Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.95 KB, 28 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực quản lý “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non”
3. Tác giả:
- Họ và tên: Trương Thị Toán ( nữ).
- Ngày tháng năm sinh: 10/09/1976
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Hoa ThámThị Xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại: 0906.15.88.58.
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm Non Hoa Thám – Thị Xã Chí
Linh – Tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203.930.296
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Mầm Non Hoa Thám – Thị Xã Chí
Linh – Tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203.930.296
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Cơ sở vật chất - Môi trường, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo
viên, tài liệu, tập san...
+ Điều tra thực trạng về lực lượng đội ngũ giáo viên
+ Đối tượng áp dụng: Giáo viên Trường mầm non Hoa Thám
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được áp dụng vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non từ
tháng 9/2014 – Tháng 2/2015.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trương Thị Toán


1


PHẦN 1: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là không ngừng nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mĩ.
Tầm vóc của trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em đang phát triển không
ngừng theo từng giai đoạn. Vì thế, giáo dục phát triển vận động là một trong những
nội dung quan trọng không thể thiếu trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ
trong chương trình giáo dục Mầm non. Năm học 2014 – 2015 Vụ giáo dục Mầm
non đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận
động cho trẻ trong Trường mầm non” giai đoạn 2014 – 2016 với mục tiêu nhằm tạo
điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng mô hình điểm, nâng cao năng lực và kỹ năng
cho đội ngũ giáo viên, tăng cường các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho
trẻ mầm non thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thể chất cho trẻ đặt nền móng cho việc
hình thành nhân cách con người Việt Nam mới XHCN. Chính vì vậy, việc chỉ đạo
giáo viên thực hiện tốt nội dung GDPTVĐ nhằm giúp giáo viên lựa chọn nội dung,
xây dựng kế hoạch cho nhóm lớp mình góp phần nâng cao chất lượng GDPTVĐ
cho trẻ của lớp mình, trường mình là hết sức cấp thiết.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Với mong muốn nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của
giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, bồi dưỡng kiến thức cơ
bản về giáo dục vận động cho giáo viên, từ đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng
thực hiện nội dung hơn trong việc thực hiện GDPTVĐ cho trẻ.Tôi đã mạnh dạn lựa
chọn nội dung: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”để làm đề tài nghiên cứu và áp
dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015 tại Trường mầm non
mà tôi phụ trách.
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:

- Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng đồ chơi, nguyên vật
liệu, môi trường...
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn
đạt chuẩn trở lên.
- Đối tượng áp dụng sáng kiến là giáo viên và trẻ các độ tuổi tại trường nơi
tôi phụ trách.
2


3. Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn tại,
hạn chế của trường, lớp, giáo viên cũng như tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề
tài, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 8 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch và chỉ đạo chuyên đề.
Biện pháp 2: Tăng cường tạo dựng môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị đồ
chơi phát triển vận động cho trẻ.
Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động vào các hoạt động trong ngày.
Biện pháp 5: Lồng ghép thông qua các trò chơi vận động và trò chơi dân
gian
Biện pháp 6: Chỉ đạo lồng ghép GDPTVĐ thông qua hội thi.
Biện pháp 7: Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa gia đình cộng đồng và
nhà trường.
Biện pháp 8: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
- Trước hết, một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung : “Một số biện
pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non”vì đây là một lĩnh vực khá mới mẻ trong nội dung chương
trình giáo dục mầm non. Đặc biệt là một lĩnh vực thuộc chuyên đề của Bộ giáo dục

chỉ đạo và triển khai giai đoạn 2014 – 2016.
- Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Trên thực tế
giáo viên trường tôi chưa được cung cấp nhiều kiến thức cũng như giáo án minh
họa, giáo án tham khảo về vấn đề này nên tôi đã giành thời gian xây dựng kế
hoạch, lựa chọn xác định nội dung giáo dục phát triển vận động, từ đó tôi xây dựng
kế hoạch sát với tình hình của trường, lớp, trình độ năng lực của giáo viên và khả
năng của trẻ. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chủ đề theo sự liên kết chặt chẽ
giữa mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động của các chủ đề đó. Một điểm mới
tiếp theo đó là tôi cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức, một ngân hàng
các hoạt động gần gũi, sáng tạo, sinh động, các giáo án có lồng ghép tích hợp nội
dung GDPTVĐ để giáo viên tham khảo và áp dụng.
* Khả năng áp dụng sáng kiến.
Tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi
ở tất cả các trường mầm non trong Thị xã, trong vả ngoài tỉnh. Tùy từng điều kiện

3


nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và trẻ mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh
lệch, chất lượng hiệu quả phù hợp.
Ở trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến để
giúp cán bộ quản lý cũng như giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.
* Lợi ích của sáng kiến.
Khi áp dụng sáng kiến : “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” sẽ mang lại lợi
ích sau:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung GDPTVĐ cho trẻ, từ đó có thêm
kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung GDPTVĐ vào các thời điểm
trong chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ để đạt được mục tiêu đề ra.
- Giúp giáo viên có những kiến thức hiểu biết cơ bản về GDPTVĐ như: tạo

môi trường, làm đồ dùng đồ chơi, phối hợp phụ huynh, tham gia hội thi hội giảng,
lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong ngày...để từ đó giúp trẻ hoạt động nội
dung này tích cực và hiệu quả hơn.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về GDPTVĐ, từ đó nâng cao ý thức
trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường GDPTVĐ trẻ được tốt hơn.
- Đặc biệt là giúp giáo viên biết tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa
phương, của trường, lớp, khả năng của phụ huynh để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho hoạt động.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Khi áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” một cách đồng
bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng kể: giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạo
hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung
GDPTVĐ một cách có hiệu quả. Qua việc áp dụng hiệu quả đó giúp trẻ phát triển
các tố chất vận động, kiến thức, kỹ năng về vận động. Phụ huynh đã quan tâm, tích
cực phối hợp với giáo viên để rèn kỹ năng cũng như có thái độ đúng đắn về vấn đề
này.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn nội dung GDPTVĐ, tôi xin
được mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đối với các cấp quản lý:
4


+ Cung cấp thêm tài liệu, tập san có nội dung về GDPTVĐ để giáo viên tự
học tập và nghiên cứu.
+ Chỉ đạo các trường tổ chức các hội thi tuyên truyền về nội dung GDPTVĐ.
- Đối với cấp trường:
+ Hàng năm cần đầu tư, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học, tạo môi
trường cho trẻ được hoạt động.

+ Xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép tích hợp nội dung
GDPTVĐ cho giáo viên được học tập trao dồi kinh nghiệm.
+ Tăng cường việc kiểm tra đánh giá sau chuyên đề.
+ Cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.

5


PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cha ông ta đã có câu:
“Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo”
Vâng, sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hay nói cách khác
“Có sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời”.
Vì vậy mà trên thực tế ngày nay phong trào tập thể dục, rèn luyện sức khỏe
phát triển khá rộng rãi với đa dạng các hình thức khác nhau (Thể dục thẩm mỹ, thể
dục nhịp điệu, đi bộ, cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, nhảy thể thao…). Những
người tham gia nhiều hình thức tập luyện đó chắc chắn không phải chỉ người già,
người ốm yếu, mà đủ các thành phần lứa tuổi, nghề nghiệp.“ người người tập thể
dục, nhà nhà tập thể dục”.....họ không những muốn cơ thể đẹp về hình thể mà điều
quan trọng là để có một cơ thể khỏe mạnh. Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn
luyện sức khỏe trong chế độ mới là để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích
của phát triển vận động là phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt nam mà nền móng là
trẻ em trong độ tuổi mầm non.
Các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ, vai trò
lớn đầu tiên của các hoạt động PTTC là nâng cao thể lực sức khỏe, các hoạt động
thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ.

Trẻ em là niểm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc
bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người và của toàn xã hội.
Trong độ tuổi mầm non, đây là một thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời
điểm này mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghĩ, bắt đầu nghe,
nhìn và vận động bằng đôi chân đôi tay của mình...tất cả những cử chỉ đó đều làm
lên những thói quen, kể cả những thói quen xấu. Chính vì vậy, việc chăm sóc trẻ
em ngay những năm đầu đời là việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng bởi
cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành, bộ máy hô
hấp đang hoàn thiện, nếu cơ thể trẻ non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối
nếu không được chăm sóc và vận động đúng cách thì có thể gây lên những thiếu sót
mà không thể khắc phục được.
6


1.2. Cơ sở lý luận.
Giáo dục vận động là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu
trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục Mầm non.
Những nhiệm vụ quan trọng của GDPTVĐ là hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh
nhẹn, dẻo dai, bền bỉ, biết phối hợp các động tác giữ thăng bằng và kỹ năng định
hướng trong không gian...nhằm bảo vệ vả tăng cường sức khỏe đồng thời giáo dục
cho trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong
sáng về đạo đức. Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng “ phần lớn những trẻ ít
vận động thì các vận động phối hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường
kém phát triển, cơ thể yếu đuối khiến tinh thần trở nên yếu ớt sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến một cơ thể toàn diện của trẻ”.
Chính vì vậy mà Trường MN là nơi nuôi dưỡng những thế hệ đầu đời, những
con người mới của XHCN. Muốn có những đứa trẻ tốt thì phải có một môi trường
nuôi dưỡng giáo dục tốt. Nhận thức rõ tính cấp thiết và tầm quan trọng của
GDPTVĐ đối với trẻ mầm non mà năm học 2014 – 2015 là năm học Bộ giáo dục Sở giáo dục – Phòng Giáo dục triển khai chỉ đạo đi sâu chuyên đề GDPTVĐ thực
hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước.

1.3. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì
cũng nhiều hoặc ngược lại một số gia đình do điều kiện, hoàn cảnh khách quan như
(bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ tai nạn mất, bố nghiện rượu chè, bài bạc)...nên chưa
quan tâm đến con cái do vậy một số trẻ còn nhút nhát, chậm chạp...Trên thực tế còn
nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như kinh tế - xã
hội, chất lượng môi trường sống xong yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo
dục vận động cho trẻ phù hợp hay chưa phù hợp. Vì vậy là những nhà sư phạm
chúng ta sẽ làm gì để khắc phục những tồn tại trên để giúp trẻ có một cơ thể khỏe
mạnh. Có rất nhiều các biện pháp, các cách làm khác nhau nhưng với bản thân tôi
đã thực hiện một số biện pháp“ Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
1.4.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên để nâng cao chất lượng
GDPTVĐ cho trẻ trong trường Mầm non.
7


1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1.Đối tượng:
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp“ Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”
1.5.2. Phạm vi:
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Trường mầm non.
1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ
trong trường Mầm non.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo
viên trong trường.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ

trong trường Mầm non.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận - thực tiễn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, phân loại giáo viên
- Phương pháp toạ đàm, khảo sát, thống kê đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo do vậy nhà trường có khuôn
viên tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động,
đặc biệt là rất thuận tiện cho việc tôi áp dụng để thực hiện đề tài sáng kiến.
- Được sự kết hợp nhiệt tình của hội phụ huynh học sinh, các đơn vị bộ đội
đóng quân trên địa bàn luôn tạo điều kiện để nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục và công tác huy động nguồn lực.
- Trình độ đạt trên chuẩn của giáo viên cao: 100% giáo viên có trình độ đại
học rất thuận tiện cho việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
2.2. Hạn chế:
Trong thực tế việc GDPTVĐ cho trẻ tại trường nơi tôi công tác còn thấy một
số hạn chế như:

8


- Hiện nay cơ sở vật chất nhà trường trong những năm qua có sự chuyển
biến rõ rệt, trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cũng như đồ dùng đồ chơi trong lớp học
tương đối đầy đủ, xong điều đáng nói ở đây là giáo viên chưa biết:
+ Tận dụng vị trí không gian ngoài trời
+ Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có.
+ Tận dụng không gian trong và ngoài lớp học.
+ Đặc biệt là giáo viên chưa biết cách lồng ghép giáo dục phát triển vận động

vào các môn học, các hoạt động như thế nào cho hiệu quả và phù hợp để giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện nhất.
- Về phía phụ huynh: các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em bị va chạm,
tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vận
động, thường để trẻ chơi với các thiết bị điện tử là nhiều.
- Ở một số trường mầm non, các hoạt động giáo dục phát triển vận động cũng
chỉ gói gọn theo giáo trình giảng dạy cũ, dạy theo khuôn mẫu, không kích thích
được sự tích cực, chủ động, hứng thú của trẻ. Những điều này đã và đang nếu tiếp
tục kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của
trẻ.
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên.
Để tiến hành “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”đạt kết quả tốt, tôi đã thực
hiện một số biện pháp khảo sát ở trường nơi tôi phụ trách tại thời điểm đầu năm
học 2014- 2015(tháng 9/2014) như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên.
Số
giáo
viên

Hiểu sâu sắc về PGPTVĐ Hiểu nhưng chưa đầy Không hiểu về nội
đủ về PGPTVĐ
dung PGPTVĐ
Số lượng

%

Số lượng

%


Số lượng

%

1

8

10

71

3

21

Từ bảng trên cho ta thấy: số giáo viên hiểu sâu sắc về nội dung GDPTVĐ
chiếm tỉ lệ rất thấp 7%, giáo viên hiểu nhưng chưa đầy đủ nội dung chiếm 71%, số
giáo viên không hiểu nội dung còn chiếm 21%. Từ số liệu khảo sát giáo viên ta
9


nhận thấy rằng việc tích hợp lồng ghép nội dung GDPTVĐ vào chương trình
GDMN không mang lại hiệu quả cao.
Bảng 2: Kết quả giảng dạy qua dự giờ giáo viên
Số giáo
viên

14


Tổng số giờ dự

Giỏi

Khá

Đạt yêu cầu

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

14


100

1

7

8

57

5

36

Từ số liệu khảo sát của BGH nhà trường cho thấy kết quả dự giờ đạt loại
giỏi của giáo viên chiếm tỉ lệ khá thấp, một tiết loại giỏi chiếm tỉ lệ 7%, . Bên cạnh
đó số tiết đạt loại khá chiếm tỉ lệ 57%, loại đạt yêu cầu vẫn còn chiếm tỉ lệ 36%.Từ
số liệu khảo sát có thể nhận thấy rằng đa số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt
động tích hợp nội dung GDPTVĐ, việc tổ chức GDPTVĐ cho trẻ vẫn dừng lại ở
mức hình thức.
Bảng 3: Năng lực chuyên môn của giáo viên:
TT
1
2
3
4
5

Nội dung

Khả năng thiết kế hoạt động
Khả năng thiết kế điều hành
Tự học - tự rèn luyện
Khả năng sáng tạo chủ động
Kỹ năng ứng dụng CNTT

TS
GV
14
14
14
14
14

Tốt
SL
1
1
1
1
2

%
7
7
7
7
14

Khá

SL
3
3
4
3
4

%
22
22
29
22
29

Trung
bình
SL %
8
57
8
57
8
57
9
64
7
50

Yếu
SL

2
2
1
1
1

%
14
14

7
7
7

Qua kết quả điều tra cho thấy: Phần lớn giáo viên trong trường đã được đào
tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy nhiên chất lượng giáo viên không đồng đều, một số
giáo viên còn trong độ tuổi sinh nở do vậy việc tiếp cận một số nội dung mới còn
chưa kịp thời, lúng túng về phương pháp giảng dạy, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu,
thậm chí có giáo viên kiến thức chưa vững vàng tỉ lệ trung bình vẫn còn cao 57%,
tỉ lệ yếu còn 14%. Về phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ, giáo viên
còn mắc bệnh nói nhiều, tiết dạy gò bó chưa đổi mới phương pháp nhằm phát huy
tính tích cực của trẻ, việc tiếp cận chương trình GDMN cũng như khả năng ứng
dụng CNTT còn nhiều bỡ ngỡ tỉ lệ trung bình còn chiếm 57%, yếu còn 7%. Việc tự
10


học tự rèn luyện còn chưa hiệu quả còn mang tính hình thức, tỉ lệ trung bình còn
57%, yếu còn 7%.
Qua quá trình điều tra tôi nắm được một số nguyên nhân sau:
- Giáo viên chưa có hiểu biết thật sự sâu sắc về vấn đề giáo dục PTVĐ.

- Giáo viên gặp khó khăn trong việc khai thác nội dung giáo dục PTVĐ.Việc
lựa chọn nội dung, đề tài để xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động còn lúng
túng.
- Giáo viên khó khăn trong việc lồng ghép tích hợp GDPTVĐ vào các hoạt
động trong ngày.
- Vai trò của tổ trưởng chưa được phát huy hết. Việc xây dựng kế hoạch
GDPTVĐ của tổ còn mơ hồ chưa sát với tình hình thực tế.
Với mong muốn đóng góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể hiểu và dễ
dàng hơn trong việc thực hiện nội dung GDPTVĐ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội
dung: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” làm đề đài nghiên cứu. Bước đầu đã
đạt được một số kết quả nhất định, xin được chia sẻ cùng các đồng chí và các bạn.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận
động cho trẻ, với vai trò là một người phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi
đã chỉ đạo và áp dụng một số biện pháp như sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục phát triển vận
động.
Muốn chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non một cách khoa học, có hiệu quả thì việc xây dựng kế
hoạch là nhiệm vụ tiên quyết của người quản lý. Chính vì vậy nội dung đầu tiên tôi
quan tâm và thực hiện đó là:
- Kế hoạch năm học: Tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp GDPTVĐ
trong các tháng. Mục đích của việc xây dựng kế hoạch giúp giáo viên hiểu được
tầm quan trọng của việc GDPTVĐ, hiểu được nhiệm vụ của mình phải thực hiện,
nắm chắc văn bản kế hoạch của các cấp quản lý để từ đó xây dựng kế hoạch để bồi

11



dưỡng giáo viên thực hiện với nhóm lớp của mình lựa chọn các hoạt động nào để tổ
chức cho trẻ ở các tháng, trong năm cho phù hợp.
Ví dụ tháng 9: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch; chỉ đạo giáo viên tạo
môi trường học tập cho trẻ; chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng thể dục sáng và
thể dục vận động lồng ghép GDPTVĐ vào các chủ đề .
Ví dụ tháng 10: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GDPTVĐ thông qua
hoạt động ngoài trời và các hoạt động ngoại khóa...Phát động phong trào làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo phục vụ chuyên đề....
- Kế hoạch soạn giảng: Ngay từ trước khi vào năm học tôi đã chỉ đạo giáo
viên XDKH soạn giảng lựa chọn nội dung GDPTVĐ cho từng độ tuổi đảm bảo
theo các nguyên tắc: Nội dung phải bám sát vào chương trình GDMN; Phát triển
hài hòa nhân cách kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn lao động; Đảm bảo tính
liên tục và tính hệ thống; Đảm bảo tính cá biệt; Đảm bảo sự kết hợp hợp lý giữa
các vận động có tính chất động và tĩnh; Phù hợp với điều kiện thực tế của trường,
lớp và địa phương.
VD: Với vận động Bật: Đối với trẻ 25-36 tháng “Bật tại chỗ”; trẻ 3tuổi “ Bật
xa 20 - 25 cm”; trẻ 4 tuổi “Bật xa 35 - 40cm”; trẻ 5 tuổi “Bật xa 40 - 50cm”
- Kế hoạch chuyên đề:
Bắt buộc người quản lý Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải xây dựng
kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học và được Hiệu trưởng phê duyệt.
Các nội dung phát triển vận động cho trẻ cần đảm bảo tính đồng tâm phát
triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi. Tôi đã chỉ đạo
giáo viên xây dựng kế hoạch 35 tuần mục đích giúp giáo viên thực hiện các hoạt
động giàn đều trong các chủ đề tránh bỏ sót.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cần căn cứ theo kế
hoạch của các cấp quản lý, tình hình thực tế cơ sở vật chất của trường, lớp.
Căn cứ vào kết quả khảo sát trên trẻ, xây dựng một hệ thống các bài tập để đo
các kỹ năng vận động của trẻ ở các độ tuổi để từ đó xây dựng kế hoạch để bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
- Chỉ đạo xây dựng lớp điểm.

Sau khi đã chỉ đạo tạo môi trường xong, tôi đã xây dựng chọn 2 nhóm lớp
chọn xây dựng điểm về môi trường PTVĐ. Trong đó tạo các góc học tập để cho trẻ

12


hoạt động tích cực nhằm phát triển cả vận động thô và vận động tinh cho trẻ. Tôi đã
lựa chọn 2 lớp điểm theo nội dung sau:
- Một số nhóm lớp điểm về môi trường.
- Một số nhóm lớp điểm về tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục thể chất
cho trẻ.
Ở mỗi lớp điểm sẽ có một số lớp xây dựng có lồng ghép nội dung PTVĐ
trong ngày và từ đó khi các lớp điểm đã làm tốt theo yêu cầu của BGH.
3.2. Biện pháp 2: Tăng cường tạo dựng môi trường, cơ sở vật chất, thiết
bị đồ chơi phát triển vận động cho trẻ.
Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, tôi đã chủ động tham
mưu với nhà trường để có thể đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo, tự làm
và sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động đảm bảo an
toàn và hiệu quả. Song song với việc tham mưu thì tôi chỉ đạo giáo viên tạo môi
trường vận động cho trong và ngoài lớp học cho trẻ:
- Trong lớp học: Thì cần đảm bảo theo danh mục đồ dùng, đồ chơi thiết bị
tối thiểu theo nội dung GDPTVĐ, bên cạnh đó mua sắm bổ sung thêm giúp trẻ thực
hiện được những nội dung GDPTVĐ phù hợp với độ tuổi. Chỉ đạo giáo viên sắp
xếp thiết bị, đồ chơi trong nhóm lớp theo hướng mở ( theo nhu cầu của trẻ) đảm
bảo an toàn. Sắp xếp thiết bị trong các góc chơi trong nhóm đảm bảo an toàn, tận
dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động để tăng cường vận động cho trẻ
trong thời gian trẻ ở trường. Sắp xếp các thiết bị, đồ chơi cần chú ý đến các hoạt
động thể lực của trẻ( theo nhu cầu vận động của trẻ). Tích cực làm đồ dùng phục vụ
cho các hoạt động GDPTVĐ.
- Ngoài lớp học: Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền, tận dụng

sảnh, hành lang để làm một số mô hình nhỏ cho trẻ lớp mình hoạt động.
Do nhà trường kinh phí khó khăn nên tôi đã xin ý kiến BGH cử 2 cô giáo vẽ
tốt của trường và sưu tầm mẫu để vẽ, kẻ một số hình trên sân trường.
- Nhà trường đã kết hợp phụ huynh và đơn vị bộ đội kết nghĩa để trồng cỏ,
tạo sân cát, đường đi đa dạng, thông thoáng (lối đi lại giữa các khu vực…), gò đất,
vườn cổ tích, với một số thiết bị, dụng cụ thể dục chuyên biệt để giúp trẻ làm quen,
rèn luyện các vận động phức tạp. Chú ý tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương và vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các mô hình thiết bị ngoài trời cho trẻ
tập luyện, thiết bị đồ chơi ngoài trời cần đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng
13


vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động như: các kiểu đi, đứng,
chạy,nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, lăn, bắt, thổi, vươn.... Không gian hoạt động
ngoài trời giúp trẻ tôi luyện sức khỏe, tắm nắng, gió, tăng cường hấp thu vitaminD,
cảm nhận khí hậu thời tiết của các mùa và tập thích ứng cơ thể.
VD: khu vui chơi với thiết bị đồ chơi liên hoàn, mỗi thiết bị có số thứ tự
hoặc có ký hiệu( mũi tên) chỉ dẫn gợi ý giúp trẻ biết nên chơi thiết bị nào trước,
thiết bị nào sau và đảm bảo an toàn, giáo viên dễ quan sát trẻ.
Ngoài ra cần chuẩn bị môi trường xã hội và chuẩn bị các góc vận động cho
trẻ là một việc làm hết sức quan trọng trong việc GDPTVĐ cho trẻ. Góc vận động
thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc thực hiện đa dạng hóa vận động trên
các trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau sẽ tác động mạnh đến sự
phát triển sức khỏe, thể chất, kỹ năng vận động của trẻ. Vì vậy cần có đầy đủ các
loại dụng cụ cho trẻ tập thể dục sáng, giờ thể dục, trò chơi vận động và các bài tập
ngoài trời, trong nhà, vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục thể thao...., sau khoảng 1 năm
nên thay đổi vị trí của góc vận động, chú ý định kỳ vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, sau
đó sắp xếp lại cho gọn gàng, đẹp đẽ.
3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Muốn chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ có hiệu quả thì một

việc làm không thể thiếu của BGH đó là cần chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên: Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường
GDPTVĐ, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi GDPTVĐ. Bồi dưỡng nâng cao
phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động GDPTVĐ cho trẻ để cán bộ quản lý
và giáo viên được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyên
đề.
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục phát triển vận
động có hiệu quả thì tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết
sau đây:
- Xây dựng nội dung chương trình vận động tối ưu về thời gian và cường độ
vận động, phân phối chúng theo tình trạng sức khỏe, sự phát triển thể chất, khả
năng cá nhân của trẻ.

14


- Lập kế hoạch chương trình vận động trong suốt cả một năm học. Có bổ
sung nâng dần mức độ từ dễ đến khó của bài tập và yêu cầu trẻ tự thực hiện bài tập.
- Khuyến khích giáo viên cần tạo ra các tình huống đặc biệt để trẻ có khả
năng thể hiện các phẩm chất như: sự quyết đoán, can đảm, tháo vát.....
- Cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn của tỉnh, của Thị xã.
Với các nội dung mới, nội dung về PTVĐ tôi cùng các đồng chí trong BGH nhà
trường và các GV tham gia tập huấn tiếp tục mở lớp tập huấn tại trường, giảng lại
theo bài giảng đã được đi tập huấn ở cấp trên cho toàn thể giáo viên trong trường
nắm được kiến thức đồng thời là hình thức bồi dưỡng chuyên sâu chô đội ngũ cốt
cán của nhà trường.
- Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng phát triển VĐ cho giáo viên qua kiểm
tra, hội giảng, hội thi. Thông qua kiểm tra hội giảng, hội thi để nhận thấy mặt
mạnh, mặt yếu của từng cá nhân trong đội ngũ để có hướng phát huy điểm mạnh,
khắc phục mặt yếu nhằm mục đích hoàn thiện dần tập thể mà mình quản lý.

3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động trong ngày.
Các nội dung phát triển vận động cho trẻ cần đảm bảo tính đồng tâm phát
triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi:
3.3.1. Thể dục sáng: Triển khai toàn trường cùng tập thể dục sáng theo nhạc.
Tôi đã lựa chọn các bài thể dục sáng, các bài tập phát triển chung sau đó làm một
số đĩa nhạc theo chủ đề và chỉ đạo toàn trường tập theo một bản nhạc nhưng động
tác khác nhau theo độ tuổi kết hợp tập với cờ, nơ, tua, vòng, gậy.....
VD: Trong chủ đề: Tết và mùa xuân tôi làm nhạc bài “ Sắp đến tết rồi” của
Xuân Mai, trẻ tập trong nền nhạc không nhanh quá hoặc không chậm quá giúp trẻ
tập các động tác chuẩn xác hơn.
VD: Trong chủ đề thế giới động vật tôi làm nhạc theo bài hát “ Con cào
cào” rất vui nhộn, giúp trẻ hứng thú và qua đó cũng rèn phát triển tai nghe cũng
như có kỹ năng theo nhịp nhạc.
Kết quả: Qua việc chỉ đạo thực hiện thể dục sáng như vậy đã giúp giáo viên
lựa chọn được các bài tập, bài hát phù hợp với chủ đề và giúp trẻ tập các bài tập
tích cực mà không nhàm chán.

15


3.3.2.Thể dục kỹ năng: Chỉ đạo giáo viên lựa chọn các bài tập vận động cơ
bản cũng như chọn các trò chơi vận động cho phù hợp với chủ đề cũng như phù
hợp với khả năng của trẻ. Khuyến khích giáo viên tổ chức các vận động cơ bản
dưới hình thức các trò chơi giúp trẻ hứng thú vận động mà không nhàm chán. Bài
tập PTC tôi cho trẻ tập Erobic, phần vận động cơ bản dưới hình thức trò chơi, phần
hồi tĩnh cho trẻ tập yoga, hồi tĩnh nhẹ nhàng.
VD: Vận động cơ bản đề tài: Đi trên ghế thể dục có mang vật trên đầu thì
chuyển thành dạng trò chơi “ Đi qua cầu kiều đầu đội mẹt gạo”.
VD: Vận động cơ bản đề tài: Bò thấp – bật qua chướng ngại vật thì chuyển

thành tên “ Thỏ bò giỏi – bật khéo” hay “Bé tập làm vận động viên thể thao”.....
Tiến hành song song các biện pháp tôi còn chỉ đạo giáo viên tổ chức các hình
thức tập khác nhau để nâng cao tính tích cực của trẻ như: tổ chức theo hình thức cả
lớp, tổ chức theo kiểu luân phiên, tổ chức theo dòng chảy ( thực hiện các bài tập
theo thứ tự lần lượt như một dòng chảy, liên tục, không gián đoạn) tổ chức luyện
tập theo nhóm, tổ chức luyện tập cá nhân.
3.3. 3.Lồng ghép tích hợp GDPTVĐ vào các hoạt động khác.
Nội dung của chuyên đề GDPTVĐ với mục đích làm thế nào để tăng cường
thời lượng vận động cho trẻ, tăng cường hệ thống bài tập vận động cho trẻ. Chính
vì vậy tôi chỉ đạo, khuyến khích giáo viên lồng ghép GDPTVĐ thông qua các hoạt
động như:
- HĐNT: VD: Đề tài: Chơi với những chiếc lá thì trò chơi vận động giáo
viên lồng ghép cho trẻ bật qua chướng ngại vật lên lấy những chiếc lá về để chơi.
Hay đề tài “ Quan sát vật chìm vật nổi”giáo viên có thể kết hợp cho trẻ chơi t/c vận
động “ Đi qua cầu lấy nước” sau đó đổ nước đó vào và tiến hành cho trẻ quan sát.
- HĐH: VD: Trong tiết làm quen với chữ cái u,ư: Phần luyện tập giáo viên
có thể cho trẻ chơi trò chơi “ tạo dáng chữ”, khi có hiệu lệnh “ tạo dáng chữ theo
yêu cầu” thì trẻ phải chạy về nhóm tạo dáng chữ đó, khi đó tất cả cùng được vận
động sau một thời gian học tĩnh.
- HĐC: Với HĐC tôi nhắc nhở giáo viên khi trẻ ngủ dậy cho trẻ chơi một số
trò chơi vận động nhẹ nhàng phù hợp bởi vì trẻ mới ngủ dậy cho nên không nên
cho trẻ chơi những trò chơi vận động mạnh tránh trẻ bị choáng và đột ngột.
VD: Với nhà trẻ thì cho trẻ chơi những t/c như: Con bọ dừa, vào rừng chơi,
qua suối hái hoa, ai đi nhẹ hơn, quả bóng tròn, thỏ trắng...
16


Với trẻ mẫu giáo thì cho trẻ chơi những trò chơi như: Nắng và mưa, thỏ con
dạo chơi, đôi bạn, bác nông dân và đàn bò, thỏ xám rửa mặt, bé tạo dáng, cá lớn, cá
bé, ai bước dài hơn, ai bay....

3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép thông qua các trò chơi vận động và trò chơi
dân gian
Với trẻ Mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo vì vậy giáo viên
cần phải tích cực cho trẻ được vận động để phát triển tố chất. Tôi đã gợi ý cho giáo
viên tìm đọc các cuốn sách như: các hoạt động phát triển vận động cho trẻ MN, trò
chơi vận động, hướng dẫn các hoạt động phát triển thể chất.( của NXB
GDVN)...trong đó có hướng dẫn chơi rất nhiều các trò chơi vận động.Thông qua
những cuốn sách đó mà giáo viên biết tìm những trò chơi vận động sao cho phù
hợp với từng lứa tuổi, với trẻ của mình.
Nói đến trò chơi dân gian ta biết rằng đó chính là món ăn tinh thần của trẻ.
Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ mà còn thổi vào tâm hồn trẻ
tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một
trò chơi mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà
tôi luôn khuyến khích giáo viên lựa chọn các trò chơi dân gian vào bài giảng.
Ví dụ: T/c: lộn cầu vồng, chi chi chành chành, tập tầm vông, nu na nu nống,
dung dăng dung dẻ, thả đỉa ba ba, ô ăn quan, chơi chuyền, hát chuyền sỏi, trốn tìm,
đếm sao, kéo co, rồng rắn lên mây, chồng đống chồng đe, chồng nụ, chồng hoa,
ném còn, cướp cờ.....
- Thường xuyên thay đổi phương án, nâng cao dần mức độ khó của các trò
chơi vận động.
Ví dụ: Trò chơi “ Bé tạo dáng” ở độ tuổi 4- 5 tuổi. Những lần đầu cô cho 1
nhóm tạo dáng, sau khi trẻ hiểu luật chơi, cách chơi rồi thì những lần sau cho trẻ
tạo dáng theo 2, 3 nhóm trẻ.
Hay ở trò chơi “Ném trúng vòng” ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, ở những lần đầu chơi
trẻ chơi theo hiệu lệnh đứng cầm túi cát ném. Những lần sau cho trẻ thay đổi cách
chơi như cho trẻ ném túi cát bằng nhiều tư thế, các cách khác nhau như: ném bằng
một hoặc hai tay từ trên đầu, ném trong tư thế ngồi, quỳ chân... Với các hình thức
như vậy giúp trẻ hoạt động tích cực mà không nhàm chán.
3.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo thông qua hội thi


17


Với một chuyên đề mới mẻ và vô cùng quan trọng như vậy không thể không
chỉ đạo giáo viên lồng ghép GDPTVĐ thông qua các hội thi hội giảng. Chính vì
vậy thông qua hội thi “ Giáo viên dạy giỏi” tôi triển khai kế hoạch hội thi đồng thời
đi sâu vào chuyên đề, khuyến khích giáo viên lồng ghép tích hợp chuyên đề vào bài
giảng của mình.
Qua hội thi tôi thấy giáo viên rất tích cực tìm tòi nghiên cứu tài liệu để lồng
ghép chuyên đề và kết quả cho thấy giáo viên tổ chức linh hoạt sáng tạo tiết dạy
đồng thời lồng ghép chuyên đề phù hợp và đạt kết quả cao.
Năm học 2014 – 2015 theo kế hoạch của PGDTX Chí Linh triển khai hội thi
“ Cháu tài năng, khỏe ngoan” từ cấp trường đến cấp Thị Xã. Tôi đã triển khai rộng
rãi 100% CBGV nắm bắt và giáo viên đã tích cực tập luyện cho trẻ với sự tham gia
nhiệt tình của PHHS hỗ trợ kinh phí và may đồng phục cho trẻ. Tham gia hội thi
cấp Thị Xã thì trường đạt giải nhì của hội thi.Với một trường thuộc vùng sâu vùng
xa xong với sự quyết tâm của cô và trẻ, sự ủng hộ nhiệt tình của PHHS tôi cảm
nhận được sự nhanh nhẹn, khỏe khoắn, khéo léo của các bé và để lại trong lòng
khán giả với những tiết mục đặc sắc khó quên.
Như chúng ta đã biết các hoạt động giáo dục theo thể dục kỹ năng thường
hay thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định chính vì vậy mà khả năng tạo hứng
thú cho trẻ không cao. Do vậy tôi đã phát động trong toàn trường tổ chức “Ngày
hội thể thao chào xuân 2015 ”. Thông qua ngày hội thể thao nhằm rèn luyện cơ
thể trẻ, khích lệ lòng yêu thể dục thể thao và củng cố kỹ năng vận động ở trẻ, nó
xác định kết quả giáo dục qua không khí thi đua. Qua ngày hội trẻ đều được tham
gia trực tiếp một cách tích cực, hào hứng sôi nổi, tạo không khí náo nức khi trẻ
tham gia “ biểu diễn’ và “ thi tài”.
Ví dụ tổ chức một số hoạt động trong ngày hội thể thao: Thi kéo co, bóng
đá, leo thang, đi cà kheo, chơi ô ăn quan...
3.7. Biện pháp 7: Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa gia đình cộng đồng

và nhà trường.
Đây là một việc làm không thể thiếu trong tất cả các trường MN trong toàn
Thị Xã nói chung và từng Trường MN nói riêng. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ.
Vì vậy, trong quá trình giáo dục, đặc biệt GDPTVĐ nhà trường và giáo viên cần
18


phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong
phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có hiệu quả như:
- Chỉ đạo giáo viên làm biểu bảng tranh ảnh làm nổi bật góc tuyên truyền để
nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của PTVĐ đối với trẻ.
- Cùng phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức một số trò chơi sau đó phụ
huynh có thể tự tổ chức với trẻ chơi ở nhà.
- Thông qua phát tờ rơi, tài liệu, họp phụ huynh, phối hợp với đài truyền
thanh địa phương phổ biến kiến thức và tuyên truyền tới các bậc cha mẹ.
- Tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh để mua sắm trang thiết bị phục vụ tiết
dạy như: nhờ phụ huynh cắt vải may túi cát, mua bao để trẻ chơi nhảy bao bố, ủng
hộ gạo, cát để khâu bao gạo, cát.ủng hộ tre để làm cầu kiều, sắt để làm cột bóng,
ủng hộ lốp xe cũ để làm cầu chui....
Kết quả: Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và tham gia rất tích cực vào các phong
trào của nhà trường và có ý thức cao trong quá trình GDPTVĐ cho trẻ.
3.8. Biện pháp 8: Kiểm tra đánh giá giáo viên
Đây là một biện pháp không thể thiếu trong công tác chỉ đạo. Bất kể một
biện pháp nào nêu trên nếu không có sự kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm từng
nhóm lớp, từng giáo viên thì công việc không thể hiệu quả và chất lượng. Vì vậy
sau khi đã triển khai các nội dung tới giáo viên thì Ban giám hiệu nhà trường phải
có trách nhiệm kiểm tra xem các nhóm lớp đã thực hiện công việc ở mức nào? Có
kế hoạch tiếp theo gì cho nhóm lớp của mình? Hàng tháng, có sự đánh giá thi đua
đối với từng nhóm lớp, từng giáo viên cụ thể thì mới nâng cao chất lượng giáo dục

PTVĐ cho trẻ. Kiểm tra đánh giá việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cũng vô cùng
quan trọng bởi vì muốn phát triển vận động tốt cho trẻ phải có đồ dùng dụng cụ
trực quan tốt.
Ngoài việc kiểm tra đánh giá dự giờ thì Ban giám hiệu phải thường xuyên
duyệt soạn bài cho giáo viên xem giáo viên đã biết lồng ghép tích hợp giáo dục
phát triển vận động vào công tác soạn giảng chưa? Đã lồng ghép ở mức độ nào?
Phải có phê duyệt cụ thể từng tuần, từng chủ đề để từ đó có kế hoạch cụ thể để chỉ
đạo giáo viên có hiệu quả hơn. Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá
giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi, là chìa khoá thành công
của công tác quản lý.

19


Kết quả: Qua việc kiểm tra đánh giá dự giờ giáo viên tôi thấy 100% giáo
viên thực hiện rất tốt chuyên đề. Mạnh dạn chủ động xây dựng một số đề tài hay
vào công tác soạn giảng.
4. Kết quả đạt được.
Tõ nh÷ng biÖn ph¸p “ ChØ ®¹o giáo viên n©ng cao chÊt lîng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mÇm non” từ tháng 9/2014 ®Õn thêi ®iÓm học
kỳ 2 tháng 2/ 2015 kết quả đạt được như sau:
- Vai trò của tổ trưởng chuyên môn được phát huy, các tổ trưởng chuyên
môn đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động của tổ
và chỉ đạo giáo viên thực hiện nhân rộng 100% nhóm lớp.
- Giáo viên có khả năng xây dựng kế hoạch lồng ghép chuyên đề giáo dục
phát triển vận động vào chương trình giáo dục mầm non rất có hiệu quả.
- Các nhóm lớp tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ chuyên đề.
- Công tác phối kết hợp phụ huynh có hiệu quả được thể hiện trong việc phụ
huynh và đơn vị kết nghĩa đã tích cực ủng hộ 86 ngày giờ công, nguyên vật liệu sẵn
có để làm đồ dùng tự tạo.

- Giáo viên xác định đúng mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của giờ dạy,
phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức tốt các hoạt
động học tập cho trẻ một cách chủ động, sáng tạo và tích cực.
- Chất lượng đạt khá, tốt của giáo viên ngày càng tăng rõ rệt trong các đợt
hội giảng, chuyên đề.
- Chất lượng chuyên môn của nhà trường tăng rõ rệt qua những bảng so sánh
đối chứng sau đây:
4.1. So sánh đối chứng.
Bảng 1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên.
Số
giáo
viên
Thời
gian

Hiểu sâu sắc về PGPTVĐ Hiểu nhưng chưa đầy Không hiểu về nội
đủ về PGPTVĐ
dung PGPTVĐ
Số lượng

%

Số lượng

20

%

Số lượng


%


Tháng
9/2014

1

8

10

71

3

21

Tháng
2/2015

7

50

7

50

0


0

=> Kết quả trên cho ta thấy đã có sự thay đổi đáng khích lệ, số giáo viên hiểu
sâu sắc về GDPTVĐ đã tăng lên rõ rệt. Số giáo viên hiểu sâu sắc nội dung PTVĐ
từ 8% tăng lên 50%, số giáo viên hiểu chưa đầy đủ từ 71% xuống còn 50%, đặc
biệt không còn giáo viên không hiểu về nội dung GDPTVĐ.
Bảng 2: Kết quả giảng dạy qua dự giờ giáo viên
Số giáo
viên:
14

Tổng số giờ dự

Giỏi

Khá

Đạt yêu cầu

Thời
gian

Số
lượng

%

Số
lượng


%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Tháng
9/2014

14

100

1

7

8

57

5


36

Tháng
2/2015

14

100

8

57

5

36

1

7

=> So sánh đối chứng qua gần một năm thực hiện đề tài, tôi thấy chất lượng
các hoạt động giáo dục qua dự giờ đã tăng lên rõ rệt. Số dự giờ đạt loại giỏi từ 7%
tăng lên 57%, số dự giờ đạt loại khá từ 57% xuống còn 36%, số lượng đạt yêu cầu
từ 36% xuống còn 7%. Giáo viên đã biết lồng ghép nội dung GDPTVĐ vào chương
trình một cách hợp lý và sáng tạo.
Bảng 3: Năng lực chuyên môn của giáo viên:
TT

1

2
3

Nội dung
Trước khi áp dụng đề tài
Khả năng thiết kế hoạt động
Khả năng thiết kế điều hành
Tự học - tự rèn luyện

Tốt

Khá

TS

Trung
bình

Yếu

GV

14
14
14
21

1
1
1


7
7
7

3
3
4

22
22
29

8
8
8

57
57
57

2
2
1

14
14

7



4
5
1
2
3
4
5

Khả năng sáng tạo chủ động
Kỹ năng ứng dụng CNTT
Sau khi áp dụng đề tài
Khả năng thiết kế hoạt động
Khả năng thiết kế điều hành
Tự học - tự rèn luyện
Khả năng sáng tạo chủ động
Kỹ năng ứng dụng CNTT

14
14

1
2

7
14

3
4


22
29

9
7

64
50

1
1

7

14
14
14
14
14

6
6
8
6
4

43
43
57
43

29

7
7
6
7
7

50
50
43
50
50

1
1
0
1
3

7
7
7
21

0
0
0
0
0


-

7

=> Qua bảng khảo sát kết quả về năng lực chuyên môn của bản thân cho thấy
rõ:
- Khả năng thiết kế hoạt động: Tốt từ 7% lên 43%, khá từ 22 % lên 50%,
trung bình giảm xuống còn 7%, không còn giáo viên yếu.
- Khả năng điều hành hoạt động: Tốt từ 7% lên 43%, khá từ 22% lên 50%,
trung bình giảm xuống còn 7%, không còn giáo viên yếu.
- Tự học và rèn luyện: Tốt từ 7% lên 57%, khá từ 29% lên 43%, trung không
còn giáo viên trung bình và yếu.
- Khả năng sáng tạo chủ động: Tốt 7% lên 43%, khá từ 22% lên 50%, trung
bình 64% giảm xuống còn 7%, không còn giáo viên yếu.
- Khả năng ứng dụng CNTT: Tốt từ 14% lên 29%, khá từ 29% lên 50%,
trung bình từ 50% xuống còn 21%. Tỉ lệ giáo viên yếu không còn.
Điều đó đã khẳng định các biện pháp tôi áp dụng hoàn toàn hợp lý và mang
lại hiệu quả cao.
4.2. Bài học kinh nghiệm.
Để đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Người cán bộ quản lý cần có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng,
giỏi về trí thức khoa học, nắm chắc các văn bản pháp quy, bám sát vào kế hoạch
của các cấp quản lý. Xác định đúng mục đích yêu cầu, nội dung của GDPTVĐ để
định hướng cho tỏ trưởng, cho giáo viên.
- Người cán bộ quản lý phải nắm vững được thực trạng năng lực, sở trường
của từng giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng sát thực đúng đối tượng.
22



- Phát huy nội dung đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.Việc chỉ đạo phải linh
hoạt, sáng tạo, cởi mở, thoái mái tránh áp dụng biện pháp một cách máy móc, cứng
nhắc hoặc áp đặt gây áp lực với giáo viên. Cần tạo không khí thi đua tích cực, thu
hút giáo viên bằng tính tự giác để thực hiện nhiệm vụ của mình xong cũng không
buông lỏng công tác quản lý.
- Coi trọng công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh để nâng cao chất
lượng GDPTVĐ cho trẻ trong nhà trường.
- Các giải pháp trên phải được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và triệt để.
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Muốn đề tài sáng kiến thật sự có hiệu quả cần đảm bảo tối thiểu các điều kiện
sau:
- Bám sát vào sự định hướng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm”
- Phải đảm bảo các nguồn lực và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất
trong nhà trường.
- Phải xây dựng kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học và được Hiệu
trưởng phê duyệt. Việc xây dựng kế hoạch chuyên đề, nội dung, tạo dựng không
gian cho trẻ vận động, các đề tài phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của
trường, lớp, khả năng của trẻ.
- Các trường mầm non chú ý lồng ghép, tích hợp các nội dung GDPTVĐ vào
hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác. Đặc biệt phải quan tâm đến góc
vận động trong lớp học hoặc các góc có liên quan đến việc phát triển vận động thô
và các vận động tinh cho trẻ như: góc âm nhạc,góc phân vai, góc tạo hình, góc khoa
học, khám phá, văn học...
- Các nội dung PTVĐ cho trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính đồng
tâm phát triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi ( chú
ý các mốc phát triển vận động).
- Phải kiên trì thực hiện dần từng bước một, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp. Chỉ đạo một cách cụ thể từ kế hoạch đến nội dung thực hiện tới giáo viên.


23


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây bậc học Mầm non luôn nhận
được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp lãnh đạo, được sự ủng hộ
tích cực từ các bậc cha mẹ học sinh, ngành học Mầm non đang có sự chuyển mình
mạnh mẽ. Từ đó, người cán bộ quản lý phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong
quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ các hoạt động trong nhà trường mà nhiệm
24


vụ chính là nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Để chỉ đạo
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục có hiệu quả đòi hỏi những người quản lý
phải có nhiều kinh nghiệm, tìm ra được nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhưng
lại phải phù hợp với tính khoa học, giáo dục của ngành học, từ đó xây dựng được
đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn, vững vàng về chuyên môn và tận tâm,
tận lực với nghề mà hiện nay Đảng, nhà nước, nhân dân, các cơ sở GDMN và từ
phía phụ huynh rất trọng dụng.Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên
môn, bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong Trường mầm non là vô cùng cần thiết đáp ứng
được yêu cầu cấp thiết của ngành học đã đặt ra để hoàn thành chiến lược giáo dục
Mầm non năm 2020.
Khi áp dụng đồng bộ các giải pháp tôi đưa ra đã giúp giáo viên hiểu sâu hơn
về nội dung GDPTVĐ, từ đó chuẩn thêm kiến thức, kỹ năng lồng ghép tích hợp, tổ
chức các hoạt động học tập cho trẻ một cách chủ động, sáng tạo hiệu quả, chất
lượng khá tốt của giáo viên ngày càng tăng trong các đợt hội giảng, chuyên đề và
các buổi kiểm tra dự giờ đột xuất đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

2. Khuyến nghị.
Để công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục vận động cho trẻ
thật sự có hiệu quả hơn nữa, tôi xin được đề xuất một số ý kiến như sau:
- Đối với các cấp quản lý: Đề nghị Bộ Giáo dục – Sở giáo dục tổ chức cho
giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán đi dự các trường điểm về tổ chức GDPTVĐ của
Bộ, của Sở. Tăng cường tổ chức hội thi các cấp có lồng ghép tích hợp hiệu quả nội
dung GDVĐ.
- Đối với các nhà trường: Cần đầu tư trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho
chuyên đề và cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của sự phát triển toàn
diện của trẻ trong những năm đầu đời để phụ huynh nắm được để tranh thủ sự ủng
hộ của phụ huynh và cộng đồng. Tăng cường việc kiểm tra vận dụng sau chuyên
đề.
Cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn ngân
sách mua sắm trang thiết bị cần thiết cho chuyên đề tạo môi trường phong phú
trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động.
- Đối với giáo viên: Cần nhận thức được tầm quan trọng về nội dung của
chuyên đề và chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch sát với tình hình của trường lớp
25


×