Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại Tuấn Hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.91 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
Chữ viết tắt Nguyên Nghĩa
CBCNV Cán bộ công nhân viên
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TSCĐ Tài sản cố định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản
xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời
cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững
trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp
luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể
khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng
hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết
quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản
của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó
việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất
yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu


quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm
đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong
qúa trình kinh doanh của mình. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH
Thương mại Tuấn Hiền, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại
Tuấn Hiền" làm đề tài nghiên cứu của mình, để hiểu rõ hơn về thực trạng kinh doanh
tại công ty cũng như là có những đóng góp giúp ban lãnh đạo có những cái nhìn rõ hơn
về tình hình kinh doanh tại công ty.
Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong chuyên đề này em
chỉ đi vào thực trạng thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty và đưa ra một
số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN
HIỀN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
Chuyên đề này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
TS. Vũ Trọng Nghĩa. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

TUẤN HIỀN
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
1.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
Đặc điểm của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền
Đại diện: Ông Nguyễn Minh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc
Tên giao dịch: Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền
Địa chỉ: 1863 đường Hùng Vương, tổ 15B khu 7, phường Gia Cẩm, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 0210.3 847 906
Fax : 0210.3 847 906
Mã số thuế: 260 030 680
Quá trình hình thành của Công ty
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền được thành lập theo giấy phép đăng ký
kinh doanh số 18 02 000 359 ngày 23 tháng 12 năm 2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Phú Thọ.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản giao dịch
riêng tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định.
Quá trình phát triển của Công ty
- 23/12/2003: thành lập công ty TNHH thương mại Tuấn Hiền.
- 2004: khởi công xây dựng nhà kho qui mô hơn 2000m2.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 2005: chính thức đưa nhà kho cùng khối văn phòng đi vào hoạt động đồng bộ.
- 2007: bắt đầu lộ trình tái cơ cấu các danh mục hàng hóa.
- 2009: bắt đầu kế hoạch đầu tư và phát triển có chọn lọc.
- 10/2011: cán mốc doanh thu 50 tỷ trong năm tài chính 2011.

1.1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền là đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực
ngành nghề:
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.
- Kinh doanh thiết bị văn phũng, văn phòng phẩm, hoá mỹ phẩm và đồ dùng cá
nhân gia đình khác.
- Kinh doanh rượu bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo các loại, thuốc lá sản xuất
trong nước.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Môi giới thương mại, dịch vụ nhà đất.
- Lắp đặt, kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh doanh điện thoại cố
định, di động và sim thẻ điện thoại.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức phân phối các mặt hàng văn phòng phẩm, hoá mỹ phẩm, các sản phẩm
cá nhân và trong gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Lắp đặt, kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông ( mạng Beeline) trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
- Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền hoạt động theo nguyên tắc:
Tổ chức thực hiện hạch toán kinh doanh nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
của công ty và nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của công ty, nhà nước và người
lao động.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3. QUI MÔ NGUỒN LỰC KINH DOANH
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền là một công ty bước vào kinh doanh với
số vốn điều lệ ở mức 3.000.000.000 đồng do 2 thành viên góp vốn. Tuy nhiên, công ty
đang có 1 thị trường rất lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với các ngành
nghề kinh doanh đa dạng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường:

- Kinh doanh thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, hoá mỹ phẩm và đồ dùng cá
nhân gia đình khác.
- Kinh doanh rượu bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo các loại, thuốc lá sản xuất
trong nước.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Môi giới thương mại, dịch vụ nhà đất.
- Lắp đặt, kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh doanh điện thoại cố
định, di động và sim thẻ điện thoại.
1.2. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY
Số cấp quản lý: 03 cấp ( Ban giám đốc và các phòng ban chức năng và bộ phận
đội xe)
- Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng
không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu là làm nhiệm
vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện
cỏc quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.
* Ưu điểm: Đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết
định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao, có thể quy trách nhiệm cụ
thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Ban
Tổng giám đốc phải chỉ ra nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về
nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn
đẩy giữa các bộ phận.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SƠ ĐỒ 1: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay để đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả và đạt được mức lợi nhuận cao nên tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Tương đối gọn nhẹ bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, Các phòng ban,
và bộ phận đội xe.
- Hội đồng thành viên: bộ phận lãnh đạo của công ty đứng đầu là Hội đồng thành

viên, Hội đồng thành viên của công ty gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty. Hội đồng thành viên bầu 1 thành viên làm chủ tịch và chủ tịch hội
đồng thành viên có thể kiêm luôn Giám đốc công ty.
- Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình và là người đại diện trước pháp luật. Giám đốc là người tổ chức
thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
- Trưởng phòng kinh doanh:: Là người được giám đốc uỷ quyền chịu trách nhiệm
trong lĩnh vực quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch giao
hàng dựa trên nhu cầu thị trường và các hợp đồng, đơn hàng đã kí với khách hàng .Tìm
hiểu nhu cầu thị trường, khách hàng để đề xuất các đặc tính phù hợp của sản phẩm.
Xem xét hợp đồng bán hàng, theo yêu cầu của Giám đốc, quảng cáo và xúc tiến bán
hàng.Tổ chức thực hiện giao hàng. Phòng kinh doanh cũng là nơi chịu trách nhiệm về
việc xác định chiến lược và phương án kinh doanh, triển khai các phương án kinh
doanh đã được duyệt.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
Giám Đốc
Phòng
kinh doanh
Phòng
kế toán - quỹ
Phòng
kho lưu trữ
Phòng
vận tải
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Trưởng phòng tài chính (Kế toán trưởng): Là người chịu trách nhiệm trước giám
đốc về tổ chức điều hành toàn bộ công tác tài chính của công ty theo đúng qui định của
pháp luật. Phòng kế toán là nơi tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý công

ty và thực hiện các công tác tổ chức tài chính – kế toán nhằm mục tiêu bảo toàn và phát
triển vốn, tài sản của công ty, thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước theo chế độ do nhà
nước quy định.
- Phòng kho lưu trữ: Thực hiện nhập xuất vật tư hàng hoá theo tiêu chuẩn , bảo
quản các sản phẩm một cách tốt nhất .
Quản lý kiểm soát an toàn PCCC thường xuyên .
Thực hiện kiểm kê sản phẩm một cách chính xác, thường xuyên để kịp thời báo
cáo cho bộ phận kinh doanh nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Bộ phận đội xe: bao gồm các nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ luôn sẵn sàng
thực hiện yêu cầu kế hoạch của cấp trên giao cho và vận chuyển theo yêu cầu của
khách hàng.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
- Số cấp quản lý: 03 cấp ( Ban giám đốc và phòng ban chức năng và bộ phận đội xe)
- Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng
không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu là làm nhiệm
vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện
các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.
* Ưu điểm: Đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết
định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao, có thể quy trách nhiệm cụ
thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Ban
Tổng giám đốc phải chỉ ra nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về
nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn
đẩy giữa các bộ phận.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG 1: Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2007 đến hết năm 2011
Đơn vị: Người lao động

Chức vụ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giám đốc 1 1 1 1 1
Thư ký 1 1 2 2 2
Phòng kinh doanh 12 13 17 17 17
Phòng vận tải 3 3 6 6 6
Phòng kho 7 9 9 10 11
Phòng kế toán 3 3 3 4 4
Tổng số lao động 27 30 38 40 41
Nguồn: phòng kế toán - quỹ
- Trưởng phòng kinh doanh:: Là người được giám đốc uỷ quyền chịu trách nhiệm
trong lĩnh vực quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch giao
hàng dựa trên nhu cầu thị trường và các hợp đồng, đơn hàng đã kí với khách hàng .Tìm
hiểu nhu cầu thị trường, khách hàng để đề xuất các đặc tính phù hợp của sản phẩm.
Xem xét hợp đồng bán hàng, theo yêu cầu của Giám đốc, quảng cáo và xúc tiến bán
hàng.Tổ chức thực hiện giao hàng. Phòng kinh doanh cũng là nơi chịu trách nhiệm về
việc xác định chiến lược và phương án kinh doanh, triển khai các phương án kinh
doanh đã được duyệt.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Trưởng phòng tài chính (Kế toán trưởng): Là người chịu trách nhiệm trước giám
đốc về tổ chức điều hành toàn bộ công tác tài chính của công ty theo đúng qui định của
pháp luật. Phòng kế toán là nơi tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý công
ty và thực hiện các công tác tổ chức tài chính – kế toán nhằm mục tiêu bảo toàn và phát
triển vốn, tài sản của công ty, thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước theo chế độ do nhà
nước quy định.
- Phòng kho lưu trữ: Thực hiện nhập xuất vật tư hàng hoá theo tiêu chuẩn , bảo
quản các sản phẩm một cách tốt nhất .
Quản lý kiểm soát an toàn PCCC thường xuyên .
Thực hiện kiểm kê sản phẩm một cách chính xác, thường xuyên để kịp thời báo

cáo cho bộ phận kinh doanh nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Bộ phận đội xe: bao gồm các nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ luôn sẵn sàng
thực hiện yêu cầu kế hoạch của cấp trên giao cho và vận chuyển theo yêu cầu của
khách hàng.
Từ bảng trên cho ta thấy được cơ cấu nhân sự của công ty được mở rộng qua
từng năm tương ứng với việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Năm 2007 thì
toàn bộ công ty chỉ có 27 người, đến năm 2011 con số đó đã tăng lên 41 người tương
ứng với tăng 51,7%. Phòng kinh doanh là phòng có số lượng nhân viên tăng nhiều
nhất, năm 2003 là 12 người còn hiện tại là 17 người tương đương với tăng 41,67 %
điều đó nói lên quy mô kinh doanh của công ty đang phát triển tốt, ngày càng có nhiều
khách hàng hơn đến với công ty.
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN VỐN KINH DOANH
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền là một công ty bước vào kinh doanh với
số vốn điều lệ ở mức 3.000.000.000 đồng do 2 thành viên góp vốn. Tuy nhiên, công ty
đang có 1 thị trường rất lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với các ngành
nghề kinh doanh đa dạng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường:
- Kinh doanh thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, hoa mỹ phẩm và đồ dùng cá
nhân gia đình khác.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Kinh doanh rượu bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo các loại, thuốc lá sản xuất
trong nước.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Môi giới thương mại, dịch vụ nhà đất.
- Lắp đặt, kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh doanh điện thoại cố
định, di động và sim thẻ điện thoại.
BẢNG 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Nguồn vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ
phải
trả
Nợ ngắn
hạn
2.180.265 4.916.853 6.330.977 6.073544 7.272.804
Nợ dài hạn 450.000 0 50.048 0 59.048
Nợ khác 0 0 0 0 0
Tổng nợ phải trả 2.630.265 4.916.853 6.381.025 6.073.544 7.331.852
Nguồn
vốn
chủ sở
hữu
Nguồn
vốn – quỹ
3.047.004 3.031.617 3.030.187 3.070.048 3.625.497
Quỹ khen
thưởng
phúc lợi
14.018 16.854 26.617 98.770 35.270
Tổng vốn
chủ sở hữu
3.047.004 3.048.471 3.056.804 3.168.819 3.660.768
Tổng nguồn vốn 5.677.269 7.965.324 9.387.782 9.242.364 10.992.620
Nguồn: phòng kế toán – quỹ
Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài
chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc
thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định.
Ta có thể thấy rất rõ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty
luôn tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 41,95% tương ứng với mức tăng 2.288.055

Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghìn đồng. Cũng tương tự năm 2009 tăng 42,25% tương ứng với mức tăng 1.422.458
nghìn đồng. Nhưng đến năm 2010 thì lại có xu hướng giảm nhưng không đáng kể so
với tổng quan chung, giảm 1,55% tương ứng với mức giảm 145.418 nghìn đồng. Năm
2011 lại chứng kiến xu hướng tăng của vốn, cụ thể là tăng 18,94% tương ứng với mức
tăng 1.750.256 nghìn đồng về số tuyệt đối. Từ những con số cụ thể trên ta có thể thấy
rất rõ ràng rằng công ty vẫn đang trên đà phát triển và ngày càng mở rộng quy mô của
mình qua những chính sách đã đề ra.
1.3.3. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Hiện nay công ty đang thực hiên chiến lược tập trung nguồn lực vào những sản
phẩm mũi nhọn chiếm phần lớn doanh thu cũng như lợi nhuận. Từ gần 30.000 sản
phẩm khác nhau với nhiều nghành hàng trong thời kỳ những năm đầu thành lập đến
nay đó được tái cơ cấu và được cắt giảm xuống hơn 10.000 sản phẩm. Trong đó tập
trung chủ yếu trong các nghành: văn phòng phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân,
rượu bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, gia vị, nước tương, nước mắm, mỳ tôm,
lắp đặt, kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh doanh điện thoại cố định, di
động và sim thẻ điện thoại. Cụ thể như sau:
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG 3: Số lượng sản phẩm của công ty qua các năm
Đơn vị: sản phẩm
Nghành hàng Năm 2003 Năm 2008 Năm 2012
Văn phòng phẩm 3.876 3.487 0
Hóa mỹ phẩm 8.653 4.986 2.154
Đồ dùng cá nhân 3.449 2.986 0
Rượu, bia, nước giải khát 4.325 4.891 2.456
Bánh, mứt, kẹo 5.436 3.894 2.354

Gia vị, nước tương, mỳ tôm 2.345 3.458 5.799
Dịch vụ bưu chính viễn thông 0 0 256
Tổng sản phẩm 28.084 23.702 13.019
Nguồn: phòng kinh doanh
Ta có thể thấy sự cắt giảm nhằm tái cơ cấu các nghành hàng được thực hiện
khá đồng đều qua các thời kỳ và trong tất cả các nghành tại công ty. Rất rõ ràng đó
là con số tổng thể được cát từ 28.084 sản phẩm năm 2003 xuống còn 23.702 sản
phẩm năm 2008 trước khi xuống 13.019 sản phẩm năm 2012. Trong nghành hàng
hóa mỹ phẩm từ con số 8.653 đó xuống còn 4.986 sản phẩm, công ty đã cắt giảm tới
42,38% trong vòng 5 năm từ 2003-2008 trước khi được cắt xuống còn 2.154 Năm
2012. Cũng cùng với mức cắt giảm đó, từ 5.436 sản phẩm năm 2003 xuống 3894
năm 2008, và chỉ còn 2.354 Năm 2012 trong nghành hàng bánh, mứt, kẹo. Trong xu
thế tái cơ cấu giảm thì ngành hàng rượu, bia, nước giải khát có phần giảm chậm hơn
hai nghành trên, từ 4.325 xuống 4.891 và 2.456 ứng với các năm 2003,2008 và
2012. Đặc biệt nhất trong xu thế tái cơ cấu giảm có hai nghành hàng là văn phòng
phẩm và đồ dùng cá nhân đã xuống mức 0 sản phẩm trong năm 2012. Mặc dù trước
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đó có xu thế cắt giảm nhưng tỉ lệ cắt giảm không lớn, cụ thể là 10,04% và 13,42%
ứng vơi nghành văn phòng phẩm và đồ dùng cá nhân. Có thể thấy rõ ràng công ty đã
tái cơ cấu mạnh tay ở cả hai nghành này trong thời kỳ hiện nay mặc dù trước đó có
tái cơ cấu giảm nhưng không quá nhiều. Ngược lại với xu thế giảm là xu thế tăng,
trong 7 ngành hàng thì chỉ có duy nhất 1 nghành hàng có xu thế cơ cấu tăng là
nghành gia vị, nước tương, mỳ tôm. Từ 2.345 sản phẩm năm 2003 lên 5.799 năm
2012 sau khi tăng lên 3.458 năm 2008, tương ứng với mức tăng 47,46% của năm
2008 và 147,29% năm 2012 so với năm 2003. Điều này khẳng định rằng nghành
hàng gia vị, nước tương, mỳ tôm là nghành được công ty dồn nguồn lực của mình để
phát triển. Không những phát triển nghành hàng gia vị, nước tương, mỳ tôm mà
công ty đã phát triển thêm một nghành hàng mới là dịch vụ bưu chính viễn thông.

Chúng ta nhìn thấy rất rõ là trong năm 2003 và 2008 công ty không có bất kỳ sản
phẩm nào ở nghành hàng này mà đến năm 2012 đã có 256 sản phẩm. Có thể do công
ty đã nhận thấy tiềm năng phát triển ở mảng kinh doanh này chính vì thế mà công ty
đã có thêm những sản phẩm trong nghành dịch vụ bưu chính viễn thông.
1.3.4. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN CUNG ỨNG
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên nguồn cung ứng
chính của công ty là các doanh nghiệp sản xuất trong các nghành: văn phòng phẩm,
hóa mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân, rượu bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, gia vị,
nước tương, nước mắm, mỳ tôm, lắp đặt, kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông,
kinh doanh điện thoại cố định, di động và sim thẻ điện thoại.
Đa số các doanh nghiệp trên đều là các doanh nghiệp lớn trong nghành mà họ
kinh doanh, chính vì thế mà công ty có rất nhiều lợi thế trên thị trường:
- Thỏa thuận đặt hàng theo kế hoạch năm, quý và tháng của các công ty sản
xuất sao cho phù hợp nhất với kế hoạch của công ty.
- Khâu vận chuyển từ các công ty sản xuất đến kho của công ty đều đã được
các công ty sản xuất lo toàn bộ.
- Công ty luôn nhận được những ưu đãi tốt nhất về xúc tiến thương mại trong
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kênh phân phối.
- Được các công ty sản xuất hỗ trợ về mặt tài chính qua những khoản nợ đơn
hàng.
- Các công ty sản xuất luôn quan tâm đến yếu tố hàng tồn kho theo tháng, quý,
năm và cân đối để có được mức hàng tồn trong phạm vi cho phép.
Cụ thể các nghành như sau:
- Nghành văn phòng phẩm: tập đoàn Thiên Long, công ty cổ phần văn phòng
phẩm Hồng Hà.
- Nghành hóa mỹ phẩm: tập đoàn Unilever Việt Nam, công ty TNHH hóa mỹ
phẩm Mỹ Hảo, công ty TNHH Wipro Unza Việt Nam, Công Ty COLGATE

PALMOLIVE.
- Nghành đồ dùng cá nhân: tập đoàn Unilever Việt Nam, công ty Colgate
Palmolive.
- Nghành rượu, bia, nước giải khát: tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát,
công ty SXKD-XNK Hương Sen, công ty sản xuất nước giải khát và thực phẩm
Pepsico, Volka & Chocolate VIFRANCO, công ty TNHH nước giải khát COCA
COLA Việt Nam, công ty cổ phần thực phẩm và thức uống Việt.
- Nghành bánh, mứt, kẹo: Tập đoàn Kinh Đô, công ty TNHH thực phẩm
ORION VN, Công Ty Cổ Phần Thực phẩm HỮU NGHỊ, Công Ty Cổ Phần
TRÀNG AN, Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo HẢI HÀ, Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo
BIÊN HÒA, Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo HẢI CHÂU, Công Ty TNHH LONG
HẢI.
- Nghành gia vị, nước tương, nước mắm, mỳ tôm: tập đoàn MASAN, công ty
cổ phần ACECOOK Việt Nam, công ty nước mắm Phương Trang, công ty sản xuất
chế biến thủy đặc sản Long Hải.
- Nghành viễn thông di động: công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu.
1.3.5. ĐẶC ĐIỂM TRANG BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT
Trụ sở làm việc chính là một tòa nhà 2 tầng với gần 200 m
2
sàn thuộc sở hữu của
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty giúp công ty có được những lợi thế to lớn:
- Tập trung trong quản lý và điều hành từ kho tàng đến văn phòng.
- Đáp ứng các yêu cầu về kho bãi cũng như văn phòng khi công ty có các hợp
đồng với các công ty sản xuất.
- Đây chính là một trong những nền móng vững chắc giúp công ty phát triển bền
vững trong những năm tiếp theo.
- Văn phòng của một số doanh nghiệp mà công ty hợp tác cũng được đặt tại đây,

giúp việc phối hợp và điều hành được thực hiện tốt hơn.
Hơn 20 người trong tổng số nhân sự gần 60 người của công ty làm việc tại trụ sở
chính, phần lớn có trình độ cao đẳng hoặc cao hơn. Bên cạnh bộ máy quản lý đầu não
của công ty là hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng thuộc khối nghiệp vụ
như: Tài chính - Kế toán, Kế hoạch - Kinh doanh, Kho Lưu Trữ, Đội Xe:
- Yếu tố con người rất quan trọng và công ty đã có những đội ngũ lao động được
cho là dày dặn kinh nghiệm và tốt trong thị trường lao động của nghành tại nơi công ty
hoạt động.
- Những yếu tố con người đã giúp công ty rất nhiều trong các khâu trong quản trị
văn phòng, quản trị hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị tiêu thụ, quản trị nhân
lực và trong các thương vụ đàm phán với các đối tác của mình.
Thêm vào đó hệ thống mạng lưới phân phối (các cửa hàng đại lý phân phối) với
số lượng hàng nghìn cửa hàng trải khắp toàn tỉnh đã góp phần tích cực trong việc
quảng bá cũng như đưa sản phẩm Công ty đến người tiêu dùng.
Công ty luôn chú trọng đến công nghệ để tăng năng suất lao động, chính vì thế
mà ban giám đốc đã trang bị hệ thống máy tính, máy in, máy fax hiện đại phục vụ
công việc văn phòng. Cũng như công việc văn phòng thì công ty hoạt động chính là
vận chuyển hàng hóa đến các đại lý trong hệ thống của mình, vì đặc thù công việc này
mà cứ 3 năm công ty lại bổ sung và đổi mới xe tải thêm vào đội xe của công ty, cùng
với đó là công tác quản lý đội xe. Ban giám đốc đã lắp đặt hệ thống quản lý qua GPS
trên mỗi xe, và quản lý theo dõi hoạt động của các xe qua trang trackking.vn.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho khối văn phòng và khối vận tải thì
doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy. Tại kho lữu trữ
đã được lắp chuông báo cháy 24VDC trong kho, cùng với đó là hệ thống bình cứu hỏa
được trang bị đầy đủ cả trong và ngoài kho lưu trữ. Ngoài khu vực kho tàng thì khối
văn phòng cũng được trang bị bình cứu hỏa đồng bộ với khối kho vận.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
2.1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
2.1.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Tuấn Hiền coi hiệu quả
sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu
và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy công ty phát triển và rất được coi trọng
trong kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có
được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là hiệu quả cuối cùng mà
doanh nghiệp đạt được.
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ.
Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả
về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể
hiện thông qua biểu dưới đây:
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu
12.306.558 17.720.233 30.366.385 49.002.681 61.713.491
Tổng chi phí
12.254.564 17.676.321 30.324.459 48.951.815 61.667.373
Lợi nhuận

51.994 43.912 41.926 50.866 46.118
Thuế thu nhập
DN
14.555 12.295 11.739 8.901 11.529
Lợi nhuận sau
thuế
37.439 31.617 30.187 41.965 34.589
Nguồn: phòng kế toán – quỹ
BẢNG 5: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Tổng
doanh thu
Tổng chi
phí
Lợi nhuận
Thuế thu
nhập DN
Lợi nhuận
sau thuế
Số
tuyệt
đối
08-07
5.413.675 5.421.757 -8.082 -2.260 -5.822
09-08 12.646.152 12.648.138 -1.986 -556 -1.430
10-09 18.636.296 18.627.356 8.940 -2.838 11.778
11-10 12.710.810 12.715.558 -4.748 2.628 -7.376
Số
tương

đối
(%)
08/07
143,99 144,24 84,46 84,47 84,45
09/08 171,37 171,55 95,48 95,48 95,48
10/09 161,37 161,43 121,32 75,82 139.02
11/10 125,94 125,98 90,67 129,52 82,42
Nguồn: phòng kế toán – quỹ
Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài
chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong
việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định. Qua biểu trên ta thấy trong năm năm 2007-2011 Công ty đã phấn đấu thực hiện
được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:
- Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất
tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2008 tăng
5.413.675 nghìn đồng so với năm 2007 ứng với 43,99%, năm 2009 tăng 12.646.152
nghìn đồng so với năm 2008 ứng với 71.37%, năm 2010 tăng 18.636.296 nghìn đồng
so với năm 2009 ứng với 61.37%, năm 2011 tăng 12.710.810 nghìn đồng so với năm
2010 ứng với 25,94%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra
không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm
của công ty đã được thị trường khách hàng chấp nhận.
- Về chi phí: ta có thể thấy rừ rằng cùng với việc tăng doanh thu thì chi phí cũng
sẽ tăng theo doanh thu ở một mức độ nhất định và hợp lý trong mức độ cho phép và
có thể kiểm soát được. Năm 2008 tăng 5.421.757 nghìn đồng so với năm 2007 tương
ứng với mức tăng 44,24%, là một tỉ lệ tăng có thể chấp nhận được so với mức tăng
của doanh thu là 43,99%. Năm 2009 tăng 12.648.138 nghìn đồng so với năm 2008
tương ứng với mức tăng 71,55%, là một tỉ lệ tăng có thể chấp nhận được so với mức

tăng của doanh thu là 71,37%. Năm 2010 tăng 18.627.356 nghìn đồng so với năm
2009 tương ứng với mức tăng 61,43%, là một tỉ lệ tăng có thể chấp nhận được so với
mức tăng của doanh thu là 61,37%. Năm 2011 tăng 12.715.558 nghìn đồng so với
năm 2010 tương ứng với mức tăng 25,98%, là một tỉ lệ tăng có thể chấp nhận được
so với mức tăng của doanh thu là 25,94%. Từ năm 2007 đến năm 2011 thì tỉ lệ tăng
chí phí đều tăng gần như ngang với mức tăng của doanh số, điều này có thể khẳng
định rằng doanh nghiệp vẫn đang trên đà phất triển mở rộng qui mô trong lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp.
- Về lợi nhuận: chính từ tỉ lệ tăng chí phí đều tăng gần như ngang với mức tăng
của doanh số mà lợi nhuận của doanh nghiệp không có nhiều biến chuyển về số tuyệt
đối, dao động từ 40.000- 50.000 nghìn đồng một năm qua các năm từ 2007-2011. Mặc
dù như vậy nhưng lợi nhuận qua các năm cho thấy có biến động giảm là chủ yếu, duy
nhất chỉ có năm 2010 là có biến động tăng 8.940 nghìn đồng so với năm 2009 tương
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ứng mức tăng 21,32% ở lợi nhuận trước thuế, ở lợi nhuận sau thuế tương ứng là
11.778 nghìn đồng và 39,02%. Điều đặc biệt này lại không nằm ở nội tại doanh nghiệp
mà một phần là do thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 đó giảm xuống khá mạnh
khiến thu nhập của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
2.1.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
2.1.2.1. XÉT HIỆU QUẢ KINH DOANH THEO CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TỔNG HỢP
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Tuấn Hiền coi hiệu quả
sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu
và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy công ty phát triển và rất được coi trọng
trong kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có
được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là hiệu quả cuối cùng mà
doanh nghiệp đạt được.
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ.

Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả
về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật.
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG 6: Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu 12.306.558 17.720.233 30.366.385 49.002.681 61.713.491
2. Tổng chi
phí
12.254.564 17.676.321 30.324.459 48.951.815 61.667.373
3. Lợi nhuận 51.994 43.912 41.926 50.866 46.118
4. Vốn chủ sở
hữu
3.047.004 3.048.471 3.056.804 3.168.819 3.660.768
5. Lợi nhuận
sau thuế
37.439 31.617 30.187 41.965 34.589
6. Tổng vốn 5.677.269 7.965.324 9.387.782 9.242.364 10.992.620
7. Sức sản xuất
của vốn (1/6)
2,168 2,225 3,235 5,302 5,614
8. Sức sản xuất
của chi phí
(1/2)
1,004 1,002 1,001 1,001 1,001
9. Doanh lợi
doanh thu
(5/1)

0,003 0,002 0,001 0,001 0,001
10. Doanh lợi
tổng vốn (3/6)
0,009 0,006 0,004 0,006 0,004
11. Doanh lợi
vốn chủ sở
hữu (3/4)
0,017 0,014 0,014 0,016 0,013
Nguồn: phòng kế toán – quỹ
Nhìn bảng 6, ta thấy:
- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn của công ty cũng khá cao, năm 2007, một đồng
vốn bỏ ra thu về 2,168 đồng, năm 2008 là 2,225 đồng, năm 2009 là 3,235 đồng, năm
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2010 là 5,302 đồng, năm 2011 là 5,614 đồng. Chỉ tiêu này tăng dần là do tình hình
kinh doanh của công ty đã có những thay đổi trong việc tái cơ cấu nghành nghề và lĩnh
vực kinh doanh cũng như là mở rộng thị trường của mình.
- Chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí đó được giữ ở mức 1,001 qua các năm, năm
2007 cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 1,004 đồng doanh thu, năm 2008 cứ một
đồng chi phí bỏ ra thu về 1,002 đồng doanh thu, năm 2009 cứ một đồng chi phí bỏ
ra thu về 1,001 đồng doanh thu, và được giữ ở mức cứ một đồng chi phí bỏ ra thu
về 1,001 đồng doanh thu trong năm 2010 và 2011.Điều này chứng tỏ công ty đã cân
đối được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được
mức doanh thu không đổi. Đây là một yêu cầu cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu và doanh lợi tổng vốn cũng được cân đối qua từng
năm. Cụ thể là, năm 2007 cứ một đồng doanh thu thu về 0,003 đồng lợi nhuận và được
giữ ở mức 0,001 qua các năm 2009, 2010 và 2011. Cũng tương tự trong năm 2007 cứ
một đồng vốn thu về 0,009 đồng lợi nhuận, công ty đó giữ ỡ mức 0,004 và 0,006 qua

các năm tiếp theo.
Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho
thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2007 là khỏ cao. Nguyên nhân là do chi phí giảm,
trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng nhanh. Chi phí giảm do các
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trình độ quản lý của nhân viên cũng như công nhân được nâng cao nên đã tiết
kiệm được chi phí đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp giúp Công ty nhập được
hàng với giá thấp hơn.
- Do đã có nhiều khách quen nên chi phí bán hàng và quản lý đã giảm đi đáng kể.
2.1.2.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH BỘ PHẬN
2.1.2.2.1. XÉT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực
Nguyễn Hoàng Anh Lớp: QTKDTH 50B
24

×