Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHAI THÁC VẬN CHUYỂN LÂM SẢN CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.39 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG KHAI THÁC VẬN CHUYỂN LÂM SẢN
Câu 1. Nêu đặc điểm của công nghệ khai thác gỗ. Căn cứ vào từng đặc điểm, hãy đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và phát triển bền vững tài nguyên
rừng. (p3-tr8)
 Đặc điểm của công nghệ khai thác gỗ:
− Sản phẩm của quá trình công nghệ khai thác gỗ rất cồng kềnh, nặng nề.
− Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, sản xuất phân tán, sau khai thác đòi hỏi phải
tái sinh sản xuất vốn rừng.
− Bao gồm nhiều khâu rất nặng nhọc với sức người không thể làm được.
− Công nghệ khai thác luôn thay đổi, không cố định trong một lâm trường khai thác, ở
mỗi đội sản xuất.
 Biện pháp
Câu 2. Công nghệ khai thác gỗ là gì? Phân tích ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng
của các hình thức công nghệ khai thác gỗ.(p1,1.2-tr7-8)
1. Khái nhiệm
Công nghệ khai thác gỗ là quá trình làm thay đổi kích thước, hình dạng và chất lượng vật gia
công. Công nghệ khai thác gỗ thực chất là quá trình làm thay đổi kích thước, hình dáng của
cây đứng thành dạng cây gỗ có kích thước ngắn hoặc dài khác nhau.
2. Phân tích ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của các hình thức công nghệ khai
thác gỗ
 Hình thức công nghệ khai thác gỗ ngắn: có 2 dạng
a) Chặt hạ- vận xuất gỗ khúc- vận chuyển gỗ khúc
‒ Ưu điểm: Giá thành sản phẩm hạ, dễ áp dụng, tổ chức sản xuất đơn giản, không dòi hỏi
trình độ tổ chức lao động cao.
‒ Nhược điểm: lao động thủ công, năng suất lao động thấp, lãng phí nhiều gỗ, khả năng sử
dụng và tận dụng gỗ không cao. Sản xuất gỗ phân tán nên không có điều kiện cải thiện
điều kiện làm việc của người lao động.
‒ Điều kiện áp dụng: khá nhiều ở các lâm trường nước ta.
b) Chặt hạ- vận xuất gỗ nguyên cây (không tán) - vận chuyển gỗ khúc
‒ Ưu điểm:
+ Khâu vận xuất đã được cơ giới hóa,


+ Một số công việc như: Bóc vỏ, cắt khúc đã được đưa ra kho gỗ tập trung trong rừng
nên có điều kiện cơ giới, năng suất lao động tăng và cải hiện điều kiện lao động cho
người sản xuất.
‒ Nhược điểm: cồng kềnh, nặng nhọc.
‒ Điều kiện áp dụng: đã và đang được áp dụng nhiều ở nước ta.
 Hình thức công nghệ khai thác gỗ dài: (không tán)
‒ Gồm các khâu sản xuất chính: Chặt hạ -Vận xuất gỗ cây-Vận chuyên gỗ cây ( ko tán)
+ Ưu điểm:
1
• Hầu hết các khâu sản xuất được cơ giới hóa, năng suất lao động cao, giá thành hạ,
điều kiện lao động sản xuất được cải thiện cơ bản.
• Hiệu xuất sử dụng và tận dụng gỗ cao.
+ Nhược điểm: đòi hỏi công nghệ cao, chi phí đầu tư cao.
+ Điều kiện áp dụng: áp dụng ở một số lâm trường, đặc biệt ở phía nam, vùng tây
nguyên.
 Hình thức công nghệ khai thác gỗ nguyên cây (cả tán):
‒ Đây là loại hình công nghệ tiên tiến hiện đại nhất hiện nay. Gồm các khâu sản xuất chính:
Chặt hạ -Vận xuất gỗ nguyên cây-Vận chuyên gỗ nguyên cây
+ Ưu điểm:
• Tất cả các khâu sản xuất đều được cơ giới hóa và tự động hóa cao, nâng suất lao
động cao, giá thành hạ, hiệu xuất sử dụng và tận dụng gỗ rất cao đạt tới 97-98%.
• Điều kiện lao động sản xuất được cải thiện hoàn toàn.
+ Nhược điểm: đòi hỏi công nghệ cao, chi phí đầu tư cao.
+ Điều kiện áp dụng: ở những nước phát triển, nước ta chưa có.
‒ Ngoài các hình thức trên ở các nước tiên tiến còn áp dụng loại hình công nghệ khai thác
(chặt hạ không vận xuất) mà vận chuyển tơi khu công nghiệp chế biến, nên năng suất và
hiệu quả kinh tế rất cao.
Câu 3. Hãy phân tích các thông số cơ bản của lưỡi cắt đơn giản. Điều kiện để xảy ra cắt
đơn giản là gì? Có bao nhiêu dạng cắt đơn giản? Lấy ví dụ minh họa. (tr12)
 Các thông số cơ bản của lưỡi cắt đơn giản:

‒ AB: cạnh cắt
‒ ABCD: mặt trước
‒ ABC

D

: mặt sau
‒ β góc mài của cạnh cắt AB, còn gọi là góc sắc.
‒ α góc sau cạnh cắt AB
‒ δ góc cắt cạnh cắt AB
 Điều kiện để xảy ra cắt đơn giản là:
‒ Quá trình cắt coi như chỉ tập trung ở cạnh cắt của lưỡi cắt.
‒ Bề rộng của lưỡi cắt bao giờ cũng lớn hơn bề rộng vật gia công.
‒ Trong khi tiến hành cắt, các góc độ của lưỡi cắt coi như không đổi.
‒ Quỹ đạo bất cứ điểm nào trên mặt cắt cũng là một đường thẳng
‒ Tốc độ cắt không đổi và cạnh cắt của lưỡi cắt luôn luôn thẳng góc với chiều chuyển động
của nó.
‒ Chiều dài thoi bào không đổi.
‒ Độ sắc lưỡi cắt không đổi.
 Có 3 dạng cắt đơn giản: căn cứ vào chiều di chuyển của lưỡi cắt và chiều của thớ
gỗ.
‒ Cắt dọc thớ: mặt phẳng cắt và chiều cắt song song với thớ gỗ.
o Vd:
‒ Căt tiếp tuyến: mặt phẳng cắt song song với thớ gỗ, chiều cắt trực giao với thớ gỗ.
o Vd:
‒ Cắt ngang thớ: mặt phẳng cắt và chiều cắt trực giao với thớ gỗ.
o Vd:
Câu 4. Cho biết tác dụng của các thông số kỹ thuật trên từng loại công cụ và thiết bị
chặt hạ gỗ. Phân tích ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng chúng.( p2.2 tr21-30 học
trong sách)

2
1. Công cụ thủ công
 Rìu:
‒ Cấu tạo và hình dáng của rìu: lưỡi rìu, quẻ rìu, cán rìu, choẻn rìu, thủ rìu. Góc giữ quẻ
rìu và cán rìu là 70 – 80
0
→ chính xác, an toàn khi chặt.
‒ Phạm vi sử dụng: dùng nhiều để chặt cây, cắt cành ngọn, đẽo bạnh vè, mổ sẹo,
− Ưu điểm: dùng rìu chặt hạ cây rất nhẹ nhàng, cho năng suất tương đối cao. Nó có ưu
thế khi chặt chọn trên sườn dốc cheo leo.
− Nhược điểm: lãng phí gỗ.
 Búa:
‒ Theo công dụng, búa được phân thành các dạng sau:
+ Búa chặt hạ.
+ Búa cắt cành.
+ Búa bổ củi.
‒ Phạm vi sử dụng: búa dùng để chặt hạ, cắt cành nhánh, cắt ngọn.
‒ Ưu điểm: dùng búa để chặt gỗ cứng.
‒ Nhược điểm: lãng phí gỗ, vì lực chặt mạnh hơn rìu nhưng tốn sức.
 Dao tạ
‒ Lực chặt là 1000N, cán dao hợp với lưỡi một góc khoảng 160
0
, chặt sẽ mạnh, êm
tay, đỡ mệt và năng suất cao hơn.
‒ Phạm vi sử dụng: chặt cây có đường kính nhỏ: gỗ trụ mỏ, gỗ làm nguyên liệu
giấy sợi, gỗ củi, đạt năng suất cao hơn so với một số công cụ thủ công khác.
‒ Ưu điểm: lực chặt mạnh, chính xác, êm tay, năng suất cao.
‒ Nhược điểm: lãng phí gỗ.
 Cưa mang:
‒ Phạm vi sử dụng: là loại cưa cắt ngang 2 người sử dụng, dùng để hạ cây, cắt khúc,

cắt cành ngọn.
‒ Ưu điểm: dùng đỡ tốn sức hơn và tiết kiệm gỗ.
‒ Khi làm việc lưỡi cưa chuyển động qua lại, nên chiều dài lưỡi cưa phải đủ để khi cưa,
mỗi răng cưa đều có thể chui ra khỏi mạch cưa và đẩy được mùn cưa ra ngoài.
+ Chiều dài của lưỡi cưa khoảng 1,2 – 1,8 m.
+ Bề rộng lưỡi cưa có dạng hình bụng cá, nếu bề rộng càng lớn thì ma sát giữa lưỡi
cưa và mạch cưa càng tăng, bản càng hẹp thì cưa càng nhẹ nhưng mạch dễ bị lượn
và thời gian sử dụng ngắn.
+ Để giảm ma sát giữa lưỡi cưa và thành mạch cưa, người ta chế tạo lưỡi cưa có tiết
diện hình thang, phía gáy mỏng hơn phía răng.
+ Răng cưa mang có dạng tam giác cân nên cắt được cả hai chiều. Răng ở giữa cưa
cao hơn những răng ở gần cán, các đỉnh răng làm thành một đường cong đều đặn.
 Cưa đơn:
‒ Phạm vi sử dụng: là loại cưa cắt ngang một chiều, một người sử dụng, được sử dụng để
chặt hạ, cắt cành nhánh, cắt khúc, cắt củi.
‒ Ưu điểm: có trọng lượng nhẹ hơn cưa mang, dễ mang, năng suất cao, an toàn trong sử
dụng. Tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phải thành thạo kỹ thuật dũa, mở cưa và sử dụng
thì năng suất mới cao.
‒ Cấu tạo cưa đơn: gồm lưỡi cưa và cán cưa
‒ Cán cưa và lưỡi cưa hợp với nhau một góc α = 130 – 150
0
. Góc cắt nhỏ và cán cưa cong
nhiều, khi cưa năng suất cao nhưng sức kéo phải lớn, ngược lại. Vì vậy tùy sức mà dùng
độ cong cán cho thích hợp.
3
‒ Khi cưa, lúc còn sức có thể cầm phía cuối cán, lưỡi cắt sẽ ăn gỗ nhiều và năng suất cao,
khi mỏi cầm ở phía trong cán để cưa được nhẹ nhàng.
 Cưa cung:
‒ Phạm vi sử dụng: là loại cưa cắt ngang hai chiều một người sử dụng, dùng để hạ cây, cắt
cành ngọn, cắt khúc, phù hợp với cây gỗ mềm, đường kính nhỏ.

‒ Ưu điểm: so với các loại cưa chặt hạ khác thì cưa cung có trọng lượng nhẹ, dễ mang, an
toàn trong sử dụng.
‒ Cấu tạo cưa cung gồm: khung cưa, lưỡi cưa, cơ cấu giữ lưỡi cưa, cân căng lưỡi cưa.
‒ Lưỡi cưa làm bằng thép bản, hiện nay sử dụng phổ biến cưa có chiều dài 1,8m.
‒ Răng cưa có dạng tam giác cân. Lưỡi cưa cung được chế tạo bằng hai loại thép khác
nhau: loại rất cứng, khi cùn thì thay cả lưỡi; loại chế tạo bằng thép mềm.
2. Công cụ chặt hạ cơ giới
a. Thiết bị cầm tay: cưa xăng, cưa điện.
 Cưa xích:
‒ Có thể phân cưa xích thành các loại sau:
+ Căn cứ vào số người điều khiển phân ra: cưa xích một người và cưa xích hai người
điều khiển, cưa một người điều khiển có năng suất cao, tư thế thao tác dễ dàng, nhất
là trong điều kiện rừng núi hiểm trở.
+ Căn cứ vào loại động cơ lắp trên cưa xích
• Cưa điện:
 Ưu điểm: đơn giản khi sử dụng vào năng suất cao hơn cưa xăng.
 Nhược điểm: phụ thuộc vào nguồn điện dẫn tới, chỉ sử dụng tốt ở nơi khai
thác tập trung và trên kho bãi, xưởng chế biến.
• Cưa xăng
 Ưu điểm: sử dụng độc lập, không phụ thuộc vào năng lượng bên ngoài, có ưu
thế hơn trên các khu khai thác sản lượng thấp, chặt chọn, địa hình phức tạp.
 Nhược điểm: việc chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa phức tạp, đòi hỏi người sử
dụng phải có trình độ cao, khó phát động vào mùa rét, tiếng nổ ồn, rung động
mạnh làm người điều khiển chóng mệt.
‒ Cấu tạo cưa xích gồm có: Động cơ (bao gồm cơ cấu truyền động, cơ cấu cưa gỗ) và các
cơ cấu phụ trợ khác hợp thành.
b. Các loại máy liên hợp
‒ Máy liên hợp là những máy thực hiện một nhóm các khâu công việc trong khai thác.
Ngoài nhiệm vụ hạ cây, nó còn cắt cành ngọn, bó, vận xuất. Nó được chế tạo trên cơ sở
các máy kéo lâm nghiệp có tính năng cao.

‒ Các bước công việc của máy liên hợp thực hiện:
+ Hạ cây, chuyển cây lên máy.
+ Cắt cành ngọn, bó bằng cát, xích hoặc giữ bằng tay đòn thủy lực.
+ Vận chuyển vể kho, bãi gỗ hoặc bốc lên các phương tiện vẫn chuyển khác.
+ Cơ cấu cắt hoặc nhổ và hạ cây
+ Cơ cấu đổ cây để cây đổ theo hướng đã định.
‒ Máy liên hợp thường chỉ hoạt động trên địa hình có độc dốc nhỏ hơn 15
0
và khai thác
trắng.
‒ Máy liên hợp được phân loại như sau:
+ Máy liên hợp chặt hạ - vận xuất.
+ Máy liên hợp chặt hạ - cắt cành - cắt ngọn.
4
+ Máy liên hợp chặt hạ - cắt cành ngọn - bó - vận xuất.
3. Công cụ phụ trợ
‒ Đá mài:
+ Để mài đĩa lưỡi cưa, dùng đĩa mài có độ cứng trung bình.
+ Khi mài dao, rìu, búa dùng đĩa mài mềm và trung bình.
‒ Dũa: là loại lưỡi cắt có nhiều cạnh.
‒ Máy mài lưỡi cưa: phục hồi công cụ sắt. Máy mài lưỡi cưa được phân ra:
‒ Nêm: khống chế cho cây đỗ đúng hướng, hoặc giải quyết hiện tượng kẹt cưa.
‒ Đòn xeo: dung để xeo bắn gỗ khi lao gỗ.
Câu 5. Trình bày kỹ thuật chặt hạ gỗ và tre nứa. ( p3 43) Làm thế nào để giảm mức độ
ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng khi khai thác gỗ? (Phân tích mặt thuận lợi và mặt bất lợi
khi khai thác gỗ, Kết Luận)
1. KỸ THUẬT CHẶT HẠ GỖ
a. Hạ cây
 Chọn hướng đổ
‒ Khi chọn hướng đổ của cây cần phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:

+ Khi chọn hướng đổ của cây phải hạn chế đến mức thấp nhất sự phá hoại cây con,
tránh tình trạng cây đổ xuống lao đi một đoạn xa gốc chặt. Không được chọn hướng
đổ xuôi theo sườn dốc.
+ Hướng đổ của cây phải tạo điều kiện thuận lợi cho những công việc tiếp theo như:
chặt cành ngọn, cắt khúc, lao xeo, vận xuất, với cây ở ngang sườn dốc, chọn hướng
đổ nằm ngang theo sườn dốc; những cây mọc trên đường vận xuất chọn hướng đổ dọc
theo đường kéo; cây mọc hai bên đường vận xuất, chọn hướng đỗ chéo góc với đường
kéo một gốc không quá 45
0
.
+ Khi cây đổ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, tránh đổ chồng lên
cây khác hoặc gác chênh vênh trên vách núi, lao xuống khe đá,
+ Nếu chiều đổ của cây cùng chiều với chiều gió, thì sẽ làm cho cây đổ sớm và ngược
lại nếu chiều đổ của cây ngược với chiều gió, khi cây đổ bị cản trở một phần hoặc dễ
xảy ra cây đổ không đúng hướng gây tai nạn bất ngờ.
+ Độ nghiêng của thân cây và độ lệch của tán lá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đổ
của cây.
• Nếu độ nghiêng của thân cây cùng chiều với hướng đổ sẽ làm tăng khả năng đổ
của cây và ngược lại.
• Nếu địa hình không cho phép thì phải có biện pháp làm tăng momen đổ cây theo
hướng đã định như dùng nêm, sào chống,
• Nếu độ nghiêng của thân cây lớn hơn 10
0
thì phải chọn hướng đổ theo chiều
nghiêng của nó.
‒ Để công việc hạ cây được thuận lợi và an toàn lao động ta phải dọn xung quanh gốc cây,
đẽo bạnh vè , những cây mọc ở vị trí cheo leo khó chặt, cần làm giàn để chặt.
 Hạ cây
Gồm những công việc sau:
‒ Mở miệng: muốn cây đổ về phía nào thì mở miệng về phía ấy: cắt một mạch thẳng gốc

với trục thân cây, chiều sâu mạch cưa (1/4 – 1/3) đường kính thân cây tại chỗ cưa. Sau đó
5
cưa tiếp mạch thứ 2, cách một khoảng 1/8d. Sau đó dùng dao tạ, rìu hoặc búa lấy phần gỗ
giữa hai mạch ra.
‒ Cắt gáy: mở miệng xong cắt tiếp ở phía đối diện phía mở miệng.
 Điều khiển cây đổ đúng hướng
‒ Do điều kiện tự nhiên nên cây thường khó đổ theo ý muốn đã định, vì vậy phải tìm biện
pháp điều khiển cây đổ đúng hướng.
+ Dùng nêm: để tăng lực đẩy khi cây đổ và tạo điều kiện cho cây đổ đúng hướng đã
định, cắt gáy dễ dàng, không bị kẹt cưa, dùng nêm đóng vào mặt phẳng cắt gáy.
+ Dùng bản lề xoay
+ Dùng sào đẩy: chỉ áp dụng với cây đổ có đường kính nhỏ, cây có đường kính lớn ít
tác dụng. Với những cây ở vị trí khó đổ theo ý muốn, có thể dùng tời của máy kéo vận
xuất kéo cây đổ về hướng cần thiết.
 Chặt hạ một số cây đặc biệt
‒ Cây có độ nghiêng thân cây (β) lớn ngược hướng đỗ đã chọn: nếu độ nghiêng β nằm
trong khoảng 5
0
< β < 10
0
thì khi chặt phải dùng máy kéo hoặc tời để hỗ trợ, nếu không
phải cho đổ theo hướng tự nhiên của nó.
+ Khi mở miệng, chiều sâu không quá 1/5d.
+ Cây có độ nghiêng thân cây β > 10
0
bắt buộc cho đỗ theo hướng tự nhiên của nó,
+ Với cây có đường kính lớn hơn chiều dài bản cưa, để hạn chế khả năng tác dọc thân,
kỹ thuật hạ cây như sau:
• Mạch mở miệng không quá 1/5d, các mặt cắt gáy bắt đầu bằng mặt cắt đâm từ các
phía 2, 3, để lại đối diện mạch mở miệng một lượng gỗ để giữ cây.

• Cuối cùng cắt phần gỗ đó bằng mạch 4 cho cây đỗ.
+ Nếu hướng gió trùng với hướng đổ đã chọn, người chặt hạ phải điều chỉnh tốc độ cắt
gáy sau cho thời điểm kết thúc mạch cắt gáy trùng với lúc gió thổi mạnh.
+ Nếu hướng gió ngược hướng đổ đã chọn thì thời điểm kết thúc mạch cắt gáy trùng với
lúc gió tạm ngừng thổi hay thổi nhẹ.
+ Khi gió xoáy và thay đổi hướng lung tung thì phải ngừng khai thác. Với cây bị gió
bão làm gãy ngang thân chống ngọn xuống đất, cho cây đổ ngang theo hướng vuông
góc với mặt phẳng cây và ngọn.
‒ Cây có khuyết tật ở thân: thì hướng tốt nhất là hướng tự nhiên của nó.
‒ Cây khô bị chết đứng: trường hợp này phải chọn hướng đổ theo hướng tự nhiên, vì gỗ
dòn, dễ gãy bất ngờ, không dùng bản lề điều khiển cây ngã được. Phải dùng cưa để hạ
cây, không nên dùng búa, rìu, dao tạ vì cành khô dễ bị gãy bất ngờ.
‒ Cây bị nứt dọc do bão mà không gãy phải cho đổ theo hướng từ nhiên của nó.
‒ Cây phân nhánh:
+ Thân của chúng thường nghiêng theo các phía khác nhau. Để tránh hiện tượng tác dọc
thân cây và nguy hiểm cho người chặt cây, khi chặt cần thực hiện như sau:
• Với cây phân nhánh ở độ cao < 1,3 m, ta coi mỗi nhánh cây là một cây, thứ tự
chặt nhánh (1) trước, sau đó chặt nhánh (2) từ gốc cây theo hướng đỗ tự nhiên nếu
cây quá nghiêng.
• Với cây phân nhánh ở độ cao > 1,3 m, ta coi là một cây và cho đổ theo hướng
vuông góc với mặt phẳng chứa trục thân cây và các nhánh.
‒ Chặt cây trên sườn núi quá dốc (trên 15
0
): để bảo vệ đất rừng, cây con và giữ nước, với
rừng quá dốc việc lựa chọn hướng đổ của cây trên sườn dốc là đặc biệt quan trọng.
+ Hạ cây theo hướng lên đỉnh dốc là rất nguy hiểm cho người và máy móc, thiết bị.
6
+ Hạ cây ngọn chúc xuống chân dốc: tư thế người chặt dễ dàng, an toàn nhưng cây sẽ
bay xa khỏi góc ngay sau khi đổ và động năng rất lớn, có khi cây trượt xuống chân
dốc, khe sẽ gây ra nhiều tác hại. Trong trường hợp bắt buộc cho đổ theo hướng này,

cần để bản lệ rộng hơn bình thường, cho cây đổ từ từ, các thớ gỗ bên trong bản lề
chưa bị cắt đứt sẽ giữ cây lại không cho bay xa, trượt xuống dưới.
+ Hạ cây theo hướng chếch lên đỉnh dốc, thuận lợi cho các công việc tiếp theo nhưng
vẫn còn khả năng cây trượt xuống dưới như hướng I.
+ Hạ cây cho đỗ ngang sườn dốc theo đường bình đồ là an toàn cho cây, nhưng tư thế
người chặt rất khó khăn, dễ gây tai nạn.
+ Hướng đỗ tốt nhất là ngọn chếch xuống dưới một góc α (0
0
< α < 90
0
) so với phương
nằm ngang hoặc từ chân dốc lên đỉnh dốc
+ Nếu độ dốc quá lớn, cây cần chặt mọc ở chỗ cheo leo thì cần làm dàn dáo chắc chắn
để đứng chặt.
+ Công cụ chặt hạ cây ở độ dốc lớn thường dùng dụng cụ thủ công cho gọn nhẹ, an
toàn.
‒ Cây có nhiều bạnh vè: ta có thể cắt bỏ bạnh vè trước hoặc sau khi chặt hạ cây bằng cưa,
rìu, búa. Nếu bạnh vè quá lớn thì phải làm dàn dáo để chặt phái trên bạnh vè.
2. KỸ THUẬT KHAI THÁC TRE, NỨA
‒ Áp dụng phương thức khai thác chặt chọn, trừ trường hợp đặc biệt được phép chặt trắng:
khi tre nứa bị khuy cần chặt gấp để tận dụng nguyên liệu hoặc khi phải sử dụng một diện
tích tre nứa vào một mục đích khác.
‒ Phải áp dụng luân kỳ khai thác cách năm, riêng rừng nứa giấy mới được khai thác hàng
năm. Trong các mùa măng chín hàng năm phải đình chỉ khai thác trong vòng 1 tháng vào
lúc măng dễ bị đỗ gãy nhất, để đảm bảo tái sinh và sinh trưởng tốt.
‒ Sản lượng khai thác phụ thuộc vào trữ lượng của rừng.
‒ Nếu luân kỳ 2 năm:
+ Rừng nứa lấy 1/3 – 1/2 trữ lượng.
+ Rừng tre lấy 1/5 – 1/4 trữ lượng.
+ Luân kỳ 3 năm hay 4 năm lấy 1/3 – 1/2 trữ lượng.

‒ Trong một bụi tre, nứa, luồng, vầu, trúc, có các cây già, cây non mọc xen kẽ nhau. Khi
chặt chọn cây già và vừa, chừa cây non lại. Với tre, nứa, luồng thường mọc thành bụi dày,
cây già mọc giữa bụi, khi đó chặt bụi cây theo hình móng ngựa.
‒ Với rừng mọc xen kẻ gỗ, chỉ được chặt cây gỗ đã đến tuổi khai thác và cây sâu bệnh.
‒ Khi rừng tre nứa bị khuy, nếu cây đang ra hoa thì khi chặt chừa lại 10% trữ lượng rừng và
phân bố đều trên diện tích chặt. Nếu cây đã ra hoa hết và hạt đã già, rụng hết thì chặt toàn
bộ diện tích rừng đó. Trường hợp khuy từng bụi thì chặt hết những bụi đó.
‒ Để đảm bảo an toàn lao động và tiết kiệm nguyên liệu, gốc để lại phải thấp, gốc chặt cao
nhất ở ngoài bụi là 20 cm, giữa bụi là 40 cm. Không được chặt vát hoặc nát gốc, chặt thật
gọn.
‒ Khi cắt khúc nếu cây dài có thể lấy thành 3, 4 hay nhiều đoạn, các đoạn ngắn cũng phải
đem ra để làm nguyên liệu giấy, đan cót, khi cắt ngọn không được chặt theo kiểu vát
ống dâu.
‒ Không được chặt ra ngoài khoảnh, lô đã giao nhận, cần bố trí chặt gọn từng lô, đúng số
lượng và thành phần cây đã quy định. Phải vận xuất ra bãi hết số cây đã chặt trong thời
gian không quá 10 ngày.
7
Câu 6. Trình bày các phương pháp tính năng suất trong khai thác lâm sản. Ưu, nhược
điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp.(p 2-4 tr44-46)
1. Tính năng suất theo số cây
‒ Đối tượng khai thác phải:
+ Đồng đều về đường kính, chiều cao, độ cứng (tre, nứa, luồng hay gỗ rừng trồng đồng
tuổi và có đường kính không lớn).
+ Đồng đều về loài.
+ Đồng đều về tuổi.
‒ Công cụ chặt hạ thường là thủ công: Rìu, dao, búa, cưa thủ công.
Ns
c
=
T: Thời gian làm việc trong một ca (giờ)

:Hệ số sử dụng thời gian = 0,7 – 0,8
Đ
M
: định mức sản lượng Đ
M
= d
m
.K
k
.K
d
.K
c
K
k
: Hệ số kể đến khó khăn của mùa vụ; K
k
= 1-1,05
K
d
: Hệ số kể đến độ dốc, K
d
=1,05
bằng phẳng, K
d
=1
K
c
: Hệ số kể đến sự cắt khúc K
c

=0,9
‒ Ưu điểm: tính nhanh, lượng phản ánh được khả năng và hiệu quả chặt hạ.
‒ Nhược điểm: không chính xác, vì vậy không đồng đều về kích thước và tính chất cơ lý.
Do đó chỉ được dùng trong khai thác cây thuộc họ tre, nứa.
2. Tính năng suất theo khối lượng
Năng suất tính theo khối lượng: phù hợp với tất cả công cụ thủ công và cơ giới khi khai thác
gỗ.
 Đối với công cụ thủ công
Ns
kl
= (m
3
/ca , ste/ca)
Đ
m
: định mức sản lượng Đ
m
= d
m
.K
k
.K
d
.K
c
 Đối với thiết bị cơ giới
Ns
klcg
= (m
2

/ca)
M: Thể tích trung bình một cây gỗ, m
3
T: Thời gian làm việc trong một ca
d: Đường kính trung bình một cây gỗ, m
t
1
: thời gian chuyển mạch cưa (s)
t
2:
thời gian chuẩn bị cưa cho một mạch cưa (s)
n: số lượng mạch cưa đối với mỗi cây gỗ. Nếu chỉ chặt hạ mà không cắt khúc thì n = 1
: Hệ số sử dụng thời gian, kể cả thời giant hay xích cưa, chuyển cưa từ khu rừng này
sang khu rừng khác …
N
s
: Năng suất thuần túy của cưa (m
2
/s)
N
s
= (m
2
/s)
t: thời gian cưa xong mạch cưa (s)
8
: Hệ số sử dụng năng suất thuần túy của cưa xăng
d: Đường kính cây gỗ (m)
V
H

: tốc độ ăn gỗ (m/s)
‒ Để tăng năng suất trong chặt hạ, có một số biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Chọn gỗ để chặt sao cho lấy được nhiều gỗ nhất: cây to – thẳng – dài: cắt khúc phải
tạo nhiều sản phẩm nhất, không lãng phí gỗ.
+ Tăng hệ số sử dụng thời gian: tổ chức lao động hợp lý, chuẩn bị máy móc thiết bị chu
đáo, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
Câu 7. Vận xuất gỗ là gì? Dựa vào đâu để phân ra các hình thức vận xuất? Phân tích
ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng hình thức vận xuất.(p3.1 tr47)
1. Khái niệm
VXG là quá trình duy chuyển gỗ từ nơi chặt hạ về tập trung ở bãi đất dỡ gỗ hoặc ở kho gỗ I.
Đây là một công việc khó khăn năng nhọc nhất trong dây truyền công nghệ khai thác gỗ. Nó
quyết định đến số lượng, chất lượng của sản phẩm gỗ sau khai thác, đến tỉ lệ tân dụng gỗ,
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho phương án dây truyền công nghệ khai thác gỗ.
2. Dựa vào đâu để phân ra các hình thức vận xuất :
‒ Căn cứ vào hiện trạng cây gỗ vận xuất mà người ta có các hình thức vật xuất gỗ như sau:
+ Vận xuất gỗ khúc
• Điều kiện áp dụng: gỗ vận xuất đã được cắt thành từng khúc. Áp dụng cho vận
xuất bằng súc vật, xeo bắn… địa hình khai thác khó khăn phức tạp, phương thức
khai thác chủ yếu là chặt chọn
• Ưu điểm: năng suất lao động được năng cao và cải thiện được điều kiện lao động
cho người sản xuất.
• Nhược điểm: hình thức này phải có máy móc thiết bị công suất lớn, điều kiện địa
hình cho phép
+ Vận xuất gỗ dài
• Điều kiện áp dụng: gỗ vận xuấtmới chỉ qua cắt cành, ngọn. Áp dụng cho địa hình
khai thác khó khăn phức tạp.
• Ưu điểm: năng suất lao động được năng cao và cảu thiện được điều kiện lao động
cho người sản xuất.
• Nhược điểm: hình thức này phải có máy móc thiết bị công xuất lớn, điều kiện địa
hình cho phép

+ Vận xuất nguyên cây
• Điều kiện áp dụng: Cây gỗ khi vận xuất còn nguyên cả tán. Ở nước ta loại hình
này chưa được áp dụng.
• Ưu điểm: Năng suất lao động cao, khả năng sử dụng và tận dụng gỗ rất cao, cải
thiện cơ bản điều kiện lao động cho người sản xuất.
• Nhược điểm: Đòi hỏi phải có máy móc thiết bị lớn, có khả năng cơ giới hóa và tự
động hóa quá trình sản xuất
‒ Căn cứ vào nguồn động lực và phương tiện vận xuất :
+ VXG bằng máng lao
• ĐKAD: áp dụng ở địa hình có độ dốc nhất định, bảo đảm khả năng tự lao của
khúc gỗ. sử dụng ở khu khai thác có trữ lượng sản lượng lớn. mật độ gỗ nhiều.
9
• Ưu điểm: khúc gỗ chuyển động không cần động lực bên ngoài, vật liệu xây dựng
tại chỗ, năng xuất cao.
• Nhược điểm:
 Nếu xây dựng không đúng kỹ thuật nhất là gỗ lót đáy và thành máng chắc
chắn sẽ gây xói lở lòng máng trong mùa mưa.
 Tại khu khai thác có mật độ gỗ thấp, sẽ dẫn đến giá thành VX cao thì phải tốn
nhiều công xuất để tập trung gỗ về tuyến.
 Khó khăn trong việc tính toán lý thuyết về tốc độ cũng như độ bền của thành
và đáy máng với việc sử dụng.
+ VXG bằng súc vật
• ĐKAD: địa hình phức tạp có độ dốc lớn, trữ sản lượng rừng thấp, phân tán sẽ có
hiệu quả kinh tế lớn hơn các loại hình vân xuất khác. Nước ta loại hình VX này
khá phổ biến, mặc khác trâu, voi có sẵn ở miền núi.
• Ưu điểm: hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ích, phù hợp với lâm trường có quy mô
sản xuất nhỏ.
• Nhược điểm: năng xuất thấp, chỉ VX những khúc gỗ ngắn, nhỏ và vừa, sức kéo
không ổn định
+ VXG bằng máy kéo

• ĐKAD: Áp dụng trên những địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không lớn
• Ưu điểm:
 Tính năng di động của máy kéo cao, có thể làm được nhiều công việc : kéo, di
chuyển, bóc dở gỗ, làm đường VX…
 Thực hiện được toàn bộ quá trình VX không càn kết hợp với các loại hình VX
khác.
 Năng xuất lao động cao cải thiện điều kiên lao động của người sản xuất. từ khi
có máy liên hợp khả năng cơ giới hóa và tự động hóa hoàn toàn
• Nhược điểm:
 Không có hiệu quả kinh tế đối với những khu rừng có trữ lượng gỗ thấp, phân
tán
 Khá nhiều cây con, bề măt đất rừng, gây xói mòn ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái sau khi khai thác
+ VXG bằng tời
• ĐKAD: sử dụng để năng hạ, di chuyển gỗ trong khu khai thác, ở trên kho gỗ I,
Kho gỗ II, bãi bóc dỡ gỗ…
• Ưu điểm:
 Cơ cấu đơn giản dể sử dụng, dể sửa chữa.
 Có khả năng kéo gỗ từ xa, qua địa hình phức tạp, bề mặt rừng ít bị phá hoại
như các loại VX bằng máy kéo.
 Có khả năng VX được gỗ ngắn, dài, to, nhỏ.
• Nhược điểm: Hạn chế đối với những rừng có trữ lượng gỗ thấp và phân tán
+ VXG bằng đường dây cáp trên không
• ĐKAD: vùng rừng núi hiểm trở, địa hình có nhiều đất cao, vực sâu
• Ưu điểm: Dây cáp hoàn toàn ở trên không nên khi VX gỗ sẽ bảo vệ mặt đất,
chống xói mòn, hạn chế phá hoại cây con. Lắp đặt tháo dỡ tiện lợi, giá khấu hao
thiết bị thấp, nên giá thành VX thấp
10
• Nhược điểm: Các bộ phận của đường dây cáp phần lớn ở trên cao nên việc chăm
sóc, bão dưỡng thiết bị gặp khó khăn. Phạm vi lấy gỗ hạn chế, phải tốn nhiều công

tập trung gỗ về đường cáp.
Câu 8. Tại sao nói vận xuất gỗ là khâu có ảnh hưởng lớn nhất đến tài nguyên rừng?
Hãy đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong vận xuất gỗ ở nước ta.
- Vận xuất gỗ là quá trình di chuyển gỗ từ nơi chặt hạ về nơi tập trung ở bãi bốc dỡ gỗ
hoặc ở kho gỗ I.
- Phá hoại bề mặt của đất, phá hoại cây con.
- Trong khi vận xuất có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ
- Gây thiệt hại đến cây rừng do sự chuyển động của các loại phương tiện vận xuất
Câu 9. Tại sao nói: Khi sử dụng ròng rọc chuyển hướng để cho súc vật đi xuôi dốc, gỗ
kéo ngược dốc sẽ tăng tải trọng chuyến lên đáng kể? Xác định phần tải trọng tăng lên
khi sử dụng biện pháp trên.
Khi xác định sức kéo trung bình cần xét đến sự ảnh hưởng của độ dốc trong quá trình kéo,
xác định công thức :
Khi lên dốc :
Khi xuống dốc :
Trong đó :
- F
k
: sức kéo trung bình (N)
- f : hệ số cản
- G : trọng lượng bản thân trâu, voi (N)
- i : độ dốc %
 Từ công thức trên ta thấy : khi lên dốc, trâu voi kéo được ít vì phải dùng phần
lực để thắng trọng lượng bản thân, nên khi kéo lên dốc có thể dùng ròng rọc
chuyển hướng để lợi dụng trọng lượng bản thân để tăng tải trọng.
Câu 10 . Phân tích ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của các hình thức vận xuất gỗ
bằng máy kéo. Hãy tính tải trọng chuyến cho máy kéo.( p2 tr59& p3 tr60)
1. Các loại máy kéo dùng trong vận xuất gỗ
 Máy kéo bánh xích
‒ ƯĐ:

+ Có công suất lớn, độ bám cao nên vận xuất được cây gỗ có đường kính lớn, dài.
+ Năng suất cao, giá thành vận xuất hạ.
‒ NĐ:
+ Tốc độ thấp.
+ Chi phí sắt thép cho một đơn vị công suất lớn 1 – 2 N/W.
+ Xích chóng mòn và dễ gãy, nhất là chạy trên nền đất cát và đá. Phá hoại nhiều cây
con, bề mặt đất rừng. tạo điều kiện đất dễ bị xói mòn, gây thiệt hại cho môi trường
sinh thái rừng.
11
 Máy kéo bánh bơm
‒ ƯĐ:
+ Tốc độ lớn nên khả năng cơ động nhanh, có thể vửa vận xuất vửa vận chuyển được.
+ Năng suất cao, giá thành vận xuất hạ, ít phá hoại cây con, bề mặt đất rừng nên ít gây
xói mòn bảo vệ sinh thái của rừng tốt hơn.
‒ NĐ: khả năng bám thấp
2. Các phương pháp kéo gỗ bằng máy kéo
 Phương pháp kéo lết
Phương pháp kéo lết là phương pháp kéo mà các khúc gỗ khi di chuyển theo máy đều nằm
trên mặt đất nên ma sát giữa gỗ và đất lớn, chất lượng gỗ bị ảnh hưởng. Vì vậy chủ yếu dùng
để gom gỗ qua khe, suối.
 Phương pháp kéo nửa lết
‒ Phương pháp kéo nửa lết là phương pháp kéo mà các khúc gỗ, một đầu được bó lại bằng
cáp của tời, rút treo lên đầu cần treo ròng rọc chuyển hướng.
‒ Phương pháp này có ưu điểm giảm lực ma sát giữa gỗ và mặt đất, chất lượng gỗ vận xuất
được bảo đảm hơn, sức chống lật ngang lớn.
 Phương pháp kéo bằng rơ mooc
‒ Gỗ được xếp lên máy kéo và rơ mooc, nên khi di chuyển lực cản giữa gỗ và đất được thay
thế bằng lực cản lăn của bánh xe rơ mooc với mặt đất.
‒ Do đó nâng cao tải trọng và năng suất vận xuất nhưng khả năng quay vòng và tính ổn
định giảm ở địa hình phức tạp.

2. Tính tải trọng chuyến cho máy kéo
Để tính tải trọng chuyến của máy kéo, người ta thường dựa vào 4 điều kiện lực kéo
 Lực kéo tiếp tuyến của đầu máy
Theo điều kiện này, ta tính tải trọng chuyến của máy kéo thao công thức:
F
k
– P(f
1
± i) 1
Q
1
= . (m
3
)
K(f
1
± i) + (1 - K). (f
2
± i) γ
Q
1
- tải trọng chuyến của máy kéo (m
3
)
F
K
– lực kéo tiếp tuyến của đầu máy (N)
P – trọng lượng máy kéo (N)
f
1

– sức cản chuyển động giữa máy và đất
f
2
– sức cản chuyển động giữa gỗ và mặt đất
K – hệ số phân bố tải
γ – trọng lượng thể tích cây gỗ (N/m
3
)
 Lực bám của máy kéo
F
b
– P(f
1
± i) 1
Q
2
= . (m
3
)
K(f
1
± i) + (1 - K). (f
2
± i) γ
12
F
b
– lực bám của máy kéo (N)
F
b

= (P + Q
1
).µ
µ - hệ số bám
 Lực kéo của tời
η. Z
T
1
Q
3
= . (m
3
)
W
1
± i γ
η – hiệu suất ròng rọc của tời
Z
T
– lực kéo của tời
 Lực tải cho phép trên bàn bằng hoặc trên khung treo của máy
q 1
Q
4
= . (m
3
)
K γ
q - Lực tải cho phép trên bàn bằng hoặc trên khung treo của máy (N)
Trên cơ sở tính toán được 4 tải trọng theo 4 điều kiện trên, ta chọn tải trọng nào nhỏ nhất

Q
min
, đó chính là tải trọng chuyến của máy kéo.
Câu 11. Hãy cho biết phạm vi sử dụng, ưu, nhược điểm khi sử dụng máy kéo để vận
xuất gỗ. Tính năng suất vận xuất của máy kéo.(p5 tr62& p6 tr63)
1. Phạm vi sử dụng
‒ Áp dụng trên những địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không lớn
‒ Máy kéo bánh xích có độ bám cao nên vận xuất được cây gỗ cây gổ có đường kính lớn,
dài. Nhưng bánh xích lại phá hoại nhiều cây con và bề mặt rừng nên hiện nay ở nhiều
nước trên thế giới có xu hướng sử dụng máy bơm vào vận xuất gỗ.
‒ Máy bơm cho nâng suất cao, ít phá hoại cây con, bề mặt đất và bảo vệ sinh thái của rừng
tốt.
2. Ưu điểm:
‒ Tính năng di động của máy kéo cao, có thể làm được nhiều công việc : kéo, di chuyển,
bóc dở gỗ, làm đường VX…
‒ Thực hiện được toàn bộ quá trình VX không cần kết hợp với các loại hình VX khác.
‒ Năng xuất lao động cao cải thiện điều kiên lao động của người sản xuất. từ khi có máy
liên hợp khả năng cơ giới hóa và tự động hóa hoàn toàn
3. Nhược điểm:
‒ Không có hiệu quả kinh tế đối với những khu rừng có trữ lượng gỗ thấp, phân tán
‒ Khá nhiều cây con, bề măt đất rừng, gây xói mòn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái sau
khi khai thác
4. Năng suất vận xuất của máy kéo
Năng suất của máy kéo vận suất gỗ là số lượng sản phẩm gổ máy kéo vận xuất được trong
một đơn vị thời gian (giờ hoặc ca)
13
(
Trong đó
N: năng suất của máy kéo ()
T: số h trong 1 ca (h) .

: hệ số sử dụng thời gian, 0,75 - 0,85
Q
T
: tải trọng chuyến của máy kéo (m
3
)
t
1
: thời gian buộc gỗ (s)
t
2
: thời gian tháo gổ (s)
t
3
: thời gian gom gổ (s)
: cự ly vận xuất trung bình (m)
V
1
: tốc độ của máy kéo khi có tải (m/s)
V
2
: tốc độ của máy kéo khi không có tải (m/s)
Câu 12. Cho biết các loại tời vận xuất gỗ? Tính lực kéo và công suất động cơ của tời 2
trống vận xuất gỗ. Có nhận xét gì về tốc độ của gỗ khi kéo bằng tời? Vì sao?(p1
tr63&p3 tr66)
1. Các loại tời vận xuất gỗ
‒ Tời là một trong những thiết bị dùng để năng hạ, di chuyển gỗ ở trong khu khai thác. Trên
các kho gỗ I, II.
‒ Tời được dùng như những thiết bị độc lập, nhưng cũng có thể lắp trên máy móc khác như:
Tời lắp trên ô tô, máy kéo, tàu thuyền, máy cần trục.

‒ Ở nước ta đã dùng nhiều loại tời để kéo gỗ, bóc, dở gỗ đưa xuống sông hoặc kho gỗ từ
dưới sông lên bờ: loại thủ công và cơ giới.
‒ Cấu tạo của tời:
+ Nguồn động lực: động cơ điện, động cơ nổ.
+ Bộ phận truyền động: bánh răng, đai, cáp, trục.
+ Bộ phận điều khiển: điện, điện tử từ xa.
+ Bộ phận công tác: trực tiếp tác động vào đối tượng lao động: Trống tời và dây cáp
• Chiều dài dây cáp mà trống có thể quấn đầy gọi là dung tích chứa cáp của trống
tời. Dung tích cáp của trống tời phụ thuộc vào loại tời, tính năng kỹ thuật của tời.
Thường dùng tời có dung lượng cáp khoảng 300- 600m
• Tốc độ quấn cáp của tời phụ thuộc vào chức năng của trống tời và tính chất công
việc mà nó đảm nhiệm. Tời vận xuất có tốc độ của trống tải từ 0,2 - 0,35 m/s, tốc
độ trống không tải gấp 2 - 3 lần trống tải.
‒ Trọng tải (lực kéo) của tời phụ thuộc vào kết cấu của tời, nó thường đạt từ 3 - 300 KN.
Tời vận xuất có tải trọng từ 30 - 60 KN tương ứng với bó gỗ có thể tích 4-8 m
3
‒ Bộ phận điều khiển tời trực tiếp bằng tay gạt, tay quay, bàn đạp hoặc điều khiển từ xa
bằng khí nén, bằng điện, điện tử
‒ Tời thường được lắp trên các giá bằng gỗ, kim loại có dầm trượt để di chuyển tời. Tời
dùng trong vận xuất gỗ có loại 1 trống, 2 trống, 3 trống và nhiều trống.
2. Lực kéo và công suất động cơ của tời 2 trống
Lực kéo
14

µ - hệ số ma sát của ổ và trục

η – hệ số hữu ích của ròng rọc 0 < η < 1
Z
3
= Z

2
+ β
1
.q
1
.l
1

1
(N)
(N)
Z
5
= Z
4
+ β
2
.q
2
.l
2

2
(N)
(N)
Z
7
= Z
6
± Qsinα + Qcosα.f (N)

Z
8
= Z
7
+ β
3
.q
3
.l
3

3
(N)
(N)
Thay Z
1
→ Z
8
vào Z
t
Trọng lượng gỗ kéo được:
 Công suất của tời
(Nm/s)
Trong đó: V là vận tốc cáp (m/s)
τ là hiệu suất chuyển động của động cơ
Câu 13. Trình bày đặc điểm công nghệ khai thác gỗ ở nước ta. Để lựa chọn dây chuyền
công nghệ khai thác gỗ, người ta sử dụng phương pháp nào? Ưu, nhược điểm của từng
phương pháp đó?( p3 tr8 &p2 tr11)
1. Đặc điểm của công nghệ khai thác gỗ:
− Công nghệ khai thác rừng của nước ta rất đa dạng

+ Rừng của nước ta phân bố chủ yếu ở miền núi, địa hình phức tạp. Mỗi phương
án công nghệ chỉ phù hợp với mỗi loại địa hình cụ thể. Không thể có công
nghệ chung cho tất cả các loại rừng VN.
+ Gỗ nước ta rất phong phú về chủng loài, kích thước, hình dáng. Vì vậy, phức
tạp cho việc xây dựng và lựa chọn công nghệ khai thác.
− Công nghệ khai thác rừng ở nước ta chậm phát triển, công cụ sản xuất lạc hậu.
+ Việc khai thác triển khai theo một công thức: chặt hạ - vận xuất – kho (bãi I) –
vận chuyển – kho II
+ Việc sắp xếp các khâu công việc thành một dây chuyền gần như cố định và
phổ biến tất cả lâm trường. nghiên cứu xây dựng các dây chuyền công nghệ
mới ít được quan tâm.
+ Các công cụ chủ yếu là thủ công. Vì vậy, dây chuyền công nghệ khai thác chủ
yếu là thủ công hay cơ giới kết hợp.
− Hiệu quả của công nghệ khai thác thấp
+ Máy móc, thiết bị chưa được cải tiến.
15
+ Việc áp dụng dây chuyền mới chưa được quan tâm, không quan tâm đến việc
tận dụng lâm sản, bảo vệ vốn rừng.
2. Phương pháp
a) PP so sánh
‒ Căn cứ vào chỉ tiêu kính tế kỹ thuật cho từng phương án công nghệ, lập bảng so sánh và
chọn phương án dây chuyền công nghệ có nhiều chỉ tiêu đạt giá trị tốt làm phương án
thiết kế
‒ Từ các phương án công nghệ người ta lựa chọn phương án công nghệ tốt (+), bỏ qua
phương án kém hơn (-).
‒ Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng
‒ Nhược điểm: so sánh phiến diện và thiếu chính xác
b) PP thống kê cho điểm
‒ Mỗi chỉ tiêu người ta lấy một giá trị trung bình làm chuẩn. phương án nào có giá trị chỉ
tiêu so sánh cao (thấp) hơn so với giá trị trung bình đó, sẽ cho điểm cao (thấp) hơn.

‒ Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng, độ chính xác cao hơn pp so sánh
‒ Nhược điểm: phức tạp
c) PP tối ưu
‒ Xác lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật trong sự phụ thuộc vào các tham
số có thể thay đổi được của dây chuyền, ta được các hàm số gọi là những mục tiêu. Khảo
sát các hàm mục tiêu để tìm ra miền hay điểm cực của nó. Phương án ứng với điểm cực
trị là phương án tối ưu.
‒ Ưu điểm: Mức độ chính xác cao về cả định tính và định lượng
‒ Nhược điểm: Phức tạp, kết quả thu được còn phụ thuộc vào sự xác lập mối quan hệ của
từng hàm số và các thông số tuyển chọn
Câu 14. Hãy trình bày mục đích và nội dung thiết kế công nghệ khai thác gỗ. Trong các
nội dung trên, nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao?(p5.2 tr97-98)
1. Mục đích
Nó là cơ sở cho cán bộ quản lý và chỉ đạo sản xuất lập kế hoạch vật tư, tiền vốn, nhân lực,
phương pháp và tiến độ tổ chức lao động, cũng như sơ bộ biết được hiệu quả của quá trình
sản suất khi khai thác khu tài nguyên hay một năm kế hoạch
2. Nội dung
a) Khảo sát thiết kế - công tác ngoại nghiệp
Gồm các công việc sau:
‒ Điều tra (hay phúc tra nếu đã có tài liệu điều tra) tài nguyên khu rừng khai thác. Cần nắm
vững chủng loại, kích thước, trữ, sản lượng khai thác và lập biểu tài nguyên theo mẫu quy
định
‒ Điều tra địa hình, tìm hiểu tình hình lập địa, khí hậu thủy văn để làm cơ sở cho việc định
hình thức vận xuất, xây dựng đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ.
b) Chọn dây chuyền công nghệ khai thác
Căn cứ kết quả điều tra khu tài nguyên và dựa vào điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất, tiến
hành lập và chọn dây chuyền công nghệ khai thác hợp lý theo các phương pháp đã trình bày
c) Chọn thiết bị cho các khâu sản xuất trong dây chuyền công nghệ khia thác
16
Căn cứ vào dây chuyền cộng nghệ khai thác đã xác lập: địa hình, điều kiên, kỷ thuật, chúng ta

tiến hành thiết bị cho từng khâu công việc
d) Thiết kế công trình sản xuất và phục vụ sản xuất
‒ Khảo sát lựa chọn, thiết kế đường vận xuất
‒ Thiết kế bãi gổ, kho gỗ I
‒ Thiết kế mở thêm đường vận chuyển
‒ Thiết kế các công trình thoát nước: đập tràn, cầu cống
e) Tính khối lượng công việc cho từng khâu sản xuất
Xây dựng kế hoạch nhân lực, lập tiến độ sản xuất, lập bảng tính công suất theo mẫu biểu quy
định
f) Dự toán giá thành
‒ Căn cứ vào các định mức hiện hành về lao động, tiền lương, chi phí nhiên liệu, vật tư
quy ra tiền và phân bổ cho một đơn vị sản phẩm trong từng khâu công việc và cho cả quá
trình sản xuất.
‒ Trên cơ sở phân tích kết cấu giá thành, sơ bộ đánh giá phương án công nghệ và đề xuất
các biện pháp giảm giá thành
g) Xây dựng các quy trình về an toàn lao động cho dây truyền công nghệ đã thiết kế
17

×