thang điểm 20); được xét công
nhận HSG cấp huyện 03 em ( trong đó có 01 em đạt giải nhì cấp huyện)
+ Chất lượng đại trà:
- Khối lớp có áp dụng CNTT và do tôi trực tiếp giảng dạy ở HKI năm học
2013-2014:
Lớp Số học sinh
Giỏi Khá TB Yếu

15
SL % SL % SL % SL %
9C 26 9 34,6 11 42,3 6 23,1 0 0,0
8B 22 2 9,1 11 50,0 9 40,9 0 0,0
Tổng số 48 11 22,9 22 45,8 15 31,
3
0 0,0
- Khối lớp không áp dụng CNTT do các giáo viên khác giảng dạy ở HKI năm
học 2013-2014:
Lớp Số học sinh
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
9A 25 2 8,0 8 32,0 12 48,0 3 12,0
9B 28 2 7,1 9 32,1 15 53,6 2 7,1
8A 24 0,0 10 41,7 13 54,2 1 4,2
Tổng số 77 4 5,1 27 35,0 40 51,9 6 8,0

Có được kết quả trên chính là nhờ sự nỗ lực và quyết tâm cao của bản thân tích
cực ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học và sự tích lũy chuyên môn, học
hỏi đồng nghiệp về vấn đề ứng dụng CNTT, được sự quan tâm của ban lãnh đạo
nhà trường và đặc biệt là sự ủng hộ nhịêt tình của học sinh trong quá trình học tập.
4. Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình giảng dạy ở trường, với các tiết dạy ứng dụng CNTT, áp dụng các
biện pháp đã thực hiện như được trình bày ở trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm như sau:
*Thứ nhất: Điều cần lưu ý trong quá trình giảng dạy là: Giáo viên là người
hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp
thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn
phim phục vụ bài dạy. Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo

dục con người không thể “Công nghệ hoá” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục
không thể quy trình hoá được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục
thẫm mỹ…Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng
CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất.
16
*Thứ hai: Soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm
thanh, tiếng động, phải phù hợp không lạm dụng. Trong giáo án điện tử việc dùng
màu chữ, phong chữ, cỡ chữ và màu phong nền là điều cần lưu ý. Màu chữ, phong
nền phải phù hợp, không lạm dụng các màu sắc, không được sặc sỡ, cỡ chữ không
quá to, không quá nhỏ (Cỡ chữ 28-32 font Times New Roman là vừa). Nếu dùng
không đúng, không chuẩn, sẽ không đảm bảo được tính thẩm mỹ và khó có thể
chuyển tải được nội dung bài học.
*Thứ ba: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài học của học sinh để có hướng điều chỉnh
kịp thời. Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng
slide chi tiết, học sinh phải nhận biết được nội dung nào là nội dung cần ghi chép,
nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên…
*Thứ năm: Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có
hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học tự nâng cao trình
độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng CNTT. Để nâng cao khả
năng sử dụng CNTT, ngoài việc học thêm ở các lớp tin học, giáo viên có thể tự
học (Ví dụ: Giáo viên có thể tự học cách soạn giáo án điện tử thông qua phần mềm
hướng dẫn tự học Microsoft Powerpoint hoặc có thể tự học ở bạn bè, đồng nghiệp,
những giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn liên quan đến ứng dụng
CNTT…). Điều quan trọng là giáo viên phải đóng vai trò là người học thường
xuyên để có thể thực hiện được cuộc cách mạng giáo dục nói chung, về phương
pháp dạy và học nói riêng, đang được đặt ra hiện nay và xu thế là sử dụng CNTT
như là một công cụ dạy học có hiệu quả cao.
IV. KẾT LUẬN CHUNG
17

Môn học GDCD ở trường THCS là một môn học có chức năng cực kỳ quan
trọng, là môn học trực tiếp hình thành các phẩm chất và các kỹ năng theo các
chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Hình thành niềm tin có cơ sở khoa học về lý tưởng
cao đẹp mà con người luôn luôn vươn tới sự tất thắng của Chân - Thiện - Mỹ.
Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh những phương pháp tư duy biện chứng, tích cực
đấu tranh chống những cái sai, cái cũ, cái lỗi thời, cái tiêu cực và lạc hậu. Biết kế
thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong bước hình thành ở học sinh thói
quen và kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống, học tập, lao động
và sinh hoạt. giúp học sinh định hướng đúng đắn về các giá trị đạo đức, pháp luật,
các tư tưởng chính trị trong hoạt động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và sau này.
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học
và công nghệ. Sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một
trong những nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội và ngành giáo dục nói riêng.
Muốn theo kịp các nước tiên tiến, đón đầu sự pháp triển đòi hỏi phải đổi mới giáo
dục một cách đồng bộ: Chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá và đặc biệt
cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Sự ra đời của phương pháp mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải
có ý thức và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có
thể đạt được hiệu quả cao và CNTT là một thách thức đòi hỏi cả giáo viên lẫn học
sinh cần phải biết học hỏi, khai thác, ứng dụng để biến nó trở thành công cụ đắc
lực góp phần đổi mới phương pháp dạy – học có hiệu quả.
V. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
1. Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về cơ sở vật
chất, nhất là các trang thiết bị tin học tạo điều kiện cho con em học tập tốt.
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho
con em của mình thông qua học tập bộ môn GDCD ở trường.
2. Đối với nhà trường:
18
- Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học

nhất là các tài liệu và các thiết bị tin học phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong
thời đại mới.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên và học tập
của học sinh một cách đồng bộ và thường xuyên.
- Tổ chức thảo luận các chuyên đề ứng dụng CNTT cho tất cả các giáo viên
thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học,
nắm bắt kịp thời với sự phát triển của CNTT trong thời đại mới.
3. Đối với địa phương:
- Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet và các điểm dịch vụ không lành
mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh cũng như đạo đức của
học sinh trong thời đại thông tin phát triển mà một số đối tượng học sinh không biết
chọn lọc và tiếp thu những mặt tích cực mà CNTT đem lại cho các em.
- Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp kịp thời trong việc dạy và học.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THCS –
Nguyễn Hữu Khải (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2009.
2/ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD 8, 9 – Đinh Văn
Đức ( Tổng chủ biên) - Nhà xuất bản Đại học sư phạm - năm 2012.
3/ Sách giáo khoa GDCD 8, 9 - NXB Giáo dục – năm 2011.
4/ Sách giáo viên GDCD 8, 9 - NXB Giáo dục – năm 2011.
5/ Phân phối chương trình môn GDCD Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
năm 2011.
∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞
Qùy Hợp, ngày 18 tháng 3 năm 2014
Người viết


19

×