Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ cận hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 138 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

NGUYỄN HỮU SƠN



SỰ BIẾN ĐỐI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI THỜI KÌ CẬN HIỆN ĐẠI


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ







Hà Nội - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************************

NGUYỄN HỮU SƠN




SỰ BIẾN ĐỐI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI THỜI KÌ CẬN HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54




Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Xanh

Hà Nội - 2009



1
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu. 4
Chương 1. Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội
thời phong kiến (đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIX).
1.1. Vài nét về sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long
thời Đại Việt (đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII). 10
1.2. Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội từ
năm 1802 - 1858. 13
1.3. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1858 - 1888. 16
Chương 2. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội dưới thời
thuộc Pháp (1888 - 1945).
2.1. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1888 - 1915. 21

2.2. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1915 - 1942. 27
2.3. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1942 - 1945. 28
Chương 3. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời hiện
đại (1945 đến nay).
3.1. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1945 - 1960. 32
3.2. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1961 - 1978. 44
3.3. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1978 - 1991. 48
3.4. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1991- 2007. 55
3.5. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 2008 đến nay. 60
Kết luận.
1. Sự biến đổi địa giới diễn ra liên tục. 67
2. Sự biến đổi hành chính diễn ra phức tạp. 71
3. Thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch địa giới hành chính. 75
Tài liệu tham khảo. 78
Phụ lục 84


2
DANH MỤC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, BẢN ẢNH.

BẢN ĐỒ
Bản đồ 1. Hà Nội năm 1873
Bản đồ 2. Hà Nội năm 1883
Bản đồ 3. Hà Nội năm 1885
Bản đồ 4. Hà Nội năm 1890
Bản đồ 5. Hà Nội năm 1899
Bản đồ 6. Hà Nội năm 1902
Bản đồ 7. Hà Nội năm 1902
Bản đồ 8. Tỉnh Hà Đông năm 1909
Bản đồ 9. Hà Nội năm 1911

Bản đồ 10. Quy hoạch Hà Nội năm 1918
Bản đồ 11. Hà Nội khoảng năm 1920
Bản đồ 12. Hà Nội năm 1928
Bản đồ 13. Hà Nội năm 1935
Bản đồ 14. Hà Nội 1936
Bản đồ 15. Xã Ngọc Thuỵ và phụ cận năm 1941
Bản đồ 16. Hà Nội năm 1943
Bản đồ 17. Hà Nội năm 1945
Bản đồ 18. Hà Nội năm 1946
Bản đồ 19. Hà Nội năm 1949
Bản đồ 20. Hà Nội năm 1949
Bản đồ 21. Hà Nội năm1953 – 1954
Bản đồ 22. Tỉnh Gia Lâm năm 1954
Bản đồ 23. Thị xã Ngọc Thuỵ và 4 xã lân cận của tỉnh Gia Lâm năm 1955
Bản đồ 24. Hà Nội năm 1955
Bản đồ 25. Hà Nội năm 1956
Bản đồ 26. Khu Hai Bà Trưng năm 1960
Bản đồ 27. Khu Hoàn Kiếm năm 1960
Bản đồ 28. Khu Đống Đa năm 1960
Bản đồ 29. Thành phố Hà Nội năm 1962

3
Bản đồ 30. Hà Nội năm 1965
Bản đồ 31. Hà Nội năm 2007
Bản đồ 32. Hà Nội năm 2007
Bản đồ 33. Qui hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội
Bản đồ 34. Hành chính Hà Tây năm 2007
Bản đồ 35. Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008
Bản đồ 36. Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008
Bản đồ 37. Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008


LƯỢC ĐỒ
Lược đồ 1. Đông Kinh năm 1490
Lược đồ 2. Hà Nội đầu thế kỉ XIX
Lược đồ 3. Tỉnh Hà Nội năm 1831
Lược đồ 4. Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng

BẢN ẢNH:
Bản ảnh 1. Khu vực Hà Nội, ảnh chụp từ vệ tinh
Bản ảnh 2. Bảng chỉ dẫn Bản đồ Hà Nội năm 1873
Bản ảnh 3. Hà Nội năm 1948
Bản ảnh 4. Ranh giới thủ đô Hà Nội từ năm 1978 - 1991.









4
MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Nghị quyết 15 - NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh thủ đô
số 29/2000/PL của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã khẳng định “thủ đô Hà
Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, thủ đô đa chức
năng, một mô hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành và phát triển của Thăng
Long - Hà Nội”. Hà Nội cũng là một trong ít thủ đô lâu đời nhất thế giới với độ tuổi

1000 năm. Dó đó, tìm hiểu về thủ đô Hà Nội nói chung và sự biến đổi địa giới hành
chính Hà Nội thời cận - hiện đại (từ năm 1858 đến nay) nói riêng có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cấp bách.
Hiện nay, nước ta còn thiếu chuyên gia địa lí học lịch sử, thiếu sách tra cứu từ
điển địa danh, từ điển các đơn vị hành chính, sách chuyên khảo về duyên cách hành
chính nên trong nghiên cứu nói chung và tìm hiểu về địa giới hành chính Hà Nội thời
cận - hiện đại nói riêng gặp nhiều khó khăn.
Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá của Hà Nội. Sự
biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại có ít nhiều được đề cập tới
nhưng vẫn thiếu những công trình chuyên khảo, gây thắc mắc của nhiều người muốn
tìm hiểu sâu về lĩnh vực này.
Tác giả luận văn kế thừa có chọn lọc những công trình trước, trên cơ sở những tư
liệu tập hợp được, qua cái nhìn mới, đã dựng lại một cách hệ thống hơn, đầy đủ hơn
và sâu sắc hơn lịch sử biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại.
Từ diễn biến sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại, luận văn
rút ra những nhận xét bước đầu về cơ sở, đặc điểm của sự biến đổi địa giới hành
chính Hà Nội thời cận - hiện đại và đây cũng là đóng góp lớn nhất của luận văn.
Ngoài ra, trong khuôn khổ đề tài, luận văn đã tập hợp được nhiều công trình có
liên quan, sưu tầm được nhiều tài liệu, lược đồ, bản đồ, bản ảnh về sự biến đổi địa
giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại.

5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tìm hiểu về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại đã có học
giả nước ngoài quan tâm, điển hình là Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội phối hợp với
Thư viện Quốc gia Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác cổ tổ chức Triển lãm Bản đổ
cổ Hà Nội và các vùng phụ cận trong những năm gần đây. Còn ở trong nước, ta thấy
có một số công trình nghiên cứu như:
Dương Bá Cung đỗ Cử nhân khoa Tân Tị (1821), viết Hà Nội địa dư là tập sách
về địa lí lịch sử tỉnh Hà Nội đời vua Tự Đức. Phiên ty Chánh cửu phẩm Thư lại

Nguyễn Hữu Chính, Tòng cửu phẩm Thư lại Nguyễn Hữu Phụng biên Hà Nội địa bạ
ngày 1 tháng 9 năm Tự Đức thứ 19 (1866) kê khai số đinh, điền, tiền thuế, thóc thuế
hàng năm của từng phủ, huyện, tổng, xã thuộc tỉnh Hà Nội thời Tự Đức.
Quốc sử quán triều Nguyễn viết Đại Nam nhất thống chí dưới thời Tự Đức 18
đến 29 (1864 - 1875) là bộ sách địa lí - lịch sử đầy đủ và lớn nhất của nước ta thời
phong kiến ghi chép về 30 tỉnh thành trong cả nước (có Hà Nội) từ thời cổ đến thời
Tự Đức.
Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ viết Đại Việt địa dư toàn biên, hay còn gọi là
Phương đình địa dư chí. Sách gồm 5 quyền, được hoàn thành vào năm 1882. Quyển 5
khảo về địa dư 13 tỉnh Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội thời Nguyễn.
Hà Nội sơn xuyên phong vực là tài liệu Hán Nôm không có trang, không có tên
sách và tên người biên soạn. Sách được soạn vào khoảng cuối năm 1887 đến nửa đầu
năm 1888 trình bày về địa giới các phủ, huyện; dựng đặt và duyên cách; hình thế; khí
hậu; phong tục; thành trì; cổ tích; từ miếu; thổ sản của Hà Nội.
Kinh lịch Lê Đình Luyện thừa lệnh biên chép một tài liệu không có tên chính
thức năm 1890 kê danh sách phủ, huyện, tổng, xã, thôn của tỉnh Hà Nội. Trung tâm
lưu trữ Quốc gia I Hà Nội dịch và đăng trong tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3 tháng 6
năm 2000, trang 22 – 26 với tên là Giới thiệu danh mục làng xã tỉnh Hà Nội cuối thế
kỉ 19.
Hoàng Đặng Quỳnh đỗ Hương cống năm 1894, viết Hoàn Long huyện chí cuối
năm 1899, đến năm 1911 được gửi đến trường Viễn Đông Bác cổ.

6
Toà sứ Hà Đông có tài liệu Monogrraphie de la province de Hanoi en 1901
(Chuyên khảo tỉnh Hà Nội năm 1901). Nội dung sách gồm 3 phần: Phần 1 nói về địa
chí tỉnh Hà Nội, viết tay bằng tiếng Pháp. Phần 2 kê tên thôn, làng và các chợ trong
tỉnh năm 1901, viết tay bằng chữ Hán và chữ Việt. Phần 3 viết về địa chí tỉnh Hà Nội,
đánh máy bằng chữ Pháp.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về địa danh, địa giới hành chính các
địa phương, trong đó có Hà Nội như Bắc kì các tỉnh đạo phủ huyện tổng xã thôn

phường ấp trại sở, Bắc Kì cương giới, Bắc Kì địa chí, Các tỉnh chí, Đồng Khánh địa
dư chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam hội điển sử lệ,…
Gần đây, các nhà nghiên cứu lại đẩy mạnh tìm hiểu về Hà Nội như: Bùi Công
Hoài viết Địa lí Hà Nội; Lâm Quang Dốc,…biên soạn Địa lí Hà Nội; Trần Huy Liệu
(chủ biên) viết Lịch sử thủ đô Hà Nội; Nguyễn Trọng Đàn viết Thăng Long - Hà Nội;
Trần Hùng - Nguyễn Quốc Thông viết Thăng Long - Hà Nội mười thế kỉ đô thị hoá;
Nguyễn Hải Kế (chủ biên) viết 1000 câu hỏi - đáp về Thăng Long - Hà Nội; Nguyễn
Thế Ninh viết Diện mạo Thăng Long - Hà Nội qua 1000 năm lịch sử; Nguyễn Vinh
Phúc (chủ biên) viết Lịch sử Thăng Long - Hà Nội; Giang Quân viết Hà Nội xưa và
nay; Vũ Văn Quân (chủ biên) viết Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử;
Nguyễn Văn Tân viết Lược sử Hà Nội; Lưu Minh Trị - Hoàng Tùng (chủ biên) viết
Thăng Long - Hà Nội; Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm viết Hà Nội
thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Thừa Hỷ viết Thăng Long
- Hà Nội thế kỉ XVII - XIX; Thuỳ Nguyên biên dịch Hà Nội - Huế - Sài Gòn đầu thế kỉ
XX; Phan Huy Lê, viết Địa bạ cổ huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận,…
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã ít nhiều đề cập tới nhưng chưa đi sâu và hệ
thống về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội trong suốt thời cận - hiện đại.
Công trình của Nguyễn Thuý Nga - Nguyễn Văn Nguyên (chủ biên): Địa chí
Thăng Long - Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm
2007 tại Hà Nội đã giới thiệu khá nhiều về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ
khi có tỉnh Hà Nội (1831) đến đầu thế kỉ XX.
Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I biên soạn cuốn Lịch sử Hà
Nội qua tài liệu lưu trữ, tập 1, Địa giới hành chính Hà Nội từ 1873 - 1954, Nhà xuất

7
bản Văn hoá thông tin xuất bản năm 2000 tại Hà Nội là công trình đầu tiên giới thiệu
hệ thống danh mục tài liệu lưu trữ về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm
1873 đến năm 1954. Tuy nhiên, công trình này chỉ là công cụ bổ ích để khai thác
nguồn tài liệu lưu trữ, từ đó có những tìm tòi, khám phá mới về Hà Nội.
Công trình của Vũ Văn Tỉnh, Những thay đổi về địa lí hành chính thời kì Pháp

thuộc do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành tại Hà Nội năm 1972 và công trình của
Nguyễn Quang Ân: Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 –
2002 do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành tại Hà Nội năm 2003 có đề cập tới sự biến
đổi địa giới hành chính Hà Nội trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa hết toàn bộ
thời kì cận - hiện đại và khi đề cập tới Hà Nội cũng chỉ giới thiệu đôi nét khái quát.
Rõ ràng, chúng ta đang thiếu một công trình nghiên cứu đầy đủ, hoàn chỉnh và
mang tính hệ thống, phân tích đánh giá về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời
cận - hiện đại. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này góp phần
dựng lại bức tranh tổng thể về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện
đại; đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là Sự biến đổi địa giới hành chính tỉnh Hà Nội thời kì cận
hiện đại. Cụ thể là sự biến đổi địa giới hành chính tỉnh Hà Nội từ năm 1858 đến năm
1888 và sự biến đổi địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1888 đến năm
2008.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian, tác giả tìm hiểu sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận -
hiện đại, tức là từ năm 1858 đến nay. Tuy nhiên, giai đoạn trước năm 1858 có được
đề cập đôi chút để tạo ra cái nhìn tương đối hệ thống trong 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội.
Về không gian, tác giả tìm hiểu địa giới hành chính tỉnh Hà Nội từ năm 1858 đến
năm 1888 và địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1888 đến nay. Tác giả
không tìm hiểu địa giới hành chính cấp phủ, huyện, tổng, xã, phường, thôn của tỉnh -
thành phố Hà Nội.

8
Cụ thể là tác giả tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm sự biến đổi địa giới
hành chính tỉnh - thành phố Hà Nội thời cận - hiện đại. Các yếu tố khác không được
đề cập vì thời gian, điều kiện và khả năng có hạn.

4. Nguồn tài liệu nghiên cứu.
Có những tài liệu Hán Nôm và tài liệu chữ Pháp đã được dịch, có nhiều tài liệu
chữ Quốc ngữ. Theo giáo sư Phan Huy Lê, chỉ tính riêng kho địa bạ trước đây do Bộ
hộ triều đình Huế quản lí, đã có 10.044 tập với 16.884 địa bạ các làng xã, trong đó dĩ
nhiên có không ít tư liệu liên quan đến Hà Nội thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX [7; tr. i -
ii].
Tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân liên quan đến Hà Nội nằm ở rất nhiều
phông nhưng tập trung nhiều trong phông phủ Toàn quyền Đông Dương, phủ Thống
sứ Bắc Kì, Toà Đốc lí Hà Nội, Sở Địa chính Hà Nội, Toà sứ Hà Đông. Các phông
này hầu hết là tài liệu tiếng Pháp, có nhiều bản đồ, bản vẽ về địa giới các khu vực
hành chính nội, ngoại thành Hà Nội được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Tài liệu tiếng Pháp có các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết do chính quyền Pháp ở
Đông Dương ban hành có liên quan đến địa giới hành chính Hà Nội, được tập hợp từ
một số ấn phẩm định kì như Công báo Đông Dương, Niên giám Đông Dương, Người
hướng dẫn Bảo hộ Trung - Bắc Kì và Công báo hành chính Bắc Kì.
Tài liệu mà tác giả sử dụng chủ yếu là những tài liệu chữ Quốc ngữ về các văn
bản hành chính; các bản đồ cổ, lược đồ, bản ảnh đã được số hoá; các trang web có
liên quan đến nội dung đề tài cũng được khai thác, đối chiếu, so sánh, phân tích.
Danh mục cụ thể có ở phần Tài liệu tham khảo cuối luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích, so sánh, đối chiếu.
Một số phương pháp của khoa học địa lí cũng được sử dụng như nghiên cứu bản đồ,
lược đồ, tọa độ địa lí, biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ, trắc địa…Ngoài ra, tác
giả còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgic lịch sử.
6. Cấu trúc của luận văn.

9
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trong phần mở đầu, tác giả trình bày mục đích và ý nghĩa của đề tài, lịch sử nghiên
cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc

của luận văn.
Phần nội dung có 3 chương. Chương 1 trình bày về sự biến đổi địa giới hành
chính Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến từ năm 1010 đến năm 1888. Chương 2
nói về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội dưới thời thuộc Pháp (1888 - 1945).
Chương 3 giới thiệu về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời hiện đại (1945
đến nay).
Phần kết luận, tác giả có một số nhận xét rút ra trong quá trình tìm hiểu về sự
biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại.
Phần tài liệu tham khảo là hệ thống danh mục các tài liệu được tác giả sử dụng để
hoàn thành luận văn. Những tài liệu này được viết bằng chữ Quốc ngữ và được xếp
thứ tự ABC theo tên tác giả. Những tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban
hành như tác giả và xếp theo chữ đầu cơ quan đó. Tất cả các tài liệu tham khảo đều
được đánh số để tiện trích dẫn. Ví dụ [24; tr. 59], tức là tài liệu số thứ tự 24, trang 59.
Phần phụ lục, tác giả giới thiệu một số bản đồ, lược đồ, bản ảnh, bảng niên biểu
những sự kiện quan trọng trong quá trình biến đổi địa giới hành chính Hà Nội,…
Đây là vấn đề mới, rộng và khó, nguồn sử liệu phong phú nhưng còn hạn chế,
thời gian eo hẹp, khả năng có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu để có thể bổ sung,
hoàn thiện luận văn của mình.


10
Chương 1.
SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
THĂNG LONG - HÀ NỘI THỜI PHONG KIẾN
(Đầu thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX)

1.1. Vài nét về sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long thời Đại Việt
(đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII).
1.1.1. Thời kì tiền Thăng Long.

Khoảng 4 triệu năm trước, vùng đất Hà Nội đã được hình thành. Con người đã
xuất hiện ở khu vực này cách đây 2 vạn năm. Sau đó biển lấn, khoảng 4 hoặc 5 ngàn
năm trước Công nguyên, con người mới quay lại đây sinh sống.
Theo sách Tây hồ kí, “làng Hà Nội gốc nằm hai bên bờ sông Tô, nơi tiếp giáp với
sông Hồng. Làng có một cầu tre bắc qua sông Tô, nối hai nửa làng, gọi là cầu Giát
(nay ở phố Cửa Bắc). Tre ngà mọc thành rừng ở quãng Yên Ninh - Yên Quang sau
này. Bên ngoài, cây cối um tùm tỏa lan tới mép nước sông Hồng. Xế bên kia cầu, có
một gò đất cao là núi Nùng, là nấm mồ của thủ lĩnh hay mộ chung của cả làng. Cấu
trúc của làng bao gồm một số xóm. Bên rừng tre ngà là xóm Rừng (Tân Lâm Ấp),
phía tây xóm Rừng là xóm Già La (nay là Quán La), phía đông là xóm Rừng Ngà
(động Nha Lâm), phía nam là xóm Bãi (động Bình Sa, khoảng đất bãi ngoài đê sông
Hồng). Cũng ở phía đông cạnh cầu Tre Ngà gần cửa sông Tô có xóm trại Cá Tươi
(trại Tiên Ngư)” [48; tr.30]. Đây là vị trí thuận lợi, dân đông, vật thịnh, địa giới của
làng không ngừng được mở rộng.
Theo sách Giao Châu kí, thủ lĩnh của làng Hà Nội gốc là Tô Lịch. Thời Tấn (265 -
420), chính quyền đô hộ phương Bắc có lệ đề cử người hiếu hạnh làm huyện lệnh, Tô
Lịch được đề cử làm huyện lệnh ở Long Đỗ. Năm mất mùa, ông cho cả làng vay thóc. Vì
thế mà tên của ông được đặt làm tên làng Hà Nội gốc - làng Tô Lịch [48; tr. 30].
Đến thế kỉ thứ V, làng Tô Lịch trở thành huyện Tống Bình, rồi được nâng thành
quận gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Ninh ở nam sông Hồng (Từ Liêm và Hoài Đức
ngày nay) và Xương Quốc ở bắc sông Hống vươn tới tận Cổ Loa, Đông Anh ngày

11
nay. Năm 542 - 544, Lí Bí khởi nghĩa thắng lợi, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở cửa
sông Tô Lịch, quận Tống Bình. Nơi đây nằm giữa đồng bằng sông Hồng, trung tâm
đất nước, dân đông, vật thịnh, giao thông thủy bộ dễ dàng nên thuận lợi cho việc xây
dựng và phát triển đất nước. Sự kiện này mở đường cho truyền thống định đô ở
Thăng Long về sau.
Trước sự phát triển kinh tế xã hội của Tống Bình, năm 603, sau khi đàn áp xong
cuộc kháng chiến của Lí Phật Tử, nhà Tùy đã chuyển trung tâm cai trị nước ta từ

Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình. Từ đây đến đầu thế kỉ X, Tống Bình thường là
thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc. Đến đầu thế kỉ X, Tống Bình chiếm 11
trong số 55 hương của Giao Châu với 15 vạn dân. Nhiều thành luỹ đồng tâm được
xây dựng, bắt đầu bằng Tử Thành (thành con) của viên tổng quản Khâu Hòa xây năm
621 bên bờ sông Tô Lịch với chu vi 900 bộ (khoảng 1.674 mét) và kết thúc bằng Đại
La Thành của viên Tiết độ sứ Cao Biền đắp năm 865 - 866 với chu vi 3.000 bộ
(khoảng 5.580 mét) [56; tr. 53]. Đại La Thành là khu vực từ Cửa Đông đến gần Bách
Thảo, từ Cửa Nam đến đường Quán Thánh ngày nay [48; tr. 68]. Tuy chỉ là phủ thành
hành chính, chưa có dân ở nhưng thành Đại La đã xác lập địa giới hành chính Hà
Nội thời kì tiền Thăng Long.
1.1.2. Thời kì Thăng Long.
Năm 905, họ Khúc dựng nền tự chủ, đóng đô ở Đại La - Thủ phủ của Tiết độ sứ
nhà Đường. Năm 938, Ngô Quyền khôi phục độc lập hoàn toàn cho dân tộc và lập ra
nhà Ngô, đóng đô tại Cổ Loa. Tiếp đó, nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư (Ninh
Bình). Cổ Loa và Hoa Lư phù hợp với thủ hiểm trong thời chiến nhưng không thuận
lợi cho phát triển kinh tế xã hội trong thời bình.
Mùa thu năm 1010, vua Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên Đại La
là Thăng Long. Chiếu dời đô khẳng định nơi đây “ở giữa trời đất, có thế rồng cuộn,
hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thể núi sông sau trước, đất rộng mà
bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt,
phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn
phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời” [27; tr. 259].

12
Nhà Lí xây dựng thành Thăng Long có 2 vòng thành: Vòng thành trong để nhà
nước trung ương làm việc, nay thuộc quận Ba Đình. La Thành là nơi dân ở có tên gọi
là Phủ Ứng Thiên gồm 61 phường [48; tr. 127]. Dấu tích địa giới La Thành thời Lí:
“phía đông là đoạn đê sông Hồng lên Hồ Tây, tiếp là đoạn đường Hoàng Hoa Thám
rồi chạy theo bờ tả ngạn sông Tô Lịch từ Bưởi đến Ô Cầu Giấy lại tiếp qua Giảng Võ
đến Ô Chợ Dừa, Kim Liên rồi thẳng đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát Chân

cho đến Ô Đông Mác lại gặp đê sông Hồng” [44; tr. 121].
Năm 1230, nhà Trần tu sửa thành Đại La, có mở rộng thêm ít nhiều, gồm ba vòng
là Cấm Thành, Hoàng Thành và La Thành. Dân cư ở ngoài Hoàng Thành đến hết La
Thành. Tại khu dân ở, nhà Trần đổi giai ra phường và đổi tên một số phường như
Hồng Tâm thành Yên Thái, Yên Hoa thành Yên Phụ; đồng thời chia thành 61
phường, có lẽ là 61 đơn vị hành chính của nhà nước [44; tr. 213].
Từ năm 1397, Hồ Quý Li dời đô vào Tây Đô (Thanh Hoá), Thăng Long đổi tên
thành Đông Đô. Năm 1406 - 1427, nhà Minh thống trị Đại Việt, Đông Đô bị đổi tên
thành Đông Quan và là sào huyệt trung tâm của giặc Minh. Năm 1427, khởi nghĩa
Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, định đô ở Đông Đô. Năm 1430, nhà Lê
đổi Đông Đô làm Đông Kinh. Năm 1466, vùng kinh sư đặt thành phủ Trung Đô gồm
hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Năm 1469, phủ Trung Đô đổi tên thành phủ
Phụng Thiên gồm Thăng Long thành, huyện Quảng Đức và huyện Vĩnh Xương.
Vòng thành ngoài cùng của Đông Kinh được gọi là Cung Thành hay Phượng
Thành. Do kinh tế xã hội phát triển, Phượng Thành được mở rộng đắp thêm ra ngoài
trường đấu võ, dài rộng 8 dặm (1490). Khu dân cư của hai huyện Quảng Đức và Vĩnh
Xương chia làm 36 phường, mỗi huyện 18 phường. Quy hoạch 36 phố phường của
Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ đó (1430).
Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, Đông Kinh là kinh đô và trở lại tên Thăng
Long. Đề phòng những cuộc tiến công của quân Trịnh, năm 1588, nhà Mạc đắp thêm
ba lần lũy ngoài thành Đại La. Trên bản đồ Hà Nội ngày nay, “lũy thành này bắt đầu
từ Nhật Tân, chạy theo phía tây Hồ Tây, qua Bưởi, Ô Cầu Giấy, theo đường Giảng
Võ - La Thành qua Ô Chợ Dừa, Kim Liên, rồi theo đường Đại Cồ Việt - Trần Khát
Chân qua Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác, ra tới đê sông Hồng. Lũy thành này rộng hơn

13
thành Đại La và đưa toàn bộ khu Hồ Tây vào trong phạm vi thành Thăng Long thời
Mạc” [56; tr. 122].
Năm 1592, quân Trịnh đánh bại quân Mạc, phá hủy hoàn toàn hệ thống thành lũy
phòng vệ của nhà Mạc ở Thăng Long. Trong thế kỉ XVII - XVIII, thành Thăng Long,

huyện Thọ Xương, huyện Quảng Đức vẫn thuộc phủ Phụng Thiên do Phủ Doãn đứng
đầu. Thời Tây Sơn, Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long là thủ phủ
của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay).
Như vậy, sau năm 1010, Thăng Long là kinh đô của Đại Việt (trừ thời Hồ, Tây
Sơn). Nó nhiều lần đổi tên nhưng vẫn thuộc phủ Ứng Thiên (thời Lí, Trần), phủ
Trung Đô rồi phủ Phụng Thiên (thời Lê, Mạc). Kinh thành Thăng Long cùng với
huyện Thọ Xương và huyện Quảng Đức tạo thành phủ Phụng Thiên do Phủ Doãn
đứng đầu. Kinh thành được coi như nội thành, hai huyện được coi như ngoại thành.
Ngoại thành Thăng Long được chia ra 61 phường, rồi lại 36 phường. Địa giới hành
chính Thăng Long được mở rộng dần do nhu cầu xây dựng kinh đô của quốc gia
phong kiến độc lập đang trên đà phát triển, do yêu cầu chiến tranh Nam - Bắc triều và
do sự phát triển kinh tế hàng hóa thế kỉ XVI - XVIII.
1.2. Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 - 1858.
1.2.1. Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long từ năm 1802 - 1830.
Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập và đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng
Long vẫn là thủ phủ của Bắc Thành gồm 11 trấn. Năm 1803, Gia Long cho phá bỏ
Hoàng thành Thăng Long và xây lại một tòa thành mới theo kiểu Vôbăng trên nền cũ
nhưng quy mô nhỏ hơn. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, tương ứng với
bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía bắc, phố Lý Nam Đế ở phía
đông, phố Trần Phú ở phía nam, đường Hùng Vương ở phía tây. Nhiệm sở Tổng trấn
Bắc thành ở phía đông trong thành (nay là phố Lí Nam Đế và phố Cửa Đông) [73;
cập nhật ngày 18 - 10 - 2009].
Năm 1805, vua Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, huyện
Quảng Đức đổi thành huyện Vĩnh Thuận. Năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), huyện Từ
Liêm quản lãnh 13 tổng, 80 xã, thôn, trang, trại, sở từ phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây
được sáp nhập vào phủ Hoài Đức [23; tr. 158].

14
Địa giới phủ Hoài Đức năm 1830, phía đông giáp sông Nhĩ Hà (đoạn sông Hồng
chảy qua Hà Nội uốn cong hình vành tai), bờ đối diện là các xã Bắc Cầu, Gia Thuỵ,

Ái Mộ, Phú Du, Thạch Cầu thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.
Phía tây giáp sông Hát Giang (sông Đáy), bờ đối diện là các xã Cù Sơn, Quảng Động,
Cộng Xá, Sơn Lộ, Bất Lạm, Tĩnh Lam, Cử Nghĩa thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc
Oai, trấn Sơn Tây cùng các xã Hương Lang, Địch Vị, Cổ Ngoã, Đại Phùng, Tu
Hoàng, Lai Xá, Di Ái, Lại Yên, Hương Bảng thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc
Oai, trấn Sơn Tây. Phía nam giáp các xã Tương Mai, Hoàng Mai, Phương liệt,
Khương Đình, Nhân Mục thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, cùng các xã Triều
Khúc, Bùi Xá, Văn Quán, Cầu Ngải, Xa La, Quan Lãm, Thanh Lãm, Tuân Lộ thuộc
huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, trấn Sơn Nam. Phía bắc giáp sông Nhĩ Hà, bờ đối
diện là các xã Ngọc Giang, Xuân Canh, Phương Thâm, Đạm Trạch thuộc huyện
Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, cùng các xã Tàm Xá, Hải Bối, Hối Độ, Mai
Châu, Trang Việt, Đông Cao, Văn Quán, Khê Ngoại, Hoàng Xá, Phương Quan, Kim
Đà thuộc huyện Yên Lãng, phủ Vĩnh Tường, trấn Sơn Tây [23; tr. 148 - 149]. Phủ
Hoài Đức có 3 huyện, 26 tổng, 329 thôn, phường. Huyện Thọ Xương có 8 tổng 193
phường, thôn. Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng 56 phường, thôn [64; tr. 387]. Huyện Từ
Liêm có 13 tổng, 80 thôn. So với năm 1981, địa giới huyện Thọ Xương tương đương
quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, địa giới huyện Vĩnh Thuận tương đương
quận Ba Đình và quận Đống Đa.
1.2.2. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1831 - 1858.
Năm Minh Mệnh 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, bỏ Tổng trấn Bắc
thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Ba phủ Ứng
Hoà, Lí Nhân, Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam cùng với phủ Hoài Đức được đặt
thành tỉnh Hà Nội [23; tr. 547]. Năm 1832, Hà Nội có thêm phân phủ Ứng Hoà và Lí
Nhân.
Tỉnh Hà Nội là vùng đất giữa sông Hồng và sông Đáy, có địa lí thống nhất và quan
hệ kinh tế xã hội nội vùng chặt chẽ. Địa giới tỉnh Hà Nội năm 1831 - 1832: Đông tây
cách nhau 25 dặm, nam bắc cách nhau 129 dặm. Phía đông đến sông Nhị Hà (đoạn
sông Hồng chảy đến Hà Nội tách thành hai nhánh là sông Hồng và sông Đuống) đối
diện với địa giới huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh 1 dặm. Phía tây đến địa giới huyện


15
Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây 24 dặm. Phía nam đến sông Thanh Quyết đối ngạn địa
giới huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 124 dặm. Phía bắc đến sông Nhị Hà đối ngạn
với địa giới huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh 8 dặm. Phía đông nam đến địa giới huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 130 dặm. Phía tây nam đến địa giới huyện Mĩ Lương, tỉnh
Sơn Tây 66 dặm. Phía đông bắc đến sông Nhị Hà đối diện với huyện Đông Ngàn,
tỉnh Bắc Ninh 3 dặm. Phía tây bắc đến sông Nhị Hà đối ngạn với địa giới huyện Yên
Lãng, tỉnh Sơn Tây 14 dặm. Từ tỉnh lị đi về phía nam đến Kinh đô Phú Xuân (Huế)
cách 1.104 dặm [19; tr. 490 - 491].
Khi quan sát lược đồ Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng trong Sách
giáo khoa Lịch sử 10 nâng cao của Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm
2006, trang 202, ta thấy địa giới tỉnh Hà Nội năm 1832: phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh
và tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp tỉnh Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh
Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. Địa giới này được duy trì đến năm 1875,
tương đương ba tỉnh thành là Hà Nội, Hà Đông và Hà Nam năm 1960 gộp lại với
diện tích khoảng hơn 2000 km
2
.
Về đơn vị hành chính, tỉnh Hà Nội năm 1831 có 4 phủ: Phủ Hoài Đức gồm thành
Thăng Long, huyện Thọ Xương, huyện Vĩnh Thuận và huyện Từ Liêm. Phủ Ứng Hoà
gồm huyện Hoài An và huyện Sơn Minh; phủ Lí Nhân gồm huyện Duy Tiên, huyện
Kim Bảng và huyện Thanh Liêm; phủ Thường Tín gồm huyện Phú Xuyên, huyện
Thanh Trì và huyện Thượng Phúc. Năm 1832, Hà Nội có thêm phân phủ Ứng Hoà và
Lí Nhân. Phân phủ Ứng Hoà gồm huyện Chương Đức và huyện Thanh Oai. Phân phủ
Lí Nhân gồm huyện Bình Lục và huyện Nam Xương. Tỉnh Hà Nội từ năm 1832 đến
năm 1887 có 15 huyện, 127 tổng, 1104 xã, phường, thôn, trang, trại, châu, sở [23; tr.
10]. Đứng đầu tỉnh là tổng đốc Hà - Ninh, coi cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh
thành Hà Nội đóng ở nhiệm sở của Tổng trấn Bắc Thành trước kia.
Năm 1851 - 1852, nhà Nguyễn tinh giản biên chế vì chi phí tốn kém, công đường
không đảm bảo nên bỏ phân phủ Ứng Hoà, Lí Nhân, để huyện Chương Đức và huyện

Thanh Oai của phân phủ Ứng Hoà thuộc vào phủ Ứng Hoà; huyện Bình Lục và
huyện Nam Xương của phân phủ Lí Nhân thuộc vào phủ Lí Nhân. Nhân đây, huyện
Thọ Xương kiêm nhiếp huyện Vĩnh Thuận, huyện Thanh Liêm kiêm nhiếp huyện
Bình Lục, phủ Ứng Hoà kiêm nhiếp huyện Hoài An, phủ Lí Nhân kiêm nhiếp huyện

16
Duy Tiên (1852) [23; tr. 547]. Nhà Nguyễn cũng sáp nhập một số thôn nhỏ thành
thôn lớn, nhiều nhất ở huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận: năm 1852 so với năm 1830,
huyện Thọ Xương từ 193 phường, thôn còn 115 phường, thôn, huyện Vĩnh Thuận từ
56 thôn, phường, trại

còn 40 thôn, phường, trại [19; tr. 507]. Nhưng tổng số huyện,
tổng, xã, không thay đổi so với năm 1832. Tổ chức hành chính này được duy trì đến
năm 1875.
Như vậy, tiếp nối thời Tây Sơn, đầu thời Nguyễn, Thăng Long không còn là kinh
đô mà chỉ là thủ phủ của Tổng trấn Bắc thành. Phủ Phụng Thiên có kinh thành Thăng
Long được đổi tên thành phủ Hoài Đức. Năm 1831, tỉnh Hà Nội ra đời gồm 4 phủ;
đến năm 1832 có thêm 2 phân phủ, nâng tổng số huyện lên 15. Địa giới hành chính
Hà Nội năm 1832 tương đương ba tỉnh thành là Hà Nội, Hà Đông và Hà Nam năm
1960 gộp lại. Hà Nội là vùng đất có địa giới phía đông từ hữu ngạn sông Hồng đến
phía tây là tả ngạn sông Đáy và được hạn định phía bắc từ cửa sông Đáy đến phía
nam là ngã ba Gián Khẩu nơi sông Đáy gặp sông Bôi (sông Hoàng Long). Sự chia đặt
tỉnh Hà Nội của Minh Mạng dựa trên cơ sở địa lí thống nhất và quan hệ kinh tế xã
hội nội vùng chặt chẽ.
Trong quá trình quản lí gặp khó khăn, công đường không đảm bảo, cần phải giảm
chi tiêu nên nhà Nguyễn đã tinh giản biên chế hành chính. Năm 1851 - 1852, nhà
Nguyễn bỏ bớt 2 phân phủ Ứng Hòa và Lí Nhân, đưa một số đơn vị hành chính cấp
huyện cho lệ vào cấp phủ hoặc cho huyện nhỏ lệ vào huyện lớn lân cận kiêm lí. Nhà
Nguyễn cũng sáp nhập một số thôn nhỏ thành thôn lớn, nhiều nhất ở huyện Thọ
Xương và Vĩnh Thuận. Nhưng tổng số đơn vị hành chính từ cấp huyện đến cấp xã so

với năm 1831 - 1832 vẫn không thay đổi.
1.3. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1858 đến năm 1888.
Dựa vào sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn
thời Tự Đức 18 đến 29 (1864 - 1875) được Viện Sử học - Nhà xuất bản Thuận Hoá
tái bản đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu vô cùng quý giá về địa giới hành
chính Hà Nội thời Tự Đức. Hà Nội vào những năm 60 và đầu những năm 70 của thế
kỉ XIX có địa giới giống năm 1832 và hành chính giống năm 1852, gồm 4 phủ (Hoài
Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lí Nhân), 15 huyện, 127 tổng. Tổng đốc Hà - Ninh
kiêm nhiệm cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình [23; tr. 96].

17
Hà Nội là một tỉnh nằm giữa đồng bằng sông Hồng, giao thông thuận tiện, đất đai
rộng lớn, màu mỡ, đông dân, nhiều của và từng là kinh đô phong kiến nhiều triều đại,
là thủ phủ của Bắc thành nên có vị trí địa lí và vai trò rất quan trọng và ngày càng hấp
dẫn đối với giặc Pháp đang xâm lược nước ta khi đó.
Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Nhà Nguyễn
bại trận, phải kí Hoà ước Giáp Tuất ngày 15 tháng 3 năm 1874. Theo Hòa ước này,
nhà Nguyễn phải cắt nhượng cho Pháp khu đất ở Đồn Thủy giáp đông nam thành Hà
Nội ra tới bờ sông Hồng, rộng 2,5 ha. Đây vốn là đồn thủy quân của nhà Nguyễn tại
Hà Nội, nay Pháp được quyền đặt Tòa lãnh sự với 100 quân thường trực. Ngoài ra,
theo Hiệp ước Thương mại Pháp - Việt ngày 31 tháng 8 năm 1874, Pháp cũng bắt đầu
đặt thuế thương chính, thuế hải đăng, thuế thả neo với các tàu thuyền buôn bán của
nước ngoài ra vào cảng Hà Nội [74; ngày 27/10/2009].
Trong khi chờ đợi xây dựng lại khu Đồn Thủy làm trụ sở Lãnh sự, Pháp buộc nhà
Nguyễn ký hiệp định ngày 30 tháng 5 năm 1875 cho Pháp sử dụng Trường Thi (nay
là khu vực Tràng Thi) làm Lãnh sự quán tạm thời. Ngày 28 tháng 8 năm 1875, Đờ
Kécgarađếch (De Kergaradec) đến nhận chức Lãnh sự Pháp đầu tiên ở Hà Nội. Trong
khi đó, nhà Nguyễn muốn lấy lại Trường Thi để mở khoa thi hương năm Bính Tí
(1876) nên chấp nhận nhượng bộ Pháp thêm một bước: Ngày 31 tháng 8 năm 1875,
Tổng đốc Hà - Ninh Trần Đình Túc ký hiệp định với Lãnh sự Pháp Đờ Kécgarađếch,

nhường hẳn khu Đồn Thủy mở rộng tới 15,5 ha cho Pháp làm Lãnh sự quán. Ngày 15
tháng 10 năm 1876, quân Pháp rút khỏi Trường Thi về Đồn Thủy [74; ngày
27/10/2009].
Như vậy, ngày 31 tháng 8 năm 1875, nhà Nguyễn chính thức cắt Khu nhượng địa
(concession) cho Pháp ở ngoài thành Hà Nội về phía đông nam ra tới bờ sông Hồng.
Khu nhượng địa có hình chữ nhật, diện tích 15,5 ha và hiện nay nó được giới hạn bởi
các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn
Huy Tự [73; ngày 18/10/2009]. Đó là khu đất chạy từ Bảo tàng Lịch sử xuống Bệnh
viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị [15; tr. 283]. Địa giới Hà Nội bị thu hẹp một phần về
phía đông.
Đến tháng 11 năm 1880, vua Tự Đức gộp huyện Hoài An và Chương Đức của
tỉnh Hà Nội với huyện Mĩ Lương của tỉnh Sơn Tây thành đạo Mĩ Đức, đứng đầu là

18
một chánh quản đạo trực thuộc tỉnh Hà Nội [74; ngày 27/10/2009]. Hà Nội được mở
rộng một phần về phía tây. Tự Đức cho rằng 3 huyện này cùng địa hình bán sơn địa
và gắn bó với nhau về kinh tế - xã hội. Mặt khác, sáp nhập huyện Mĩ Lương ở phía
tây vào để Hà Nội cân đối khi phải cắt cho Pháp Khu nhượng địa ở phía đông nam
thành Hà Nội.
Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 1882, rồi chỉ định Bônan
giữ chức Công sứ đầu tiên ở Hà Nội. Bônan tới Hà Nội vào tháng 6 năm 1883 và đặt
cơ quan Pháp quốc trú sứ tại phố Hàng Gai. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình
Huế kí Hiệp ước Hácmăng, công nhận Pháp có quyền đặt Công sứ ở Hà Nội. Tại đây,
Pháp có quân đội bảo vệ, có quyền kiểm soát việc tuần phòng, quản lí việc thuế vụ,
giám sát mọi sự thu chi, có quyền đuổi quân của Lưu Vĩnh Phúc ra khỏi Bắc Kì…
Ngày 6 tháng 6 năm 1884, nhà Nguyễn kí Hoà ước Patơnốt thừa nhận nền thống trị
của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Bắc Kì là đất bảo hộ của Pháp. Năm 1885,
Pháp thành lập Hội đồng Tư vấn thành phố Hà Nội lâm thời, mặc dù không có hiệp
ước nào cho phép điều đó. Đến năm 1886, Pháp tự động lập Hội đồng tư vấn thành
phố Hà Nội và Hải Phòng do viên Đốc lí chủ trì [35; tr. 313].

Năm 1886, Đốc lí Hà Nội là Halais (1886 - 1888) kiến thiết Khu nhượng địa, phá
bỏ các công trình cũ, quy hoạch giao thông, lập ra các tuyến phố theo dạng ô bàn cờ,
gồm các phố: Rollandes (Hai Bà Trưng), Carreau (Lí Thường Kiệt), Gambetta (Trần
Hưng Đạo) Phố Tràng Thi - Tràng Tiền được coi như ranh giới giữa khu phố cũ của
“Hà Nội 36 phố phường” với khu phố mới của Pháp.
Ngày 8 tháng 4 năm Đồng Khánh 3 (1888), hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận
được chia làm 6 khu (từ số 1 đến số 6), mỗi khu đặt các Chánh, Phó Thiên hộ để quản
lí. Ngày 17 tháng 5 năm 1888, 6 khu được đổi thành 6 hộ. Sự cắt đặt này không theo
lệ Việt chia thành tổng mà theo kiểu Pháp chia thành khu - hộ phố, chuẩn bị cho việc
Pháp mở rộng Khu nhượng địa của mình ở Hà Nội thành thành phố cấp 1.
Để tiện đàn áp phong trào khởi nghĩa chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật, tháng
2 năm 1887, Pháp sáp nhập bộ máy cai trị của tỉnh Hưng Yên vào tỉnh Hà Nội, đặt
dưới quyền kiểm soát của Công sứ Hà Nội. Viên Tổng đốc cai quản hai tỉnh Hà Nội
và Hưng Yên được gọi là Tổng đốc Hà - Yên (Hà - An) [42; tr. 236 - 237]. Tổng đốc

19
Hà Nội không kiêm quản tỉnh Ninh Bình nữa. Tỉnh Ninh Bình được giao cho tổng
đốc tỉnh Nam Định kiêm quản và gọi là tổng đốc Định - Ninh [74; ngày 27/10/2009].
Như vậy, từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến trước khi Pháp lập thành phố Hà
Nội (1858 - 1888), địa giới hành chính Hà Nội so với giai đoạn trước có thay đổi
khác biệt và phức tạp. Nó bị thu hẹp ở phía đông bằng việc cắt cho Pháp Khu nhượng
địa năm 1875, rồi lại mở rộng một phần về phía tây bằng việc sáp nhập huyện Mĩ
Lương từ tỉnh Sơn Tây (1880). Trong khi đó, Khu nhượng địa của Pháp không ngừng
được mở rộng ở phía đông nam thành Hà Nội. Đây là nơi Pháp đóng quân, đặt trụ sở
Lãnh sự rồi trụ sở Hội đồng tư vấn thành phố Hà Nội có viên Đốc lí người Pháp đứng
đầu để cai quản. Khu vực này là tiền thân của thành phố Hà Nội.



* *


*


Tóm lại, làng Hà Nội gốc có tên là Tô Lịch nằm hai bên bờ sông Tô, nơi tiếp giáp
với sông Hồng. Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, dân cư ngày càng đông đúc, địa giới hành
chính làng Hà Nội gốc không ngừng được mở rộng. Vào đời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu
Tống (454 - 456), từ địa vị một làng, trung tâm Hà Nội cổ trở thành một huyện mang
tên Tống Bình, sau đó được nâng lên thành quận gồm 3 huyện. Từ năm 544, Lí Bí đã
định đô ở cửa sông Tô Lịch, trên đất quận Tống Bình. Từ năm 603 đến thế kỉ IX,
Tống Bình thường là thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc. Thành Đại La tuy
chỉ là phủ thành hành chính, chưa có dân ở nhưng đã xác lập địa giới hành chính Hà
Nội thời kì tiền Thăng Long.
Từ năm 1010, thành Đại La đổi là Thăng Long, trở thành kinh đô của quốc gia
phong kiến độc lập đang trên đà phát triển. Thăng Long được mở rộng địa giới và tổ

20
chức lại các đơn vị hành chính. Kinh thành cùng với huyện Quảng Đức và huyện
Vĩnh Xương hợp thành phủ Phụng Thiên do Phủ Doãn đứng đầu. Khu Hoàng thành
được ví như nội thành, là nơi làm việc của nhà nước phong kiến trung ương. Khu
ngoài Hoàng thành gồm 61 phố phường rồi gộp thành 36 phố phường được coi như
ngoại thành, là nơi sản xuất, kinh doanh và sinh sống của dân.
Năm 1831, nhà Nguyễn lập ra tỉnh Hà Nội dựa trên cơ sở địa lí thống nhất và
quan hệ kinh tế xã hội nội vùng chặt chẽ. Hà Nội có 4 phủ 15 huyện, đông giáp tỉnh
Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên, tây giáp tỉnh Sơn Tây, nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh
Nam Định, bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1875, bên cạnh tỉnh Hà Nội vẫn tồn tại
và từng bước bị thu hẹp địa giới ở phía đông, mở rộng địa giới ở phía tây, thay đổi
tổ chức hành chính, là sự xuất hiện Khu nhượng địa của Pháp không ngừng được mở
rộng ở phía đông nam thành Hà Nội. Đây là tiền thân của thành phố Hà Nội ra đời
năm 1888.
















21
Chương 2.
SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HÀ NỘI
DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1888 - 1945).

2.1. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1915.
Trong quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập các
thành phố cấp 1 để đặt trụ sở hành chính ở mỗi kì. Năm 1887, Pháp thành lập Liên
bang Đông Dương, đồng thời chọn địa điểm đặt trụ sở của Liên bang. Thực dân Pháp
nhận thấy Hà Nội có ưu thế hơn Huế và Sài Gòn - Gia Định. Đây vốn là kinh đô của
nhiều triều đại phong kiến Việt Nam và là trung tâm kinh tế - văn hóa của Bắc Kì. Hà
Nội có đất đai rộng lớn, bằng phẳng, màu mỡ; giao thông thủy bộ thuận tiện; dân
đông, vật thịnh. Vì vậy, Pháp đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cai trị Việt Nam
và Đông Dương.
Trước khi được sự đồng ý của triều đình Huế, ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng

thống Pháp Marie François Sadi Carnot đã kí Sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội là
thành phố cấp 1 trên cơ sở mở rộng Khu nhượng địa của Pháp ở đông nam thành Hà
Nội, gồm thành Thăng Long xưa (trừ phía đông trong thành vẫn là tỉnh lị của tỉnh Hà
Nội), gần hết huyện Thọ Xương và quá nửa huyện Vĩnh Thuận [35; tr. 314]. “Ranh
giới Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc - Nam dọc đường
Bưởi đến Cầu Giấy lại chuyển theo hướng Đông - Đông Nam dọc đê La Thành rồi
kéo thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực Hồ Thiền Quang lại quay về hướng
Nam - Đông Nam cho đến làng Lương Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai
Bà Trưng)” [74; ngày 22/10/2009]. Địa giới này tương đương một phần quận Ba
Đình, một phần quận Hoàn Kiếm, một phần quận Hai Bà Trưng và một phần quận
Đống Đa năm 1981. Diện tích thành phố Hà Nội năm 1888 là 30 km
2
[74; ngày
22/10/2009].
Ngày 1 tháng 10 năm 1888 (tức ngày 6 tháng 8 năm Đồng Khánh thứ 3), vua Đồng
Khánh kí Chỉ dụ công nhận thành phố Hà Nội chính thức là thành phố thuộc địa của
thực dân Pháp từ ngày 3 tháng 10 năm 1888. Cùng ngày 3 tháng 10 năm 1888, Toàn
quyền Đông Dương Richaud chính thức đưa Hà Nội trở thành thành phố theo chế độ

22
nhượng địa [74; ngày 22/10/2009]. Từ đây, những người Việt Nam sinh sống ở thành
phố này đều là người của Pháp mặc dù không phải là công dân Pháp, phải tuân theo
pháp luật của Pháp và bị xét xử ở toà án Pháp [20; tr. 312].
Thành Phố Hà Nội khi mới ra đời chỉ có nội thành, trong quá trình phát triển, nó
cần có khu vực ngoại thành. Từ năm 1889, Pháp đã từng bước sáp nhập những vùng
lân cận vào thành phố Hà Nội, phục vụ cho nhu cầu kiến thiết và phát triển kinh tế xã
hội của một thành phố cấp 1 và là đầu não ở Bắc Kì cũng như toàn Đông Dương.
Các nghị định từ năm 1889 đến năm 1903 của Toàn quyền Đông Dương buộc
tỉnh Hà Nội phải chuyển nhượng cho thành phố Hà Nội đất để xây dựng công sở, nhà
hát, đường sá, nhà ga xe lửa…như Nghị định ngày 13 tháng 9 năm 1889 của Thống

sứ Bắc Kì chuyển nhượng 1214 m
2
đất của huyện Thọ Xương cho thành phố Hà Nội
[7; tr. 96]. Ngày 6 tháng 12 năm 1890, Kinh lược Bắc Kì gửi Tư di tới Tổng đốc Hà -
Yên về việc tất cả các thôn xã nào thuộc huyện Thọ Xương đã niêm yết tại cửa ô đều
sáp nhập vào thành phố Hà Nội [7; tr. 12].
Quyết định ngày 30 tháng 8 năm 1894 của Kinh lược Bắc Kì Hoàng Cao Khải về
việc thiết lập lại huyện Vĩnh Thuận trên phần đất còn lại ngoài thành phố Hà Nội,
gồm 4 tổng: Tổng Thượng, Tổng Trung, Tổng Nội và Yên Hạ. Đến ngày 8 tháng 12
năm 1894, huyện Vĩnh Thuận có thêm 2 tổng là Hoàng Mai, Khương Thượng của
huyện Thanh Trì, chịu sự quản lí của Đốc lí thành phố Hà Nội [7; tr. 7 và 107].
Ngày 12 tháng 2 năm 1895, Kinh lược Bắc Kì có thư gửi Thống sứ Bắc Kì về
Nghị định đồng ý cho sáp nhập các thôn xã của huyện Thọ Xương đã niêm yết tại cửa
ô vào thành phố Hà Nội [7; tr. 16]. Nghị định ngày 20 tháng 2 năm 1895 của Thống
sứ Bắc Kì về việc sáp nhập các vùng bao gồm đường Lò mổ, đê giáp Khu nhượng địa
và đường Mandarine (đường Lê Duẩn) vào đất của thành phố Hà Nội [7; tr. 55 - 56].
Quyết định ngày 11 tháng 3 năm 1895 của Thống sứ Bắc Kì sáp nhập các thôn
trong tổng Vĩnh An, Kim Liên và Thanh Nhàn của huyện Vĩnh Thuận vào thành phố
Hà Nội. Đó là thôn Liên Đường, Thiền Quang, một phần đất của thôn Tiên Mĩ, một
ao có diện tích 6 sào thuộc khu Nam Ngư hay phố Nam Ngư, Vân Hồ, Thịnh Yên,
Yên Nhất, Hoà Mã, Phúc Lâm Tiêu, Đồng Tân, Giáo Phương, Phục Cổ, Phương Yên,
Cảm Hội và Đức Viên [76; tr. 1 - 5] và [7; tr. 55 - 56].

23
Trên cơ sở mở rộng khu vực lân cận cho lệ vào chính quyền thành phố Hà Nội,
ngày 14 tháng 7 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897 - 1902) ra
Nghị định thành lập Khu vực ngoại thành Hà Nội (Zoone suburbaine autour de laville
de Hanoi) do Đốc lí Hà Nội kiêm quản. Đó là khu vực còn lại của 2 huyện Thọ
Xương, Vĩnh Thuận (phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội) nằm giáp địa giới thành phố Hà
Nội [35; 314]. Vùng ngoại thành Hà Nội năm 1899 gồm 9 tổng, 59 xã, thôn, phường,

trại, châu, sở. Khu vực này tương đương với ngày nay là một phần quận Ba Đình,
một phần quận Hoàn Kiếm, một phần quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, một phần quận
Hoàng Mai, một phần huyện Thanh Trì [23; tr. 276 - 277]. Trụ sở của khu vực ngoại
thành Hà Nội đặt tại ấp Thái Hà.
Khi đã có khu vực ngoại thành, Pháp vẫn không ngừng mở rộng địa giới hành
chính thành phố Hà Nội phục vụ cho nhu cầu hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 16 tháng 9 năm 1899, Công sứ Hà Nội gửi thư tới Thống sứ Bắc Kì muốn sáp
nhập 3 làng của huyện Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức (Quan La, Xuân Tảo và An
Hòa) và 5 làng của huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín (Khương Trung, Mai Động,
Phương Liệt, Hoàng Mai và Vĩnh Tuy) vào khu vực ngoại thành Hà Nội.
Ngày 26 tháng 12 năm 1899, Thống sứ Bắc Kì ra Quyết định sáp nhập làng Vĩnh
Tuy (trước thuộc tổng Thanh Trì) và làng Khương Thượng (trước thuộc tổng Khương
Đình) vào tổng Hoàng Mai, làng Quan La (trước đây thuộc tổng Phú Gia) vào tổng
Thượng, làng Xuân Tảo (trước đây thuộc tổng Xuân Tảo) và làng An Hoà (trước đây
thuộc tổng Dịch Vọng) vào tổng An Hạ ngoại thành Hà Nội [7; tr. 108 - 109].
Pháp không chỉ mở rộng địa giới thành phố Hà Nội về phía tây thuộc phần đất
phủ Hoài Đức và về phía nam thuộc phần đất phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội mà còn
mở rộng về phía đông, vượt qua sông Hồng sang tỉnh Bắc Ninh. Sau khi cầu Long
Biên, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn được xây dựng xong (1902) và thành phố Hà Nội
là thủ phủ của Liên bang Đông Dương (1902), khu vực Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh
ngày càng phát triển về kinh tế xã hội nhờ giao lưu với thành phố Hà Nội. Trong khi
đó, nội thành Hà Nội ngày càng chật chội nên Pháp đã sáp nhập một phần huyện Gia
Lâm của tỉnh Bắc Ninh vào ngoại thành Hà Nội (1903). Địa giới hành chính Hà Nội
lần đầu tiên mở rộng về phía đông, vượt qua sông Hồng. Cụ thể: Ngày 3 tháng 3 năm
1903, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc tách từ tỉnh Bắc Ninh các làng:

×