Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.56 KB, 20 trang )


1
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT MÔN TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn
Khoa Tâm lý học



Bộ môn: Tâm lý học xã hội

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên giảng viên 1: Lê Thị Minh Loan
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ
Thời gian và địa điểm làm việc: 08h - 11h, thứ 3 và thứ 6 hàng tuần tại
Phòng 109, Nhà D, Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV. 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ liên lạc: Văn phòng Khoa Tâm lý học, Trường Đại học
KHXH&NV.
Điện thoại, email: 04.8358710 - 0984537326,
Hướng nghiên cứu chính:
- Tâm lý học xã hội
- Tâm lý học dân tộc
- Tâm lý học tổ chức
- Tâm lý học tiêu dùng
1.2. Họ và tên giảng viên 2: Trần Thu Hương
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ
Thời gian và địa điểm làm việc: 08h - 11h, thứ 2 và thứ 5 hàng tuần tại
Phòng 109 , Nhà D, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV. 336 Nguyễn
trãi , Thanh Xuân, Hà Nội.


Địa chỉ liên lạc: Văn phòng Khoa Tâm lý học, Trường Đại học
KHXH&NV.

2
Điện thoại, email: 04.8358710- 0913724374,
2. Thông tin chung về môn học
2.1. Tên môn học : Tâm lý học Dân tộc
2.2. Mã môn học :
2.3. Số tín chỉ : 2
2.4. Môn học : Bắt buộc
2.5. Các môn học tiên quyết: TLH Xã hội.
2.6. Các môn học kế tiếp:
2.7. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết : 18 giờ
+ Thảo luận : 8 giờ
+ Tự học : 4 giờ
2.8. Địa chỉ khoa, bộ môn phụ trách môn học: Phòng 109 , Nhà D, Khoa
Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV. 336 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
3.1. Mục tiêu chung của môn học
3.1.1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm tâm lý dân tộc, đối tượng của TLH dân tộc, nắm
được lịch sử hình thành và phát triển TLH dân tộc.
- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn hóa và tâm lý dân tộc. Giải thích
được đặc điểm tâm lý dân tộc thông qua quá trình xã hội hóa, giao tiếp và hành
vi xã hội.
- Hiểu được bản chất của các hiện tượng: định khuôn, định kiến, xung đột
dân tộc từ đó đưa ra các biện pháp làm thiểu tính tiêu cực của chúng và tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Chỉ ra và phân tích nguyên nhân của những định khuôn về đất nước,

con người Việt Nam, về “Cái Tôi” ở người Việt Nam, về những phẩm chất đã

3
định hình ở người Việt Nam trong lịch sử và những phẩm chất mới đang định
hình ở người Việt Nam hiện nay
3.1.2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản về tổng hợp, phân tích diễn biến tâm lý
của các dân tộc.
- Bước đầu hình thành kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan tới quan
hệ của các dân tộc hiện nay.
- Có kỹ năng tiến hành các đề tài nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
- Hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt,
kỹ năng làm việc với những người thuộc các dân tộc khác nhau.
3.1.3. Thái độ
- Củng cố và phát triển ý thức dân tộc đúng đắn ở sinh viên, tránh tư
tưởng phân biệt chủng tộc, đồng hóa dân tộc.
- Hình thành thái độ đúng mực trong giao tiếp ứng xử với những người
thuộc các dân tộc khác nhau trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
3.2. Mục tiêu của từng bài học.
Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3
Nội dung 1

Nắm vững đối
tượng, nhiệm vụ và
phương pháp
nghiên cứu của tâm
lý học tộc.
Hiểu được đối tượng,
nhiệm vụ và phương
pháp nghiên cứu của
tâm lý học dân tộc.
Chỉ ra được mối
quan hệ giữa Tâm lý
Bước đầu biết vận
dụng phương pháp
của tâm lý học dân
tộc để nghiên cứu
đặc điểm tâm lý dân
tộc.

4
học dân tộc với các
khoa học khác.
Nội dung 2
Mô tả được ảnh
hưởng của quá
trình xã hội hóa
đến sự phát triển
của trẻ.
Hiểu rõ vai trò của
văn hóa đến quá
trình xã hội hóa của

trẻ
Phân tích ảnh hưởng
của quá trình xã hội
hóa đến sự phát
triển của trẻ ở Việt
Nam.
Nội dung 3
Trình bày được
một số đặc điểm
tâm lý dân tộc cơ
bản biểu hiện trong
giao tiếp.
Hiểu được bản chất
của những khác biệt
trong giao tiếp của
các dân tộc.
Vận dụng tri thức
để phân tích đặc
điểm tâm lý người
Việt Nam thể hiện
trong giao tiếp.
Nội dung 4
Nắm được những
định hướng giá trị
cơ bản của chủ
nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa tập thể và cơ
chế kiểm soát hành
vi xã hội của cá
nhân trong các

cộng đồng dân tộc
khác nhau.
Làm rõ mối quan hệ
biện chứng giữa
những định hướng
giá trị cơ bản của
chủ nghĩa cá nhân và
chủ nghĩa tập thể
trong các cộng đồng
dân tộc khác nhau .
So sánh ưu nhược
điểm của tính cá
nhân, tính cộng
đồng trong đặc điểm
tâm lý của người
Việt Nam.
Nội dung 5
Nêu rõ khái niệm
và liệt kê được các
giai đoạn hình
thành, phát triển
Đánh giá được
những mặt tích cực
và hạn chế của ý
thức dân tộc và chủ
Sử dụng các kiến
thức được học để
phân tích ý thức dân
tộc của bản thân,


5
tính đồng nhất dân
tộc. Biết được các
mức độ và các yếu
tố ảnh hưởng đến
tính đồng nhất dân
tộc.
nghĩa dân tộc.
phê phán những
quan niệm sai lầm
về ý thức dân tộc,
lòng tự hào dân tộc.
Nội dung 6
Trình bày được
khái niệm, đặc
điểm, và tính chân
lý của định khuôn
dân tộc.
Giải thích được bản
chất của quá trình
định khuôn hóa.
Hiểu được mối quan
hệ giữa các thành
phần nhận thức, xúc
cảm và hành vi trong
định khuôn dân tộc.
Vận dụng các kiến
thức được học để
phân tích những
định khuôn cơ bản

về đất nước và con
người Việt Nam xưa
và nay.
Nội dung 7
Nắm được khái
niệm, đặc điểm,
các mức độ biểu
hiện của định kiến
dân tộc.
Hiểu được bản chất
của định kiến dân tộc
và mối quan hệ giữa
định kiến và định
khuôn. Phân tích ảnh
hưởng tiêu cực của
nó tới mối quan hệ
giữa các dân tộc.
Sử dụng các tri thức
về định kiến để
đánh giá hiệu quả
của các phương thức
thay đổi định kiến
của các dân tộc với
nhau.
Nội dung 8
Nắm được khái
niệm, chỉ ra được
các loại xung đột
dân tộc. Biết được
Hiểu được bản chất,

nguyên nhân của
xung đột dân tộc.
Đánh giá tính hiện
Phân tích nguyên
nhân, diễn biến của
các cuộc xung đột
đang diễn ra hiện

6
nguyên nhân và
chỉ ra một số biện
pháp hòa giải xung
đột dân tộc
thực của các biện
pháp hòa giải xung
đột dân tộc
nay.
Nội dung 9
Nắm được khái
niệm, đặc điểm của
thích ứng với môi
trường văn hóa
mới. Biết được ảnh
hưởng của các đặc
điểm cá nhân và
môi trường văn hóa
tới quá trình này.
Hiểu được vai trò
của yếu tố cá nhân
và môi trường tới sự

thích nghi của những
dạng di cư khác
nhau: học tập, du
lịch, kinh doanh
với môi trường văn
hóa mới.
Trên cơ sở các kiến
thức đã học phân
tích sự thích ứng
của cộng đồng
người Việt Nam
trong quá trình hội
nhập quốc tế.

4. Tóm tắt nội dung môn học
Các hướng tiếp cận tâm lý học dân tộc trong các khoa học khác nhau, từ
tâm lý học tới nhân chủng học văn hóa. Phác họa các hướng phát triển tâm lý
học dân tộc, giới thiệu thành tựu của các trường phái cổ điển và mới nhất và các
hướng nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu nhân cách, giao tiếp, hành vi xã hội.
Những khía cạnh tâm lý xã hội của tính đồng nhất dân tộc, mối quan hệ giữa
các dân tộc: định khuôn, định kiến, xung đột dân tộc, thích ứng tâm lý trong
môi trường văn hóa mới. Đặc điểm tâm lý của người VN xưa và trong giai đoạn
hội nhập.
5. Nội dung chi tiết môn học
5.1.Bài 1. Những vấn đề chung của TLH dân tộc
1. Khái niệm dân tộc và tâm lý học dân tộc
1.1. Khái niệm Dân tộc

7
1.2. Khái niệm Tâm lý học dân tộc

2. Đối tượng, mục đích, nhệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học
2.1. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học dân tộc
2.2. Mục đích nghiên cứu của Tâm lý học dân tộc
2.3. Nhiệm vụ của Tâm lý học dân tộc
3. Phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học dân tộc
3.1. Phương pháp tiếp cận xã hội- lịch sử
3.2. Phương pháp tiếp cận văn hoá- tư tưởng
3.3. Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ học
5.2.Bài 2. Quá trình xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc
1. Ảnh hưởng của văn hóa tới sự phát triển tâm lý của trẻ
2. Các phương pháp nghiên cứu về XHH
3. Tuổi thiếu niên và “việc trở thành người lớn”
5.3.Bài 3. Giao tiếp trong các cộng đồng dân tộc
1. Giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá
2. Hành vi biểu cảm và văn hoá
3. Ngôn ngữ không gian và ngôn ngữ thời gian
5.4.Bài 4. Hành vi xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc
1. Định hướng giá trị
2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
3. Cơ chế kiểm soát xã hội
5.5.Bài 5. Đồng nhất dân tộc
1. Khái niệm đồng nhất dân tộc
2. Giai đoạn hình thành tính đồng nhất dân tộc
3. Ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đến tính đồng nhất dân tộc
4. Các phương thức duy trì tính đồng nhất dân tộc
5. Mức độ biểu hiện của đồng nhất dân tộc

8
6. Chủ nghĩa đề cao dân tộc
5.6.Bài 6. Định khuôn dân tộc

1. Khái niệm định khuôn dân tộc
1.1. Khái niệm
1.2. Các kiểu định khuôn dân tộc
1.3 . Tính chân lý của định khuôn dân tộc
2. Định khuôn tâm lý dân tộc Việt Nam
2.1. Định khuôn về đất nước và con người Việt Nam
2.2. Định khuôn về “cái tôi” ở người Việt Nam
2.3. Những phẩm chất tâm lý đã định hình ở người Việt Nam trong
lịch sử
2.4. Những phẩm chất tâm lý mới đang định hình ở người Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế
5.7.Bài 7. Định kiến dân tộc
1. Khái niệm định kiến dân tộc
1.1. Định nghĩa
1.2. Đặc điểm
1.3. Các mức độ biểu hiện
2. Nguồn gốc của định kiến dân tộc
2.1. Cạnh tranh về kinh tế, chính trị giữa các tộc người
2. 2. Nhận thức sai lệch về dân tộc khác
2. 3. Sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội
2. 4. Các yếu tố xã hội khác
3. Các phương thức giảm thiểu định kiến dân tộc
3.1. Thay đổi thái độ
3.2. Thay đổi cách thức giáo dục
3.3 Thay đổi hành vi

9
3.4. Khuyến khích tiếp xúc trên cơ sở bình đẳng về vị thế
5.8.Bài 8. Xung đột dân tộc
1. Khái niệm xung đột dân tộc

1.1. Định nghĩa
1.2. Đặc điểm
1.3. Phân loại
2. Nguyên nhân xung đột dân tộc
2.1. Dưới góc độ lý thuyết bản năng-sinh học
2.2. Dưới góc độ lý thuyết đồng nhất xã hội
2. 3. Dưới độ lý thuyết mâu thuẫn lợi ích
3. Cách hòa giải xung đột dân tộc từ góc độ TLH
3.1.Tạo mục đích chung cho các bên xung đột
3.2.Giảm thiểu tính tiêu cực của đồng nhất hoá
3.3. Tăng cường sự tiếp xúc
5.9.Bài 9. Thính nghi tâm lý với môi trường văn hoá mới
1. Khái niệm thích nghi
2. Những yếu tố ảnh hưởng
2.1. Đặc điểm tâm lý của cá nhân
2.2. Đặc điểm của môi trường văn hóa mới
3. Ảnh hưởng của những tiếp xúc liên văn hoá đối với nhóm và cá nhân

6. Häc liÖu
1. Stefanenko T.G. Tâm lý học dân tộc. NXB. Aspest, 2003. Tài liệu
dịch. Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
2. Đỗ Long. Tâm lý học dân tộc. NXB. Khoa học xã hội, 2001. Thư viện
ĐHQG. Phòng tư liệu khoa

10
3. Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB. Giáo dục,1999. Thư
viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
4. Hồ Sĩ Quý. Về giá trị và giá trị châu Á. NXB. Chính trị quốc gia. Hà
nội, 2005. Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
5. Grant Evans. Bức khảm văn hóa châu Á. Tiếp cận nhân học. NXB.

Văn hóa dân tộc. Hà nội, 2001. Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
6. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. NXB. Văn hóa thông tin.
Hà nội, 2002. Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
7. Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục. NXB. TP Hồ Chí Minh, 1990.
Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
8. Phan Mai Hương - Đỗ Long. Tính cộng đồng-Tính cá nhân và cái
“Tôi” của người Việt Nam . NXB. Chính trị quốc gia. Hà nội, 2002. Thư viện
ĐHQG. Phòng tư liệu khoa.
9. Trần Quốc Vượng. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB.Văn hóa thông tin,
1998. Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
10. Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hòang. Định kiến và
phân biệt đối xử theo giới. Lý thuyết và thực tiễn.NXB.ĐHQG. Thư viện
ĐHQG. Phòng tư liệu khoa
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung
Nội dung

thuy
ết
Bài
tập
Thảo luận
Thực hành, thí
nghiệm
Tự học, tự
nghiên
cứu
Tổng
Nội dung 1
4





4
Nội dung 2
1



1
2
Nội dung 3
2

1

1
4

11
Nội dung 4
2

1

1
4
Nội dung 5
3





1
Kiểm tra
4
Nội dung 6
2

2


4
Nội dung 7
1

1


2
Nội dung 8
2

2


4
Nội dung 9
1


1


2
Tổng
18

8

4
30
7.2 Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Nội dung 1, tuần 1
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
(2h)

1. Khái niệm dân tộc
và tâm lý học dân tộc
2. Đối tượng nghiên
cứu của Tâm lý học
Q1, tr.31-44

Q2, tr. 14-34

Nội dung 1, tuần 2
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
(2 h)

1. Đối tượng nghiên
cứu của Tâm lý học
(tiếp theo)
2. Phương pháp luận
và phương pháp
nghiên cứu của Tâm lý
học dân tộc
Q2, tr.35-66


12
Néi dung 2, tuÇn 3
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm

Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
LÝ thuyÕt
(1 h)

1. Ảnh hưởng của quá
trình XHH tới sự phát
triển của trẻ
2. Phương pháp nghiên
cứu quá trình xã hội
hóa
Q1, tr.98-
111

Tự học (1h)

Tuổi thiếu niên và
“việc trở thành người
lớn”
Q1, tr.112-
118

Néi dung 3, tuÇn 4
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính

Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
LÝ thuyÕt
(2 h)

1. Giao tiếp và ngữ
cảnh văn hoá
2. Hành vi biểu cảm và
văn hoá
Q2, tr. 149-
159

Néi dung 3, tuÇn 5
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
SV chuẩn
bị
Ghi
chú
Tự học
(1 h)

Ngôn ngữ không gian và
ngôn ngữ thời gian

Q1, tr. 159-
163


13
Thảo luận
(1 h)

Đặc điểm tâm lý người Việt
Nam thể hiện trong giao
tiếp
Q3, tr. 155-
166

Néi dung 4, tuÇn 6
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
LÝ thuyÕt
(2 h)

1. Định hướng giá trị
2. Chủ nghĩa cá nhân và

chủ nghĩa tập thể

Q1, tr. 172-
182; Q4, tr.
120-168; Q8,
tr. 61-106

Néi dung 4, tuÇn 7
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
Tự học
(1 h)

Cơ chế kiểm soát hành vi
của cá nhân trong xã hội
Q1, tr.183-
192

Thảo luận (1 h)

Tính cá nhân và tính cộng
đồng của người Việt Nam

Q3, tr. 96-102

Néi dung 5, tuÇn 8
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú

14
LÝ thuyÕt
(2 h)

1. Khái niệm đồng nhất dân
tộc
2. Giai đoạn hình thành tính
đồng nhất dân tộc
3. Ảnh hưởng của hoàn
cảnh xã hội đến tính đồng
nhất dân tộc

Q1, tr. 196-
216

Néi dung 5, tuÇn 9

Lý thuyết
(1 h)

4. Các phương thức duy trì
tính đồng nhất dân tộc
5. Mức độ biểu hiện của
đồng nhất dân tộc

Q2, tr. 22-234

Kiểm tra
(1 h)




Néi dung 6, tuÇn 10
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
LÝ thuyÕt
(2 h)


1. Khái niệm
2. Các kiểu định khuôn dân
tộc
3. Tính chân lý của định
khuôn dân tộc
Q2, tr. 246-
258


15
Néi dung 6, tuÇn 11
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
Thảo luận
(2 h)

Định khuôn về “cái tôi”, về
những phẩm chất tâm lý đã
định hình ở người Việt
Nam trong lịch sử và về
những phẩm chất tâm lý
mới đang định hình ở người

Việt Nam hiện nay

Q2, tr. 177-
244; Q6,
tr.20-26, Q7,
tr.47-55


Néi dung 7, tuÇn 12
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
LÝ thuyÕt
(1 h)

1. Khái niệm định kiến dân
tộc
2. Nguồn gốc của định kiến
dân tộc
3. Các phương thức giảm
thiểu định kiến dân tộc
Q2, tr.143-
156; Q10, tr.

39-58

Thảo luận
(1 h)

Người nước ngoài trong
con mắt người Việt Nam
Đọc tài liệu
yêu cầu ở tuần
11


16
Néi dung 8, tuÇn 13
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
Lý thuyết
( 2 h)

1. Khái niệm xung đột dân
tộc
2. Phân loại xung đột dân

tộc
3. Nguyên nhân xung đột
dân tộc
4. Cách hòa giải xung đột
dân tộc từ góc độ TLH
Q1, tr. 259-
280

Néi dung 9, tuÇn 14
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
Thảo luận
(2 h)

Phân tích nguyên nhân,
diễn biến của một cuộc
xung đột dân tộc đang diễn
ra.
Đọc tài liệu
yêu cầu ở tuần
13


Néi dung 10, tuÇn 15
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
gian, địa
điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi
chú
LÝ thuyÕt
(1 h)

1. Khái niệm thích nghi,
hoà nhập, thích ứng
Q1, tr. 281-
304


17
2. Những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến quá trình thích
nghi với môi trường văn
hoá mới
3. Ảnh hưởng của những
tiếp xúc liên văn hoá đối
với nhóm và cá nhân
Thảo luận
(1 h)


Sự thích ứng của cộng đồng
người Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế
Đọc tài liệu
yêu cầu ở tuần
14


8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giáo viên
Khi học môn học này, yêu cầu sinh viên có ý thức tự học, chuẩn bị tốt
các câu hỏi, bài tập được giao, có mặt đầy đủ trên lớp, tích cực tham gia các
hoạt động trên lớp như: nghe giảng, tích cực tham gia thảo luận nhóm, và hoàn
thành tốt các yêu cầu kiểm tra-đánh giá thường xuyên, kiểm tra-đánh giá giữa
kỳ và kiểm tra-đánh giá kết thúc môn học.
Sinh viên trước khi lên lớp phải thực hiện các yêu cầu mà môn học quy
định. Sinh viên sẽ có 20% trong tổng điểm (2 /10 điểm) đánh giá về sự chuẩn bị
bài ở nhà cho các lần thảo luận, thực hành trên lớp; có 20% trong tổng điểm
(2/10 điểm) đánh giá bài kiểm tra giữa kỳ (bài viết chuẩn bị ở nhà) và có 60%
trong tổng điểm (6 /10 điểm) cho bài thi cuối kỳ theo lịch nhà trường (bài viết
trên lớp).
9. Phƣơng pháp và hình thức kiểm tra - đánh giá môn học
9.1. Kiểm tra-đánh giá thường kỳ
Được thực hiện để kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đối
với các giờ tự học, thảo luận trên lớp.

18
9.1.1.Mục tiêu đánh giá
Kiểm tra-đánh giá thường xuyên nhằm củng cố các tri thức, hình thành
các kĩ năng nhận dạng vấn đề và giải quyết các bài tập được giao, kĩ năng hợp

tác và làm việc theo nhóm, đồng thời hình thành thái độ tích cực đối với môn
học. Nắm được thông tin phản hổi để điều chỉnh cách học và cách dạy cho phù
hợp.
9.1.2. Tiêu chí đánh giá
- Xác định được vần đề do giảng viên yêu cầu trước mỗi buổi thảo luận.
- Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề khi đọc tài liệu
- Mức độ sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn.
- Tích cực tham gia ý kiến ở lớp.
9.1.3. Hình thức đánh giá
Kiểm tra bằng cách tính tổng số lần sinh viên chuẩn bị thảo luận do môn
học yêu cầu
9.2. Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ
9.2.1. Mục tiêu đánh giá
Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng thu được sau nửa học
kỳ của sinh viên và làm cơ sở cho việc điều chỉnh, cải tiến cách dạy và học.
9.2.2. Tiêu chí đánh giá
Thể hiện sự nắm vững vấn đề mà giảng viên yêu cầu trong 1/2 nội dung
môn học, có khả năng tổng hợp vấn đề, khả năng vận dụng thực tế để lý giải
hoặc giải quyết một tình huống cụ thể.
9.2.3. Hình thức đánh giá
Bài viết ở nhà
9.3. Bài thi cuối kỳ (2 giờ tín chỉ)
9.3.1. Mục tiêu đánh giá

19
Đánh giá khả năng tổng hợp, khái quát và vận dụng các kiến thức và kĩ
năng thu được của sinh viên trong toàn khoá học.
9.3.2. Tiêu chí đánh giá
Nắm vững vấn đề, thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải
quyết vấn đề, vận dụng kiến thức lý luận để phân tích, lý giải tình huống thực

tế, mức độ mở rộng tài liệu đọc thêm, trình bày lôgíc vấn đề, trích dẫn hợp lý.
9.3.3. Hình thức đánh giá
Bài làm viết trên lớp (2 giờ tín chỉ) theo lịch của nhà trường.
Bảng đánh giá môn học
Kiểu đánh giá
Tỉ trọng
Cách thức
Thường kỳ
20%
Kiểm tra việc chuẩn bị và mức độ tích cực
trong các giờ thảo luận
Giữa kỳ
20%
Bài viết ở nhà
Cuối Kỳ
60%
Bài viết trên lớp
Tổng
100%
Điểm môn học (100%)
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
- Kiểm tra thường kỳ: nội dung 3, tuần 5; nội dung 4, tuần 7; nội dung 6,
tuần 11, nội dung 7 tuần 12, nội dung 9, tuần 14; nội dung 10, tuần 15.
- Kiểm tra giữa kỳ: tuần 9
- Kiểm tra cuối kỳ theo lịch của nhà trường.

Thủ trưởng
đơn vị đào tạo
Chủ nhiệm
bộ môn (ký tên)



Giảng viên
(ký tên)






PGS.TS. Trần Thị Minh Đức
TS. Lê Thị Minh Loan

20

×