Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả ở bậc Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.73 KB, 22 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng
dạy học phân môn chính tả ở bậc Tiểu học
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong việc trau dồi ngôn
ngữ, bồi dưỡng tình cảm và lòng yêu Tiếng Việt Môn Tiếng Việt ở bậc
tiểu học giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp sử dụng
Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết); từ đó giúp các em biết giao tiếp trong cuộc
sống thường ngày. Ở bậc tiểu học yêu cầu học sinh đọc thông viết thạo tưởng
chừng như rất dễ ; ấy vậy mà việc thực hiện lại rất khó. Viết thạo ở đây không
có nghĩa là học sinh viết đúng các yêu cầu chính tả Tiếng Việt mà còn phải
viết với tốc độ phù hợp. Để góp phần giúp HS viết thạo; môn Tiếng Việt có 2
phân môn cơ bản : môn tập viết và môn chính tả. Môn tập viết chủ yếu rèn
cho HS cách viết , trình bày 1 bài viết trong khoảng thời gian nhất định thì
phân môn chính trả lại chủ yếu rèn HS cách viết đúng chính tả giúp các em
nắm vững qui tắc và có thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng chuẩn
Vì vậy, viết đúng chính tả là một yêu cầu rất quan trọng của môn Tiếng
Việt, góp phần tạo điều kiện cho các em sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao,
trong việc học tập các bộ môn văn hoá khác, trong việc viết văn bản, thư từ,
Nếu các em viết đúng chính tả thì chất lượng học tập các môn học khác sẽ
được nâng cao.
II. Thực trạng vấn đề:
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp chỉ đạo
sát sao nên chất lượng chữ viết HS đã có nhiều cải thiện. Có rất nhiều HS và
1
các thầy cô, giáo viết chữ đẹp. Các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch , viết chữ
đẹp”, “ Nét chữ, nết người”; thi Viết chữ đẹp giáo viên và học sinh …đã được
phát động , được các nhà trường, các thầy cô giaó, các em HS hưởng ứng tích
cực và phát huy hiệu quả đã làm giảm rất nhiều số HS viết sai chính tả.
Tuy vậy, một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là số HS không những
viết chữ xấu mà viết sai chính tả còn nhiều mà chưa thể khắc phục ngay một


sớm một chiều. Có thể chiếm 20-21% số HS. Bên cạnh những yếu tố chủ
quan xuất phát từ HS ( do thói quen, nề nếp học tập…) còn chứa đựng nhiều
yếu tố khách quan. Việc viết sai chính tả của HS do ảnh hưởng của phương
ngữ cũng trở thành phổ biến và việc khắc phục cũng rất khó khăn.
Qua công tác chỉ đạo dạy học hiện nay, khi dạy môn chính tả, tôi thấy
nhiều GV đã không đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ ra được những
cách phân biệt, so sánh…không kết hợp việc rèn kỹ năng và phát triển tư duy
để HS tránh mắc các lỗi khi viết.
Ở tiểu học HS được xem như trang giấy trắng, công lao dạy dỗ của các
thầy cô giáo như những nét bút viết trên trang giấy trắng ấy. Nhưng thực tế,
có nơi có lúc yêu cầu này chưa được chú ý đúng mức. Thật sự để có được HS
viết đúng, viết đẹp phải có sự dày công, uốn nắn, bảo ban tận tình, hết mực
của thầy cô mới mong đạt được hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân HS viết sai lỗi chính tả, biện pháp khắc phục là gì?
Sau một thời gian nghiên cứu, theo dõi và chỉ đạo dạy học chính tả ở trường
T.H . Qua việc thu thập, khảo sát kết quả chữ viết của HS nói chung và một
bộ phận HS viết sai lỗi chính tả, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm
gíup các cán bộ quản lý, GV dạy tiểu học nhận thức nghiêm túc trách nhiệm
của mình, thực hiện tốt hơn việc rèn luyện và dạy học HS viết đúng chính tả,
góp phần nâng cao chất lượng chữ viết và bồi dưỡng nhân cách học sinh. qua
đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng dạy học
phân môn chính tả ở bậc Tiểu học “
2
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. C¸c biÖn ph¸p gióp Hs kh¾c phôc lçi chÝnh t¶:
Năm học XXX là năm học tiếp tục thực hiện chủ đề “ Đổi mới công tác
quản lý và nâng cao chất lượng dạy học” . Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động
xây dựng “ Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Cũng là năm học tiếp
tục thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng. Trong phân môn chính tả, để đạt được
những yêu cầu trên, GV cần phải giúp các em bước đầu khắc phục dần dần về

lỗi chính tả. Viết chính tả không chỉ là vận động cơ bắp, phối hợp thuần thục
của các ngón tay, bàn tay, cổ tay, mà các em còn phải vận động trí óc, tư duy
của mình vào bài viết.
Hình thành kĩ năng viết chính tả là khẳng định được vai trò của ý thức.
Kĩ năng chính tả có ý thức phải đạt tới mức độ tự động hoá một cách tự giác.
Để có một kĩ năng viết đúng chính tả, chúng ta phải tuân thủ theo những qui
định, qui tắc đã được xác lập và biểu hiện cách kết hợp chữ cái để thể hiện
chữ viết một cách trật tự và đúng theo những qui định, quy tắc về chính tả.
Trong thực tế, ở tất cả các khối lớp, hiện nay vẫn có một bộ phận viết
sai lỗi chính tả. Bình thường các em có thể sai từ 1 đến 2 lỗi chính tả. Có em
viết sai từ 10 - 12 lỗi trong một bài khoảng 60 -70 chữ. Khi chấm một số bài
Tập làm văn, tập viết …có những đoạn GV không thể hiểu các em muốn diễn
đạt điều gì? Vì bài làm của các em, mắc quá nhiều lỗi chính tả và điều đó làm
nội dung , ý nghĩa cuả đoạn bài cũng bị sai lệch….
Qua khảo sát chất lượng tại thời điểm đầu năm học ở một số trường, kết
quả điểm của phân môn chính tả năm học XXX như sau:
Thời gian Số
lượng
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đầu năm 500 20,1% 25,6% 32,8% 21,5%
3
Với tỷ lệ này, số HS yếu đầu năm chiếm 26,5% điều này sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới kết quả học tập của các em vì nó sẽ hạn chế khả năng giao tiếp,
mất tự tin trở nên rụt rè, nhút nhát.
Vì vậy, tôi đã suy nghĩ cần phải nghiên cứu và thống kê lỗi chính tả mà
các em thường mắc, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp thích ứng, phù
hợp với đặc điểm của từng đối tượng HS của lớp, để có cơ sở giúp các em
khắc phục dần việc sai lỗi chính tả. Tạo cho các em mạnh dạn, tự tin trong
học tập, trong giao tiếp, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay. Qua thực
tiễn theo dõi và chỉ đạo dạy học phân môn chính tả ở trường tiểu học , để giúp

GV nâng cao chất lượng chữ viết, hạn chế các sai lỗi chính tả cho HS, tôi xin
đưa ra một số biện pháp sau:
I. Biện pháp 1: Hướng dẫn, chỉ đạo thống kê các lỗi chính tả mà HS
thường gặp:
1. Thống kê các lỗi chính tả HS thường gặp:
Để thực hiện tốt việc dạy học phân môn chính tả việc đầu tiên là tôi hướng
dẫn các nhà trườngvà GV tiểu học phải thống kê được các lỗi chính tả thường
gặp , tùy vào tình hình thực tế ở mỗi địa bàn, mỗi trường , mỗi lớp mà việc
học sinh viết sai lỗi chính tả có khác nhau. Đặc biệt là phải thống kê thành các
dạng lỗi mà HS thường mắc phải, trong đó cần chú ý đến những lỗi sai có
nguồn gốc từ phương ngữ.
Ví dụ : Bước vào đầu năm học, qua hai tuần đầu dạy học kết hợp với bài
khảo sát chất lượng đầu năm, tôi hướng dẫn GV kiểm tra thêm một bài tập
viết và 1 bài chính tả . Sau đó tiến hành thống kê những lỗi chính tả mà các
em thường gặp sau :
1.1 Lỗi về âm đầu : Do đặc tính cuả địa phương mà trên địa bàn huyện
( hoặc do không biệt được cách viết chính tả…), HS thường mắc một số lỗi
âm đầu sau :
4
- Các em viết hay lẫn lộn một số âm đầu như : g/gh, ng/ngh, ch/tr, s/x,
r/d/gi,…
Ví dụ Viết đúng Viết sai
- g/gh: ghe thuyền ge thuyền
gồ ghề gồ gề
- ng /ngh: suy nghĩ,… suy ngĩ

- ch/ tr : trung thành chung thành
mưu trí mưu chí
bụi tre,… bụi che
- s / x : xôn xao xôn sao

chim sâu chim xâu
siêng năng,… xiêng năng

- d /r/ gi: gia đình da đình
Rổ rá dổ giá…
1.2. Lỗi về vần :
- HS hay nhầm lẫn các vần như: ao / au / âu; iu / iêu ; im / iêm, ip /
iêp ; ui / uôi, ôm / uôm ; ưi / ươi, …
Ví dụ Viết đúng Viết sai
. uối/ui hạt muối hạt múi
5
. ao / au / âu: màu sắc mầu sắc
. iu / iêu: chịu khó chiệu khó
cánh diều cánh dìu
riêu cua riu cua
. im / iêm : lim dim lim diêm
tiêm thuốc tim thuốc
. ip / iêp/ : rau diếp rau díp
. ôm / uôm: cánh buồm cánh bùm
nhuộm vải nhụm vải
. iêu / ươu/uư: con hươu con hưu
bầu rượu bầu riệu
1.3. Lỗi về âm cuối:
- HS thường viết lẫn lộn chữ có âm cuối : n/ng, c/t, n/nh, t/ch, …
Ví dụ Viết đúng Viết sai
. n/ ng: bản mường bản mườn
. c / t: xanh biếc xanh bít
rét buốt rét bút
. nh / n: bệnh viện, bệnh vịn
con nhện con nhệnh

. ch / t : mũi hếch mũi hết
đông nghịt đông ngịt, …
6
1.4 Lỗi về dấu thanh:
- Trong Tiếng Việt có 6 thanh điệu ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng )
khi viết HS vẫn thường sai khi không phân biệt được 2 thanh điệu ( hỏi / ngã).
Ví dụ: Đúng Sai
mũi tên mủi tên
mở cửa mỡ cữa
suy nghĩ suy nghỉ
san sẻ san sẽ
sẵn sàng sẳn sàng
đám giỗ đám giổ…….

1.5. Lỗi về viết hoa
- Viết hoa chữ đầu câu, viết hoa tên riêng.
Ví dụ: Thì ra hai cô bé hoa và lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó.
Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- hoa, Lan, tàu hỏa đến!
(Trích “Út Vịnh” Tiếng Việt tập 5, lớp 2, trang 136)
Hoặc : Viết đúng: Viết sai:
Hải Phòng hải phòng,…
Trần Hưng Đạo Trần hưng đạo,…
7
- Ngoài ra HS còn mắc lỗi về viết hoa tuỳ tiện .
Ví dụ: Anh bắt lấy Thỏi thép hồng như bắt lấy một con Cá sống. Dưới
những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giẫy
lên đành đạch.
( Tiếng Việt 5- tập 2- Trang 13 ).
* Lập bảng thống kê :

Bảng thống kê Viết sai lỗi chính tả thùc hiÖn theo mÉu sau :
Lỗi Âm đầu Vần Âm cuối Dấu thanh Viết hoa
Kết
quả
Số
lượng
Tỷ
lệ
Số
lượng
Tỷ
lệ
Số
lượng
Tỷ
lệ
Số
lượng
Tỷ
lệ
Số
lượng
Tỷ
lệ
Đầu
năm
Giữa
kỳ 1
Cuối
kỳ 1

Giữa
kỳ 2
Cuèi
n¨m
2. Tìm hiểu nguyên nhân:
8
Sau khi thống kê lỗi của HS thường mắc phải, nhà trường và GV xác định
nguyên nhân dẫn đến HS mắc lỗi như sau:
1/ Nguyên nhân do ảnh hưởng phương ngữ:
- Do ảnh hưởng tiếng địa phương, các em phát âm lệch chuẩn tiếng phổ
thông, dẫn đến lẫn lộn,viết sai chính tả (chủ yếu là lỗi nguyên âm đôi và dấu
hỏi dấu ngã…)
Ví dụ: Con vịt => con vịch
Miền biển miền bỉn
Cân thịt => cân thịch
Cái chổi => cái chũn,…
Lúa chiêm luá chim
Cái liềm cái lìm
2/ Nguyên nhân thuộc về giáo viên:
- Phương pháp dạy học của GV, chưa phù hợp với đặc điểm của từng
lớp, từng vùng miền. Đặc biệt chưa quan tâm nhiều đến các đối tượng HS còn
viết sai chính tả. Cá biệt có những GV luyện phát âm và chữ viết cho HS còn
chưa đúng quy định, chưa đúng chuẩn.
- Chưa tích cực trong việc rèn cách phát âm chuẩn cho học sinh.
- Xem nhẹ việc sửa sai lỗi chính tả của học sinh. Nhất là khi chấm bài
cho HS. Chưa giúp học sinh tự nhận thấy lỗi sai chính tả của mình, để các em
có hướng khắc phục.
- Chưa giúp các em hiểu sâu sắc về nghĩa của từ và ghi nhớ đầy đủ các
qui tắc, mẹo luật chính tả.
3/ Nguyên nhân về phía học sinh:

- Ngoài lỗi do phát âm từ tiếng địa phương, trên địa bàn dân cư sinh
sống, trong những năm gần đây có một số bà con ở các tỉnh khác đến sinh
sống nên ít nhiều ảnh hưởng các em trong việc phát âm lệch chuẩn tiếng phổ
9
thông. Ví dụ : nhầm lẫn giữa n/l, ch/tr…dẫn đến việc sửa sai lỗi chính tả rất
khó khăn.
Từ đó các em dẫn đến viết sai lỗi chính tả.
- Luyện đọc sách còn ít.
- Chưa hiểu cụ thể về nghĩa của từ.
- Chưa nắm đầy đủ các qui tắc chính tả.
- Chưa có ý thức, thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Khi học chính tả
các em chưa tập trung, chú ý kết hợp giữa nghe - nhớ - viết.
II. Biện pháp 2: Chỉ đạo lập sổ theo dõi lỗi chính tả của học sinh; phối
hợp với gia đình và nhà trường rèn viết đúng chính tả cho HS :
Sau khi xác định được lỗi HS thường gặp và nguyên nhân , tôi đề xuất GV
nên lập Sổ riêng để theo dõi chính tả cho HS yếu, kềm cặp, giúp đỡ HS đó
tiến bộ. Việc đánh giá HS sẽ tiến hành thường xuyên và xác định việc HS viết
có tiến bộ hay qua các bài thi định kỳ (4 lần trong năm) + các bài kiểm tra
thêm chính tả + tập viết của do tổ khối – Ban giám hiệu nhà trường tổ chức để
nghiệm thu, đánh giá kết quả một cách chắc chắn.
Nội dung sổ theo dõi như sau:
Tên học sinh: … Lớp:….
Bài viết: … Ngày tháng kiểm tra;
Điểm đạt: …
Lỗi đã mắc: … Số lỗi : / tổng số chữ viết.
Biện pháp khắc phục: …
Kết quả: …
Tồn tại: …
Nhận xét ( so với các bài kiểm tra lần trước….)
Đề nghị với phụ huynh:…………

Ý kiến của phụ huynh:……………
10
Với việc lập sổ này giúp GV theo dõi sát HS một cách có hệ thống trong cả
năm học; sổ này giúp GV cập nhật và theo dõi từng HS một cách có hệ thống,
chi tiết: phát hiện và cập nhật chính xác những lỗi mà HS gặp phải; tránh tình
trạng HS bị quên và từ đó GV có các biện pháp uốn nắn theo dõi HS một cách
kịp thời. Hơn nữa với sổ này GV cũng tạo cơ hội trao đổi với phụ huynh HS
trong việc phối hợp dạy và rèn cho HS.
Qua việc theo dõi uốn nắn HS học cả trên lớp và ở nhà (qua theo dõi thêm
của phụ huynh) mà hiệu quả rèn viết HS viết đúng chính tả trở nên chặt chẽ
và có hiệu quả hơn. Đây là một giải pháp theo tôi rất hữu hiệu trong việc rèn
viết đúng chính tả cho HS.
III. Biện pháp 3: Chỉ đạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học : Nâng
cao chất lương giờ dạy tập viết và chính tả;
Dạy học là một nghệ thuật. Trong các đợt chuyên đề do phòng GD- ĐT tổ
chức tôi thường nhắc nhở giáo viên : không có một cách dạy học nào duy
nhất, không có tiết dạy nào là tiết mẫu cho tất cả. Công việc dạy học của GV
phải là nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì phải luôn sáng tạo, phù hợp với đối
tượng HS thì mới đem lại hiệu quả cao. Trong các tiết lên lớp dạy học phân
môn chính tả, tôi thường lưu ý GV chú ý một số cách dạy học như : Gợi ý xác
định nội dung trọng tâm của bài chính tả.; nhận xét các hiện tượng chính tả
cần lưu ý. Sau đó hướng dẫn HS biết ( phân tích, so sánh, ghi nhớ ) và tập
viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn…
Đặc biệt để giúp HS sửa lỗi chính tả, GV cần chú ý biện pháp luyện theo
mẫu, phân biệt cho HS, nắm bắt cơ chế và thực hiện theo mẫu. Trong quá
trình dạy , GV cũng nên triệt để dạy học bawnmgf giao tiếp, thực nghiệm,
tăng cường phân tích ngôn ngữ làm cho HS hiểu sâu hơn và vận dụng thực
hành có hiệu quả hơn.
Trong quá trình dạy học GV luôn tích cực tổ chức các trò chơi, thi đố, phát
hiện và chữa nhanh lỗi sai giúp HS học tập hứng thú , linh hoạt hơn. Tạo ra

nhiều hứng thú cho HS khi học môn chính tả là việc các nhà trường và GV
11
khi dạy cần chú ý chứ không phải chỉ cho HS trật tự ngồi viết mà ít được quan
tâm của GV. Vì dạy học mà không khắc sâu kỹ năng cho HS thì HS sẽ không
ghi nhớ được và những lỗi sai dễ bị lặp lại.
Một vấn đề nữa, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển thì chúng tôi
cũng luôn chỉ đạo và khuyến khích các nhà trường hướng dẫn động viên GV
mua máy vi tính và tự học. Việc đực sách thư viện và tra cứu trên internet
đang là nét đẹp của GV trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng và không ngừng
phấn đấu, vươn lên.
IV. Biện pháp 4: Giúp HS luyện phát âm đúng chuẩn cho học sinh, dạy
học kết hợp nói – viết:
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng. Ngôn ngữ Tiếng Việt lấy
chữ viết để xác định chuẩn mực ngữ âm. Cách phát âm này giúp cho HS viết
đúng chính tả và giảm bớt ảnh hưởng của phát âm địa phương. Để giúp HS
viết đứng chính tả, điều đầu tiên GV cần hướng dẫn HS biết nhận diện và phát
âm chuẩn (đúng).
*Ví dụ:
- Luyện HS phát âm đúng phụ âm đầu:
Phát âm đúng Chưa đúng
Trân trọng - chân trọng
Chào mừng - trào mừng
- Phát âm đúng phần vần (thường chứa các nguyên âm đôi):
Phát âm đúng Chưa đúng
Thiên nhiên thin nhin
Tuổi thơ tủi thơ
Mong muốn mong mún
12
Bông lúa bông ló…
Đặc biệt GV cũng hướng dẫn HS phát âm do bị phát âm chệch như:

Phát âm đúng Chưa đúng
Bông hoa bông huơ
Cây cọ cây quạ
Có cúa…
Có thể nói việc luyện phát âm đúng dựa trên cơ sở chữ viết là điều kiện
vững chắc để HS viết đúng chính tả.

V. Biện pháp 5: Chỉ đạo giúp HS khắc phục lỗi chính tả thông qua các
phân môn và môn học khác :
Việc dạy học các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác như: Tự nhiên-
Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Đạo đức…có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc
giúp HS có ý thức nâng cao chất lượng chữ viết và khắc phục lỗi chính tả.
a/ Phân môn tập đọc:
- Đối với môn tập đọc, giáo viên luôn chú trọng đến khâu phát âm. Giúp
các em phát âm chuẩn tiếng phổ thông, để các em phân biệt được các tiếng
có:
. Âm đầu: s/x, d/r/gi, tr/ch, …
. Âm cuối: n /ng, n /nh, t /c, t /ch, …
. Vần có âm đôi, âm đệm: oac, oăc, oeo, uy, iê, oang, oăng, oeng, oet,…
. Tiếng có thanh hỏi , thanh ngã: bão lửa, lơ lửng,
b/ Phân môn luyện từ và câu:
13
- Thông qua môn học này, giúp các em hiểu cụ thể về nghĩa của từ để các
em phân biệt được cách viết khác nhau.
Ví dụ: nghỉ ngơi ≠ nghĩ ngợi, suy nghĩ,…
bả vai ≠ bã trầu, buồn bã, cặn bã,…
uống sữa ≠ sửa chữa, sửa soạn, tu sửa,…
vất vả ≠ cãi vã, vội vã, vồn vã, …
c/ Phân môn chính tả:
- Với những chữ khó, học sinh dễ lẫn lộn giáo viên áp dụng phương

pháp phân tích, so sánh. Phân tích cấu tạo tiếng, so sánh những tiếng giống
nhau về cách đọc nhưng khác nhau về cách viết để học sinh không nhầm lẫn
khi viết.
- VD: văng tục ≠ văn vẻ
làng quê ≠ làn gió
mặt bàn ≠ mặc dù
âm nhạc ≠ nhạt nhoà
chuột nhắt ≠ nhắc nhở
Trong phân môn học này, chú trọng đến việc sửa lỗi chính tả, giúp
học sinh tự nhận thấy lỗi sai chính tả của mình, trong mỗi bài viết. Đồng thời
cho các em tự viết những lỗi đã mắc phải nhiều lần.
d/ Phân môn tập làm văn:
Trong mỗi giờ sửa bài tập làm văn ngoài việc chữa ý về cách diễn đạt
câu văn, cách ngắt câu, giáo viên còn chú trọng đến việc sửa sai lỗi chính tả
cho HS. Đặc biệt là giúp HS biết cách dùng từ đặt câu.
14
- Ví dụ : Dạy bài Tập làm văn Quan sát tranh và trả lời câu hỏi- Lớp 2 (tuần
9): Đề bài : Đàn gà mới nở.
Khi dạy học, GV hướng dẫn cho HS tập quan sát tranh và trả lời miệng từng
câu hỏi ghi trên bảng phụ, hoặc từng câu hỏi ghi trên bảng lớp:
+ Lông gà con màu gì? Gợi ý: - Lông gà con có màu vàng óng…
+ Mắt gà con như thế nào? – Mắt sang long lanh…
+ Chân gà con ra sao, đôi chân đó hoạt động như thế nào ? – Đôi chân
bé xíu đang chạy lon ton…
Từ đó mà GV đã hướng dẫn cho HS biết cách lựa chọn từ ngữ chuẩn xác để
diễn đạt, nếu chưa chính xác, GV gợi ý sửa lỗi cho HS
VI. Biện pháp 6: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:
* Ví dụ: Ở phân môn chính tả lớp 2, bước đầu yêu cầu các em cần nắm
được luật chính tả đơn giản như: - Các âm đầu: k, gh, ngh: chỉ được ghép
với những nguyên âm e, ê, i, và các vần có nguyên âm e, ê, i, iê đứng đầu vần.

- Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng âm ch
như: chăn, chiếu, chảo, chổi, chày, chén, chum, chỉnh, chuông, ché, …Châu
chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi, chó …
- Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng âm s: sả, si, sồi,
sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sa nhân, sậy, sấu, sến, sầu riêng, so đũa, …Sếu,
sên, sò, sáo, sóc, sứa, sư tử, ….
Ngoài ra cũng có một số ít từ ở trường hợp ngoại lệ .
VII. Biện pháp 7: Chỉ đạo hướng dẫn nhà trường và giáo viên tổ chức thi
viết chính tả ; đồng thời chấm , chữa bài chính tả cho HS thật chu đáo và
có trách nhiệm.
15
- GV tiểu học là một ông thầy tổng thể; đồng thời là một tấm gương cho HS
noi theo. Do vậy người GV luôn là một hình ảnh lý tưởng của HS. Thật khó
có HS viết đúng , viết đẹp nếu GV ta chưa viết đúng, viết đẹp. Qua theo dõi ,
chỉ đạo chúng tôi cũng nhận thấy; ở những lớp GV viết đúng và đẹp thì số
lường HS viết đúng và đẹp cũng rất nhiều.Vậy một yêu cầu nữa đối với GV
tiểu học phải là một người thầy viết chữ đẹp và đúng chính tả. Vì vậy chúng
tôi cũng chỉ đạo một số trường tổ chức cho GV tập viết chữ đẹp trên chính vở
của HS. Qua cách làm HS này, GV đã rút ra được kinh nghiệm cho các dạy
HS viết đúng và đẹp hơn.
- Cuối mỗi tháng, giáo viên tổ chức cho cả lớp thi viết đúng, viết đẹp, có
nhận xét, đánh giá và khen thưởng kịp thời. Nhà trường thì kết hợp thi viết
theo khối sau các lần kiểm tra định kỳ ( 4 lần trong năm ). Sau mỗi học kỳ và
năm học, nhà trường lại tổ chức triển lãm “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” và
khen thưởng những em viết đúng và đẹp; nhằm lôi cuốn HS học tập và tham
gia tích cực hơn.
-Việc chấm chữa bài chính tả không phải chỉ trách nhiệm chuyên môn mà
còn là lương tâm trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Theo quy định GV phải
chấm ngay 1 số bài của HS trên lớp để kịp thời nắm thông tin trên lớp , từ đó
uốn nắn giúp HS mau tiến bộ. Các bài còn lại GV thu về nhà để chấm, thống

kê các dạng lỗi chính tả để có kế hoạch sửa lỗi chính tả cho HS. Với những
HS còn yếu GV nên kết hợp nhắc nhở, động viên nhẹ nhàng , không được quở
trách nặng nề hoặc đưa ra hình thức phạt HS sẽ làm cho HS thụ động, thiếu tự
tin …
- Bên cạnh làm tốt khâu chấm chữa bài chính tả, GV cũng lưu ý việc ghi lời
phê. Lời phê tốt có tác dụng rất lớn đến HS trong quá trình học tập. Lời phê
phải ngắn gọn, rõ ràng, có tác dụng cho nỗ lực học tập của HS .
Ví dụ : - Em cần viết hoa đầu câu;
- Em chú ý viết đúng g/gi;
16
- Hoặc cần cố gắng…vv
VIII. Biện pháp 8: Vận dụng đa dạng các bài tập chính tả:
- Để khắc phục lỗi chính tả cho các em, giáo viên phát huy tốt các tiết
luyện Tiếng Việt ở lớp, bằng cách vận dụng đa dạng các loại bài tập chính tả:
a/ Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái trước chữ viết đúng chính tả:
A/ số lượng B/ bay lượng
C/ tuổi thơ D/ tuổi thư
b/ Bài tập tự chọn:
Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm:
(sắn, xắn): … tay áo, củ … ,
(căng, căn): kiêu … , … dặn,
(vắn, vắng): … mặt, … tắt,
c/ Bài tập phát hiện:
Gạch chân những chữ viết sai lỗi chính tả trong các câu văn sau:
tuấn là đứa con hiếu thão.
Chim sẽ là bạn tốt của Bé thơ.
d/ Bài tập phân biệt:
Tìm từ để phân biệt các cặp từ sau:
xâu/sâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá,… / sâu bọ, chim sâu, nông sâu,

sâu sắc, sâu rộng,…
17
xẻ/sẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ tà, máy xẻ, …/ chim sẻ, chia sẻ, nhường
cơm sẻ áo,…
e/ Bài tập điền khuyết:
Điền vào chỗ chấm:
- iêt hay iêc: bữa t… , thời t …
- ch hay tr: cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ,
g/ Bài tập tìm từ:
Tìm từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:
. Cơ thể của người.
. Cùng nghĩa với nghe lời.
. Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng).
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Chỉ đạo nghiên cứu và tổng kết rút
kinh nghiệm cho từng tổ khối , nhà trường và toàn huyện.
1.Căn cứ vào kết quả báo cáo và khảo sát thực tiễn từ các trường tiến hành
thử nghiệm, tôi hướng dẫn các nhà trường triển khai như sau :
- Tháng 8/2010 : Tiến hành khảo sát và thống kê lỗi chính tả HS thường gặp.
Lập bảng và lập sổ theo dõi.
- Tháng 9-10/2010: Tổ chức dạy học giúp HS khắc phục theo các biện pháp
nêu trên. Tổ chức kiểm tra, khảo sát lần 1.
- Tháng 11-12/2010: Tiếp tục bồi dưỡng , theo dõi , phân loại HS;
- Tháng 1/2011: Tổ chức kiểm tra, khảo sát lần 2. Họp sơ kết, rút kinh
nghiệm. Đánh giá việc thực hiện Sổ theo dõi HS cuả giáo viên.
18
- Tháng 2-3/2011 : Tiếp tục bồi dưỡng, theo dõi , giúp đỡ HS. Cuối tháng 3
Tổ chức thi Viết chữ đẹp GV và HS cấp trường .
- Tháng 4/2011: Bồi dưỡng, khảo sát, đánh giá chất lượng chữ viết HS. Tổ
chức cho HS và GV tham gia Viết chữ đẹp - cấp huyện và dự thi cấp tỉnh .
- Tháng 5/2011: Bồi dưỡng, củng cố chất lượng viết chính tả của HS. Sau đó

kiểm tra , khảo sát lần 4. Bàn giao chất lượng chữ viết, kết quả rèn chính tả.
Trao đổi , xếp loại việc thực hiện của GV qua kết quả kiểm tra thực tế và ở
Sổ theo dõi của GV. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau 1 năm học thực
hiện.
* Ghi chú : Đây chỉ là kiểm tra, khảo sát của nhà trường nhằm nghiệm thu,
kết quả dạy học của GV. Trong quá trình dạy học GV thường xuyên hướng
dẫn, kiểm tra HS thông qua các bài cụ thể.
2. Hướng dẫn nghiệm thu kết quả và tổ chức tổng kết và đề xuất các phương
án có tính khả thi để rút kinh nghiệm tốt hơn cho những năm học tiếp theo.
Đặc biệt tập trung nhấn mạnh nội dung tổng kết kinh nghiệm :
+ Về cách dạy của GV,
+ Các biện pháp ( mẹo ) của GV trong quá trình giúp HS khắc phục các
lỗi chính tả;
+ Những vướng mắc hiện nay trong quá trình dạy học phân môn chính tả
giải quyết kịp thời những vướng mắc hiện nay trong cách dạy học phân
môn chính tả và các phân môn Tiếng Việt khác.
+ Những đề xuất của cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy học, cả ý
kiến đóng góp của phụ huynh hoặc của nhân dân nói chung.
19
3. Sau khi tổng kết, Phòng GD- ĐT tổ chức các chuyên đề về việc dạy học và
rèn viết đúng chính tả cho HS trong dịp hè và triển khai kế hoạch cho năm
học mới.
C- KẾT LUẬN :
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau một thời gian chỉ đạo một số nhà trường áp dụng biện pháp trên, từ kết
quả thu được qua cuối học kỳ và cuối năm học của từng trường, tôi nhận thấy
số lượng HS viết sai lỗi chính tả đã giảm đi rõ rệt. Sự tiến bộ của HS về chính
tả đã được nâng lên rất nhiều. Bản thân học sinh có ý thức hơn trong học tập,
nhất là khi viết chính tả. Số lỗi các em mắc phải từng bước giảm dần. Mỗi em
đều có sự thi đua rèn chữ viết của mình, tự chuẩn bị trước bài chính tả sắp

học, tự tìm hiểu để làm bài tập chính xác. Hơn nữa em nào cũng cố gắng rèn
chữ viết của mình thật sạch, đẹp để được tham gia dự thi vở sạch chữ đẹp tổ
chức từ cấp trường, đến cấp huyện và tỉnh.
Qua 2 năm thực hiện đến nay (năm học XXX mới chỉ thử nghiệm bước
đầu) tôi thấy chất lượng phân môn chính tả năm học XXX đạt kết quả như
sau:
Thời gian Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đầu năm 500 20,1% 25,6% 32,8% 21,5%
Cuối HKI 500 29,4% 31,5% 26,6% 12,5%
Cả năm 500 37,3% 34,7% 23,1% 4,9%
Nhìn tỷ lệ trên, ta thấy rõ số lượng học sinh giỏi, khá, TB được nâng lên
rõ rệt. Qua hai năm chỉ đạo các nhà trường áp dụng các biện pháp rèn luyện
giúp HS khắc phục tránh viết sai lỗi chính tả, tôi nhận thấy được sự chuyển
20
biến của các nhà trường trong việc rèn luyện viết chính tả cho các em. Tuy
vậy, việc rèn luyện này luôn luôn được các nhà trường và GV chú trọng,
thường xuyên quan tâm. Vì nếu ngưng lại thì sẽ có một số HS có nguy cơ viết
sai lỗi chính tả trở lại.
Tôi tin tưởng rằng, với các biện pháp này được thực hiện thường xuyên và
dần được triển khai đều khắp trong các trường TH của huyện, thì chất lượng
phân môn chính tả sẽ được cải thiện rất nhiều, góp phần tốt hơn trong công
tác chỉ đạo dạy và học Tiếng Việt hiện nay, khắc phục và hạn chế đến mức
thấp nhất việc HS còn viết sai lỗi chính tả.
2. KẾT LUẬN:
Việc xây dựng các biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lỗi chính tả là
một việc rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học Tiếng Việt.
Đòi hỏi người giáo viên cần phải tận tâm, tận lực, kiên trì, tích cực và phải
thực hiện thường xuyên, không ngừng vươn lên trong quá trình giảng dạy. Có
như thế, mới có thể giúp học sinh khắc phục tránh viết sai chính tả một cách
có hiệu quả. Từ bài học trên đây, có thể giúp GV thực hiện đúng và tốt hơn

vai trò của người thầy trong quá trình dạy học phân môn chính tả và khắc
phục hiện tượng HS còn viết sai lỗi chính tả hiện nay.
Hy vọng rằng sẽ còn nhiều biện pháp hay và thiết thực sẽ tiếp tục được
bổ sung trong quá trình dạy chính tả nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt nói
chung ở bậc tiểu học.
III/ ĐỀ NGHỊ:
- Các cấp chỉ đạo thường xuyên chỉ đạo, tổ chức chuyên đề về dạy học chính
tả. Mở các chuyên mục, hội thảo, diễn đàn trao đổi về biện pháp khắc phục về
sai lỗi chính tả cho HS.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, mở các Hội thi “ Viết chữ đẹp” nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng chữ viết theo quy định.
21
- Đề nghị các nhà trường cần tăng cường thêm sách tham khảo có liên quan
về phân môn chính tả, bổ sung trong thư viện nhà trường cho giáo viên có
điều kiện tra cứu, học hỏi.
- Tạo điều kiện cho các em đọc nhiều sách báo, nhất là bộ phận thư viện tăng
cường thêm các đầu báo về lĩnh vực thiếu niên, nhi đồng. Nhất là hiện nay,
khi các nhà trường đang xây dựng thư viện chuẩn cần bố trí thêm các máy
tính nối mạng internet để cả Gv và HS có thể tranh thủ nghiên cứu, học tập
thêm.
- Nhà trường và từng GV cần xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực
hiện, đánh giá nghiệm thu đồng bộ kết quả, rút kinh nghiệm từ dạy học thực
tiễn.

22

×