Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tiểu luận kỹ năng dạy học Sử dụng bảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.11 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
HVTH: Trần Thị Thu Yên
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K23
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2013
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ: CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC
2
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng sử dụng bảng 4
1.1. Kỹ năng……………………………………………………………… 4
1.2. Kỹ năng sử dụng bảng 6
2. Các loại bảng 6
3. Những ưu thế của truyền tin bằng thị giác ……… 12
4. Tầm quan trọng của kỹ năng viết bảng ……… 12
5. Các yêu cầu khi viết bảng ………………………… 13
5.1. Cách viết bảng 13
5.2. Một số chú ý khi viết bảng 13
5.3. Sử dụng ký hiệu, chữ viết tắt ……… 15
5.4. Chuẩn kỹ năng sử dụng bảng phấn 15
6. Thiết kế và trình bày bảng 16
7. Cách trình bày bảng có thể áp dụng cho môn Hoá học 28
8. Sử dụng kí hiệu, chữ viết tắt trong dạy học hóa học……………………… 29
8.1. Những qui ước chung…………………………………………………….29
8.2. Một số chữ viết tắt, kí hiệu thường dùng trong dạy học Hoá học……… 29
8.3. Những điều nên tránh…………………………………………………….31


9. Viết đúng thuật ngữ, danh pháp hoá học………………………………… 31
9.1. Một số quy ước về cách viết tên hoá chất…….………………………… 31
9.2. Quy ước ↑ biểu thị chất khí thoát ra khỏi chất rắn hay dung dịch, quy ước ↓
biểu thị chất kết tủa trong dung dịch……………………………………… …31
10. Các bước rèn luyện kỹ năng viết bảng 31
10.1. Chuẩn bị ban đầu 31
10.2. Tập viết trên giấy 31
10.3. Tập trình bày một bài giảng trên bảng 32
10.4. Tập trình bày một bài giảng trên bảng…… ……………………………32
3
10.5. Bí quyết luyện viết chữ đẹp…………………………………………… 32
10.6. Tấm gương luyện viết chữ đẹp trên bảng……………………………… 33
11. Một số lưu ý khi trình bày bảng trong việc dạy học Hoá học………………….33
11.1.Một số quy ước về cách viết tên hoá chất 33
11.2. Quy ước  biểu thị chất khí thoát ra khỏi chất rắn hay dung dịch 34
11.3. Một số sai sót thường gặp 34
11.4. Một số chữ viết tắt, ký hiệu thường dùng trong dạy học hoá học 34
11.5. Những điều nên tránh 35
12. Giới thiệu sơ lược về sử dụng bảng kỹ thuật số tương tác trong dạy học 35
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
4
Bảng lớp là phương tiện dạy học đáp ứng việc nhận thông tin bằng kênh nhìn có hiệu
quả cao thông qua chữ viết, giúp học sinh lĩnh hội được một lượng lớn kiến thức trong một tiết
dạy. Trình bày trên bảng có ưu điểm là cho thông tin bằng kênh nhìn, rất trực quan và biểu
cảm. Thông tin trên bảng có độ tin cậy cao hơn thông tin lời nói và có tác dụng định hướng sự
quan sát của học sinh nhiều hơn lời nói. Thông tin học tập không ở dạng cho sẵn mà luôn mới
mẻ, biến đổi. Thông tin trên bảng không được trình bày sẵn mà xuất hiện từ từ có chủ định theo
tiến trình học tập, không lắp lại tài liệu in, mà đã được xử lý, biến đổi, mang đặc điểm mới, có
sức thu hút tao sự chú ý cho học sinh. Tài liệu trên bảng thường ngắn gọn, khúc chiết, chặt chẽ

hơn tài liệu trong sách và lời nói. Tài liệu bảng hầu như không có thông tin nhiễu vì giáo viên
chỉ viết những nội dung cốt yếu, cô đọng. Bảng lớp tạo thuận lợi để học sinh ghi nhớ nhanh và
chắc chắn, dễ theo dõi, dễ ghi chép, ít nhầm lẫn, có tác dụng rèn luyện các kĩ năng ghi chép và
trình bày văn bản. Bảng lớp đóng vai trò giúp học sinh trao đổi và chia sẻ ý kiến. Mọi học sinh
đều được sử dụng phượng tiện này như nhau, thường xuyên thu hút học sinh chú ý vào bài học
và định hướng đồng loạt hoạt động ở lớp của học sinh .
Hiện nay có rất nhiều các phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học hỗ trợ hiệu quả cho
hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, chưa có một phương tiện nào có thể thay thế hoàn toàn được
các chức năng của bảng. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy, phương tiện học thì việc sử
dụng các phương tiện dạy học truyền thống như bảng đen với phấn trắng vẫn mang lại hiệu quả
mà không phương tiện nào thay thế được. Ở khu vực vùng sâu vùng xa không có cơ sở vật chất
đầy đủ hay trong các trường hợp không có điều kiện ứng dụng CNTT máy tính trong dạy học
thì việc sử dụng bảng trắng là tất yếu.
Trong hoạt động giảng dạy, người giáo viên cần có rất nhiều kỹ năng, trong đó việc sử
dụng bảng là một kỹ năng hết sức quan trọng. Vậy làm thế nào để người giáo viên trình bày
bảng lớp một cách tinh tế và khoa học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học và nhắc
lại kiến thức một cách hiệu quả. Em đã tìm hiể và nghiên cứu đề tài “ Kỹ năng sử dụng bảng”.
NỘI DUNG
5
1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng sử dụng bảng
1.1. Kỹ năng
1.1.1. Hiểu kỹ năng như sự thể hiện của năng lực con người:
• Đại từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hoá thông tin 1998 định nghĩa kỹ năng là “khả năng
vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế”. Năng lực là “khả năng đủ để thực
hiện tốt một công việc”.
• “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để
giải quyết một nhiệm vụ mới”. Lê Văn Hồng.
1.1.2. Hiểu kỹ năng như là hệ thống các thao tác, cách thức hành động:
• Gurianốp: “Kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động tương thích với mục
đích và những điều kiện hành động”.

• “Kỹ năng là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo
cho hành động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong
những điều kiện thay đổi” Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn.
1.1.3. Không chỉ coi kỹ năng là kỹ thuật, cách thức hành động mà còn coi kỹ năng là sự
thể hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải tập luyện theo một quy trình nhất
định.
• Theo Nguyễn Như An, “Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao
tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và
vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình hợp lý”.
• Theo Nguyễn Thị Côi thì: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó
bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với các điều
kiện cho phép”. Kỹ năng đòi hỏi con người phải:
- Có tri thức và những kinh nghiệm cần thiết về hành động.
- Vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm thu nhận được vào hành động một cách phù hợp
với điều kiện cụ thể cho phép (phải linh hoạt, sáng tạo).
Như vậy, theo những cách hiểu về kỹ năng ở trên có 2 cách tiếp cận kỹ năng theo 2
phương diện khác nhau:
1/ Xét kỹ năng dưới dạng năng lực hoạt động.
2/ Xét kỹ năng dưới dạng hệ thống các thao tác.
6
Ta có thể hiểu một cách tổng quát: “Kỹ năng là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lý có
hiệu quả được hình thành qua quá trình rèn luyện”. Thực chất của quá trình hình thành kỹ
năng là quá trình rèn luyện để nắm vững hệ thống các thao tác. Muốn rèn luyện kỹ năng có
hiệu quả cần phải:
- Nắm vững các kỹ thuật của hành động
- Thực hiện các thao tác theo những quy trình hợp lý
- Tìm ra những vấn đề bản chất, cốt lõi nhất để có thể điều khiển được quá trình rèn luyện
các kỹ năng dạy học.
1.1.4. Một số đặc điểm của kỹ năng
1.1.4.1. Kỹ năng luôn luôn gắn với hành động. Kỹ năng là sản phẩm của quá trình

đào tạo rèn luyện.
1.1.4.2. Kỹ năng có tính đa cấp:
- Kỹ năng đơn giản gắn với những hoạt động đơn giản.
- Kỹ năng tổng quát gắn với những hoạt động phức tạp ( bao gồm nhiều hoạt động:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giáo dục )
1.1.4.3. Kỹ năng là một thành tố tạo nên năng lực của mỗi cá nhân.
Năng lực = thể chất + hiểu biết + kỹ năng.
Năng lực bộc lộ trong hoạt động và gắn liền với một số kỹ năng tương ứng. Mức độ
hoàn thiện của kỹ năng là 1 trong những thuộc tính quan trọng của mỗi người. Điều
này làm cho những con người khác nhau hoàn thành công việc với hiệu quả khác
nhau. Kỹ năng có tính cụ thể, riêng lẻ còn năng lực có tính tổng hợp khái quát.
1.1.4.4. Kỹ năng là 1 trong 3 thành tố cần phải có của giáo viên: kiến thức. kỹ
năng, thái độ. Trong quá trình đào tạo giáo viên, các kỹ năng dạy học được hình thành
qua các hoạt động học tập, rèn luyện. Mỗi một hoạt động có thể nhắm vào hình thành
một kỹ năng riêng lẻ (ví dụ: tập viết bảng) nhưng cũng có thể đồng thời một lúc hình
thành nhiều kỹ năng khác nhau (ví dụ thảo luận nhóm, tập giảng…).
1.2. Kỹ năng sử dụng bảng
Kỹ năng sử dụng bảng là tổ hợp hệ thống kiến thức và thao tác giúp giáo viên trình bày,
sử dụng bảng như một phương tiện trực quan hỗ trợ và phối hợp các phương pháp dạy học
khác có hiệu quả.
7
Có thể phân tích kỹ năng sử dụng bảng thành hai phương diện: Nhìn thấy được và
không nhìn thấy được.
- Về phương diện nhìn thấy được là những yếu tố có thể quan sát được trên lớp khi giáo
viên sử dụng bảng. Phương diện này có thể định hướng và miêu tả dễ dàng. Các yếu tố nhìn
thấy được này thuộc các thành phần thao tác và sản phẩm của kỹ năng có thể gồm:
+ Tư thế thao tác khi viết bảng.
+ Tính thẩm mỹ của cách trình bày bảng.
+ Nội dung viết bảng: từ ngữ, bài tập, bảng biểu, hình vẽ trò chơi để hướng dẫn tổ chức
học sinh hoạt động.

+ Việc kết hợp viết bảng với ngôn ngữ nói, với các giáo cụ trực quan cũng như đối với
các phương pháp dạy học khác.
-Về phương diện không nhìn thấy được tức là không thể hiện ra bên ngoài bao gồm các
thành phần còn lại trong cấu trúc của kỹ năng sử dụng bảng và tri thức về phương pháp sử
dụng bảng.
2. Các loại bảng
2.1. Bảng gỗ
8
2.2. Bảng kính hay plastic
2.3. Bảng gấp
9
2.4. Bảng cuốn
2.5. Bảng tự in
2.6. Bảng lỗ
10
2.7. Bảng nỉ
2.8. Bảng từ
11
2.9. Bảng lật
12
2.10. Bảng tương tác thông minh
3. Những ưu thế của việc truyền tin bằng thị giác
- Chữ viết bảng, mô hình, sơ đồ, hình vẽ… là những phương tiện dạy học trực quan trong
đó thông tin được thu nhận bằng thị giác. So với truyền tin bằng thính giác, truyền tin bằng thị
giác có những đặc điểm sau:
- Khoảng cách truyền tin không lớn. Nghe 20m đã khó còn nhìn thì có thể rất xa (trước
đây, khi chưa có các phương tiện truyền tin như hiện nay, quân sĩ đốt lửa làm hiệu báo có giặc
đến đánh thành).
- Giữ được lâu các tín hiệu nên độ chính xác, trung thực, tin cậy cao hơn truyền tin bằng
thính giác rất nhiều.

- Tốc độ truyền tin là cực đại (tốc độ của ánh sáng là 3.10
8
m/s).
- Số lượng đơn vị tín hiệu trong một đơn vị thời gian lớn.
- Hiệu quả cao do thông tin sinh động, chính xác, liên tục. Người Ấn độ đã tổng kết: “ tôi
13
nghe – tôi quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu”.
Mục đích của việc sử dụng bảng trong dạy học
• Thể hiện cụ thể hơn về mục tiêu bài giảng.
• Thể hiện được nội dung, kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản của bài giảng.
• Linh hoạt hơn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổ
chức các hoạt động học trên lớp.
• Tiết kiệm, sử dụng, phân bố thời gian trên lớp một cách hợp lí và linh động hơn. Giúp
HS nắm chắc hơn về nội dung, kiến thức, từng bước của bài giảng cũng như luôn luôn
tự tin, mạnh dạn trong quá trình đứng lớp.
• Vì bảng coi như là một đồ dùng dạy học trực quan, giúp cho GV trình bày bài giảng và
giúp cho HS tiếp thu kiến thức của bài học nhanh chóng và hiệu quả.
4. Tầm quan trọng của kỹ năng viết bảng
Chữ viết là một phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền tin (bằng kênh nhìn) có hiệu quả
cao. Nó là một công cụ dạy học quan trọng của người giáo viên. Viết bảng đẹp là một trong
những tiêu chuẩn của một giờ dạy tốt. Viết bảng có tác dụng:
1. Chính xác hoá nội dung bài học. Thông tin viết trên bảng chính xác hơn, được lưu lại lâu
hơn là nói bằng lời.
2. Học sinh dễ nhớ bài khi giáo viên sử dụng hình vẽ, sơ đồ…
3. Học sinh hiểu bài tốt hơn (có điểm tựa kiến thức trên bảng để tư duy), dễ theo dõi tiến
trình bài giảng.
4. Học sinh dễ ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống nội dung bài học vì thời gian
chữ viết lưu lại trên bảng nhiều hay ít là tùy giáo viên.
5. Viết và trình bày bảng đẹp, gọn gàng, khoa học sẽ hình thành cho học sinh tính cẩn thận,
chính xác.

6. Đôi khi giáo viên dùng động tác viết bảng để điều khiển lớp (sau tiết ra chơi, gọi học sinh
vào lớp).
14
7. Viết bảng đẹp sẽ gây thiện cảm với học sinh và người dự giờ.
5. Các yêu cầu khi viết bảng
5.1. Cách viết bảng
Viết đúng (ngữ pháp – chính tả – qui luật, qui ước của ngôn ngữ hoá học).
- Viết rõ (kích thước đủ lớn, nét chữ rõ ràng).
- Viết thẳng hàng.
- Viết đẹp (chữ đẹp, đường nét cân đối hài hoà khi viết,
bố cục khoa học – cân đối – hài hoà – nhất quán).
- Viết nhanh, thời gian viết hợp lý.
- Tư thế viết bảng thoải mái (không úp mặt vào bảng, hơi
nghiêng người, tránh tư thế cúi khom người hoặc ngồi
khi viết bảng.
5.2. Một số chú ý khi viết bảng
1. Những nội dung viết lên bảng và cách trình
bày phải được dự kiến trước (viết trong giáo án).
2. Những ý chính, quan trọng giáo viên nhất thiết
phải viết lên bảng để học sinh ghi chép được chính xác, không bỏ sót. Trên thực tế, những gì
giáo viên đã viết lên bảng, học sinh chậm chạp nhất cũng ghi được vào vở.
3. Trình bày chính xác, cô đọng dàn ý và những điểm quan trọng của bài giảng:
- Không viết lên bảng quá nhiều vấn đề
- Không viết lửng, dở dang để học sinh hiểu được trọn ý.
4. Tên bài, đề mục lớn viết bằng chữ in hoặc phấn màu. Đề mục nhỏ, ý nhỏ viết lui vào trong.
Cách đánh đề mục cần nhất quán trong cả bài.
5. Nét phấn không quá mờ hay quá đậm. Khi viết xoay viên phấn để không mòn vẹt một bên.
Dùng phấn màu để nhấn mạnh hay phân biệt sự khác nhau. Màu phấn phải thích hợp với
màu bảng: bảng đen dùng được mọi thứ phấn, bảng màu xanh lá cây chỉ hợp với phấn màu
trắng hay vàng.

6. Chia bảng thành cột, có một phần giữ đến cuối giờ (ghi dàn ý và những nội dung quan
15
trọng), có một phần để nháp (xong rồi xoá đi). Một số bảng gỗ có đường nối ở giữa, nên tận
dụng để chia cột, không để đường nối làm gián đoạn các chữ viết trên bảng.
7. Chữ viết ở rìa bảng nhìn dễ bị loá nên cần tận dụng tối đa khoảng giữa bảng để học sinh ở
hai bên tường nhìn được tốt nhất. Đảm bảo đủ ánh sáng để học sinh đọc được dễ dàng.
Không để ánh sáng chói chiếu vào bảng làm loá mắt học sinh.
8. Giữ bảng luôn sạch sẽ, xoá ngay những phần không cần thiết để học sinh không bị phân tán
tư tưởng. Xoá bảng theo trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Chú ý chờ học sinh
ghi xong mới xoá.
9. Kết hợp viết bảng với lời nói không để bài giảng đứt đoạn, rời rạc. Viết quá chậm hay viết
không kèm theo lời nói sẽ làm không khí lớp học buồn tẻ, nặng nề. Chữ viết bảng cần đẹp
nhưng không phải là chữ nghệ thuật bay bướm, mất thời gian. Viết bảng cần nhanh để kịp
với tiến trình bài giảng. Giáo viên chỉ có thể dành cho viết bảng một thời gian nhất định.
Viết bảng quá lâu, thời gian chết nhiều sẽ gây cho lớp học một không khí nặng nề. Những
giáo viên có kinh nghiệm thường kết hợp viết bảng với lời nói rất khéo léo.
10. Kiểm tra lại sau khi viết để kịp thời sửa lỗi nếu có.
11. Khi xoá bảng nên xoá theo chiều ngang từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
12. Tránh viết tên đề mục quá dài và không nên viết tắt, nếu có viết tắt phải quy ước trước khi
viết.
5.3. Sử dụng ký hiệu, chữ viết tắt
Những quy ước chung:
- Kí hiệu, chữ viết tắt phải dễ hiểu, dễ nhớ. Không dùng những chữ quá phức tạp, ghi nhớ
khó khăn.
- Kí hiệu, chữ viết tắt phải đơn trị, không để người đọc hiểu theo nhiều nghiã khác nhau.
Ví dụ: “nt” có thể hiểu là nguyên tử hoặc nguyên tố, “hh” có thể hiểu là hoá học hoặc
hữu cơ…
- Dùng kí hiệu, chữ viết tắt lần đầu tiên cần giải thích và không nên thay đổi tùy tiện.
- Không lạm dụng dùng quá nhiều kí hiệu, chữ viết tắt gây cản trở quá trình tư duy của học
sinh

16
5.4. Chuẩn kỹ năng sử dụng bảng phấn
STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
1- Quan sát và kiểm tra bảng
- Mặt bảng sạch
- Vững chắc, an toàn
2- Chia bảng ( bố cục bảng )
- Chia bảng thành 3 phần đều nhau bằng
đường nét mờ ( nét thẳng hoặc nét gợn
sóng)
3- Sử dụng bảng
- Phần bên trái: viết dàn bài, giữ cố định
(không xoá) trong suốt quá trình giảng bài.
- Phần giữa bảng: dùng giải thích, vẽ, phân
tích; xoá thường xuyên.
- Phần bên phải: ghi từ khoá, công thức hoặc
ý tưởng quan trọng của chủ đề, HS làm bài
tập
4-
Viết bảng
- To, rõ nét, đúng chính tả
- Cỡ chữ: to nhất là tựa bài ( 6 cm nếu HS
ngồi xa cách bảng 10m )
- Các đề mục khác có chữ nhỏ hơn nên gạch
chân hoặc tô đậm màu.
5- Vẽ trên bảng
- Nên vẽ phác trước
- Chỉ vẽ trên bảng những hình giản đơn; với
hình, sơ đồ phức tạp nên vẽ trước và in ra
giấy khổ lớn.

6- Lau bảng
- Theo vệt thẳng, dài
- Lau từ trái sang phải bảng
- GV quay mặt ra ngoài bảng và đi lùi khi
lau.
7- Kết hợp các loại bảng khác
- Linh hoạt
17
- Lau sạch bảng trước khi rời khỏi lớp.
6. Thiết kế và các loại hình trình bày bảng
Trình bày bảng là một nghệ thuật độc đáo, vận dụng linh hoạt, hợp lí sẽ giúp học sinh tiếp
thu kiến thức có hiệu quả hơn và từ đó có thể khiến học sinh tư duy tiếp tục.
Giáo viên cần căn cứ vào tính hình thực tế để lựa chọn chính xác, vận dụng linh hoạt kĩ
năng trình bày bảng. Kĩ năng trình bày bảng thường xuyên suốt cả quá trình dạy học nên phải
có tính chỉnh thể, giáo viên cần dựa vào thực tế bài của nội dung dạy học sử dụng đan xen
nhiều loại hình trình bày bảng mới có thể truyền đạt kiến thức thật tốt, cho nên kĩ năng trình
bày bảng có tính mũi nhọn và tính ứng biến. Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ của
mình mới có thể vận dụng kĩ năng trình bày bảng một cách khéo léo và hợp lý.
Lựa chọn hình thức viết bảng tốt nhất là một khâu quan trọng để tăng cường hiệu quả dạy
học. Trên thực tế, có 25 hình thức viết bảng thường được sử dụng trong quá trình dạy học.
6.1. Viết bảng kiểu tóm tắt
Viết bảng kiểu tóm tắt là chọn ra những ý quan trọng để viết lên bảng. Yêu cầu của hình
thức này là làm sao cho học sinh chỉ cần xem những chữ viết trên bảng có thể hiểu rõ những
phần chủ yếu, dẫn dắt các mục, làm sinh động cả bài. Cho nên đặc điểm củaq loại viết bảng
này là tính khái quát và tính chỉnh thể cao.
Viết bảng kiểu tóm tắt nêu rõ những nét chính của vấn đề, mạch lạc rõ ràng, dễ nắm vững,
trong thực tế giảng dạy được vận dụng rộng rãi. Ngoài ra, trong dạy học, vận dụng viết bảng
kiểu tóm tắt rất có lợi cho việc rèn luyện cách viết cho học sinh từ lúc học trung học, mở mang
cách suy nghĩ cho học sinh. Học sinh có thể tham khảo làm theo các chữ viết trên bảng để viết
ra dàn bài, từ đó học sinh sẽ dễ thuộc, dễ nhớ và có thể chuyển hoá tri thức thành kĩ năng.

Viết bảng kiểu tóm tắt thường có dạng:
18
Ý 1 Ý 1. 1
Ý 1. 2 …
Ý trung tâm Ý 2 Ý 2. 1
Ý 2. 2 …
Ý 3 Ý 3. 1
Ý 3. 2 …

Khi vận dụng hình thức viết bảng kiểu tóm tắt cần chú ý 2 điều:
− Tóm tắt phải chuẩn xác, nghĩa là những nội dung chọn lựa phải là điểm quan trọng
không sai sót, đồng thời ngôn ngữ viết bảng phải chuẩn xác.
− Tóm tắt phải khái quát, nghĩa là nội dung viết bảng phải phản ánh một cách toàn diện
những điểm quan trọng trong nội dung bài.
6.2. Viết bảng kiểu đầu mối
Viết bảng kiểu đầu mối là lấy đầu mối của bài làm chủ thể viết bảng, những nộ dung khác
viết tương qua với đầu mối. Hình thức viết bảng này thường dùng cho các bộ môn xã hội ví dụ
như môn ngữ văn. Ưu điểm của cách viết bảng kiểu đầu mối là làm sáng tỏ, mạch lạc, có thể
phản ánh nội dung một cách rõ ràng, vắn tắt tình tiết của tác phẩm, cách nghĩ của tác giả.
Ngoài ra viết bảng kiểu đầu mối còn có thể dùng trong các bài ôn tập khi dạy các môn tự
nhiên.
Viết bảng kiểu đầu mối có dạng:
19
− Dạng 1:
đầu mối A { những chi tiết bổ sung, mô phỏng, làm rõ cho đầu mối A

đầu mối B { những chi tiết bổ sung, mô phỏng, làm rõ cho đầu mối B

đầu mối C { những chi tiết bổ sung, mô phỏng, làm rõ cho đầu mối C
− Dạng 2:

Đầu mối Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3 Ghi chú
A … … … …
B … … … …
C … … … …
Khi vận dụng viết bảng kiểu đầu mối cần chú ý:
− Viết bảng kiểu đầu mối phải phải làm nổi bật tuyến chính, đầu mối chính, các nội dung
khác có tác dụng bổ sung, làm rõ đầu mối chứ không được như “tầm gửi lấn cành”.
− Đầu mối viết lên bảng càng càng đầy đủ và rõ ràng càng tốt, vì viết bảng rõ ràng thì giúp
học sinh có ấn tượng sâu sắc.
− Cần chú ý ngoài các đầu mối thì nội dung thêm vào phần viết bảng sao cho “ít mà tinh”,
nếu không trên bảng sẽ chằng chịt chữ, làm loãng nội dung quan trọng của đầu mối.
6.3. Viết bảng kiểu liên hệ
20
Làm cho những chữ viết lên bảng, giữa hàng trên và hàng dưới, giữa những chữ ở bên trái
và bên phải, có một mối liên hệ, một quan hệ nào đó, đó chính là cach viết bảng kiểu liên hệ.
Viết bảng kiểu liên hệ có dạng:
Ý A ↔ Ý B
↕ ↕
Ý C ↔ Ý D
hoặc:
Ý A ↔ Ý B
Ý C ↔ Ý D
Khi vận dụng viết bảng kiểu liên hệ cần chú ý:
− Nội dung trên, dưới, trái, phải của bảng pải liên hệ với nhau, phản ánh mối quan hệ qua
lại (tương hỗ) giữa sự vật một cách gò ép, chắp vá.
− Không nên viết quá nhiều vì sẽ xảy ra hiện tượng “tầm gửi lấn cành”, không nên viết
quá ít vì sẽ “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.
6.4. Viết bảng kiểu đối sánh
Viết bảng kiểu đối sánh là dựa vào đặc điểm so sánh của nội dung bài mà viết lên bảng, làm
cho các nội dung của bài cáng rõ ràng, càng dễ nhớ.

Viết bảng kiểu đối sánh thích hợp với những bài hàm ý sâu sắc, so sánh rõ ràng. Nếu giáo
viên thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi và rèn luyện, giáo viên sẽ có những cách trình bày bảng
kiểu đối sánh khéo léo thể hiện rõ nội dung của bài.
Nhờ phương pháp so sánh, học sinh có ấn tượng sâu sắc, rõ ràng, tăng cường chức năng ghi
nhớ của đại não.
6.5. Viết bảng kiểu điểm mắt
21
Được gọi là kiểu điểm mắt vì lấy ý nghĩa của “vẽ rồng điểm mắt”. Vẽ rồng điểm mắt là nét
vẽ then chốt. Điểm mắt xong là rồng có thể bay lên trời cao, rồng chưa điểm mắt thì chỉ có thể
treo ở trên tường. Viết bảng kiểu điểm mắt là yêu cầu dùng những từ ngữ chuẩn xác nhất, rõ
ràng nhất, then chốt nhất viết lên bảng, chỉ rõ hạt nhân quan trọng nhất, then chốt nhất của một
bài học. Chữ viết trên bảng phải như một chiếc chìa khoá, vừa viết ra là có thể mở được nội
dung bài học.
Viết bảng kiểu điểm mắt có đặc điểm là tinh tế, cô đọng. Viết bảng kiểu điểm mắt có nghĩa
là tiến hành quy nạp, tổng hợp bài rồi viết lên bảng. Như vậy, học sinh dễ hiểu bài hơn đồng
thời cách viết bảng rõ ràng, nổi bật cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Điều này sẽ nâng
cao chất lương dạy học.
Viết bảng kiểu điểm mắt yêu cầu nội dung chính xác, phù hợp và cần thiết. Viết lên bảng
cốt ở chỗ “tinh” chứ không phải viết nhiều. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên cần đi sâu vào
nghiên cứu và hiểu thấu đáo nội dung bài học. Ngoài ra, giáo viên còn phải giỏi khái quát, diễn
đạt nội dung bài.
Vận dụng ngôn ngữ viết bảng kiểu điểm mắt bắt buộc phải chuẩn xác. Chỉ khi nội dung viết
bảng tinh luyện và chuẩn xác mới có thể phát huy được lối viết bảng vẽ rồng điểm mắt. Nếu
viết bảng không chuẩn xác thì không những không phản ánh được nội dung bài dạy mà còn gây
cản trở cho việc hiểu bài của học sinh.
Như vậy, giáo viên cần phải sàng lọc những từ ngữ trong bài để biểu đạt tư tưởng trung tâm
thì nội dung viết bảng mới có thể gọi là vẽ rồng điểm mắt.
6.6. Viết bảng kiểu tăng tiến
Trong quá trình dạy học, tổng kết một vấn đề nào đó, sử dụng các từ ngữ viết lên bảng, cuối
cùng tổng kết nội dung trung tâm cần dùng những ngôn ngữ hợp lý nối liền các nội dung viết

lên bảng, hoặc dùng từ ngữ hoặc một câu chính xác để khái quát sẽ tạo thành một nhóm từ hoặc
một câu mới đồng thời biểu đạt tầng ý nghĩa sâu hơn và cũng hoàn chỉnh hơn.
22
Phương thức trình bày bảng mà nội dung trình bày ngày một tăng, tư tưởng biểu đạt ngày
một sâu, các từ ngữ vốn biểu đạt ý độc lập được nối liền thành một chỉnh thể diễn đạt ý tới tức
là viết bảng kiểu tăng tiến.
Cách viết bảng này vừa tiết kiệm được chữ nghĩa, vừa phản ánh được mội liên hệ giữa các
sự vật, khéo léo biến cái tầm thường thành cái thần kì.
6.7. Viết bảng kiểu phân tích nhân vật
Thường dùng trong bộ môn ngữ văn.
6.8. Viết bảng kiểu thể hiện rõ sự thay đổi tình tiết
Thường dùng cho môn ngữ văn và các bộ môn xã hội khác.
6.9. Viết bảng kiểu kết cấu thể văn
Thường dùng cho môn ngữ văn và các bộ môn xã hội khác.
6.10. Viết lên bảng các đoạn trọng điểm
Thường dùng cho môn ngữ văn và các bộ môn xã hội khác.
6.11. Viết bảng kiểu nắm ý chính
Trong bài thường có những từ hoặc câu mang ý nghĩa sâu sắc, chúng phát huy tác dụng
then chốt của bài, hiểu được những từ ngữ này thì hiểu được nội dung bài.
Đặc điểm của viết bảng kiểu nắm ý chính là làm nổi bật trọng điểm dạy học, giải quyết một
cách trực quan những điểm khó làm cho học sinh dễ nắm vững kiến thức.
6.12. Viết bảng kiểu chương hồi
Thường dùng cho môn ngữ văn và các bộ môn xã hội khác.
Viết bảng kiểu chương hồi là sử dụng vế đối hoặc cân văn vần, dẫn dắt nội dung tình tiết
của bài và quá trình phat triển của câu chuyện, hình thức của cách trình bày này bắt chước hình
23
thức chương hồi của tiểu thuyết chương hồi. Đặc điểm của cách viết bảng này là trang trọng
hơn cách viết bảng thông thường, làm cho người xem phải suy nghĩ.
Trong dạy học các môn xã hội, vận dụng loại viết bảng kiểu chương hồi này mới mẻ, đẹp
mắt, giàu sức hấp dẫn, có thể tạo được hứng thú cho học sinh.

6.13. Viết bảng kiểu dựng dàn ý
Thường dùng cho môn ngữ văn.
Viết bảng kiểu dựng dàn ý là khi thiết kế viết bảng giáo viên cần xuất phát từ góc độ quy
nạp phương pháp sáng tác, làm cho nội dung viết lên bảng phát huy tác dụng làm mẫu cho việc
viết văn của học sinh, trở thành cầu nối giữa đọc và viết.
Một phương thức huấn luyện khác của cách viết bảng dựng dàn ý là mô phỏng và điền vào
chỗ trống. Điểm đáng chú ý của chữ viết bảng này là chỉ ra quan hệ logic gữa luận điểm và
luận cứ. Điều này mang tính chất gợi ý và mục đích rất rõ ràng.
6.14. Viết bảng kiểu diễn biến
Thường dùng cho môn lịch sử và các môn xã hội khác
Dùng ngôn ngữ ngắn gọn để thể hiện quá trình phát triển của nhân vật, sự kiện hoặc sự vật
khác và điều kiện tạo nên sự phát triển ấy, đó chính là cách trình bày bảng kiểu diễn biến.
Đặc điểm của cách viết bảng này là lấy sự giản đơn chống lại rắc rối, nói ít hiểu nhiều,
khiến cho những sự vật rối ren chỉ cần xem là hiểu ngay.
Dùng ngôn ngữ ngắn gọn viết lên bảng những diễn biến của nhân vật, sự kiện, sự vật, chắc
chắn sẽ giúp học sinh hiểu bài một cách hiệu quả hơn.
6.15. Viết bảng kiểu tổng hợp
Nội dung bài học đôi khi rất đa dạng, phong phú, có khi nột hình thức viết bảng vẫn chưa
thể phản ảnh chính xác, toàn diện bộ mặt của bài khoá mà sử dụng phối hợp nhiều hình thức
24
viết bảng. Cách viết bảng sử dụng nhiều hình thức gọi là viết bảngkiểu tổng hợp. Tác dụng của
cách viết bảng này là thực hiện được nhiều ý đồ của người dạy một cách vắn tắt và dễ hiểu.
6.16. Viết bảng kiểu điền bảng biểu
Hình thức viết bảng này được thiết kế căn cứ theo đặc điểm phân loại nội dung tài liệu dạy
học, giáo viên căn cứ vào nội dung dạy học để thiết kế bảng rồi vừa nêu câu hỏi vừa hướng dẫn
học sinh đọc và suy nghĩ, từ câu trả lời của học sinh rút ra những điểm quan trọng điền vào
bảng. Giáo viện cũng có thể vừa giảng vừa điền những từ then chốt vào bảng.
Sử dụng bảng biểu để phối hợp dạy học có thể biến phức tạp thành đơn giản, biến khó
thành dễ hiểu, trực quan, sáng rõ, dễ hiểu. Như vậy vừa có thể luyện tập cho học sinh vừa có
thể giảng giải bài một cách rõ ràng.

6.17. Viết bảng kiểu nối liền các đường nét
Loại hình thức viết bảng này là nhờ sự trợ giúp của việc nối liền các loại đường nét trong
thiết kế viết bảng để diễn đạt quan hệ giữa các phần một cách chính xác và tinh tế. Nhờ sự hỗ
trợ của các đường nét có thể diễn đạt loại ý liên đới, bắc cầu, so sánh, tổng quát, nhấn mạnh
v.v như vậy sẽ ít phải giải thích bằng lời mà học sinh vẫn hiểu.
Trong phần viết bảng này có thể vận dụng các loại đường nét như nét đứt, nét liền mảnh, …
Đôi khi, nếu không dùng các đường nét thì sẽ không thể làm cho thiết kế bảng trở thành một
chỉnh thể hữu cơ và không thể làm cho các chữ viết trên bảng chứa đựng nhiều lượng thông tin
như thế.
6.18. Viết bảng kiểu giải quạt
Hình thức viết bảng này là xuất phát từ một điểm mà phóng xạ tản ra, hình dạng giống như
mở chiếc quạt hay con công xoè đuôi. Hình thức viết bảng này vận dụng hết sức phổ biến. Ưu
điểm là đề cương nêu được những điểm mấu chốt, mạch lạc, rõ ràng.
25
Mẫu viết bảng kiểu giải quạt :




… …




Giữa các nội dung hay các vấn đề trong một bài thường hay có sự liên hệ, ràng buộc lẫn
nhau, vận dụng ngôn ngữ nói thường khó điễn đạt rõ ràng, còn dùng hình thức viết bảng hoặc
vẽ hình lên bảng dễ dàng hơn nhiều.
Vận dụng viết bảng kiểu giải quạt để đẩy tới từng lớp, thể hiện quan hệ giữa sự vật có thể
cho học sinh cái sườn bài và ấn tượng chỉnh thể, củng cố tri thức đã học.
6.19. Viết bảng kiểu làn sóng

Thường dùng cho môn ngữ văn.
Mẫu viết bảng kiểu làn sóng :

×