Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÁO CÁO TIỂU LUẬN BAO BÌ RƯỢU VANG ICE WINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.21 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG & ĐIỀU DƯỠNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
BAO BÌ RƯỢU VANG ICE WINE
Giảng viên hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ NHỌC NHUNG
Lớp: DH01TP
Đồng Nai, tháng 10 năm 2014
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ LÂM MSV: 1100453
NGUYÊN MINH TIẾN MSV: 1100192
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG MSV: 1100450
HUỲNH THỊ NGỌC KIỀU MSV: 1100454
NGUYỄN THÀNH DUY QUANG MSV: 1100703
2
LỜI MỞ ĐẦU
Rượu vang Ice Wine là một loại rượu nhẹ được lên men từ dịch ép nho
đóng băng, là một thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon và có
lợi cho sức khỏe con người khi dùng một cách điều độ.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất rượu vang
cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trước đây trong quá trình sản xuất rượu vang
truyền thống, rượu nho được lên men tự nhiên do nhiều chúng nấm men có sẳn trên
trái nho trong điều kiện đóng băng
Bên cạnh đó nho là loại quả lí tưởng nhất để lên men chế biến rượu vang vì:
Nho chứa nhiều đường , khoảng 15 – 20%, đường lại ở dưới dạng dễ lên men, nhiều
muối khoáng nhất là K, P, Mg,Ca,S . Thích hợp cho quá trình lên men dễ dàng, tạo
độ rượu cao, ức chế được hoạt động của các vi khuẩn có hại, rượu bảo quản được
lâu.
Trong đề tài tiểu luận này tôi xin tìm hiểu về công nghệ sản xuất rượu vang
nho Ice wine như: thành phần - tính chất của nho, quy trình sản xuất rượu vang, và
một chọn bao bì cho rượu vang.
Tuy đã nỗ lực để làm tốt, nhưng với kiến thức còn hạn chế, nên bài tiểu


luận này chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Kính mong các Thầy, Cô và các bạn có thể
thông cảm và góp ý cho bài tiểu luận này tốt hơn.
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN















Biên Hòa, ngày tháng 10 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Hồ Thị Ngọc Nhung
4
MỤC LỤC:
5
PHỤ LỤC HÌNH VÀ BẢNG:
6
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Lịch Sử Rượu vang đá
Trước thời có cái tên Rượu vang đá, thì người ta có một loại rượu với vị

ngọt và gọi cái tên là Eiswein. Nước Đức là nước đầu tiên sản xuất ra loại Rượu
vang đá cách đây khoảng 200 năm.Và các nhà sản xuất rượu tại Canada bắt đầu làm
loại rượu này vào thập niên 1990 với một kỳ tích không ngờ rằng nó lại được người
sử dụng ưa chuộng mạnh mẽ, và do đó số lượng rượu sản xuất ngày một gia tăng
nhanh.
Nghề làm rượu thường được xem như là nghề nghiệp lâu đời thứ hai mà
con người biết đến. Có lẽ những bí mật về cách làm rượu đã có từ xa xưa, xa hơn
những gì mà con người đã ghi lại, mà trong đó sử sách ghi lại lần đầu vào khoảng
năm 1500 trước Công Nguyên, khởi đầu tại vùng châu thổ Mesopotamia hay
Caucasia. Vào khoảng năm 3000 trước Công Nguyên, nghề làm rượu bành trướng
tại Hy Lạp, và sau đó tràn vào Ý vào khoảng năm 1000 trước Công guyên. Người
Hy Lạp thường gọi nước Ý là Mảnh Đất Của Những Vườn Nho.
Và sau đó người Vikings [thuộc giống người Bắc Âu] đi vào vùng đất New
Foundland, và họ đã gọi vùng đất này là Mảnh Đất Của Những Vườn Nho Mới.
Hình 1: Chai Rượu vang đá lâu đời nhất sản xuất tại Bắc Mỹ
7
Hình trên là chai Rượu vang đá lâu đời nhất sản xuất tại Bắc Mỹ, mà còn
giữ lại được. Nhãn dán trên chai rượu được Mẹ của Tilman viết bằng tay. Và chai
rượu này là món quà mà gia đình Tilman gởi cho người cô tại Đức. Người cô này
thấy được giá trị gần như vô giá của chai rượu nên không uống và đã gởi ngược lại
cho gia đình Tilman. Chai rượu này là một phần trong những sưu tập rượu của gia
đình Tilman.
Hình 2: Nho nguyên liệu làm Ice Wine
Và trong gần 20 năm, chỉ có hai nhà sản xuất rượu tung ra thị trường loại
Rượu vang đá hàng năm là Hainle tại thung lũng Okanagan và St. Laszlo tại thung
lũng Similkameen.
Mặc dù được bán ra đầu tiên tại tỉnh bang British Columbia, nhưng chính
tỉnh bang Ontario đã làm cho kỹ nghệ Rượu vang đá bùng phát mạnh. Vào năm
1982, Peter Gamble, một nhà làm rượu trẻ tuổi, với vườn nho Hillebrand Estate,
khởi sự vào năm 1979 với cái tên Newark Wines, thử làm Rượu vang đá cho riêng

mình sử dụng, nhưng một tai nạn xảy ra đã làm hủy bỏ thí nghiệm này. Một năm
sau đó, Rượu vang đá được Donald Ziraldo, người sáng lập ra lò rượu Inniskillin
Wines, và vợ là Karl Kaiser, để ý đến. Họ để ra vài hàng nho Vidal để thu hoạch trễ
mùa. Ewald Reif của lò rươu Reif Winery và Walter Strehn của lò Pelee Island
Winery cũng đã đồng ý để vài hàng nho cho việc sản xuất Rượu vang đá.
De Chaunac yêu cầu các hàng nho này để dành riêng cho ông sử dụng. Một
số được sử dụng để làm rượu mùa thu hoạch trễ, và một số được để đóng băng để
ông làm Rượu vang đá.
8
Thử nghiệm lần đầu của họ bị rơi vào vòng thất bại, nhưng vào năm kế tiếp
khi họ giăng thêm lưới vào vườn nho, thì lò rượu Inniskillian đã đi tiên phong trong
lịch sử làm Rượu vang đá tại Canada. Sự kiên nhẫn của họ đã được đền bù xứng
đáng, ngày nay nhà sản xuất rượu Inniskillin Wines là nhà sản xuất đứng đầu trên
thế giới về sản xuất và bán loại Rượu vang đá !
Vào năm 1975, John Paroschya, một nhà khoa học về rượu, được đưa tới
Đức để học bằng tiến sĩ về rượu. Một phần trong chương trình tiến sĩ của ông là
giúp thu hoạch nho đóng băng cho Eiswein. Sau đó, John đã đi đến kết luận rằng
mùa đông tại Canada có nhiều lợi điểm để sản xuất Rượu vang đá hơn là tại Đức.
Khi trở về lại Canada, ông đã thí nghiệm với loại nho Vidal.
1.2 Nguyên liệu sản xuất rượu vang Ice wine
Những trái nho chín mọng bị đông cứng trong cái lạnh mùa đông là nguyên
liệu để sản xuất ra loại rượu vang Ice Wine hảo hạng.
Nghề trồng và làm rượu nho ở Canada vô cùng đặc biệt. Người ta để những
trái nho chín mọng trên giàn từ mùa thu cho đến khi nho bị đông cứng trong cái
lạnh âm –8
0
C của mùa đông. Khi màn đêm buông xuống, họ nhẹ nhàng ngắt những
trái nho từ thân cây gầy guộc và nâng niu chúng như những viên đá rubi đắt tiền bởi
đây chính là nguyên liệu để sản xuất ra loại rượu vang Ice Wine hảo hạng và quý
hiếm. Chai rượu Ice Wine có hình dáng thuôn dài, chỉ nhỏ bằng một nửa các loại

rượu khác với giá khác biệt hẳn.
Canada là đất nước sản xuất Ice Wine nổi tiếng nhất thế giới với điều kiện
thời tiết lý tưởng, nhưng loại rượu này lại có xuất xứ từ Đức bởi một lý do rất tình
cờ. Tương truyền một chủ vườn nho bận đi công tác nên không thể hái nho vào
đúng mùa thu hoạch. Lúc ông ta trở về thì nho đã chín mùi và bị đông đặc trong
tuyết. Khi dùng những trái nho này để làm rượu ông phát hiện ra hương vị ngon lạ
kỳ mà các loại rượu khác không có. Rượu sau khi được tinh chế có nồng độ cồn
thấp, vị ngọt cay thanh nhã, êm dìu dịu, kích thích mọi giác quan. Người Đức gọi
đó là rượu Eiswen hay rượu Ice Wine trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, Ice Wine
có thể được dịch thành rượu vang tuyết, rượu vang đá hoặc mỹ miều hơn là “băng
tửu”. Những trái nho đông cứng trong mùa đông lạnh giá.
9
Những chai vang ngon nhất xuất xưởng từ vùng làm rượu cạnh thác nước
Niagara hùng vĩ. Những chai rượu Ice Wine ở đây muốn xuất ra thị trường đều phải
thông qua sự kiểm định của VQA (cơ quan định chuẩn rượu của Canada). Việc thu
hoạch nho cũng phải tuân theo tiêu chuẩn ngặt nghèo, căn chính xác thời điểm
lượng đường và axit trong nho cân bằng. Những trái nho hoàn hảo nhất nên được
thu hoạch vào ban đêm. Cả vườn nho rộng lớn chỉ có khoảng 50% trái nho “sống
sót” đến khi thu hoạch. Sau khi sàng lọc, số nho đạt tiêu chuẩn để ép rượu lại càng
ít ỏi hơn.
Lượng đường cao dẫn đến quá trình lên men chậm hơn bình thường, có thể
phải mất vài tháng đế hoàn thành quá trình lên men (đối với vang thông thường là
vài ngày hoặc vài tuần) và chủng nấm men đặc biệt được sử dụng . Do sản lượng
nho thấp hơn bình thường và sự khó khăn trong quá trình chế biến, các loại rượu
vang đá luôn có giá thành cao. Loại vang này thường được bán trong chai nhỏ
(375ml) hoặc các chai nhỏ hơn 200ml . Các nhà sản xuất vang đôi khi đóng chai
dạng 200ml và 50ml .
Ice Wine được xếp vào dòng vang ngọt (desert wine) thường được dùng với
pate gan, các loại phomat non hoặc hoa quả tươi (với điều kiện độ ngọt không được
vượt quá độ ngọt của rượu). Men cay nồng nàn của loại rượu này khiến cho mọi

bữa tiệc trở nên sang trọng và tinh tế như chính cái cách mà người ta đã làm ra nó.
Các giống nho sử dụng để sản xuất vang đá là Riesling, đây được các nhà
sản xuất vang coi là giống nho cao cấp nhất. Vidal cũng rất phổ biến.
10
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU VANG ICE WINE
2.1 Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
Xử lí
nguyên liệu
Ép
Lọc
Lên men
Chiết rót
Đóng chai
Vang
Ice Wine
Nho Riesling

11
Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất rượu vang ice wine
12
2.2 Thuyết minh quy trình
2.2.1 Nguyên liệu
Nho đã đóng băng, có nhiệt độ xuống dưới từ -10 cho đến -13
0
C. Các loại
nho thường sử dụng để sản xuất Rượu vang đá bao gồm: Riesling Seyval Blanc,
Vidal Blanc và, nho đỏ Cabernet Franc.
Hình 4: Thu hoạch nho
2.2.2 Tiếp nhận và phân loại nguyên liệu:

Mùa thu hoạch nho đã đóng băng, được thu hoạch bằng tay, khởi sự khi
nhiệt độ xuống dưới từ -10 cho đến -13
0
C và nho đã hoàn toàn đóng băng trên
giàn. Và khi nho đông lạnh được ép lại, lượng nước tự nhiên trong trái được giữ
hoàn toàn dưới lớp vỏ bao bọc dưới dạng các tinh thể đá. Một phần nhỏ nhưng vô
cùng quý giá với nồng độ nước nho cao được chiết xuất ra.
2.2.3 Tách cuống
Chùm nho khi mới hái về vẫn còn dính cả cuống và cành. Thường thì người
ta tách rời những thứ đó ra để rượu khỏi có vị đắng chát quá.
2.2.4 Làm dập, nghiền xé
Quá trình làm dập, nghiền xé cho phép lấy các phần ép khác nhau theo quy
định nghiêm ngặt của quy trình công nghệ.
13
Giai đoạn cần này thận trọng, không làm dập hạt nho, hạn chế gia tăng chất
chát trong dịch nước nho. Phần thịt quả phải được xé nhuyễn.
2.2.5 Ép
Nho phải được ép khi vẫn còn đông đá, nho được hái trong đêm hoặc sáng
sớm, trong vòng vài giờ, công nhân phải làm việc trong điều kiện không được sưởi
ấm.
2.2.6 Lọc - Làm trong
Lọc bỏ phần xác, cuống và hạt đối. Ở giai đoạn này thường xảy ra quá trình
lên men tự phát.
2.2.7 Lên men - ủ
Lượng đường cao dẫn đến quá trình lên men chậm hơn bình thường, có thể
phải mất vài tháng đế hoàn thành quá trình lên mên (đối với vang thông thường là
vài ngày hoặc vài tuần) và chủng nấm men đặc biệt được sử dụng. Do sản lượng
nho thấp hơn bình thường và sự khó khăn trong quá trình chế biến, các loại rượu
vang đá luôn có giá thành cao trong danh mục rượu vang
2.2.8 Chiết rót, đóng nút, dán nhãn

Sau khi lọc bỏ cặn và men còn sót thì ta chiết rót vào chai, đóng nút và dán
nhãn sản phẩm. Thường người ta dùng gỗ sồi để đóng nút và đóng thùng lưu trữ. Vì
chất phenol trong gỗ sồi khi tác dụng với rượu vang sẽ tạo ra mùi vanilla và vị ngọt
chát của trà hay vị ngọt của hoa quả. Gỗ sồi cũng tác động lên màu sắc của rượu.
2.3 Bảo quản và hư hỏng của nguyên liệu
Vang đá tự nhiên phải được đóng băng cứng (theo luật của Canada -8°C
(tương đương 17°F) hoặc lạnh hơn nữa, ở Đức là -7°C (19°F) hoặc lạnh hơn nữa,
được để trên cây sau khi nho đã chín, nho được để trên cây vài tháng sau vụ thu
hoạch bình thường. Nếu nho đông đá không kịp thời, nho có thể bị thối và hỏng gốc
nho. Nếu nho bị đông đá quá nặng, nước quả không thể chiết suất.Vineland
Winery ở Ontario đã có một vụ đình đám vào năm 1990 khi nghiền nho đóng băng ,
vì nho quá cứng (nhiệt độ xuống dưới -20°C). Việc thu hoạch nho bị trì hoãn, trong
khi quả bị thú hoang tha đi hoặc bị rụng. Nho phải được ép khi vẫn còn đông đá,
14
nho được hái trong đêm hoặc sáng sớm, trong vòng vài giờ, công nhân phải làm
việc trong điều kiện không được sưởi ấm .
Lượng đường cao dẫn đến quá trình lên men chậm hơn bình thường, có thể
phải mất vài tháng đế hoàn thành quá trình lên men (đối với vang thông thường là
vài ngày hoặc vài tuần) và chủng nấm men đặc biệt được sử dụng. Do sản lượng
nho thấp hơn bình thường và sự khó khăn trong quá trình chế biến, các loại rượu
vang đá luôn có giá thành cao trong danh mục rượu vang .
Khi các tiêu chuẩn được đáp ứng, phải nhanh chóng thu hoạch và ép nho.
Những quả nho này sẽ được ép liên tục trong những căn phòng có nhiệt độ từ âm 8
đến âm 10 độ C. Những nhà sản xuất truyền thống thường xây phòng ép ngoài trời
để tận dụng cái lạnh tự nhiên (đỡ phải trả tiền điện), nhưng như vậy có nghĩa là phải
ép nho thật nhanh vì khí hậu thay đổi khá thất thường. Lượng nước từ nho đông
lạnh chỉ bằng khoảng 1 phần 5 lượng nước trong nho thường (lượng này chủ yếu có
được từ nước sương, nho đông lạnh thực chất chỉ còn đường tự nhiên và axít là
chính). Nói cách khác, một giàn nho thường sẽ làm ra một chai rượu; trong khi nho
đông lạnh sẽ chỉ cho một ly. Điều này lý giải được sự khác biệt về giá giữa hai loại.

Yêu cầu chính của Ice wine là nhiệt độ thấp và mùa lạnh phải trùng với kỳ
cuối của đợt thu hoạch nho, nhưng cũng không được lạnh ngắt như nước Nga.
Canada, Đức, Luxembourg v.v là những nơi có khí hậu thích hợp nhất. Và ở Mỹ là
ở khu vực phía bắc của Michigan. Thời điểm thu hoạch lý tưởng là từ giữa tháng 11
đến giữa tháng 1, khi nhiệt độ khoảng âm 10 độ C. Phải thu hoạch nho từ tờ mờ
sáng để lấy nước sương. Nho có thể được hái sau đợt lạnh đầu tiên, nhưng nếu kiên
nhẫn chờ đến đợt lạnh thứ hai thì sẽ có nho với vị ngọt hơn hẳn vì nho đã được qua
một vòng đông lạnh – rã đông – đông lạnh. (Quy trình đông lạnh xoay vòng này
làm nho bị mất nước; và lượng đường, lượng axít cũng vì thế mà cô đặc hơn). Nước
cốt nho sau đó được lên men trong nhiều tháng. Ice wine phải được sản xuất tự
nhiên.
Ice wine có hàm lượng axít cao nên không ai giữ nó quá lâu vì nó chỉ hấp
dẫn khi còn "trẻ" (và Ice wine thường cực kì đắt nên chưa ai dám mua để làm thí
nghiệm xem chúng nằm trong hầm được bao lâu thì hỏng). Phương pháp tốt nhất để
15
đoán hạn sử dụng của ice wine là dựa theo giống nho được dùng để làm ra nó. Vang
đá làm từ nho Chardonnay, Cabernet Franc thường không để được lâu. Giống Vidal
thì có hạn từ 5 đến 7 năm. Riesling có hạn lâu nhất.
CHƯƠNG 3: BAO BÌ SẢN PHẨM
3.1 Khái niệm bao bì
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và
chứa đựng, nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
3.2 Chức năng và tác dụng của bao bì
3.2.1 Chức năng
Chức năng bảo quản và bảo vệ hàng hóa: Bao bì là để bảo vệ hàng hóa, hạn
chế những tác động của các yếu tố môi trường đến hàng hóa trong suốt quá trình từ
khi hàng hóa được sản xuất ra cho đến khi hàng hóa được tiêu thụ. Bao bì được sử
dụng để bao gói và chứa đựng hàng hóa, nó là yếu tố đầu tiên, trực tiếp tiếp xúc với
hàng hóa, nhằm đảm bảo hàng hóa về chất lượng và số lượng… và ngăn cách sản

phẩm với môi trường.
Chức năng hợp lý hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp
dỡ hàng hóa: Các sản phẩm, hàng hóa khi được chứa đựng trong bao bì thì đều tính
đến khả năng xếp dỡ, vận chuyển bằng những phương tiện vận chuyển, xếp dỡ thủ
công hoặc cơ giới nhất định dùng trong công tác vận chuyển hoặc xếp dỡ các loại
hàng đó, vì vậy bao bì được thiết kế phải phù hợp với loại hàng mà nó chứa đựng.
Readmore
Chức năng thông tin về sản phẩm và tạo điều kiện cho việc quảng cáo sản
phẩm: Bao bì có thể được coi là một yếu tố môi giới giữa sản xuất và tiêu dùng,
trọng lượng hàng hóa được đóng gói trong bao bì đã được tính đến khả năng tiêu
dùng chúng cho phù hợp, tránh dư thừa. Đồng thời bao bì thể hiện hình ảnh riêng về
hàng hóa để có thể thông tin đến người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng
nhận biết và lựa chọn đúng loại hàng hóa.
16
3.2.2 Tác dụng
Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng nhất để bảo vệ hàng hóa
được an toàn về chất lượng và số lượng.
Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, tiêu dùng
sản phẩm, hàng hóa và là yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động.
Bao bì là một trong những điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và sức
khỏe cho người công nhân, kể cả cho những công tác xếp dỡ và giao nhận.
Bao bì là một trong những phương tiện thông tin về hàng hóa và là một
hình thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc tế.
3.3 Phân loại
3.3.1 Căn cứ vào vai trò trong lưu thông:
- Bao bì trong (bao bì thương phẩm): là bao bì dùng để đóng gói sơ bộ và
trực tiếp hàng hóa; công dụng của nó là để bảo vệ hàng hóa như chống ẩm, chống
chấn động, ngăn cách với các mùi vị khác…
- Bao bì ngoài (bao bì vận chuyển): là bao bì dùng cho việc vận chuyển
hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nó có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng

hóa về số lượng và chu kỳ trong quá trình vận chuyển.
- Bao bì ở giữa (vật liệu đệm lót): là loại bao bì đặt giữa bao bì trong và bao
bì ngoài như: rơm, giấy, phoi bào…
3.3.2 Căn cứ vào số lần sử dụng:
- Bao bì sử dụng một lần: giấy, nilon, thủy tinh…
- Bao bì sử dụng nhiều lần: bình chứa, bình nén, container…
3.3.3 Căn cứ theo đặc tính chịu nén:
- Bao bì cứng: là những loại bao bì không thay đổi hình dáng trong quá
trình vận chuyển.
- Bao bì mềm: là loại bao bì dễ biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực từ
bên ngoài hay tải trọng của sản phẩm từ bên trong. (VD: bao bì dạng vải, gai,
nilon…)
17
- Bao bì nửa cứng: là loại bao bì có đầy đủ tính bền chắc trong một mức độ
nhất định nhưng nó vẫn có thể bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải, lực va
đập khi vận chuyển, xếp dỡ. (VD: mây, tre…)
3.3.4 Căn cứ theo tính chuyên môn hóa:
- Bao bì thông dụng: là loại bao bì chứa đựng được nhiều loại hàng, hoặc
sau khi chứa đựng loại hàng này lại có thể được sử dụng để chứa đựng hàng hóa
khác, hoặc chính hàng hóa đó trong nhiều lần.
- Bao bì chuyên dụng: là bao bì chuyên dùng để chứa đựng một loại sản
phẩm nhất định, nó thường có hình dạng, kích thước, kết cấu phù hợp với loại sản
phẩm mà nó chứa đựng, cũng như tính chất cơ lý hóa và trạng thái làm việc.
3.3.5 Căn cứ theo vật liệu chế tạo:
- Bao bì bằng gỗ: loại này khá phổ biến và nó đáp ứng được yêu cầu vận
chuyển, có nhiều ưu điểm như dễ sản xuất, dễ sử dụng, tương đối bền, có thể sử
dụng nhiều lần. Nhược điểm là dễ cháy, chống ẩm kém. VD: Các hàng hòm, kiện…
- Bao bì kim loại: loại này được dùng khá phổ biến, thường được dùng cho
các loại hàng dễ bốc cháy, bay hơi, các loại hàng độc hại dạng khí hoặc hơi.
- Bao bì hàng dệt: loại bao bì này mềm và thường ở dạng bao, thường dùng

để chứa các loại hàng rời, hàng bột…
- Bao bì hàng bằng giấy, cát tông: loại này thường dùng để đóng gói các
loại hàng bách hóa (kem đánh răng, )
3.4 Bao bì dành cho rượu vang ice wine
3.4.1 Bao bì tiếp xúc
Phương pháp thổi chai đã có từ khá lâu, vào năm 1821, do những người La
Mã phát minh ra. Rất lâu sau này, một công ty của Anh phát minh ra máy đúc chai
có thể sản xuất hàng loạt chai có kích thước và hình dạng giống nhau.
18
Hình 5: Bao bì tiếp xúc
Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là SiO
2
, có nhiều trong cát và thạch
anh. SiO
2
nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 2000
0
C. Thông thường để đơn giản hóa
trong quy trình chế tạo, người ta pha thêm các chất khác vào. Chẳng hạn, khi pha
thêm Na
2
CO
3
vào thì nhiệt độ nóng chảy của cát giảm xuống còn 1000
0
C nhưng
việc này làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước do xảy ra phản ứng:
Na
2
CO

3
+ SiO
2
-> Na
2
SiO
3
+ CO
2
Na
2
SiO
3
là một chất rắn tan trong nước vì vậy thủy tinh khi pha thêm
Na
2
CO
3
vào sẽ dễ tan trong nước. Để khắc phục tình trạng này người ta pha vôi
sống (hoặc MgO, Al
2
O
3
) nhằm phục hồi tính không hòa tan .
CaCO
3
+ SiO
2
-> CaSiO
3

+ CO
2
Người ta cũng có thể pha thêm một số kim lọai hay oxít của chúng để tạo
màu cho thủy tinh.
3.5 Ưu nhược điểm của bao bì thủy tinh
Ưu điểm:
Trơ về mặt hóa học.
Tái sinh dễ dàng, không gây ô nhiễm môi trường
Có thể chắn ánh sáng, tránh gây hư hỏng sản phẩm.
Khuyết điểm:
Có thể vỡ do va chạm cơ học
Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn khối lượng sản phẩm chứa bên
trong bao bì
Khó in và ghi nhãn trên bao bì theo đúng quy cách.
3.6 Nút chai
Vang có hai loại nút chính: nút li-e và nút xoáy. Nút li-e còn được gọi là nút
bần (phiên âm từ tiếng Pháp liège, trong tiếng Anh là cork). Nó được làm chủ yếu từ
vỏ gỗ sồi, có loại dùng bằng chất dẻo tổng hợp hoặc gỗ ép có độ đàn hồi.
Sử dụng thuỷ tinh thay cho nút bần. Đóng chai cũng là bước quan trọng
trong quá trình bao bì sản phẩm. Nút được chế tạo từ sợi tổng hợp và được mở theo
cách xoắn theo chiều ốc vít được sử dụng ngày càng rộng rãi trong ngành công
19
ngiệp chế biến rượu cao cấp. Một phương pháp ít được biết đến hơn là sử dụng nút
chai bằng thuỷ tinh – sử dụng ở châu Âu được 5 năm.
Hình 6: Nút chai
3.7 Bao bì trung gian
Bao bì được làm bằng gỗ
Ưu điểm: giữ mùi tốt, ít thấm nước, có thể tái sử dụng. Tạo nên một vẻ
sang trọng cho sản phẩm.
Nhược điểm:

+ Chi phí cao
+ Vận chuyển khó khăn
+ Dễ bám bụi
Hình 7: Bao bì trung gian
3.8 Bao bì vận chuyển
Các sản phẩm đều được chứa trong hộp nhỏ, các hộp nhỏ được đựng trong
thùng lớn bằng bìa carton 03 lớp có độ bền tốt, chịu được sự va chạm trong quá
20
trình bốc xếp vận chuyển. Trên các hộp nhỏ và thùng carton đều được thiết kế trình
bày các chỉ tiêu chất lượng rõ ràng.
Hình 8: Bao bì vận chuyển
Ưu điểm:
Giá thành thấp. Có thể kết hợp với nhiều loại
vật liệu khác ví dụ như giấy laminate. Nhẹ. Có nhiều chủng loại
đáp ứng các yêu cầu chất lượng khác nhau. Trung tính với thực phẩm.
Có khả năng tái sử dụng cao. Không gây độc hại với môi trường.
Nhược điểm:
Không bền với tác động cơ học. Khả năng chống ẩm không cao. Dễ thấm
nước Khó làm kín. Có thể bị tấn công bởi côn trùng và vi sinh vật.
CHƯƠNG 4: NHÃN PHỤ VÀ LOGO CÔNG TY
4.1 Nhãn phụ
Hướng dẫn sử dụng: Mở nắp, sử dụng
ngay. Uống lạnh sẽ ngon hơn.
Được nhập khẩu bởi công ty TNHH xuất
nhập khẩu LKP ‘s Team Sweet
Bảo quản: Để nơi có nhiệt độ
lạnh,tránh ánh nắng trực tiếp.
Độ cồn: 8%
Thể tích thực: 220ml
NSX: 3/9/2000

HSD: 7 năm kể từ ngày sản xuất
21
4.2 Logo công ty
LKP ’s Team
Ice win e
Hình 10: Logo Công ty
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Với sự đòi hỏi tiêu dùng của con người ngày càng cao, dẫn đến sự phát
triển của nền công nghệ ngày càng tăng nói chung và nghành công nghệ rượu nói
riêng.
22
Rượu vang đá là một thành tựu to lớn của ngành sản xuất rượu ở Đức.
Chúng mang đến một hương vị mới lạ, khác biệt hẳn so với các loại rượu vang
thông thường. Điều này thu hút mọi ánh nhìn, sự tò mò về sản phẩm đối với chất
lượng, hình thức.
Qua đó cho thấy nền công nghiệp rượu đang được phát triển rất mạnh mẽ,
rượu vang ngày càng được ưa chuộng hơn trong các bữa tiệc của mọi gia đình trên
thế giới và cả Việt Nam chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đống Thị Anh Đào, Kĩ thuật bao bì thực phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia
TPHCM, năm 2008, 285 trang.
[2]. Com/bottles/wine-N.htm
[3]. Cellarnotes.net/wine_bottle_sizes.htm
[4]. Google.com.vn
[5]. Tai-lieu.com
23
24

×