Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế của Công ty Cổ phần Quang Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.03 KB, 49 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hơng
MC LC
SV; Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế Quốc tế 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hơng
DANH MC T VIT TT
1. NK: Nhp khu
2. BHXH: Bo him xó hi
3. BHYT: Bo him y t
4. TNDN: Thu nhp doanh nghip
5. DT: Doanh thu
6. CP: Chi phớ
7. DTNK: Doanh thu nhp khu
8. LNNK: Li nhun nhp khu
9. CPNK: Chi phớ nhp khu
10. VL: Vn lu ng
11. VLNK: Vn lu ng nhp khu
12. T: u t
13. KD: Kinh doanh
14. HQ: Hiu qu
SV; Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế Quốc tế 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hơng
DANH MC S , BIU
S
Biu : 2.1. Kim ngch nhp khu ca Cụng ty giai on 2010 2012 13
Biu 2.2: T trng c cu cỏc mt hng nhp khu (2010 - 2012) 17
Biu 2.3: T trng th trng nhp khu ca Cụng ty nm 2012 (%) 21
Biu 2.4: Ch tiờu t sut li nhun theo doanh thu giai on 2010 - 2012 . 25
Biu 2.5: Ch tiờu t sut li nhun theo chi phớ nhp khu giai on 2010 -
2012 26
Biu 2.6: Ch tiờu hiu qu s dng v lu ng nhp khu (2010 - 2012) 27
SV; Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế Quốc tế 51A


Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hơng
DANH MC BNG
Bng 1.1: Bỏo cỏo ti chớnh ca Cụng ty t nm 2009 - 2012 Error:
Reference source not found
Bng 2.1: Kim ngch nhp khu ca Cụng ty giai on 2009 2012 Error:
Reference source not found
Bng 2.2: S lng v giỏ tr nhp khu cỏc sn phm ca Cụng ty Error:
Reference source not found
Bng 2.3: C cu cỏc mt hng chớnh nhp khu ca Cụng ty t 2009 2012

Error: Reference source not found
Bng 2.4: Th trng nhp khu ca Cụng ty (2010 2012) Error:
Reference source not found
Bng 2.5: Cỏc ch tiờu li nhun, t sut li nhun ca Cụng ty Error:
Reference source not found
Bng 2.6: Cỏc ch tiờu hiu qu s dng vn nhp khu Error: Reference
source not found
SV; Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế Quốc tế 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế thế giới diễn ra một cách nhanh chóng và trên
toàn thế giới. Với xu thế đó, việc mở rộng nền kinh tế, mở rộng giao thương với thế
giới, với các đối tác nước ngoài là việc tất yếu khách quan. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho nền kinh tế chung mà đặc biệt là các doanh nghiệp, các ngành nghề trong
nước có cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài và mục tiêu cuối cùng là phát triển
mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường ra nước ngoài. Đối với Việt Nam,
kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng đã và đang đóng một vai
trò cực kỳ quan trọng, là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu toàn cầu hóa, các công ty thương mại ra đời ngày

càng nhiều và hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Nhưng đây cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam nói chung và đối
với các công ty này nói riêng. Các công ty tham gia vào lĩnh vực này có thể thu về một
nguồn lợi nhuận khổng lồ, đồng thời mở rộng thị trường, nhưng kèm theo đó, là sự
cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới và năng lực còn non yếu của các công ty
trong nước. Vì vậy, để gia nhập được vào thị trường thế giới, các công ty cần phải trau
dồi thêm kinh nghiệm, kĩ năng, cũng như sự chủ động, nhạy bén với sự biến động của
tình hình kinh tế thế giới. Một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các
Công ty nói trên mà còn là của bất kỳ nền kinh tế nào, bất kỳ thành viên, thành phần
tham gia vào nền kinh tế đều chú trọng đến, đó chính là đảm bảo và không ngừng nâng
cao tính hiệu quả kinh doanh của mình. Đặc biệt, đối với các Công ty hoạt động trong
thương mại quốc tế có mối quan tâm đến hiệu quả nhập khẩu của Công ty mình. Nhìn
chung, hiệu quả kinh tế chính là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng hoạt
động kinh doanh của mỗi công ty trong nền kinh tế. Cho nên, mỗi công ty cần phải
chủ động hơn trong việc sử dụng những nguồn nội lực, ngoại lực để tối đa hóa hiệu
quả kinh doanh. Có thể nói, dưới áp lực của môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
của thị trường quốc tế, vấn đề đảm bảo hiệu quả kinh doanh mang tính sống còn đối
với mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty và mọi nền kinh tế
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Công ty Cổ phần Quang Tiến là một công ty kinh doanh với hoạt động chính là
chuyên nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế và phân phối thiết bị, phụ tùng nhập khẩu
và một số trong nước sản xuất được cho thị trường nội địa. Nắm bắt được xu thế hội
nhập thế giới, đồng thời Việt Nam vẫn còn hạn chế về trình độ công nghệ và các
ngành công nghiệp phục vụ sản xuất, cho nên, đây là cơ hội cho Công ty ngày càng
phát triển và tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước cũng như đối tác nước ngoài của
mình. Tuy vậy, do Công ty thành lập từ năm 2006, quy mô Công ty vừa và nhỏ, thêm
vào đó, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

trong hoạt động kinh doanh của Công ty, việc nghiên cứu nghiêm túc lý luận và thực
tiễn Công ty. Từ đó, rút ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, giảm
thiểu bất cập là điều cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, đề tài: “Nâng cao hiệu quả
nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế của Công ty Cổ phần Quang Tiến” được chọn
để nghiên cứu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của Công ty.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hiệu quả nhập khẩu của Công ty Cổ
phần Quang Tiến
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chính là hoạt động nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế
của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
3. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Quang Tiến
Chương 2: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế của Công ty
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị,
phụ tùng thay thế của Công ty Cổ phần Quang Tiến
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Thương mại và kinh
tế quốc tế đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Đỗ Thị Hương và các anh
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
chị trong Công ty Cổ phần Quang Tiến đã chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn
thành bài chuyên đề này.
Do thời gian thực tập hạn hẹp và kiến thức hạn chế nên chuyên đề không thể
tránh khỏi sai sót, em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Ngoài ra, em cũng hi vọng chuyên đề này có thể góp phần nâng cao hiệu quả nhập

khẩu nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung của Công ty Cổ phần Quang
Tiến, để Công ty ngày càng phát triển hơn.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TIẾN
1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TIẾN
QUANG TIEN JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: 58 Phố Hàng Bạc - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Địa chỉ văn phòng giao dịch: Phòng 1202 - tầng 12 - tòa nhà 27 Lạc Trung - Hai
Bà Trưng - Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số: 0103008897 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 29 tháng 08 năm 2005.
Người đại diện theo pháp lý: Ông Nguyễn Tiến Cường – Giám đốc
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần đa ngành nghề
Loại hình kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh:
- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế
- Phân phối các thiết bị, phù tùng thay thế nhập khẩu và một số sản phẩm khác
(hóa chất công nghiệp; các thiết bị, phụ tùng mà trong nước sản xuất được) cho các
nhà máy xi măng, sợi dệt, luyện và khai khoáng trong nước.
- Tổ chức tour du lịch và các dịch vụ liên quan
- Đại lý vé máy bay
- Sản xuất vật liệu không nung trong đó sản phẩm cốt lõi là gạch Block Xi măng
cốt liệu
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (10 tỷ đồng)

Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
Tổng số cổ phần: 100.000 cổ phần
1.1.2. Qúa trình phát triển
Công ty Cổ phần Quang Tiến từ khi thành lập, qua quá trình phát triển Công ty đã và
đang phát triển cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình bằng các chi nhánh.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Quang Tiến
Nguồn: Website của Công ty
Ban đầu thành lập, Công ty Cổ phần Quang Tiến chỉ chuyên về lĩnh vực Thương
mại – nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng thay thế và phân phối các sản phẩm cho thị
trường trong nước đặc biệt là thị trường các tỉnh miền Bắc, qua quá trình phát triển,
Công ty từng bước mở rộng quy mô, mở thêm các chi nhánh:
- Năm 2007: Mở chi nhánh Công ty Cổ phần Quang Tiến – Quality Travel tại số
58 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó, đến năm 2012, do điều kiện kinh tế khó
khăn, và do việc chuyển đổi nhân sự trong chi nhánh, nên chi nhánh này chuyển về
cùng văn phòng giao dịch với Công ty Cổ phần Quang Tiến nhằm giảm bớt các chi phí
liên quan đến văn phòng và thuận tiện cho việc điều hành chi nhánh.
Đây là chi nhánh hạch toán độc lập chuyên về dịch vụ du lịch và đại lý vé máy
bay. Đồng thời tổ chức các tour du lịch outbound và inbound đa dạng, phong phú, chất
lượng. Bên cạnh đó, còn tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, meeting, sự kiện… Hiện
chi nhánh đang là đại lý vé máy bay cấp 2 cho các hãng máy bay nội địa và quốc tế
như Vietnam Airlines, Vietjet Airline,… và đang xây dựng chiến lược trở thành đại lý
vé máy bay cấp 1.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
Công ty Cổ phần
Quang Tiến

Chi nhánh Công ty
Cổ phần Quang Tiến
tại Hòa Bình
Chi nhánh Công ty
Cổ phần Quang Tiến
– Quality Travel
Chi nhánh Công ty
Cổ phần Quang Tiến
tại Tp. Hồ Chí Minh
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
- Năm 2010: Mở thêm nhà máy sản xuất gạch không nung tại Mông Hóa, Kỳ
Sơn, Hòa Bình. Với số nhân viên khoảng 50 người, và dây truyền hiện đại, công suất
lớn (100 triệu viên gạch tiêu chuẩn/năm), Công ty đã cung cấp các sản phẩm vật liệu
không nung ra thị trường với chất lượng cao, mẫu mã phong phú, giá thành hợp lý.
Điều này làm cho các sản phẩm này đang dần được ưa chuộng trên thị trường.
- Năm 2012: Mở thêm chi nhánh Công ty Cổ phần Quang Tiến tại quận 4, thành
phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thị trường trong miền Nam. Chi nhánh này chỉ
chuyên về dịch vụ du lịch, ve máy bay, do Công ty thấy cần thiết phải có thêm một chi
nhánh trong miền Nam để mở rộng thị trường, đồng thời để phối hợp với chi nhánh
Quality Travel ngoài Hà Nội nhằm giảm bớt các cầu trung gian để giảm bớt chi phí
dịch vụ, từng bước hoàn thiện trọn gói các dịch vụ của mình. Từ đó, Công ty tạo được
thương hiệu riêng, uy tín và có sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.2.1. Chức năng của Công ty
- Công ty chuyên nhập khẩu thiết bị. phụ tùng thay thế và cung cấp thiết bị, phụ
tùng thay thế nhập khẩu cùng với các thiết bị, hóa chất, phụ tùng thay thế khác cho quá
trình sản xuất công nghiệp; cung cấp các dịch vụ du lịch, vé máy bay nội địa cũng như
quốc tế; sản xuất gạch không nung
- Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành

- Công ty hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, tự chủ về tài chính, tự chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Quang Tiến trở thành Công ty có
thương hiệu và uy tín trong từng mặt hàng kinh doanh của mình. Đồng thời đảm bảo
kinh doanh có lãi
- Kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm
trước pháp luật đồng thời trước các đối tác và khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ đã
cung cấp.
- Quản lý, điều hành tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
- Thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, an toàn lao động
và các chế độ khác đối với cán bộ nhân viên Công ty.
- Chấp hành và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chính sách về hạch toán, thống kê,
kế toán mà Nhà nước quy định. Công ty có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cho các
cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Vì là một Công ty Cổ phần với quy mô vừa và nhỏ, nên cơ cấu bộ máy quản
lý của Công ty Cổ phần Quang Tiến khá đơn giản và gọn nhẹ. Các phòng ban được
phân chia nhiệm vụ, quyền hạn theo các chức năng, chuyên môn của mình. Giữa
các bộ phận với nhau là cơ chế phối hợp, cùng dưới sự điều hành của giám đốc
Công ty. Các quyết định liên quan đến cơ cấu tổ chức của Công ty phải do Hội
đồng quản trị thông qua.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ (sơ đồ 1.2)
1.3.1. Bộ phận lãnh đạo
Giám đốc Công ty:
- Là người đại diện trước pháp luật và chịu mọi vấn đề liên quan, đưa ra

các quyết định trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Đồng thời chịu trách nhiệm trước các cổ đông về tình hình kinh doanh
của Công ty
- Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty dưới sự giám sát
của Hội đồng quản trị
- Là người thay mặt Công ty tham gia ký kết hợp đồng, cam kết của Công ty với
Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức khác và cán bộ nhân viên trong Công ty.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Quang Tiến
Nguồn: Sổ tay của nhân viên Công ty
1.3.2. Bộ phận kinh doanh
1.3.2.2. Phòng kinh doanh
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
Giám đốc
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
nhập
khẩu
Phòng
kế toán
Phòng
hành
chính
nhân sự

Phòng
kỹ thuật
Chi nhánh Công ty
Cổ phần Quang Tiến
– Quality Travel
Chi nhánh Công ty
Cổ phần Quang Tiến
tại Hòa Bình
Chi nhánh Công ty
Cổ phần Quang Tiến
tại Tp. Hồ Chí Minh
Ban Kiểm soát
Hội đồng Quản trị
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
- Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm
của Công ty và của phòng nhập khẩu, cụ thể là thiết bị, phụ tùng thay thế, hóa
chất công nghiệp
- Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng,
đồng thời phối hợp với phòng nhập khẩu để xây dựng chiến lược, kế hoạch nhập
khẩu hàng hóa.
- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả kinh doanh sau mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm
đến phòng kế toán và trình giám đốc. Từ đó, xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh
doanh cho kỳ tiếp theo
- Đồng thời chịu trách nhiệm doanh thu tiêu thụ hàng hóa trước giám đốc
1.3.2.1. Phòng nhập khẩu
Có thể nói hàng hóa mà Công ty phân phối trong nước là hàng nhập khẩu về, vì
vậy, phòng nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng, tạo đầu vào về hàng hóa cho Công
ty. Phòng nhập khẩu thực hiện chức năng tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu:
- Nơi thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa

của Công ty
- Lập kế hoạch và chiến lược nhập khẩu hàng nhằm đảm bảo có đủ hàng, đảm
bảo chất lượng và đúng thời gian để cung cấp hàng cho phòng kinh doanh.
- Các công việc phải làm được thực hiện theo quy trình nhập khẩu được trình bày
trong sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 1.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Lập kế hoạch và chiến lược nhập khẩu
hàng hóa
Giao dịch đàm phán và ký kết hợp
đồng nhập khẩu
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Nguồn: Phòng nhập khẩu Công ty
1.3.3. Các đơn vị hạch toán
Phòng kế toán:
- Theo dõi, quản lý, lập báo cáo phân tích tình hình thu, chi tài chính định kỳ của
Công ty, từ đó, lập kế hoạch thu, chi tài chính kỳ tiếp theo, tham mưu cho Giám đốc
trình Hội đồng quản trị để làm cơ sở thực hiện
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính; chủ trì
trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
- Chủ trì phối hợp các phòng, ban, đơn vị thành viên thực hiện công tác nghiệm
thu thanh quyết toán theo đúng quy định
- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác, và phát triển vốn của Công ty, chủ trì
tham mưu trong việc tạo nguồn vốn và quản lý các vấn đề liên quan đến nguồn vốn
1.4. Tình hình kinh doanh của Công ty
Dựa vào báo cáo tài chính của Công ty từ năm 2009 – 2012 ở bảng 1.1, ta có thể

thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có biến động, tuy nhiên đang đi vào ổn định và
lợi nhuận mang lại đang tăng lên rõ rệt.
Năm 2009, doanh thu thuần cao đạt mức 18 849 triệu đồng, nhưng đến năm
2010, doanh thu giảm mạnh chỉ đạt mức 6 920 triệu đồng, chỉ đạt 36,72% so với năm
2009. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này là do năm 2010 Công ty mở rộng quy
mô kinh doanh của mình bằng việc mở thêm nhà máy gạch không nung. Ngoài ra, thời
gian này trong nội bộ Công ty cũng có thay đổi về nhân sự và một số sự thay đổi khác,
việc này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2011
sau đó, Công ty đã đi vào ổn định và tăng trưởng lại nhưng vẫn còn ở mức hạn chế.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
Xin
giấy
phép
nhập
khẩu
Mở
L/C
Thuê
phương
tiện
vận tải
Làm
thủ
tục
Hải
quan
Nhận
hàng
Kiểm

tra
hàng
hóa
nhập
khẩu
Làm
thủ
tục
thanh
toán
Khiếu
nại và
giải
quyết
tranh
chấp
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Doanh thu chỉ tăng trưởng ở tỷ lệ 1,1% so với năm 2010 biến động. Tuy vậy, giá vốn
hàng bán vẫn giữ vững ổn định, chiếm tỷ trọng trên 70% doanh thu. Đến năm 2012,
tình hình kinh doanh đã đi vào ổn định, doanh thu thuần tăng mạnh trở lại với tỷ lệ
1,65% so với năm 2011 và 1,82% so với năm 2010, đạt 12584 triệu đồng.
Bảng 1.1: Báo cáo tài chính của Công ty từ năm 2009 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
18.849.658.794 6.920.884.520 7.611.660.502 12.583.976.230
2 Các khoản giảm

trừ doanh thu
- - - -
3 Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
18.849.658.794 6.920.884.520 7.611.660.502 12.583.976.230
4 Gía vốn hàng bán 13.619.888.820 5.176.826.888 5.544.447.553 9.290.458.962
5 Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
5.229.769.974 1.744.057.632 2.067.212.949 3.293.517.268
6 Doanh thu hoạt
động tài chính
189.431.801 4.369.891 64.257.579 176.830.560
7 Chi phí tài chính 462.981.868 127.847.970 203.363.722 330.780.023
- Trong đó: Chi
phí lãi vay
- - - -
8 Chi phí quản lý
kinh doanh
4.426.253.117 1.539.344.634 1.852.406.423 2.980.340.215
9 Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
529.966.790 81.234.919 75.700.383 159.227.590
10 Thu nhập khác 42.349.999 1.337.867 58.401 10.980.345
11 Chi phí khác - 980.656 - -
12 Lợi nhuận khác 81.340.435 357.211 58.401 10.980.345
13 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

611.307.225 81.592.130 75.758.784 170.207.935
14 Chi phí thuế
TNDN
106.987.764 20.398.032 17.603.018 43.560.902
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
15 Lợi nhuận sau
thuế TNDN
504.328.461 61.194.098 58.155.766 126.647.033
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của kế toán trưởng Công ty
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 tăng 2,12% so với năm 2010 và
2,01% so với năm 2011, điều này chứng tỏ lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng với tốc
độ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên, năm 2011, lợi nhuận lại giảm hơn
3 triệu đồng so với năm 2010, điều này là do năm 2010 Công ty phát sinh thêm nguồn
thu nhập khác. Mặt khác, lợi nhuận của năm 2009 lớn hơn của 3 năm sau đó, điều này
có thể thấy chi phí mở rộng thêm chi nhánh đã khiến lợi nhuận sụt giảm, đồng thời
thêm vào đó là tình hình kinh tế ngày càng khó khăn hơn trước.
Chi phí tài chính và chi phí quản lý có xu hướng biến đổi tăng lên, chi phí tài
chính của năm 2009 cao hơn so với 2010 và 2011 nhưng không đáng kể, trong khi đó,
chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty lại cao hơn nhiều. Điều này không làm cho
tổng lợi nhuận của Công ty sau thuế TNDN có xu hướng biến đổi, năm 2010, 2011 tỷ
lệ tăng trưởng chỉ đạt 12% của năm 2009. Như vậy, Công ty đã chưa có công tác quản
lý chi phí tốt, do đó Công ty cần có biện pháp giảm chi phí để tăng lợi nhuận. (Xem
bảng 1.1)
Qua những phân tích trên, Công ty được xem xét kinh doanh có hiệu quả,
song sự hiệu quả ấy vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phù hợp với quy mô Công ty. Thực
tế, Công ty có quy mô vừa và nhỏ nên phạm vi hoạt động cũng hạn hẹp, ngoài ra
còn bị chi phối bởi các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy

nhiên Công ty đã đang và sẽ tiếp tục trên đà phát triển để bắt kịp xu thế hội nhập
của đất nước và thế giới.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ,
PHỤ TÙNG THAY THẾ CỦA CÔNG TY
2.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế của
Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Kinh doanh nhập khẩu và phân phối các mặt hàng nhập khẩu được và một số mặt
hàng công nghiệp khác vào thị trường nội địa là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất
của Công ty Cổ phần Quang Tiến. Đây cũng là hoạt động kinh doanh xương sống của
Công ty. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, đó là
kết quả của sự mở rộng thị trường nhập khẩu, đa dạng các mặt hàng và mở rộng quan
hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009 – 2012
Năm Đơn vị tính
2010 2011 2012
Kim ngạch nhập khẩu VNĐ 3.287.675.433 3.787.181.190 6.869.065.610
% Thực hiện kế hoạch % 108 102 105
Nguồn: Báo cáo tổng hợp – Phòng Kế toán
Từ bảng 2.1, ta có biểu đồ thể hiện kim ngạch nhập khẩu như sau:
N
Nguồn: Báo cáo tổng hợp – Phòng kế toán
Tổng kim ngạch hàng nhập khẩu của Công ty tăng qua các năm nhưng với mức
tăng không đều do các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A

13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
nhân khách quan đó là hậu quả của khủng hoảng Kinh tế diễn ra trên thế giới cũng như
Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của Công ty. Bên cạnh
đó, nhân sự phòng nhập khẩu của Công ty cũng có sự thay đổi. Thể hiện, năm 2011
tổng kim ngạch có dấu hiệu chững lại, chỉ tăng 1,15% so với năm 2010. Và đến năm
2012 có bước tăng đáng kể, kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 6869,1 triệu đồng,
tăng 1,814 % so với năm 2011, và tăng 2,089% so với 2010. Trong vòng 3 năm 2010 -
2012, kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng và tăng gấp đôi so với năm 2010. Đây là dấu
hiệu đáng mừng để đề ra mục tiêu tăng trưởng hơn nữa vào các năm sau. Có thể nói,
Công ty Quang Tiến đang trên đà phát triển mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng
như thế giới vẫn còn khá khó khăn. (Xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.1)
Tuy nhiên, bên cạnh mức tăng của kim ngạch nhập khẩu thì % thực hiện kế
hoạch của Công ty đạt số dương nhưng lại không ổn định. Năm 2011, % thực hiện kế
hoạch của Công ty thấp hơn so với năm 2010, và chỉ vượt 2% so với kế hoạch. Điều
này cũng hợp lý đối với Công ty, do dự báo năm 2011 nền kinh tế sẽ hồi phục, vì vậy
đang với đà tăng trưởng của năm 2010 (vượt 8% so với kế hoạch), Công ty hi vọng sẽ
đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước, nên Công ty đã đặt cho kế hoạch cao hơn.
Nhưng thực tế, năm 2011 nền kinh tế lại gặp đầy khó khăn, nền kinh tế thế giới và
trong nước vẫn chưa lấy lại đà tăng trưởng, vì vậy, % thực hiện kế hoạch của Công ty
thấp hơn năm trước. (Xem bảng 2.1)
Hàng năm, Công ty dựa vào sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ để dự đoán xu
hướng phát triển của thị trường trong nước. Từ đó, phòng nhập khẩu xây dựng chiến
lược và đề ra kế hoạch nhập khẩu về cơ cấu, chất lượng, sản lượng nhập hàng mỗi lần,
thời gian nhập… Do đó, sự tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu còn thể hiện sự
tăng trưởng trong hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước và sự tăng trưởng
trong hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung.
2.1.1. Cơ cấu Các sản phẩm nhập khẩu của Công ty
Công ty Cổ phần Quang Tiến chuyên nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế,
đồng thời thực hiện phân phối các sản phẩm này cùng với một số sản phẩm công

nghiệp khác cho các nhà máy xi măng, sợi dệt, luyện và khai khoáng với khắp các tỉnh
phía Bắc. Công ty đang từng bước phát triển và mở rộng thị trường, tìm kiếm sản
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
phẩm mới trên thị trường trong nước cũng như thị trường đối tác nhập khẩu. Cụ thể,
cơ cấu mặt hàng của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng và giá trị nhập khẩu các sản phẩm của Công ty
(2010 - 2012)
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2010 2011 2012
Số
lượng
Gía trị
(VNĐ)
Số
lượng
Gía trị
(VNĐ)
Số
lượng
Gía trị
(VNĐ)
Vải máng khí
động
1120
m
606.763.500 1062m 562.273.013 1008
m

500.823.750
Túi lọc bụi
thường
12345
cái
722.005.200 4751
cái
255.217.200 4330
cái
250.030.440
Túi lọc chịu dầu
chịu nước
8100
cái
521.640.000 3000
cái
302.511.640 9274
cái
502.877.290
Túi lọc chịu nước 2800
cái
173.355.000 3485
cái
247.865.000 4000
cái
691.140.877
Túi lọc chịu nhiệt 1051
cái
317.793.000 1350
cái

341.281.951 1350
cái
465.738.000
Túi lọc chống
tĩnh điện
1052
cái
331.829.400 1350
cái
110.683.911 1100
cái
330.660.000
Túi lọc chống
tĩnh điện và chịu
nước
500
cái
40.719.000 - -
1010
cái
88.546.266
Túi lọc chống
tĩnh điện và chịu
dầu, chịu nước
300
cái
27.720.000 350 cái 75.379.028 409
cái
161.852.699
Túi lọc khói 304

cái
87.702.300 100 cái 39.740.037 200
cái
72.660.000
Vải lọc cotton 197,4
m
20.789.433 508m 103.660.138 603,8
m
450.038.360
Vải lọc chịu dầu
chịu nước
- - - - 525
m
21.042.000
Vải lọc silicone 1495
m
437.289.714,33 198m 34.250.700 200m 71.400.000
Vải lọc silicone
chịu nhiệt
- - 406m 178.613.280 445m 184.890.371
Băng tải 960m 43.678,20 965m 58.761.972 1206
m
139.902.855
Băng tải gân 65m 3.518,06 138m 24.554.960 200m 98.416.205
Băng tải gân V 2 cái 4.070 - - - -
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Băng tải chịu

nhiệt
400m 14.400,90 - - 916m 106.391.604
Băng tải chịu mài
mòn
10,2m 3.218,51 35m 45.388.360 85m 200.294.850
Xơ Acrylic Tổng
hợp
- - - - 1310
4
kg
519.248.900
Xơ mầu - - - - 20392
kg
692.718.355
Lõi sợi - - - - 200
cái
39.900.000
Can nhiệt - - - - 5 cái 21.000.000
Máy kéo sợi - - 2 cái 1.377.600.000 2 cái 1.259.492.788
Máy nhuộm
phun
- - 1 cái 29.400.000 - -
Tổng cộng 3.287.675.433 3.787.181.190 6.869.065.610
Nguồn: Kết quả kinh doanh của phòng nhập khẩu
Qua bảng 2.2, ta có thể thấy rằng, các mặt hàng nhập khẩu của Công ty tương đối
còn ít, nhưng đối với một công ty tư nhân với quy mô nhỏ thì có thể nói Công ty đã
chuyên môn hóa nhập khẩu các mặt hàng của mình. Với việc chuyên môn hóa này,
Công ty sẽ cung cấp được các mặt hàng có chất lượng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Các mặt hàng của Công ty đó là:
- Vải, túi lọc bụi

- Máng khí động
- Băng tải
- Thiết bị và phụ tùng thay thế công nghiệp.
Mặc dù, xơ được xếp vào nhóm hàng nguyên, phụ liệu công nghiệp, nhưng do
Công ty nhập khẩu mặt hàng này kèm với máy kéo sợi, điều này là do nhu cầu của
khách hàng. Cho nên, đối với Công ty giá trị mặt hàng xơ vẫn được tính vào giá trị
nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế của Công ty.
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Bảng 2.3: Cơ cấu các mặt hàng chính nhập khẩu của Công ty từ 2009 – 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2010 2011 2012
Tỷ
trọng
(%)
Gía trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Gía trị
Túi lọc bụi 67.6 2.222.763.900 36,25 1.372.678.767 37,32 2.563.505.572
Vải lọc bụi 13,9 458.079.147,33 8,36 316.524.118 10,59 727.370.731
Vải máng
khí động

18,46 606.763.500 14,85 562.273.013 7,29 500.823.750
Băng tải 0,04 68.885,67 3,39 128.705.292 7,93 545.005.514
Xơ - - - - 17,64 1.211.967.255
Thiết bị, phụ
tùng công
nghiệp
- - 37,15 1.407.000.000 19,23 1.320.392.788
Tổng 100 3.287.675.433 100 3.787.181.190 100 6.869.065.610
Nguồn: Kết quả kinh doanh của phòng nhập khẩu
Từ số liệu bảng 2.3, ta có biểu đồ sau:
Nguồn: Kết quả kinh doanh của phòng nhập khẩu
Từ bảng 2.2, bảng 2.3 và biểu đồ 2.2, ta có thể thấy Công ty đang ngày càng đa
dạng các mặt hàng nhập khẩu của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
qua các năm có sự biến động về giá trị. Các mặt hàng chủ lực, truyền thống của Công
ty là túi, vải lọc bụi và vải máng khí động chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập
khẩu có xu hướng giảm dần nhưng vẫn đạt giá trị đáng kể trong giai đoạn 2010 –
2012. Nguyên nhân là do, năm 2011 và 2012 Công ty nhập khẩu thêm một số mặt
hàng mới là xơ và thiết bị, phụ tùng công nghiệp với giá trị đáng kể, và chiểm tỷ trọng
lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm.
Năm 2010 mặt hàng túi lọc bụi đang chiếm tỷ trọng 67,6% về giá trị nhưng đến
năm 2011, 2012 tỷ trọng này lại giảm dần xuống chỉ còn lần lượt là 36,25%, 37,32%.
Nhưng về mặt giá trị thì mặt hàng này vẫn đạt giá trị cao trên 1 tỷ năm 2011 và trên 2
tỷ đối với năm 2010 và 2012, trong đó giá trị nhập khẩu của năm 2012 tăng gần gấp
đôi so với năm 2011. Qua phân tích tổng kim ngạch các năm ở trên, có thể thấy rằng,
mặt hàng túi lọc bụi này cũng biến động theo xu hướng chung theo hoạt động nhập

khẩu của Công ty. Việc giảm tỷ trọng này là do năm 2010 Công ty chỉ nhập khẩu các
mặt hàng truyền thống đặc biệt là túi lọc bụi, chiếm hơn nửa trong tỷ trọng cơ cấu mặt
hàng. Bên cạnh đó, 2 năm sau đó 2011 và 2012, Công ty đa dạng cơ cấu mặt hàng
nhập khẩu hơn, đó là nhập thêm một số thiết bị, phụ tùng mới về với giá trị lớn. Cụ
thể, năm 2011, Công ty nhập khẩu thêm 2 cái máy kéo sợi và 1 cái máy nhuộm phun
với tổng giá trị lên tới 1.407.000.000 VNĐ chiếm 37,15% về tổng giá trị. Đến năm
2012, Công ty lại nhập thêm một số loại xơ và phụ tùng với tổng giá trị lớn, lên tới
2.532.360.043 VNĐ và chiếm tỷ trọng ngang so với mặt hàng túi lọc bụi (36,87%).
Như đã nói ở trên, xơ thuộc các mặt hàng nguyên, phụ liệu, và thực tế, Công ty cũng
chưa có ý định hướng tới mặt hàng này, tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu về máy kéo
sợi lại muốn Công ty nhập luôn cho mình mặt hàng này kèm với máy kéo sợi. Đây là
khách hàng lâu năm với Công ty, để đáp ứng nhu cầu của khách và do hai bên đã hợp
tác với nhau nhiều lần nên Công ty thực hiện hợp đồng này. Vì vậy, hoạt động nhập
khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế bao gồm cả mặt hàng này. Đối với mặt hàng máy móc,
phụ tùng thay thế công nghiệp năm 2011, Công ty mới bắt đầu nhập khẩu và duy trì
đến năm 2012, với giá trị hơn 1 tỷ VNĐ.
Bên cạnh đó, mặt hàng vải máng khí động cũng là một mặt hàng nhập khẩu
chính của Công ty và có giá trị nhập khẩu ổn định, tương đối lớn qua các năm, đạt giá
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
trị trên 500 triệu mỗi năm. Tuy giá trị này có giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010
đạt giá trị 606,7 triệu đồng và giảm xuống còn 500,8 triệu đồng năm 2012, giá trị giảm
105,9 triệu đồng. Gía trị giảm này đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng có
thể xem là không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động nhập khẩu, kinh
doanh của Công ty. Tỷ trọng vải máng khí động trong cơ cấu hàng nhập khẩu cũng
giảm dần, chỉ chiếm 7,29% vào năm 2012.
Cùng với vải máng khí động, còn có vải lọc bụi, tuy nhập khẩu với giá trị không
lớn bằng vải máng khí động nhưng lại được nhập khẩu với số lượng lớn và thường

xuyên. Nguyên nhân là do bản chất của mặt hàng, do vải lọc bụi không được may
thành túi như túi lọc bụi, mà khi Công ty nhập khẩu về, Công ty hoặc khách hàng sẽ tự
may thành túi, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và có thể linh hoạt trong việc sử
dụng. Đồng thời, giá nhập khẩu của vải lọc bụi cũng rẻ hơn so với túi lọc bụi. Trung
bình 1 năm nhập khẩu tới 1500m – 2000m các loại vải lọc bụi. Tuy nhiên, đối với
những thiết bị yêu cầu cao về phần lọc bụi, yêu cầu về thời gian thì Công ty sẽ nhập túi
lọc bụi, và túi lọc bụi còn có ưu điểm đối với Công ty và khách hàng đó là tiết kiệm
được thời gian, nhân lực và chi phí không phải may vải thành túi với những cổ túi yêu
cầu cao về kỹ thuật. Do vậy, hiện tại túi, vải lọc bụi là mặt hàng truyền thống và là mặt
hàng được nhập khẩu thường xuyên, đạt giá trị ổn định. Còn mặt hàng vải máng khí
động lại có giá trị cao hơn so với hai mặt hàng kia, hiện tại cũng đang được nhập khẩu
thường xuyên với số lượng lớn hơn, đạt khoảng 1000m mỗi năm, vì vậy cùng với hai
mặt hàng truyền thống đó, đây là mặt hàng sẽ làm cho hoạt động nhập khẩu của Công
ty ổn định và đạt giá trị cao trong những năm tới.
Mặt hàng băng tải tuy về số lượng và giá trị còn hạn chế nhưng đang có xu
hướng tăng nhanh qua các năm tăng từ 69 triệu năm 2010 lên 545 triệu năm 2012, tăng
chậm vào năm 2011 nhưng lại tăng rất nhanh, tăng khoảng 416 triệu năm 2012, và tỷ
trọng cũng tăng dần đáng kể trong tổng kim ngạch. Năm 2012, mặt hàng này chiếm tỷ
trọng gần bằng tỷ trọng của vải máng khí động, chiếm hơn 7% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu. Điều này đáng mừng cho hoạt động nhập khẩu của Công ty, do Việt Nam
đã và đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và các doanh nghiệp
từng bước sử dụng dây chuyền sản xuất hoàn toàn bằng máy móc. Và đây là thiết bị
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất. Đây sẽ là mặt hàng được Công ty hướng
tới trong thời gian sắp tới.
2.1.2. Thị trường nhập khẩu
Trong hoạt động nhập khẩu thì thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát

triển của các doanh nghiệp tham gia, cho nên viêc nắm bắt và mở rộng thị trường là
điều vô cùng cần thiết. Hiểu được điều này, ngoài việc mở rộng các thị trường xuất
khẩu thì công ty đang đặc biệt chú ý tới việc mở rộng thị trường nhập khẩu và củng cố
thêm mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm. Đây là điều cần và nên thực hiện đối với
Công ty
Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu của Công ty (2010 – 2012)
Đơn vị tính: VNĐ
Nguồn: Kết quả kinh doanh của phòng nhập khẩu
Bảng 2.4 cho thấy, Công ty chủ yếu nhập khẩu hàng hóa của các đối tác Trung
Quốc, năm 2012, Công ty mới tìm kiếm và thực hiện hợp đồng với các bạn hàng mới.
Đối với thị trường Trung Quốc, các nhà cung cấp chủ yếu của Công ty chủ yếu là
Barry Tu và Tom Wang. Với tổng giá trị nhập khẩu mỗi năm từ mỗi nhà cung cấp
trung bình đạt tới khoảng 1200 triệu đồng. Và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị, tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần, từ khoảng 45% năm 2010
xuống còn khoảng 20% năm 2012. Điều này cho thấy, Công ty đang đa dạng hóa các
mặt hàng của mình nhằm mở rộng, phát triển hơn nữa hoạt động của Công ty và hạn
chế rủi ro. Mặc dù tỷ trọng mặt hàng nhập từ hai nhà cung cấp này có giảm nhưng đây
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
Năm
Nhà
cung cấp
2010 2011 2012
Tỷ
trọng
(%)
Gía trị
(VNĐ)
Tỷ
trọng

(%)
Gía trị
(VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Gía trị
(VNĐ)
Trung Quốc 100 3.287.675.433 100 3.787.181.190 61,97 4.257.098355
Ấn Độ - - - - 23,19 1.592.718.355
Thái Lan - - - - 14,84 1.019.248.900
Tổng 100 3.287.675.433 100 3.787.181.190 100 6.869.065.610
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
vẫn là 2 nhà cung cấp chủ yếu túi, vải lọc bụi, vải máng khí động. Do đây là các nhà
cung cấp đã tạo được mối quan hệ lâu bền, có uy tín, hai bên cùng có lợi. Đây là một
lợi thế cho Công ty để có thể lựa chọn được các hàng hóa uy tín, chất lượng cao để
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, đồng thời sẽ có lợi thế hơn
về điều khoản giá cả.
Nguồn: Kết quả Kinh doanh của Phòng nhập khẩu
Biểu trên thể hiện tỷ trọng giá trị hàng hóa cung cấp cho Công ty Quang Tiến
năm 2012, vẫn là các đối tác, bạn hàng lâu năm nhưng năm 2012 với chiến lược mở
rộng quy mô hoạt động của Công ty đã có thêm các nhà cung cấp mới đến từ các quốc
gia khác nữa là Thái Lan và Ấn Độ. Đây là hai thị trường có những thiết bị, phụ tùng
thay thế công nghiệp có thương hiệu trên Thế giới. Tuy là bạn hàng mới làm ăn nhưng
Công ty cũng đã nhập với một số lượng hàng đáng kể. Thị trường Ấn Độ chiếm tới
23,19% giá trị nhập khẩu, thị trường Thái Lan chiếm tới 14,84% giá trị nhập khẩu của
Công ty trong năm 2012. Đây là một thành công bước đầu để mở rộng và tìm kiếm các
nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp nhất với Công ty và với thị trường trong nước.
Mặc dù, khi Công ty nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, sẽ có lợi thế về chi phí

vận chuyển thấp do địa lý hai nước là láng giềng của nhau. Ngoài ra, Trung Quốc hiện
nay được coi là công xưởng gia công của Thế giới, nên hàng hóa từ nước này luôn đáp
ứng được với số lượng lớn, và thời gian để nhận hàng là nhanh chóng, thuận tiện cho
hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết thị trường Trung
Nguyễn Thị Yến
Lớp: Kinh tế quốc tế 51 A
21

×