Tải bản đầy đủ (.ppt) (311 trang)

Bài giảng môn học Tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 311 trang )


1
TÀI CHÍNH – TiỀN TỆ
Số tiết: 45
Giảng viên: Th.S Lâm Khắc kỷ

2
MỤC TIÊU HỌC TẬP
- Giúp sinh viên khối kinh tế hiểu được
những nội dung cơ bản về Tài chính và Tiền
tệ.
- Giúp sinh viên có khả năng nghe, đọc và
hiểu các vấn đề liên quan đến tài chính -
tiền tệ trong thực tế trên các phương tiện
thông tin (TV, đài, báo,…)

3
ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
Để học tốt môn học này, yêu cầu sinh viên
đã học các môn:
1. Triết học
2. Kinh tế chính trị
3. Kinh tế vĩ mô
4. Kinh tế quốc tế

4
YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1. Tham gia nghe giảng ở trên lớp (tối thiểu
80% số tiết)
2. Ôn bài cũ và đọc bài mới trước khi lên lớp
3. Tham gia thảo luận, phát biểu, đóng góp ý


kiến trong quá trình học tập
4. Làm đầy đủ nộp đúng hạn bài tập liên quan
đến môn học.

5
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Điểm tích lũy 20 - 40%
2. Thi cuối kỳ 60 - 80%
(Lưu ý: Trong quá trình học tập, sinh viên
thường xuyên phát biểu sẽ được cộng điểm
tích lũy)

6
NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Tổng quan về tiền tệ
2. Tổng quan về tài chính
3. Ngân sách nhà nước
4. Thị trường Tài chính và các định chế tài
chính trung gian
5. Tài chính doanh nghiệp
6. Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường
7. Lạm phát, thanh toán và tài chính quốc tế
8. Công tác kiểm tra tài chính

7
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Frederic S.Mishkin. 2001. Tiền tệ, ngân hàng và
thị trường tài chính. Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật. Hà nội.

2. PGS. TS. Dương Đăng Chinh. 2003. Lý thuyết tài
chính. Nhà xuất bản Tài chính. Hà nội.
3. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2004. Tiền tệ - ngân
hàng. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
4. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - ngân
hàng. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
5. GS.TS. Dương Thị Bình Minh,TS.Sử Đình Thành.
2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản
Thống kê. Hà nội.

8
TÀI LIỆU HỌC TẬP (tt)
6. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và
ngân hàng. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà nội
7. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2004. Nghiệp vụ ngân hàng
thương mại. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
8. TS. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính
tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
9. PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà. 2004. Lý
thuyết tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê. Hà
nội.
10. Tạp chí chuyên ngành: Tạp chí tài chính, Thời
báo tài chính, Thời báo kinh tế Việt nam, Tạp chí
ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính-tiền tệ, …

9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TIỀN TỆ
( 5 TIẾT )


10
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Sinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau:
1. Sự ra đời và bản chất của tiền tệ
2. 4 chức năng của tiền tệ: đo lường giá trị, trung
gian trao đổi và dự trữ giá trị, thanh toán
3. Các vai trò của tiền tệ
4. Các hình thái tiền tệ: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền
ghi sổ) và tiền điện tử
5. Các khối tiền tệ ( M1, M2, M3,L) và các chế độ
tiền tệ
6. Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng
7. Cung tiền tệ và các kênh cung ứng tiền
8. Khái niệm, các loại, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp lạm phát

11
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ
2. Các hình thái tiền tệ
3. Khối tiền tệ và chế độ tiền tệ
4. Cung - cầu tiền tệ
5. Lạm phát

12
hay
Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được
thừa nhận chung để thanh toán cho việc
giao hàng và thanh toán công nợ. Nó là một
phương tiện trao đổi

KHÁI NIỆM TIỀN TỆ
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai
trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị
của các hàng hóa khác.

13
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1. Chức năng đo lường giá trị
2. Chức năng trung gian trao đổi
3. Chức năng dự trữ giá trị

14
VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ
1. Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để
mở rộng và phát triển kinh tế hàng hóa
2. Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và
mở rộng các quan hệ quốc tế
3. Tiền tệ là công cụ phục vụ cho mục đích
của người sở hữu chúng

15
1. Hóa tệ:
Là một loại hàng hóa nào đó do được nhiều người
ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa
nói chung để thực hiện các chức năng của tiền tệ.
Hóa tệ có thể chia thành 2 loại: hóa tệ không phải
kim loại và hóa tệ kim loại.

CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
Sinh viên nêu các dạng

hóa tệ không kim loại?
Sinh viên nêu những nhược
điểm của hóa tệ không kim loại?

16
Sinh viên nêu các dạng
hóa tệ kim loại và một
vài lịch sử hóa tệ kim
loại?
Sinh viên nêu lịch sử của tiền đồng bạc và tiền vàng?

17
Tín tệ là loại tiền tệ được đưa vào lưu thông nhờ vào
sự tín nhiệm của công chúng, chứ bản thân nó không
có hoặc có giá trị không đáng kể. Tín tệ có hai loại: tín
tệ kim loại và tiền giấy.
2. Tín tệ
Giá trị nội tại của tiền kim loại thường không
phù hợp với giá trị danh nghĩa.

18
Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền
giấy bất khả hoán.
+ Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy bất cứ
lúc nào tại ngân hàng phát hành
+ Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban
đầu là 100% sau còn 40%
+ Điều kiện phải cho Nhà nước vay không
tính lãi khi cần thiết.


19
– Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu
hành, mọi người không thể đem tiền giấy này đến ngân
hàng để đổi lấy vàng hay bạc.
Nguồn gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau:
+ Thế chiến đệ nhất làm các quốc gia tham chiến không còn đủ
vàng để đổi cho dân chúng. Nước Anh năm 1931 đã cưỡng bức lưu
hành tiền giấy bất khả hoán.
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 dẫn đến ở Đức mọi
người đua nhau rút tiền, trong khi Ngân hàng Tw Đức đã phải dùng
vàng trả nợ nước ngoài và do đó số trữ kim gần như không còn. Tiến
sĩ Schacht (1933 – 1936) đã áp dụng chính sách tiền tài trợ bằng cách
phát hành trái phiếu, để tài trợ sx và những chương trình kinh tế, xã
hội lớn. Biện pháp này làm giảm 50% thất nghiệp, sản xuất tăng 41%
(1934). Từ đó, nhiều nhà kinh tế cho rằng giá trị tiền tệ không phải
dựa vào dự trữ vàng như các quan điểm trước đây.

20
3. Bút tệ (Tiền ghi sổ)
Bút tệ ra đời vào giữa thế kỷ 19. Bút tệ là
những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở
ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống ngân
hàng thương mại tạo ra trong quá trình
thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
4. Tiền điện tử: các loại thẻ tín dụng và
thẻ thanh toán

21
CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Chức năng phương tiện trao đổi

Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử
dụng như một vật môi giới trung gian trong
việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là
chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản ánh
lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại
trong nền kinh tế hàng hoá .

22
Tiền cần có những tiêu chuẩn sau:
-
Được chấp nhận rộng rãi
-
Dễ nhận biết
-
Có thể chia nhỏ được
- Dễ vận chuyển
- Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng
- Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng
- Có tính đồng nhất.

23
Chức năng đơn vị đánh giá.
Tiền tệ được sử dụng làm đơn vị để đo giá trị của
các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Qua việc
thực hiện chức năng này, giá trị của các hàng hoá,
dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền, như việc đo
khối lượng bằng kg, đo độ dài bằng m…nhờ đó mà
việc trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi hơn.
Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng
tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất

trừu tượng, vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy
ước.

24
Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là
nơi cất giữ sức mua qua thời gian. Khi
người ta nhận được thu nhập mà chưa
muốn tiêu nó hoặc chưa có điều kiện để
chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện để
cho việc cất giữ sức mua trong những
trường hợp này hoặc có thể người ta giữ
tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải.

25
1. Khối tiền tệ M1
2. Khối tiền tệ M2
3. Khối tiền tệ M3
4. Khối tiền tệ L
KHỐI TIỀN TỆ

×