Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Quan hệ thương mại Việt - Trung trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGÔ THỊ LAN PHƯƠNG




QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN
1991 - 2005



Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRUNG DŨNG







HÀ NỘI - 2007

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
1. Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng và giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu
biên giới trên bộ ở Quảng Ninh giai đoạn 1965 - 1975
2. Bảng 1.2: Bảng thống kê người và hàng hoá phi mậu dịch xuất nhập
theo đường biên giới trên bộ ở Quảng Ninh giai đoạn 1965-1975.
3. Bảng 2.1: Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Trung giai
đoạn 1991-2000.
4. Bảng 2.2: Bảng thống kê tổng kim ngạch buôn bán Việt Nam-Trung
Quốc qua cửa khẩu các tỉnh biên giới từ năm 1991 đến năm 1996.
5. Bảng 2.3: Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở
Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2005.
6. Bảng 2.4: Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt-
Trung ở Quảng Ninh giai đoạn 2000 đến quý I-2006.
7. Bảng 2.5: Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Quảng Ninh năm
1999 và năm 2003
8. Bảng 2.6: Bảng thống kê kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 đến năm 2004.
9. Bảng 2.7: Bảng thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại nhà nước từ năm 1991 đến năm 2003.
10. Bảng 2.8: Bảng thống kê kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1999 đến năm 2003.
11. Bảng 2.9: Bảng thống kê số lượng và vốn đăng kí của doanh nghiệp
dân doanh giai đoạn 1992-2003
12. Bảng 2.10. Bảng cơ cấu doanh nghiệp dân doanh theo ngành nghề

lĩnh vực hoạt động chính (năm 2003).
13. Bảng 2.11: Bảng thống kê một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị
trường Trung Quốc trên địa bàn Quảng Ninh qua các năm từ 1996
đến 2004.
14. Bảng 2.12: Bảng thống kê một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
trên địa bàn Quảng Ninh qua các năm từ năm 1996 đến năm 2001.
15. Bảng 2.13: Bảng thống kê số thuế xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu
ngạch giai đoạn 1991-1996.
16. Bảng 2.14: Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch và
tiểu ngạch ở Quảng Ninh giai đoạn 2000-2003.
17. Bảng 2.15: Bảng thống kê số hộ, số vốn và các mặt hàng kinh doanh
của người Trung Quốc ở chợ Móng Cái (2003).
18. Bảng 2.16: Bảng thống kê trị giá hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu
trên địa bàn Quảng Ninh từ 1996 đến 2003.
19. Bảng 3.1: Bảng thống kê số thu ngân sách trên địa bàn Quảng Ninh từ
năm 1990 đến năm 2004.
20. Bảng 3.2: Bảng thống kê số thu ngân sách địa phương 5 tỉnh miền núi
biên giới phía Bắc từ năm 1990 đến năm 1997.
21. Bảng 3.3: Bảng thống kê số lao động trong lĩnh vực thương mại từ
năm 1999 đến năm 2003.
22. Bảng 3.4: Bảng thống kê bình quân đầu người của 6 tỉnh biên giới
phía Bắc từ năm 1990 đến năm 1996.
23. Bảng 3.5: Bảng thống kê GDP bình quân đầu người của Quảng Ninh
từ 1997 đến 2005.
24. Bảng 3.6: Bảng thống kê GDP bình quân đầu người của một số tỉnh
phía Bắc và cả nước từ năm 1997 đến năm 1999.
25. Bảng 3.7: Bảng thống kê số lượng và trị giá các vụ buôn lậu bị hải
quan Quảng Ninh phát hiện và xử lý từ năm 1991 đến năm 2004.

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN


1. Hình 1.1: Bản đồ hành chính Quảng Ninh (năm 1999)
2. Hình 1.2: Bản đồ hành chính Quảng Tây (năm 2006)
3. Hình 1.3: Nhà máy tuyển than Cửa Ông (năm 2005)
4. Hình 1.4: Vịnh Hạ Long (năm 1999)
5. Hình 1.5: Tàu vào cảng Cái Lân (năm 1999)
6. Hình 1.6: Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (năm 2006)
7. Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Trung giai
đoạn 1991-2000
8. Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu tổng kim ngạch buôn bán Việt Nam-Trung
Quốc qua cửa khẩu các tỉnh biên giới từ năm 1991 đến
năm 1996
9. Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ở
Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2005.
10. Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt-
Trung ở Quảng Ninh giai đoạn 2000 đến quý I-2006
11. Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh nghiệp dân doanh theo ngành
nghề, lĩnh vực hoạt động chính năm 2003.
12. Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện số thuế xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu
ngạch giai đoạn 1991-1996 ở 6 tỉnh biên giới.
13. Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu GDP (%) của Quảng Ninh năm 1991 và năm
2000

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp du lịch, nằm trong tam giác tăng
trƣởng kinh tế ở phía Bbắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tỉnh cóVới
diện tích tự nhiên là 593800 km2, bờ biển dài 250 km, đƣờng biên giới với
Trung Quốc dàilà 1322,8 km [15, 7]., Nơi đâyQuảng Ninh córất giàu nhiều

tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, vớicó cửa khẩu,, hệ thống giao thông
đƣờng bộ, đƣờng biển, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, là cơ sở
quan trọng để phát triển hoạt động ngoại thƣơng xuất nhập khẩu đặc biệt là
với bạn hàng truyền thống Trung Quốc.
Từ khi đổi mới, nhất là từ năm 1991 đến nay, hoạt động ngoại thƣơng
xuất nhập khẩu nói chung và trao đổi thƣơng mại Việt –Trung trên địa bàn
Quảng Ninh nói riêng có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng
vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu với thị trƣờng Trung Quốc trung bình hàng
năm đạt trên dƣới 500 triệu USD, đƣa mức tăng trƣởng bình quân của Quảng
Ninh lên hơn 10% mỗi năm [68]. Hoạt động trao đổi hàng hoá với Trung
Quốc tại các cửa khẩu và các cảng biển diễn ra rất sôi động nhất là các khu
vực Hạ Long - Móng Cái - Cẩm phả…với sự tham gia của đông đảo các thành
phần kinh tế. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, du
lịch, dịch vụ của tỉnh phát triển, nâng cao đời sống của mọi tầng lớp dân cƣ.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trên bƣớc đƣờng đổi mới, hoạt động
ngoại thƣơng Việt-Trung trên địa bàn Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều hạn chế
nhƣ: Kim ngạch xuất nhập khẩu chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, cơ sở vật
chất kĩ thuật của ngành ngoại thƣơng còn nghèo nàn, lạc hậu; hiệu quả cũng
nhƣ tác động của hoạt động xuất nhập khẩu Việt –Trung đối với đời sống của
nhân dân trong tỉnh nhất là đối với miền núi và vùng cao còn thấp; buôn bán ở
Formatted: Font color: Text 1
Comment [D1]:

2
chợ biên giới còn mang tính tự phát, hiện tƣợng buôn lậu và gian lận thƣơng
mại cùng nhiều tệ nạn xã hội khác ngày càng gia tăng.
Vì vậy, nhìn nhận và đánh giá hoạt động trao đổi thƣơng mại Việt-
Trung trên địa bàn Quảng Ninh trong những năm qua để từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm, đƣa ra những giải pháp để thúc đẩy hoạt động này phát

triển cho tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh là điều hết sức cần thiết,
góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh
theo hƣớng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc.
Bởi những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Quan hệ thƣơng mại Việt-Trung
trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991-2005” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình viết về thƣơng mại Việt-Trung qua các giai đoạn lịch
sử đã ít nhiều đề cập đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt-Trung trên địa bàn
Quảng Ninh.
Năm 1991, trên địa bàn tỉnh, nhà xuất bản Quảng Ninh đã phối hợp với
Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn: “Quảng Ninh, tiềm năng và triển
vọng”, nội dung có một phần đề cập đến giao lƣu buôn bán Việt-Trung trên
địa bàn tỉnh; Tiếp đó là cuốn: “Buôn bán qua biên giới Việt-Trung, lịch sử-
hiện trạng và triển vọng”, Nxb KHXH, H, 2001, Nguyễn Minh Hằng chủ
biên, đã khái quát tình hình và đặc điểm buôn bán qua biên giới Việt-Trung
của một số tỉnh phía bắc trong đó có Quảng Ninh; Ngoài ra, Kỷ yếu hội thảo
“Quan hệ Việt Nam –Trung Quốc, nhìn lại 10 năm và triển vọng”, Nxb
KHXH, H, 2002 và Kỷ yếu hội thảo “Việt Nam –Trung Quốc tăng cường hợp
tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai” cũng đã tập hợp nhiều bài viết
về thƣơng mại Việt –Trung trong đó có viết một phần nhỏ về hoạt động này
trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó “Địa chí Quảng Ninh, tập 2, năm 2002” của,
Tỉnh Uỷ, Uỷ ban BNhân Dân tỉnh Quảng Ninh, tập 2, QN,2002, cũng đã dành

3
một phần nhỏ để giới thiệu tổng quan về quan hệ thƣơng mại Việt-Trung ở
Quảng Ninh qua các thời kì lịch sử. Đặc biệt, thời gian gần đây Nhà xuất bản
Công An Nhân Dân đã xuất bản cuốn “Hải quan Quảng Ninh” (2006), ghi lại
một cách khái quát nhất những con số và sự kiện về ngoại thƣơng Quảng
Ninh, thể hiện đôi nét tình hình xuất nhập khẩu Việt-Trung của tỉnh trƣớc và
sau đổi mới.

Nhƣ vậy, nhìn một cách khái quát, những công trình nghiên cứu trên
đây đã phần nào cho thấy tình hình trao đổi thƣơng mại Việt-Trung nói chung
và trên địa bàn Quảng Ninh nói riêng trƣớc và sau đổi mới song nó vẫn chƣa
cho thấy đƣợc cái nhìn tổng thể về mối quan hệ này ở tỉnh bởi các công trình
đó mới chỉ đề cập đến một vài lĩnh vực hoặc ở một giai đoạn riêng lẻ, hơn nữa
những đánh giá còn tản mạn, rải rác, chƣa đƣợc tập hợp phân tích có hệ thống
và chuyên sâu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thƣơng mại Việt- Trung
trên địa bàn Quảng Ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quan hệ thƣơng mại Việt-Trung
trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991-2005. Tuy nhiên để làm rõ những
đặc điểm, thành tựu của giai đoạn mới, luận văn có tìm hiểu và so sánh với
tình hình buôn bán qua biên giới Việt-Trung trên địa bàn Quảng Ninh trƣớc
đổi mới
Không gian bao gồm toàn bộ địa bàn Quảng Ninh tính theo đơn vị hành
chính đến ngày 31-12-2005.
4. Nhiệm vụ của đề tài

4
Đề tài khái quát hoá quá trình phát triển, tổng hợp và trình bày có hệ
thống quan hệ thƣơng mại Việt-Trung ở Quảng Ninh, thông qua đó làm nổi rõ
tác động của trao đổi thƣơng mại Việt-Trung ở Quảng Ninh đối với đời sống
kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Bƣớc đầu tìm hiểu một số yếu kém cần khắc phục nhằm giảm bớt
những tác động tiêu cực của quá trình mở cửa hội nhập từ kinh tế thƣơng mại
Việt-Trung đối với Quảng Ninh. Từ đó thử đƣa ra một số ý kiến nhằm khắc
phục những yếu kém của quan hệ thƣơng mại Việt-Trung ở tỉnh, góp phần tạo

điều kiện cho ngoại thƣơng của tỉnh phát triển theo hƣớng văn minh, hiện đại,
hội nhập khu vực và quốc tế.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu chủ yếu sử dụng khi viết luận văn chủ yếu tham khảo các
công trình viết về thƣơng mại Việt-Trung qua các giai đoạn và các báo cáo
của Uỷ Bban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh, Sở thƣơng mại Quảng Ninh qua
các năm.
Bên cạnh đó, luận văn khai thác và xử lý số liệu lấy từ tổng cục thống
kê và cục thống kê Quảng Ninh.
Ngoài ra còn tham khảo các báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu nhƣ: tạp chí Thƣơng mại, thời báo kinh tế Việt Nam, Báo và tạp chí Hải
Quan, báo và tạp chí Thuỷ sản, Báo và tạp chí Than Việt Nam, Báo Quảng
Ninh hàng tuần và hàng tháng, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc và các báo
điện tử truy cập qua Internet…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận sử học Mác xít, đặt hoạt động
ngoại thƣơng xuất nhập khẩu Việt-Trung trong mối quan hệ biện chứng với
nền kinh tế Quảng Ninh và kinh tế cả nƣớc trong giai đoạn mới. Phƣơng pháp

5
lịch sử trình bày vấn đề theo mạch thời gian kết hợp với phƣơng pháp logic để
khái quát hoá những kết quả nghiên cứu, rút ra những đánh giá nhận xét.
Cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh để làm
nổi bật sự phát triển ngoại thƣơng của tỉnh, thấy rõ điểm mới của kinh tế xuất
nhập khẩu Việt-Trung trên địa bàn Quảng Ninh so với giai đoạn trƣớc và với
các địa phƣơng khác trong cả nƣớc đặc biệt là với năm tỉnh biên giới phía
Bbắc còn lại nhƣ: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Lai Châu.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và phân tích
để thấy đƣợc mối liên hệ, tác động qua lại giữa hoạt động xuất nhập khẩu

Việt-Trung với tình hình kinh tế - xã hội văn hoá- xã hội của tỉnh trong thời
kì đổi mới. Phƣơng pháp điền dã điều tra thực tế cũng đƣợc vận dụng khi
nghiên cứu viết luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày có hệ thống, toàn diện và cụ thể tình hình quan hệ
thƣơng mại Việt –Trung trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991-2005. Trên
cơ sở nghiên cứu cụ thể tình hình xuất nhập khẩu Việt-Trung trên địa bàn
Quảng Ninh thời kì đổi mới, so sánh với giai đoạn trƣớc đổi mới để thấy đƣợc
những thành tựu và hạn chế của nó. Từ đó luận văn phân tích và làm rõ sự
sáng tạo của Quảng Ninh trong việc thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng,
nét đặc thù và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu Việt-Trung đối với sự
phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và khu vực phía Bbắc cũng nhƣ cả nƣớc
nói chung, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy trao đổi thƣơng
mại Việt-Trung ở Quảng Ninh phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập lịch sử địa phƣơng
7. Bố cục của luận văn

6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tiềm năng Vị trí, vai trò và điều kiện của Quảng Ninh trong
hợp tác thƣơng mại Việt-Trung.
Chƣơng 2: Quan hệ thƣơng mại Việt-Trung trên địa bàn Quảng Ninh
giai đoạn 1991-2005.
Chƣơng 3: Tác động của quan hệ thƣơng mại Việt -Trung thời kì đổi
mới đến phát triển kinh tế- văn hoá - xã hội Quảng Ninh.

7

CHƯƠNG 1
TIỀM NĂNG CỦA QUẢNG NINH TRONG HỢP TÁC
THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam.
Chiều ngang Đông Tây khoảng dài nhất là 195 km, chiều dọc Nam Bắc
khoảng dài nhất là 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc bản Bình
Tƣờng, thôn Mỏ Toòng xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, cực Nam là đảo Hạ
Mại xã Ngọc Vừng huyện Vân Đồn. Cực Tây là sông Vàng Chua xã Bình
Dƣơng và Nguyễn Huệ huyện Đông Triều. Cực Đông trên đất liền là Mũi
Gót, phƣờng Trà Cổ thị xã Móng Cái
1
.
Quảng Ninh là một vùng đất cổ có lịch sử lâu đời. Khảo cổ học đã phát
hiện hàng loạt di chỉ từ sơ kỳ đồ đá mới liên tiếp cho tới đồ đồng, đồ sắt với di
chỉ Soi Nhụ (xã Thạch Hà, Cẩm Phả - nay là xã Hạ Long, huyện Vân Đồn)
thuộc văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Cái Bèo, Hạ Long, cách ngày nay khoảng
trên dƣới vài vạn năm. Địa phận của Quảng Ninh hiện nay là một phần rất nhỏ
của bộ Ninh Hải và Lục Hải, 2 trong 15 bộ của nƣớc Văn Lang thời các vua
Hùng, và là một phần đất của huyện Khúc Dƣơng nƣớc Âu Lạc thời vua Thục.
Đầu thế kỷ II trƣớc Công nguyên, nhà Hán chiếm Âu Lạc, vùng Quảng
Ninh ngày nay nằm trong quận Giao Chỉ. Từ thế kỷ X, sau khi giành lại độc
lập, Quảng Ninh thuộc trấn Triều Dƣơng; thời Ngô - Đinh - Tiền Lê thuộc
châu Vĩnh An; đời Lý thuộc lộ Hải Đông; đời Trần - trấn An Bang; thời Lê sơ
- trấn Quảng Yên; thời Lê và đầu Nguyễn - tỉnh Quảng Yên. Sau cuộc cải
cách hành chính của Minh Mạng năm 1831, tỉnh Quảng Yên gồm 1 phủ là

1
Xin xem hình 1.1 (Bản đồ hành chính Quảng Ninh , năm 1999)

Formatted: Font color: Text 1
Formatted: Font color: Text 1

8
Hải Đông, 3 huyện là Hoa Phong, Hoành Bồ, Yên Hƣng và 3 châu là Vạn
Ninh, Vân Đồn và Tiên Yên.
Thời Pháp thuộc, năm 1906, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định
thành lập tỉnh Hải Ninh gồm toàn bộ phủ Hải Ninh (với 3 châu Móng Cái, Hà
Cối, Tiên Yên) tách từ Quảng Yên ra, tỉnh lỵ đặt tại Móng Cái.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa quyết định thành lập “Khu đặc biệt Hồng Gai” gồm châu Cẩm
Phả và thị xã (Cẩm Phả bến, Cẩm Phả mỏ, Hà Tu, Hà Lầm, Bãi Cháy và Hòn
Gai). Năm 1955, Bộ Nội vụ ra Quyết định sáp nhập khu Hồng Gai với tỉnh
Quảng Yên thành khu Hồng Quảng. Ngày 1-1-1964, tỉnh Quảng Ninh ra đời
trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hải Ninh với khu Hồng Quảng [13, 6-7]
Tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 1 thành phố Hạ Long, 3 thị xã: Móng
Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và 10 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên,
Ba Chẽ, Vân Đồn (huyện đảo), Hoành Bồ, Cô Tô (huyện đảo), Đông Triều và
Yên Hƣng
Với tổng diện tích 5938 km2, Quảng Ninh có 132,8 km đƣờng biên
giới trên đất liền và 250 km biên giới trên biển với Trung Quốc [15,7], trong
đó thị xã Móng Cái là khu vực tiếp giáp trực tiếp với thị xã Đông Hƣng thuộc
tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò
là cánh cổng lớn mở ra biển cho toàn bộ vùng Bắc Bộ, và là một tỉnh trọng
điểm trong tam giác tăng trƣởng kinh tế ở phía bắc (Hà Nội -Hải Phòng-
Quảng Ninh). Trong khi đó, bên kia Đông Hƣng-Quảng Tây đƣợc xác định là
thị xã mở cửa ven biên giới của Trung Quốc, là cửa ngõ thuận lợi duy nhất để
Trung Quốc thông thƣơng với Đông Nam Á
2
. Do đó Quảng Ninh có nhiều

điều kiện thuận lợi để phát triển buôn bán qua biên giới, đƣa khu vực này trở

2
Xin xem hình 1.2 (Bản đồ hành chính Quảng Tây , năm 2006 )
Formatted: Font color: Text 1
Formatted: Font color: Text 1

9
thành một trong những trung tâm thƣơng mại Việt - Trung lớn của các tỉnh
biên giới phía Bắc.
Bên cạnh đó, phía bắc Quảng Ninh giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía tây
giáp Bắc Ninh, Hải Dƣơng, phía nam giáp Hải Phòng. Những tỉnh láng giềng
này là những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tạo điều kịên cho Quảng Ninh có
thể khai thác quỹ hàng hoá tiêu dùng, vật tƣ sản xuất…phục vụ tiêu dùng
trong tỉnh và xuất khẩu. Rộng hơn nữa, trong quan hệ buôn bán với Trung
Quốc, Quảng Ninh còn là cầu nối cho tất cả các tỉnh phía trong, từ các tỉnh
đồng bằng đến các tỉnh trung du Bắc bộ; từ Sài Gòn và các tỉnh miền Nam
đến Đà Nẵng và các tỉnh miền Ttrung nƣớc ta. Trong hai chục năm qua, các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung quốc nhƣ: cao su, gạo, hồ tiêu,
hạt điều, dầu thực vật…và nhiều hàng công nghệ khác chủ yếu là qua cửa ngõ
này. Ngƣợc lại, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng theo tàu biển và ô tô từ
đây vào miền Nam.
Ngoài nguồn hàng trong nƣớc, Quảng Ninh cũng là nơi chuyển tải hàng
hoá từ nhiều nƣớc Đông Nam Á và Đông Á đến với thị trƣờng Trung Quốc.
Đặc biệt trong những năm gần đây, Quảng Ninh đƣợc xác định là tỉnh
nằm trong dự án xây dựng hai hành lang kinh tế kinh tế: Côn Minh - Lào Cai-
Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng- Quảng Ninh và vành đai kinh tế Bắc Bộ. Điều này càng làm tăng vai
trò quan trọng của Quảng Ninh trong hợp tác thƣơng mại Việt- Trung.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên

*Về mặt địa hình
Cùng với những ƣu thế về mặt vị trí địa lý, Quảng Ninh còn đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi cho những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi. Không ít ngƣời
đã ví Quảng Ninh nhƣ đất nƣớc Việt Nam thu nhỏ. Ở đây có sông, có rừng, có
biển, và đặc biệt sản vật hết sức phong phú.

10
Quảng Ninh có địa hình đa dạng, gồm cả núi, đồi, đồng bằng và biển.
Địa hình đa dạng này đã tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển các loại
hình kinh tế theo hƣớng kết hợp kinh tế biển- đồng bằng - kinh tế vùng đồi,
tạo nên quỹ hàng hoá phong phú cung ứng cho thị trƣờng trong nƣớc và
xuất khẩu.
Địa hình Quảng Ninh đƣợc chia thành 2 vùng chính:
Miền tây gồm các địa phƣơng: Đông Triều, Uông Bí, Yên Hƣng,
Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả. Vùng này kinh tế phát triển, dân cƣ tập trung
đông, hình thành nhiều trung tâm đô thị: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, đƣợc
xác định là khu vực kinh tế động lực của tỉnh. Nơi đây tập trung phần lớn tài
nguyên khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất
vật liệu xây dựng. Miền tây còn là trung tâm giao lƣu buôn bán hàng hoá,
phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội của tỉnh. Ngoài ra khu vực ven biển còn có
các vũng, vịnh, đầm, đảo thuận tiện cho nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nghề
cá, du lịch, dịch vụ cảng biển.
Miền đông gồm các huyện Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Bình
Liêu, Hải Hà, Cô Tô và thị xã Móng Cái. Đây là vùng có biên giới đất liền với
Trung Quốc, mật độ dân cƣ thƣa, chủ yếu là núi đồi, độ dốc lớn, địa hình bị
chia cắt mạnh tạo thành nhiều thung lũng khe suối, thuận tiện cho phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và đặc biệt là
phát triển buôn bán qua biên giới với Trung Quốc [68,3].
Với đặc điểm địa hình nêu trên, Quảng Ninh là tỉnh có những tiềm
năng to lớn trong hoạt động ngoại thƣơng và du lịch, đặc biệt là đối với nƣớc

láng giềng Trung Quốc. Thật không quá khi khẳng định hầu hết đất nƣớc có
sản vật gì là Quảng Ninh có sản vật ấy. Đây là những tiềm lực hết sức quan
trọng để Quảng Ninh phát triển kinh tế- xã hội nhất là đẩy mạnh hoạt động
ngoại thƣơng xuất nhập khẩu.

11
* Về tài nguyên thiên nhiên
+Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Quảng Ninh đặc biệt phong phú với nhiều loại trữ lƣợng
lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố cả nƣớc không có đƣợc nhƣ
than, cao lanh tấn mài, sét, cát, thuỷ tỉnh, đá vôi…
Than là tài nguyên đặc trƣng của Quảng Ninh có trữ lƣợng rất lớn,
khoảng 3,8 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn mỗi năm. Tuyến mỏ
than Quảng Ninh dài 150km, từ đảo Kế Bào (huyện Cẩm Phả) đến Mạo Khê
(huyện Đông Triều) [57,34-35].Chất lƣợng than Quảng Ninh từ lâu đã có
tiếng vang trên thị trƣờng quốc tế. Cuối thế kỉ XIX, chủ lò nấu thuỷ tinh ở
Hoa Nam (Trung Quốc) rất ƣa thích dùng than Quảng Ninh. Khi than Quảng
Ninh bán rộng rãi sang nhiều nƣớc, dƣ luận đánh giá nó có thể là địch thủ của
các loại than tốt nhất trên thế giới. Pôn Muy-nie, một nhà báo Pháp khi đánh
giá về chất lƣợng than nơi đây đã viết: “Than ở vùng mỏ kì lạ này là một thứ
than đặc biệt tốt. Đó là một thứ than gầy rất thuần khiết và rất rắn. Than này
còn thuần khiết hơn cả loại than tốt nhất của nước Anh” [57, 35]. Than đã và
đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh.
Về lâu dài than vẫn là nguồn tài nguyên trọng yếu tạo ra ngành công nghiệp
chủ lực và là vốn xuất khẩu tiềm tàng của hoạt động ngoại thƣơng trên địa
bàn Quảng Ninh
3
.
Các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng nhƣ đá vôi, sét, cao
lanh…cũng rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Các mỏ đá vôi

đều là những mỏ lớn chất lƣợng cao, điều kiện khai thác thuận lợi. Các mỏ sét
phân bố tập trung ở các huyện Đông Triều, Hoành Bồ, Giếng Đáy (Hạ Long),
đây là nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng
cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và một phần cho xuất khẩu.

3
Xin xem hình 1.3 (Nhà máy tuyển than Cửa Ông, năm 2005)
Formatted: Font color: Text 1
Formatted: Font color: Text 1

12
+ Biển và tài nguyên biển
Quảng Ninh có đƣờng bờ biển dài với 250 km và khoảng 6 vạn cây số
vuông mặt biển tạo rất nhiều thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng hải
sản. Biển ở đây có nhiều đặc sản nhƣ: bào ngƣ, sá sùng (mồi), hải sâm, mực
ống, tôm hùm (tôm rồng), vây cá, cá song, cá trình, cá mú đỏ, cá mú xanh
phân bố rộng khắp ở các khu vực vùng triều, vùng nƣớc ven bờ và quanh các
đảo, trữ lƣợng khai thác hàng năm từ 20 đến 25 ngàn tấn. Về nuôi trồng
Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục
vạn ha vũng nông ven bờ thuộc vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long [68, 3], là
môi trƣờng rất thuận lợi để nuôi tôm cá đặc sản.
Nguồn thuỷ hải sản dồi dào này của Quảng Ninh đã và đang là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, góp phần quan trọng đem lại sự tăng trƣởng
kinh tế hàng năm của tỉnh.
+ Tài nguyên đất nông - lâm nghiệp
Đất nông nghiệp ở Quảng Ninh có ít nhƣng rất có giá trị bởi sử dụng
theo hƣớng thay đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất các nông sản phục vụ cho du
lịch có ý nghĩa nhƣ xuất khẩu tại chỗ. Đó Các nông sản đặc sản cần thiết ở
đây là nhiều loại thực phẩm quý, trái cây, rau sạch cao cấp và các loại hoa
tƣơi bốn mùa phục vụ cho nhu cầu khách du lịch và đô thị.

Đất lâm nghiệp là nguồn tiềm năng phát triển kinh tế rừng. Rừng tự
nhiên ở Quảng Ninh chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng trồng. Rừng đặc sản
hiện chỉ có khoảng 100.000 ha, đất chƣa thành rừng còn 230.000 ha [68, 3], là
cơ sở để phát triển thành các vùng gỗ phục vụ công nghiệp khai thác than,
cung cấp các loại đặc sản rừng nhƣ: thông, hồi, quế và nhiều loại dƣợc liệu
khác…qua tinh chế phục vụ cho xuất khẩu.
+ Tài nguyên du lịch

13
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh và nó
có liên quan chặt chẽ đến hoạt động ngoại thƣơng của tỉnh. Cụ thể là du lịch
phát triển đặc biệt là du lịch quốc tế sẽ thu hút các du khách nƣớc ngoài trong
đó có du khách Trung Quốc tham gia vào các hoạt động kinh doanh giao lƣu
buôn bán trên địa bàn tỉnh, nhờ đó sẽ thúc đẩy kinh tế ngoại thƣơng, hợp tác
đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng trong đó có hoạt động trao đổi thƣơng mại giữa 2
nƣớc Việt-Trung đạt những bƣớc tiến lớn.
Nơi đây có tài nguyên du lịch hết sức đặc sắc: có bãi biển và những
cảnh quan đẹp, lại có những di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật độc đáo, trong
đó phải kể đến Vịnh Hạ Long và núi Yên Tử.
Vịnh Hạ Long nằm trên vịnh Bắc Bộ, ở phía nam thành phố Hạ Long,
phía bắc và đông đảo Cát Bà, phía tây vịnh Bái Tử Long. Diện tích khoảng
85km2 với khoảng 775 hòn đảo [13,14]. Nhìn từ trên cao dải cánh cung Hạ
Long nhấp nhô nhƣ con rồng sà xuống mặt biển tạo thành cảnh đẹp thiên
nhiên kì thú không riêng gì của Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam và thế
giới. Bởi vậy Vịnh Hạ Long đã 2 lần đƣợc Uỷ ban di sản thế giới của
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và năm
2000
4
.
Núi Yên Tử đƣợc xếp vào cảnh đẹp bậc nhất của huyện Đông Triều.

Cảnh núi cao, thanh u với nhiều trúc hoa, thông bách cổ thụ, với những ngôi
chùa cổ kính và những tƣợng phật linh thiêng, là nơi phát tích của thiền phái
Trúc Lâm trong lịch sử phật giáo Việt Nam.
*Hệ thống cảng biển, cửa khẩu và các đường giao thông thuỷ bộ
Cùng với những tài nguyên thiên nhiên vô giá, Quảng Ninh còn có một
hệ thống cảng biển, cửa khẩu và đƣờng giao thông gồm cả đƣờng thủy, đƣờng

4
Xin xem hình 1.4 (Vịnh Hạ Long ,năm 1999)
Formatted: Font color: Text 1
Formatted: Font color: Text 1

14
sắt và đƣờng bộ, thuận lợi cho việc thông thƣơng không chỉ với các địa
phƣơng trong tỉnh, trong nƣớc, mà với cả nƣớc ngoài.
+ Hải cảng
Bờ biển Quảng Ninh có địa hình địa mạo độc đáo, nhiều vụng, vịnh với
hơn 2000 hòn đảo che chắn rất thuận tiên cho tàu thuyền neo đậu [13,14]. Vì
vậy từ sớm vùng đất địa đầu Đông Bắc này đã hình thành những thƣơng cảng
nổi tiếng nhƣ Vân Đồn, Vạn Ninh. Dƣới thời Pháp thuộc ở Quảng Ninh có hai
cảng lớn là cảng Hòn Gai và cảng Cửa Ông (Cẩm Phả), phục vụ cho nhu cầu
thƣơng mại và cho công nghiệp than, đƣợc duy trì và phát triển cho đến tận
ngày nay. Bên cạnh đó còn có nhiều cảng nhỏ dùng cho tàu chuyên chở khách
và vận tải hàng hoá nhƣ: Cẩm phả, Quảng Yên, Thọ Xuân, Dân Tiến, Mũi
Ngọc, Vạn Hoa, Cái Rồng, Bạch Thái Bƣởi…
Những năm vừa qua một số cảng quan trọng đƣợc đầu tƣ xây dựng và
đang phát huy thế mạnh nhƣ cảng Cái Lân, Hòn Nét, Mũi Chùa
5
.
Cảng nƣớc sâu Cái Lân mới đƣợc xây dựng nhƣng có hiệu quả kinh tế

cao. Ƣu thế lớn nhất của cảng là nằm trong khu công nghiệp Cái Lân, liền kề
với quốc lộ 18 và đầu đƣờng xe lửa Hạ Long - Kép, rất thuận tiện cho việc
trung chuyển hàng hoá; Trên vịnh Bái Tử Long, ngay phía ngoài cảng Cửa
Ông, một cảng nổi cũng vừa đƣợc xây dựng ở vùng đảo Con Ong - Hòn Nét.
Tàu trên dƣới 10 vạn tấn neo đậu an toàn và bốc chuyển hàng hoá thuận tiện.
Nằm kề khu vực khai thác và chế biến than, vì vậy cảng này đặc biệt ƣu thế
cho xuất khẩu than; Ở cửa sông Tiên Yên, cảng Mũi Chùa mới đƣợc xây
dựng đã ngày càng tỏ rõ tác dụng, làm đầu cầu nối các tỉnh miền núi phía
Bbắc qua quốc lộ 4 đồng thời đây cũng là luồng vận chuyển thuận tiện sang
Trung Quốc qua cửa khẩu Hoành Mô.
+ Cửa khẩu

5
Xin xem hình 1.5 (Tàu vào cảng Cái Lân , năm 1999)
Formatted: Font color: Text 1
Formatted: Font color: Text 1

15
Dƣới thời nhà Nguyễn trên tuyến biên giới giữa tỉnh Quảng Yên và
Trung Quốc có tới 8 cửa ải. Đó là ải Quỳ Ma, Bắc Cƣơng (thuộc châu Tiên
Yên); Thác Mang, Bạch Thạch, Thôn Thiện, Hoàng Trúc, Bƣơng, Li Lê (
thuộc châu Vạn Ninh). Trong đó chỉ có hai ải là Bắc Cƣơng và Thác Mang là
có đặt thủ sở (Đồn biên phòng), còn lại là đƣờng tắt qua lại buôn bán hoặc
thăm viếng của cƣ dân hai bên biên giới. Hiện nay trên biên giới giữa hai tỉnh
Quảng Ninh và Quảng Tây, có hai cặp cửa khẩu chính là Móng Cái - Đông
Hƣng và Hoành Mô- Đồng Tông cùng một số điểm mở để làm thủ tục xuất
nhập cảnh nhƣ khu chuyển tải Vạn Gia, Bắc Phong Sinh (Hải Hà), Lục Lầm,
KCa Long (Móng Cái), Đồng Văn (Bình Liêu)
6
.

Hệ thống cảng biển và cửa khẩu không chỉ tạo nguồn thu và đẩy mạnh
ngoại thƣơng của tỉnh mà còn thúc đẩy sản xuất trong nội địa. Không chỉ do
thị trƣờng xuất khẩu kích cầu, khuyến khích sản xuất, mà từ lâu hai bên biên
giới Việt- Trung ở Quảng Ninh luôn học hỏi kinh nghiệm trồng trọt chăn nuôi
đánh cá và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các giống cây trồng vật nuôi cũng
nhƣ những phƣơng thức sản xuất luôn đƣợc trao đổi, lƣu truyền, có khi đƣợc
thực hiện bằng những hạng mục viện trợ.
+ Hệ thống đường giao thông
Quảng Ninh là tỉnh có đƣờng biển dài và có nhiều sông nên từ xa xƣa
đƣờng thuỷ đã là đƣờng giao thông chủ yếu. Đặc biệt ven bờ biển Quảng
Ninh đƣợc che chắn bởi những dãy đảo chạy dài theo hƣớng tây bắc - đông
nam tao nên bức bình phong bảo vệ an toàn cho tàu thuyền đi lại. Tàu thuyền
từ khắp nơi trên biển Đông đến vùng biển Quảng Ninh có thể qua sông Bạch
Đằng rồi tới sông Đá Bạc, rồi sông Kinh Thầy, từ đó có thể theo sông Cầu,
sông Thƣơng, sông Lục Nam vào sâu vùng trung du Bắc Bộ. HoặcHoăc cũng
có thể từ sông Bạch Đằng tiến về sông Cấm, sông Luộc, vào các tỉnh Đồng

6
Xin xem hình 1.6 (cửa khẩu quốc tế Móng Cái, năm 2006)
Formatted: Font color: Text 1
Formatted: Font color: Text 1

16
bằng Bbắc Bbộ. Với các bến cảng miền Trung, miền Nam, hoặc đi xa hơn nữa
lên phía Bbắc xuống phía Nnam giao lƣu với quốc tế, các luồng của Quảng
Ninh đều rất thuận lợi. Phần lớn than của Quảng Ninh bán cho các tỉnh bạn và
xuất khẩu cùng với hàng nhập khẩu của tỉnh chủ yếu bằng đƣờng thuỷ.
Trƣớc đây đƣờng bộ của Quảng Ninh đi lại rất khó khăn và chậm mở
mang. Suốt một dải biên thuỳ phía bắc rừng núi trập trùng, vách đá cheo leo
hiểm trở, đƣờng sá chỉ là những lối mòn xuyên rừng hoặc ven suối. Những

nơi đồng bằng ven biển, đƣờng cái quan đƣợc xây dựng rất muộn và giản đơn.
Theo sử cũ, cho đến thời nhà Nguyễn con đƣờng bộ huyết mạch thông thƣơng
quốc tế từ tỉnh thành Quảng Yên đến cửa ải Thác Mang (Móng Cái) để sang
đồn phủ Đông Hƣng nƣớc Thanh phải mất 8 giờ8h đi bộ [13,11].
Thời Pháp thuộc, do nhu cầu khai thác thuộc địa, chính quyền thực dân
đã cho xây dựng đƣờng sắt trƣớc, đƣờng ô tô sau. Đƣờng sắt đƣợc xây dựng
thời toàn quyền P.Doumer (1897-1902), đƣờng bộ vào thời toàn quyền Alber
Sarraut (1911-1919), với 3 loại: đƣờng thuộc địa, hàng xứ và hàng tỉnh.
Đƣờng “hàng tỉnh” là hệ thống đƣờng nội bộ khu mỏ [13,12]. Tuyến đƣờng
bộ quan trọng nhất và sớm nhất của Quảng Ninh là đƣờng 18 mãi đến đầu thế
kỉ XX mới đƣợc xây dựng. So với đƣờng thuỷ, đƣờng sắt, ở Quảng Ninh
đƣờng bộ có ý nghĩa kinh tế nhỏ hơn bởi cƣớc phí vận chuyển bằng ô tô cao
hơn các phƣơng tiện vận tải khác.
Ngày nay, hệ thống đƣờng bộ ở Quảng Ninh đã tƣơng đối hoàn chỉnh
đem lại lợi ích kinh tế thiết thực hơn. Trục đƣờng 18 đƣợc cải tạo nâng cấp
với những cây cầu kiên cố, chạy xuyên suốt, nối liền Quảng Ninh với thủ đô
Hà Nội và các tỉnh phía Bbắc. Đƣờng 10, 4A, 4B cũng đƣợc tu sửa nối liền 3
đỉnh của khu tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống
đƣờng bộ này cùng với tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Kkép - Bãi Ccháy và cây
cầu Bãi Cháy mới đƣợc xây dựng trở thành huyết mạch giao thông quan yếu

17
nối khu tam giác kinh tế phía bắc với tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây, Vân Nam
(Trung Quốc).
Từ những nội dungđiều trình bày trên, chúng ta có thể thấy đƣợc rằng
vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Ninhđã đóng một vai trò rất
đáng kể trong việc đƣagiúp Quảng Ninhstỉnh này giữ vị trí là một trong
những trở thành cửa ngõ trọng yếu không chỉ của riêng đối với Quảng Ninh,
mà còn đối với cả nƣớc trong gquan hệ iao thƣơng lƣu thƣơng mại Việt-
Trung ở phía bắc nói riêng và trên địa bàn cả nƣớc nói chung



1.2. Điều kiện xã hội và nhân văn
1.2.1. Vấn đề địa lý nhân văn và nguồn nhân lực.
1.2.1.1 Vấn đề địa lý nhân văn
Cùng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, vấn đề địa lý nhân văn, hay
nói cách khác là mối quan hệ gần gũi, cộng cƣ của ngƣời Hoa và ngƣời Việt,
có nguồn gốc từ trong lịch sử, trên địa bàn Quảng Ninh, đặc biệt là ở những
vùng ven biên, cũng đóng vai trò nhƣ một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển
quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt - Trung.
Quảng Ninh có 3 huyện, thị xã, gồm 16 xã, phƣờng biên giới giáp tỉnh
Quảng Tây - Trung Quốc. Đó là các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng
Cái. Khu vực này từ sớm đã có sự giao lƣu, lúc đầu là về kinh tế sau về mặt
huyết tộc giữa các tộc ngƣời Việt và ngƣời Hoa 2 bên biên giới. Từ xa xƣa
giữa các nhóm cƣ dân sinh sống trên đôi bờ biên giới đã có sự trao đổi, mua
bán các sản vật dƣới các hình thức giản đơn. Sách cổ Cương Mục (tập 1, tr
66-67) chép: “ Bấy giờ Lữ Hậu nhà Hán không cho bán đồ sắt ở cửa quan ải
Nam Việt, Triệu Vương nghe tin nói: hồi Cao Đế làm vua ta vẫn cho sứ giả
thông hảo, hai nước cùng nhau trao đổi đồ vật. ” [95, 14-15]. Trong bức thƣ
của Triệu Đà gửi nhà Hán cũng có đoạn viết “Đến khi Cao Hậu chuyên quyền

18
chia rẽ Hán với Di, ra lệnh không bán cho Nam Việt những đồ làm ruộng
bằng loài kim, loài sắt. Nếu bán trâu, bò, dê, ngựa thì chỉ bán cho những con
đực, chứ không bán cho những con cái” (Cương Mục, tr 69) [ 95, 14-15] Thời
kì thƣơng cảng Vân Đồn-Vạn Ninh phồn thịnh, ngƣời Hoa xuất hiện ngày
càng nhiều. Theo tài liệu của viện Khảo cổ học Việt Nam, cuộc khai quật năm
1968 ở Đá Bạc, xã Minh Châu –Vân Đồn, có phát hiện thấy trong số đồ tuỳ
táng của các ngôi mộ có chiếc chậu đồng kiểu Hán nhƣng khắc hoa văn quen
thuộc của trống đồng Đông Sơn, cho thấy một giai đoạn tiếp biến văn hoá

Việt-Hán.Theo phỏng đoán của các chuyên gia có thể trụ sở ngƣời Hán ở Vân
Đồn [73]. Ngƣời Hoa không chỉ sang đây buôn bán rồi về, mà vì nhiều lý do
khác nhau, nhiều ngƣời còn định cƣ lâu dài tại những vùng biên giới Đại Việt,
đặc biệt là ở Hải Đông (Quảng Ninh ngày nay). Ngƣời Hoa sang nƣớc ta
ngoài nông dân, ngƣ dân còn có những ngƣời sang làm môi giới trung gian
cho các thuyền buôn Trung Quốc. Cũng cần nhấn mạnh một điều là ngƣời
Hoa vốn đã nổi tiếng bởi tài năng kinh doanh buôn bán. Sự có mặt ngày càng
nhiều của những thƣơng gia ngƣời Hoa ở Quảng Ninh hẳn đã góp phần đáng
kể vào việc phát triển hoạt động buôn bán giữa Trung Quốc và Việt Nam trên
địa bàn tỉnh. Mặt khác Sự cộng cƣ lâu dài cùng ngƣời Việt còn đƣa lại kết
quả tất yếu là những cuộc hôn phối giữa ngƣời Hoa và ngƣời Việt, sự hoà
huyết ấy mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Cùng với thời gian, số ngƣời Hoa sinh sống ở vùng Quảng Ninh không
ngừng tăng lên. Theo Ngô Thì Sĩ, ở Đàng Ngoài, đến thế kỷ XVIII có khoảng
3,6 vạn ngƣời Hoa rải rác ở nhiều nơi trong đó tập trung phần lớn ở các
thƣơng cảng và vùng khai mỏ, điển hình là vùng Hải Đông [78, 66]. Những
quy định trong sử cũ về sự cƣ trú của ngƣời Hoa trên đất nƣớc ta qua các đời
Trịnh - Nguyễn là những bằng chứng chứng tỏ lƣợng ngƣời Hoa sang buôn
bán và định cƣ, lập nghiệp ở đây ngày một đông.

19
Năm 1717, chúa Trịnh Cƣơng quy định: Những ngƣời Hoa kiều mới
sang “ai đi đường thuỷ thì cho phép cư trú ở Vạn Triều, ai đido đường bộ đến
thì cho phép cư trú ở dinh Điêu Diêu. Còn những ai cư trú từ trước đã lâu ở
các phố xá, như Mao Điền thuộc Hải Dương, phố Bắc Cạn thuộc Thái
Nguyên, Kỳ Lừa thuộc Lạng Sơn, Vạn Ninh thuộc An Quảng đều cho phép
được cư trú như cũ” [44, 269-270].
Qua thời gian, sự giao lƣu về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hoá, phong
tục tập quán, ngôn ngữ, và huyết thống đã đƣa đếncó một sự hoà trộn, ảnh
hƣởng sâu sắc lẫn nhau giữa các tộc ngƣời Việt và ngƣời Hoa trên đất Quảng

Ninh, tạo nên những mối quan hệ gắn bó khăng khít của cƣ dân vùng biên.
Đây là điều kiện, cơ sở hết sức quan trọng để duy trì và phát triển quan hệ
mọi mặt giữa hai nƣớc Trung- Việt nói chung và giữa hai dân tộc Việt - Hoa ở
khu vực biên giới Quảng Ninh cho đến tận ngày nay.
Tuy hiện nay ngƣời Hoa chỉ chiếm 0,51% tổng số dân ở khu vực biên
giới (33.625 nhân khẩu) [67], song cùng với truyền thống buôn bán qua biên
giới Việt - Trung đã có lịch sử lâu đời ở Quảng Ninh thì đây có thể coi là lực
lƣợng hết sức quan trọng, nhƣ chiếc cầu nối trong quan hệ thƣơng mại Việt-
Trung xét trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1.2. Nguồn nhân lực
Theo thống kê, trên địa bàn Quảng Ninh tính đến năm 1999 có
1.004.453 ngƣời, trong đó ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 61%,
trên 50% dân số đã tốt nghiệp PTCS, lao động kĩ thuật chiếm tới 30% [68, 4].
Quảng Ninh là vùng công nghiệp khai thác than, trong nhiều năm qua
nguồn lao động ở Quảng Ninh liên tục đƣợc bổ sung từ các tỉnh Đồng bằng
Bbắc bộ và Ttrung bộ, đƣợc tuyển mộ và đào tạo thích hợp với công nghệ
từng thời kì. Dân số ở Quảng Ninh nhìn chung là trẻ, lao động nam thƣờng
chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ, đó là ƣu thế và là đặc điểm khác với nhiều

20
tỉnh. Tuy nhiên so với lao động của Hải Phòng và Hà Nội, thì lực lƣợng lao
động của Quảng Ninh còn nhiều hạn chế. Điều này nó không chỉ ảnh hƣởng
đến tiến trình đổi mới phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh những năm qua mà
còn là thách thức lớn trong những năm tới. Vì vậy nhiệm vụ trƣớc mắt là phải
đào tạo thêm và đào tạo lại đồng thời nâng cao tay nghề lao động để thích hợp
với việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới. Nguồn lao động có trình độ
kĩ thuật có tay nghề sẽ luôn là nguồn nhân lực quý, là những nhân tố quyết
định khả năng cạnh tranh kinh tế của tỉnh trong bối cảnh tham gia hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.2.2. Vài nét về buôn bán Việt – Trung trên địa bàn Quảng Ninh

trong Lịch sử.
1.2.2.1. Khái quát về buôn bán qua biên giới Việt - Trung trước năm 1991
Việt Nam và Trung Quốc có chung đƣờng biên giới trên đất liền dài
1463,4 km 91 [63, 20], ngoài ra còn có chung đƣờng biên giới trên biển. Khu
vực biên giới phía bắc Việt Nam tiếp giáp với khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc bao gồm 6 tỉnh: Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.
Buôn bán qua biên giới giữa hai nƣớc đã có từ lâu đời nhƣng cũng trải
qua nhiều thăng trầm bởi nó chịu ảnh hƣởng của mối quan hệ chính trị giữa 2
nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử.
Thời kì phong kiến, các triều đại phong kiến Việt Nam Lý - Trần - Lê -
Nguyễn có quan hệ trao đổi hàng hoá qua biên giới với các triều đại phong
kiến Trung Quốc nhƣ Tống - Nguyên – Minh - Thanh, song lúc bấy giờ việc
trao đổi hàng hoá qua biên giới giữa hai nƣớc chỉ diễn ra dƣới hai hình thức
chủ yếu là cống nạp và dân gian.
Bƣớc sang thời kỳ cận đại, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp,
Trung Quốc trở thành một nƣớc bán thuộc địa của nhiều nƣớc tƣ bản phƣơng

21
Ttây, kể cả Pháp. Sau Hiệp định Thiên Tân (ngày 9-6-1885), chấm dứt chiến
tranh Trung - Pháp (1884 - 1885), chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam
liên tục ký hai công ƣớc với triều đình Nhà Thanh về thƣơng mại và biên giới,
đánh dấu một bƣớc tiến mới trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Theo đó, hai phía qui định 25 điểm đồn trú tuần tra dọc biên giới
chung, đồng thời đây cũng chính là các điểm họp chợ chung cho cƣ dân 2 bên
biên giới [71, 33]. Hai hiệp định thƣơng mại nêu trên, cùng việc Pháp tiên
hành mở mang đƣờng xá : đƣờng sắt, đƣờng bộ; nạo vét sông trong lãnh thổ
Việt Nam, thiết lập bộ máy thuế quan trong đó có thuế xuất nhập khẩu là
những cơ sở để việc thông thƣơng Việt - Trung có cơ sở phát triển mạnh. Chỉ
tính riêng ở Lào Cai năm 1910 , kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Lào

Cai và Vân Nam đã tăng 11,36 lần so với năm 1890 [106]. Tuy nhiên để bảo
hộ nền sản xuất trong nƣớc Pháp đã áp dụng chính sách “đồng hoá quan thuế”
(miễn thuế hoàn toàn đối với hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam) vì họ
coi Việt Nam nhƣ lãnh thổ của Pháp và tăng thuế xuất đối với các mặt hàng
các nƣớc khác nhập vào Việt Nam, do vậy đến những năm 20, 30 thế kỷ
XXxx hàng hoá của Pháp tràn ngập thị trƣờng Việt Nam. tTrong khi đó hàng
các nƣớc vào Việt Nam đặc biệt là hàng Trung Quốc giảm sút rõ rệt từ
26%(1928) xuống còn 17%(1931) [13, 23]. Mặc dầu vậy thuế quan của Pháp
trong hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới vẫn đƣa lại nguồn ngoại tệ đáng
kể và là công cụ bòn rút tài nguyên, sức lực và của cải nƣớc ta.
Sau Cchiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của nƣớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà (2-9-1945) và sự thành lập của nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa (1-10-1949), đặc biệt là việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nhà
nƣớc (tháng 1-1950) đã mở ra một thời kỳ mới về chất trong quan hệ hai nƣớc
về nhiều mặt, trong đó có buôn bán qua biên giới Việt- Trung.

×