Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề NHỮNG KHÓ KHĂN - THUẬN LỢI KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP, GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ CÓ MỘT LUẬN VĂN TỐT, ĐÚNG HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.94 KB, 22 trang )

- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
Chuyên đề : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
NHỮNG KHÓ KHĂN - THUẬN LỢI
KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP,
GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỂ CÓ MỘT LUẬN VĂN TỐT, ĐÚNG HẠN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Người thực hiện : NGUYỄN THANH HƯƠNG
Lớp: Cao học LL&PPDHBM Hóa Học K23
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2013
- 2 -
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của Thầy PGS.TS. Trịnh Văn Biều. Thầy đã giúp cho
tôi có một cái nhìn rõ nét và sâu sắc về Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Qua
khóa học này, tôi đã có được nền tảng khá vững chắc để thực hiện luận văn thạc sĩ
cũng như những công trình nghiên cứu khoa học.
Dù có nhiều cố gắng, nhưng bản thân tôi còn nhiều hạn chế về khả năng nên
bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp
chân thành của Thầy và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày 19 tháng 02 năm 2013
- 3 -
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ


1.1. Khái niệm luận văn thạc sĩ………………………………………………… 6
1.2. Các giai đoạn thực hiện……………………………………………………….6
CHƯƠNG II: THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Thuận lợi……………………………………………………………………11
2.2. Khó khăn – giải pháp…………………………………………………… 12
2.3. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………… 15
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….21
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 22
- 4 -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cung cấp cho người học những tri thức
cơ bản cần thiết trong hoạt động nghiên cứu và hoạt động quản lý. Mặt khác nó còn giúp
các nhà khoa học lựa chọn phương pháp cũng như cách thức tiến hành nghiên cứu như
thế nào cho đúng. Một trong những yếu tố rất quan trọng giúp người nghiên cứu định
hướng nghiên cứu trong tương lai đó là dự đoán trước thuận lợi, khó khăn – giải pháp,
bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu khoa học.
Khi thấy được những thuận lợi chủ quan và khách quan ta có thể tận dụng chúng
để giúp quá trình làm luận văn được suôn sẽ hơn. Đồng thời khi đoán định được những
khó khăn sẽ gặp phải học viên sẽ chủ động hơn để tìm ra giải pháp khắc phục.
Vì thế em đã chọn đề tài đề tài “Những khó khăn - thuận lợi khi làm luận văn
tốt nghiệp, giải pháp - bài học kinh nghiệm để có một luận văn tốt, đúng hạn” - một
đề tài thực sự có ích cho bản thân em nói riêng và những học viên cao học đang làm
thực hiện luận văn nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện một luận văn tốt nghiệp.
- Từ cơ sở phân tích trên, rút ra các giải pháp, bài học kinh nghiệm để giúp các học
viên hoàn thành luận văn của mình tốt, đúng thời hạn.
3. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về nghiên cứu khoa học.
- Tìm hiểu thực tiễn quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của học viên các khóa
trước.
- Nghiên cứu, tổng hợp những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
- Rút ra giải pháp, bài học kinh nghiệm để có một luận văn tốt, đúng hạn.
4. Khách thể và đối tựơng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
- 5 -
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ và học viên cao học.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: luận văn thạc sĩ.
- Thời gian: 26/01/2013 – 23/02/2013
6. Giả thuyết khoa hoc
Nếu tiểu luận đưa ra được những giải pháp, bài học kinh nghiệm tốt sẽ giúp quá
trình làm luận văn tốt nghiệp của các học viên diễn ra suôn sẻ hơn, thuận lợi hơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí
thuyết và nội dung của đề tài.
Trò chuyện, phỏng vấn.
8. Dàn ý nội dung nghiên cứu
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.1. Khái niệm luận văn thạc sĩ
1.2. Các giai đoạn thực hiện
1.2.1. Chọn đề tài
1.2.2. Xây dựng giả thuyết khoa học
1.2.3. Soạn đề cương nghiên cứu
1.2.4. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
1.2.5. Tổng kết và viết công trình nghiên cứu

1.2.6. Công bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn
CHƯƠNG II: THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Thuận lợi
2.1.1 Môi trường học tập
2.1.2 Giảng viên
2.1.3 Học viên
2.1.4 Chương trình học
- 6 -
2.2. Khó khăn – giải pháp
2.2.1. Chọn đề tài
2.2.2. Tài liệu tham khảo
2.2.3. Thời gian
2.2.4. Quá trình thực nghiệm
2.2.5. Kinh phí
2.3. Bài học kinh nghiệm
2.3.1. Bắt đầu ngay khi có thể
2.3.2. Chọn đề tài và GVHD
2.3.3. Mối quan hệ với GVHD
2.3.4. Xây dựng đề cương nghiên cứu
2.3.5. Quản lý dữ liệu
2.3.6. Trình bày luận văn
2.3.7. In ấn
2.3.8. Báo cáo luận văn
2.3.9. Chia sẻ
KẾT LUẬN
- 7 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.1. Khái niệm [1]

Luận văn thạc sĩ là công trình khoa học kết thúc qúa trình đào tạo của học viên
cao học.
Luận văn thạc sĩ phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành về
chuyên môn, về phương pháp giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Các kết quả của luận văn
phải chứng tỏ là tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và các kiến thức tiếp
thu được trong quá trình học tập để thực hiện đề tài.
1.2. Các giai đoạn thực hiện [1]
1.2.1. Chọn đề tài
1.2.2. Xây dựng giả thuyết khoa học
 Là lời tiên đoán khoa học.
 Dự đoán hướng nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
 Nếu vấn đề nghiên cứu là “câu hỏi’ thì giả thuyết chính là “câu trả lời”
 Vai trò:
o Là cơ sở phương pháp luận.
o Là công cụ giúp người nghiên cứu tác động vào đối tượng
o Là cơ sở để định ra các bước tiến hành của quá trình nghiên cứu
 Để xây dựng giả thuyết khoa học phải tìm hiểu thực tiễn và lí luận có liên quan
đến đề tài.
 Người nghiên cứu cần căn cứ vào phân loại nghiên cứu để đưa ra giả thuyết phù
hợp.
 Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, ta có giả thuyết mô tả, giả thuyết giải
pháp
1.2.3 Soạn đề cương nghiên cứu
- 8 -
Gồm các bước:
 Tên đề tài
 Lý do chọn đề tài
 Mục đích nghiên cứu
 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Khách thể – Đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu
 Giả thuyết khoa học
 Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
 Lịch sử đề tài (có hoặc không)
 Cái mới của đề tài – Hướng phát triển
 Dàn ý nội dung
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục
 Kế hoạch NC
 Dự trù kinh phí và nhân sự
1.2.4. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
1.2.4.1 Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Tác dụng
o Giúp ta có cái nhìn tổng quát, đầy đủ;
o Tránh được sự lãng phí thời gian, công sức đi nghiên cứu lại kết quả mà
người đi trước đã hoàn thành;
o Rút ra bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại của người đi
trước.
o Kế thừa, phát huy, tìm ra cái mới cho bản thân
 Yêu cầu
o Vấn đề đã được ai nghiên cứu? Mức độ?
- 9 -
o Kết quả nào có thể kế thừa, phát triển?
o Nội dung nào chưa được nghiên cứu?
o Vấn đề nào được giải quyết chưa đúng, chưa triệt để?
o Việc trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học sẽ
làm tăng giá trị, làm rõ thành quả, đóng góp mới của đề tài.

1.2.4.2. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
 Tác dụng

Nghiên cứu định hướng, chỉ đạo hành động cho người nghiên cứu. Với những đề
tài đã có người nghiên cứu thì người đi sau có thể kế thừa những thành quả của người
đi trước.
 Cơ sở lí luận bao gồm:
o Các khái niệm cơ bản then chốt dùng trong đề tài nghiên cứu.
o Hệ thống quan điểm, luận điểm làm cơ sở cho thực hiện đề tài.
o Hệ thống phương pháp luận: những quy luật tất yếu phải vận dụng để
tiến hành NC
 Yêu cầu của việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
o Chuẩn xác những khái niệm bản chất của đề tài bằng cách tra từ điển,
giáo trình… Nếu cần thiết, người nghiên cứu phải xây dựng và định
nghĩa khái niệm sẽ sử dụng.
o Trình bày hệ thống các quan điểm, luận điểm làm cơ sở cho việc thực
hiện đề tài. Cần chú ý lựa chọn trích dẫn các quan điểm đã được thực tế
xác nhận, các nguồn tài liệu, các tác giả đáng tin cậy.
o Xác định các mối liên hệ tất yếu, các quy luật vận động của đối tượng
nghiên cứu.
1.2.4.3. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng nghiên cứu
- 10 -
Đây là cơ sở thực tiễn của đề tài, là căn cứ đề đề xuất các giải pháp, các phương
pháp giải quyết vấn đề.Để tìm hiểu thực trạng, cần sử dụng các phương pháp điều tra
(quan sát, phỏng vấn, phát phiếu câu hỏi…)
1.2.4.4. Đề xuất giải pháp, giải quyết vấn đề
Dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài để đề xuất
giả thuyết khoa học và các giải pháp.
1.2.4.5. Thực nghiệm khoa học
 Mục đích thực nghiệm khoa học
o Kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết nghiên cứu.
o Khẳng định giá trị của đề tài.
 Yêu cầu khi xây dựng chương trình thực nghiệm

o Xác định mục đích.
o Xác định đối tượng thực nghiệm (và đối chứng).
o Lựa chọn phương pháp, phương tiện.
o Xây dựng kế hoạch tiến hành.
o Thu thập kết quả.
o Xử lí kết quả, nhận xét, đánh giá để rút kinh nghiệm.
1.2.4.6. Xây dựng hệ thống kết luận khoa học của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu rút ra hệ thống kết luận khoa học của đề
tài.
1.2.5. Tổng kết và viết công trình nghiên cứu
1.3.6. Công bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn
- 11 -
Các giai đoạn trên gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa kế thừa vừa có lúc đan xen
với nhau tạo nên một qui trình thống nhất toàn vẹn.
Hình 1.1. Các giai đoạn thực hiện luận văn thạc sĩ
- 12 -
CHƯƠNG 2
THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI LÀM LVTN
GIẢI PHÁP – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Khi làm luận văn tốt nghiệp chúng ta phải biết những thuận lợi của điều kiện
khách quan cũng như của bản thân học viên. Biết được thuận lợi không những là một cơ
sở quan trọng để chọn đề tài nghiên cứu mà còn giúp học viên tận dụng chúng trong quá
trình làm luận văn. Sau đây là một số thuận lợi khi làm luận văn tốt nghiệp.
2.1. Thuận lợi
2.1.1. Môi trường học tập
Cơ sở vật chất tốt, tạo điều kiện cho học viên có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu tham
khảo trên mạng Internet (Phòng B113) và ở thư viện với nguồn tài liệu phong phú.
2.1.2. Từ phía Giảng viên
o Giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và
nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành.

o Tận tình, tâm huyết, sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn cho học viên.
o Đội ngũ Giảng viên hướng dẫn đầy đủ, am hiểu vấn đề mà học viên nghiên
cứu.
o Tạo điều kiện cho HV khóa sau có thể trao đổi thông tin, tư liệu với HV
khóa trước.
- 13 -

2.1.3. Từ phía Học viên
o Yêu nghề, có tinh thần học hỏi.
o Không khí lớp học thân thiện.
o Đa số HV có tuổi đời trung bình thấp, năng động và tích cực trong học tập
và nghiên cứu.
o Đa số HV đã đi dạy nên có cơ sở thực tế để phát hiện những vấn đề khoa
học từ đó phát triển thành đề tài khoa học đồng thời có lớp thực nghiệm.
o Đa số được sự ủng hộ của gia đình, nhà trường.
2.1.4. Từ chương trình học
o PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV.
o Trang bị kiến thức, kĩ năng cho quá trình thực hiện và bảo vệ luận văn.
o Được học bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 Nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
 Biết cách thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
 Lường trước những thuận lợi khó khăn giải phảp, khi làm luận văn
để tìm hướng đi thích hợp cho bản thân.
2.2. Khó khăn – Giải pháp
Khó khăn Giải pháp
2.2.1.
Chọn đề
tài
Đề tài phải :
 Thích hợp bản thân.

 Mới mẻ
 Có giá trị.
 Khả thi
 Lập danh sách vấn đê ̀ (yêu thích,
lạ, cấp bách…). Sau đó tham khảo ý
kiến chuyên gia, đồng nghiệp, người
thân…để chọn lấy một vấn đề phù
hợp nhất.
 Phát triển tiểu luận, khóa luận đã
nghiên cứu.
2.2.2.  Việc tìm kiếm tài liệu sẽ
 Tìm đến những khóa luận đã làm có
- 14 -
Tài liệu
tham
khảo
mất một khoảng thời gian
dài, tìm kiếm quá nhiều tài
liệu, thậm chí, có những tài
liệu không cần thiết và
không liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
 Đôi khi mắc phải sự mâu
thuẫn trong quan điểm của
cùng một vấn đề ở nhiều tài
liệu khác nhau.
 Tài liệu tham khảo cho
một số hướng nghiên cứu
mới hoặc khó thường ít,
hiếm.

liên quan đến đề tài của bạn để tham
khảo. Điều này có ý nghĩa là: kế thừa
được những kết quả nghiên cứu trước
 Hỏi GVHD, các GV chuyên ngành
nghiên cứu.
 Tự xây dựng cơ sở lí luận.
 Trang bị khả năng ngoại ngữ, Tin
học.
2.2.3.
Thời
gian
 Đa số học viên đã có gia
đình, vừa đi dạy, vừa đi học
đồng thời với việc thực hiện
luận văn nên công việc
chồng chéo.
 Bắt đầu càng sớm càng tốt. Trong
quá trình học chuyên ngành, nên định
hướng trước đề tài mà mình cần thực
hiện, đặc biệt trong quá trình học môn
PPLNCKH.
 Tận dụng thời gian nghỉ hè để chuẩn
bị đề cương thật chi tiết.
 Lập chương trình làm việc thật cụ
thể. Cố gắng thực hiện công việc đúng
thời gian cho phép. Xác định quan
điểm đúng đắn và dành ưu tiên 1 cho
việc làm luận văn, đừng để các việc
không kém quan trọng khác chen
ngang; tạm hy sinh sự thăng tiến, hy

- 15 -
sinh thời gian chơi với con, để tập
trung cho xong luận văn.
 Tự cam kết với bản thân và quảng bá
kế hoạch kèm cam kết với mọi người.
 Chuẩn bị trước phương án nhờ người
dạy thay đề đề phòng trường hợp
trùng lịch, nhờ người thân phụ giúp
công việc nhà.
 Nỗ lực hết mình.
2.2.4.
Quá
trình
thực
nghiệm
 Khó tìm được lớp thực
nghiệm cho những người
chưa đi dạy hay các đề tài
có đối tượng nghiên cứu
hẹp.
 Tiến độ học giữa các lớp
thực nghiệm không giống
nhau.
 Nội dung thực nghiệm và
chương trình học không
trùng nhau.
 Cần kết hợp với những người cùng
hướng nghiên cứu hoặc thông qua các
mối quan hệ nhờ các học viên khác,
các giáo viên khác thực nghiệm giúp.

 Cần chuẩn bị kế hoạch thực nghiệm
và tiến hành càng sớm càng tốt.
 Cần nắm thông tin chính xác về hoạt
động dạy và học ở trường thực
nghiệm để xác định thời điểm và
phương án thực nghiệm.
2.2.5.
Kinh
phí
Để có một luận văn tốt,
chi phí đầu tư không nhỏ
chút nào. (mua và sưu tầm
tài liệu, in ấn, chi phí liên
lạc với HVHD, chuẩn bị
hội đồng bảo vệ… )
 Chắt lọc tài liệu tham khảo.
 Viết súc tích, ngắn gọn, kiểm tra
kĩ lưỡng trước khi in ấn.
 Đăng kí đề tài nghiên cứu khoa
học.
 Gửi bài đến các báo khoa học,
chuyên ngành.(như Tạp chí Hóa học
- 16 -
và ứng dụng)
 Xin hỗ trợ của trường, địa
phương nơi công tác.
 Đề nghị xây dựng nguồn vốn hỗ
trợ.
2.3. Bài học kinh nghiệm
2.3.1. Bắt đầu ngay khi có thể

Thời gian về mặt lý thuyết để thực hiện luận văn
tốt nghiệp là 12 tháng. Nhưng thời gian thực mà
học viên có thể có chỉ khoảng 4-6 tháng.
Do vậy, việc bắt đầu sớm sẽ giúp học viên có thêm
thời gian đầu tư cho luận văn của mình, tránh bị
động ở giai đoạn cuối.
2.3.2. Chọn đề tài và GVHD
• Theo lệ, mọi người thường nộp đơn xin làm luận văn rồi chờ đợi sự sắp xếp
GVHD. Nên thể hiện sự nhạy bén bằng cách tự chọn đề tài và tìm gỉang viên
hướng dẫn. Chính bằng cách trên, học viên sẽ tiến hành nghiên cứu từ rất sớm và
được làm với giáo viên mình thích.
• Nếu người hướng dẫn tìm giúp cho một đề tài nghiên cứu (thường là hay, thỏa
mãn nhiều yêu cầu, tiêu chí đặt ra), phải tỉnh táo tự hỏi:
– Mình có thích thú với đề tài đó hay không?
– Nếu nhận, với năng lực-điều kiện của bản thân thì mình có thể thực hiện
đúng tiến độ? thời gian cho phép hay không?
Nếu không phù hợp thì phải nói thật vời người hướng dẫn, đừng cố nhận để rồi
làm khổ cả thầy và trò.
2.3.3. Mối quan hệ với GVHD
• Thu thập thông tin chi tiết về GVHD để dễ dàng liên lạc (Điện thoại, email, Y!M,
Facebook…)
- 17 -
• Thường xuyên liên lạc với GVHD. Nên xong chương nào thì gửi chương đó cho
thầy cô, ko nên xong hết rồi mới gửi đi. Trong thời gian thầy cô đọc chương 1 bạn
có thể triển khai chương 2. Cứ thế gối lên nhau mà làm, không dồn lại công việc
với nhau. Trong quá trình viết có vấn đề khó hiểu nên hỏi ngay thầy cô, cách viết,
cách tìm tài liệu, phương hướng giải quyết vấn đề, đừng bỏ qua mà cố bịa hay làm
những điều không đúng để rồi khi sửa, thầy cô sẽ không vui và bạn sẽ mất nhiều
thời gian để viết lại.
• Trong các buổi nói chuyện với giáo viên hướng dẫn hãy luôn chủ động nói ra tất

cả ý kiến, nhận định của bản thân về vấn đề cho dù biết rằng nó có thể không
đúng. Điều này sẽ giúp giáo viên tìm ra chổ sai để hướng bạn đi vào quỹ đạo. Nên
chủ động làm việc vì các Thầy thường rất bận, thời gian gặp gỡ trao đổi rất ít,
tránh tình trạng ngồi chờ và thầy yêu cầu mới thực hiện.
2.3.4. Xây dựng đề cương nghiên cứu
• Lập đề cương thật chi tiết, kèm theo
1 thời gian biểu cụ thể (theo tháng,
tuần, ngày…)
• Tên tiêu đề phải phù hợp với nội
dung bên trong.
• Tên đề tài, mục đích, nhiệm vụ,
phạm vi nghiên cứu phải ghi cẩn
thận theo khả năng nghiên cứu.
• Chuẩn bị sẵn đề cương để GVHD góp ý.
• Trên cơ sở đó, hoàn thiện đề cương.
• Luôn có một bản dàn ý nội dung đề tài nghiên cứu để tiện theo dõi.
2.3.5. Quản lý dữ liệu
• Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luân văn
của mình, bạn sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài luận văn. Và để
- 18 -
tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong
việc ghi nguồi tài liệu, bạn nên ghi ngay
lại ngay khi bạn sử dụng chúng trong
bài. Ghi chú là tất cả những thông tin
cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu
khác bạn sử dụng để viết bài, bạn phải
ghi đầu đủ những thông tin liên quan
đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài
viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang
tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại

những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trong bản quyền của những
nguồn thông tin đó.
• Phân loại tài liệu thành từng nhóm để dễ dàng tra cứu.
• Sao lưu dữ liệu đề phòng rủi ro (trong máy tính, email, ổ cứng di động, usb )
• Giữ lại phiếu thực nghiệm khi cần phải xuất trình.
2.3.6. Trình bày luận văn
• Ngắn gọn, súc tích. Tránh dông dài.
• Ngôn ngữ chuẩn xác , đơn nghĩa. Không dùng những cụm từ có độ bất định cao
về thông tin (Vài suy nghĩ về …,Thử bàn về …,Góp phần vào …).
• Kiểm tra kĩ trích dẫn và tài liệu tham khảo. Vì những tài liệu này thể hiện độ tin
cậy của luận văn, và thể hiện sự tôn trọng bản quyền của tác giả.
• Đầu tư cho phần Kết luận. Thông thường rất ít khi GV phản biện đọc hết những gì
trong luận văn, mà chỉ đọc dàn ý nội dung, và phần Kết luận - phần nêu bật những
giá trị mà đề tài mang lại.
• Một luận văn được đánh giá là tốt, không những phải có nội dung (có giá trị khoa
học và thực tiễn) mà còn phải có bố cục hợp lý, cân đối, hình thức đẹp, trình bày
và đánh máy đúng quy định cũng tức là thể hiện tác giả có biết cách nghiên cứu.
(căn lề, cách dòng, font, biểu bảng hình vẽ… )
- 19 -
• Rà soát lỗi chính tả.
2.3.7. In ấn
• In bản nháp, kiểm tra kĩ lỗi chính tả, văn phạm
• Chuyển thành định dạng pdf để tránh nhảy
trang.
• In sớm trước 3-4 ngày.
• Kiểm tra dữ liệu sau khi ghi đĩa CD.
• Hoàn chỉnh đầy đủ thủ tục.
2.3.8. Báo cáo
luận văn
• Lưu file ở định dạng thông dụng, đóng gói toàn

bộ nội dung.
• Tổ chức các tài liệu liên quan đến luận văn một
cách khoa học.
• Trình bày tổng quát, tập trung và cái mới, hiệu
quả của đề tài. Lưu ý càng trình bày dài thì
càng ít điểm vì chứng tỏ chưa nắm vững nội dung chính của luận văn. Tránh nói
quá dài về tổng quan lí luận. Hãy đi thẳng vào vấn đề: chủ đề chính của đề tài, học
viên đã chọn giải quyết vấn đề gì, cách giải quyết và kết quả ra làm sao.
• Tham dự buổi bảo vệ của các học viên khác để rút kinh nghiệm.
• Tập nói trôi chảy không cầm giấy, cân chỉnh thời gian. Tránh dừng lại hoặc ngập
ngừng trong khi nói.
• Phong cách:
– Bình tĩnh, đường hoàng
– Thể hiện sự tự tin nhưng nhã nhặn. Tránh tranh luận với hội đồng. Nếu
Thầy Cô phản biện góp ý, nên tiếp thu và chỉnh sửa.
– Không nói quá nhanh, quá chậm .
- 20 -
– Giọng nói phải có điểm nhấn .
– Cường độ nói đủ lớn để mọi người nghe rõ .
2.3.9. Chia sẻ
Quá trình làm luận văn kéo dài tới vài tháng,
nhiều lúc cảm thấy như bế tắc, buông xuôi tất cả
Đó là khi bạn cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của
những người xung quanh: bạn bè, gia đình, giáo
viên hướng dẫn.
Hãy thảo luận về luận án của mình với những
người xung quanh như bạn bè và gia đình. Chắc
chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều các phản hồi, ý
kiến và ý tưởng về chủ đề bạn chọn cũng như cách
thức bạn làm. Bạn đừng nghĩ họ làm việc/học tập các ngành nghề không liên quan hay

không đủ "trình độ" để đưa ra ý kiến vì các lĩnh vực khoa học - kinh tế - xã hội đều có
sự liên quan mật thiết và đôi khi bạn không nhận ra được những cái sai thậm chí ngớ
ngẩn mà người ngoài có thể dễ dàng nhận thấy.
Bạn không chỉ nhận được những sự giúp đỡ về mặt vật chất, chuyên môn, mà còn
nhận được sự ủng hộ, động viên về mặt tinh thần – yếu tố quan trọng trong chặng đường
dài thực hiện luận văn.
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được những kết
quả sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về luận văn thạc sĩ.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi thực hiện luận văn thạc sĩ.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn, cũng như tham khảo kinh
nghiệm của các anh chị học viên đi trước để hoàn thành luận văn tốt, đúng thời hạn.
- 21 -
“Thành công không phải là đích đến, mà là cả một chặng đường”. Con đường đến
vinh quang còn rất nhiều thử thách chông gai; nên việc lường trước những thuận lợi khó
khăn và khắc phục nó, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước là điều vô cùng hữu ích.
Kinh nghiệm là những đúc kết của từng cá nhân, cũng có nghĩa là không hoàn toàn đúng
trong mọi trường hợp, tuy nhiên vẫn có giá trị tham khảo. Tôi thực sự mong rằng những
thông tin ở đây sẽ được bổ sung, sửa chữa bởi Thầy, các bạn cùng khóa và các anh chị.
- 22 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều – Lê Thị Thanh Chung (2012), Phuơng pháp luận nghiên cứu khoa
học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
2. Vũ Cao Đàm (2007), Phuơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.
3. Phạm Viết Vượng (1997), Phuơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Adam Khoo (dịch giả: Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy), (2007), Tôi tài giỏi, bạn
cũng thế!, Nxb Phụ Nữ.
5. Phan Thị Ngọc Bích (2009), Tiểu luận “Những khó khăn và thuận lợi khi làm luận

văn, giải pháp - bài học kinh nghiệm”,Cao học LL&PPDHHH K19, ĐHSP TP.HCM.
6. Internet.

×