Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoàn thiện hoạt động phân tích công việc tại công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.66 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀTÀI:
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNGVIỆC TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Thanh Hương
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Mã sinh viên : CQ503037
Lớp : QTKD Công nghiệp và Xây dựng A
HÀ NỘI – 2011
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
2
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 8
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng 8
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 10
1.2.1 Sự hình thành và phát triển 10
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 11
1.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 17
1.2.1 Tình hình tài chính của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG
SAO ĐẠI HÙNG 24
2.1. Quan điểm của công ty GBS trong hoạt động phân tích công việc 24
2.2 Cách thức tiến hành phân tích công việc tại Công ty GBS 25
2.2.1 Quy trình tiến hành phân tích công việc tại Công ty GBS 25
2.2.2 Hệ thống văn bản phân tích công việc tại công ty GBS 26


2.2.3 Ưu nhược điểm trong quy trình phân tích công việc tại Công ty hiện nay 33
2.3. Ảnh hưởng của việc phân tích công việc chưa đầy đủ 35
2.3.2. Với tuyển dụng nhân sự 36
2.3.3.Với đánh giá thực hiện công việc 38
2.3.4.Với hoạt động trả thù lao lao động 40
2.3.5.Với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
3
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY
GBS 42
3.1 Phương hướng hoạt động của công ty GBS trong thời gian tới 42
Xác định lộ trình phân tích công việc 51
3.2.3. Ứng dụng văn bản phân tích công việc vào hoạt động quản trị nhân sự tại
công ty GBS 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 8
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng 8
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 10
1.2.1 Sự hình thành và phát triển 10
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 11
1.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 17
1.2.1 Tình hình tài chính của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG
SAO ĐẠI HÙNG 24
2.1. Quan điểm của công ty GBS trong hoạt động phân tích công việc 24

2.2 Cách thức tiến hành phân tích công việc tại Công ty GBS 25
2.2.1 Quy trình tiến hành phân tích công việc tại Công ty GBS 25
2.2.2 Hệ thống văn bản phân tích công việc tại công ty GBS 26
2.2.3 Ưu nhược điểm trong quy trình phân tích công việc tại Công ty hiện nay 33
2.3. Ảnh hưởng của việc phân tích công việc chưa đầy đủ 35
2.3.2. Với tuyển dụng nhân sự 36
2.3.3.Với đánh giá thực hiện công việc 38
2.3.4.Với hoạt động trả thù lao lao động 40
2.3.5.Với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
5
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY
GBS 42
3.1 Phương hướng hoạt động của công ty GBS trong thời gian tới 42
Xác định lộ trình phân tích công việc 51
3.2.3. Ứng dụng văn bản phân tích công việc vào hoạt động quản trị nhân sự tại
công ty GBS 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
6
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Yếu tố nhân lực luôn là yếu tố quan trọng của mọi tổ chức; là yếu tố cấu
thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn
nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu, chính vì vậy lĩnh vực quản
trị nhân lực ngày được quan tâm; bởi quản trị nhân lực đóng vài trò trung tâm trong
việc hình thành các tổ chức và phát triển trên thị trường. Lĩnh vực quản trị là một
lĩnh vực phát triển từ lâu trên thế giới, tại Việt Nam các doanh nghiệp cũng có
những sự quan tâm nhất định tới lĩnh vực này. Tuy nhiên, phần lớn các doanh

nghiệp tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa đầy đủ, nhất là hoạt động phân tích công việc.
Phân tích công việc là hoạt động quan trọng trong nhóm chức năng đầu tiên
của quản trị nhân lực là thu hút, hình thành nguồn nhân lực, nó là hoạt động mang
tính nền tảng của quản trị nhân sự. Phân tích công việc là công cụ để làm tốt những
công tác khác của quản trị nhân sự như: thiết kế công việc, kế hoạch hoá nguồn
nhân lực,tuyển dụng lao động, bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao
lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, an toàn lao động…
Nguyên nhân là do lĩnh vực quản trị nhân sự ở Việt Nam vẫn chưa được
đánh giá đúng đắn, các tổ chức chưa hiểu rõ bản chất của phân tích công việc, vai
trò của phân tích công việc đối với quản trị nhân sự, do đó chưa có sự đầu tư đúng
mức cho công tác này. Tại Công ty Cổ Phần Kỹ thương Sao Đại Hùng (GBS), hoạt
động phân tích công việc cũng chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty GBS, em đã thực hiện
nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hoạt động phân tích công việc tại công ty Cổ phần
Kỹ thương Sao Đại Hùng”. Chuyên đề của em gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng
Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích công việc tại Công ty cổ
phần Kỹ thương Sao Đại Hùng
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
7
Chuyên đề thực tập
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện hoạt động phân tích công việc
tại Công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng
Dựa vào những kiến thức được học tại trường và học hỏi trong quá trình thực
tập tại công ty, bằng phương pháp phân tích, so sánh, phỏng vấn… em đã tìm hiểu,
nghiên cứu đề tài này; nhưng do hạn chế về kiến thức, thời gian nên em không tránh
khỏi những sai sót, em rất mong muốn có được những sự đóng góp để hoàn thiện
chuyên đề này hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Hoàng Thị Thanh Hương cùng tập

thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng đã giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
8
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG
SAO ĐẠI HÙNG
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng
- Giới thiệu chung về Công ty:
+ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
+Tên giao dịch: GBS.JSC
+ Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
+ Phone: 84-4-62750972.
+ Fax: 84-4-62750973.
+ Website:
+ Trụ sở : phòng A104, tòa nhà M3-M4, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà
Nội.
- Sứ mệnh công ty: Công ty cam kết cung cấp cho khách hàng những giải
pháp hiệu quả cho những nhu cầu kỹ thuật. Nhận thức rõ về tầm quan trọng cuả mối
quan hệ đối tác, công ty dồn những nỗ lực, thời gian và nguồn lực để xây dựng, phát
triển và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nhà cung cấp. Công ty cam
kết mang tới cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất từ các nhà cung cấp.
- Ngành nghề kinh doanh
+ Nghiên cứu, thiết kế, tích hợp và sản xuất thiết bị điện tử, hệ thống đo
lường điều khiển, hệ thống giám sát và điều khiển từ xa.
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống và dây
chuyền tự động hóa.
+ Mua bán máy tính, trang thiết bị tin học, máy tính công nghiệp, thiết bị
nghe nhìn. Sản xuất, mua bán phần mềm máy tính. Triển khai các hệ thống phần
mềm trên diện rộng. Xây dựng website.

+ Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho thiết kế hệ thống và công nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
9
Chuyên đề thực tập
phần mềm.
+ Mua bán linh kiện điện tử, thiết bị, máy móc trong lĩnh vực giáo dục, đào
tạo, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, môi trường, viễn thong.
+ Nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường,
giáo dục đào tạo.
+ Sản xuất, chế tạo, lắp ráp các thiết bị quảng cáo.
+ Xây lắp và cho thuê hạ tầng viễn thông.
- Các sản phẩm và dịch vụ được công ty cung cấp:
+ Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo:
Công ty GBS có thế mạnh trong việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các thiết
bị đo lường, hệ thống tự động đo và điều khiển. Các hệ thống đo lường- điều khiển
tự động được chế tạo từ các thiết bị có khả năng lập trình được (nguồn nuôi, máy
phát, máy đo… PLC) hoặc từ các linh kiện rời. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của
khách hàng và quy mô của dự án các kỹ sư thiết kế có thể lựa chọn các IC rời hay
các chip có độ tích hợp cao CPLD, FPGA hay các loại Microcontroller, DSP, ASIC,
SOC…Công ty có đội ngũ kỹ sư và lập trình viên có thể đáp ứng hầu hết các nhu
cầu của khách hàng trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo lập trình cho các thiết bị và hệ
thống nhúng.
Các sản phẩm đặc trưng thường cung cấp như: Hệ thống kiểm thử các thiết
bị điện tử (radar, tên lửa, thiết bị thông tin ); hệ thống kiểm thử dùng cho động cơ
và máy phát; hệ thống đo tham số cáp; hệ thống điều khiển và giám sát dây truyền
tuyển than; phòng vi khí hậu dung tích lớn; các hệ thống đo địa vật lý: trạm đo
carota khí, trạm carota điện, trạm thử vỉa trạm theo dõi khoan; thiết bị đo tải và độ
sâu dùng cho ngành xây dựng.; hệ thống theo dõi các tham số động cơ tàu thủy; hệ
thống giám sát và cảnh báo dùng cho các trạm BTS
Các sản phẩm trên được cung cấp dưới dạng chìa khóa trao tay, từ thiết kế,

chế tạo, lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng dài hạn.
+ Cung cấp, lắp đặt, chuyển giao các thiết bị công nghệ cao:
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
10
Chuyên đề thực tập
Ngoài việc tự thiết kế chế tạo và cung cấp các thiết bị tự động hóa cho khách
hàng, GBS còn cung cấp và chuyển giao nhiều thiết bị công nghệ cao cho các khách
hàng của mình. Trong đó có thể kể đến: cung cấp và chuyển giao hệ thống C&I cho
nhà máy điện Nhơn Trạch; cung cấp và chuyển giao hệ thống thiết bị thử vỉa bề mặt
cho Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsov Petro; cung cấp lắp đặt hệ thống Radar
và Camera giám sát cho nhà máy lọc dầu Dung Quất; cung cấp thiết bị và hiệu
chỉnh dây chuyền in cho nhà máy in tiền Quốc gia; lắp đặt và hiệu chỉnh hệ thống
thiết bị tự động và thiết bị hàng hải cho tàu đóng mới- nhà máy đóng tàu Hạ Long;
bảo trì dài hạn cho hệ thống SCADA và các thiết bị của các hãng Flowsev, ABB,
Eliott- Ebara … của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Hiện nay GBS là đại diện của một số nhà sản xuất các thiết bị đo lường kiểm
thử và các nhà sản xuất các thiết bị dùng trong lĩnh vực khoan thăm dò dầu khí,
một số nhà sản xuất máy tính công nghiệp. Công ty đang xây dựng nhà máy bảo
dưỡng và sửa chữa các thiết bị cơ khí, điện – điện tử phục vụ việc bảo dưỡng và sửa
chữa các thiết bị ngành dầu khí tại khu kinh tế Dung Quất.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.2.1 Sự hình thành và phát triển
- Lịch sử hình thành: Công ty được thành lập vào tháng 4 năm 2006 bởi một
đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm đã từng trực tiếp thiết kế, tích hợp và chỉ đạo
công việc chế tạo và lắp đặt các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển rất phức
tạp dùng trong các lĩnh vực dầu khí, quân sự, xây dựng, hang hải… Trong thời gian
đầu thành lập, Công ty chỉ có 8 thành viên (8 cổ đông sáng lập), điều kiện còn hạn
chế cũng như còn gặp nhiều khó khăn nhưng toàn bộ người lao động trong Công ty
đã nỗ lực, cố gắng để công ty hoạt động hiệu quả.
- Quá trình phát triển

• 2006: Ban đầu mới thành lập, Công ty chịu trách nhiệm thiết kế và
sản xuất những máy móc điều khiển tự động trong chuỗi sản xuất than, các linh
kiện đo lường theo yêu cầu của khách hàng.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
11
Chuyên đề thực tập
• 2007:
- Tháng 5 năm 2007: Mở văn phòng tại Quảng Ninh, bắt đầu mở rộng sang
lĩnh vực tự động hóa các thiết bị hành hải và vận hành dịch vụ.
- Tháng 11 năm 2007: trở thành nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam của
IEI-Đài Loan – một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất máy tính
công nghiệp.
- Tháng 11 năm 2007: trở thành nhà phân phối của Time Electronics – UK
tại Việt Nam.
• 2008: Mở văn phòng tại Hà Nam, tập trung vào xây dựng trang web và cho
thuê.
• 2009: Trở thành nhà phân phối của Oring tại Việt Nam. Trong năm
2009 công ty đã mở rộng kinh doanh đầu tư xây dựng 4 trạm BTS tại Hà Nam là
BTS Liêm Chung, BTS Thi Sơn, BTS Nguyên Lý, BTS Đài Hoa Sen và 2 trạm
BTS tại Hà Nội là BTS Khương Trung 3 và BTS Khương Đình 3.
• 2010
- Tháng 10 năm 2010 mở văn phòng tại Quảng Ngãi, tập trung vào sửa chữa
thiết bị và duy trì các dịch vụ cho ngành công nghiệp dầu.
- Tháng 4 năm 2010 trở thành đối tác của Digicom và Sigma Design trong
các lĩnh vực IPTV-DVBT-DMA
Hiện nay, Công ty đã mở rộng các sản phẩm dịch vụ sang các lĩnh vực trong
các nhà máy bao gồm bơm, van, máy nén công nghiệp…và các sản phẩm điện công
nghiệp. Công ty cung cấp các hệ thống trong các lĩnh vực công nghiệp như ngành
chế biến thực phẩm, dầu khí, hóa dầu, hàng hải, viễn thông, giáo dục…
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Tuy là một công ty có quy mô không lớn nhưng ngay từ những ngày đầu thành
lập, công ty đã xây dựng một cơ cấu tổ chức rõ ràng với các phòng ban chuyên
trách. Công ty đang trong quá trình xây dựng và tiến tới hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
12
Chuyên đề thực tập
để đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả nhất trong hoạt động. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ
chức của Công ty:
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ phần GBS
( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự).
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GĐ
NHÂN SỰ
- TÀI
CHÍNH
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG

KỸ
THUẬT
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
DỰ ÁN
PHÒNG
NGHIÊN
CỨU VÀ
PHÁT
TRIỂN
CHI
NHÁNH
QUẢNG
NGÃI
Nhóm
điện
tử 1
Nhóm
điện tử
2
Nhóm
điện –
tự
động
hóa
Nhóm
triển
khai

lắp đặt
Nhóm
phát
triển
phần
cứng
Nhóm
phát
triển
phần
mềm1
Nhóm
phát
triển
phần
mềm 2
Nhóm
HCNS
và TC
Nhóm
điện-tự
động
hóa
Nhóm
cơ khí
PHÓ GĐ
KỸ
THUẬT
PHÓ GĐ
KINH

DOANH
PHÓ GĐ
NGHIÊN
CỨU &
PHÁT
TRIỂN
GĐ CHI
NHÁNH
QUẢNG
NGÃI
13
Chuyên đề thực tập
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:
• Ban Giám đốc:
- Chức năng: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến họat động của công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao.
+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công
ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
+ Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả
cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và
quyết định của HĐQT.

• Phòng Nhân sự - Tài chính
Bộ phận Hành chính – Nhân sự
- Chức năng: Tham mưu và giúp việc Ban Giám đốc về công tác tổng hợp tình hình
hoạt động mọi mặt, đối ngoại, đối nội, quản trị hành chính và thực hiện công tác
văn thư, lưu trữ trong Công ty.
Tham mưu, quản lý về công tác nhân sự, tổ chức bộ máy, sắp xếp, sử dụng,
phát triển nguồn nhân lực, khen thưởng – kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách
đối với người lao động.
- Nhiệm vụ:
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
14
Chuyên đề thực tập
+ Quản lý các loại tài sản, quản lý công tác tạp vụ vệ sinh, điện, nước, điện
thoại, internet, văn phòng phẩm, máy photocopy, bếp ăn tập thể.
+ Quản lý công tác văn thư, lưu trữ, phân phối tài liệu, con dấu, quản lý đội
xe, bố trí các phương tiện đưa đón người lao động đi công tác.
+ Quản lý công tác lễ tân, chuẩn bị hậu cần cho các hoạt động lễ, tết, hội
họp, khánh tiết, tiếp xúc đối tác, quan hệ, phối hợp công tác với các cấp chính
quyền địa phương, đoàn thể xã hội, doanh nghiệp theo sự phân cấp của Giám đốc.
+ Xây dựng lề lối, phong cách làm việc, truyền thống, văn hoá Công ty, cùng
với các đoàn thể chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người lao động.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên.
+ Soạn thảo và trình ban Giám đốc các quy định về cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của các phòng ban, vị trí trong công ty.
+ Quản trị nhân sự và thực hiện các chính sách đối nhân viên trong công ty
theo quy định của công ty và Pháp luật.
+ Chuẩn bị các điều kiện về nhân sự trình ban Giám đốc quyết định việc
tuyển dụng, sử dụng và điều động nhân sự. Phối hợp với các Phòng ban khác xét,
chọn và đào tạo nhân sự.
Bộ phận Tài chính - Kế toán

- Chức năng: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc quản lý về công tác hạch toán kế
toán, thống kê, cân đối thu - chi, điều tiết các nguồn lực tài chính, khai thác và sử
dụng nguồn vốn hiệu quả.
- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc khai thác và sử dụng, điều tiết
các nguồn vốn. Lập các báo cáo tài chính theo quy định.
+ Giám sát và theo dõi tình hình luân chuyển các nguồn lực tài chính của
Công ty. Quản lý, theo dõi nguồn vốn kinh doanh, hoạt động thu - chi, quản lý các
nguồn quỹ, tài sản cố định, tài sản lưu động của Công ty.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
15
Chuyên đề thực tập
+ Tổ chức hạch toán kế toán, thống kê, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo
đúng quy định của pháp luật và quy chế quản lý nội bộ Công ty.
+ Xây dựng các quy trình quản lý tài chính, thanh quyết toán các khoản chi
phí, mua sắm, tạm ứng. Xây dựng và theo dõi thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài
chính, định mức chi phí cho các hoạt động trong Công ty…
• Phòng Kỹ thuật
- Chức năng: Là phòng ban có chức năng triển khai các công việc mang tính kỹ
thuật như: khảo sát, thiết kế, triển khai, bảo dưỡng, sửa chữa. Quản lý các tài liệu kỹ
thuật và bảo hành sản phẩm.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công
ty.
+ Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật
trong Công ty như: Văn bản, thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu
chuẩn, quy chuẩn thay đổi hoặc mới ban hành…
+ Quản lý công tác kỹ thuật, lắp ráp, sản xuất sửa chữa, tư vấn, lắp đặt bảo trì
bảo dưỡng.
+ Phối hợp với các phòng, ban chức năng, tham mưu cho ban Giám đốc để

thực hiện quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
• Phòng Kinh doanh
- Chức năng: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc, tổ chức khai thác tối đa các tiềm
năng, lợi thế kinh doanh; tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách bán
hàng, phát triển mạng lưới đại lý tiêu thụ và mạng lưới bán hàng, chăm sóc khách
hàng, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của toàn
Công ty; xây dựng và thực hiện các phương án kinh doanh.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
16
Chuyên đề thực tập
+ Tổng hợp tình hình kinh doanh, dự báo thị trường, xây dựng kế hoạch kinh
doanh của Công ty theo từng tháng, quý, năm.
+ Xây dựng, quản lý, phát triển đội ngũ, mạng lưới và phương pháp bán
hàng, quy trình nghiệp vụ bán hàng, cơ sở dữ liệu khách hàng; triển khai các giải
pháp marketing để tìm kiếm, thu hút và chăm sóc khách hàng.
+ Phối hợp với các bộ phận trong Công ty tổ chức các sự kiện nhằm quảng
bá, quảng cáo hình ảnh và phát triển thương hiệu của Công ty, thực hiện các hoạt
động quan hệ công chúng để phục vụ mục đích bán hàng…
• Phòng Nghiên cứu phát triển
- Chức năng: Là phòng ban có chức năng thực hiện các công tác nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm bao gồm cả
việc thiết kế chế tạo các sản phẩm mới và chế tạo thử theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
+ Thực hiện phân tích thiết kế, lập trình dựa trên các nghiên cứu đã được
thiết lập.
+ Phối hợp với các bộ phận thực hiện triển khai chế tạo và bảo hành sản

phẩm theo quy định.
+ Quản lý và lưu trữ các tài liệu bảo mật, tài liệu liên quan đến hoạt động
nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
+ Thực hiện báo cáo định kỳ với Ban giám đốc.
+ Thực hiện các nhiêm vụ khác của Ban giám đốc khi có yêu cầu
• Chi nhánh Quảng Ngãi
- Chức năng: Là đầu mối giao dịch và đại diện cho các hoạt động của Công ty tại
khu vực phía phía Nam.
- Nhiệm vụ:
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
17
Chuyên đề thực tập
+ Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh, xây dựng và thực
hiện các phương án kinh doanh trong địa bàn các tỉnh phía Nam.
+ Đại diện cho Công ty làm việc, giao dịch với các khách hàng, đối tác, các
cổ đông của Công ty trong địa bàn các tỉnh phía Nam.
+ Điều tra, nghiên cứu thị trường khu vực phía Nam.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp quản lý và theo sự chỉ đạo của
Tổng Giám đốc.
• Hội đồng tư vấn khoa học: Hiện nay công ty GBS có quan hệ với một số
Viện nghiên cứu và trường Đại học trong nước. Công ty có một đội ngũ các nhà
khoa học làm cộng tác viên thường xuyên trong các lĩnh vực công nghệ thông tin,
truyền thông, đo lường điều khiển, dầu khí… gồm các Phó giáo sư, tiến sỹ hiện
đang làm việc tại các viện khoa học, các giảng viên đại học
1.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1 Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, công ty hiện có 20 thành
viên góp vốn, trong đó nắm giữ số cổ phần nhiều nhất là ông Nguyễn Bắc Hà – hiện
đang giữ vị trí giám đốc công ty.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A

18
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn góp tại GBS
Mệnh giá: 100.000 VND
Cổ đông Số cổ phiếu Tỷ lệ
Bùi Hoàng Anh 10368 10.7%
Đoàn Chính 1364 1.4%
Nguyễn Bắc Hà 13464 13.9%
Trần Ngọc Hân 10296 10.62%
Đỗ Văn Huỳnh 10296 10.62%
Đỗ Xuân Hữu 444 0.46%
Trần Văn Quang 5116 5.28%
Nguyễn Thế Sơn 10296 10.62%
Trần Danh Thưởng 6666 6.88%
Nguyễn Xuân Hoàng 12800 13.2%
Nguyễn Thị Minh Tâm 2200 2.27%
Nguyễn Thị Thanh Hương 880 0.9%
Nguyễn Thị Minh Tiến 220 0.23%
Đào Thị Thu Huyền 660 0.68%
Hoàng Trọng Thiết 150 0.23%
Trần Văn Khánh 109 0.11%
Nguyễn Thị Thu Trang 440 0.44%
Lê Quang Huy 110 0.11%
Lê Huy Hoàng 3000 3.1%
Nguyễn Hoàng Phong 8000 8.25%
( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
- Kết quả sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty
Bốn loại báo cáo bắt buộc mà các doanh nghiệp cần có là bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh
báo cáo tài chính. Các báo cáo này giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính,

tình hình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Bảng 1.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (31/12)
Đơn vị: VN đồng.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
19
Chuyên đề thực tập
STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010
Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối
1 Tổng doanh thu 16.751.206.236 25.853.070.453 9.101.864.217 54.33557%
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
3 Doanh thu thuần 16.751.206.236 25.853.070.453 9.101.864.217 54.33557%
4
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ 2.360.257.639 3.669.731.161 1.309.473.522 55.48011%
5
Lợi nhuận thuần về
hoạt động kinh
doanh 130.937.106 811.824.974 680.887.868 520.0114%
6 Lợi nhuận khác (722.422) (722.422)
7
Tổng lợi nhuận
trước thuế 130.937.106 811.102.552 680.165.446 519.4597%
8 Lợi nhuân sau thuế 103.440.314 608.326.914 504.886.600 488.0946%
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của năm 2009 là
16.751.206.236 đồng, ít hơn năm 2010 là 9.101.864.217 đồng (tức 54,33557%). Lợi
nhuận năm 2010 cũng tăng so với năm 2009, lên tới 504.886.660 đồng, chứng tỏ
năm 2010 là một năm kinh doanh tốt của công ty, tăng so với năm 2009 là 488,1%.
Lợi nhuận tăng nên tỷ lệ nộp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể.
Biểu đồ 1.4: Sự tăng trưởng lợi nhuận qua 5 năm
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
20
Chuyên đề thực tập
Nguyên nhân của việc tăng doanh thu này là do công ty ngày càng nhận
được nhiều các hợp đồng có giá trị lớn với các công ty như nhà máy điện Nhơn
Trạch; Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsov Petro; nhà máy lọc dầu Dung Quất;
nhà máy in tiền Quốc gia; nhà máy đóng tàu Hạ Long; uy tín của công ty ngày một
nâng lên. Nhìn chung việc tăng dần theo quy mô phát triển của công ty, việc kinh
doanh của công ty rất khả quan, tạo đà phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp.
Bảng 1.5: Bảng cân đối kế toán.
( 31/12 )
Đơn vị tính : VN đồng.
STT CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối
TÀI SẢN
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.768.766.808 26.554.974.56
0
18,786,207,752 241.82%
I Tiền và các khoản tương
đương tiền
966.797.661 1.246.483.090 279,685,429 28.93%

II Các khoản phải thu ngắn hạn 5.103.979.659 21.990.580.588 16,886,600,929 330.85%
III Hàng tồn kho 1.295.030.807 3.108.179.775 1,813,148,968 140.01%
IV Tài sản ngắn hạn khác 402.958.681 209.731.107 193,227,574 47.95%
B TÀI SẢN DÀI HẠN 3.836.994.679 4.069.151.995 232,157,316 6.05%
I Tài sản cố định 2.822.659.184 2.780.379.647 42,279,537 1.50%
II Tài sản dài hạn khác 1.014.335.495 1.288.772.348 274,436,853 27.06%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 11.605.761.487 30.624.126.55
5
19,018,365,068 163.87%
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 5.502.321.173 23.918.859.327 18,416,538,154 334.70%
Nợ ngắn hạn 5.502.321.173 23.918.859.327 18,416,538,15
4
334.70%
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.103.440.314 6.705.267.228 601,826,914 9.86%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 11.605.761.487 30.624.126.55
5
19,018,365,068 163.87%
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12 hai năm 2009, 2010 ta
thấy tổng tài sản của công ty năm 2010 là 30.624.126.555 đồng so với năm 2009 là
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
21
Chuyên đề thực tập
11.605.761.487 đồng tăng 163,87%, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm
tới hơn 70% trên tổng số tài sản.
Tài sản cố định của công ty tăng 1.5 % do trong năm 2010 công ty mở rộng
phương án kinh doanh, đầu tư cho dự án nghiên cứu phát triển phần mềm thuộc dự
án IPTV, trạm BTS Liên Trung, BTS Nguyên Lý… trang bị thêm thiết bị văn
phòng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như máy tính xách tay, TV phục

vụ cho nghiên cứu thử nghiệm, máy hàn, máy đo cáp quang đưa vào tài sản phục vụ
cho sản xuất.
Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu, tăng từ 6.103.440.314 đồng năm 2009
lên 6.705.267.228 đồng năm 2010 do doanh nghiệp có lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2009
Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/ Tổng số tài sản % 86.00 66.94
Tài sản dài hạn/ Tổng số tài sản % 14.00 33.06
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 78.00 47.41
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 22.00 52.59
Khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 3.14 2.10
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời Lần 1.11 1.40
Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0.98 1.17
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần % 3.18 0.78
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần % 2.35 0.62
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuân trước thuế trên tổng tài sản % 2.65 1.13
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 1.99 0.89
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu % 10.14 1.69
( Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng phân tích chỉ tiêu tài chính trên ta có thể thấy các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán có công ty đều có xu hướng tăng, các chỉ số đều >1, riêng chỉ số

Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
22
Chuyên đề thực tập
khả năng thanh toán tổng quát >2 chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là
đáng tin cậy.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng nhanh, năm 2009 mới đạt 0.62% thì năm
2010 đã tăng 2.35%, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty càng ngày càng
hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng tăng từ 1.13% năm 2009 lên 2.65 %
năm 2010 cho thấy khả năng quản lý tài sản sinh lời của doanh nghiệp tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có mức tăng vượt bậc từ 1.69 năm 2009
lên 10.14% năm 2010 cho thấy hiệu quả sử dung vốn của công ty là rất cao.
Nhìn chung, trong 2 năm gần đây nhất khả năng tự chủ về tài chính của công
ty là tốt, hiệu quả sử dụng vốn và quản lý tài sản rất tốt, công ty cần tiếp tục có
những kế hoạch kinh doanh đúng đắn, giữ ổn định mức tăng này.
1.2.2 Tình hình nhân sự
Là một công ty mới thành lập từ 2006 nhưng GBS sở hữu một đội ngũ cán
bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa. Các cán
bộ kỹ thuật của công ty đã có điều kiện tiếp cận với các thiết bị công nghệ cao trong
lĩnh vực quân sự và dầu khí trong một thời gian khá dài.
Theo báo cáo hiện trạng nhân lực của Công ty GBS tính đến ngày
30/06/2011 tổng số nhân viên cơ hữu của Công ty là 50 người, số nhân viên hợp
đồng có thời hạn là 30 người.
Bảng 1.7 : Biểu đồ sự biến đổi nhân viên từ năm 2006-2010
Đơn vị: Người
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
23
Chuyên đề thực tập

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Nhân sự.)

• Cơ cấu lao động
Tỷ lệ học vấn: 10% dưới đại học, 15% trên đại học và 75% đại học
Bảng 1.8: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ
Trên đại học 12 15 %
Đại học 60 75 %
Dưới đại học 8 10 %
( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự )
Nhìn chung chất lượng nhân lực tại Công ty khá cao. Số lượng người lao
động có trình độ đào tạo đại học và trên đại học là 72 người, chiếm tỷ lệ 90%, một
phần đây là những lao động làm các công việc quản lý, một phần do lĩnh vực công
việc chuyên môn nên đòi hỏi phải có trình độ đào tạo cao.
Số lượng lao động trình độ dưới đại học là 8 người, chiếm tỷ lệ 10%. Lực
lượng lao động này tại Công ty phần lớn lực lượng này là nhân viên giao nhận, vận
chuyển, bảo vệ,nhân viên tạp vụ… Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo như trên
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
0
10
20
30
40
50
60
70
2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Số lượng
Số lượng
24
Chuyên đề thực tập

là tương đối phù hợp với đặc điểm các công việc sản xuất – kinh doanh hiện tại của
Công ty.
Bảng 1.9: Cơ cấu lao động theo giới tính
Giới tính Nam Nữ Tổng
Số lượng (Người) 39 11 50
Tỷ lệ (%) 78 22 100
(Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự)
Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính có sự chênh lệch rõ ràng, có 39
lao động là nam giới, chiếm tỷ lệ 78%; 11 lao động là nữ giới, chiếm 22%. Điều này
hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc hiện tại của Công ty chủ yếu
về lĩnh vực công nghệ, tự động hóa… nên số lượng lao động là nam giới nhiều hơn
số lượng lao động là nữ giới. Dự tính năm nay lượng nhân viên Công ty sẽ tăng lên,
nên cơ cấu nhân viên sẽ có sự thay đổi nhất định.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
2.1. Quan điểm của công ty GBS trong hoạt động phân tích công việc
Đối với hoạt động phân tích công việc, Ban lãnh đạo công ty GBS hiểu rằng
đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và
các công tác nhân sự khác. Ban lãnh đạo xác định hoạt động này giúp làm rõ bản
chất từng công việc, giúp người quản lý xác định được kỳ vọng của mình đối với
nhân viên trong công ty. Đối với nhân viên công ty, hoạt động phân tích công việc
giúp họ hiểu được nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công việc. Từ
những thời gian đầu, khi hình thành các phòng ban chuyên trách, Ban lãnh đạo công
ty đã chỉ đạo, yêu cầu phòng Nhân sự lên kế hoạch tiến hành và phối hợp với các
phòng ban khác để thực hiện hoạt động phân tích công việc.
Tuy nhiên tầm quan trọng của hoạt động phân tích công việc chưa được hiểu
sâu sắc. Cho đến nay Ban lãnh đạo Công ty GBS chưa quan tâm, đầu tư đúng mức
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A
25
Chuyên đề thực tập

cho công tác này. Điều này được thể hiện ở sự thiếu bài bản chính quy của quy trình
thực hiện phân tích công việc, mới chỉ tập trung vào xây dựng bản mô tả công việc
và áp dụng cho những vị trí nhân viên chủ chốt. Nhân viên tại phòng Nhân sự
không chuyên trách trong hoạt động phân tích công việc, thiếu kiến thức, kỹ năng
làm việc thực tế và Công ty cũng chưa có chương trình để đào tạo, bồi dưỡng thêm
cho họ.
Phòng Nhân sự chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong hoạt
động phân tích công việc. Dù có sự hướng dẫn từ phòng Nhân sự nhưng hầu hết các
hoạt động của quá trình phân tích công việc đều do các phòng, ban khác tự thực
hiện. Sự phối hợp thực hiện của phòng Nhân sự chưa được chặt chẽ, thiếu sự quản
lý, giám sát quá trình các phòng, ban khác thực hiện phân tích công việc. Do có sự
đánh giá chưa đúng đắn này từ Ban lãnh đạo, các Trưởng phòng ban nên qua khảo
sát sơ bộ cho thấy vẫn có 24% nhân viên được tham gia phỏng vấn cho rằng hoạt
động phân tích công việc là không cần thiết.
2.2 Cách thức tiến hành phân tích công việc tại Công ty GBS
2.2.1 Quy trình tiến hành phân tích công việc tại Công ty GBS
Quy trình tiến hành phân tích công việc tại công ty GBS được thực hiện như
sau:
- Giám đốc Công ty chỉ đạo cho phòng Nhân sự phối hợp với các phòng, ban
khác trong Công ty thực hiện phân tích công việc. Mục đích là để có sự phân công
giữa nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa những các nhân viên trong công ty
một cách rõ ràng, giúp cho họ hiểu rõ mình cần phải thực hiện những nhiệm vụ và
trách nhiệm của mình.
- Sau khi nhận được chỉ đạo của Giám đốc, phòng Nhân sự gửi thông báo đề
nghị các Trưởng phòng, ban khác trong Công ty thực hiện hoạt động phân tích công
việc cho vị trí của mình và các công việc trong phòng, ban.Trong thông báo đó
hướng dẫn làm rõ người lao động làm các công việc khác nhau cần phải thực hiện
những nhiệm vụ, trách nhiệm gì và có những quyền hạn nào.
Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: QTKDCN & XD 50A

×