Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHUYÊN ĐỀ 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAMI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.7 KB, 7 trang )


Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN
LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về quá trình lịch sử hình thành và phát triển lãnh
thổ Việt Nam diễn ra rất lâu dài và phức tạp. Cụ thể bao gồm có 3 giai đoạn : Tiền
Cambri; Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
- Những đặc điểm và ý nghĩa của từng giai trong lịch sử hình thành và phát triển
lãnh thổ tự nhiên Việt Nam.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Ba giai đoạn chính trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam:
- Giai đoạn Tiền Cambri.
- Giai đoạn Cổ kiến tạo.
- Giai đoạn Tân kiến tạo.
1. Giai đoạn tiền Cambri
- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
- Trước Tiền Cambri, Trái Đất đã trải qua các đại : Thái Cổ kết thúc cách đây
khoảng 2,5 tỉ năm ; đại Nguyên Sinh kết thúc cách đây khoảng 542 triệu năm. Ở
giai đoạn này lớp vỏ Trái Đất chưa được định hình rõ ràng và có rất nhiều biến
động.
a. Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt
Nam
- Thời gian: Bắt đầu cách đây khoảng 2,5 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Kéo dài trong 2 tỉ năm.
b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay

Trang 2


- Tập trung chủ yếu ở các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông
Mã, khối nhô Kon Tum
c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon,
nitơ, hiđrô.
- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm : sứa, hải quỳ, thuỷ
tức, san hô, ốc.
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Thời gian diễn ra: Bắt đầu cách đây 542 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu
năm.
- Các hoạt động địa chất chủ yếu : Vận động uốn nếp và nâng lên ở Tây Bắc, Đông
Bắc, Bắc Trung Bộ ; hoạt động macma mạnh ở Trường Sơn Nam.
- Phạm vi hoạt động: Hầu hết trên toàn bộ lãnh thổ; Phần lớn lãnh thổ trở thành đất
liền (trừ các khu vực đồng bằng).
- Khoáng sản chính: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý
- Lớp vỏ cảnh quan chính: Phát triển lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới.
* Về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ của nước ta hiện nay đã được định hình sau khi
kết thúc giai đoạn này.
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
- Thời gian diễn ra: Bắt đầu cách đây 65 triệu năm và kéo dài đến ngày nay. Giai
đoạn có tuổi trẻ nhất và diễn ra ngắn nhất trong quá trình hình thành lãnh thổ nước
ta.
- Các hoạt động địa chất chủ yếu :

Trang 3

 Vận động uốn nếp, đứt gãy, đặc biệt là vận động tạo núi Anpơ - Himalaya Vận
động nâng cao và hạ thấp địa hình. Bồi lấp các vùng trũng lục địa kèm theo các đứt
gãy và phun trào macma.

 Khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, gây nên tình
trạng dao động của nước biển để lại các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên
vách đá
- Phạm vi hoạt động: Toàn bộ lãnh thổ đều chịu ảnh hưởng của giai đoạn này.
 Địa hình đồi núi được nâng lên và chiếm phần lớn diện tích. Hình thành dạng
địa hình phân bậc.
 Các cao nguyên ba dan, các đồng bằng châu thổ được hình thành.
- Khoáng sản chính: dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit
- Lớp vỏ cảnh quan chính: Lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới tiếp tục được hoàn thiện,
thiên nhiên ngày càng đa dạng, phong phú như ngày nay.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1. Nội dung 1: Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền
móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?
Gợi ý làm bài:
- Khái quát lịch sử hình thành lãnh thổ trước Tiền Cambri : Trái Đất đã trải qua các
đại : Thái Cổ kết thúc cách đây khoảng 2,5 tỉ năm ; đại Nguyên Sinh kết thúc cách
đây khoảng 542 triệu năm. Ở giai đoạn này, hầu hết các điều kiện tự nhiên của lớp
vỏ Trái Đất chưa được định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động.
- Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ
Việt Nam, được thể hiện qua các điểm sau:
Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt

Trang 4

Nam : Bắt đầu cách đây khoảng 2,5 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm. Và
kéo dài trong 2 tỉ năm. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước
ta hiện nay
- Phạm vi họat động tập trung chủ yếu ở các mảng nền cổ như vòm sông Chảy,
Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối nhô Kon Tum Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ
khai và đơn điệu

- Mới có sự xuất hiện của thạch quyển.
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon,
nitơ, hiđrô.
- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm : sứa, hải quỳ, thuỷ
tức, san hô, ốc.
2. Nội dung 2: Vì sao nói giai đoạn Cổ Kiến Tạo là giai đoạn có tính chất quyết
định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta?
Gợi ý làm bài:
Giai đoạn Cổ Kiến Tạo là giai đoạn tiếp nối giai đoạn Tiền Cambri và có tính chất
quyết định tới lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta. Là giai đoạn tiếp nối các quá
trình phá triển của tự nhiên Việt Nam. Ở giai đoàn này tự nhiên của nước ta đã
được định hình rõ nét.
- Thời gian diễn ra: Bắt đầu cách đây 542 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu
năm.
- Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta
• Có đầy đủ các chu kì tạo núi trên thế giới : chu kì v ận động tạo núi Caledoni và
Hecxini thu ộc đại C ổ sinh ; chu kì v ận động tạo núi Indoxini và Kimeri thuộc đại
Trung s inh.
• Với các hoạt động địa chất cụ thể ở: Vận động uốn nếp và nâng lên ở Tây Bắc,
Đông Bắc, Bắc Trung Bộ ; hoạt động macma mạnh ở Trường Sơn Nam.

Trang 5

- Phạm vi hoạt động: Hầu hết trên toàn bộ lãnh thổ; Phần lớn lãnh thổ trở thành đất
liền (trừ các khu vực đồng bằng).
- Đất đá gồm có các loại trầm tích, macma, biến chất.
- Khoáng sản chính: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý
- Lớp vỏ cảnh quan chính: Đây là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí đã rất phát
triển. Phát triển lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới.

IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1: Trong các giai đoạn lịch sử hình thành lãnh thổ của nước ta thì giai đoạn
nào có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên ở nước ta? Nêu đặc
điểm giai đoạn đó?
Câu 2: Tại sao nói giai đoạn Tân Kiến Tạo là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều
kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay?
Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng nhất:
3.1. Thời gian lịch sử địa chất Trái Đất trong giai đoạn Tiền Cambri phần lớn
thuộc đại:
A. Cổ sinh và Trung sinh.
B. Thái cổ và Nguyên sinh.
C. Nguyên sinh và Cổ sinh.
D. Thái cổ và Cổ sinh.
3.2. Đá biến chất cổ nhất của nước ta có tuổi cách đây khoảng 2,5 tỉ năm được
phát hiện ở:
A. dãy Trường Sơn và Đồng Văn (Hà Giang).
B. Đồng Văn (Hà Giang) và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng).
C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Trang 6

D. Kon Tum và Hoàng Liên Sơn.
3.3. Giai đoạn Tiền Cambri trên phần lãnh thổ của nước ta chỉ diễn ra chủ yếu ở
một số nơi, tập trung ở khu vực:
A. núi cao Hoàng Liên Sơn và ở Trung Trung Bộ.
B. dãy Trường Sơn và Tây Nguyên.
C. vùng núi cao phía Bắc và Tây Nguyên.
D. vùng núi cao phía Tây trải dài từ Tây Bắc xuống tới Nam Trường Sơn.
3.4. Các sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri ở dạng sơ khai như:
A. tảo, động vật thân mềm.

B. dương xỉ, động vật không xương sống.
C. dương xỉ, các loài bò sát (khủng long).
D. tảo, động vật không xương sống.
3.5. Trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta được cụ
thể và thuận lợi hơn, người ta cần sử dụng:
A. bảng Niên biểu địa chất.
B. nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
C. kiến thức của các nhà khoa học về địa chất.
D. phương pháp tính thời gian địa chất tương đối chính xác.
3.6. Giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử hình thành và phát
triển tự nhiên của nước ta:
A. Tiền Cambri. (1)
B. Cổ kiến tạo. (2)
C. Tân kiến tạo. (3)

Trang 7

D. Cả (1) và (2) đều sai.
3.7. Ở khu vực Đông Bắc trong thời kì đại Trung sinh, ngoài sự hình thành các
mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam ra còn hình thành:
A. bồn trũng có chứa dầu mỏ.
B. các mỏ muối lớn.
C. đá, cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm.
D. các loại đá phiến, đá cuội kết, cát kết.
3.8. Trong kỉ Đệ tứ, đã có nhiều lần biển tiến và biển thoái trên phần lãnh thổ
nước ta, dấu vết để lại là:
A. các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng vien biển và các đảo
ven bờ.
B. các đảo và quần đảo trên biển.
C. khối lượng lớn của cát ven biển.

D. hình thành các bồn trũng, lòng chảo vùng ven biển.

×