Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 136 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI CÔNG NGHIỆP











HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA GIAI CẤP TƢ SẢN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX QUA DÕNG BÁO
CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI








LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ











Hà Nội-2014
2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






BÙI CÔNG NGHIỆP




HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA GIAI CẤP
TƢ SẢN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
QUA DÒNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh






Hà Nội-2014
3





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép ở bất cứ một công trình nào khác. Tất cả
những trích dẫn trong luận văn đều được chú thích nguồn tư liệu tham
khảo rõ ràng, đầy đủ.
4



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. SỰ RA ĐỜI CỦA DÕNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 15
1.1. Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội đầu
thế kỷ XX dưới tác động bởi chính sách thuộc địa của thực dân Pháp. 15
1.1.1. Những chuyển biến về chính trị 15
1.1.2. Những chuyển biến về kinh tế 17
1.2. Sự ra đời và phát triển của báo chí ở Hà Nội và vai trò của báo chí
trong đời sống của nhân dân Thủ đô 24
1.2.1. Sự xuất hiện của báo chí ở Việt Nam 24
1.2.2. Làng báo Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX 29
1.3. Khái quát về quá trình xuất hiện và những đặc điểm cơ bản của
dòng báo kinh tế Hà Nội. 33
1.3.1. Khái quát chung 33
1.3.2. Thực nghiệp dân báo 34
1.3.3. Khai Hóa nhật báo 36
1.3.4. Hữu Thanh tạp chí 37
CHƢƠNG 2. DÕNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHẤN HƢNG THỰC NGHIỆP CỦA GIAI CẤP TƢ SẢN VIỆT NAM 40
2.1. Hoạt động chấn hưng về “tư duy kinh tế” 40
2.1.1. Phê phán tư tưởng “trọng quan khinh nghệ”, kêu gọi thực
học, thực nghiệp 40
2.1.2. Đánh giá đúng vị trí và vai trò của “nghề buôn” 43
2.2. Hoạt động chấn hưng thực nghiệp trong từng ngành kinh tế 47
2.2.1. Trong nông nghiệp 47
2.2.2. Trong công nghiệp 51
2.2.3. Trong thương nghiệp 57

5


CHƢƠNG 3. DÕNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI TRONG VIỆC BẢO
VỆ QUYỀN LỢI CỦA GIỚI TƢ SẢN VIỆT NAM 64
3.1. Dòng báo kinh tế Hà Nội trong cuộc cạnh tranh giữa tư sản Việt
Nam với tư sản Hoa kiều 64
3.2. Dòng báo chí kinh tế Hà Nội trong việc bảo vệ quyền lợi chính trị
và văn hóa của giai cấp tư sản Việt Nam 70
3.2.1. Bảo vệ quyền lợi chính trị 71
3.2.2. Bảo vệ quyền lợi văn hóa 74
3.3. Dòng báo chí kinh tế Hà Nội trong việc vận động thành lập hội
đoàn và kêu gọi tinh thần đoàn kết trong giới công thương. 75
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHẦN PHỤ LỤC 96

6



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Báo chí là một sản phẩm của nền văn minh phương Tây, du nhập vào
Việt Nam cùng với quá trình xâm lược của thực dân Pháp và trở thành một
trong những công cụ đắc lực mà chúng sử dụng trong chính sách cai trị của
mình. Từ khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên - tờ Gia Định báo ra đời năm 1865
đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, báo chí Việt Nam căn bản mang
tính cách thuộc địa. Thực dân Pháp tỏ rõ thái độ hai mặt đối với báo chí: một

mặt chúng nâng đỡ, bảo vệ cho những tờ báo thân Pháp, biến những tờ báo
này thành công cụ phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa thực dân trên mọi phương
diện chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục Mặt khác, chúng ra sức kiềm toả
báo chí bằng những quy định xuất bản và quyền kiểm duyệt vì lo sợ báo chí
phát triển tự do sẽ gây bất lợi cho sự cai trị thuộc địa. Tuy nhiên, theo dòng
chảy tự nhiên của lịch sử, báo chí ngày càng phát triển và vượt ra ngoài mục
đích ban đầu của chủ nghĩa thực dân, nhiều tờ báo đã thể hiện được tinh thần
dân tộc và nguyện vọng của của các giai tầng trong xã hội muốn thay đổi chế
độ thống trị bất công của thực dân xâm lược.
Sang đầu thế kỷ XX, quá trình đô thị hoá cũng như sự phát triển của
tầng lớp thị dân, những hoạt động công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho
báo chí phát triển phong phú hơn. Về nội dung, các tờ báo đã bắt đầu phản
ánh quyền lợi của giới kinh doanh công thương nghiệp, cũng như phản ánh
những chuyển biến trong tiến trình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của
Việt Nam đương thời.
Ngay từ khi giới tư sản Việt Nam mới manh nha và xác lập song song
với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, hoạt động của họ diễn
ra trên một thương trường - chiến trường khốc liệt, bởi vậy nguồn thông tin về
7


thị trường, thị phần, về nguồn nguyên liệu, những chỉ số buôn bán…trở thành
một nguồn lực kinh tế quan trọng, có liên quan mật thiết và trực tiếp đến hoạt
động buôn bán, đến vận mệnh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Và như
một nhu cầu tất yếu, giới doanh nhân thời kỳ này cần có một diễn đàn để trao
đổi thông tin, một phương tiện để phát ngôn tư tưởng, quan điểm cá nhân của
mình, của nhóm mình. Xuất phát điểm là những tờ thông cáo thương mại,
những tờ quảng cáo sản phẩm, báo chí kinh tế đã trở thành các cơ quan ngôn
luận cổ vũ cho hoạt động kinh tế và trình bày những yêu sách của giới tư sản
đang hình thành. Từ tờ báo đầu tiên mở đầu cho báo chí Kinh tế là Nông cổ

mím đàm (1901 -1924) với chuyên mục thường kỳ “Thương cổ luận”, đến
những năm đầu của thập niên 20 của thế kỷ XX đã hình thành đã hình thành
cả một dòng báo chí kinh tế với những đại diện tiêu biểu là Thực nghiệp dân
báo (1920-1927) của Nguyễn Hữu Thu, Khai hóa nhật báo (1921-1927) của
Bạch Thái bưởi và Hữu thanh tạp chí (1921-1924) của Hội Bắc Kỳ công
thương đồng nghiệp.
Tìm hiểu, nghiên cứu về dòng báo chí kinh tế thời kỳ này chúng ta sẽ
làm rõ quá trình đổi mới tư duy nhận thức của giai cấp tư sản về thực trạng
nền kinh tế Việt Nam đương thời, về nghề nghiệp cũng như vai trò của họ
đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đồng thời trên mặt báo chúng
ta sẽ thấy được hành động tích cực của giai cấp tư sản trong việc chấn hưng
nền kinh tế nước nhà từ việc cổ động thực nghiệp, thực học đến việc bày
cách buôn bán, cách góp vốn, lập hội buôn, cuộc cạnh tranh sinh tồn trên
thương giới…
Trên cõ sở những định hướng nghiên cứu đó, chúng tôi quyết định chọn
vấn đề: “Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX qua
dòng báo chí kinh tế Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ.
8


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, báo chí thời kỳ cận đại là một đề tài hấp dẫn đối với các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Điều đó được chứng minh bởi một khối
lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí cũng như đi sâu vào
những tờ báo cụ thể và những vấn đề cụ thể được thể hiện trên báo chí.
Về lịch sử báo chí nói chung, công trình khảo cứu sớm nhất và có hệ
thống phải kể đến “Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1930”(Tri
Đăng, Sài Gòn, 1973) của Huỳnh Văn Tòng. Sau đó là “Tìm hiểu lịch sử báo
chí Việt Nam” (Sự thật, Hà Nội, 1985) của Hồng Chương và gần đây nhất
phải kể đến công trình “Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945) (Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2000) của nhóm tác giả Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương
Trung Quốc. Đây là một công trình giá trị trình bày về lược đồ báo chí Việt
Nam thời thuộc địa từ 1865 đến 1945. Các tác giả đã khái quát một cách hệ
thống về các dòng báo, các khuynh hướng báo chí và mối quan hệ của sự phát
triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp.
Bên cạnh lịch sử báo chí nói chung, các tác giả còn chú ý đến dòng báo
chí cách mạng với mốc mở đầu là sự ra đời của báo Thanh niên năm 1945.
Công trình tiêu biểu phải kể đến “Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945”
(Khoa học Xã hội, 1984) của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành. Tác giả đã lược
qua các dòng báo chí công khai, hợp pháp, vị trí chiến đấu của báo chí cách
mạng. Điểm qua các tờ báo trung ương, địa phương, tiếng Việt, tiếng Pháp và
khái quát nên đặc điểm hình thành, phát triển, nguyên tắc, tính lịch sử, quy
luật của báo chí cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó là một số bài viết đăng
trên các tạp chí như “Báo chí cách mạng trong dòng chảy lịch sử, văn hoá
Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng hay “Thanh niên- Tờ báo khởi nguồn của
dòng báo chí cách mạng Việt Nam” của Phạm Xanh
9


Việc khảo cứu từng tờ báo cụ thể cũng đã được chú ý đến nhiều trong
thời gian gần đây với việc đi sâu tìm hiểu từng tờ báo tiêu biểu ở một khía
cạnh cụ thể cũng như lịch sử của cả một tờ báo. Trong đó có Nguyễn Thành
với “Lịch sử báo Tiếng dân” (Đà Nẵng, 1992), Nguyễn Khắc Xuyên với
“Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong (Sài Gòn, 1968) và “Mục lục phân
tích tạp chí Tri Tân”, “Văn chương trên Nam Phong tạp chí ”
Đặc biệt gần đây đã xuất hiện những công trình cứu về một vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thể hiện trên các tờ báo khác nhau trong
cùng một giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu phải kể đến Luận án Phó tiến sĩ “Một số
vấn đề nông dân qua báo chí từ 1936-1939” của Đoàn Tế Hanh (Hà Nội,
1996). Đây là một công trình nghiên cứu về nông dân Việt Nam qua báo chí

từ năm 1936-1939 về các vấn đề: nông dân với ruộng đất, nông dân với chế
độ thuế, vay lãi; nông dân với chế độ thống trị làng xã và nông dân với cách
mạng. Gần đây nhất là Luận án Tiến sĩ “Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt
trước cách mạng tháng Tám năm 1945” (Hà Nội, 2007) của Đặng Thị Vân
Chi. Thông qua báo chí, tác giả luận án đã đi sâu phân tích toàn diện các vấn
đề của phụ nữ trong xã hội Việt Nam như vai trò của người phụ nữ trong gia
đình, phụ nữ chức nghiệp, phụ nữ và quyền bầu cử, chống tệ nạn xã hội và
bạo hành gia đình, vấn đề bình đẳng giới
Không chỉ các nhà nghiên cứu trong nước mà các tác giả nước ngoài
cũng quan tâm đến báo chí Việt Nam thời cận đại trong đó có ba tác giả mà
chúng tôi đã có dịp khảo sát là Shawn Mc Hale với chuyên khảo “Printing and
power, and the transformation off Vietnamese culture 1920-1945” (Ấn phẩm
và quyền lực với sự biến đổi văn hoá Việt Nam 1920-1945), Daniel Hemery
với bài viết đã được dịch ra tiếng Việt và in trong sách “Từ Đông sang Tây”
(Cao Huy Thuần, Nguyễn Tùng Đà Nẵng, 2005) nhan đề : “ Sài Gòn thập
niên 1930: “La lutte” (1933-1937), tờ báo chiến đấu” khảo sát cụ thể về nội
10


dung và khuynh hướng cách mạng của tờ báo La lutte. Phân tích về xung đột
văn hoá Đông Tây qua hình tượng nhân vật Lý Toét trên báo Phong hoá, tác
giả George Dutton có bài viết “Ly Toet in the City, comming to Tems with the
morden in 1930, Vietnam (Jounal of Vietnams Study, insue 2, 2007).
Đặc điểm chung của các tác giả nước ngoài là đánh giá cao vai trò của báo
chí như một phương tiện truyền bá văn minh và cũng là một vũ khí sắc bén được
sử dụng trong phong trào yêu nước trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Còn rất nhiều những công trình nghiên cứu nữa mà do giới hạn của đề
tài chúng tôi chưa thống kê hết. Trong tất cả những công trình đã khảo sát,
chýa có một nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu đầy đủ về dòng báo chí kinh
tế, đặc biệt là ba tờ báo Thực nghiệp dân báo, Khai Hóa nhật báo và Hữu

Thanh tạp chí. Các tờ báo này chỉ được giới thiệu một cách sõ lược trong
“Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945)” với tư cách là ba trong số những tờ
báo tiêu biểu trong giai đoạn 1919-1930. Chính vì vậy, về cõ bản, việc nghiên
cứu về dòng báo chí kinh tế Hà Nội vẫn chưa được kỹ càng và có hệ thống
Đối với những công trình nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam, phải
kể đến hai công trình tiêu biểu “Về giai cấp tư sản Việt Nam” của Minh Tranh
và Nguyễn Kiến Giang (NXB Sự thật, Hà Nội 1959) và “Tìm hiểu giai cấp tư
sản Việt Nam thời Pháp thuộc” của Nguyễn Công Bình (NXB Văn Sử Địa
1959). Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu về các nhà tư
sản nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà
Nghiên cứu về hoạt động của giai cấp tư sản Việt nam đầu thế kỷ XX,
các học giả có thể dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau: tư liệu lưu trữ của
người Pháp, những chuyên khảo của các học giả nước ngoài về kinh tế - xã
hội Việt Nam trong giai đoạn này Nhưng một nguồn tài liệu rất quan trọng
không thể bỏ qua đó là báo chí đương thời, đặc biệt là dòng báo chí kinh tế vì
nó đóng vai trò là cơ quan ngôn luận phản ánh một cách chân thực tư duy và
11


hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam. Tuy vậy, việc nghiên cứu một
cách có hệ thống và chuyên sâu về dòng báo chí kinh tế và mối quan hệ giữa
báo chí kinh tế với hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX
dường như vẫn còn là một khoảng trống.
Chính vì vậy có thể khẳng định việc nghiên cứu về hoạt động của giai
cấp tư sản Việt Nam thông qua nguồn tư liệu là dòng báo chí kinh tế Hà Nội
là một vấn đề khoa học còn tương đối rộng mở.
3. Phạm vi, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là
hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam thông qua cơ quan ngôn luận
là dòng báo chí kinh tế Hà Nội. Điều có cũng có nghĩa là những vấn đề chúng

tôi trình bày chỉ là những hoạt động kinh tế tiêu biểu được phản ánh và phân
tích trên báo chí chứ không bao quát toàn bộ quá trình hình thành, phát triển
của giai cấp tư sản Việt Nam.
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu trực
tiếp là ba tờ Thực nghiệp dân báo, Khai Hóa nhật báo và Hữu Thanh tạp chí
hiện còn lưu trữ tại Thư viện quốc gia Việt Nam với các ký hiệu lần lượt là
J8, J97 và C35. Một số số báo còn thiếu chúng tôi khai thác tại phòng tư liệu
của khoa Lịch sử, khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội và Thư viện của Viện Sử học Việt Nam.
Nghiên cứu về một tờ báo thì yêu cầu là phải đọc toàn bộ các số báo
với tất cả các bài đã đăng trên các trang mới có thể hiểu đối tượng một cách
hệ thống, khách quan, toàn diện. Tuy nhiên trong quá trình khai thác tư liệu,
chúng tôi gặp khó khăn do điều kiện hạn chế của công tác lưu trữ. Tờ Thực
nghiệp dân báo ra đời từ năm 1920 và tồn tại đến năm 1933 với trên 3000 số
báo nhưng hiện nay những lưu trữ chỉ tương đối đầy đủ từ 1920 đến 1923.
Còn từ năm 1924, các số báo hoặc thiếu rất nhiều hoặc quá rách nát mà không
12


thể tiếp cận được. Riêng hai tờ Khai Hóa nhật báo và Hữu Thanh tạp chí còn
lưu trữ tương đối đầu đủ. Chính vì vậy mà trong luận văn của mình, chúng tôi
sử dụng tư liệu của Thực nghiệp dân báo chủ yếu từ năm 1920 đến năm 1923,
Khai Hóa nhật báo từ năm 1921 đến 1927 và Hữu Thanh tạp chí từ năm 1921
đến năm 1924. Với nguồn tư liệu như vậy thiết nghĩ cũng đà là đủ để nhìn
nhận một cách đầy đủ và hệ thống về những yêu cầu mà đề tài đặt ra.
Về phương pháp nghiên cứu, với đề tài luận văn này, chúng tôi coi
phương pháp lịch sử là phương pháp chủ đạo. Xuất phát từ việc nghiên cứu
giai đoạn theo những nhát cắt lịch sử, đặt đối tượng trong tổng thể lịch sử báo
chí và lịch sử dân tộc để đối chiếu, nhận xét, do vậy phương pháp so sánh
cũng được chúng tôi chú ý vận dụng. Phương pháp so sánh có ý nghĩa rất lớn

khi nhận định về những đặc điểm tương đồng và dị biệt của dòng báo chí kinh
tế trong hệ thống báo chí Việt Nam thời cận đại. Từ đó thấy được những giá
trị cũng như hạn chế của các tờ báo này với tư cách là cơ quan ngôn luận của
giai cấp tư sản Việt Nam
Trong luận văn của mình chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân
tích, thống kê số lượng bài báo phản ánh về cùng một vấn đề để cùng phân
tích đánh giá qua đó có được một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc nhất về vấn đề
cần nghiên cứu.
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Sự ra đời của dòng báo chí kinh tế Hà Nội trong hoạt
động báo chí những năm đầu thế kỷ XX
Nội dung trình bày khái quát về bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá
những năm đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của báo chí và hoàn cảnh ra đời của
dòng báo kinh tế Hà Nội với tư cách là cơ quan ngôn luận của giai cấp tư sản
Việt Nam.
13


Chương 2: Dòng báo chí kinh tế Hà Nội với hoạt động chấn hưng
thực nghiệp của giai cấp tư sản Việt Nam
Chương này tập trung phân tích hai vấn đề lớn: Thứ nhất hoạt động
chấn hưng về “tư duy kinh tế” đặt biệt là phê phán tư tưởng “trọng quan khinh
thương” trong xã hội Việt Nam, đánh giá đúng vai trò của nghề buôn; Thứ hai
là hoạt động chấn hưng trong từng ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp
Chương 3: Dòng báo chí kinh tế Hà Nội trong việc bảo vệ quyền lợi
của giới tư sản Việt Nam
Chương này đi sâu phân tích về vai trò của dòng báo chí kinh tế Hà Nội
trong việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản trong cuộc cạnh tranh với tư

sản Hoa Kiều, bảo vệ quyền lợi chính trị, văn hóa, thành lập hội buôn, nêu
cao tinh thần đoàn kết trong giới công thương

**********

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, học viên nhận được rất nhiều
sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, bạn đồng
nghiệp; đặc biệt là các thầy cô ở bộ môn Lịch sử Việt Nam - Khoa Lịch sử.
Luận văn có thể hoàn thành trước hết người viết gửi lời tri ân chân thành đến
PGS.TS Phạm Xanh. Với tầm tri thức của mình, PGS.TS Phạm Xanh đã chỉ
dẫn cho học viên nhiều nguồn tư liệu quan trọng, gợi mở hướng tiếp cận; đặc
biệt còn dành nhiều thời gian để tôi có thể bộc bạch và trao đổi những vấn đề
khoa học về những nhận định còn nhiều chủ quan của mình.
Những tư liệu mà tôi có thể tiếp cận được không thể thiếu sự chỉ dẫn và
giúp đỡ của các cán bộ Thư viện Quốc gia, Thư viện Thông tin Khoa học Xã
hội, phòng tư liệu khoa Lịch sử, khoa Báo chí- Trường Đại học Khoa học Xã
14


hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình tiếp cận và khai thác tư liệu.
**********
Đề tài “Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX
qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội” là một đề tài tương đối phức tạp. Năng lực
nghiên cứu của học viên còn rất nhiều hạn chế, dù đã rất cẩn trọng, nghiêm túc,
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Chúng tôi chân thành
mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các nhà nghiên cứu.
Hà Nội tháng 1 năm 2014
Học viên


15


CHƢƠNG 1
SỰ RA ĐỜI CỦA DÕNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1. Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội đầu thế
kỷ XX dƣới tác động bởi chính sách thuộc địa của thực dân Pháp.
1.1.1. Những chuyển biến về chính trị
Cho đến những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản bình định
xong Việt Nam và thiết lập ách cai trị của chúng trên toàn cõi Đông Dương
đánh dấu bằng sự ra đời của Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise)
theo sắc lệnh của tổng thống Pháp ngày 17-10-1887. Lúc mới thành lập, Liên
bang Đông Dương chỉ bao gồm Việt Nam và Campuchia. Phải tới năm 1899,
Lào mới trở thành thành viên của Liên Bang Đông Dương. Thực dân Pháp đã
áp dụng ở Việt Nam chế độ “chia để trị” bằng việc chia Việt Nam làm ba xứ
theo ba chế độ cai trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo
hộ và Bắc Kỳ là xứ bán bảo hộ. Campuchia và Lào cũng bị đặt dưới chế độ
bảo hộ. Hà Nội - trung tâm của xứ Bắc Kỳ - trở thành thủ phủ của toàn xứ
Đông Dương, nơi đóng trụ sở của Phủ toàn quyền Đông Dương và các cơ
quan đầu não khác của thực dân Pháp.
Trong khoảng thời gian từ 1883 tới 1888, thực dân Pháp đã từng bước
tạo cơ sở cho tổ chức chính quyền cai trị Hà Nội. Đó là sự ra đời của Hội
đồng tư vấn thành phố Hà Nội tháng 10-1885, đứng đầu là một Công sứ
người Pháp. Hội đồng tư vấn thành phố sẽ tư vấn về đường sá, về an ninh và
về tất cả những vấn đề có liên quan đến vệ sinh của thành phố. Sau khi lấy
biểu quyết, những ý kiến này sẽ được trình lên Thống sứ Bắc Kỳ với mục
đích chỉ để tư vấn. Sự tồn tại của nó “không có ảnh hưởng gì đến tổ chức

16


hành chính bên trong của các xã xung quanh Hà Nội, cũng như đến quyền hạn
của các thân hào hay các công chức người Việt” [6, tr.24]. Trước khi Hà Nội
trở thành “nhượng địa” vài tháng, Tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh ngày 19-
07-1888 thành lập Thành phố Hà Nội với vị thế là một thành phố cấp I. Kể từ
sắc lệnh này, Hội đồng tư vấn thành phố chính thức đổi thành Hội đồng thành
phố và tồn tại cho đến năm 1945.
Song song với quá trình kiện toàn bộ máy quản lý, thực dân Pháp
còn thiết lập bộ máy cảnh sát, quân đội, nhà tù, tòa án để trấn áp các hoạt
động chống Pháp của nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân Hà
Nội nói riêng.
Bộ máy cảnh sát của thành phố Hà Nội chính thức thành lập ngày 31-
12-1891 theo nghị định của quan toàn quyền. Sự ra đời của bộ máy cảnh sát
chính là nhằm mục đích bảo vệ nền an ninh trật tự của bọn xâm lược thống trị
và làm công cụ đắc lực cho chúng trong việc đàn áp bóc lột nhân dân Hà Nội.
Hoạt động của bộ máy cảnh sát Hà Nội được sự hỗ trợ tích cực của tổ chức
mật thám Bắc Kỳ, nhất là trong việc khủng bố và đàn áp cách mạng. Sự lợi
hại của Sở mật thám làm cho cuộc sống của nhân dân Hà Nội hồi đầu thế kỷ
XX không lấy gì làm dễ thở. Nó biến xứ sở này thành một nơi mà “nhà
trường dạy cho trẻ con Tuyên ngôn nhân quyền và sở mật thám bắt bỏ tù
những ai đã học kỹ bài học đó” [22, tr.132].
Tại Hà Nội, thực dân Pháp đã thành lập Hội đồng đề hình Hà Nội theo
sắc lệnh ngày 15-09-1896 của tổng thống Pháp để xét xử những người Việt
Nam yêu nước có hành động chống Pháp ở cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Mô hình
tòa Nam án đặt ở Hà Nội là tòa Thượng thẩm Hà Nội. Đây là một tòa án đặc
biệt do hai viên quan người Việt phụ trách xét xử. Tuy nhiên, hai viên quan
này được Chính phủ Nam triều chỉ định theo sự lựa chọn của Toàn quyền
Đông Dương.

17


Tóm lại, kể từ năm 1888, về mặt chính trị, thành phố Hà Nội đã thuộc
quyền sở hữu của thực dân Pháp. Từ đó cho tới đầu thế kỷ XX, với một hệ
thống chính quyền cai trị hoàn bị gồm Tòa Đốc lý, Hội đồng thành phố, bộ
máy cảnh sát, tòa án, nhà tù, thực dân Pháp đã thiết lập xong nền thống trị
của chúng trên thành phố này, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc khai thác
thuộc địa.
1.1.2. Những chuyển biến về kinh tế
Trước khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa để vơ vét nguồn
nhân lực và vật lực ở Việt Nam làm giàu cho chính quốc, thực dân Pháp đã
tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, trước tiên là phục vụ cuộc sống và hơn nữa
là tạo cơ sở cho hoạt động khai thác kinh tế được dễ dàng hơn.
Pháp đã tiến hành quy hoạch lại thành phố Hà Nội, biến Hà Nội trở
thành một thành phố hiện đại hơn. Công cuộc kiến thiết xây dựng thành phố
được tiến hành ngay từ khi chưa kết thúc quá trình bình định Bắc Kỳ của thực
dân Pháp. Có thể chia quá trình xây dựng thành phố Hà Nội của thực dân
Pháp ra làm 3 thời kỳ: thời kỳ xây dựng đầu tiên 1875 – 1888, thời kỳ 1888 –
1920 và 1920 – 1945.
Kể từ năm 1888 khi Hà Nội chính thức trở thành thành phố thuộc địa,
Pháp đã đẩy mạnh hơn nỗ lực xây dựng và mở rộng Hà Nội. Thành phố được
phân chia làm hai khu vực: một giành cho người Âu và một cho người bản
xứ. Khu vực dành cho người Âu không chỉ tập trung ở phía Nam trục đường
Tràng Tiền - Hàng Khay nữa mà còn hình thành trên khu vực thành cổ Hà
Nội với những đại lộ, vỉa hè, cây xanh thoáng rộng. Để tiện bề quản lý, Đốc
lý thành phố Hà Nội vào năm 1914 thậm chí còn quyết định phân chia thành
phố làm 8 khu bằng nghị định số 791 [6, tr.44]. Khu vực phía Đông Hồ Gươm
được đẩy mạnh hoàn thiện, biến thành “một trung tâm có đầy đủ chức năng
hành chính, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ và văn hóa giải trí, nhằm

khuyến khích người Pháp sang định cư, làm ăn lâu dài, thể hiện rõ ý đồ xâm
18


chiếm lâu dài Đông Dương”[6, tr.67]. Bên cạnh đó, người Pháp còn tiến hành
chỉnh trang khu vực 36 phố phường của Hà Nội. Họ đã phá bỏ các cổng ngăn
giữa các phường trong phố, phá những lều, quán trước nhà, mở rộng và nắn
thẳng, trải đá mặt đường, tạo ra vỉa hè cùng hệ thống thoát nước… Nhờ đó,
bộ mặt phố cổ đã rộng hơn, phường buôn bán thủ công mất đi tính khép kín
vốn có của nó. Đặc trưng của hệ thống các công trình hành chính thời kỳ này
mang tính chất thực dụng, dựa trên chủ nghĩa công năng đơn giản, nhấn mạnh
vào nguyên tắc đối xứng bố cục [14, tr.65].
Hệ thống đường sá đã được nâng cấp đáng kể trong quá trình quy
hoạch lại thành phố với những phố dài, rộng và sạch sẽ, nối tiếp nhau dạng ô
bàn cờ. Sự xuất hiện của người Pháp đã kéo theo sự xuất hiện các phương tiện
vận tải mới. Lúc đầu là sự xuất hiện của những chiếc xe kéo tay. Năm 1899,
công ty thổ địa Đông Dương của tư bản Pháp là công ty phát hiện ra hoạt
động kinh doanh về phương tiện giao thông vận tải có lời nhiều nên đã ký hợp
đồng với chính quyền thành phố về việc đặt một hệ thống đường xe điện ở Hà
Nội. Đường hàng không hoàn toàn là sản phẩm giao thông của thế giới hiện
đại cũng đã xuất hiện ở Hà Nội ngay từ đầu thế kỷ XX. Sân bay đầu tiên được
xây dựng ở Vị Thủy năm 1917 sau này trở thành sân bay Bạch Mai. Nhưng
ngành hàng không dân dụng chưa phát triển. Hoạt động của ngành này chủ
yếu phục vụ hoạt động đưa quân chuyển lính của thực dân Pháp. Bên cạnh đó,
những phương tiện mới như xe đạp, xe máy, xe ô-tô cũng xuất hiện trong
thành phố. Các phương tiện này chủ yếu do những nhà giàu và người Pháp sử
dụng. Hệ thống giao thông nội thành cũng như từ nội thành ra ngoại ô đã
được chính quyền thực dân đầu tư nhằm “phục vụ nhu cầu sinh hoạt của một
thành phố kiểu châu Âu”[5, tr.50] trong khi đó, hệ thống giao thông nối Hà
Nội với các vùng khác chủ yếu nhằm “phục vụ cho chương trình khai thác

tiềm năng kinh tế của thuộc địa”[5, tr.55].
19


Bên cạnh việc mở mang hệ thống giao thông vận tải, thực dân Pháp
cũng chú ý phát triển một số những ngành kinh tế mới.
Những nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp phục vụ lợi ích công cộng
như điện và nước ra đời sớm cùng với quá trình quy hoạch đô thị. Năm 1893,
nhà máy nước Hà Nội bắt đầu hoạt động, cung cấp nước sạch cho thành phố.
Sang đầu thế kỷ, nhà máy nước Yên Phụ được khởi công xây dựng trong
những năm 1904-1906. Những năm đầu, nhà máy có 6 giếng nước, mỗi giếng
có máy bơm nước lên bể nước thành phố. Tới năm 1909 - 1910, người Pháp
mới cho xây dựng hệ thống lọc nước. Tuy nhiên, cư dân Hà Nội chủ yếu vẫn
dùng nước giếng, ao, hồ. Nước máy chỉ đủ cho người Pháp tiêu dùng. Điện
thắp sáng xuất hiện ở Hà Nội không lâu sau khi có nước máy. Tháng 1-1895,
thành phố bắt đầu có điện. Tuy nhiên, công suất nhà máy này hơi nhỏ. Sang
năm 1902, thực dân Pháp cho xây dựng nhà máy điện Bờ Hồ (sau đổi tên
thành Công ty vô danh điện khí Đông Dương), công suất 500kw nhưng cũng
chỉ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt khu phố Tây. Khu phố Tây thì tràn ngập
ánh sáng đèn điện, trong khi đó, khu phố người Việt – những chủ nhân đích
thực của Hà thành thì luôn phải sống trong cảnh tốt tăm của những ngọn đèn
dầu. Đèn điện – sản phẩm của thế giới văn minh ấy, quả đã làm cho Hà Nội
trở thành chốn lung linh, đô hội. Tại Hà Nội, người Pháp đã xây dựng hệ
thống hàng cột đèn chiếu công cộng dài nhất dọc con đường bên sông Hồng
mang tên Clémenceau [28,tr 14]. Trên con đường này mọc lên những nhà
máy xay xát ở Vĩnh Tuy, nhà máy nước đá, xưởng sửa chữa ôtô Xôva… Con
đường này cũng trở thành nơi dạo mát, đón gió sông Hồng của người Hà Nội
thời đó.
Hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ cũng có nhiều biến
đổi do sự xuất hiện của máy móc và kỹ thuật hiện đại. Tháng 12-1894, nhà

máy sợi Hà Nội của Bouguer Mefferer được khánh thành với phí tổn xây
dựng và mua thiết bị máy móc là 1,5 triệu Francs. Năm 1898, Pháp lập nhà
20


máy rượu đầu tiên ở Hà Nội, nấu cất rượu theo phương pháp AMYLO, một
phương pháp được tổng hợp từ công trình nghiên cứu khoa học của giám đốc
viện Pasteur-Sài Gòn [26, tr 251]. Nguồn lợi nhuận do được độc quyền sản
xuất rượu còn thôi thúc người Pháp đặt một chi nhánh Công ty Pháp nấu cất
rượu ở Đông Dương tại Hà Nội. Người Pháp còn thiết lập tại Hà Nội các nhà
máy giày da Thụy Khuê, nhà máy thuốc lá…
Ngành tài chính ngân hàng cũng hoàn toàn mới mẻ trong hệ thống kinh
tế ở Việt Nam từ trước tới nay. Mặc dù hình thức cho vay đã tồn tại từ rất lâu
trong lịch sử nhưng việc thiết lập một hệ thống ngân hàng chuyên trách chưa
hề có. Nhận thấy rằng muốn đẩy mạnh đầu tư và để khai thác kinh tế thuộc
địa, tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương
(21/01/1875), trụ sở đặt tại Paris. Tại Hà Nội, Ngân hàng Đông Dương cũng
thiết lập chi nhánh của nó vào năm 1886. Ngoài phát hành giấy bạc, ngân
hàng Đông Dương còn trao đổi buôn bán và đầu tư tài chính. Nền kinh tế Việt
Nam phụ thuộc lớn vào các nhà tư bản ngân hàng này… Song song với hệ
thống Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh tại các địa phương, thực dân
Pháp còn thành lập các Nông phố ngân hàng và các quỹ tín dụng tương trợ để
cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Nguồn vốn từ ngân hàng cùng với
vốn tư bản tư nhân góp phần đáng kể vào quá trình gây dựng bộ mặt kinh tế
mới ở Hà Nội. Thị trường Hà Nội thu hút phần lớn nguồn vốn đầu tư của
Pháp. Số vốn đầu tư vào thị trường Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn nhất Bắc Kỳ: 95%
tổng số vốn lĩnh vực thương mại, 50% tổng số vốn trong lĩnh công nghiệp.
Ngành dịch vụ bưu chính - viễn thông cũng đã có mặt ở Hà Nội với sự
ra đời của mạng lưới điện thoại. Ngày 5-5-1903, Toàn quyền Đông Dương
ra nghị định thiết lập mạng lưới điện thoại trên địa bàn thành phố. Tuy

nhiên, nghị định chỉ rõ nhà nước độc quyền trong lĩnh vực thông tin [26,
tr.260]. Tới 19 - 04 -1906, thực dân Pháp chính thức khai thác mạng lưới
điện thoại liên tỉnh Hà Nội – Hải Phòng, là hai thành phố lớn ở Bắc Kỳ với
21


mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa cũng như đời sống của
cư dân Pháp tại đây.
Hoạt động kinh tế ngoại thương ở Hà Nội đã có tiền lệ lịch sử. Thăng
Long – Hà Nội từng có mối quan hệ giao lưu buôn bán với người Hoa, Nhật
Bản, Anh, Hà Lan, Pháp… Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Hà Nội, tư bản
Pháp đã biết khai thác tiềm năng này. Mặc dù không có lợi thế về cảng biển,
không phải là nơi trực tiếp xuất cảng hàng hóa nhưng Hà Nội là đầu mối trung
chuyển hàng từ khắp các nơi trong nước và toàn Liên bang Đông Dương. Thị
trường Hà Nội chủ yếu làm chức năng “thị trường tiêu thụ và phân phối sản
phẩm” [19, tr.14]. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương của Hà Nội thời kỳ này
phụ thuộc vào tư bản Pháp rất nhiều do việc hàng hóa Pháp nhập vào không
bị đánh thuế trong khi hàng các nước khác thì bị đánh thuế nặng.
Nhìn chung, sự ra đời của những ngành kinh tế mới đã tạo ra diện mạo
mới cho kinh tế hàng hóa ở Hà Nội. Trong thời kỳ mới, những ngành kinh tế
này đóng vai trò chi phối toàn bộ nền kinh tế Hà Nội. Nhưng tính chất “đặc
quyền và độc quyền”[3, tr.149] về kinh tế của thực dân Pháp đã cản trở sự
phát triển tự nhiên của nền kinh tế. Bằng thế lực của mình, tư bản Pháp đầu tư
ồ ạt vào, lũng đoạn thị trường và biến đổi nền kinh tế theo mức lớn-nhỏ của
nguồn vốn. Nều kinh tế của Hà Nội có yếu tố phát triển mới song luôn bị tư
bản Pháp kìm kẹp, không tự do phát triển được.

1.1.3. Những chuyển biến về giáo dục, văn hóa
Nền giáo dục phương Tây xuất hiện ở Việt Nam, lúc đầu là xuất phát từ
nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Theo

thời gian, trí thức tiến bộ Việt Nam nhận ra rằng học theo nền giáo dục
phương Tây sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam. Thêm vào đó, tính
đến năm 1907, tại Hà Nội đã có 8 trường Pháp – Việt với khoảng 1.800 học
sinh nhưng không đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân Hà Nội. Trên
22


cơ sở đó, một số trường tư thục đã ra đời năm 1907 như trường học của Hội
trí tri, trường Mai Lâm nghĩa thục… và tiêu biểu là hoạt động của nhà trường
Đông Kinh nghĩa thục. Trường Đông Kinh nghĩa thục rất giống kiểu trường
Tây như là có cư xá, có thư viện. Nội dung học tập chú trọng đến những môn
khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa, địa lý, kỹ thuật… Ngoại ngữ, nhất là
Pháp ngữ được đề cao, theo quan điểm của nhà trường, có học ngoại ngữ mới
có thể tiếp thu được những thành tựu văn minh từ bên ngoài. Trường học đã
thu hút được đông đảo mọi tầng lớp tham gia. Nhân dân Hà thành “ai cũng
mong ngày khai trường để xem Nghĩa thục đầu tiên của nước nhà ra sao”[21,
tr.53]. Tuy nhiên, do nội dung giảng dạy mang yếu tố kêu gọi tinh thần yêu
nước nên trường đã bị thực dân Pháp xóa bỏ năm 1908. Có thể thấy rằng, nền
giáo dục mà thực dân Pháp xây dựng ở Hà Nội nói riêng và Đông Dương nói
chung chủ yếu là nền giáo dục mị dân và nhằm phục vụ lợi ích cho chính
quyền thực dân. Hoạt động giáo dục yêu nước tiến bộ của Đông Kinh nghĩa
thục bị xóa bỏ đã thể hiện rất rõ mưu đồ ấy của thực dân Pháp.
Nhân dân Hà Nội thời kỳ này còn được “nêm vị” bởi rất nhiều loại hình
nghệ thuật mới. Nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam từ năm 1869 với công lao
gắn với tên tuổi của Đặng Huy Trứ (1825 – 1874). Ông đã mở hiệu ảnh tư
nhân đầu tiên Cảm Hiếu Đường vào ngày 14-03-1869 ở Hà Nội. Năm 1916,
người Pháp đã đưa một đơn vị chuyên quay phim, chụp ảnh đặt bên cạnh phủ
Toàn quyền Đông Dương để phục vụ mục đích tuyên truyền cũng như quảng
bá các hình ảnh về Đông Dương để thu hút nhà đầu tư. Nhiếp ảnh cũng đã
được sử dụng trong công tác nghiên cứu khoa học tại trường Viễn đông bác

cổ, Hội đô thành hiếu cố, Hội địa lý Hà Nội…Năm 1923, kỹ thuật không ảnh
cũng đã xuất hiện ở Hà Nội. Nhờ đó, cho tới nay, chúng ta vẫn còn lưu giữ
được hình ảnh xưa của Hà Nội.
Điện ảnh cũng sớm xuất hiện ở Hà Nội. Rạp chiếu phim đầu tiên có lẽ
là rạp Pathé bên cạnh đền Bà Kiệu, rồi tới rạp Tonlinoise: “Nhà chớp ảnh mới
23


Hàng Quạt (Cinéma Tonlinoise) bắt đầu khai rạp từ tối chủ nhật 12 Tây đúng
9 giờ (tức ngày 12 tháng 6 năm 1921).[94] Cả hai rạp này đều do người Pháp
làm chủ kinh doanh. Hăng Phim và chiếu bóng Đông Dương ra đời ngày 11-
09-1923 và quản lý hai rạp Palace (rạp Công nhân ở phố Tràng Tiền ngày
nay) và rạp Family (phố Hàng Buồm). Tuy nhiên, hoạt động sản xuất phim ở
Hà Nội không phát triển. Vả chăng thì cũng phải những người ở tầng lớp trên
mới đủ điều kiện để hàng tuần tới rạp chiếu bóng xem phim, giải trí và thưởng
thức nghệ thuật.
Trong lĩnh vực sân khấu nghệ thuật cũng có những chuyển biến mới.
Ngay cả những hình thức sinh hoạt chèo, tuồng cổ truyền cũng phải biến đổi
theo cho phù hợp với thời đại mới. Người ta thấy xuất hiện hình thức chèo
văn minh và chèo cải lương bên cạnh chèo cổ. Sân khấu tuồng thì trở thành
nơi tuyên truyền tinh thần chống Pháp, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.
Nghệ thuật cải lương cũng xuất hiện ở Hà Nội và được nhân dân Hà Nội đặc
biệt tán thưởng với những vở xã hội như Giọt máu chung tình, Đầu xanh có
tội, Trà Hoa nữ [22, tr.147] Riêng nghệ thuật kịch phương Tây thì xuất hiện
khá muộn ở Hà Nội. Bước đầu là sự làm quen với nội dung kịch bản thông
qua tờ Đông Dương tạp chí (từ năm 1913). Những vở kịch phương Tây được
đăng tải dần trên từng số tạp chí nhưng chưa được đưa lên sân khấu, có chăng
thì cũng chỉ là những thử nghiệm bước đầu. Mặc dầu vậy, sân khấu kịch cũng
góp phần tạo nên diện mạo mới trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người
dân thành phố Hà Nội đầu thế kỷ XX.

Trong lĩnh vực âm nhạc và hội họa, Hà Nội cũng trở thành cái nôi của sự
giao lưu và tiếp biến văn hóa Đông – Tây. Âm nhạc phương Tây xuất hiện ở
Hà Nội đầu tiên là thông qua con đường giáo hội, sau đó mới tới một tổ chức
dạy nhạc do người Pháp mở - Nhạc viện Viễn Đông. Tuy nhiên, trường này
mãi năm 1927 mới được thành lập và cũng chủ yếu phục vụ cho người Âu.
Nghệ sĩ Hà Nội chủ yếu tiếp xúc với kỹ thuật âm nhạc phương Tây thông qua
24


đĩa hát, điện ảnh và các dàn nhạc tới Hà Nội biểu diễn. Hội họa kiểu phương
Tây cũng xuất hiện khá muộn. Người họa sĩ đầu tiên vẽ tranh kiểu phương
Tây là họa sĩ Lê Văn Miến với bức tranh sơn dầu Chân dung cụ Tú Mền và
Bình Văn. Năm 1924, với sự ra đời của trường Cao đẳng hội họa Đông
Dương, lớp nghệ sĩ kiểu mới đầu tiên đã thành hình. Trường Cao đẳng hội
họa Đông Dương cung cấp cho sinh viên Việt Nam những kiến thức về khoa
học hội họa phương Tây như luật xa gần, giải phẫu hình học…, hay nghệ
thuật vẽ tranh sơn dầu. Tuy nhiên, nền hội họa Hà Nội thời Pháp thuộc cũng
không có điều kiện phát triển do chính sách nô dịch về mỹ thuật của thực
Pháp [22, tr.150]
Quá trình đô thị hóa Hà Nội theo hướng hiện đại đã tạo nên một Hà Nội
mới với nhịp sống hối hả, khẩn trương hơn. Hệ thống giao thông vận tải nối
Hà Nội với các vùng khác tạo ra mối liên hệ văn hóa sâu sắc hơn giữa người
Hà Nội với cư dân các miền, ấy là chưa kể tới sự xuất hiện với mật độ ngày
càng dày đặc “cư dân người Âu”. Một nửa thành phố Hà Nội hồi đầu thế kỷ
XX là thành phố “Tây”, là nơi lối sống phương Tây thể hiện rất rõ rệt.

1.2. Sự ra đời và phát triển của báo chí ở Hà Nội và vai trò của báo chí
trong đời sống của nhân dân Thủ đô
1.2.1. Sự xuất hiện của báo chí ở Việt Nam
Báo chí sớm trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền

chính sách của thực dân Pháp trên mọi phương diện quân sự, kinh tế, chính
trị, giáo dục… Sự ra đời của báo chí tại Việt Nam là nhằm để thực dân Pháp
“phô trương sự hào nhoáng của văn minh Âu-Tây, hòng tấn công làm suy sụp
tinh thần những người còn hoài vọng vương triều nhà Nguyễn”. [37, tr.12]
Nam Kỳ là nơi xuất hiện tờ báo đầu tiên, cũng là nơi phát triển ngành
báo trước hết. Điều này thật dễ hiểu vì Nam Kỳ là vùng đất Pháp giành được
quyền kiểm soát sớm nhất. Vì lẽ đó, Nam Kỳ đã sớm hội tụ ba điều kiện để
25


xuất hiện một nền báo chí. Đó là những điều kiện kỹ thuật với sự du nhập của
nghề in hoạt bản, sự du nhập và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ cũng như một
lượng độc giả đông đảo ở đô thị, giới quan lại, viên chức. Báo chí được sử
dụng là phương tiện để thông tin và quảng bá đường lối, chính sách của chính
quyền thực dân. Đó là lí do để thấy tờ báo đầu tiên ra đời là một tờ Công báo
tiếng Pháp: tờ Bulletin official de L’expédition de Cochinchine (Tập san quân
viễn chinh Nam Kỳ, viết tắt là BOEC) [25, tr.82]. Đúng với chức năng của
nó, nội dung báo là những văn kiện quan trọng như nghị định, quyết định,
nhật lệnh… phần lớn của thống đốc Nam Kỳ, nhằm quy định những biện
pháp quản lí các vùng đất đã lọt vào tay thực dân Pháp.
Năm 1861, Đô đốc Bonard ra tờ báo thứ hai nhan đề là Bulletin des
Communes viết bằng chữ Hán. Đó là một cơ quan để hiểu dụ cho dân. Tờ báo
thứ ba lại tiếp tục bằng tiếng Pháp, riêng mục đích thì có khác hơn, tờ Bulletin
du Comité agricol et industriel de la Cochichine-nghiên cứu về nông nghiệp
và công nghệ xứ này và mở ra công cuộc đấu xảo hàng năm để khuyến khích
hai nghề đó.
Nhìn một cách tổng thể, những tờ báo đầu tiên phần lớn là những tờ
báo tiếng Pháp, của người Pháp. Đó có thể là những tờ công báo của nhà nước
hoặc là những tờ báo của tư nhân nhưng phần lớn đều đăng tải những việc
liên quan đến chính quyền thuộc địa.

Ngành báo phát triển nhờ công rất lớn bởi sự hoàn thiện chữ Quốc ngữ.
Chữ Quốc ngữ là “công trình tập thể” của nhiều giáo sĩ dòng Tên, các thầy
giảng người bản xứ… Trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, thứ chữ này chỉ
chủ yếu dùng trong Giáo hội và ở một phạm vi hẹp sau này được dùng trong
báo chí ở Nam Kỳ mà Trương Vĩnh Ký là người hoạt động tích cực nhất.
Giá trị của chữ Quốc ngữ đến thế kỷ XX mới thực sự được khẳng định.
Trong phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, các nhà yêu nước Phan Châu Trinh,
Phan Bội Châu… hô hào học chữ Quốc ngữ. Chữ quốc ngữ theo hệ thống

×