Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản - một giải pháp để hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ TUẤN HÙNG



ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN
LÝ VĂN BẢN-MỘT GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số: 5 10 02




Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng



HÀ NỘI - 2004

2
MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 5
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. 5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 8
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 9
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 12
6. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO. 12
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN. 13
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN. 14
CHƯƠNG 1. VĂN BẢN QUẢN LÝ VÀ HỆ THỐNG
THÔNG TIN 16
QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 16
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 16
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 16
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ. 18
1.1.3 Cơ cấu tổ chức. 22
1.1.4 Mối quan hệ của Bộ Khoa học và Công nghệ với các cơ quan nhà nước
khác. 26
1.2 NGUỒN VĂN BẢN HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 28
1.2.1 Văn bản đến 29
1.2.2 Văn bản đi 31
1.2.3 Văn bản lưu hành nội bộ 32
1.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .
33
1.3.1 Quản lý và hệ thống thông tin quản lý. 33
1.3.2 Hoạt động quản lý văn bản trong hệ thống thông tin quản lý của Bộ Khoa
học và Công nghệ . 40
1.3.2.1 Quản lý văn bản đi 43

1.3.3.2 Quản lý văn bản đến 44

3
1.3.2.3 Quản lý văn bản lưu hành nội bộ 46
Tiểu kết chương 1 47
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ 48
2.1 MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ 48
2.1.1 Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản của Bộ Khoa học
và Công nghệ. 50
2.1.2. Các chức năng của chương trình ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý văn
bản tại Bộ Khoa học và Công nghệ. 51
2.2 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 59
2.2.1 Quyền sử dụng chương trình của các chủ thể 59
2.2.2 Đăng ký văn bản đến 64
2.2.3 Đăng ký văn bản đi 71
2.2.4 Đăng ký văn bản nội bộ 79
2.2.5 Đăng ký và cấp quyền sử dụng văn bản. 81
2.2.6 Chuyển giao văn bản và theo dõi xử lý văn bản. 83
2.2.7 Lập hồ sơ công việc 88
2.2.8 Tìm kiếm văn bản 91
CHƯƠNG 3. NHỮNG NHẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ 99
3.1 NHỮNG NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ. 99
3.1.1 Những kết quả đạt được. 99
3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục. 102
3.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. . 107
3.2.1 Xây dựng chương trình phần mềm tối ưu phục vụ hoạt động quản lý văn
bản. 108

4
3.2.2 Mở rộng phạm vi ứng dụng của chương trình ứng dụng quản lý văn bản.
110
3.2.3 Xây dựng các yêu cầu cụ thể đối với việc thực hiện các giao dịch hành
chính qua mạng điện tử. 113
3.2.4 Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. 115
3.2.5 Đầu tư kinh phí 119
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125



















MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.
Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH – CN) là cơ quan chuyên
môn của Chính phủ có phạm vi quản lý nhà nước trên các mặt hoạt
động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công
nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng
lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch
vụ công trong lĩnh vực Bộ được giao quyền quản lý… Để đảm bảo cho
hoạt động quản lý của cơ quan Bộ được thông suốt thì việc không
ngừng hiện đại hóa và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL)
của cơ quan Bộ là một yêu cầu cần được quan tâm thường xuyên. Điều
này đã được thể hiện khá rõ nét trong quá trình thực hiện đề án tin học
hoá công tác quản lý hành chính nhà nước của Bộ KH – CN, theo tinh
thần Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005 và
Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 – 2005.
Trong hệ thống thông tin (HTTT) phục vụ quản lý nhà nước của
các bộ, nguồn thông tin văn bản luôn giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng. Để quản lý nguồn văn bản này, cũng như các cơ quan nhà nước
khác, Bộ KH - CN đã sử dụng các phương tiện truyền thống như các
loại sổ đăng ký văn bản đi, sổ đăng ký văn bản đến. Tuy nhiên, quản lý

bằng các loại sổ đăng ký như vậy trong thời đại bùng nổ thông tin hiện
nay đã không còn phù hợp và khiến cho cơ quan Bộ gặp không ít khó
khăn trong việc khai thác và sử dụng văn bản. Với sự phát triển mạnh
mẽ của CNTT đã mang đến những phương pháp và phương tiện mới,

2
hiện đại và rất hiệu quả để lưu trữ, tìm kiếm và xử lý thông tin, làm cho
việc hiện đại hoá các quá trình quản lý hành chính trở thành hiện thực.
Bộ KH – CN là một trong những cơ quan bộ đã sớm đầu tư nghiên cứu
và triển khai việc ứng dụng CNTT để quản lý văn bản trong công tác
hành chính. Có thể nói đó là một ưu điểm nhưng đồng thời cũng chính
là lý do mà đến nay phần mềm ứng dụng đó đã có nhiều điểm không
còn phù hợp khi tham gia vào môi trường mạng. Thêm nữa, công tác
quản lý trong giai đoạn mới ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi việc
cung cấp thông tin phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn, các hình thức
cung cấp thông tin phải đa dạng và phong phú hơn.
Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý văn bản để từ đó hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt
động của HTTTQL tại Bộ KH - CN là một nội dung khoa học có ý
nghĩa thiết thực trong công cuộc cải cách hành chính, sẽ góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan
Bộ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VĂN
BẢN – MỘT GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ” cho luận văn thạc
sỹ khoa học của mình.
Đề tài này được nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
- Khẳng định rằng ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản là
một giải pháp quan trọng để hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý .
Thật vậy, trong hoạt động của các cơ quan, HTTT giữ vai trò là cầu nối

giữa hệ thống quản lý và hệ thống thực hiện các quyết định quản lý.
HTTT làm nhiệm vụ thu thập, phân tích, tổng hợp và cung cấp thông
tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và được gọi là HTTTQL. Trong
các nguồn thông tin của HTTT được sử dụng để phục vụ công tác quản
lý thì nguồn thông tin văn bản luôn chiếm một số lượng lớn và giữ vai

3
trò quan trọng. Có thể coi đây là nguồn nguyên liệu chính của hoạt
động quản lý hành chính và là thành phần không thể thiếu của bất kỳ
một HTTTQL nào. Một HTTTQL gồm nhiều thành phần với nhiều
phương pháp và phương tiện để quản lý các nguồn thông tin. Hiện nay,
với sự phát triển của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng CNTT để
quản lý văn bản được coi là một giải pháp chính nhằm hoàn thiện
HTTTQL.
- Xác định rõ mục tiêu của việc ứng dụng CNTT và yêu cầu về
các chức năng của phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý văn
bản. Để tiến hành ứng dụng CNTT vào một lĩnh vực hoạt động bất kỳ,
người ta cần phải xác định rõ mục tiêu của việc ứng dụng đó làm cái gì,
nghĩa là phải trả lời được câu hỏi “ứng dụng CNTT làm cái gì?”. Mục
tiêu của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản tại Bộ KH
– CN là nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
HTTTQL, vì vậy, phải xác định những vấn đề nào của hoạt động quản
lý văn bản cần phải tin học hoá khi tham gia vào HTTTQL.
- Đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả ứng
dụng CNTT. Bên cạnh mục tiêu và các vấn đề liên quan tới quản lý văn
bản cần được tin học hoá của Bộ KH – CN, đề tài đã phân tích và đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý văn bản tại Bộ KH – CN.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Trước những đòi hỏi về mặt lý luận và thực tiễn của việc ứng

dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản như một giải pháp để hoàn
thiện HTTTQL của Bộ KH - CN, luận văn xác định những mục tiêu sau
đây:
- Nghiên cứu các nguồn văn bản và hoạt động quản lý văn bản
trong HTTTQL của Bộ KH – CN, qua đó chứng minh rằng ứng dụng

4
CNTT là một trong những giải pháp để hoàn thiện HTTTQL của Bộ
KH – CN nói riêng và của các cơ quan nhà nước nói chung.
- Mô tả và phân tích các chức năng của phần mềm ứng dụng quản
lý văn bản trong HTTTQL. Kết quả của quá trình phân tích đó được sử
dụng để xác định sự cần thiết phải xây dựng các chức năng của chương
trình nhằm đảm bảo cho việc quản lý văn bản có hiệu quả.
- Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý văn bản tại Bộ KH – CN. Những biện pháp được
đề xuất trong luận văn có thể được xem xét để nghiên cứu triển khai
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản không chỉ của Bộ KH –
CN mà còn của các cơ quan nhà nước khác.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ
nghiên cứu những nội dung chính sau:
- Khảo sát hoạt động và phạm vi quản lý của Bộ KH - CN cũng
như mối liên hệ của Bộ với các cơ quan Nhà nước khác.
- Khảo sát nguồn văn bản hình thành tại Bộ KH – CN. Khảo sát
việc tiếp nhận, quản lý, chuyển giao và khả năng tìm kiếm, đảm bảo
thông tin bằng văn bản trong HTTTQL của Bộ KH - CN.
- Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn
bản như một giải pháp để hoàn thiện HTTTQL của Bộ KH - CN.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc
ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý văn bản của Bộ KH – CN nói
riêng và của các cơ quan Nhà nước nói chung.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung các quy
trình của công tác quản lý văn bản, bao gồm việc tiếp nhận, đăng ký,
chuyển giao, theo dõi xử lý và tìm kiếm văn bản; Văn bản được đề cập
đến trong nội dung của luận văn này là các văn bản hành chính hiện

5
hành, chưa được giao nộp vào lưu trữ. Trong hoạt động của Bộ KH -
CN, ngoài những văn bản quản lý nhà nước, còn sản sinh ra một khối
lượng lớn các văn bản bản chuyên môn như đề tài, đề án, các văn bản
hình thành trong quá trình xét, cấp đề tài, đề án… những văn bản này
không phải là đối tượng nghiên cứu của luận văn; Vì nghiên cứu về ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản nên chương trình ứng dụng
CNTT trong quản lý và điều hành qua mạng bằng văn bản của Bộ KH –
CN cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung về các vấn đề như:
nguồn văn bản hình thành trong hoạt động hành chính của Bộ KH – CN
bao gồm các văn bản đi, văn bản đến và văn bản lưu hành nội bộ (riêng
đối với loại văn bản mật, do cơ quan Bộ chưa áp dụng hình thức quản
lý bằng máy tính mà chỉ đăng ký bằng sổ theo phương pháp truyền
thống nên trong luận văn này chúng tôi không đề cập đến); Chương
trình phần mềm ứng dụng “quản lý và điều hành qua mạng bằng văn
bản” trong HTTTQL của Bộ KH – CN.
Luận văn không đi vào nghiên cứu về kỹ thuật và công nghệ của
HTTTQL này.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Tại Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện các HTTTQL là vấn
đề sớm được đặt ra và là mục tiêu hướng tới của nhiều cơ quan, tổ chức
trong bộ máy nhà nước. Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói
chung và các cơ quan quản lý hành chính nói riêng, nguồn thông tin

văn bản giữ một vị trí quan trọng và hiện vẫn được coi là nguồn thông
tin chủ yếu của hoạt động quản lý. Để tạo cơ sở khoa học cho việc triển
khai ứng dụng CNTT trong quản lý nguồn thông tin văn bản đi và văn
bản đến tại các cơ quan, đã có một số công trình nghiên cứu mang tính
lý luận hoặc khái quát thực tiễn. Cụ thể như: đề tài khoa học cấp ngành

6
của Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ) về “nghiên
cứu ứng dụng tin học trong việc phân loại, quản lý tài liệu từ văn thư
vào lưu trữ” do Thạc sỹ Lê Văn Năng chủ trì. Nội dung của đề tài đề
cập khá toàn diện đến hoạt động quản lý văn bản theo trình tự: đăng ký
văn bản, theo dõi giải quyết văn bản, tìm kiếm văn bản, phần loại văn
bản theo vấn đề, lập hồ sơ hiện hành và chuyển giao hồ sơ hiện hành
cho lưu trữ. Tuy nhiên, nội dung của đề tài chủ yếu mới tập trung vào
việc giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật tin học, và hoạt động theo
chế độ cục bộ.
Liên quan tới việc xây dựng hệ thống lý luận về ứng dụng CNTT
trong công tác văn thư và lưu trữ có cuốn sách “Tin học và đổi mới
quản lý công tác văn thư – lưu trữ” của TS Dương Văn Khảm, do nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tại Hà Nội, năm 1994. Nội dung
của cuốn sách này chủ yếu đề cập đến vai trò của CNTT và việc ứng
dụng CNTT trong công tác văn thư, lưu trữ mà quản lý văn bản là một
nội dung nhỏ trong cuốn sách. Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý văn bản cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
điều này được thể hiện qua các bài viết đăng trên tạp chí Văn thư – Lưu
trữ Việt Nam (trước đây là tạp chí Lưu trữ) như bài viết của tác giả
Kiều Mai: “Vài nét về ứng dụng công nghệ tin học vào việc Quản lý hồ sơ
vụ việc ở Văn phòng Chính phủ” hoặc bài viết của tác giả Diệu Mỹ: “Quản
lý quá trình xử lý văn bản hành chính bằng kỹ thuật tin học tại Văn phòng
Chính phủ”. Các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Lưu trữ học và

Quản trị văn phòng (được bảo quản tại Phòng Tư liệu của Khoa) như
“Quản lý văn bản trong văn thư của một cơ quan” của sinh viên Phạm Thu
Huyền, “Nội dung ứng dụng tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu trong văn
thư của một cơ quan” của sinh viên Nguyễn Thu Huyền, “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác văn thư tại Bộ KH – CN” của sinh viên
Nguyễn Thị Út Trang…. Đây là các đề tài mới mang tính thực khảo sát và
bước đầu mô tả thực trạng công tác quản lý văn bản và ứng dụng CNTT để

7
quản lý văn bản. Các đề tài này chưa xem xét hoạt động quản lý văn bản
như là một phân hệ của tổng thể HTTTQL.
Nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HTTTQL cũng
có một số đề tài được thực hiện thông qua hình thức khoá luận tốt nghiệp
hoặc luận án tiến sĩ. Cụ thể là Khoá luận tốt nghiệp ngành Thông tin học và
Quản trị thông tin của sinh viên Trần Thị Thơm với đề tài: “Nghiên cứu
hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo” năm 2000; hoặc Luận án tiến sĩ Giáo dục học của NCS Vương Thanh
Hương với đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông tin quản lý giáo dục phổ thông” năm 2003. Các đề tài này để
lựa chọn môi trường quản lý giáo dục để nghiên cứu và tập trung chủ yếu
vào tổng thể HTTTQL, việc ứng dụng CNTT chỉ là một trong số các giải
pháp được quan tâm.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, đặc biệt là các cơ quan Trung ương như Bộ KH - CN; Bộ Công
nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Chính
phủ, Văn phòng Quốc hội…. cũng đã có những đề tài nghiên cứu về
vấn đề này và đã đưa vào triển khai trong thực tiễn. Tuy nhiên, các đề
tài này mới chỉ tập trung vào việc lựa chọn phần mềm tin học nào cho
phù hợp với việc quản lý văn bản tại bộ phận văn thư của cơ quan, mà
chưa thực sự quan tâm đến việc phần mềm đó có đáp ứng được yêu cầu

là một phân hệ con trong tổng thể HTTTQL của cơ quan hay không.
Điều này đã dẫn đến một thực tế là trong giai đoạn hiện nay, khi mà
Chính phủ đang chỉ đạo triển khai đề án tin học hoá quản lý hành chính
Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 nhằm phục vụ cho mục tiêu cải cách
hành chính, hướng đến chính phủ điện tử thì các chương trình này đã
bộc lộ những hạn chế của mình như việc không thể tham gia trao đổi dữ
liệu với các chương trình quản lý khác trong hệ thống mạng máy tính
của cơ quan hay mạng máy tính của Chính phủ; không đáp ứng được

8
các yêu cầu cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và có
chất lượng phục vụ cho hoạt động quản lý.
Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản như một
giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
của HTTTQL của Bộ KH - CN là một vấn đề mang tính thời sự, một
mặt sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý
hành chính của Bộ KH – CN, mặt khác, góp phần vào việc khẳng định
khả năng xây dựng nền hành chính nhà nước Việt Nam theo hướng điện
tử hoá.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
đó chủ yếu là các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống để thực hiện mục tiêu của
luận văn.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, luận văn đã áp dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Nghiên cứu và khảo sát thực tế việc tiếp nhận, đăng ký, quản lý
và chuyển giao văn bản tại Văn phòng Bộ KH - CN.
- Nghiên cứu và phân tích các tư liệu có liên quan đến nội dung
của đề tài.

- Nghiên cứu và phân tích các chức năng của phần mềm ứng dụng
“quản lý và điều hành qua mạng bằng văn bản” tại Bộ KH – CN.
6. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đã sử dụng nguồn
tài liệu tham khảo sau:
- Các văn bản của Nhà nước về công tác văn thư; các văn bản do
Bộ KH - CN chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý văn thư nói chung
và quản lý văn bản đi, văn bản đến nói riêng.

9
- Nguồn văn bản đi và văn bản đến tại Văn phòng Bộ KH - CN.
Thực tiễn hoạt động quản lý nguồn văn bản này và các yêu cầu của việc
tiếp nhận, xử lý và cung cấp văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý.
- Các bài viết, các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý văn bản; các bài viết liên quan tới
HTTTQL đăng trên các tạp chí Văn thư – Lưu trữ, tạp chí Thông tin tư
liệu.
- Các sách về HTTTQL; các khoá luận tốt nghiệp cử nhân, các
luận văn thạc sỹ; các luận án tiến sỹ liên quan tới ứng dụng CNTT và
HTTT.
- Chương trình ứng dụng CNTT trong “quản lý và điều hành bằng
văn bản qua mạng” của Bộ KH - CN.
- Các chương trình ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản của Bộ
Công nghiệp; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; chương trình
quản lý văn bản đi - đến ở văn thư và quản lý tài liệu lưu trữ được xây
dựng trên Lotus Notes kết hợp với Visual Basic chạy trên mạng
Windows NT của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước xây dựng.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có những đóng góp cơ bản như
sau:

Thứ nhất là luận văn đã khái quát được các nguồn văn bản hành
chính hình thành trong hoạt động của cơ quan Bộ và thực trạng quản lý
các nguồn văn bản đó. Luận văn cũng đã có sự phân tích tổng quát về
vai trò của CNTT và ứng dụng CNTT để quản lý văn bản như là một
giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện HTTTQL của Bộ KH - CN nói
riêng và các HTTTQL của các cơ quan Nhà nước nói chung.
Thứ hai là luận văn cũng đã nghiên cứu và đề xuất được các biện
pháp cần phải thực hiện để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT

10
trong quản lý văn bản, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của HTTTQL tại Bộ KH – CN.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3
chương.

CHƢƠNG 1. VĂN BẢN QUẢN LÝ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
Đây là chương mở đầu làm nhiệm vụ dẫn luận cho nội dung
chính của đề tài là chương 2. Trong chương này chúng tôi trình bày
những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và
mối quan hệ của Bộ KH – CN với các cơ quan nhà nước khác. Làm rõ
các nguồn văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan Bộ cần phải
được quản lý tốt và các phương pháp quản lý văn bản trong HTTTQL của
Bộ KH – CN.
Trong chương này, luận văn cũng cung cấp những khái niệm
chung về quản lý và HTTTQL. Trình bày về HTTTQL của Bộ KH –
CN, trong đó khẳng định vai trò của nguồn văn bản như là một thành
phần quan trọng cấu thành nên HTTT đó. Muốn hoàn thiện HTTTQL
của cơ quan Bộ thì một trong những giải pháp đã được lựa chọn là ứng

dụng CNTT để quản lý văn bản.
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ.
Trong chương này, luận văn đã trình bày và có sự phân tích về
mục tiêu của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản của
Bộ KH – CN. Trên cơ sở mục tiêu đã được xác định, luận văn đã mô tả

11
và phân tích các chức năng của phần mềm ứng dụng về tính phù hợp
với mục tiêu đặt ra và đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động quản lý.
Nội dung chính của chương 2 cũng trình bày cụ thể tình hình ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản và các khâu công việc của
hoạt động quản lý văn bản đã được tin học hoá.


CHƢƠNG 3. NHỮNG NHẬN XÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ QUẢN
LÝ VĂN BẢN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
Sau khi nghiên cứu về tình hình ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý văn bản, tại chương 3, luận văn đi sâu vào phân tích những kết
quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Luận văn cũng đã chỉ
ra nguyên nhân của những tồn tại và giải pháp để khắc phục những
nguyên nhân đã nêu ra.
Một phần cũng rất quan trọng mà luận văn đã thực hiện, đó là đề
xuất các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản. Một chương trình ứng
dụng có hiệu quả phải là một chương trình tối ưu với các yêu cầu chặt
chẽ. Bên cạnh đó là nguồn lực con người, những người sử dụng và vận
hành chương trình ứng dụng đó.



12
CHƢƠNG 1. VĂN BẢN QUẢN LÝ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 29 tháng 4 năm 1958, tại kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá I
đã ra Nghị quyết về việc thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Trên cơ
sở bản Nghị quyết này, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đã
ban hành Sắc lệnh số 016-SL ngày 4 tháng 3 năm 1959 thành lập Uỷ
ban khoa học Nhà nước, tiền thân của Bộ KH - CN, để "giúp Chính phủ
xây dựng và lãnh đạo công tác khoa học về mọi mặt, nhằm phục vụ sự
nghiệp kiến thiết xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, góp phần nâng cao năng
suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân,
phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà và sự nghiệp hoà
bình, hữu nghị giữa các dân tộc". Ngày 04 tháng 4 năm 1962, Hội đồng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43 – CP quy định cụ thể chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học
Nhà nước.
Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ
cách mạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ, có thể
chia quá trình phát triển tổ chức và hoạt động của Bộ thành 5 thời kỳ
như sau:
1. Thời kỳ 1958-1965: Thời kỳ UBKHNN thực hiện chức năng
quản lý và nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (bao gồm cả khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội) trong hoàn cảnh đất nước
vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất nước nhà.
2. Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ UBKHKTNN thực hiện chức
năng quản lý và nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (chỉ bao gồm khoa

học tự nhiên và khoa học kỹ thuật) trong hoàn cảnh đất nước vừa xây

13
dựng CNXH ở miền Bắc vừa chiến đấu chống Mỹ bảo vệ miền Bắc,
giải phóng miền Nam.
3. Thời kỳ 1976-1985: Thời kỳ UBKHKTNN thực hiện chức
năng quản lý khoa học và kỹ thuật (chỉ bao gồm khoa học tự nhiên và
khoa học kỹ thuật) trong phạm vi cả nước và trong hoàn cảnh cả nước
vừa xây dựng CNXH vừa phải đối phó với 2 cuộc chiến tranh biên giới,
tình hình kinh tế và đời sống sau chiến tranh rất khó khăn.
4. Thời kỳ 1986-1992: Thời kỳ UBKHKTNN (năm 1990 đổi tên
là Uỷ ban Khoa học Nhà nước) thực hiện chức năng quản lý khoa học
và kỹ thuật (bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa
học xã hội) trong hoàn cảnh cả nước bước đầu tiến hành công cuộc đổi
mới toàn diện, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước và theo định hướng XHCN.
5. Thời kỳ 1993 - 2003: Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội
khoá IX kỳ họp thứ nhất ngày 30 tháng 9 năm 1992, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 1993 quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học – Công nghệ
và Môi trường. Thời kỳ này, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi
trường, đồng thời có nhiệm vụ tổ chức, quản lý một số cơ sở nghiên
cứu triển khai và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc, trong
hoàn cảnh cả nước đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội theo đường lối
đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên,
theo yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và nhằm đáp ứng
những yêu cầu của thực tiễn, tại kỳ họp thứ I, Quốc hội khoá XI đã
quyết định tách chức năng quản lý nhà nước về Môi trường của Bộ
Khoa học – Công nghệ và Môi trường để thành lập Bộ Tài nguyên Môi

trường. Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định

14
số 54/2003/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ KH - CN .
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ.
Tại Nghị định số 54/2003/NĐ-CP, Bộ KH - CN được xác định là
cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công
nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng
lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch
vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu
phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ
quản lý theo quy định của pháp luật.
Bộ KH - CN có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau đây:
- Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án
luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác, chiến lược,
quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ sau khi được phê duyệt và các văn bản
quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ;
- Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư và
các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Về lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ, Bộ có những
nhiệm vụ cơ bản như sau:


15
Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các đề án về
phương hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển
giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy
việc hình thành các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở công
nghệ mới và công nghệ cao;
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và
trình Chính phủ đề án về quy hoạch mạng lưới các tổ chức nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước. Xây dựng và
trình Thủ tướng Chính phủ về điều kiện thành lập và cơ chế hoạt động
của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp
luật, cơ chế đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, biện pháp thực
hiện chính sách xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nước, sử dụng,
phát triển nhân lực khoa học và công nghệ;
Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và
trình Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm cho lĩnh vực khoa học và
công nghệ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù riêng
của hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước;
Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Quy định cụ thể điều kiện thành lập đối với từng loại hình tổ
chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
Thống nhất quản lý việc đăng ký hoạt động đối với các tổ chức nghiên
cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy
định của pháp luật;
Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các quỹ phát triển khoa học
và công nghệ Quốc gia theo quy định của Chính phủ;


16
Tổ chức thẩm định, giám định nhà nước về công nghệ đối với các
dự án đầu tư nhóm A, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội; thống
nhất quản lý hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, tư vấn và
chuyển giao công nghệ;
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin khoa
học và công nghệ;
Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Chính sách khoa học và
công nghệ Quốc gia; Hội đồng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng
Nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Về lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường chất lượng sản phẩm, Bộ có
những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam
theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế
và tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam;
Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống chuẩn đo lường, chứng
nhận mẫu chuẩn, quy định phép đo, phương pháp đo và phê duyệt mẫu
phương tiện đo; tổ chức việc kiểm định phương tiện đo, công nhận khả
năng kiểm định, uỷ quyền kiểm định nhà nước;
Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, quy định
nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí của các tổ chức công nhận và chứng
nhận chất lượng, tổ chức việc công nhận và chứng nhận chất lượng; chủ
trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan ký kết và thực hiện các
thoả thuận, điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau trong hoạt
động công nhận và chứng nhận chất lượng sản phẩm;
- Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (không bao gồm quyền tác giả về văn
học, nghệ thuật và nhãn hiệu hàng hoá), Bộ có những nhiệm vụ cơ bản
sau:


17
Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Thực hiện các
biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;
Quy định và chỉ đạo hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý hoạt
động sở hữu trí tuệ; chỉ đạo về nghiệp vụ sở hữu trí tuệ đối với các
ngành, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở;
- Về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân,
Bộ có những nhiệm vụ cơ bản sau::
Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về năng lượng nguyên tử và
công nghệ hạt nhân;
Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức khai báo, đăng ký, cấp giấy phép về
an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ;
Thống nhất và chịu trách nhiệm quản lý về chất thải phóng xạ và
quan trắc môi trường phóng xạ; kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ;
- Quản lý và tổ chức việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc Bộ
theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân địa phương về việc thực hiện chủ trương,
chính sách, quy định của pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến Bộ KH - CN tại các đơn vị thuộc Bộ quản lý;
- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ; quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo
việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công theo quy


18
định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự
nghiệp, dịch vụ công thuộc Bộ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu
phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn của nhà nước thuộc Bộ
quản lý theo quy định của pháp luật;
- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi
Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của
pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước của Bộ;
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành
chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành
chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ,
xây dựng và quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân
sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức.
a) Các đơn vị giúp Bộ trưởng trong việc thực hiện chức năng
quản lý nhà nước
1. Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên: Giúp Bộ trưởng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ ở tất cả các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và


19
nhân văn, khoa học tự nhiên và các khoa học về biển, tài nguyên, môi
trường.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật: Giúp
Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ các ngành thuộc lĩnh vực: cơ khí,
luyện kim, điện, điện tử, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng và thực
phẩm, năng lượng, dầu khí, bưu chính viễn thông, thương mại – du lịch,
vật liệu, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc, quy hoạch đô thị –
nông thôn, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thuỷ sản, bảo quản
và chế biến nông – lâm – thuỷ sản, y học, địa chính
3. Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ: Giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động
đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ, chuyển giao công nghệ và tư
vấn về các lĩnh vực này.
4. Vụ Công nghệ cao: Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển
các công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: CNTT và truyền thông; công
nghệ sinh học; công nghệ tự động hoá; công nghệ vật liệu mới; công
nghệ năng lượng mới; công nghệ không gian.
5. Vụ Kế hoạch-Tài chính: Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý công tác kế hoạch đối với hoạt động khoa học, công nghệ và
quản lý tài chính về khoa học, công nghệ trong phạm vi cả nước; quản
lý tài chính, kế toán của Bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế: Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản
lý các hoạt động về quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước.
7. Vụ Pháp chế: Giúp Bộ trưởng thực hiện việc quản lý nhà nước
bằng pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; tổ chức thực hiện


20
công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản
quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ.
8. Vụ Tổ chức - Cán bộ: Thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng
quản lý hệ thống cơ quan nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hệ
thống cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và quản lý công tác phát
triển nhân lực khoa học, công nghệ; công tác tổ chức và cán bộ của Bộ
nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, tập trung trong điều hành của Bộ
trưởng, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và tổ chức của Bộ.
9. Thanh tra: Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ KH -
CN; thanh tra Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản
lý trực tiếp của Bộ trưởng; chỉ đạo và quản lý công tác thanh tra đối với
các tổ chức thuộc Bộ.
10. Văn phòng: Giúp Bộ trưởng điều hoà, phối hợp các hoạt động
của Bộ để bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng được toàn diện,
kịp thời nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Bộ; quản lý
tài chính, tài sản của đơn vị tài chính cấp III Văn phòng Bộ; giúp Bộ
trưởng quản lý trực tiếp một số mặt công tác khác như: kế hoạch hoạt
động khoa học và công nghệ của nội bộ Bộ, văn thư – lưu trữ, chuẩn bị
đầu tư và xây dựng, sửa chữa lớn – xây dựng nhỏ, tuyên truyền, tự vệ,
phòng chống lụt bão, phòng cháy, chữa cháy, lao động công ích.
b) Các cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về một
số lĩnh vực thuộc Bộ.
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất
lượng của các sản phẩm và hàng hoá trong cả nước.


21
2. Cục Sở hữu trí tuệ Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối
với hoạt động sáng kiến và sở hữu trí tuệ và phục vụ các hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng phát triển khoa học và công nghệ.
3. Cục kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân: Giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân.
4. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc.
c) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
1. Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ;
2. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;
3. Viện Ứng dụng công nghệ;
4. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia;
5. Trường Nghiệp vụ quản lý Khoa học và Công nghệ;
6. Trung tâm Tin học;
7. Báo Khoa học và Phát triển;
8. Tạp chí Hoạt động Khoa học;
9. Tạp chí Tia sáng.
d) các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ.
1. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
2. Công ty Công nghệ và phát triển.
3. Công ty Sở hữu công nghiệp INVESTIP
4. Công ty Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật – MITEC
5. Công ty Cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT.
6. Công ty Công nghệ, điện tử, cơ khí và môi trường EMECO.
7. Công ty Xuất nhập khẩu công nghệ mới – NACENIMEX.


×