Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

chuyên đề kiểm tra đánh giá Soạn đề kiểm tra chương đại cương kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.72 KB, 20 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH


CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
GVHD: PGS.TS. Trần Trung Ninh
HVTH: Nguyễn Hữu Tài
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
Nguyễn Xuân Qui
Lớp: Cao học LL&PPDH Hoá học K23
Tp HCM, tháng 10 năm 2013
1
2
MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN 5
1.2. Mục tiêu, nội dung, hình thức của đề kiểm tra 6
1.3. Xác định mức độ nhận thức trong đề kiểm tra 6
1.4. Quy trình biên soạn đề kiểm tra 7
1.5. Tổ chức đánh giá 9
1.6.1. Về nội dung 9
1.6.2. Về hình thức 10
Chương 2. SOẠN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ 10
KIM LOẠI - HÓA HỌC LỚP 12 10
2.1. Mục tiêu của chương 10
2.2. Hệ thống kiến thức của chương 11
2.3. Mục đích– yêu cầu của đề kiểm tra chương Đại cương về kim loại 11
2.4. Ma trận đề kiểm tra 1 tiết 11
2.5. Nội dung đề kiểm tra 1 tiết 12
2.6. Đáp án và biểu điểm 16


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
3
MỞ ĐẦU
Kiểm tra – đánh giá là một mắc khâu vô cùng quan trọng trong quá trình dạy
học. Việc kiểm tra – đánh giá không chỉ có tác dụng giúp chúng ta thu được thông tin
phản hồi về sự lĩnh hội và vận dụng kiến thức của học sinh để từ đó phân loại học sinh
và điều chỉnh phương pháp dạy học mà còn là một động lực để cho học sinh phấn đấu
học tập. Quá trình kiểm tra - đánh giá diễn ra thường xuyên và đi đôi với quá trình dạy
học, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức tốt quá trình kiểm tra - đánh giá cũng
như xây dựng được những đề kiểm tra hay là một trong những yếu tố quan trọng để
nâng cao chất lượng quá trình dạy học.
Chương Đại cương về kim loại là chương mở đầu bao gồm những kiến thức đại
cương về kim loại. Đây là những kiến thức cơ sở lý thuyết ban đầu cơ bản nhất dùng
làm phương tiện để nghiên cứu những đơn chất và hợp chất của kim loại. Tổng hợp
mối quan hệ giữa các chất vô cơ và củng cố và nâng cao phân cơ sở lý thuyết về phản
ứng hóa học.
4
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Định hướng về nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá
1.1.1. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá [1]
– Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hoá
học.
– Nội dung kiểm tra có tính bao quát chương trình, theo đúng chuẩn kiến thức.
– Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tác dụng phân hoá
trình độ học sinh.
– Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai kể cả đáp án cũng
như kết quả.
– Việc kiểm tra, đánh giá phải có tính khả thi và có giá trị phản hồi.
1.1.2. Các tiêu chí khi biên soạn đề kiểm tra [1]

1. Nội dung
- Nội dung kiểm tra phải tập trung vào kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm theo
chuẩn, đủ các nội dung của đầu, giữa và cuối phần kiến thức đã học.
- Chú ý đánh giá năng lực thực hành, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc, khả năng vận
dụng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của
sự phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh. Tăng yêu cầu kiểm tra về thí nghiệm hoá
học và năng lực tự học của học sinh.
- Phải thể hiện được việc đánh giá các loại trình độ: (biết, hiểu, vận dụng) kiến thức cơ
bản, vận dụng thành thạo các kiến thức và tư duy suy luận.
2. Về hình thức
- Chú ý dùng phối hợp nhiều loại hình: tự luận và trắc nghiệm khách quan, bài tập lí
thuyết định tính và định lượng, bài tập thực nghiệm
- Dùng các phương pháp khác nhau trong đánh giá: giáo viên đánh giá học sinh, học
sinh tự đánh giá lẫn nhau; kiểm tra viết và vấn đáp
3. Về tác dụng phân hoá
5
- Phải có các câu hỏi với các mức độ từ dễ đến khó.
- Phải có tình huống để học sinh bộc lộ các điểm mạnh, yếu về kiến thức và kỹ năng.
4. Về độ tin cậy và tính khả thi
- Đề thi và đáp án, biểu điểm phải chính xác, khoa học, không có sai sót, diễn đạt rõ
ràng, dễ hiểu.
- Không lệ thuộc vào chủ quan của người ra đề, phải có khâu phản biện đề thi và đáp
án, biểu điểm.
5. Về giá trị phản hồi
- Có khả năng thống kê được các ưu điểm, thiếu sót chung của học sinh cũng như của
giáo viên để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học.
1.2. Mục tiêu, nội dung, hình thức của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là công cụ, phương tiện chủ yếu đánh giá kết quả học tập của học
sinh sau khi học xong nội dung, một chủ đề, một chương, một học kì hay tòan bộ
chương trình một lớp học, một cấp học. Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với

các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, nội dung và hình thức kiểm tra; xác định
rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ trong chương trình môn học, cấp học của
chương trình giáo dục phổ thông nhằm đánh giá khách quan trình độ năng lực học
sinh. Đồng thời, thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và
quản lí giáo dục
1.3. Xác định mức độ nhận thức trong đề kiểm tra
Lĩnh vực nhận thức có 6 mức độ
1. Nhận biết
Nhận biết là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây. Đây là mức độ, yêu
cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cần nhớ
hoặc nhận ra khi đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái
niệm, một sự vật, một hiện tượng.
2. Thông hiểu
6
Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện
tượng , sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng
thấp hơn nhưng là mức độ thấp của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan
đến ý nghĩa của các mối liên hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học
hoặc đã biết . Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang
dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt ) và bằng cách ước
lượng xu hướng tương lai ( dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng)
3. Vận dụng
Yêu cầu áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định luật,
công thức để giải quyết một vấn đề học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ thông
hiểu cao hơn mức độ thông hiểu trên .
4. Phân tích
Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa
các bộ phận , nhận biết và hiểu được các nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu
thành .Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn
hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật hiện tượng .

5. Tổng hợp
Tổng hợp khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu
khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.
6. Đánh giá
Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng được để đánh giá.
Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi mức độ nhận
thức trên .
1.4. Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Gồm các bước nêu sau đây:
Bước 1: Xác định yêu cầu, mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một chủ
đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình một lớp học, một cấp học.
7
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của đề kiểm tra
Để xây dựng được đề kiểm tra tốt, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy cơ
bản, trọng tâm thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh như là kết
quả của việc dạy học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) đồng thời với các nội dung kiến
thức cụ thể kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt.
Bước 3: Thiết lập ma trận hai chiều
a) Nội dung bảng ma trận
- Một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá.Một chiều là
các mức độ nhận thức của học sinh (biết, hiểu, vận dụng).
- Trong đó xây dựng trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ
nhận thức cần kiểm tra (lưu ý cấp độ nhận thức trung bình luôn có số điểm cao
hơn hoặc bằng các cấp độ nhận thức khác)
b) Xác định số lượng, hình thức các câu hỏi trong mỗi ô của bảng ma trận(bao nhiêu
câu trắc nghiệm khách quan, tự luận, thời gian thực hiện )
c) Hình thành ma trận.
Nội dung Nhận biết
(TN/TL)

Thông hiểu
(TN/TL)
Vận dụng
(TN/TL)
Tổng số câu
(Câu/điểm)
1. 3/0 8/2
2.
Tỗng điểm
Bước 4: Thiết kế câu hỏi theo ma trận:
- Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở trên, thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh
vực kiến thức và cấp độ cần kiểm tra theo các câu hỏi.
Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm:
- Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2, , 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm
tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
8
1.5. Tổ chức đánh giá
 Tổ chức
Giáo viên tổ chức cho học sinh biết đưa vào mục tiêu (kiến thức và kĩ năng)
của câu hỏi, bài kiểm tra để phân tích, đánh giá kết quả học tập của bạn và tự đánh giá
cho mình.
Sau đó giáo viên bổ khuyết và quyết định kết quả đánh giá.
 Nội dung đánh giá
– Đánh giá trình độ tư duy, năng lực nhận thức, kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học
để giải quyết một vấn đề trong bài học, một tình huống thực tế, một hoạt động thực
tiễn trong đời sống.
– Đa dạng hoá các loại hình câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra:
+ Bài tập trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là bài tập trắc nghiệm) có nội dung
định tính và định lượng. Đối với bài kiểm tra 45 phút hoặc đề thi học kì, bài tập trắc
nghiệm chiếm khoảng 30 – 40% về thời lượng và về số điểm. Đối với bài kiểm tra 15

phút có thể hoàn toàn là trắc nghiệm hoặc tự luận.
+ Bài tập tự luận định tính và định lượng chiếm khoảng 60 - 70% về thời lượng
và số điểm toàn bài.
Nội dung của bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận nên có câu hỏi thực hành hoá
học (tư duy hoặc thao tác), câu khảo sát, tra cứu, sưu tầm.
1.6. Các lỗi hay mắc phải khi ra đề kiểm tra
1.6.1. Về nội dung
1. Kiến thức chưa chính xác.
2. Mâu thuẫn giữa vấn đề lý thuyết và vấn đề thực tế
3. Số liệu trong bài tập không phù hợp với thực tế
4. Lời dẫn là một vấn đề không xác định còn đáp án là một vấn đề xác định
5. Yêu cầu của tiêu đề và đáp án không phù hợp
9
6. Không có sự thống nhất về cách sử dụng ký hiệu
7. Câu nhiễu không tương đồng
1.6.2. Về hình thức
1. Không theo đúng cấu trúc ngữ pháp
2. Lỗi dài dòng
3. Ký hiệu trùng nhau
4. Lập từ, câu dẫn không trong sáng
5. Thiếu dấu câu,sử dụng dấu câu không hợp lý.
6. Không theo chuẩn quy định về viết tắt
7. Cùng một ý tưởng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nên chọn
những cách rõ ràng, dễ hiểu.
8. Câu sử dụng nhiều động từ gây khó hiểu, rườm rà, tối nghĩa
9. Phần đáp án nói về một bộ phận nên câu dẫn phải có nội dung tương ứng
Chương 2. SOẠN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ
KIM LOẠI - HÓA HỌC LỚP 12
2.1. Mục tiêu của chương
 Về kiến thức

 Học sinh biết:
- Đặc diểm cấu tạo nguyên tử và tinh thể kim loại.
- Tính chất vật lý chung của kim loại.
- Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử và khả năng phản ứng của
kim loại với các chất thông thường (phi kim, axit, dung dịch muối).
- Thành phần và tính chất của hợp kim.
- Phân biệt các dạng an mòn kim loại.
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại.
 Học sinh hiểu:
- Nguyên nhân gây ra tính chất tính chất vật lý chung và tính chất hóa học chung
của kim loại.
- Nguyên tắc vận dụng dãy điện hóa của kim loại.
- Bản chất của ăn mòn kim loại.
- Mối quan hệ giữa pin điện hóa và điện phân.
 Về kỹ năng
10
- Nắm được thao tác thực hiện tách và tinh chế các đơn chất và hợp chất của
kim loại
- Thành lập phản ứng oxi hóa – khử.
- Vận dụng các định luật bào toàn (khối lượng, điện tích, electron …)
- Vận dụng phương pháp giải toán hóa học tăng – giảm khối lượng.
- Sử dụng máy tính cho việc giải toán hóa học.
- Nhận biết các ion kim loại và các anion đã học.
2.2. Hệ thống kiến thức của chương
Bài 19: Kim loại và hợp kim
Bài 20: Dãy điện hóa kim loại
Bài 21: Luyện tập: tính chất của kim loại
Bài 22: Sự điện phân
Bài 23: Sự ăn mòn kim loại
Bài 24: Điều chế kim loại

Bài 25: Luyện tập: Sự điện phân – Sự ăn mòn kim loại –Điều chất kim loại
Bài 26: Thực hành: Dãy điện hóa kim loại – Đều chế kim loại
Bài 27: Thực hành: Ăn mòn kim loại – Chống ăn mòn kimloại
2.3. Mục đích– yêu cầu của đề kiểm tra chương Đại cương về kim loại
 Đánh giá những nội dung cơ bản đã đề tra trong mục tiêu dạy học.
 Vừa sức với trình độ học sinh.
 Có thể thu được kết quả phản ánh khách quan về mức độ biết – hiểu – vận
dụng của học sinh đối với các nội dung chương Đại cương về kim loại.
 Kiểm tra được những kiến thức cần biết và hiểu để làm nên tảng cho việc học
về hợp chất cụ thể ở các chương sau.
 Kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của hóa học.
 Tạo cơ hội cho học sinh khắc sâu kiến thức.
2.4. Ma trận đề kiểm tra 1 tiết
Hình thức: Trắc nghiệm khách quan
Số lượng câu: 30
Thời gian làm bài: 45 phút.
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
11
Cấu tạo và vị trí kim loại trong bảng
HTTHHH
1 1 1 3
Tính chất vật lí kim loại 1 1 1 1 4
Tính chất hóa học và dãy điện hóa kim
loại
2 3 2 2 9
Hợp kim và sự ăn mòn kim loại 1 1 1 1 4
Điều chế kim loại 1 1 2 4
Tổng hợp 3 2 1 6
Tổng 9 9 8 4 30

2.5. Nội dung đề kiểm tra 1 tiết
Câu 1: Mạng tinh thể kim loại gồm có
A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
B. nguyên tử, ion kim lọai và các electron tự do.
C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân.
D. ion kim loại và các electron độc thân.
Câu 2: Cation R
+
có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p
6
. Nguyên tử R là
A. F. B. Na. C. K. D. Cl.
Câu 3: Một nguyên tử có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 40. Số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau
đây?
A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe
Câu 4: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Mạng tinh thể kim loại gồm nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân
(2) Khi nhiệt độ tăng thì khả năng dẫn điện của kim loại tăng
(3) Độ dẫn điện của của Cu > Ag > Al.
(4) Kim loại có tính chất vật lí chung là tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Những tính chất vật lí chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi
A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
12
B. khối lượng riêng của kim loại.
C. tính chất của kim loại.
D. các electron tự do trong tinh thể kim loại.
Câu 6: Cho các phát biểu sau đây:

(1) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
(2) Kim loại dẻo nhất là Au.
(3) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Cs.
(4) Kim loại cứng nhất là Fe.
(5) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Kim loại nào sau đây được dùng làm dây tóc bóng đèn
A. Hg. B. Cr. C. W. D. Na.
Câu 8: Cho các ion Fe
3+
, Cu
2+
, Ag
+
, Ni
2+
. Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion là
A. Cu
2+
, Ag
+
, Ni
2+
, Fe
3+
. B. Fe
3+
, Ni
2+

, Cu
2+
, Ag
+
.
C. Ni
2+
, Cu
2+
, Ag
+
, Fe
3+
. D. Ni
2+
, Cu
2+
, Fe
3+
, Ag
+
.
Câu 9: Cho các kim loại: Na, Zn, Cu, Fe, Ag, số kim loại tác dụng được với dung
dịch FeCl
3
nhưng không tác dụng với dung dịch FeCl
2

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Trong pin điện hóa Zn-Cu, qúa trình khử trong pin là

A. Zn
2+
+ 2e → Zn. B. Cu → Cu
2+
+ 2e.
C. Cu
2+
+ 2e → Cu. D. Zn → Zn
2+
+ 2e.
Câu 11: Hai kim loại Al và Ag đều phản ứng với dung dịch
A. HNO
3
loãng. B. H
2
SO
4
loãng.
C. NaCl loãng. D. NaOH loãng.
Câu 12: Kim loại X tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại Y tác dụng được với
nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ. X, Y lần lượt là
A. Al, Mg. B. Fe, Na. C. Al, Fe. D. Al và Ba.
13
Câu 13: Kim loại nào sau đây dùng chế tạo tế bào quang điện?
A. Mg. B. Cs. C. Al. D. Cu.
Câu 14: Cho 0,3 mol Mg tác dụng hết với dd HNO
3
thu được V lít khí N
2
O (đktc).

Giá trị của V là
A. 13,44. B. 1,344. C. 1,68. D. 4,48.
Câu 15: Hòa tan m g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Zn, Mg bằng dd HCl thu được
1,344 lít H
2
(đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được 5,84 gam muối khan. Giá trị của
m là
A. 1,58. B. 2,42. C. 3,71 g. D. 4,16 g.
Câu 16: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe
2
(SO
4
)
3
0,24M. Sauk hi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng
dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 29,25. B. 48,75. C. 32,50. D. 20,80.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng?
A. Hợp kim có tính chất hóa học khác với các đơn chất tham gia tạo thành hợp
kim.
B. Ăn mòn hóa học có phát sinh dòng điện.
C. Vật làm bằng gang để ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
D. Cho lá Zn nguyên chất vào dung dịch H
2
SO
4
loãng sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
Câu 18: Kim loại nào sau đây có thể dùng để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép ?
A. Zn. B. Ag. C. Cu. D. Ni.

Câu 19: Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra :
A. sự khử ở cực âm.
B. sự khử ở cực dương và sự oxi hóa ở cực âm.
C. sự oxi hóa ở cực dương.
D. sự khử ở cực âm và sự oxi hóa ở cực dương.
Câu 20: Có các cặp kim loại tiếp xúc nhau để ngoài không khí ẩm: Fe-C, Sn-Fe, Fe-
Zn, Fe-Ni. Số cặp kim loại mà Fe bị ăn mòn điện hóa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
14
Câu 21: Nguyên tắc chung được để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa.
Câu 22: Cho các kim loại : Na, Al, Zn, Fe, Mg, Cu. Số kim loại có thể điều chế bằng
phương pháp nhiệt luyện là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 23: Để khử hoàn toàn 30 g hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe
3
O
4
, Fe
2
O
3
, Fe, MgO cần
dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 28 g. B. 26 g. C. 24 g. D. 22 g.
Câu 24: Điện phân dung dịch bạc nitrat với cường độ dòng điện là 1,5A, thời gian 30
phút, khối lượng bạc thu được là

A. 6,0 g. B. 3,02 g. C. 1,5 g. D. 0,05 g.
Câu 25: So sánh thể tích khí thu được (đo ở cùng điều kiện) khi cho cùng lượng Fe
tác dụng hết với dd H
2
SO
4
loãng, dư (1) và dd H
2
SO
4
đặc, nóng, dư (2) ( S
+6
bị khử
xuống S
+4
) ?
A. V
1
= V
2
. B. V
2
= 2V
1
. C. V
1
= 2V
2
. D. V
2

=1,5V
1
.
Câu 26: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Cu là
A. AgNO
3
và H
2
SO
4
loãng B. FeSO
4
và HCl.
C. HNO
3
và AlCl
3
. D. HNO
3
và FeCl
3
.
Câu 27: Có 2 dd HNO
3
đặc, nguội và H
2
SO
4
đặc nguội. Dùng kim loại nào sau đây có
thể nhận biết 2 dung dịch trên?

A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Cr.
Câu 28: Cho a gam kim loại R tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 2M thu được
(a+21,3) gam muối RCl
n
. Giá trị của V là
A. 0,6. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2.
15
Câu 29: Cho 16,2 g kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0,15 mol O
2
. Chất rắn thu
được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dòch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H
2

đktc. Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Mg.
Câu 30: Cho 2,13 g hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng
hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 g. Thể tích
dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml.
2.6. Đáp án và biểu điểm
* Đáp án:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B C A D A C D B D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D B C A D C A B C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C A B B D D A C B C
*Biểu điểm: mỗi câu 0,33đ, tổng điểm là 10.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm

* Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực
tiễn.
* Kiểm chứng tính đúng đắn và hiệu quả của đề kiểm tra từ đó đánh giá việc dạy
học chương đại cương kim loại ở chương trình Hóa học lớp 12.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12A1 trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Quận 9,
TP Hồ Chí Minh.
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
1. Cho học sinh làm bài kiểm tra 1 tiết với đề đã soạn.
16
2. Kiểm tra, đánh giá, phân tích và xử lý kết quả bài kiểm tra để xác định chất
lượng học tập chương đại cương kim loại ở chương trình Hóa học lớp 12 của học sinh.
Qua đó khẳng định tính khả thi của đề kiểm tra và hướng dạy học phù hợp.
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả bài kiểm tra
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM
1 Phan Công Bằng 8.0
2 Bùi Phú Chiến 8.5
3 Đặng Quang Cường 8.0
4 Đỗ Anh Dũng 7.0
5 Trần Quang Dũng 6.5
6 Nguyễn Văn Dưỡng 5.5
7 Nguyễn Tấn Đạt 8.5
8 Nguyễn Ngọc Phương Đình 8.0
9 Lý Trần Huỳnh Giang 6.5
10 Trịnh Quốc Hải 7.0
11 Ngô Phương Hằng 8.5
12 Nguyễn Hồ Trọng Hiếu 7.0
13 Trần Trung Hiếu 8.0

14 Nguyễn Trung Hiếu 7.5
15 Lâm Hồng 8.0
16 Nguyễn Nhật Quốc Huấn 8.5
17 Vũ Thế Huy 6.5
18 Trần Duy Khiêm 5.0
19 Nguyễn Thị Thanh Loan 9.0
20 Đặng Thùy Mỹ Linh 7.5
21 Nguyễn Quang Linh 8.5
22 Đặng Hà Nhật Linh 8.5
23 Nguyễn Trần Hoài Linh 7.0
24 Nguyễn Phước Lợi 7.5
25 Nghiêm Phạm Hữu Lợi 8.5
26 Đào Anh Minh 8.5
27 Đỗ Bá Tứ Mỹ 9.0
28 Võ Thúy Ngân 9.0
29 Nguyễn Trọng Nghĩa 8.0
30 Võ Thị Quỳnh Như 8.5
31 Nguyễn Minh Quan 9.5
32 Lê Hoàng Sơn 7.5
33 Đinh Hữu Tài 7.0
34 Bùi Chí Tâm 6.5
17
35 Nguyễn Xuân Thành 8.0
36 Mai Thị Thùy Trang 8.0
37 Nguyễn Thị Thanh Trúc 7.5
38 Đinh Minh Trường 7.5
39 Nguyễn Mạnh Tuấn 7.0
40 Nguyễn Hoàng Tuấn 8.5
41 Phạm Thu Vân 7.5
2.2. Kết quả số học sinh trả lời đúng ở mỗi câu của đề kiểm tra

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
24HS 19HS 22HS 9HS 41HS 40HS 32HS 24HS 21HS 31HS
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
25HS 23HS 12HS 40HS 29HS 5HS 15HS 31HS 24HS 28HS
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
32HS 21HS 23HS 18HS 22HS 24HS 20HS 13HS 23HS 21HS
2.3. Nhận xét đề kiểm tra
Xét độ khó K
K =
sô HS tra loi dung
Tông sô HS
a. Xử lý số liệu thực nghiệm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
K=
24
41
=0,59 K=
19
41
=,46 K=
22
41
= K=
9
41
=0,54 K=
41
41
=1

Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
K=
40
41
=0,98 K=
32
41
=0,78 K=
24
41
=0,59 K=
21
41
=0,88 K=
31
41
=0,76
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15
K=
25
41
=0,61 K=
23
41
=0,56 K=
12
41
=0,29 K=
40
41

=0,98 K=
29
41
=0,71
Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
K=
5
41
=0,12 K=
15
41
=0,37 K=
31
41
=0,76 K=
24
41
=0,59 K=
28
41
=0,68
18
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25
K=
32
41
=0,78 K=
21
41
=0,51 K=

23
41
=0,56 K=
18
41
=0,44 K=
22
41
=0,54
Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30
K=
24
41
=0,59 K=
20
41
=0,49 K=
13
41
=0,32 K=
23
41
=0,56 K=
21
41
=0,51
b. Thống kê kết quả thực nghiệm
* Câu rất khó (0 ≤ K ≤ 0,2) : Câu 16
* Câu khó (0 < K < 0,4) : Câu 4, 13, 17, 28.
* Câu trung bình (0,4 ≤ K ≤ 0,6) : Câu 1, 2, 3, 8, 9, 12, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29,

30.
* Câu dễ (0,6 < K < 0,8) : Câu 7, 10, 11, 15, 18, 20, 21.
* Câu rất dễ (0,8 ≤ K ≤ 1) : Câu 5, 6, 14.
c. Nhận xét kết quả thực nghiệm
- Đề có tổng cộng 30 câu, trong đó dựa vào kết quả tính độ khó K ta thấy có 1 câu rất
khó, 4 câu khó, 15 câu trung bình, 7 câu dễ, 3 câu rất dễ. Do đó thiết nghĩ đây là một
đề kiểm tra đảm bảo đa dạng về nội dung và phân loại học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình và sách giáo khoa lớp 12, NXB GD.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục
3. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra – đánh giá kết quả học
tập, Trường ĐHSP. TPHCM.
4. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại
học, NXB Giáo dục.
19
5. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hoá hữu cơ, NXB
GD.
20

×