Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.92 KB, 15 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT


1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên: Trần Cao Đường
- Chức danh: giảng viên
- Thời gian, địa điểm làm việc: giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6,
phòng 333 T
1
, Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
334 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN
- Địa chỉ liên hệ: số 8 ngõ 294/30 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại, email:

- Các hướng nghiên cứu chính: Sinh lý tiêu hoá, nội tiết, các chất hoạt tính
sinh học trong động thực vật, tiểu đường.
- Họ và tên: Tô Thanh Thúy
- Chức danh: giảng viên, tiến sĩ, phó chủ nhiệm bộ môn
- Địa điểm làm việc: giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6,
phòng 333 T


1
, Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN,
- Họ và tên: Lưu Thu Phương
- Chức danh: giảng viên, Th.s
- Địa điểm làm việc: giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6,
phòng 333 T
1
, Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN,
- Họ và tên: Phạm Trọng Khá
- Chức danh: giảng viên, Th.s
- Địa điểm làm việc: giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6,
phòng 333 T
1
, Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN,

2
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Sinh lý người và động vật.
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 03
- Số giờ tin chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20
+ Bài tập trên lớp: 0
+ Thảo luận: 0
+ Thực hành trong phòng thí nghiệp: 20
+Thực tập thực tế ngoài trường: 0
+ Tự học: 5

- Đơn vị phụ trách:
+ Bộ môn: Nhân học-Sinh lý học
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Sinh học động vật, sinh học người, sinh hoá, di truyền.
- Môn học kế tiếp: lý sinh, sinh thái, thực tập luận văn.
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức:
+ Sinh viên nắm vững các khái niệm, chức năng, hoạt động và điều hoà của
hệ thống các cơ quan trong cơ thể thống nhất.
+ Hiểu cơ chế hoạt động và điều tiết một số quá trình, hiện tượng xảy ra của
cơ thể.
+ Hiểu và tư vấn về một số rối loạn chức năng thường gặp.
- Mục tiêu về kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng thực hành, bố trí thí nghiệm, xử lý số liệu, đánh giá và
giải thích kết quả.
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích kết quả thí nghiệm, một số dấu hiệu
bệnh lý.
- Mục tiêu khác:
+ Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, tìm tài liệu, thiết lập các đề tài, dự án


3
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Sinh lý học là khoa học nghiên cứu chức năng các hệ thống cơ quan trong cơ
thể thống nhất, giải thích cơ chế hình thành, phát triển các quá trình và hiện tượng
sống của cơ thể, giúp người học hiểu rõ cân bằng nội môi, trao đổi chất, nguyên nhân
phát sinh bệnh. Mọi quá trình trong cơ thể chịu kiểm soát của hệ thần kinh và hệ nội
tiết. Sự sai lệch của hệ thống kiểm soát hoặc sự tấn công của các yếu tố nội ngoại môi
gây phát sinh bệnh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại cơ thể. Sinh lý học
nghiên cứu sự điều tiết hoạt động các cơ quan nhằm duy trì cân bằng nội môi, phục hồi

các chức năng bị rối loạn, giúp tái tạo khả năng làm việc và đẩy lùi bệnh tật.
Các quá trình xẩy ra trong não là sản phẩm của hệ thần kinh, một loại hoạt động
thần kinh cao cấp ở động vật bậc cao. Thông qua các hoạt động phản xạ, hưng phấn và
ức chế, cảm ứng và tín hiệu hai, các loại tư duy và tập tính động vật được hình thành.
5. Nội dung chi tiết môn học
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Sinh lý học là khoa học về chức năng của cơ thể động vật.
1.2. Đối tượng nghiên cứu.
1.3. Lịch sử phát triển .
1.4. Vị trí sinh lý học trong sinh học, y học và nông nghiệp.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
1.5.1. Phương pháp cấp diễn
1.5.2. Phương pháp trường diễn
Chương 2. MÁU
2.1. Đại cương về máu.
2.1.1. Khái niệm về nội môi
2.1.2. Mối liên quan giữa máu, hemolimpha, chất diệp lục và mioglobin
2.1.3. Các chức năng chính của máu
2.2. Tính chất của máu và ứng dụng
2.2.1. Hệ đệm
2.2.2. Áp suất thẩm thấu
2.2.3. Các dung dịch sinh lý
2.2.4. Khử độc rau quả và thực phẩm

4
2.3. Hồng cầu và vai trò của hemoglobin
2.4. Bạch cầu và đáp ứng bảo vệ.
2.5. Tiểu cầu và đông máu.
2.6. Huyết tương và cân bằng nội môi.

2.7. Nhóm máu và truyền máu
2.7.1. Các nhóm máu cơ bản hệ ABO
2.7.2. Truyền máu
2.7.3. Hiến máu nhân đạo
2.7.4. Yếu tố RH
2.8. Một số bệnh của máu thường gặp.
Chương 3. TUẦN HOÀN
3.1. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
3.1.1. Hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh
3.1.2. Hệ tuần hoàn hở
3.1.3. Hệ tuần hoàn kín
3.1.4. Tim chia làm nhiều ngăn
3.2. Cơ chế hoạt động của tim
3.2.1. Chu kỳ
3.2.2. Hưng phấn
3.2.3. Quy luật tất cả hay không có gì
3.2.4. Tự động
3.3. Âm thanh tim
3.4. Điện tim
3.5. Điều hoà hoạt động của tim.
3.5.1. Thần kinh
3.5.2. Thể dịch
3.6. Hệ mạch và vận chuyển máu trong mạch
3.6.1. Máu vận chuyển trong mạch thành dòng liên tục
3.6.2. Máu vận chuyển trong mạch tuân theo quy luật thủy động học
3.6.3. Mối tương quan giữa vận tốc máu, thiết diện mạch và huyết áp
3.7. Huyết áp và rối loạn huyết áp.
3.7.1. Huyết áp trực tiếp và huyết áp gián tiếp

5

3.7.2. Huyết áp cao và biện pháp phòng ngừa
3.7.3. Huyết áp thấp và biện pháp phòng ngừa
3.8. Một số rối loạn hệ tim mạch.
Chương 4. HÔ HẤP
4.1. Phương thức hô hấp ở động vật
4.1.1. Hô hấp qua da
4.1.2. Hô hấp qua mang
4.1.3. Hô hấp qua phổi
4.1.4. Hô hấp qua túi khí
4.2. Hô hấp ngoài (phổi)
4.2.1. Hoạt động hít vào và thở ra
4.2.2. Các dạng không khí ở phổi
4.2.3. Áp lực âm và ý nhĩa của nó
4.2.4. Phân áp
4.2.5. Trao đổi khí giữa không khí phế bào và máu
4.3. Hô hấp trong (mô)
4.3.1. Chênh lệch phân áp các loại khí
4.3.2. Sự kết hợp và phân li của O
2
với hemoglobin
4.3.3. Sự kết hợp và phân li của CO
2
với hemoglobin
4.3.4. Sự vận chuyển O
2
và CO
2
trong máu
4.4. Nợ oxy, thương số hô hấp và luyện tập thể dục
4.5. Điều hoà hoạt động của phổi

4.5.1. Thần kinh
4.5.2. Thể dịch
4.6. Hô hấp nhân tạo, một số bệnh về phổi thường gặp
Chương 5. TIÊU HOÁ
5.1. Đại cương về tiêu hoá ở động vật.
5.1.1. Các hình thức tiêu hóa
5.1.2. Tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học và hấp thu
5.2. Sự phân hóa của bộ máy tiêu hoá theo tiến hóa của động vật và thức ăn
5.3. Các phương pháp nghiên cứu tiêu hóa

6
5.3.1. Các phương pháp kinh điển
5.3.2. Các phương pháp hiện đại
5.4. Điều hoà hoạt động của bộ máy tiêu hoá.
5.4.1. Thần kinh
5.4.2. Thể dịch
5.5. Cơ chế bài tiết các dịch tiêu hóa chính
5.5.1. Nước bọt,
5.5.2. Dịch dạ dày
5.5.3. Dịch mật.
5.5.4. Dịch tụy
5.6. Cơ chế vận chuyển thức ăn trong bộ máy tiêu hoá
5.6.1. Quy luật vận chuyển một chiều của Starling
5.6.2. Vận chuyển thức ăn
5.7. Cơ chế hấp thu
5.7.1. Các quy luật vận chuyển
5.7.2. Hấp thu các chất
5.8. Các hiện tượng sinh lý liên quan đến tiêu hóa hấp thu.
5.9. Rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc thức ăn và biện pháp xử lý.
Chương 6. BÀI TIẾT

6.1. Đại cương về bài tiết.
6.2. Sự phát triển của thận,
6.3. Sự hình thành và bài xuất nước tiểu.
6.4. Sự hình thành và bài tiết mồ hôi.
6.5. Suy thận, thận nhân tạo
Chương 7. SINH SẢN
7.1. Sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật.
7.2. Hormon sinh dục nam và sự tạo tinh trùng.
7.3. Hormon sinh dục nữ và sự tạo trứng.
7.4. Sinh lý mang thai và tiết sữa.
7.5. Thụ tinh nhân tạo và kế hoạch hoá gia đình.
7.6. Các bệnh lây lan qua đường niệu sinh dục.

7
Chương 8. NỘI TIẾT
8.1. Các hiện tượng tiết và đặc tính hormon
8.1.1. Nội tiết, ngoại tiết, nội-ngoại tiết
8.1.2. Tuyến tiết, thần kinh tiết, cận tiết, tự tiết
8.1.3. Nội tiết ở động vật không xương sống
8.1.4. Hormon, pheromon và chất tiết
8.2. Cơ chế tác động hormon
8.2.1. Các loại hormon
8.2.2. Tác động thông qua tín hiệu hai AMP vòng
8.2.3. Tác động thông qua tín hiệu hai Ca
++

8.2.4. Tác động thông qua hoạt hóa gen
8.3. Điều hoà hoạt động nội tiết
8.3.1. Điều hòa xuôi
8.3.2. Điều hòa ngược ngắn

8.3.3. Điều hòa ngược dài
8.3.4. Điều hòa ngược âm
8.3.5. Điều hòa ngược dương
8.4. Các tuyến nội tiết kinh điển ở động vật có xương sống và hormon của
chúng.
8.4.1. Tuyến yên
8.4.2. Tuyến giáp
8.4.3. Tuyến cận giáp
8.4.4. Tuyến tụy
8.4.5. Thuyến thượng thận
8.4.6. Tuyến sinh dục
8.5. Một số cơ quan làm nhiêm vụ tuyến nội tiết và hormon của chúng.
8.5.1. Vùng dưới đồi
8.5.2. Tim
8.5.3. Thận
8.5.4. Dạ dày
8.6. Một số bệnh nội tiết chủ yếu thường gặp


8
Chương 9. CƠ QUAN PHÂN TÍCH
9.1. Thụ quan cảm giác
9.2. Cơ chế hình thành cảm giác xúc giác
9.3. Cơ chế hình thành cảm giác khứu giác
9.4. Cơ chế hình thành cảm giác vị giác
9.5. Cơ chế hình thành cảm giác thính giác
9.6. Cơ chế hình thành cảm giác thị giác
9.7. Người khuyết tật và vấn đề nhân đạo
Chương 10. HỆ THẦN KINH
10.1. Tế bào thần kinh

10.1.1. Tua
10.1.2. Thân và chất xám trong hệ thần kinh trung ương
10.1.3. Sợi trục và chất trắng trong hệ thần kinh trung ương
10.1.4. Xináp
10.1.5. Dây thần kinh
10.2. Xung thần kinh và sự dẫn truyền của nó
10.2.1. Hiện tượng điện ở động vật
10.2.2. Điện thế màng
10.2.3. Điện thế hoạt động
10.2.4. Dẫn truyền xung thần kinh trên dây không mielin
10.2.5. Dẫn truyền xung thần kinh trên dây có bao mielin
10.2.6. Dẫn truyền xung thần kinh qua xinap
10.3. Thành phần và tính chất của hệ thần kinh
10.3.1. Hạch thần kinh
10.3.2. Búi hay đám rối thần kinh
10.3.3. Nhân thần kinh
10.3.4. Trung khu thần kinh
10.3.5. Hệ thần kinh
10.3.5.1. Hệ thần kinh dạng lưới
10.3.5.2. Hệ thần kinh dạng hạch
10.3.5.3. Hệ thần kinh dạng ống
10.3.6. Tính chất của hệ thần kinh

9
10.4. Chức năng hệ thần kinh ngoại biên
10.4.1. Hệ thần kinh vận động
10.4.2. Hệ thần kinh thực vật
10.5. Chức năng hệ thần kinh trung ương.
10.5.1. Tủy sống
10.5.2. Hành tủy

10.5.3. Tiểu não
10.5.4. Não giữa và cầu não
10.5.5. Não trung gian
10.5.6. Đại não và vỏ não
10.5.7. Điện não
10.6. Sinh lý hệ vận động
10.6.1. Cơ-thần kinh và các dạng co cơ
10.6.2. Cơ chế co cơ
10.6.3. Mối quan hệ giữa hưng tính, thời gian và cường độ kích thích
10.6.4. Định luật Fluger
10.6.5. Mỏi cơ và điện cơ
10.7. Hoạt động hệ thần kinh cấp cao.
10.7.1. Hưng phấn và ức chế
10.7.2. Hoạt động phản xạ
10.7.2.1. Cơ chế hình thành phản xạ không điều kiện
10.7.2.2. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
10.7.2.3. Phản xạ có điều kiện nhân tạo
10.7.2.4. Phản xạ có điều kiện tự nhiên
10.7.2.5. Phản xạ có điều kiện bậc cao
10.7.3. Tập tính, bản năng và động hình
10.7.3.1. Tập tính
10.7.3.2. Bản năng
10.7.3.3. Động hình
10.7.4. Ức chế phản xạ có điều kiện
10.7.4.1. Ức chế ngoài
10.7.4.2. Ức chế trong

10
10.7.5. Các quá trình xẩy ra trên vỏ não
10.7.5.1. Quá trình khuếch tán

10.7.5.2. Quá trình tập trung
10.7.5.3. Quá trình cảm ứng
10.7.5.4. Các loại thần kinh ở người
10.7.6. Giấc ngủ, mộng, thôi miên
10.7.6.1. Giấc ngủ
10.7.6.2. Các giai đoạn của giấc ngủ
10.7.6.3. Cơ chế giấc ngủ
10.7.6.4. Các loại ngủ thường gặp
10.7.6.5. Mộng
10.7.6.6. Thôi miên
10.7.7. Hệ thống tín hiệu hai
10.7.8. Trí nhớ
10.7.8.1. Cơ chế trí nhớ
10.7.8.2. Trí nhớ ngắn
10.7.8.3. Trí nhớ dài
10.7.8.4. Rèn luyện trí nhớ
10.7.9. Tư duy
10.7.9.1. Cơ chế hình thành tư duy
10.7.9.2. Tư duy cụ thể
10.7.9.3. Tư duy trừu tượng
10.7.10. Một số rối loạn thần kinh và khả năng phục hồi.

PHẦN THỰC TẬP

Chương 2 Bài1 - Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm
- Đếm bạch cầu và xác định hemoglobin

Chương 2 Bài 2 - Đếm hồng cầu và xác định nhóm máu

Chương 3 Bài 3 - Ghi đồ thị tim ếch và ghi ngoại thu tâm


Chương 3 Bài 3 - Ghi đồ thị hoạt động của tim ếch khi kích
thích dây thần kinh giao cảm -mê tâu
- Thí nghiệm Stanius

11
Chương 3 Bài 4 - Ghi điện tim

Chương 3 và 4 Bài 5 - Đo huyết áp và đo dung tích sống

Chương 5 Bài 6 - Mổ tiêu hóa

Chương 8 Bài 7 - Biến màu da ếch sau khi cắt tuyến yên
và chẩn đoán thai sớm theo Galli-manini

Chương 9 Bài 8 - Đo thị trường và thị lực của mắt
- Xác định các vùng vị giác của lưỡi

Chương 10 Bài 9 - Ghi và phân tích các dạng co cơ

Chương 10 Bài 10 - Phân tích cung phản xạ
- Đo thời gian phản xạ


6. Học liệu

Học liệu bắt buộc:

1. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2005. Sinh lý học người và động vật, (Tập
1+ Tập 2). NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Dậu và cộng sự, 2001. Sinh lý Người và động vật, NXB
ĐHKHTN Tp. HCM.
3. Tạ Thúy Lan, 2005. Giải phẫu và sinh lý người, NXB ĐHSP, Hà nội.
Học liệu tham khảo
4. Trịnh Hữu Hằng, 1998. Thực tập sinh lý học người và động vật, NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
5. J. Martin, Physiologie animal et humaine. Technique Paris, France. 2004,
6. H. Happer, Human Physiology. 16
th
ed., Elsilvier, 2003.
7. N.Marthew, Haman Physiology, 5
th
ed. WCB, Bubuque, 2001.
8. Medical Physiology.
www.getcited.og/








12
7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1 Lịch trình chung

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn

Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí
nghiệm, điền
dã…
Tự học,
tự nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Chương 1 1 1 2
Chương 2 2 4 6
Chương 3 2 4 6
Chương 4
2


2

4
Chương 5
3


2

5
Chương 6
1





1
Chương 7 1 2 3
Chương 8 2 2 4
Chương 9 2 2 2 6
Chương 10 4 2 2 8
Tổng 20 20 5 45

7.2 . Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Tuần Nội dung
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi chú

1
Chương 1
- Nhập môn sinh lý học
Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 3÷22, t. 1
Lý thuyết


Đọc trước tài liệu
Tự học



2
Chương 2: mục 2.1 - 2.5
- Máu
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.68÷82, t.2
[2]: tr.12÷24
Lý thuyết




3
Chương 2: mục 2.6 - 2.7,
Chương 3: mục 3.1 - 3.2
- Máu và tuần hoàn
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.82÷102, t. 2
[2]: tr.25÷43
Lý thuyết


13
Bài 1: Máu
Đọc trước tài liệu
[7]: tr.11÷21
Thực tập





4
Chương 3: mục 3.3 - 3.8
- Tuần hoàn
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.105÷140, t.2
[3]: tr. 78-98
Lý thuyết:
.

Bài 2: Máu
Đọc trước tài liệu
[7]: tr.23÷25
Thực tập




5
Chương 4: mục 4.1 - 4.4
- Hô hấp
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.144÷165, t.2
[3]: tr. 100-123
Lý thuyết


Bài 3: Tuần hoàn
Đọc trước tài liệu

[7]: tr.34÷37
Thực tập




6
Chương 5: mục 5.1 - 5.4
- Tiêu hóa
Đọc trước tài liệu [3]:
tr. 124-134
[1]: tr.168÷201, t.2

Lý thuyết


Bài 4: Tuần hoàn
Đọc trước tài liệu
[7]: tr.37÷41
Thực tập




7
Chương 5: mục 5.5 - 5.9
- Tiêu hóa
Đọc trước tài liệu [3]:
tr.135-164,
[2]: tr.63÷82


Lý thuyết

Bài 5: Tuần hoàn và hô
hấp
Đọc trước tài liệu
[7]: tr.51÷69
Thực tập


8
Thi giữa kì

Bài 6: Tiêu hóa
Đọc trước tài liệu
[7]: tr.71÷80
Thực tập


9
Chương 6: mục 6.1 - 6.5
- Bài tiết
Đọc trước tài liệu [3]:
tr.201-215,
[1]: tr.253÷271, t.2

Lý thuyết

Bài 7: Nội tiết
Đọc trước tài liệu

[7]: tr. 86÷98
Thực tập




10
Chương 7: mục 7.1 - 7.5
-Sinh sản
Đọc trước tài liệu [3]:
tr.217-244,
[1]: tr. 43÷66, t.1

Lý thuyết


14
Bài 8: Cơ quan phân tích
Đọc trước tài liệu
[7]: tr. 120÷136
Thực tập


11
Chương 8: mục 8.1 - 8.5
-Nội tiết
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.1÷39, t.2

Lý thuyết


Bài 9: Cơ thần kinh Đọc trước tài liệu Thực tập




12
Chương 8: mục 8.6 - 8.7
-Nội tiết
Đọc trước tài liệu [1]:
tr.43÷66, t.2
[2]: tr.88÷102

Lý thuyết

Bài 10: Phân tích cung
phản xạ
Đọc trước tài liệu
[7]: tr.109÷116
Thực tập



13
Chương 9: mục 9.1 - 9.6
- Cơ quan phân tích
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.49÷94, t.1
[2]: tr.130÷161


Lý thuyết


Kiểm tra thực tập


14
Chương 10:
mục 10.1 – 10.7
- Hệ thần kinh
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.104÷134, t.1
[2]: tr.168÷222

Lý thuyết



15
Chương 10: mục 10.8 - 10.9
- Hệ thần kinh
Đọc trước tài liệu
[1]: tr.136÷267, t.1
[1]: tr.223÷267




Tự học


Thi cuối kỳ kỳ. Lịch thi do nhà trường bố trí

8. Yêu cầu khác của giảng viên đối với môn học
- Giảng đường có máy chiếu.
- Sinh viên chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của giảng viên.
- Sinh viên phải tham dự đủ các bài thực hành
9. Phương pháp và hình thức đánh giá môn học
Thi trắc nghiệm, thi viết, vấn đáp hay bài tập lớn
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Điểm kiểm tra giữa kì: 20%
- Điểm kiểm tra thực tập: 20%
- Điểm thi cuối kì: 60%


15
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8.
- Thi cuối kỳ: sau tuần thứ 15, theo lịch của nhà trường.
- Thi lại: sau kì thi chính 2-3 tuần.
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:
a/ Về thực tập:
- Kĩ năng thực hành.
- Vận dụng kiến thức vào giải thích kết quả thí nghiệm.
- Chuẩn bị bài ở nhà, thái độ làm việc.
- Tinh thần bảo vệ dụng cụ thí nghiệm, thu dọn chỗ làm việc và thái độ đối
với kỹ thuật viên.
b/ Về kiểm tra giữa học kỳ:
- Khả năng lĩnh hội kiến thức.
- Liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế.
- Kỹ năng trình bày vấn đề về tính logic, hình vẽ, sơ đồ.

c/ Về thi cuối kỳ:
- Kiến thức tổng hợp của các chương.
- Khả năng trình bày bài làm, tính logic, kết hợp với các hình vẽ, sơ đồ.
- Có liên hệ thực tế các hiện tượng xảy ra trong cơ thể.
- Khả năng giao tiếp (thi vấn đáp) và cách trình bày các câu hỏi.
- Thang điểm: 10/10.



×