Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

TỨC NƯỚC VỠ BỜ TRÍCH TẮT ĐÈN NGÔ TẤT TỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.26 KB, 14 trang )


TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(trích Tắt đèn)
Ngô Tất Tố
Gv: Trần Thị Thùy Linh

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:

Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê
ở Bắc Ninh.

Ông là nhà văn hiện thực xuất
sắc. Có thể gọi ông là “nhà văn
của nông dân” chuyên viết về
nông thôn và đặc biệt thành
công ở đề tài này.

Tác phẩm chính: Tắt đèn
(1939), Lều chõng (1940), Việc
làng (1940)
Trình bày đôi nét về tác
giả Ngô Tất Tố (quê
quán, phong cách, tác
phẩm chính…)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
2. Tác phẩm

- Thể loại: tiểu thuyết.


- Phương thức biểu
đạt: tự sự kết hợp miêu
tả và biểu cảm.

- Xuất xứ: đoạn trích
nằm trong chương
XVIII của tiểu thuyết
Tắt đèn.
Em hãy giới thiệu đôi nét về
trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”
(viết theo thể loại nào? Xuât
xứ?phương thức biểu đạt?)

I. GIỚI THIỆU CHUNG
? Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”:
Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” trong trích đoạn ý chỉ người nông
dân vốn hiền lành, cam chịu nhưng nếu bị đẩy tới bước đường
cùng tất sẽ vùng lên kháng cự theo như quy luật của tự nhiên
ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tóm tắt:
Không khí thúc sưu nặng nề khắp làng Đông Xá, anh Dậu ốm
yếu vừa bị trói ở đình về chưa kịp húp miếng cháo đã bị bọn
cai lệ xông đến đòi trói. Chị Dậu khẩn khoản xin tha cho
chồng, cai lệ một mực xông đến đòi bắt. Bức quá, chị Dậu
liều mạng cự lại, quật ngã bọn tay sai.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Bố cục

Văn bản được chia thành 2 phần:
-
Phần 1: từ đầu đến “ngon miệng”=> cảnh chị Dậu chăm sóc
chồng.
- Phần 2: còn lại => cảnh chị Dậu chống lại bọn tay sai.
Theo em, văn bản được chia
thành mấy phần? Nội dung
của từng phần?

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
3. Tìm hiểu văn bản:
-
Gia đình nghèo khó, thuộc loại nhất nhì trong hạng cùng đinh.
-
Anh Dậu dù đang ốm vẫn có thể bị đánh trói bất cứ lúc nào.
- Chị Dậu phải bán con, bán chó mà món nợ sưu Nhà nước
không có cách nào trả được.
=> Tình cảnh hết sức bi thảm.
Tình cảnh của gia đình chị
Dậu có gì đặc biệt khi bọn
cai lệ xông vào nhà thúc
sưu?

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Nhận xét hình ảnh cai lệ:
+ Bộ dạng: gầy gò.
+ Giọng điệu: quát tháo, hầm hè, mày, cha mày, ông
=> giọng điệu thô lỗ, hách dịch.
+Hành động: gõ đầu roi, trợn ngược mắt, lệnh trói, giật

phắt, bịch, tát, sấn đến… => hành động hung hăng,
tàn ác.
=> Qua đó có thể thấy, cai lệ là kẻ tay sai bất nhân,
tàn bạo hiện thân cho xã hội phong kiến tàn ác.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Hoàn cảnh Cách xưng

Thái độ,
hành động
Vị thế
Ban đầu, khi
thấy bọn tay
sai đến.
Gọi ông
xưng cháu.
Run run, cầu
khẩn, van
xin, hạ mình.
Thấp kém.
Khi cai lệ
không nghe,
đòi đánh.
Gọi ông
xưng tôi
Cự lại Ngang bằng
Phản ứng
mạnh mẽ
của chị Dậu
Gọi mày

xưng bà
Liều mạng,
phản kháng.
Cao hơn trật
tự phong
kiến.
Diễn biến tâm lí, thái độ
và hành động của nhân
vật chị Dậu?

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
=> Chị Dậu vốn là người nông dân hiền lành, chất phác nhưng khi
bị dồn nén, hết sức chịu đựng đã quyết vùng lên đấu tranh gia
đình và bản thân.

THẢO LUẬN NHÓM
? Khi chị Dậu đánh nhau với cai lệ, anh Dậu đã nhiều lần ngăn
cản, chị Dậu đã trả lời như thế nào?
Em có đồng tình với ai (chị Dậu / anh Dậu) Vì sao?

TRÍCH ĐOẠN TỨC NƯỚC VỠ BỜ
/>
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực sinh động, giá trị nhân đạo sâu
sắc.
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc, xây
dựng tình huống đặc sắc, giàu kịch tính.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình.
2. Nội dung:

- Lên án xã hội phong kiến tàn ác.
- Thể hiện sự cảm thông sâu sắc với người dân nghèo
khổ đặc biệt là người phụ nữ.

BÀI TẬP VỀ NHÀ
-
Hoàn thành phiếu học tập.
-
Làm câu hỏi trắc nghiệm.

×