Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Định hướng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 50 trang )

Lê Mạnh Linh – CQ503372
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập là trung thực
và do chính tôi nghiên cứu, sưu tầm và phân tích đánh giá.
Tác giả chuyên đề
Lê Mạnh Linh
Lê Mạnh Linh – CQ503372
MỤC LỤC



 !"##$%&%'
#()*+#,&##$%&%'-.
/012345667869
#$%&%':;<#%=#,&%& %>667?=69
#$@;AB!<C
2D8345667869
.2EFGH8I/347
.$ J%%KLB M#&'%N'B%OB&PQ7
.;#R;?R;%K%K$%SB#&'LT=%U V
WX26
YIDZW[2\2]^^_^`012D
8346
0ab2882[\48c6C6
;+@d6
eUS6
>!#Bf#g;U:;%%;+@dhUeUS#,&U%=%=Bi!Q%& ?=S 
6Ch#'*j*#kB%&Nk%N& )%l<+mj%l&;-
^WX2W[22]^^_^`012D
8348c6C.


B #,& )%l<:;<#B&!"Un#*J#o%NMB%$ J%##$%&%':;<#
%=.
pKiBBq**Un#*J#o%NMB%$ J%##$%&%':;<#%=#,&%&
?=S 6CC
Lê Mạnh Linh – CQ503372
DANH MỤC BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 1 Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 7
Bảng 2
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-
2011
12
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Bảng 3 Xuất nhập khẩu dịch vụ từ 2007 đến 2011 13
Bảng 4
Số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai
đoạn 206 – 2011
16
Bảng 5 Tình hình tài trợ ODA cho Việt Nam gian đoạn 2007 – 2011 20
Bảng 6
Quy mô dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2011
24
Lê Mạnh Linh – CQ503372
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung Trang
Biều đồ 1 Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007 – 2011 8
Biểu đồ 2 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011
9
Biểu đồ 3 Vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

16
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Lê Mạnh Linh – CQ503372
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày
càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi
xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập
khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và
ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác.
Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng
với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng.
Trong bối cảnh đó, để có những chính sách đúng đắn và kịp thời cho nền kinh tế
thì việc theo dõi sự biến động của cán cân thanh toán quốc tế ngày càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Với đề tài “Định hướng và giải pháp khắc phục tình
trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đến năm 2015”, em
xin được trình bày làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn biến
ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những biện pháp nhằm thăng bằng cán cân thanh toán
của Việt Nam trong thời gian gần đây.Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
GS.TS.Đỗ Đức Bình, cùng thầy giáo Lê Tuấn Anh đã giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.
Mục tiêu của chuyên đề này nhằm phân tích đánh giá thực trạng cán cân
thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011, đồng thời đề xuất định
hướng giải pháp khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đến
2015
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: Cán cân thanh toán quốc tế

Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: chuyên đề nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam
- Về thời gian: nghiên cứu từ 2007 đến 2011 và kiến nghị định hướng
giải pháp đến năm 2015
Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề: Gồm các phương pháp nghiên cứu
truyền thống như thu thập tài liệu, số liệu, sử dụng các phương pháp thống kê, phân
 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
tích và tổng hợp…để phân tích thực tiễn và rút ra các nhận xét, kết luận cho các
vấn đề nghiên cứu.
Kết cấu của chuyên đề: ngoài phần mở đầu, kết luận…, đề tài gồm có 2
chương:
Chương 1: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam giai đoạn
2007 – 2011
Chương 2: Triển vọng và định hướng giải pháp khắc phục tình trạng
thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đến năm 2015
 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN
1.1.1. Khái niệm về cán cân thanh toán
Thuật ngữ cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện cùng với sự ra đời và phát
triển của phạm trù tài chính quốc tế.
Vào thế kỷ thứ 15,16 hoạt động thương mại quốc tế trở nên phát triển, các
nhà kinh tế rất quan tâm đến sự cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập
khẩu( cán cân thương mại) bởi lẽ nó ảnh hưởng đến trạng thái thị trường kim loại
vàng của một quốc gia. Cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa kinh tế tự

do phát triển mạnh, bên cạnh các khoản thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu, các
quốc gia còn có những khoản thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế
lẫn nhau. Từ đó cán cân đối ngoại mở rộng hơn ngoài phạm vi là cán cân thương
mại. Đến đầu thế kỷ 20, do sự phát triển các hình thức đầu tư vốn trực tiếp, gián
tiếp giữa các quốc gia, cho nên nhu cầu thiết lập một cán cân thanh toán tổng hợp
để phản ánh tất cả những ràng buộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày
càng trở nên cấp bách.
Tuy vậy, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước mới thiết lập cán
cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh. Để thực hiện chức năng giám sát tiền tệ của các
nước thành viên, vào năm 1948 IMF đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các
nước thành viên trong việc thống nhất lập báo cáo về cán cân thanh toán quốc tế
của mình.
Theo IMF thì, cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo thống kê ghi
chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không
cư trú.
Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về BOP như sau:
- BOP là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu
được với các khoản tiền chi trả cho nước ngoài của một nước trong một thời gian
nhất định.
- BOP là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức
tiền tệ của một nước với các nước khác.
Từ các khái niệm trên cần lưu ý một vài điểm như sau:
 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Thứ nhất, “Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các
công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế…Căn cứ xác
định “người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về thời gian sinh
sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại, thường là 1 năm
(một số qui định là hơn 6 tháng).
Thứ hai, Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho

Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức quốc
tế (IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”.
Thứ ba, Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau,
thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
Thứ tư, Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa
bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú”.
1.1.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán:
1.1.2.1.Cán cân thường xuyên
Cán cân thường xuyên trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép
những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư
trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước
cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ
được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư
trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực
đen).Thặng dư tài khoản thường xuyên xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF
soạn năm 1993,cán cân thường xuyên bao gồm:
- Cán cân thương mại ( Trade Balance)
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản thường xuyên của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa ưcủa một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý
hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi
mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi
mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh
lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư
thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy
. | ^ & B r

Lê Mạnh Linh – CQ503372
nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng
dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách
xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng
hóalẫn dịch vụ.
- Cán cân dịch vụ (Services)
Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu
chính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác giữa người
cư trú với người không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu hàng hoá xuất khẩu dịch
vụ làm phát sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên có và có dấu dương; nhập
khẩu ngoại tệ làm phát sinh cầu ngoại tệ.Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất
nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập
khẩu hàng hoá.
- Cán cân thu nhập (Incomes)
Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ hoạt
động đầu tư.
+ Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trú hay
ngược lại.
+ Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ
đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến han phải trả của các khoản vay giữa
người cư trú và không cư trú.
- Cán cân chuyển giao thường xuyên một chiều (Current Transfers)
Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển
giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển
cho người không cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao thường xuyên một
chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú
các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào bên có
(+), các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ (-). Nhân tố
chính ảnh hưởng lên chuyển giao thường xuyên một chiều là lòng tốt, tình cảm

giữa người cư trú và người không cư trú.
1.1.2.2. Cán cân luồng vốn
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân luồng vốn) là một bộ phận của cán cân
thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài
sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ)
giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố
C | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong
nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay
dòng vốn vào ròng).Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài
khoản thường xuyên.
Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn
ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính.
1.1.2.3. Cán cân tài trợ chính thức
Gồm dự trữ ngoại hối của quốc gia, các khoản vay giữa các ngân hàng Trung
ương của các quốc gia, nhằm làm cho cán cân thanh toán của các quốc gia về trạng
thái cân bằng.Cán cân tài trợ chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục :
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR)
- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L)
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của
quốc gia lập cán cân thanh toán (≠)
OFB = ΔR + L + ≠
Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và giảm thì
ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây.
1.1.2.4. Nhầm lẫn và sai sót
Sở dĩ có các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong CCTTQT là do:
- Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều.
do vậy trong quá trình thống kê rất dễ dẫn đến sai sót.
- Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh

toán.
1.2. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM TỪ 2007 ĐẾN 2011
1.2.1. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2007 đến 2011
9 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Bảng 1: Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
(Đơn vị tính: tỷ USD)
2007 2008 2009 2010 2011
CÁN CÂN
THƯỜNG XUYÊN -9.8 -11.1 -8.0 -13.2 -10.2
Cán cân thương mại -14.5 -14.2 -8.9 -10.1 -10.42
Cán cân dịch vụ -1.3 -1.0 -1.2 -1.9 -1.65
Thu nhập từ đầu tư -2.1 -4.9 -4.9 -5.4 -4.76
Chuyển tiền 8.1 9.0 7.0 6.8 6.63
CÁN CÂN LUỒNG
VỐN 23.7 13.4 12.3 9.2 13.3
FDI ròng 9.2 10.0 7.4 10.5 7.9
Vay trung và dài hạn 2.9 1.1 4.9 1.2 3.1
Vốn khác 2.8 2.9 -0.1 -3.5 0.5
Đầu tư gián tiếp 8.8 -0.6 0.1 1.0 0.0
CÁN CÂN TỔNG
THỂ 13.8 1.4 -8.8 -4.0 3.1
CÁN CÂN TÀI TRỢ
CHÍNH THỨC -13.8 -1.4 8.8 4.0 -3.1
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN; IMF Country Report No. 10/281,
September 2010; Tổng cục thống kê, WB
Từ năm 2007 đến năm 2011, cán cân thường xuyên của Việt Nam luôn trong
tình trạng thâm hụt. Sự thâm hụt cán cân thường xuyên này nguyên nhân chủ yếu là
từ thâm hụt cán cân thương mại. Cũng trong giai đoạn này, nhờ có cán cân luồng
vốn mà cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đã có thặng dư vào 2 năm 2007

7 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
và 2008, trong các năm còn lại, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam vẫn bị
thâm hụt.
Biểu đồ 1: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007 – 2011
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 1.1 trên cho ta thấy rõ hơn tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của
Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011. Luồng vốn chảy vào Việt Nam trong giai đoạn
này có xu hướng giảm dần, trong khi đó thâm hụt cán cân thường xuyên có xu
hướng tăng lên, kéo theo sự thâm hụt của cán cân thanh toán tổng thể.
1.2.2. Cán cân thường xuyên
1.2.2.1. Cán cân thương mại
1.2.2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 –
2011
V | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Biểu đồ 2: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ biểu đồ có thể thấy rằng cán cân thương mại của Việt Nam liên tục thâm
hụt từ năm 2007 đến năm 2011. Năm 2007 là sự mở đầu cho giai đoạn thâm hụt
cán cân thương mại trầm trọng. Trong quá khứ, trong hai năm 2000,2001 cán cân
thương mại của Việt Nam thặng dư. Bước sang năm 2002 cán cân thương mại lại
thâm hụt 1.054 triệu USD, con số này tiếp tục lên cao trong các năm 2003, 2004.
Đến năm 2005, 2006 mức thâm hụt cán cân thương mại tuy có giảm nhưng vẫn ở
mức cao, và dặc biệt trong năm 2007, cán cân thương mại thâm hụt ở mức kỷ lục
s | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
cao lên tới 14.2 tỷ USD, chủ yếu do tốc độ tăng của xuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng
của nhập khẩu.

Năm 2008.cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt cao hơn năm 2007, lên tới
18 tỷ USD. Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao. Theo
Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 4,9
tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác
tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối năm và lượng gạo xuất
khẩu đã tăng trở lại.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ
USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể
cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu;
khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Trong tổng
kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ đạt
11,6 tỷ USD, ASEAN đạt 10,2 tỷ USD, EU đạt 10 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,8 tỷ
USD. Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, ASEAN đạt 19,5 tỷ USD, Trung
Quốc đạt 15,4 tỷ USD, EU đạt 5,2 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,3 tỷ USD.
Một thực tế có thể nhận thấy là trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam xuất
siêu với Hoa Kỳ và EU nhưng nhập siêu từ Trung Quốc và các nước ASEAN rất
lớn, trong năm 2008, Việt Nam đã nhập siêu hơn 10 tỷ USD với Trung Quốc và
hơn 9 tỷ USD với các nước ASEAN, nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới
khiến cho thị trường các nước này cũng bị giảm sút và hàng hóa giá rẻ của các
nước này đã ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam.
Năm 2009 là năm kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, giá cả hàng hóa thế giới sau thời kì tăng giá vào khoảng 3
quý đầu năm 2008 đã có chiều hướng giảm mạnh trên thị trường thế giới cùng với
xu hướng giảm mạnh của giá dầu, điều này gây ra khó khăn cho hoạt động xuất
khẩu của nhiều nước và Việt Nam.
Nếu như trong các năm 2005-2006, kiều hối (chiếm hơn 90% khoản mục
“Chuyển giao”) đã vượt quá nhu cầu cần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, làm
giảm nhẹ đáng kể thâm hụt của cán cân thường xuyên, thì nay, tình hình trên đã trở

nên xấu hơn nhiều trong năm 2009.
Tình trạng xuất nhập khẩu năm 2009
6 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Trái ngược với tăng trưởng xuất khẩu xấp xỉ 30% vào năm 2008 thì đến năm
2009, xuất khẩu chỉ đạt 56,584 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2008, đây cũng là
lần đầu tiên sau 20 năm kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó. Đóng góp
vào việc giảm kim ngạch XK trong năm 2009 phải kế đến dầu thô chiếm 69,7%;
giày dép chiếm 12,6%; cao su xấp xỉ 6,8%; cà phê 6,7%; gỗ và các sản phẩm từ gỗ
4,7%; thủy sản 4,4%
Còn về Nhập khẩu, kim ngạch cả năm 2009 là 68,83 tỷ USD giảm 14,7% so
với năm 2008. năm 2009 là năm thứ hai, sau năm 2998 kim ngạch NK giảm so với
năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn ( năm 1998 giảm 0,8%). Đóng góp
vào việc kim ngạch NK giảm trong năm 2009 là do xăng dầu chiếm 40%; sắt thép
chiếm khoản 13,2%; máy móc thiết bị dụng cụ và phương tiện chiếm 6,1%; nguyên
liệu dệt may giày dép chiếm 3,5%
Như vậy ta có thể thấy trong năm 2009 cả kim ngạch NK và XK đều giảm so
với năm 2008. tuy các mặt hàng xuất nhập khẩu đều tăng về lượng nhưng kim
ngạch XNK vẫn giảm là do giá hàng hóa XNK giảm mạnh trong năm 2009 thậm
chỉ có những hàng hóa bình quân cả năm giảm đến 40%. Về phía XK, giá dầu thô
xuất bán bình quân chỉ đạt khoảng 46,3USD ( giảm tới 38,5% so với năm 2008,
năm 2008 giá bình quân là 75,3%). Tiếp đến là giá cao su giảm 32%; cà phê 27%;
than đá 26%; gạo 25%; hạt tiêu 24%; hạt điều 13% riêng mặt hàng dệt may, có
kim ngạch XK lớn nhất trong năm 2009 thì giá bình quân năm 2009 cũng giảm từ
10-15% so với năm 2008. nhập khẩu cũng giảm mạnh so với năm 2008 cũng là do
giá bình quân các mặt hàng NK cũng đã giảm đáng kể. bình quân giá xăng dầu NK
đã giảm 42%; lúa mỳ giảm 40%; phân bón 35%; sắt thép 32%; chất dẻo 24%; sợi
dệt 15%
Hoạt động thương mại nói chung về xuất khẩu (XK) nói riêng năm 2009 chịu
ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu

hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia
tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt
động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít
đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập
khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu
thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản bị sụt giảm mạnh so với
năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn
và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tính chung năm 2010, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 32,1 tỷ USD tăng
15,7% so với cùng kì năm 2009 ( cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6% cả
năm). Theo số liệu mới nhất của cục Hải quan thì tổng kim ngạch XNK hàng hóa
 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
việt nam trong năm 2010 đạt 14,11 tỷ USD tăng 23,6% so với cùng kì năm 2009.
trong đó XK là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và NK là 52,95 tỷ USD tăng 25% so với
cùng kì năm 2009.
Trong năm 2010 các mặt hàng XK chính của Việt nam vẫn là hàng dệt may,
gạo, hàng thủy sản, dầu thô, cao su, giày dép các loại, hóa chất, dây cáp điện và tàu
thuyền các loại… còn các mặt hàng NK chính là xăng dầu các loại, chất dẻo
nguyên liệu,phân bón các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính sản
phẩm điện tử và linh kiện, ô tô nguyên chiếc, sắt thép các loại, nguyện liệu phụ dệt
may da giày, xe máy nguyên chiếc…
Chúng ta biết rằng, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là những mặt
hàng nông nghiệp, chỉ ở dạng thô mà vẫn chưa qua gia công chế biến hoặc những
mặt hàng có yêu cầu kĩ thuật thấp, không có tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, chúng ta
lại nhập về các mặt hàng đã qua chế biến, những công nghệ thiết bị phục vụ sản
xuất trong nước…đó chính là lý do Việt Nam luôn là một nước nhập siêu.
Bảng 2: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: tỷ USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

Cán cân
thương mại
2007 48.561 62.764 -14.203
2008 62.685 80.713 -18.028
2009 57.96 69.948 -12.852
2010 72.2 84.801 -12.609
2011 96.9 106.749 -9.849
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là:
Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%;
điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng
27,3%; thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng 21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9%;
máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9
 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
tỷ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6 tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà
phê 2,7 tỷ USD, tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD,
giảm 5,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1
tỷ USD, tăng 53,6%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so
với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2%. Kim ngạch nhập
khẩu của nhiều mặt hàng năm 2011 tăng so với năm trước, chủ yếu vẫn là nhóm
hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, trong đó máy
móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,2 tỷ USD, tăng 12%; xăng, dầu đạt 9,9 tỷ
USD, tăng 62,2%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng 26,1%; chất dẻo đạt 4,7 tỷ USD, tăng
25,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép 2,9 tỷ USD, tăng 12%; hóa chất đạt 2,7
tỷ USD, tăng 25,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, tăng 16,3%; thức ăn gia
súc và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,2%.
Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm 2011 có phần

đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuất khẩu là
39,3% và mức tăng nhập khẩu là 29,2%. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (kể
cả dầu thô) chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; kim ngạch nhập khẩu
chiếm 45,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung, nhập siêu hàng hóa năm 2011 là 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất
trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp
nhất kể từ năm 2002.
1.2.2.2. Cán cân dịch vụ
Bảng 3: Xuất nhập khẩu dịch vụ từ 2007 đến 2011
Đơn vị : triệu USD
2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu 6460 7006 5766 7460
Dịch vụ vận tải 1879 2356 2062 2306
Dịch vụ bưu chính viễn thông 110 80 124 137
Dịch vụ du lịch 3750 3930 3050 4450
Dịch vụ tài chính 332 230 175 192
Dịch vụ bảo hiểm 65 60 65 70
Dịch vụ Chính phủ 45 50 100 105
Dịch vụ khác 279 300 190 200
 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Nhập khẩu 7177 7956 8187 9921
Dịch vụ vận tải 4079 4974 5508 6596
Dịch vụ bưu chính viễn thông 47 54 59 79
Dịch vụ du lịch 1220 1300 1100 1470
Dịch vụ tài chính 300 230 153 195
Dịch vụ bảo hiểm 461 473 354 481
Dịch vụ Chính phủ 40 75 141 150
Dịch vụ khác 1030 850 820 950

Nguồn: Tổng cục thống kê
Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so
với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị
nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD,
tăng 24,9%. Năm năm này bất ngờ cán cân dịch vụ thâm hụt mạnh (717 triệu USD)
tăng 32,59 lần so với năm 2006. Nguyên nhân chính ở đây là do sự gia tăng nhập
khẩu của ngành dịch vụ vận tải( thâm hụt gần 1,5 tỷ USD).
Cùng với sự mở cửa nền kinh tế,các ngành kinh doanh dịch vụ phát triển
mạnh mẽ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu chi cán cân thường xuyên.
Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm
2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không
đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng
trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với
năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng
không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%.
Sang năm 2009, với ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế, cùng với khó
khăn từ thiên tai, dich bệnh. Cán cân dịch vụ thâm hụt 1,2 tỷ USD. Trong các
ngành chỉ có ngành viễn thông là tăng lên từ 80 lên 120 triệu USD. Nhìn chung
tổng xuất nhập khẩu của ngành dịch vụ đều giảm. Trong đó ngành du lịch đóng vai
trò quan trọng trong cán cân dịch vụ bị xụt giảm nhiều nhất (gần 900 tiệu USD ,
trong khi đó xuất khẩu toàn ngành dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 giảm chưa
tới 1,3 tỷ USD).
Sang năm 2010, cán cân dịch vụ thâm hụt gần 2.5 tỷ USD
Đánh giá chung về xuất nhập khẩu dịch vụ:
Thứ nhất, quy mô xuất khẩu dịch vụ nói chung còn rất nhỏ. Rất nhỏ khi xét
trên các góc độ khác nhau. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim
. | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
ngạch xuất khẩu (gồm cả kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ) vừa nhỏ và lại có xu hướng giảm đi (năm 2005 còn chiếm 11,6%, năm

2006 giảm xuống còn 11,4%, năm 2007 giảm xuống tiếp còn 11,1%). Tốc độ tăng
của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn luôn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu
hàng hóa (năm 2006 tăng 19,5% so với tăng 22,7%, năm 2007 tăng 18,2% so với
tăng 21,5%).
Thứ hai, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số bất hợp lý và chuyển dịch
chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 55,2%
tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực, ở châu
Á và trên thế giới (bình quân lượt khách tính trên 100 dân của Việt Nam mới đạt
khoảng 5 người, trong khi của Campuchia là 8,1, của Lào là 15,4, của Thái Lan là
18,4, của Malaysia là 61,3, của Singapore là 199,4, của khu vực Đông Nam Á là
10,6, của Hồng Kông là 320,8, của toàn thế giới là 10,9, của châu Âu là 10,9, của
châu Mỹ 14,8, của châu Đại Dương là 14,8 ). Ngoài du lịch, một số loại dịch vụ
khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ
bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%
Ngay dịch vụ hàng hải của một nước có vùng biển rộng hàng triệu km2, có bờ biển
dài trên 3.000 km, nhưng chỉ chiếm 13,4%.
Thứ ba, trong xuất, nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn ở vị thế nhập siêu.
Năm 2005 nhập siêu 215 triệu USD, năm 2006 nhập siêu 22 triệu USD, năm 2007
nhập siêu 367 triệu USD, năm 2010 là 860 triệu USD. Những yếu tố làm mất cân
đối cán cân xuất, nhập khẩu dịch vụ gồm có cước phí I, F hàng hóa nhập khẩu do
nước ngoài thu được ở mức rất lớn và tăng nhanh qua các năm (năm 2005 là 1.509
triệu USD, năm 2006 là 1.812 triệu USD, năm 2007 ước 2.482 triệu USD); dịch vụ
bảo hiểm xuất khẩu chỉ có 65 triệu USD, nhưng nhập khẩu lên đến 210 triệu USD;
dịch vụ khác xuất khẩu có 277 triệu USD, nhưng nhập khẩu lên tới 1.030 triệu
USD. Điều đó chứng tỏ sự vươn lên và sức cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của
doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nhiều loại và thị phần đã rơi vào tay những doanh
nghiệp, tổ chức ngoài nước.
1.2.3. Cán cân luồng vốn
Trái ngược với trạng thái luôn thâm hụt của cán cân tài khoản thường xuyên,

cán cân vốn của Việt Nam luôn ở trong trạng thái thặng dư từ năm 2001 đến
nay.Tổng mức thặng dư của cán cân vốn tính đến năm 2008 ước đạt khoảng 51,875
tỷ USD, bù đắp được trên 71% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản thường xuyên.
Như vậy, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn
2001- 2008 chỉ vào khoảng 20,62 tỷ USD, bằng khoảng 29% tổng mức thâm hụt
C | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
cán cân tài khoản thường xuyên và bằng khoảng 5% GDP
Từ năm 2001 đến nay, Cán cân vốn được cải thiện mạnh mẽ do vốn nước
ngoài tiếp tục chảy vào khi Việt Nam mở cửa hoạt động thương mại đầu tư nhất là
từ sau năm 2007 khi Việt Nam chĩnh thức ra nhập WTO. Trong năm 2009, tỷ trọng
các nguồn vốn này lên tới 40% tổng đầu tư toàn xã hội so với 30% năm 2006 và
khoảng 20% giai đoạn 2001-2005. Điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam ổn định
cán cân thanh toán về trung hạn.
1.2.3.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn
1.2.3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một
nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được
quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó,
với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.
Biểu đồ 3: Vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
9 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
Bảng 4: Số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai đoạn
206 - 2011
Năm
Vốn đăng kí
(triệu USD)

Vốn thực hiện
(triệu USD)
Tỷ lệ vốn được thực hiện
(%)
2006 12004 4100 34.1
2007 21347 8030 37.6
2008 71726 11500 16.03
2009 23107 10000 43.3
2010 19886 11000 55.3
2011 14700 11000 74.83
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trái ngược với trạng thái thâm hụt của cán cân thương mại và cán cân dịch
vụ, cán cân vốn của Việt Nam luôn ở trong trạng thái thặng dư từ 2006 đến nay.
Tổng mức thặng dư cán cân vốn trong 6 năm từ 2006 đến 2011 ước đạt khoảng 72
tỷ USD, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn 2006-
2011 vào khoảng 10.1 tỷ USD.
Năm 2006, nhiều tập đoàn lớn triển khai những dự án đầu tư quy mô vào
Việt Nam . Cả nước thu hút được khoảng 12 tỷ USD vốn FDI, tăng hơn 45% so với
năm 2005, và vượt 32% kế hoạch đầu năm đề ra (6,5 tỷ USD). Tuy nhiên, tổng số
vốn thực hiện chỉ đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 34,16% tổng số vốn đăng ký. Đây là số
vốn đăng ký cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam, vì "đỉnh" cũ - FDI vào Việt
Nam năm 1996 - được ghi nhận cũng chỉ dừng ở mức 8,6 tỷ USD. Nguyên nhân
đầu tiên dẫn tới “mùa vàng” FDI trong năm 2006 là do môi trường đầu tư kinh
doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư… đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo dựng môi trường
cởi mở hơn cho nhà đầu tư. Ngoài ra, với tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế
mới nổi tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã trở thành điểm ngắm đầu tư của những
nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2007, công tác thu hút nguồn vốn FDI đã tăng cao một bước cả về
lượng và chất. Không chỉ đơn thuần tăng về lượng, đạt mức kỷ lục chưa từng có

(21,3 tỷ USD), mà nguồn vốn FDI thu hút còn tăng về chất với tỷ lệ số vốn được
thực hiện tăng lên tới 37,7%, FDI đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý
7 | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điều này đã
minh chứng một cách rõ nét về sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đã
được nâng cao.Việt Nam đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con
mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế. Theo kết quả khảo sát về triển vọng thu hút đầu
tư của Hội nghị Thương mại và Phát triển liên hợp quốc (UNCTAD), Việt Nam đã
vươn lên đứng thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil). Điểm đáng chú ý trong bức tranh về FDI ở nước ta
trong năm 2007 là đã xuất hiện sự gia tăng đầu tư của các tập đoàn, công ty Nhật
Bản và Hoa Kỳ và một số đối tác truyền thống khác như Hàn Quốc, Hồng Kông,
Singapore, Đài Loan Điều này cho thấy, các tập đoàn xuyên quốc gia quan tâm,
sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam biểu hiện bởi làn sóng đầu tư mới tại Việt
Nam với nhiều dự án quy mô vốn lớn từ các nền kinh tế lớn của thế giới.
Con số 21,3 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2007 là do những nỗ
lực trong cải thiện môi trường đầu tư của nước ta. Việc áp dụng thống nhất Luật
Đầu tư đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài - phù hợp hơn với thực
tiễn của đất nước và với thông lệ quốc tế, đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các
doanh nghiệp. Đồng thời, theo đó, loại hình doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng
dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Đây
cũng là thời kỳ mà cơ sở hạ tầng đầu tư trong những năm qua đã bước đầu phát huy
được tác dụng Một nguyên nhân quan trọng là uy tín và vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế đã được nâng cao hơn nhiều với việc trở thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành thành viên không thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Mặt khác, việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các
địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác vận động thu hút và quản
lý hiệu quả hoạt động ĐTNN. Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển
khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động đầu tư ở các địa phương theo cơ chế

liên thông một cửa và đã đạt kết quả bước đầu: thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu
tư được rút ngắn.
Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta
gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém
thuận lợi so với năm trước nhưng năm 2008 đã đạt được kết quả “ngoạn mục” về
thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, đạt khoảng
71.7 tỉ USD , số vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD, chiếm 16,03% tổng số vốn đăng
ký. Số vốn FDI đăng ký đạt mức cao thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước
ngoài đối với môi trường đầu tư nước ta hiện nay. Đây là kết quả đáng khích lệ đối
với các nhà hoạch định chính sách FDI, là thành quả của Chính phủ trong nỗ lực
chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương đến địa
V | ^ & B r
Lê Mạnh Linh – CQ503372
phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch
và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế về giảm thiểu các khó khăn, vướng
mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn là sự tích cực, chủ động trong thu hút và
quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào
hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
doanh nghiệp.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến tình
hình kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó có FDI. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) của nước ta giảm khá nhiều so với năm 2008, chỉ đạt 21,48 tỷ
USD, số vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD, chiếm 46,55%.
Năm 2010, vốn đăng kí có giảm so với 2009 nhưng vốn thực hiện lại tăng
10% so với năm trước.Khoảng cách giữa hai chỉ tiêu vốn này đang rút ngắn lại
nhiều so với hai năm trước đó. một số đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam
như Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ… gần đây đã kiểm soát chặt chẽ hơn dòng
vốn đầu tư ra bên ngoài, trong bối cảnh bản thân nền kinh tế các nước này chậm
phục hồi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi

đó, Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém thời gian qua chậm được cải thiện như
thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của
nhà đầu tư, thậm chí cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài… Những nguyên nhân
này có thể khiến một số đối tác đặt lại vấn đề khi đầu tư. Tuy nhiên giải ngân FDI
vẫn tốt vì đến giai đoạn này, Chính phủ đã chú trọng hơn đến giải ngân để khắc
phục tình trạng vốn đăng ký và giải ngân cách biệt quá lớn.Chắc chắn rằng với sự
đôn đốc, thúc giục của Chính phủ, sự quan tâm của chính quyền địa phương thì sẽ
đẩy được vốn thực hiện lên. Sự sụt giảm mạnh vốn đăng ký có phần nguyên nhân
xuất phát từ việc thu hút vốn cho các dự án bất động sản và bất động sản du lịch,
thường có vốn cam kết lớn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao, đã giảm mạnh trong
năm 2010.
Sau khi chiếm chọn hai vị trí đầu vào năm 2009, đến năm 2010, lĩnh vực lưu
trú ăn uống đã lui về vị trí thứ 6 trong xếp hạng các lĩnh vực có vốn FDI đăng ký
lớn nhất; kinh doanh bất động sản nằm ở thứ hạng 3, nhường chỗ cho công nghiệp
chế biến chế tạo và sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa.
Năm 2011, số vốn FDI giải ngân bằng với lượng giải ngân năm 2010, bên
cạnh đó, con số thu hút vốn FDI cũng giảm đi đáng kể so với năm trước đó. Dù số
vốn đăng ký giảm nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. vốn FDI
đăng ký trong năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,
cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%). Ngược lại, FDI
s | ^ & B r

×