Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

bài pp về môn phương pháp tiếp cận khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 22 trang )

Gi ng viên: Nguy n Th Tuyênả ễ ị
Sinh viên: Nhóm 6
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Môn: Phương Pháp Tiếp Cận
Khoa Học
Chủ đề: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi ở Việt Nam
Thái Nguyên, 2015
Danh sách nhóm 6:
1.
Dương Thùy Chi
2.
Nguyễn Thị Quế Anh
3.
Vi Lan Hương
4.
Dương Thị Huệ
5.
Nông Thị Bạch
6.
Nguyễn Ngọc Hoàng
7.
Đinh Thiên Thuật
8.
Quàng Văn Hợi
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn lấy phát triển nông nghiệp làm cơ bản.
Trong phát triển nông nghiệp thì nghành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể. Kể từ năm 1990 đến nay ngành
chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% năm. Chăn
nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 15 năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt,


từ 3,5% năm trong các giai đoạn 1990-1995 lên đến 6,7% năm trong giai đoạn 1996-2000 và trong các năm còn
lại đă tăng lên tới 9,1% năm.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến
nhất ở nước ta. Tổng sản lượng thịt hiện
nay đạt 2 triệu tấn các loại, trong đó thịt
lợn chiếm tới 76%. Hơn 90% thịt lợn và
trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông
hộ được tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Hình ảnh bò sữa ở Sơn La

Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song cơ cấu tỷ trọng thịt không thay đổi nhiều trong những năm
gần đây, dù tỷ trọng thịt lợn có tăng từ 73,5% năm 1990 lên 77% năm 2004, trọng lượng thịt gia
cầm tăng lên gần 16% trong tổng sản lương thịt so với 15% vào năm 1995.

Bên cạnh tình hình chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi bò sữa cũng phát triển mạnh trong những năm
gần đây và không chỉ cung cấp sữa tươi cho tiêu thụ mà còn cung cấp cho các nhà máy chế biến
sữa. Số lượng bò sữa tăng từ 11.000 con năm 1990 lên gần 80.000 con năm 2004, trong đó, bò cái
sinh sản có khoảng 50.000 con, bò sữa xấp xỉ 40.000.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề.

Trước hết là đầu vào thức ăn phụ thuộc quá
lớn vào nhập khẩu, dẫn tới chi phí sản xuất cao.
Trong khi, đối với chăn nuôi thì giá thành thức
ăn đã chiếm tới 65-70% chi phí. So với các nước
trong khu vực, giá thành thức ăn chăn nuôi ở
Việt Nam luôn cao hơn khoảng 10%.



Tiếp đó là vấn đề kiểm soát dịch bệnh
chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù đa số các
bệnh đều đã được kiểm soát nhưng một số
loại dịch bệnh như lở mồm long móng,
cúm gia cầm vẫn hoành hành, gây nhiều
thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hình ảnh lợn bị lở mồm long móng
Hình ảnh gia cầm bị nhiễm H5N1

Vấn đề về con giống cũng là một trong những điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi Việt Nam. Sự phát triển
nâng cao chất lượng con giống tại Việt Nam quá chậm so với thế giới. Cụ thể như, trong khi lợn giống tại các nước
sinh sản đạt 25-26 con/lứa thì Việt Nam vẫn cứ ì ạch ở mức 17-20 con.

Về cách thức tổ chức ngành chăn nuôi: Quy mô còn manh mún, thiếu tính liên kết giữa khâu sản xuất và thị
trường tiêu thụ nên hiệu quả kinh tế không cao.

Bên cạnh đó, tình trạng giết mổ chủ yếu là thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần
làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp còn khá ít, chỉ
chiếm khoảng 20% trên tổng lượng thịt.
Giải pháp giúp ngành chăn nuôi có thể đương đầu với sự cạnh tranh:

Trong thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh tái
cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong đó, tập trung cao
nhất vào hai khía cạnh là nâng cao chất lượng con
giống kể cả sản xuất nông hộ lẫn sản xuất trang
trại, song song với đó là tạo ra hành lang pháp lý,
hàng rào kỹ thuật để tăng cường quản lý các loại
giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước.


Ngoài ra, cần có những biện pháp nhằm
động viên, thúc đẩy doanh nghiệp, cơ quan
nghiên cứu khoa học nghiên cứu chọn tạo
giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế
giới về để lai tạo ra bộ giống tốt, tạo điều kiện
từng bước giúp sản phẩm chăn nuôi của Việt
Nam có sức cạnh tranh tốt hơn.

Qua xu hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
thì vấn đề khoa học được đặt ra là: “Tình hình phát
triển ngành chăn nuôi ở Việt Nam”.
Từ vấn đề khoa học trên, ta có thể phân tích để
hiểu rõ hơn về tình hình phát triển ngành chăn nuôi
của nước ta qua cây vấn đề sau:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
Gà Trâu, BòLợn
Chất
lượng
giống vật
nuôi
Phòng và
trị bệnh
Thức ăn
Thức ăn
Phòng và
trị bệnh
Thị trường

Thức ăn
Phòng và
trị bệnh
Chất lượng
giống vật
nuôi

Qua cây vấn đề trên, ta đi phân tích 1 đại diện của ngành chăn nuôi đó là con lợn:

Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 26,39
triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn
hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản
lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so
với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kì( USDA),
năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của
Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng
1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn
của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức
2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam
xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.
Từ phân tích trên, ta đưa ra 1 số đề tài nghiên cứu khoa học để góp phần nâng cao năng
suất cũng như chất lượng sản phẩm vật nuôi:
1.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức Protein và năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến
khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace tại Thái nguyên.
2.

Nghiên cứu sản xuất 1 số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dùng để phòng và trị Hội
chứng bệnh hô hấp trên lợn.
3.
Nghiên cứu thực trạng và phương pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi lợn tại Lào Cai.
4. Nghiên cứu về thực trạng dịch bệnh lợn tai xanh tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ bột lá keo giậu khác nhau trong khẩu phần ăn đến sinh
trưởng của lợn Móng Cái tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
6. Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ lợn tai xanh trái phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thanks you!

×