Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Các bước phân tích và đánh đổi mục tiệu dự án đường sắt trên cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.46 KB, 16 trang )

Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
MỤC lỤC
A. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông được khởi công xây dựng vào ngày 10
tháng 10 năm 2011 và được dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm 2015. Đây là
tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và là tuyến số 2 của dự án được
đề xuất sau tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch.
Chủ đầu tư của dự án là Ban Quản lý Dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt
Nam, nhà thầu chính là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc
cùng các nhà thầu phụ khác.
Tuyến đường có chiều dài 13,05km và gồm 12 ga: Cát Linh, Đê La Thành, Thái
Hà, Đường Láng, Ngã Tư Sở, Đại học Quốc gia, Vành đai 3, Thanh Xuân, Bến xe
Hà Đông, La Khê và Hà Đông. Đây là tuyến đường sắt đi trên caođường đôi, khổ
1425mm, điện khí hóa, theo quy phạm thiết kê Metro GB 5017-2003 của Trung
Quốc, chịu cấp động đất số 8, chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa hai làn đường
bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi.
Toàn tuyến có tổng cộng 13 đoàn tàu, mỗi tàu có 4 toa chạy với vận tốc
80km/h, cổng thu soát vé tự động, công nghệ thẻ không tiếp xúc. Đoàn tàu có sức
chở 2.008 hành khách.
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 1
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Thiết kế mẫu của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Dự án có tổng mức đầu tư là 8.769,965 tỷ VND (tương đương 552,86 triệu
USD), trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ Nhân
dân tệ (tương đương với 169 triệu USD), vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD
và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 2.123 tỷ VND.
B. CÁC BƯỚC ĐÁNH ĐỔI MỤC TIÊU TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN
I. Nhận diện các mục tiêu cơ bản của dự án.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông sau khi hoàn thành sẽ là nòng cốt
giúp cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ cơ bản giải
quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng tại thủ đô Hà Nội, cũng như


có thể đảm bảo an toàn cho hành khách, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường
đối với trung tâm Hà Nội do các phương tiện giao thông hiện nay gây ra.
Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển giao thông vận tải cũng
như kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội. Đây còn là một dự án đặc thù: xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông kết hợp với kinh doanh vận tải, cơ chế tài chính chưa có tiền
lệ, công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
Mục tiêu cần đạt được của dự án là cần đảm bảo được chất lượng công trình,
với số lượng vốn trong giờ hạn đã định và đảm bảo đứng tiến độ. Trong khi đó, đây
là một dự án trọng điểm của quốc gia, với số vốn rất lớn, lại áp dụng công hiện đại
chưa từng được sử dựng tại Việt Nam cùng với việc nhà thầu chính chưa từng có
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 2
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
kinh nghiệm trong việc xây dựng một công trình đường sắt trên cao tương tự nào
khiến cho việc quản lý dự án cần phải được tiến hành thận trọng hơn, việc đưa ra
sự những lựa chọn đánh đổi cần phải dựa trên nhiều phía để giảm thiểu tổn thất
nhất có thể.
II. Rà soát mục tiêu dự án trên nhiều phương diện
1. Đối với chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước, dự án cần đảm bảo mục
tiêu:
1.1 Đảm bảo tiến độ thi công công trình
Đây là 1 công trình sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc, có ý
nghĩa quan trọng đối với việc phát triển GTVT, kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội
cũng như ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân nên tiến độ thi công của dự
án cần được đảm bảo. Tuy nhiên đến nay nhiều gói thầu của dự án vẫn chỉ được thi
công theo kiểu cầm chừng, cộng thêm những sự cố xảy ra như vụ tai nạn làm một
người chết, ba người bị thương, khi một thanh thép "bất ngờ rơi từ dầm cầu" đang
thi công trúng vào người đang lưu thông bằng xe máy trên đường sáng 6/11/2014
và vụ sập đà giáo tại nhà ga bến xe Hà Đông vào 28/12/2014 khiến tiến độ của dự
án có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.2 Đảm bảo chất lượng công trình

Dự kiến khi đưa vào hoạt động, dự án không những giải quyết vấn đề đi
của nhân dân thủ đô từ phía Tây Nam vào trung tâm thành phố, mà còn mang lại
vẻ đẹp mĩ quan cho thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó dự án là tuyến đường sắt trên cao,
xây dựng trực tiếp trên nhiều trục đường chính nhiều người qua lại nên vấn đề chất
lượng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà
nước muốn hướng tới. Công trình có những đặc điểm kĩ thuật phức tạp sau:
+ Theo thiết kế toàn tuyến đi trên cao, đường đôi, khổ 1435mm, điện khí
hoá, theo quy phạm thiết kế Metro GB 5017-2003 của Trung Quốc, chịu cấp động
đất số 8 Ga trên cao được thiết kế theo kiểu nghiêng, khoảng cách giữa
đường trung tâm với giáp ranh sân ga là 1500 mm, độ cao mặt ray cách mặt sân ga
là 1020 mm.
+ Độ cao của giới hạn kiến trúc và giới hạn của khoảng cách giữa đáy kết
cấu hoặc thiết bị với mặt ray là 4200mm. Ga đặt tại một phía tuyến đường, gồm ga
kiểu 2 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là ga; Ga kiểu cầu 3 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 3
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
phòng chờ, tầng 3 là sân ga. Ga kết hợp phần “kiểu cầu và kiểu xây”: dầm của
đường sắt là cột đơn giản hoặc liên tục chống đỡ cho dầm thanh kết cấu khung,
phần kết hợp lắp đệm cao su.
1.3 Đảm bảo chi phí thực hiện dự án
Dự án có tổng mức đầu tư 8.769.965 triệu đồng, tương đương 552,86 triệu
USD được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng
ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 419 triệu USD. Do sử dụng nguồn vốn
vay và lượng vốn thực hiện công trình rất lớn nên phải đảm bảo chi phí dự án
không bị đội thêm.
2. Đối với nhà thầu
Đối với nhà thầu mục tiêu cơ bản là đảm bảo đúng tiến độ thi công và nhận được
nguồn cung ứng vốn kịp thời. Tuy nhiên họ cũng cần quan tâm tới chất lượng công
trình và thực hiện đúng chi phí dự tính để đảm bảo uy tín theo hợp đồng.

3. So sánh các mục tiêu của dự án và tìm ra xung khắc.
Do kinh nghiệm của Ban quản lý dự án và năng lực của nhà thầu còn yếu
kém nên đã xảy ra nhiều sự cố quanh việc triển khai xây dựng. Nếu muốn đảm bảo
chất lượng của dự án thì thời gian sẽ phải kéo dài, như thế sẽ không đảm bảo mục
tiêu thời gian và hệ quả tất yếu tiếp theo sẽ là đội vốn và không đảm bảo mục tiêu
chất lượng. Vì thế việc đảm bảo cả 3 mục tiêu của công trình này là bất khả thi.
III. Phân tích môi trường và hiện trạng của dự án
Để làm rõ tính khả thi của việc hoàn thành mục tiêu của dự án, cần so sánh
hiện trạng của dự án với mục tiêu đã đề ra.
1. Hiện trạng về thời gian thi công
Bộ GTVT cho biết, công tác GPMB dự án rất khó khăn và phức tạp trong thời
gian qua, mặc dù có sự đôn đốc thường xuyên của Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội,
nhưng đến 22/4/2014 công tác di dời đường điện, các hộ dân nơi tuyến đường sắt
đi qua vẫn chưa hoàn thành. Cụ thể, tuyến đường sắt này vẫn còn vướng 3/13 km
chính tuyến và 0,8/1,7km đường ra vào khu Depot (nhà ga) do đường điện dài
1,5km “chắn” dự án, hơn 100 hộ dân “ngâm” mặt bằng và chưa chịu bàn giao…
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 4
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Tiến độ thi công trên tuyến của dự án cũng bị “giãn” bởi công tác xin cấp
phép thi công thường kéo dài và cấp cho từng đoạn nhỏ lẻ đôi khi còn cấp cho từng
trụ có khi cũng thường mất tới 2-3 tháng; trong quá trình thi công vẫn còn sót lại
nhiều công trình ngầm, nhà thầu phải dừng thi công để chờ xử lý, nhiều trường hợp
mất từ 1-2 tháng.
Hơn nữa 2 sự cố xảy ra trên công trình thi công cuối năm 2014 cũng khiến
thời gian thi công kéo dài hơn do cần khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn và điều
tra trách nhiệm.
2. Hiện trạng về chi phí
Sau 5 năm thi công, do thay đổi một loạt yếu tố đầu vào, Bộ GTVT kiến nghị
điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án sẽ không thể dừng ở con số 552 triệu USD như
kế hoạch ban đầu. Thay vào đó, để hoàn thành 13,05 km đường sắt đôi, khổ 1.435

mm chạy trên cao với 12 ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa cùng hệ thống
thiết bị khai thác gồm đoàn tàu có khả năng chở được 100.000 lượt khách/ngày
đêm sẽ cần thêm 315 triệu USD. Lý giải cho việc “đội” vốn, đại diện Cục Đường
sắt VN đưa ra 3 nhóm nguyên nhân đẩy chi phí dự án tăng cao, gồm điều chỉnh, bổ
sung phát sinh so với thiết kế cơ sở (thay đổi phương án nhà ga, thay vật liệu vỏ
tàu…); biến động giá nguyên, vật liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách và GPMB
kéo dài…
Chỉ tính riêng gói thầu chính số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây
lắp), Tổng thầu EPC đã có văn bản số 1340/2013/CRSG/HNHĐ về việc đề nghị
điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư phát sinh thêm khoảng gần 260 triệu USD (chưa
bao gồm chi phí dự phòng 25,8 triệu USD). Cụ thể, nhà ga từ 2 tầng được nâng lên
3 tầng để thêm phòng chức năng tại tầng 2, nhằm giảm thiểu khối lượng GPMB và
để mỗi nhà ga có thêm cầu vượt cho người đi bộ. Việc điều chỉnh này giúp giảm
được 43 triệu USD chi phí GPMB nhưng lại khiến tổng chi phí tăng 84 triệu USD
(mức tăng do trượt giá và thay đổi quy mô).
Khu vực Depot tại quận Hà Đông có nền đất yếu ở độ sâu từ 2 m đến 3 m,
song tư vấn lập dự án là TEDI đã không đề xuất phương án xử lý. Khi triển khai
thiết kế kỹ thuật, tư vấn thiết kế đã kiến nghị phải xử lý để đảm bảo chất lượng
công trình với chi phí là 13 triệu USD. Hoặc do các thay đổi biến động giá, chế độ,
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 5
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
chính sách cũng như khối lượng đơn giá mà trong thiết kế cơ sở chưa tính chính
xác nên cần bổ sung khoảng 95 triệu USD…
Dựa trên cơ sở rà soát tính toán của Cục Đường sắt và Tư vấn thẩm tra
(TEDI), Bộ GTVT cũng đã có kiến nghị Chính phủ về việc điều chỉnh tổng mức
đầu tư dự án điểu chỉnh vốn lên tới 891 triệu USD (tăng 70% so với tổng mức đầu
tư được duyệt trước đó), đẩy chi phí bình quân đầu tư 1 km đường sắt đô thị của
tuyến Cát Linh-Hà Đông lên 68,5 triệu USD.
3. Hiện trạng về chất lượng
Đây là công trình xây dựng tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam, kinh

nghiệm quản lý và thi công chưa có, cộng thêm tính phức tạp về kĩ thuật của công
trình nên rất khó khăn trong thi công. Đơn vị thi công là nhà thầu Trung Quốc,
“tổng thầu quá yếu kém, năng lực nhà thầu kém, máy móc thiết bị kém”-theo bộ
trưởng Đinh La Thăng nên việc chất lượng của công trình có được đảm bảo hay
không chưa thể chắc chắn. Sự cố sập giàn giáo tháng 12/2014 vừa qua càng làm
nghi ngờ thêm cho vấn đề này.
IV. Phân tích các phương án đánh đổi
Đối với bất kì một dự án nào, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, việc
đảm bảo đúng các mục tiêu chất lượng, chi phí và thời gian như kế hoạch là một
điều rất khó khăn. Do vậy việc phải đánh đổi các mục tiêu trong quá trình quản lý
dự án là điều không tránh khỏi. Căn cứ vào tình hình cụ thể của dự án, dự án bị
chậm tiến độ nhiều lần từ công tác giải phóng mặt bằng cho tới công tác thi công
hai lần gặp sự cố, chính vì vậy, việc đảm bảo tiến độ thi công đúng như dự kiến
ban đầu là bất khả thi. Do đó, có thể đưa ra 2 phương án lựa chọn như sau:
Phương án 1: cố định chất lượng, thay đổi thời gian và thay đổi chi phí
Phương án 2: cố định chất lượng, cố đinh thời gian và thay đổi chi phí
V. Phân tích và lựa chọn khả năng tốt nhất
Phương án 1: cố định chất lượng, thay đổi thời gian và thay đổi chi phí
Ưu điểm:
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 6
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Khi chất lượng công trình được đảm bảo đúng với kế hoạch đã đề ra, sau khi
hoàn thành dự án và đưa vào khai thác sử dụng, người dân Việt Nam nói chung và
người dân Thủ đô nói riêng sẽ có một tuyến đường sắt trên cao đầu tiên với công
nghệ hiện đại. Đường sắt trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông không chỉ là phương
tiện công cộng, giúp giảm thiểu ách tắc đô thị, vừa tạo cảnh quan đẹp mắt và là
biểu tượng giao thông mới của thủ đô.
Chất lượng công trình được đảm bảo sẽ tạo sự an toàn và yên tâm không chỉ
đối với các hành khách trên tàu mà còn đối với các phương tiện tham gia giao
thông trên các trục đường có đường sắt trên cao chạy qua.

Nhược điểm:
Như đã phân tích ở trên, khi tuyến đường sắt trên cao hoàn thành và đưa vào
sử dụng có thể góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực phát triển giao thông
đô thị Hà Nội. Do vậy, tiến độ thi công bị chậm trễ, căn cứ vào tình hình thực tế,
dự án đường sắt trên cao không thể hoàn thành kịp tiến độ vào tháng 11/2013 như
mục tiêu ban đầu và 6/2015 như mục tiêu lần 2 đã đề ra, gây ra nhiều bức xúc
trong dư luận và ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của người dân, đặc biệt là
người dân thủ đô. Trong quá trình thi công, trong vòng hơn một tháng đã xảy ra hai
vụ tai nạn nghiêm trong. Cụ thể, vụ tai nạn thứ nhất xảy ra vào sáng 6/11/2014, tại
công trường dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đã xảy ra vụ tại
nạn khi máy cẩu của đơn vị thi công đang cẩu một thanh thép lớn thì bất ngờ đứt
cáp và rơi xuống phần đường phương tiện đang lưu thông, làm 1 người chết và 2
người khác bị thương.
Ngay chiều 6/11/2014, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng
Trường cho biết đã tạm thời đình chỉ thi công trên toàn tuyến đường sắt đô thị Cát
Linh - Hà Đông trong 5-7 ngày để kiểm tra công tác an toàn
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 7
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Vụ tai nạn thứ hai xảy ra vào sang 28/12/2014, xảu ra sự cố tại công trường thi
công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đoạn trước bến xe Hà Đông
cũ. Theo đó, vào khoảng 4h sáng, trong lúc đang tiến hành đổ bê tông xà mũ trụ
H7, toàn bộ hê thống giàn giáo, dầm sắt và bê tông xà mũ H7 đã bị đổ sập xuống
đường Nguyễn Trãi, Hà Đông.
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 8
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đối với công
trình này, cơ quan chức năng đã liên tục nhắc nhở, yêu cầu chủ đầu tư và các nhà
thầu thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công dự án.
Do chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, chất lượng thi công hạn chế,
nhiều hạng mục phải thi công lại từ đầu, kèm theo công tác lập dự án chưa thật sự

tốt và sự trượt giá của nguyên nhiên vật liệu, đã đẩy mức chi phi của dự án cao hơn
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 9
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
rất nhiều so với dự kiến. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh- Hà Đông
thời gian triển khai ban đầu dự kiến (8/2008 đến 11/2013) có tổng mức đầu tư hơn
552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Nhưng tính tới
thời điểm tháng 4/2014, dự đoán chi phí đội lên 399 triệu USD. Có thể nói, việc
chậm tiến độ thi công là một trong nhừng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự
đội chi phí cao như hiện nay.
Phương án 2: cố định chất lượng, cố đinh thời gian và thay đổi chi phí
Ưu điểm:
-Khi lựa chọn phương án 2, chất lượng dự án vẫn được đảm bảo, nên vẫn có những
ưu điểm như ta vừa phân tích.
-Khi đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, dự án có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng
phục vụ công đồng, phát huy tốt nhất của dự án. Đồng thời, khi đúng tiến độ sẽ
giảm tình trạng bất ổn giá nguyên nhiên vật liệu, hạn chế sự đội giá trong xây
dựng công trình.
Nhược điểm:
Vừa phải đảm bảo mục tiêu chất lượng dự án, vừa phải cố định thời gian cho
kịp tiến độ, mặc dù chi phí có sự điều chỉnh, song thời gian là quá ngắn để có thể
hoàn thành dự án với chất lượng tốt nhất. Vì vậy, đây là phương án khó thực hiện.
Lựa chọn phương án tốt nhất:
Căn cứ vào các ưu nhược điểm như đã phân tích ở trên, kết hợp với tình hình
thực tế của dự án, ta nên cố định chất lượng, thay đổi thời gian, thay đổi chi phí để
có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu biến đổi của dự án.
VI. Xem xét và điều chỉnh lại kế hoạch
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 10
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư nhưng liệu tiến độ dự án có về đích cuối
năm 2015?

1. Thực trạng tiến độ của dự án và sự điều chỉnh
*Thực trạng:
-Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường sắt, tính đến ngày 19/11, dự án mới
hoàn thành được 320/419 trụ cầu khu gian (đạt 76%); hoàn thành thi công kết cấu
trụ của 7/12 nhà ga; hoàn thành đúc được 451/806 phiến dầm, lao lắp 336/806
phiến dầm (5,4/13,3km). Các hạng mục khác như trụ cầu khu gian, tuyến nhánh ra
vào khu Depot, kết cấu phần dầm và trụ của các nhà ga vẫn đang tiếp tục được thi
công.
- Giai đoạn cuối 2014, khu vực ga cuối Cát Linh vẫn còn tới 19/72 hộ dân chưa
chịu nhận tiền đền bù; công tác di dời hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi thi công chân
cầu thang nhà ga chỉ có thể hoàn thành trong tháng 12/2014. Trong khi đó, hạng
mục nhà ga Cát Linh được tổng thầu xác nhận là chỉ có thể hoàn thành vào cuối
tháng 12/2015, nếu mặt bằng được bàn giao vào đầu tháng 11/2014 (chậm hơn 7
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 11
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
tháng so với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Thông
báo số 463/TB-VPCP ngày 30/12/2013.
- Dự kiến, dự án sẽ hoàn tất xây dựng vào cuối quý 4/2015, đầu năm 2016 đưa
tàu vào chạy thử. Đến nay, công tác xây dựng trụ cầu đang chậm khoảng 6 tháng,
đúc và lao lắp dầm chậm khoảng 5 tháng, xây dựng các nhà ga chậm từ 3-5 tháng.
- Ban Quản lý dự án đang nỗ lực thi công, rà soát, yêu cầu lập lại tiến độ khả thi
nhất để rút ngắn thời gian thi công, đưa công trình về đích đáp ứng đúng theo yêu
cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Đinh La Thăng là đến tháng 10/2015 phải đưa vào chạy thử, để đến ngày
31/12/2015 phải đưa dự án vào khai thác thương mại. Nhưng thực sự, tiến độ sẽ
rất… căng và chủ đầu tư chỉ kỳ vọng sẽ đạt được tiến độ.
*Điều chỉnh:
Không bằng lòng với tiến độ hiện tại, tại buổi làm việc về tiến độ dự án đường
sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vào ngày 7/11 vừa qua, theo Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải Đinh La Thăng, tiến độ dự án từ khi bắt đầu làm báo cáo khả thi năm

2004 cho đến năm 2009 ký hợp đồng EPC là rất chậm. Việc chậm trễ gây phiền hà
rất nhiều cho người dân, nhất là việc đi lại.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, Tổng thầu quá yếu kém, năng lực nhà thầu
kém, máy móc công nghệ kém, tiền được ban quản lý thanh toán nhưng Tổng thầu
EPC giữ lại không thanh toán cho nhà thầu phụ, không có giải pháp đẩy nhanh tiến
độ. Tư vấn giám sát không đưa ra tiến độ mà lại giám sát theo thực tế nên không
đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, các bên liên quan cần nhanh chóng khắc phục và
chấn chỉnh.
"Cục Quản lý xây dựng chất lượng công trình phối hợp cùng Ban Quản lý dự án
đường sắt, Tổng thầu EPC lập lại tiến độ chi tiết dự án, trình Bộ Giao thông Vận
tải phê duyệt lại. Ngoài ra, nguyên nhân hạng mục nào tăng vốn, hạng mục nào
giảm giá phải được báo cáo chi tiết rõ ràng để Bộ báo cáo Chính phủ," Bộ trưởng
yêu cầu
2. Thực trạng chi phí của dự án và sự điều chỉnh
* Kế hoạch ban đầu : 552 triệu USD.
* Điều chỉnh : cần thêm 315 triệu USD (sau 5 năm thi công, việc điểu chỉnh này do
Tổng Công tu Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) lập, Viện Kinh tế xây
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 12
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
dựng (Bộ Xây dựng) thẩm tra đầy đủ thủ tục pháp lý, tuân thủ các quy định về lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.)
- Nguyên nhân” đội vốn”:
+ Bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở ( thay đổi phương án nhà ga 2 tầng
thành 3 tầng, thay vật liệu vỏ tàu từ thép sang thép inox), biến động giá nguyên vật
liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách và giải phóng mặt bằng kéo dài….
+ Chi phí xây dựng và thiết bị tăng đã kéo theo chi phí quản lí dự án , chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng cũng tăng lên.
- Cụ thể điều chỉnh:
Để hoàn thành hơn 13km đường sắt đôi, khổ 1.435 mm chạy trên cao với 12
ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa, tốc độ chạy tàu tối đa 80km/giờ cùng hệ

thống thiết bị khai thác gồm đoàn tàu có khả năng chở được hơn 1 triệu lượt
khách/ngày đêm, sẽ cần tới khoảng 868,04 triệu USD (tương đương 18.001 tỷ
đồng), trong đó phần vốn vay ODA Trung Quốc tăng thêm 250,62 triệu USD và
vốn đối ứng của Việt Nam (chủ yếu dành cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng,
chi phí quản lý dự án…) cần thêm 64,56 triệu USD.
Đáng kể nhất trong số phần vốn mà Ban Quản lý dự án đường sắt đề nghị “cơi
nới” thêm mức đầu tư là chi phí xây dựng (tăng 146,3 triệu USD); chi phí thiết bị
(tăng 77 triệu USD); mua sắm đoàn tàu (tăng 19,41 triệu USD); chi phí giải phóng
mặt bằng (tăng 24,41 triệu USD); lãi vay, phí quản lý, phí cam kết (tăng 21,44 triệu
USD)…
3. Thực trạng chất lượng của dự án và sự điều chỉnh
*Thực trạng:
Chất lượng dự án chưa cao. Đặc biệt là vụ sập dàn giáo đường sắt trên cao
“công trình trên cao…trách nhiệm dưới đất” gây nhiều hậu quả và ấn tượng không
tốt cho người dân.
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 13
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
Khoảng 4h sáng 28/12, một đoạn đà giáo dài khoảng 10 mét trên tuyến đường
sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị sập khi công nhân đang chuẩn bị đổ bê tông trụ
mũ H7. Đoạn công trình bị sập gần bến xe Hà Đông, thuộc khu vực nhà ga của
công trình đường sắt đô thị.
Khối lượng lớn bê tông, sắt thép trên độ cao khoảng 6 mét đổ sập xuống tuyến
đường Trần Phú. Ngay sau khi, sự cố xảy ra, đơn vị chức năng đã huy động khoảng
50 công nhân tới hiện trường để tháo dỡ đống sắt thép, vật liệu.
* Điều chỉnh:
Phía CSGT Hà Nội đề nghị chủ công trình gấp rút dào dỡ vật liệu để thông
đường Trần Phú trước sáng mai
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, trước mắt đã đình chỉ công tác đối
với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý đường sắt. Ông Bảo
là người trực tiếp theo dõi và giám sát thi công.

Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 14
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
C. KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy việc lựa chọn phương án cố định chất lượng, thay đổi thời
gian, thay đổi chi phí để đáp ứng nhu cầu biến đổi của dự án là hoàn toàn hợp lí so
với thực tế.
Thay đổi thời gian, thay đổi chi phí giúp đẩy nhanh tiến độ công trình, đạt
được chất lượng ban đầu đề ra là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với
chủ đầu tư trong thời điểm này.
Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 15
Đề tài: Phân tích đánh đổi mục tiêu
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Từ Quang Phương , Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân, 2012
2. Bùi Ngọc Toản, Các nguyên lý quản lý dự án, NXB Giao thông vận tải, 2006
3. Nguyễn Văn Chọn, Kinh tế đầu tư. Tủ sách Đại học mở Hà Nội, 1996
4. Học viện hành chính quốc gia, Quản lý dự án, NXB GD Hà Nội, 1998
5. Các tài liệu web:
/>%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_
%C4%91%C3%B4_th%E1%BB%8B_H%C3%A0_N%E1%BB%99i
/>com=AuflaNews&page=article&aid=229&mtid=13
:8080/news/Tin-tuc-nganh/Du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-
Cat-Linh-Ha-Dong-se-hoan-thanh-vao-nam-2015-12/
/> />ha-dong.html
/>Nhóm SVTH: nhóm 7 Page 16

×