Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây dựng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.42 KB, 94 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh mẽ và bền vững không thể thiếu hoạt
động đầu tư. Đầu tư sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước cũng
như tăng năng lực sản xuất quốc gia và doanh nghiệp.
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn, máy móc thiết bị, nhân
lực…) trong hiện tại tiến hành hoạt động nhằm thu được các kết quả và đạt đưuoc
mục đích nhất định trong tương lai.
Để hoạt động đầu tư diễn ra được thuận lợi, đạt được kết quả như mong
muốn thì đầu tiên chúng ta phải quan tâm đến đó là giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Thực
hiện giai đoạn này tốt sẽ làm tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo tiến hành thuận
lợi hơn, tránh được hay lường được những rủi ro có thể xảy ra, là cơ sở vững chắc,
là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả mong muốn. Phải
xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, điều kiện tự nhiên, môi
trường xã hội kinh, tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện pháp lý,… có liên quan
đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của
công cuộc đầu tư. Giai đoạn này phải dự đoán được các yếu tố bất định ( sẽ xảy ra
trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án)
có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và
chuẩn bị này được thể hiện trong việc lập dự án đầu tư.
Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước vươn ra ngoài nước, đồng thời việc
này cũng đòi hỏi cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Do
đó, công tác lập dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và
mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình
dân dụng ở nước ta trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng thời gian thực tế tại Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam(CDC), dưới sự hướng dẫn của Ths.
Nguyễn Thị Ái Liên cùng với sự giúp đỡ của các thành viên tai Trung tâm tư vấn
Đầu tư, tôi đã trực tiếp tìm hiểu và đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập dự án
tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây dựng Việt Nam” làm đề tài


nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề thực tập gồm có 2 phần:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Tư vấn Đầu
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam (CDC).
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty
Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam (CDC).
Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong sự chỉ bảo của cô giáo cũng như ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô Khoa Đầu tư và Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Thiết kế
Xây dựng Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này!
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Tên viết tắt Tên viết đầy đủ
1 CDC Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt
Nam
2 BXD Bộ xây dựng
3 PCCC Phòng cháy chữa cháy
4 LDA Lập dự án
5 HĐQT Hội đồng quản trị
6 BHXH Bảo hiểm xã hội
7 TC-KT Tài chính – kế toán
8 LNTT Lợi nhuận trước thuế
9 TKKT Thiết kế kĩ thuật
10 TNDoanh
nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp

11 LNST Lợi nhuận sau thuế
12 Gxd Chi phí xây dựng của dự án
13 V Tổng mức đầu tư của dự án đẩu tư xây dựng công trình
14 Gxd Chi phí xây dựng của dự án
15 Gdp Chi phí dự phòng
16 Gk Chi phí khác của dự án
17 Gtv Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
18 Gqlda Chi phí quản lý dự án
19 Ggpmt Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư
20 Gtb Chi phí thiết bị của dự án
21 HSCK
i
Hệ số chiết khấu năm i
22 HSCK
i-1
Hệ số chiết khấu năm (i-1)
23 I Là số năm ( i ≥ 1)
24 R Là tỷ suất chiết khấu.
25 Công ty
TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
26 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
27 TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
28 TCN Tiêu chuẩn ngành
30 TTTM Trung tâm thương mại
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY
DỰNG VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế
xây dựng Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn
đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam
Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng được thành lập ngày 18 tháng 9 năm
1991 theo quyết định số 525/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Ngày 10 tháng 3 năm 1992 Công ty Tư vấn Xây dựng được hợp nhất với Xí
nghiệp Thiết kế Xây dựng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành Công ty Tư
vấn Thiết kế Xây dựng (sau đây gọi tắt là CDC) theo Quyết định số 101/BXD-
TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Ngày 5 tháng 5 năm 1993 CDC được thành lập lại theo Quyết định số
158A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.– Ngày 25 tháng 12 năm 1996
CDC được bổ sung nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 1100/BXD-
TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Ngày 3 tháng 2 năm 1996 CDC được xếp doanh nghiệp hạng II theo Quyết
định số 190/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.– Ngày 27 tháng 01 năm
2000 CDC được xếp doanh nghiệp hạng I theo Quyết định số 132/QĐ-BXD của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng;
- Ngày 10 tháng 7 năm 2000 CDC được bổ sung ngành nghề kinh doanh theo
Quyết định số 928/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Ngày 04 tháng 01 năm 2005, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
04/QĐ-BXD về việc thực hiện sắp sếp, đổi mới và phát triển Công ty CDC theo
hướng Cổ phần hóa;
- Ngày 18 tháng 09 năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
1307/QĐ-BXD về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Tư vấn Thiết kế
xây dựng;
- Ngày 30 tháng 11 năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số

1631/QĐ-BXD về việc điều chỉnh phương án Cổ phần hóa và chuyển Công ty Tư
vấn Thiết kế xây dựng thành Công ty cổ phần;
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Ngày 10 tháng 01 năm 2007, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
38/QĐ-BXD về việc sửa đổi nội dung Quyết định số 1631/QĐ-BXD ngày
30/11/2006 về việc điều chỉnh phương án Cổ phần hóa và chuyển Công ty Tư vấn
Thiết kế xây dựng thành Công ty cổ phần, trong đó Tên chính thức là: Công ty cổ
phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC);
- Ngày 19 tháng 01 năm 2007, Công ty CDC đã được Sở kế họach và đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số:
0103015356
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
- Ban kiểm soát
- Hội đồng quản trị
- Ban Tổng Giám đốc
- Hội đồng khoa học kỹ thuật Công ty
- Phòng Tổ chức – Hành chính.
- Phòng Kế hoạch – Thị trường
- Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Khu công nghiệp
- Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và Giám sát xây dựng
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng số 1
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng số 2
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng số 4
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng số 6
- Xí nghiệp khảo sát xây dựng
- Trung tâm Tư vấn đầu tư
- Ban chấp hành Đảng bộ Công ty
- Ban chấp hành công đoàn Công ty

- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Quản lý kỹ thuật
- Trung tâm Tư vấn thiết kế Hạ tầng kỹ thuật
- Ban chấp hành đoàn thanh niên CSHCM Công ty
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế cơ điện
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng số 3
- Ban web Công ty
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn Thiết kế Xây dựng miền Nam
(CDCs)
1.1.2.2 .Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
b
1
, Ban kiểm soát
- Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng ban kiểm soát Công ty.
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban giám đốctrong việc
quản lý điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b2, Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT: ông Lê Văn Chấn
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của Công
ty. Công ty niêm yết xây dựng cơ cấu quản trị Công ty đảm bảo Hội đồng quản trị có
thể thực thi nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
- Tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc
họp, triệu tập và là chủ tọa của các cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Tổ chức việc thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Giám sát công tác thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Chủ tọa Đại hội đồng cổ đông.

- Có các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định hiện hành.
b
3
, Ban Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc Công ty - Ông Lê Văn Chấn
- Giám đốc: Do Hội đồng quản trị cử ra, là đại diện pháp nhân của Công
ty, là người điều hành công việc kinh doanh của Công ty, chịu sự giám sát của Hội
đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về
việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc và chịu trách nhiệm thực hiện
các công việc được phân công ủy quyền và báo cáo công việc được giao. Phó giám
đốc phụ trách việc điều hành kinh doanh của Công ty.
b
3
, Hội đồng khoa học kỹ thuật Công ty
- Xem xét, thông qua phương án thiết kế trong các giai đoạn thực hiện dự
án và các đề tài khoa học cấp Công ty, đóng góp ý kiến xây dựng cho các đề tài
khoa học;
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Nghiên cứu, chọn lọc và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có liên
quan đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn thiết kế cho toàn Công ty;
- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến công tác tư vấn thiết
kế xây dựng.
b
4
, Phòng Tổ chức – Hành chính.
Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính.
Được thành lập trên cơ sở hợp nhất công tác tổ chức lao động, tiền lương và
hành chính quản trị để tập trung cho các hoạt động sản xuất khác của Công ty.

Phòng có 3 chức năng chính là: Công tác tổ chức lao động; Công tác tiền lương;
Công tác hành chính quản trị. Cụ thể là: trước hết về công tác tổ chức lao động phụ
trách lĩnh vực tổ chức Công ty, chủ trì xây dựng các phương án, văn bản quản lý về
tổ chức, chủ trì hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các phương án tổ chức bộ máy
quản lý trong đơn vị, tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động bộ máy tổ chức quản lý
của Doanh nghiệp, xây dựng đề án phương án bố trí sử dụng cán bộ, điều động, đề
bạt, tăng lương, đi học, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu. Xây dựng các phương án,
chế độ chính sách, sắp xếp lực lượng lao động, định mức, năng suất, phân loại mức
độ phức tạp của các công việc được thống kê theo các cấp trình độ, xây dựng các đề
án, chương trình đào tạo hàng năm cho cán bộ, viên chức để nâng cao trình độ đáp
ứng được nhiệm vụ sản xuất của Doanh nghiệp, thiết kế đánh giá kết quả chất lượng
đào tạo của Công ty…; thứ 2 là công tác tiền lương, xây dựng các phương án chính
sách tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, công tác an toàn lao động, trực tiếp theo dõi
hoàn thiện thanh toán tiền lương cơ bản hàng tháng, tiền tàu xe…thực hiện theo dõi
các chế độ về bảo hiểm xã hội, thanh toán BHXH hàng quý, chế độ lao động nữ và
công tác quân sự, công tác phòng chống bão lụt hàng năm của Công ty; thứ 3 là
công tác hành chính quản trị duy trì và bảo dưỡng cơ sở vật chất của văn phòng,
thiết bị văn phòng, thực hiện các công tác hành chính khác như tiếp tân, chuyển
nhận, lưu trữ bảo quản các loại công văn giấy tờ cần thiết, làm các thủ tục đưa đón
cán bộ công nhân viên đi công tác trong và ngoài nước, điều hành việc quản lý và
sử dụng xe con, theo dõi, mua sắm, quản lý và cấp phát văn phòng phẩm.
b
5
, Phòng Kế hoạch – Thị trường
Võ Thanh Hà - Trưởng phòng KHTT chịu sự điều hành trực tiếp của Ban
giám đốcCông ty, phòng có các chức năng nhiệm vụ chính là trợ giúp Ban giám
đốcCông ty tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Công ty trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu thị trường và tiếp thị thông qua việc theo dõi, thu thập hệ thống hoá và
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên

cập nhật các thông tin, chủ trương đầu tư của Nhà nước, các sở ban ngành và các
đơn vị kinh tế để lập kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu tình hình triển khai các dự án
mới, liên hệ thiết lập mối quan hệ với các chủ đầu tư để giới thiệu năng lực của
Công ty, mở rộng mạng lưới khách hàng, là đầu mối trong việc thu thập tổng hợp
thông tin, soạn thảo các hồ sơ dự thầu và chào giá; công tác hợp đồng thông qua
việc soạn thảo văn bản và trợ giúp việc đàm phán hợp đồng kinh tế với khách hàng
trong và ngoài nước…soạn thảo các phiếu giao việc, các hợp đồng giao khoán nội
bộ và hợp đồng chuyên gia của Công ty …; Công tác kế hoạch thể hiện qua việc
tổng hợp lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
hàng tháng, hàng quý, hàng năm đồng thời phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch được giao và dự kiến các kế hoạch sản xuất dài hạn, ngắn hạn của Công ty;
quản lý kinh tế phân tích hợp đồng kinh tế để đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi
phí sản xuất.
b
6
, Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Khu công nghiệp
Cung cấp trọn gói hoặc là một phần dịch vụ tư vấn thiết kế các dự án về cấp
thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn vào môi trường, thi công xây lắp, chuyển
giao công nghệ các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn và môi trường,
chủ trì hoặc tham gia lập hồ sơ dự thầu của Công ty, về các công trình cấp thoát
nước, xử lý chất thải rắn và môi trường…
Trung tâm dự toán tổng hợp: lập khái toán, tổng dự toán chi tiết các công
trình do Công ty thiết kế, thẩm tra dự toán, chủ trì hoặc tham gia lập báo cáo đầu tư,
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, tư vấn đấu thầu, tham gia lập hồ sơ dự
thầu của Công ty.
b
7
, Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và Giám sát xây dựng
Có nhiệm vụ cung cấp trọn gói hoặc 1 phần dịch vụ tư vấn đầu tư, quản lý dự
án theo hợp đồng kinh tế của Công ty với khách hàng và sự phân công của Ban

giám đốc Công ty, nghiên cứu kế hoạch trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và quản lý dự
án, tham gia lập hồ sơ dự thầu của Công ty, các việc khác do Ban giám đốc Công ty
giao.
b
8
,
,
Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng
Thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và thiết kế thi công bản vẽ
thi công kiến trúc các công trình dân dụng và công nghiệp; thiết kế quy hoạch tổng
thể, quy hoạch chi tiết các khu đô thị khu dân cư và khu công nghiệp; thẩm tra thiết
kế phần kiến trúc, quy hoạch; thiết kế hạ tầng kiến trúc phần san nền và giao thông
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
nội bộ, thực hiện giám sát tác giả và tham gia công tác nghiệm thu phần kiến trúc,
quy hoạch tại công trường …
b
9
, Xí nghiệp khảo sát xây dựng
Đo đạc địa hình, đo vẽ hiện trạng, khảo sát địa hình, thuỷ văn, thí nghiệm
hiện trường kiểm tra chất lượng nền, móng.
b
10
, Trung tâm Tư vấn đầu tư
Có nhiệm vụ cung cấp trọn gói hoặc 1 phần dịch vụ tư vấn đầu tư, nghiên
cứu kế hoạch trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, tham gia vào lập dự án, tư vấn trong quá
trình thực hiện dự án, tham gia lập hồ sơ dự thầu của Công ty, các việc khác do Ban
giám đốc Công ty giao.
b
11

, Ban chấp hành công đoàn Công ty
Chăm lo đời sống xã hội cho công nhân viên trong Công ty:
- Chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ trong Công ty
- Thi đua khen thưởng
- Các phong trào…
b
12
, Phòng Tài chính - Kế toán
Có chức năng giúp Giám đốc Công ty thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra công
tác TC- KT ở các đơn vị trực thuộc và toàn Công ty theo đúng quy định cuả nhà
nước và quy chế hoạt động cuả Công ty; tổng hợp số liệu, phân tích hoạt động kinh
tế tài chính, xác định kết quả sản xuất kinh doanh giúp Công ty đề ra các chủ
trương, biện pháp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; thông qua
công tác TC-KT tham gia nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo Công ty cách thức tổ
chức sản xuất, quản lý kinh doanh nhằm khai thác có hiệu quả tài sản, tiền vốn và
nguồn lực của Công ty, cùng với chức năng đó, thì phòng còn có nhiệm vụ: giúp
Công ty điều hành hoạt động TC-KT ở Công ty và các đơn vị trực thuộc, phổ biến
hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộcvà các cá nhân trong Công ty thực hiện chế độ
chính sách TC, KT do nhà nước ban hành, hướng dẫn việc thu thập chứng từ ban
đầu( chứng từ gốc, hoá đơn) theo đúng quy dịnh của nhà nước, thanh toán các
khoản tiền lương, thưởng, tiền ăn giữa ca, tiền chuyên gia, công tác phí….quản lý
quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng quản lý về mặt giá trị toàn bộ tài sản, vật tư, tiền
vốn và các tài sản khác thuộc quyền quản lý và sử dụng của Công ty.
b
13
, Phòng Quản lý kỹ thuật
Kiểm tra toàn bộ sản phẩm của Công ty trước khi trình giám đốc dự án phê
duyệt, quản lý lưu trữ và bảo quản hồ sơ chất lượng, chủ trì công tác đánh giá chất
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên

lượng nội bộ, xem xét các đề xuất các ứng dụng tiến bộ KHKT trình hội đồng Khoa
học kỹ thuật của Công ty quyết định, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, theo
dõi đôn đốc các cá nhân đơn vị tư vấn và thiết kế trong Công ty áp dụng, duy trì và
cải tiến hệ thống đảm bảo về chất lượng…
b
14
, Trung tâm Tư vấn thiết kế Hạ tầng kỹ thuật
Tư vấn thiết kế hạ tầng kỹ thuật cho các công trình công nghiệp, khu đô thị
mới… theo đặc điểm từng công trình và yêu cầu của chủ đầu tư
b
15
, Xí nghiệp Tư vấn thiết kế cơ điện
Tư vấn thiết kế phần cơ điện trong nhà thuộc các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp; thiết kế hệ thống cáp điện, hệ thống chiếu sáng đường thuộc dự
án quy hoạch phân lô, hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu đô thị và khu công
nghiệp; thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật phần cơ điện các công trình dân dụng
công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; quản lý dự án, giám sát kỹ thuật xây dựng và lắp
đặt thiết bị phần cơ điện các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng
kỹ thuật; lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu phần xây lắp, mua
sắm vật tư trang thiết bị …
b
16
, Xí nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng
Thực hiện các hợp đồng kinh tế của Công ty với kế hoạch về việc thi công
lắp đặt thiết bị; giám sát thi công và lắp đặt thiết bị.
b
17
, Ban web Công ty
Chịu trách nhiệm về các trang mạng, thiết kế web, đưa thông tin lên trang
web của Công ty, quản lý trang web…

1.1.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu
- Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị và bảo vệ
môi trường;
- Khảo sát địa hình và khảo sát địa chất đo đạc các công trình xây dựng;
- Thiết kế qui hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị và Khu công
nghiệp;
- Tổng thầu tư vấn, thiết kế và lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, Tổng dự toán các công trình xây dựng;
- Quản lý dự án, giám sát kỹ thuật xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường v.v ;
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Lập hồ sơ mời thầu, Tư vấn đấu thầu;
- Dịch vụ Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính);
- Thiết kế và thi công trang trí nội, ngoại thất công trình;
- Kiểm định, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng các công trình
xây dựng;
1.1.4 Năng lực đầu tư của Công ty
1.1.4.1 Nguồn vốn
Ngày mới thành lập cơ sở vật chất ban đầu rất hạn hẹp với 179 triệu đồng
vốn Nhà nước cấp, công tác tư vấn xây dựng là lĩnh vực dịch vụ mới mẻ, lực lượng
cán bộ chỉ có 6 người, tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, nhưng đầy nhiệt huyết và
quyết tâm vượt qua mọi khó khăn đặt những viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực tư vấn
xây dựng.
Sau khi được Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chính thức phê duyệt phương án cổ
phần hóa Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng và đổi tên thành Công ty CP Tư vấn
đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC) cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã được
thay đổi với 51% ngồn vốn là của nhà nước, 49% còn lại là vốn góp của các doanh

nghiệp tư nhân.
Với khả năng huy động vốn và năng lực của mình CDC đã thu hút nhiều nhà
đầu tư và tham gia vào nhiều dự án quan trọng với phong cách kiến trúc đa dạng
như: Công trình 481 Bộ Công an, Trụ sở Tỉnh ủy Bắc Giang, Thư viện Điện tử
Bách khoa Hà Nội, Văn phòng Trung tâm phát thanh Quốc gia 58 Quán Sứ - Hà
Nội, Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê VIGLACERA số 1 Đại lộ
Thăng Long Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà làm việc văn phòng Quốc
hội Việt Nam, Nhà làm việc Văn phòng Quốc hội Lào - Viêng Chăn, trụ sở VNPT
số 57 Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội, trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt-Nam số 18 Láng
Hạ, Hà Nội
Tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cho
thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng nhanh chóng. Qua
các năm cho thấy, doanh thu tăng dần chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Lợi nhuận ròng năm 2008 mới chỉ có 3.270.508.163 đồng thì đến năm 2009 con số
này đã lên tới 3.860.506.318 đồng. Doanh thu thuần năm 2009 tăng 25.609.318.356
đồng so với năm 2008; tức là tăng 48,63% so với năm 2008. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng đáng kể, năm 2008 đã tăng 118%. Đây là
con số đáng mừng về hoạt động đầu tư của Công ty.
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.4.2 .Nhân lực Công ty
Ngày đầu thành lập, CDC chỉ vẻn vẹn có 5 người, 1 thạc sĩ kết cấu làm Giám
đốc, 1 cử nhân tài chính làm kế toán trưởng và 3 kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.
Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật cuả
Công ty liên tục trưởng thành, lớn mạnh cả về chất và lượng hiện tại số lượng cán
bộ công nhân viên hiện có lên tới trên 300 người, trong đó 95% là cán bộ có trình
độ có trình độ đại học, trên đại học, nhiều kiến trúc sư, kỹ sư giỏi, đang làm việc tại
các đơn vị thành viên của Công ty. …
1.1.4.3 .Tình hình sản xuất kinh doanh
Thực hiện các chức năng tư vấn thiết kế xây dựng, nghiên cứu ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ xây dựng trong phạm vi cả nước, CDC đã
phát huy nội lực, miệt mài nghiên cứu, sáng tạo để cung cấp cho các nhà đầu tư
trong, ngoài nước nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật và hiệu quả kinh tế cao, đó
là những dự án đầu tư, những đồ án kiến trúc, quy hoạch, những công trình hạ tầng
kỹ thuật được các chủ đầu tư chấp nhận, tin tưởng, góp phần làm đẹp cho các đô thị
Việt Nam và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhiều
công trình thế kỷ mang tầm cỡ quốc gia trên địa bàn Hà Nội với phong cách kiến
trúc đa dạng, hiện đại thể hiện năng lực thực sự của cán bộ Công ty về việc tiếp cận
công nghệ thiết kế tiên tiến, tư duy sáng tạo khoa học, phối hợp tốt với các chuyên
gia nước ngoài, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trình độ thiết kế, sáng tạo góp phần
làm thay đổi bộ mặt không gian và hình ảnh kiến trúc đô thị Thủ đô Hà Nội,
TP.HCM và các tỉnh, thành khác như:
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1: Một số công trình và dự án mà Công ty đã và đang thực hiện
STT
Dự án Tổng
mức ĐT
(tỷ
đồng)
Địa điểm Thời gian
thực hiện
1 TTTM, văn phòng và chung
cư cao cấp Materxim Plaza
1100 TP Hải
phòng
2010
2 Nhà Quốc Hội 4700 Hà Nội 2009
3 TTTM, văn phòng cho thuê,
nhà ở và chợ Trung Hoà

580 Hà Nội 2007 - 2010
4 Láng Hoà Lạc Plaza 1100 Hà Nội 2010 –2012
5 Tổ hợp trung tâm xúc tiến
thương mại dịch vụ du lịch
và căn hộ chung cư
153 Hà Nội 2009
6 Khu nhà ở kết hợp văn phòng
và dịch vụ
1182 Hà Nội 2009
7 Khu nhà ở Thạch Bàn 1200 Hà Nội 2010 – 2015
8 Nhà ở Thương mại CT36
Tower
250 Hà Nội 2010 – 2012
9 Khách sạn Lam Kinh 4 sao –
Tập đoàn dầu khí VN
250 Thanh
Hóa
2009 – 2010
10 Công trình AZ Sky 700 Hà Nội 2009 – 2010
11 Trung âm khoa học và công
nghệ phía Nam
500 TP Hồ
Chí Minh
36 tháng
1.2 Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án
a, Nhóm nhân tố con người.
Bất kỳ một dự án nào cũng xuất phát từ ý tưởng dự án, để hình thành ý tưởng
dự án đòi hỏi các thành viên phải là những người có trình độ nhất định, có tâm
huyết với nghề. Sau khi ý tưởng được chấp nhận các thành viên tham gia nghiên

cứu lập dự án, và chuyển giao cho đội ngũ thực hiện dự án biến ý tưởng và dự án
trên giấy tờ thành hiện thực. Chính vì vậy yếu tố phải kể đến đầu tiên trong công tác
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
lập dự án phải là con người. Trong công tác lập dự án có nhiều nhóm người có ảnh
hưởng đến chất lượng dự án, nhưng chủ yếu có hai nhóm đó là :
- Chủ đầu tư: là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người vay vốn hoặc người
được thay mặt chủ sở hữu trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo
quyết định của pháp luật. Chủ đầu tư chính là người lập dự án, họ có thể thuê các
Công ty tư vấn lập dự án.
- Nhà tư vấn lập dự án: đây là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao,
chuyên nghiệp trong phân tích đánh giá những tiềm năng cơ hội của Dự án, Là
những cá nhân am hiểu về quy trình công nghệ sản xuất và tính vận hành thực tế
của công trình,…
b, Nhóm nhân tố tổ chức.
Các dự án mà Công ty thực hiện đều là các dự án có qui mô vốn đầu tư lớn.
Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ công nhân viên trong Công ty phải có sự
am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực đầu tư xây dựng, các thông số kỹ thuật liên quan,
các vấn đề liên quan đến xây dựng. Đòi hỏi yêu cầu các phòng ban trong Công ty
phải kết hợp chặt chẽ với nhau, tránh sự nhầm lẫn, sai sót không đáng có trong tính
toán nhằm tránh những thiệt hại không đáng có cho Công ty. Chính vì vậy để dự án
được lập có chất lượng trong công tác tổ chức của Công ty đã có sự phân định thẩm
quyền trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận chuyên môn bảo đảm hiệu quả trong
công việc.
c, Cơ sở pháp lý của dự án.
Các dự án được lập bao giờ cũng căn cứ trên những căn cứ pháp lý đã được
ban hành. Tùy từng dự án mà có những căn cứ riêng sao cho phù hợp và đảm bảo
theo đúng quy định của pháp luật.
1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án
Hiện nay, nhu cầu của con người ngày một cao hơn đặc biệt là nhu cầu về

nơi ăn chốn ở, sự ổn định cao điều đó dẫn đến nhu cầu cao về những khu đô thị văn
minh, xanh sạch đẹp với những thiết kế riêng, văn phòng làm việc từ các doanh
nhiệp tư đến các doanh nghiệp nhà nước đều tăng cao…, như vậy lượng cầu tăng
mạnh theo qui luật tự nhiên dẫn đến các Công ty xây dựng mọc lên càng nhiều
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đó là tư vấn thiết kế quy hoạch hạ tầng, khảo
sát địa chất,…Và CDC cũng là một trong những Công ty hạng II về xây dựng ở
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Việt Nam hiện nay trong đó tư vấn đầu tư và lập dự án là một trong những lĩnh vực
nòng cốt hoạt động của Công ty hiện nay.
Từ năm 2000 đến nay Công ty đã tham gia lập dự án và thiết kế trên 130 dự
án. Như vậy tình hình công tác đầu tư dự án tại Công ty ngày càng mạnh, số lượng
dự án do Công ty đảm nhận ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện tại Công ty là một
trong những Công ty hàng đầu về tư vấn đầu tư còn trong lĩnh vực xây dựng hiện
vẫn đang ở hạng II, bởi công tác lập dự án tại Công ty chưa thực sự đạt chất lượng
tốt nhất. Điều đó chứng tỏ một điều rằng, dù năng lực lập dự án tại Công ty được
nâng cao theo thời gian, nhưng vẫn còn gặp các hạn chế nhất định, về chất lượng
nguồn nhân lực, về quy trình lập dự án,…vì thế việc hoàn thiện công tác lập dự án
là một tất yếu khách quan mà Công ty cần thực hiện.
Mặc dù các dự án được lập tại Công ty đã đạt được chất lượng và yêu cầu,
nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là: công tác lập dự án đòi hỏi cán bộ lập dự
án cần có sự am hiểu sâu rộng về các vấn đề của dự án, phải là những người tâm huyết
với nghề, những người ham học hỏi và có trình độ kỹ thuật cao, khối lượng công việc
khi lập dự án là rất lớn, nhưng các chuyên gia lập dự án tại Công ty hiện nay vẫn chưa
đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra, còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc hoàn
thiện công tác lập dự án tại Công ty là rất cần thiết, cần có được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo trong Công ty và chính những cán bộ trực tiếp tham gia công tác lập dự
án, nhằm nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, nâng cao uy tín của Công ty trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng cũng như vị thế của Công ty đối với đất nước
1.2.3 Đặc điểm của các dự án tại Công ty

Là một trong những Công ty có thương hiệu lớn không chỉ trong lĩnh vực
đầu tư mà CDC cũng là doanh nghiệp có uy tín trong ngành xây dựng, những dự án
do CDC lập mang đầy đủ đặc điểm của một dự án đầu tư. Bên cạnh đó, những dự
án của Công ty vẫn mang đặc điểm riêng của dự án được lập tại CDC:
- Các dự án được lập tại Công ty chủ yếu là các dự án đầu tư về lĩnh vực
xây dựng. Các dự án đầu tư xây dựng về các lĩnh vực như: xây dựng khu đô thị
mới, khu chung cư cao tầng, văn phòng cho thuê, các dự án xây dựng hạ tầng kỹ
thuật,… Cụ thể: dự án trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư cao cấp
Materxim Plaza; Khu cảng thông quan nội địa và dịch vụ công nghiệp Thanh Liêm
– Hà Nam; Trung tâm công nghệ cao Bưu Chính Viến Thông; Tổ hợp chung cư
Megastar - ICT; Trụ sở bộ ngoại giao; Khách sạn Lam Kinh 4 sao – Tập đoàn dầu
khí Việt Nam;…
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Là doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước chiếm 51% cổ phần nên
nguồn vốn huy động chủ yếu để thực hiện các dự án được lập tại Công ty là vốn từ
ngân sách nhà nước, vốn tự có của chủ đầu tư, các nguồn vốn huy động khác và một
phần vốn vay tùy theo từng dự án cụ thể. Như vậy, khi tính toán các chỉ tiêu hiệu
quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội đòi hỏi phải xác định tỷ suất chiết khấu trung
bình của các nguồn vốn.
- Thời gian để thực hiện dự án tại Công ty hầu hết là 1– 3 năm, chỉ có một
số ít dự án kéo dài 3 – 5 năm. Cụ thể: dự án Khu chung cư dịch vụ thương mại HH6
_ The Golden, Tòa nhà hỗn hợp cao tầng đô thị sông Đà, Khu nhà ở Thạch Bàn…
vì vậy khi lập dự án các thành viên phải xem xét đánh giá chính xác giá cả nguyên
vật liệu có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Là doanh nghiệp có uy tín nên các dự án mà Công ty tham gia không chỉ
có các dự án ở thành phố Hà Nội mà còn các dự án ở nhiều vùng trên cả nước như
Hải Dương, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Hưng Yên, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí
Minh… ; Chính vì vậy mà vấn đề quy hoạch thành phố, quy hoạch địa phương ảnh
hưởng rất lớn đến công tác lập dự án. Bên cạnh đó, địa điểm khu vực thực hiện dự

án cũng có ảnh hưởng lớn đến công tác lập dự án. Bởi vì, mỗi khu vực đều có hiện
trạng đất đai, độ sâu đất mặt, đất bùn,…. Những nhân tố này tác động trực tiếp đến
việc xây dựng và vận hành dự án sau này. Vì vậy khi lập dự án phải tính toán, đo
đạc các thông số về địa hình tại nơi xây dựng dự án để có thiết kế móng đảm bảo an
toàn cho dự án.
- Các dự án của Công ty chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, khu đô thị,… được thiết kế dựa trên thông số kỹ thuật sẵn có, thay đổi linh
hoạt theo từng dự án cụ thể.
1.2.3 Căn cứ lập dự án
Hiện nay, để dự án được xét duyệt và thực hiện thuận lợi, hạn chế rủi ro thì
các công tác, thủ tục đầu tư phải được tiến hành theo đúng các quy định hiện hành
của nhà nước. Công ty CDC cũng đã thực hiện theo những qui định của nhà nước:
+ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Luật Đầu Tư số 59/2005/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khóa XI kỳ
họp thứ 8.
+ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 qui định chi tiết và hướng
dẫn thi hành 1 số điều luật của Luật đầu tư.
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
+ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày
29/11/2005.
+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về luật bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình
+ Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về sửa đổi, bổ sung 1số điều
của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
+ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất
lượng Công trình xây dựng.
1.2.4 Phương pháp lập dự án

Mỗi dự án đều mang những đặc điểm khác nhau, yêu cầu khác nhau việc
này đòi hỏi từng dự án phải sử dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp. Một
số phương pháp chủ yếu mà công ty sử dụng để tiến hành lập dự án đó là: phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp cộng chi phí.
Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp này để tiến hành lập dự án còn nhiều vấn
đề tồn tại. Bên cạnh đó, hệ thống các phương pháp còn thiếu sót nhiều, nhiều
phương pháp quan trọng chưa được sử dụng cho lập dự án như: phương pháp phân
tích độ nhạy, phương pháp dự báo hồi quy quy…
Phương pháp thu thập thông tin
Để dự án được lập có tính khả thi cao thì các thành viên lập dự án cần phải
được cung cấp thông tin. Thông tin là dữ liệu cần thiết cho tất cả nội dung của dự án
nên phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên
cứu của dự án. Đặc biệt là đối với nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật, nghiên
cứu thị trường. Nếu thông tin thu thập sát thực tế và chính xác thì chất lượng và
hiệu quả của dự án sẽ rất cao. Còn ngược lại khi thông tin thu thập không chính xác
thì dự án sẽ gặp phải những rủi ro không đáng có gây thiệt hại cho công ty dẫn đến
dự án không khả thi.
Có thể thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế,
hoặc thu thập qua các tài liệu sẵn có như: sách, báo, internet, các dự án tương tự,…
Tùy vào yêu cầu của từng dự án, điều kiện về thời gian, nguồn lực và mức phí mà
lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cho hợp lý.
Vì các dự án tại công ty chủ yếu là các dự án về xây dựng nên việc thu thập
thông tin yêu cầu phải khảo sát thực tế, nhất là khảo sát về điều kiện tự nhiên, khí
hậu, hiện trạng cơ sở hạ tầng tại khu vực dự án… Tuy nhiên do điều kiện về ngồn
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
lực, thời gian, kinh phí là hạn chế nên việc thu thập thông tin thông qua phỏng vấn
trực tiếp, khảo sát thực tế chưa nhiều mà chủ yếu là sử dụng thông tin từ các nguồn
sẵn có vì vậy độ chính xác của nguồn thông tin là chưa cao.
Phương pháp cộng chi phí

Phương pháp này giúp chủ đầu tư có thể xác định được khoản vốn chi ra hay
mức tổng đầu tư cho dự án, từ đó đưa ra giải pháp về vốn cho hợp lý. Tổng mức đầu
tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí đền bù
giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự
phòng và chi phí khác. Đặc điểm của phương pháp này là phải tính toán nhiều
khoản chi phí, nên quá trình thực hiện phức tạp và rắc rối. Ví dụ như trong dự án
xây dựng Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam đã sử dụng phương pháp này như:
Tổng mức đầu tư dự án xây dựng Văn phòng Đài tiếng nói VN – phương pháp cộng
chi phí
T
T
HẠNG MỤC ĐẦU

CHI PHÍ ĐẦU TƯ
TRƯỚC THUẾ
VAT
CHI PHÍ ĐẦU

SAU THUẾ
1 Chi phí xây lắp 39.660.630.000 đ 3.966.063.000đ 43.626.693.000 đ
2 Chi phí thiết bị 10.538.190.000đ 1.053.819.000đ 11.592.009.000 đ
3 Chi phí thuê đất 8.435.000.000đ 843.500.000đ 9.278.500.000 đ
4
Chi phí tư vấn đầu tư
Xây dựng
1894379580đ 189.437.958đ 2.083.817.538 đ
5 Chi phí quản lý dự án 959.801.440đ 95.980.144đ 1.055.781.584 đ
6 Chi phí khác 315.695.870 đ 31.569.587đ 347.265.457 đ
7 Chi phí dự phòng 2.509.941.000 đ 250.994.100đ 2.760.935.100 đ
TỔNG MỨC ĐẦU


64.313.637.890đ 6.431.363.789đ 70745.001.679 đ
(Nguồn: Trung tâm tư vấn đầu tư)
Ở ví dụ này, với phương pháp cộng chi phí dự án cho biết được tổng mức
đầu tư là 70745.001.679 đồng. Với tổng mức đầu tư này cho biết chủ đầu tư cần có
chi phí đầu tư ban đầu là 64.313.637.890 đồng. Như vậy chủ đầu tư sẽ đưa ra giải
pháp huy động và sử dụng vốn cho dự án.
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu giúp chủ đầu tư so sánh, kiểm tra tính hợp lý,
tính thực tế của giải pháp được lựa chọn một cách nhanh nhạy. Nhưng phương pháp
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
này lại có nhược điểm là dễ bị mắc vào tình trạng máy móc cứng nhắc. Thực hiện
phương pháp này bằng cách: so sánh với văn bản, quy định hiện hành về quy hoạch,
về quản lý xây dựng công trình, trong phân tích khía cạnh căn cứ pháp lý. Cán bộ
lập dự án cũng sẽ căn cứ vào các quy định, các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật… để
tiến hành xác định các thông số kỹ thuật cho dự án sao cho phù hợp với quy định
hoặc đưa ra một vài phương án sau đó so sánh để lựa chọn phương án tối ưu nhất
cho dự án. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng để so sánh lựa chọn phương án tối ưu,
lựa chọn công nghệ tối ưu, như lựa chọn địa điểm tối ưu, lựa chọn phương án đầu tư
tối ưu. Phương pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dự án. Việc so sánh đối
chiếu với các tiêu chuẩn quy định là điều kiện để dự án có thể được phê duyệt, việc
xác định, lựa chọn phương án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, chất lượng của dự
án từ đó ảnh hưởng đến tính khả khi về mặt tài chính của dự án, vì vậy khi thực hiện
phương án này các thành viên phải xem xét, tính toán chi tiết.
1.2.4 Qui trình lập dự án tại Công ty
a.Quy trình lập dự án
Công tác lập dự án là một công việc phức tạp, đòi hỏi các thành viên lập dự
án phải hiểu biết sâu rộng và có sự phối hợp của nhiều bộ phận, lĩnh vực: kỹ thuật,
tài chính, marketing,… Hiệu quả của công tác lập dự án ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả đầu tư sau này. Chính vì vậy để công tác này đem lại hiệu quả cao thì lập
dự án phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt.
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy trình tự thực hiện cũng như nhiệm vụ của
các phòng ban cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án.
Cán bộ thuộc trung tâm tư vấn đầu tư được phân công dự thảo và thỏa thuận
hợp đồng, chịu trách nhiệm trong việc xem xét các điều kiện của hợp đồng trước
khi trình Giám đốc Công ty quyết định ký kết. Đối với các công việc phức tạp hoặc
các công việc phải đấu thầu, giám đốc trung tâm có trách nhiệm tham gia thảo luận,
nêu rõ các yêu cầu, thống nhất điều kiện của hợp đồng, phối hợp lập và giải thích
các điều kiện cần phải đáp ứng trong hồ sơ dự thầu.
Bước 2: Thu thập tài liệu cần thiết và nghiên cứu kế hoạch, tài liệu.
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, những phòng ban có liên quan tiến hành thu
thập các dữ liệu liên quan đến dự án như: các văn bản và quy định của pháp luật
hiện hành, quy hoạch mới nhất, thị trường sản phẩm, giá cả nguyên vật liệu, phương
án xây dựng, phương án kỹ thuật,…và lập kế hoạch soạn thảo dự án đầu tư. Chủ
nhiệm dự án chủ trì việc lập kế hoạch soạn thảo dự án. Kế hoạch gồm các nội
dung:
- Xác định từng bước công việc của quá trình soạn thảo dự án.
- Dự tính phân công công việc cho từng thành viên của Công ty.
- Dự tính chuyên gia (ngoài Công ty) cần huy động tham gia giải quyết
những vấn đề thuộc nội dung dự án khi gặp các vấn đề phức tạp cần có sự hỗ trợ tư
vấn.
- Xác định cụ thể các điều kiện vật chất và các phương tiện để thực hiện
các công việc soạn thảo dự án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất dự án được ra đời.
- Dự trù kinh phí để thực hiện quá trình soạn thảo dự án.

- Mức kinh phí cho mỗi dự án cụ thể tùy vào quy mô dự án.
- Lập lịch trình soạn thảo dự án.
Bước 3: Lập đề cương.
Phòng kế hoạch đầu tư tập hợp các thành viên tham gia dự án cùng góp ý
kiến để xây dựng nên đề cương của dự án, tạo điều kiện cho sự tham gia thuận lợi
của từng thành viên sau này. Đề cương của dự án bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu tổng quan về dự án
- Các căn cứ để xác định đầu tư
- Nghiên cứu khía cạnh thị trường của dự án
- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Nghiên cứu khía cạnh tài chính của dự án
- Tổ chức quản lý và nhân sự thực hiện dự án
- Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội
Bước 4: Phê duyệt đề cương.
Trung tâm tư vấn đầu tư trình đề cương sơ bộ và dự trù kinh phí soạn thảo
lên Tổng Giám đốc, sau khi Tổng Giám đốc thông qua đề cương, phòng quản lý
phát triển dự án tiến hành thực hiện lập dự án.
Bước 5: Thực hiện lập dự án và kiểm tra
Sau khi đề cương được phê duyệt, kinh phí của dự án được phân bổ, phòng
kế hoạch đầu tư tiến hành lập dự án.
Trong quá trình lập dự án thường xuyên được phòng kế hoạch xem xét, đối
chiếu, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay kiến nghị
nhằm cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các phòng, cán bộ có liên quan, các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ
tiến hành thực hiện chương trình đánh giá theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ quy định
sau khi lập dự án xong. Sử dụng kết quả đánh giá nội bộ để thi hành các biện pháp
khắc phục các vấn đề còn tồn tại.
Bước 6 : In, đóng quyển, đóng dấu.

Trong trường hợp in ấn gặp sai sót nhiều lúc dẫn đến tốn kém, lãng phí, thậm
chí nếu không phát hiện ra sai sót đôi khi còn có những hậu quả khó lường. Chính
vì vậy để tăng sự tin cậy và chính xác, cần kiểm tra khâu này một cách kỹ càng.
Công việc này được giao cho phòng hành chính.
Bước 7 : Thẩm định dự án đầu tư được lập.
Chủ đầu tư hoặc một số tổ chức tư vấn thẩm định (ngoài Công ty) thẩm định
dự án. Nhằm mục đích tăng tính khả thi cho dự án.
Bước 8 : Lưu hồ sơ
Hồ sơ dự án sau khi được phê duyệt và cấp phép đầu tư sẽ tiếp tục được
phòng tổ chức hành chính lưu lại để phục vụ cho công tác thực hiện dự án sau này.
Còn đối với các dự án mà Công ty nhận tư vấn lập dự án thì thường do
phòng phát triển dự án đảm nhận và chịu trách nhiệm, phòng phát triển dự án sẽ
phối hợp với các phòng khác để thực hiện công việc.
1.2.5 Công tác tổ chức lập dự án
Công tác lập dự án tại Công ty do trung tâm tư vấn đầu tư đảm nhận, thành viên
trong trung tâm là những người có trình độ đại học và thạc sỹ, có kinh nghiệm lâu
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
năm trong công tác lập dự án và nhiệt huyết với công việc, vì thế hiệu quả và chất
lượng dự án ngày một được nâng cao hơn. Bên cạnh đó trong quá trình lập dự án,
luôn có sự phối hợp của nhiều phòng ban trong Công ty, đồng thời luôn đảm bảo sự
giám sát của các phòng ban và giám đốc tránh những sai sót không đáng có có thể
xảy ra. Góp phần nâng cao chất lượng dự án, từ đó hoàn thiện dần công tác lập dự án
tại Công ty.
1.2.6 Nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án
1.2.6.1Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
Xác định mục tiêu.
Ở mục này trong báo cáo nghiên cứu khả thi trình bày các căn cứ để định
hướng đầu tư đó là quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự
án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư.

Nắm bắt được tình hình thị trường, dự án phải đưa ra được lợi thế của mình,
đáp ứng nhu cầu xã hội ra sao, phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia như
thế nào,… cho thấy tầm quan trọng của dự án. Từ đó có những căn cứ để thấy mục
tiêu đề ra của dự án là phù hợp với quy hoạch chiến lược, đặc biệt là đáp ứng nhu
cầu hiện tại và tương lai của thị trường.
Phân tích thị trường đối với sản phẩm của dự án.
Các sản phầm của Công ty chủ yếu là những dự án xây dựng bên cạnh đó
lĩnh vực của Công ty là đầu tư, thiết kế và xây dựng, nên khi phân tích thị trường
của dự án thì xem xét kỹ về nhu cầu thực tại về các sản phẩm xây dựng như nhu cầu
văn phòng cho thuê, nhà ở, dân số vùng dự án, tình hình thực tế vùng dự án,….
Thông qua kết quả nghiên cứu phân tích thị trường mà Công ty xác định
được nhu cầu xã hội, từ đó lên kế hoạch đầu tư đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương
lai thông qua công tác dự báo để có được những cơ hội đầu tư phù hợp và hiệu quả.
Căn cứ pháp lý.
Để dự án được các cơ quan nhà nước chấp nhận dự án, khi lập dự án phải
căn cứ vào các văn bản luật, công văn, nghị định, thông tư, chính sách, quy hoạch,
tiêu chuẩn kỹ thuật,…Thông thường ở Công ty dựa vào những căn cứ sau:
- Các căn cứ pháp lý Nhà nước liên quan đến dự án. Các quyết định của
nhà nước về việc giao đất cho Chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án; các quyết định
của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) về việc quy hoạch chi tiết khu đất; chỉ thị của
Bộ xây dựng về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây
dựng nhà cao tầng; Nghị định của chính phủ quy định việc thi hành pháp luật về
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê
đất,…
- Các văn bản áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
luật xây dựng số 16/2003/QH11; Nghị định số 209/2004/NĐ – CP về quản lý chất
lượng công trình xây dựng; Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 7/2/2005 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 52/1999/NĐ – CP

ngày 8/7/1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng;
nghị định 99/2007/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình; Thông tư của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây
dựng công trình,…
- Các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành ở Việt Nam , tiêu chuẩn xây dựng áp
dụng với từng dự án: các tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở cao tầng các phần: kiến trúc,
kết cấu điện, nước, phòng cháy chữa cháy, truyền hình,…
1.2.6.2 .Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư
Thông thường các dự án mà CDC đảm nhiệm là các dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng, thương mại và các công trình hạ tầng kỹ thuật cho nên nội
dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật rất được quan tâm ở Công ty, đòi hỏi về mặt kỹ
thuật là rất cao, và là một trong những nội dung được nghiên cứu kỹ nhất ở Công ty.
Vì nó phục vụ cuộc sống cũng như việc sản xuất hàng ngày của con người trong đó.
Nếu công trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không đảm bảo an toàn cho con
người trong quá trình sinh sống và công tác.
a, Quy mô dự án, năng lực (công suất), lựa chọn hình thức đầu tư.
Thông thường nội dung này cán bộ lập dự án sẽ trình bày về quy mô của dự
án như: tổng diện tích khu đất, hình dáng công trình, thể loại công trình: dân dụng,
công nghiệp hay hạ tầng kỹ thuật,…Dự án có thuộc dự án quan trọng quốc gia hay
không, dự án nhóm A, B, C,…
Tuy nhiên không phải bất kỳ dự án nào cũng sử dụng tất cả các nội dung, mà
tùy từng dự án có những nét được trình bày khác nhau.
b,. Quy hoạch lãnh thổ và địa điểm xây dựng công trình.
Trong phần này Công ty tiến hành phân tích vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của khu vực xây dựng dự án.
Trên cơ sở bản đồ địa hình, người soạn thảo bố trí giới hạn công trình, sau đó làm
việc với bộ phận quy hoạch, xin chứng chỉ quy hoạch và phải được sự thỏa thuận,
cho phép của chính quyền địa phương. Trong việc điều tra tự nhiên khi cần thiết có
SV: Nguyễn Thị Tuyền Lớp: Đầu tư 50E

×