Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài tập lớn phân tích nhu cầu năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.47 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ DỰ
BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
Khái niệm về nhu cầu năng lượng
Năng lượng cũng là một loại hàng hóa, do đó nhu cầu năng lượng cũng tuân theo quy
luật nhu cầu, quy luật cung cầu.
Do các dạng năng lượng khác nhau tồn tại trong chuỗi biến đổi năng lượng nên nhu
cầu năng lượng cần đề cập rõ cho từng loại năng lượng ( nhu cầu năng lượng hữu ích,
nhu cầu năng lượng cuối cùng…)
Nhu cầu năng lượng còn có thể chia theo các ngành sử dụng năng lượng cuối cùng
ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dân dụng, thương mại dịch vụ
Các phương pháp phân tích:
Phương pháp phân tích tĩnh
Phương pháp phân tích tĩnh là phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng tại một thời
điểm nhất định, xác định các dạng năng lượng được sử dụng, hộ tiêu thụ chính và mối
quan hệ định tính giữa nhu cầu năng lượng và các nhân tố ảnh hưởng.
Phân tích nhu cầu năng lượng ở mức tổng hợp:
Để phân tích nhu cầu năng lượng ở mức tổng hợp các chỉ tiêu sau thường được xem
xét :
Cường độ năng lượng EI =
Trong đó :
EI : Cường độ năng lượng.
E : Năng lượng.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
Tỷ trọng tiêu thụ của từng ngành (%)
E
i
: năng lượng tiêu thụ ở phân ngành i.
Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng của từng dạng năng lượng
E
j
: tiêu thụ năng lượng dạng j (than, dầu, điện…)


Phương pháp phân tích động:
Phương pháp phân tích động là xem xét sự thay đổi nhu cầu năng lượng theo thời gian
và sự biến động của các yếu tố như GDP, dân số, giá năng lượng … lên nhu cầu năng
lượng.
Thực tế cho thấy biến động của tiêu thụ năng lượng chịu sự tác động của các yếu tố:
- Mức độ phát triển của kinh tế - xã hội.
- Cấu trúc của nền kinh tế.
- Trình độ phát triển của công nghệ.
- Nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng E còn được xác định thông qua cường độ năng lượng EI
(Energy Intensity):
E = EI . GDP
E : năng lượng tiêu thụ.
EI : cường độ năng lượng.
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
Cho nên đối với những thay đổi trong tổng tiêu thụ năng lượng E, nếu phân tích theo
GDP và theo cường độ năng lượng EI thì có thể thấy rằng:
ΔE = ΔEI . GDP + EI . ΔGDP
Trong đó: EI : Cường độ tiêu thụ năng lượng.
ΔE : Biến động của tổng năng lượng.
ΔEI : Biến động của cường độ năng lượng.
ΔGDP : Biến động của phát triển kinh tế nói chung.
Nhu cầu năng lượng E trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế GDP:
E = .
Trong đó: Ei : tiêu thụ năng lượng của ngành thứ i
VA
i
: Giá trị gia tăng của ngành thứ i
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
Sự biến đổi tổng năng lượng tiêu thụ E có thể được giải thích thông qua sự biến đổi về

cường độ năng lượng từng ngành kinh tế (thể hiện sự phát triển của trình độ công
nghệ) và sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế, thông qua các tỷ số:
e
i
= : Cường độ năng lượng ngành thứ i.
Si = : Cấu trúc nền kinh tế.
Do đó, khi thay đổi tổng tiêu thụ năng lượng E có thể thay đổi các đại lượng sau:
ΔE = Δe
i
. S
i
. GDP + e
i
. ΔS
i
. GDP + e
i
. S
i
. ΔGDP
Trong đó: ΔE : Biến động của tổng năng lượng tiêu thụ E.
Δe
i
: Biến đổi về cường độ năng lượng ngành thứ i.
ΔSi : Biến đổi trong cấu trúc ngành thứ i.
ΔGDP : Biến động của phát triển kinh tế nói chung.
Ngoài những chỉ tiêu xác định nhu cầu tiêu thụ năng lượng E nói trên, trong phân
tích động cũng xét đến mối tương quan giữa tốc độ tiêu thụ năng lượng và tốc độ tăng
trưởng kinh tế GDP thông qua hệ số đàn hồi theo GDP hay mối quan hệ giữa nhu cầu
năng lượng và giá năng lượng thông qua hệ số đàn hồi giá.

* Hệ số đàn hồi nhu cầu năng lượng theo thu nhập:
α =
Trong đó :
: biến động của năng lượng tiêu thụ.
biến động của kinh tế nói chung
Ý nghĩa của hệ số đàn hồi theo GDP: Cho thấy sự tương quan giữa tốc độ tiêu thụ
năng lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Nếu α > 1: Nhu cầu năng lượng đàn hồi theo thu nhập.
- Nếu α < 1: Nhu cầu năng lượng không đàn hồi theo thu nhập.
- Nếu α = 1: Nhu cầu năng lượng đàn hồi theo thu nhập bằng đơn vị.
Các phương pháp dự báo:
Phương pháp ngoại suy:
Nội dung của phương pháp ngoại suy là nghiên cứu diễn biến của phụ tải trong các
năm quá khứ tương đối ổn định và tìm ra quy luật biến đổi của phụ tải theo thời gian,
từ đó sử dụng mô hình tìm được để tính cho giai đoạn dự báo. Tức là ta suy diễn toàn
bộ diễn biến của phụ tải ở quá khứ vào tương lai và phụ tải dự báo được xác định theo
hàm xu thế ở thời điểm tương ứng. Có thể có rất nhiều dạng hàm xu thế, mà thông
thường được xác định theo phương pháp tương quan hồi quy.
Phương pháp ngoại suy là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều do
những ưu điểm là phản ánh khá chính xác quá trình phát triển của phụ tải; có thể đánh
giá mức độ tin cậy của hàm xu thể dễ dàng. Tuy nhiên theo phương pháp này cần phải
có lượng thông tin đủ lớn, quá trình khảo sát phải tương đối ổn định.
Phương pháp hệ số đàn hồi
Phương pháp hệ số đàn hồi dựa theo tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế. Cơ
sở của phương pháp này là việc sử dụng năng lượng ở mỗi ngành được xác định bởi
yếu tố kinh tế thích hợp và được điều chỉnh bởi hệ số đàn hồi ứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Hệ số đàn hồi được tính như sau:

Y
Y

A
A
Y
A
Et


==
%
%
δ
δ
λ
Trong đó:
λ
ET
- Hệ số đàn hồi.
δA%, δY% - Suất tăng tương đối điện năng và GDP.
A - Điện năng sử dụng.
Y - Giá trị thu nhập GDP.
∆A; ∆Y: Tăng trưởng trung bình điện năng và GDP trong g.đoạn xét.
Các giá trị của hệ số đàn hồi được xác định dựa trên cơ sở số liệu của chuỗi thời gian
quá khứ ứng với từng ngành kinh tế.
Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam bằng phương pháp hồi quy bội:
Phương pháp luận:
Phân tích tương quan hồi quy là xác định sự liên quan định lượng giữa hai biến
ngẫu nhiên Y và X, kết quả của phân tích hồi quy được dùng cho dự báo khi một trong
các biến, bằng cách nào đó, được xác định trong tương lai. Hồi quy đơn được dùng để
xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến X và Y, trong đó X được xem là biến độc
lập (ảnh hưởng đến biến Y), còn Y là biến phụ thuộc (chịu ảnh hưởng bởi biến X).

Thực chất nhu cầu điện không chỉ liên quan đến một, mà có liên quan đến rất
nhiều yếu tố, như: Thu nhập quốc gia (NI – National Income); Dân số (POP –
population); Tổng sản phẩm nội địa (GDP – Gross of Domestic Production); Chỉ số
Nêu ra giả thiết
Thiết lập mô hình toán học
Thu thập số liệu
Phân tích kết quả
Dự báo
Ra quyết định
Ước lượng tham số
giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) v.v , vì vậy trong thực tế người ta thường
sử dụng phương pháp tương quan hồi quy bội để giải quyết vấn đề này. Quan hệ giữa
nhu cầu điện Y với các nhân tố x
i
được thể hiện dưới một số dạng chính sau:
* Dạng tuyến tính: y = a
0
+ a
1
x
1
+ a
2
x
2
+…+ a
k
x
k


* Dạng phi tuyến: + Dạng Cobb Douglas: y =
+ Dạng mũ: y =
Để kiểm định mô hình tương quan người ta áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau,
một trong số đó là hệ số xác định R
2
áp dụng trong phân tích hồi quy bội. Chi tiết về
xác định R
2
có thể xem trong tài liệu.
Áp dụng phương pháp hồi quy bội để dự báo nhu cầu điện năng ở Viêt Nam:
Các bước xây dựng để đưa ra kết quả dự báo hoàn chỉnh:
Xây dựng hàm hồi quy:
Có nhiều dạng hàm được sử dụng để dự báo nhu cầu điện, có thể là hàm tuyến tính
thông thường hay là các dạng hàm phức tạp hơn như: hàm xu thế bình phương, hàm
mũ. Xu thế chung là tuyến tính hóa các hàm phức tạp này và giải nó bằng phương
pháp bình phương cực tiểu.
Trong mô hình, ta chỉ sử dụng 2 dạng hàm là hàm tuyến tính và hàm Cobs- Douglas
Hàm xu thế tuyến tính:
Giả sử sự phát triển của nhu cầu điện có thể được miêu tả bằng hàm có xu thế tuyến
tính Y= a + bX
1
+ cX
2
+ dX
3
+…+ X
n
.
Các tham số a,b,c… được xác định bằng phương pháp bình phương cực tiểu. Khi đó
giá trị dự báo của hàm được xác định trên cơ sở tính toán các giá trị của X1, X2, X3…

trong tương lai. Đây là dạng hàm hay dùng bởi tính hiệu quả và đơn giản của nó và nó
cũng là dạng biểu diễn của các hàm phi tuyến khác.
Hàm Cobbs- Douglass có dạng:
1 2
. .
b c k
Y a x x nx=
Khi lấy Logarit Nepe cả hai vế trên ta được:
LnY= lna0 + b.lnX
1
+ c. lnX
2
+ …+ k.lnX
n
. (*)
Khi đó nếu ta đặt : LnY= Q, lna
0
= a và lnx
i
= X
i
như vậy hàm Cobbs-
Douglass sẽ có dạng tuyến tính:
Q= a + bX
1
+ cX
2
+…+ kX
n
Hai dạng hàm này được giải theo phương pháp bình phương cực tiểu.Tuy nhiên, hiện

nay do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin mà có rất
nhiều phần mềm cho phép giải quyết vấn đề này. Có rất nhiều phần mềm kinh tế khác
nhau đã được soạn thảo để trợ giúp việc tính toán và phân tích. Các phần mềm tiêu
biểu là EVIEWS, SPSS, SIMPLE-E, … Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn phần
mềm cho thích hợp. Kết quả đưa ra của các phần mềm trên là khá giống nhau do vậy
trong khuôn khổ bài này ta chỉ chọn phần mềm EVIEWS để tiến hành tính toán.
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu mối tương quan giữa điện năng tiêu thụ
A và các tham số kinh tế X nào đó nhằm phát hiện những quan hệ về mặt định lượng
của các đại lượng này. Khác với phương pháp ngoại suy, ở đây người ta không xây
dựng hàm hồi quy của lượng điện năng theo thời gian mà là hàm hồi quy giữa điện
năng với một đại lượng kinh tế khác cùng tồn tại theo thời gian. Để xây dựng hàm này
ta dựa vào bảng các giá trị quan sát về lượng điện năng tiêu thụ và tham số kinh tế X
nào đó (chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế quốc dân), thiết lập
hàm hồi quy A = f(X) theo phương pháp thống kê thông dụng.
Cũng như phương pháp ngoại suy, hàm hồi quy ở đây có thể là tuyến tính hoặc phi
tuyến. Thông số X của hàm hồi quy phải là đại lượng dễ dàng xác định hoặc là đã biết
ở thời điểm dự báo. Sau đó dựa vào hàm hồi quy vừa thiết lập, ứng với giá trị của tham
số kinh tế đã biết đề xác định giá trị điện năng ở năm cần dự báo.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐIỆN NĂNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1997 – 2011
Phân tích tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam từ năm 1997 đến 2011
Dân số
Nước ta hiện đứng thứ 14 trên thế giới về dân số với số dân lên đến hơn 90 triệu
người sẽ dẫn đến mức độ tiêu thụ năng lượng sẽ nhiều. Số lượng dân cư ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước và mức tiêu thụ năng lượng.
Bảng 1.1 Tình hình phát triển dân số của Việt Nam từ năm 1997 đến 2011
Năm Dân số (người )
1997 74306900
1998 75456300
1999 76596700

2000 77630900
2001 78621000
2002 79538700
2003 80468400
2004 81437700
2005 82393500
2006 83313000
2007 84221100
2008 85122300
2009 86024600
2010 86736000
2011 90549390
( Nguồn : Tổng cục thống kê và Wikipedia )
Phân tích xu thế của dân số Việt Nam giai đoạn 1997 – 2011:
Lượng tăng giảm tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đốicủa chỉ tiêu trong dãy số giữa hai
thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng thì trị số của chỉ tiêu mang dấu
(+) và ngược lại mang dấu (-).
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, chúng ta có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn,
định gốc hay bình quân.
• Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn phản ánh mức chênh lệch tuyệt đối giữa mức
độ nghiên cứu (yi)mức độ kì liền trước đó (yi -1)
δ
i

I
- δ
i-1
i = 2,3,…,n (4)
Trong đó:

δ
i
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
n: Số lượng các mức độ trong dãy thời gian.
δ
2
= y
2
- y
1
= 75456300 – 74306900 = 1149400
δ
3
= y
3
- y
2
= 76596700 – 75456300 = 1140400
……
δ
15
= y
15
- y
14
= 90549390 - 86736000 = 3813390
• Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Là mức độ chênh lệch tuyệt đốigiữa mức độ
kì nghiên cứu yi và mức độ của một kì được chọn làm gốc, thông thường mức độ
của kì gốc là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng
(giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài .

Công thức : Δi = yi – y1
Ta có:

2
= y
2
- y
1
= 75456300 – 74306900 = 1149400

3
= y
3
- y
1
= 76596700 – 74306900 = 2289800


15
= y
15
-y1 = 90549390 - 74306900 = 16242490
• Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân là: mức bình quân cộng của các mức tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Nếu kí hiệu Δ
tb
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, ta có công thức:
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân không có ý nghĩa khi các mức độ của dãy số
không có cùng xu hướng(cùng tăng hoặc cùng giảm) vì hai xu hướng trái ngược nhau
sẽ triệt tiêu lẫn nhau làm sai lệch bản chất của hiện tựơng. Ta có

Δ
tb
= ∆
28
/27=-203.33/27=-7.53
Tốc độ phát triển
Tốc độ pháp triển là tương đối phản ánh tốc độvà xu hướng phát triển của hiện tượng
theo thời gian. Ta có các dạng tốc độ phát triển sau:
• Tốc độ pháp triển liên hoàn( ti): phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời
gian liền nhau.
t
2
=y
2
/y
1
=1123.73/1088.2=1.015 (lần) hay 101.5%
t
3
=y
3
/y
2
=76596700 / 74306900=1.015 (lần) hay 101.5%
……
t
28
=y
28
/y

27
=90549390 / 86736000 =1.04(lần) hay 104%
• Tốc độ phát triển định gốc(Ti): phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những
khoảng thời gian daì. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy mức độ của kì
nghiên cứu ( yi )chia cho mức độ của một kì được chon làm gốc,thường là mức độ
đầu tiên trong dãy số ( yi ).
T
2
=y
2
/y
1
=75456300/74306900= 1.015 (lần) hay 101%
T
3
=y
3
/y
1
=76596700 /74306900=1.03(lần) hay 103%
…….
T
15
=y
15
/y
1
=90549390 /74306900=1.21(lần) hay 121%
Tốc độ tăng giảm
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng

(+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với mỗi tốc độ phát
triển,chúng ta có các tốc độ tăng giảm sau.
• Tốc độ tăng giảm liên hoàn: phản ánh sự biến động tăng (giảm) giữa hai thời gian
liền nhau, là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn kì nghiên cứu với mức độ kì liền
trước trong dãy số thời gian (yi-1).
a2=t2-1=1.015-1=0.015 (lần) hay 1.5%
a3=t3-1=1.015-1=0.015 (lần) hay 1.5%

A15=t15-1=1.044-1 = 0.044 (lần) hay 4.4%
• Tốc độ tăng (giảm) định gốc: là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc nghiên cứu,
với mức độ kì gốc , thường là mức độ đầu tiên trong dãy (yi).
A2=T2-1=1.015-1=0.015(lần) hay 1.5%
A3=T3-1=1.03-1=0.03(lần) hay 3%
……
A14=T14-1=1.21-1=0.21(lần) hay 21%
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng(giảm) liên hoàn thì tương
ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
g2=74306900/100=743069
g3=75456300/100=754563

g14=90549390/100=905493.9
Tính toán ta có bảng sau:
Bảng 1.2 Xu thế của quy mô dân số Việt Nam trong giai đoạn 1997 - 2011
t yi δ
i

i
t
i

% T
i
% a
i
% A
i
% g
i
1 74306900 - - - - - - 743069
2 75456300 1149400 1149400 101.55 101.55 1.55 1.55 754563
3 76596700 1140400 2289800 101.51 103.08 1.51 3.08 765967
4 77630900 1034200 3324000 101.35 104.47 1.35 4.47 776309
5 78621000 990100 4314100 101.27 105.80 1.28 5.80 786210
6 79538700 917700 5231800 101.17 107.04 1.17 7.04 795387
7 80468400 929700 6161500 101.17 108.29 1.17 8.292 804684
8 81437700 969300 7130800 101.20 109.59 1.20 9.59 814377
9 82393500 955800 8086600 101.17 110.88 1.17 10.88 823935
10 83313000 919500 9006100 101.12 112.12 1.12 12.12 833130
11 84221100 908100 9914200 101.09 113.34 1.09 13.34 842211
12 85122300 901200 10815400 101.07 114.55 1.07 14.55 851223
13 86024600 902300 11717700 101.06 115.77 1.06 15.77 860246
14 86736000 711400 12429100 100.83 116.73 0.83 16.73 867360
15 90549390 3813390 16242490 104.39 121.86 4.39 21.86 905493.9
Bình
quân
Δ=1160178 = 101.42 1.42 10.48
Hình 1.1 Đồ thị biểu thị dân số Việt Nam từ năm 1997 - 2011.
δ
i
> 0 phản ánh quy mô dân số ngày càng tăng. Tốc độ gia tăng dân số giảm dần

theo từng năm. Qua đây ta thấy, từ năm 2005 đến 2011, dân số nước ta đã có những
bước thay đổi lạc quan khi tốc độ phát triển được giảm dần, là thành quả của chính
sách kế hoạch hóa gia đình và trình độ nhận thức của người dân đã được thay đổi đáng
kể. Dân số trung bình tăng 1.1 triệu người/năm. Hiện nay, dân số của nước ta là
90.549.390 người.
Tăng trưởng kinh tế
Phân chia kinh tế Việt Nam theo 3 nhóm ngành chính : Nông, lâm nghiệp và
thủy hải sản (nhóm NN) ; Công nghiệp và Xây dựng (CN & XD) ; Dịch vụ (DV).
Dựa trên các nhóm ngành này ta đánh giá sự phát triển của các khu vực, để từ
đó đánh giá chính xác sự phát triển của nền kinh tế.
Bảng 1.3 Tổng sản phẩm quốc nội phân theo nhóm ngành kinh tế từ 1997 - 2011
Năm
GDP ( Tỷ đồng ) Tốc độ phát triển ( % / năm )
Tổng NN CN – XD DV Tổng NN CN – XD DV
1997 231264 55895 75474 99895 8.15 4.33 12.62 7.14
1998 244596 57866 81764 104966 5.76 3.53 8.33 5.08
1999 256272 60895 88047 107330 4.77 5.23 7.68 2.25
2000 273666 63717 96913 113036 6.79 4.63 10.07 5.32
2001 292535 65618 106986 119931 6.89 2.98 10.39 6.10
2002 313247 68352 117125 127770 7.08 4.17 9.48 6.54
2003 336242 70827 129399 136016 7.34 3.62 10.48 6.45
2004 362435 73917 142621 145897 7.79 4.36 10.22 7.26
2005 393031 76888 157867 158276 8.44 4.02 10.69 8.48
2006 425373 79723 174259 171392 8.23 3.69 10.38 8.29
2007 461344 82717 192065 186562 8.46 3.76 10.22 8.85
2008 489833 86082 203791 199960 6.18 4.07 6.11 7.18
2009 515909 87653 215047 213209 5.32 1.83 5.52 6.63
2010 541985 89224 226303 226458 5.05 1.79 5.23 6.21
2011 573908 92792 238818 242298 5.89 4 5.53 6.99
( Nguồn : Tổng cục thống kê )

Phân tích xu hướng tổng sản phẩm quốc nội GDP
t yi δ
i

i
t
i
% T
i
% a
i
% A
i
% g
i
1 231264 - - - - - - 2312.64
2 244596 13332 13332 105.76 105.76 5.76 5.76 2445.96
3 256272 11676 25008 104.77 110.81 4.77 10.81 2562.72
4 273666 17394 42402 106.79 118.33 6.79 18.33 2736.66
5 292535 18869 61271 106.89 126.49 6.89 26.49 2925.35
6 313247 20712 81983 107.08 135.45 7.08 35.44 3132.47
7 336242 22995 104978 107.34 145.39 7.34 45.39 3362.42
8 362435 26193 131171 107.79 156.72 7.79 56.71 3624.35
9 393031 30596 161767 108.44 169.95 8.44 69.94 3930.31
10 425373 32342 194109 108.23 183.93 8.23 83.93 4253.73
11 461344 35971 230080 108.46 199.48 8.46 99.48 4613.44
12 489833 28489 258569 106.18 211.81 6.17 111.80 4898.33
13 515909 26076 284645 105.32 223.08 5.32 123.08 5159.09
14 541985 26076 310721 105.05 234.35 5.05 134.35 5419.85
15 573908 31923 342644 105.89 248.16 5.89 148.16 5739.08

TB Δ = 24474 106.7 10.48
Ta thấy GDP của các thành phần kinh tế và của cả nước tăng qua các năm. Sự phát
triển nhanh chóng, dưới sự định hướng chuyển dịch kinh tế của nhà nước, từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, hướng tới đưa nước ta
thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Hiện nay, ngành dịch vụ và công nghiệp đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội hơn
40% trong khi ngành công nghiệp chỉ đóng góp hơn 10%.
Do có nhiều nguyên nhân về cơ chế chính sách đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu của
nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng thấp nhất và năm 1999 là 4.77%. Sau đó, từ sự thay
đổi tích cực từ các cơ chế, chính sách mà GDP đã tăng trưởng và thu hút đầu tư mạnh
hơn. Năm 2006, tốc độ tăng GDP ở mức cao là 8.23%. Cuộc khủng hoảng kinh tế kèm
theo những sai lầm trong quy hoạch, nôn nóng trong phát triển, đã đưa lạm phát của
nước ta lên 2 con số, tốc độ tăng trưởng giảm liên tục. Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo và
chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ với sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục
khó khăn của các Bộ ngành địa phương, doanh nghiệp và sự hưởng ứng đồng thuận
của toàn dân nên kinh tế nước ta đã bước đầu vượt qua được một số khó khăn, thách
thức. Do đó, tốc độ tăng trưởng dần được phục hồi, năm 2011, tốc độ tăng trưởng
GDP trong cả nước đạt 5.89.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016
Định hướng chung: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận;
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững
Về văn hóa, xã hội, đến năm 2020, tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%;
Về kinh tế: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình
quân 7 – 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2.2 lần so với năm
2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 USD.
Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 85% trong GDP. Giá trị tổng sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng

công nghệ cao đạt khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động.
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm
tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2.5 – 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng
mọi nguồn lực.
13
Bảng 1.5: Kịch bản phát triển dân số, GDP
Năm
Kịch bản thấp Kịch bản cơ sở Kịch bản cao
1997-2011 2011-2015 1997-2011 2011-2015 1997-2011 2011-2015
Tốc độ
tăng dân
số
1.42% 1.5% 1.42% 1.3% 1.42% 1%
Tốc độ
tăng GDP
6.7% 6% 6.7% 6.5% 6.7% 7.5%
Giá điện
Giá bán lẻ điện ở Việt Nam do Chính phủ quy định và được áp dụng thống nhất trên cả
nước. Việc điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương đề xuất và chỉ được áp dụng nếu
có sự chấp thuận của Thủ tướng. Giá điện sinh hoạt ở nông thôn thành thị là giống
nhau và thấp hơn giá điện cho sản xuất công nghiệp, thương mại và giá điện cho người
nước ngoài.
Bảng 1: Giá bán lẻ điện bình quân trong khoảng 2006-2011 (chưa tính VAT)
Năm Giá điện bình quân (đồng/kWh)
1997 673
1998 684
1999 700
2000 718
2001 742

2002 752
2003 761
2004 774
2005 783
2006 789
2007 842
2008 948.5
2009 970.9
2010 1058
2011 1242
Nguồn : EVN
14
Bảng : Phân tích xu hướng giá điện
Năm y
i
δ
i

i
t
i
% T
i
% a
i
% A
i
%
1997 673 - - - - - -
1998 684 11 11 101.63 101.63 1.63 1.63

1999 700 16 27 102.33 104.01 2.33 4.01
2000 718 18 45 102.57 106.68 2.57 6.68
2001 742 24 69 103.34 110.25 3.34 10.25
2002 752 10 79 101.34 111.73 1.34 11.73
2003 761 9 88 101.19 113.07 1.19 13.07
2004 774 13 101 101.70 115.00 1.70 15.00
2005 783 9 110 101.16 116.34 1.16 16.34
2006 789 6 116 100.76 117.23 0.76 17.23
2007 842 53 169 106.71 125.11 6.71 25.11
2008 948.5 106.5 275.5 112.64 140.93 12.66 40.93
2009 970.9 22.4 297.9 102.36 144.26 2.36 44.26
2010 1058 87.1 385 108.97 157.20 8.97 57.20
2011 1242 184 569 117.39 184.54 17.39 84.51
TB
Δ =
40.64
104.4 4.4
Giá bán điện bình quân của Việt Nam có xu hướng tăng. Tốc độ phát triển bình quân
là 104.4%, tức là giá điện hàng năm tăng bình quân là 4.4%. Tốc độ 4.4% được lấy
cho kịch bản cơ sở của giai đoạn 1997 – 2011.
Bảng : Kịch bản giá điện năm 2015
Năm
Kịch bản thấp Kịch bản cơ sở Kịch bản cao
1997-2011 2012-2015 1997-2011 2011-2015 1997-2011 2011-2015
Tăng
trưởng
giá điện
4.4% 4.5% 4.4% 5% 4.4% 6%
15
Phân tích tình hình sản xuất-tiêu thụ điện:

Điện là nguyên liệu đầu vào cho tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ trong nền kinh
tế, đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động đời sống, xã hội, sản xuất, kinh
doanh. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đi kèm với
nó là điều kiện sống của người dân được cải thiện. Vì thế, nhu cầu về điện trong những
năm gần đây liên tục tăng cao.
Bảng : Bảng nhu cầu và tiêu thụ điện từ năm 1997-2011
Năm
Nhu cầu điện
(TWh)
Sản lượng điện tiêu thụ
(TWh)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1997 19123 19.134
1998 20881 21.316 11.4
1999 22208 23.158 8.6
2000 24926 24.520 5.9
2001 28481 26.817 9.4
2002 33684 30.188 12.6
2003 39361 35.295 16.9
2004 45467 41.422 17.4
2005 53300 48.187 16.3
2006 59050 52.370 8.7
2007 66800 56.553 8.0
2008 74226 77.200 36.5
2009 84750 86.600 12.2
2010 97250 100.10 15.6
2011 98530 117.63 17.5
Tốc độ tăng trung bình hằng năm tiêu thụ điện của quốc gia là:
Ā = – 1 = -1 = 12.9%
Từ năm 1997, trung bình mỗi năm nhu cầu điện tăng 12.9%. Đặc biệt, từ năm 2008

đến 2011, nhu cầu điện có sự tăng mạnh (năm 2008 tăng 36.5%). Việc nhu cầu điện
tăng đột biến như vậy gây sức ép vô cùng lớn đối với việc cung ứng điện của ngành
điện lực Việt Nam. Trong khi đó, mở rộng sản xuất và kinh doanh điện là một việc
không hề dễ dàng khi mà vốn đầu tư cho một nhà máy phát điện mới là rất lớn, thời
gian hoàn vốn lâu, rủi ro cao. Mặt khác, thời gian xây dựng cho đến khi nhà máy hòa
lưới điện là khá dài, tạo nên độ trễ trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện. Vì thế,
việc thiếu điện dẫn đến cắt điện là điều có thể thấy được.
16
Phân tích và dự báo bằng hàm xu thế.
Dãy số trên là dãy số theo thời gian, nếu để nguyên số liệu như trên, đồ thị biểu diễn
xu thế của dãy số sẽ bị gãy khúc và rất khó phân tích. Vì thế, ta cần phải điều chỉnh và
làm trơn dãy số thời gian.
Vì dãy số thời gian có yếu tố xu thế và không có yếu tố thời vụ nên ta phân tích và
dự báo bằng phương pháp san bằng mũ Holt-Winters khi không xét đến sự tác động
của yếu tố thời vụ.
Phương pháp san bằng mũ Holt-Winters chuỗi mô hình được xác định bởi 2 phương
trình:
Ê
t
= αE
t
+ (1-α)(Ê
t-1
+ T
t-1
) ; 0 ≤ α,β ≤ 1
T
t
= β(Ê
t

- Ê
t-1
) + (1-β) T
t-1
Trong đó: Êt : giá trị ước lượng của năm t.
Et: giá trị quan sát tại năm t.
Tt : ước lượng xu thế tại năm t.
α,β: các trọng số.
Dãy số san bằng mũ Holt-Winters được bắt đầu tính toán từ t =2 với:
Ê
2
= E
2
T
2
= E
2
– E
1
Dự báo ở thời điểm tương lai: t = n+h ( h= 1,2,3….n)
Ê
n+h
= Ê
n
+ hT
n
17
Phân tích san bằng mũ Holt-Winter:
Chọn: α = β = 0.5, ta có bảng phân tích và dự báo sau:
t Năm E (TWh) Ê

t
T
t
Ê
n+h
1 1997 19.134
2 1998 21.316 21.316 2.182
3 1999 23.158 23.328 2.097 23.498
4 2000 24.520 24.972 1.871 25.425
5 2001 26.817 26.830 1.864 26.843
6 2002 30.188 29.441 2.238 28.694
7 2003 35.295 33.486 3.142 31.678
8 2004 41.422 39.025 4.340 36.628
9 2005 48.187 45.776 5.546 43.365
10 2006 52.370 51.846 5.808 51.322
11 2007 56.553 57.104 5.533 57.654
12 2008 77.200 69.918 9.174 62.636
13 2009 86.600 82.846 11.051 79.092
14 2010 100.100 96.998 12.602 93.897
15 2011 117.630 113.615 14.609 109.600
16 2012 128.224
17 2013 142.833
18 2014 157.442
19 2015 172.051
18
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG TOÀN QUỐC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP HỒI QUY ĐA BIẾN
Lựa chọn kích thước mẫu
Trong điều kiện thực tế Việt Nam, kích thước mẫu tối đa tính theo năm có thể thu thập
được là 15 mẫu do dữ liệu thống kê đầy đủ của các nhân tố ảnh hưởng đên nhu cầu

điện chỉ có từ năm 1997 đến 2011. Ta chọn tối đa kích thước có thể có từ dữ liệu
thống kê có nguồn gốc tin cậy (nguồn tổng cục thống kê).
Lựa chọn biến
Khi chọn tập mẫu, ta chọn tất cả các biến có thể có ích trong mô hình. Tuy vậy, không
phải toàn bộ thông tin này sẽ được dùng, và không phải tất cả thông tin được dùng đều
sẽ được biểu diễn trực tiếp vào mô hình.
Chọn dạng tổng quát hàm nhu cầu điện năng là :
Q
e
= f(POP, GDP, Pe, E)
Trong đó:
Q
e
– Nhu cầu về điện năng;
P
e
– Giá điện;
POP: dân số
GDP: tổng sản thu nhập quốc nội
E: Lượng điện năng tiêu thụ
19
Như vậy, chúng ta lựa chọn được 4 biến độc lập có thể được sử dụng làm biến vào của
mô hình và có các số liệu như sau:
Năm Y (TWh) POP (người) GDP (tỷ đồng) P
e
(đồng) E (TWh)
1997 17.72 74306900 231264 774 19.134
1998 19.55 75456300 244596 798 21.316
1999 21.32 76596700 256272 760 23.158
2000 22.40 77630900 273666 835 24.520

2001 25.74 78621000 292535 780 26.817
2002 30.23 79538700 313247 841 30.188
2003 34.90 80468400 336242 914 35.295
2004 39.70 81437700 362435 946 41.422
2005 50.32 82393500 393031 965 48.187
2006 56.27 83313000 425373 996 52.370
2007 65.23 84221100 461344 1027 56.553
2008 72.65 85122300 489833 1057 77.200
2009 79.32 86024600 515909 970 86.600
2010 95.35 86736000 541985 1058 100.100
2011 97.87 90549390 573908 1242 117.630
TIẾN HÀNH DỰ ÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM
EVIEWS.
Các bước thực hiện theo chiến lược XD mô hình từ đơn giản đến tổng quát:
Bước 1: Xây dựng mô hình dự báo trong mẫu
Xây dựng mô hình dự báo trong mẫu từ bộ dữ liệu thống kê từ 1995 – 2009
Đánh giá và lựa chọn biến: Xây dựng ma trận tương quan để xác định mức tương quan
giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, loại bỏ ngay những biến có mức tương quan
thấp (khoảng < 0,8).
Ước lượng mô hình đơn giản, có dạng:
[ ]

=
×+=
j
i
ii
XCCY
1
0

Trong đó:
Y: Nhu cầu điện năng
X
i
(i=
j,1
): j biến đầu vào được lựa chọn ở phần trên
20
Sử dụng chương trình Eviews 6.0 ta xây dựng được ma trận tương quan giữa các biến
độc lập với các biến phụ thuộc (xét trong giai đoạn 1997 – 2011) như sau:
GDP PE POP E Y
GDP 1 0.9177 0.9848 0.9678 0.9916
PE 0.9177 1 0.9231 0.9800 0.9395
POP 0.9848 0.9231 1 0.9526 0.9663
E 0.9678 0.9800 0.9526 1 0.9844
Y 0.9916 0.9395 0.9663 0.9844 1
Qua bảng trên ta thấy các biến đều có tương quan chặt với biến phụ thuộc nên không
có biến nào bị loại bỏ. Trong các số liệu thu thập được ta đánh giá được các biến GDP,
POP, Pe, E đều có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới nhu cầu điện năng của toàn quốc. Vì thế
chúng ta sẽ thực hiện lựa chọn các biến đưa vào mô hình dự báo.
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có cấu trúc tổng quát như sau:
[ ]

=
×+=
8
1
0
i
ii

XCCY
Trong đó:
- Y: Nhu cầu điện năng
- Xi: 4 biến đầu vào gồm GDP, POP, Pe, E
Qua việc phân tích tương quan ta thấy các biến độc lập đều có tương quan chặt với
biến phụ thuộc nên không có biến nào bị loại bỏ. 4 biến này sẽ được đưa vào mô hình
đơn giản: Y = C
1
+ C
2
*POP +C3*GDP + C4*Pe + C5*E
21
Sử dụng Eviews ta ước lượng được mô hình đơn giản như sau:
Y = 112.677248363 - 2.13948318782e-06*POP + 0.000237016196483*GDP + 0.00536800660329*Pe +
0.306756919377*E
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 06/05/12 Time: 12:01
Sample (adjusted): 1997 2011
Included observations: 15 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 112.677248363378 52.30313350930824 2.154311621565 0.0566508
POP -2.13948313e-06 1.0052507588e-06 -2.128307955993 0.0591897
GDP 0.000237016167 6.0848399195e-05 3.895191978991 0.0029847
E 0.306756919370 0.24951719125388 1.229401941525 0.2470627
Pe 0.005368006603 0.03208209824827 0.167320932744 0.8704527
R-squared 0.996285089405 Mean dependent var 48.5746666
Adjusted R-squared 0.994799125274 S.D. dependent var 27.8117404
S.E. of regression 2.005701796867 Akaike info criterion 4.4910666
Sum squared resid 40.228396979585 Schwarz criterion 4.7270834

Log likelihood -28.683000030610 Hannan-Quinn criter. 4.4885525
F-statistic 670.463719560383 Durbin-Watson stat 2.2996824
Prob(F-statistic) 4.23200800e-12
Bước 2: Đánh giá mô hình dự báo trong mẫu:
nghĩa là 99.47% sự biến đổi của nhu cầu tiêu thụ điện được giải thích chung bởi các
biến trong mô hình
Kiểm định ý nghĩa trong mô hình bằng kiểm định F, ta thấy rằng F=603 và pF =
4.232e-12 < 0.05 do đó ta kết luận mô hình trên là có ý nghĩa;
- Kiểm định tự tương quan: Các biến POP, GDP có P-value <0.05; biến Pe và E có P-
value> 0.05. Tuy nhiên, mô hình hồi quy được xây dựng nhawmg mục đích dự báo
nên chúng ta không cần phải loại bớt 2 biến này.
Bước 3: Dự báo tiền nghiệm:
Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân:
Công thức:
Y
n+2
= yn.t
(L)
Yn+2: Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
Yn: Mức độ được dùng làm lấy gốc
t: Tốc độ phát triển bình quân
L: tầm xa của dự báo
Tiến hành dự báo cho giai đoạn 2012 – 2015 theo các kịch bản ở trên ta có
22
Kịch bản thấp
Năm POP (người) GDP (tỷ đồng) Pe (đồng) E (TWh)
2011
90549390 573908 1242
109.600
2012

91907631 608342.5 1297.89
128.224
2013
93286245 644843 1356.295
142.833
2014
94685539 683533 1417.328
157.442
2015
96105822 724545 1481.108
172.051
Kịch bản cơ sở
Năm POP (người) GDP (tỷ đồng) Pe (đồng) E (TWh)
2011
90549390 573908 1242
109.600
2012
91726532 611212 1304.1
128.224
2013
92918977 650940 1369.30
142.833
2014
94126924 693252 1437.77
157.442
2015
95350574 738313 1509.66
172.051
Kịch bản cao
Năm POP (người) GDP (tỷ đồng) Pe (đồng) E (TWh)

2011
90549390 573908 1242
109.600
2012
91454884 616951.1 1316.52
128.224
2013
92369433 663222.4 1395.51
142.833
2014
93293127 712964.1 1479.24
157.442
2015
94226058 766436.4 1567.99
172.051
23
Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2015
Năm
Nhu cầu tiêu thụ điện năng (TWh)
Kịch bản thấp Kịch bản cơ sở Kịch bản cao
2012 106.5301 109.6392 108.2356
2013 117.0267 123.555 119.5285
2014 128.0123 138.2992 131.7006
2015 139.5179 153.9349 144.8094
24

×