Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC




PHẠM THỊ MAI HƯƠNG




NGÔN NGỮ HỘI THOẠI
CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC







HÀ NỘI - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC






PHẠM THỊ MAI HƯƠNG



NGÔN NGỮ HỘI THOẠI
CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU


Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC
Mã số : 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đinh Văn Đức



HÀ NỘI - 2010

2
M L
 Trang
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Đối tượng nghiên cứu 5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Nguồn tư liệu 6
6. Những đóng góp của luận văn 6
7. Cấu trúc luận văn 8

Chương 1.  9
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
1.2. Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu
của luận văn 11
1.2.1. Hội thoại 11
1.2.2. Quy tắc hội thoại 13
1.2.3. Cấu trúc hội thoại 19
1.2.4. Động từ nói năng 25
1.2.5. Lập luận trong hội thoại 28
1.2.6. Chiến lược giao tiếp 31
Chương 2. 
Truyện Kiều 36
2.1. Vài nét về ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều 36
2.2. Lập luận trong hội thoại Truyện Kiều 37

3
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của lập luận trong hội thoại Truyện Kiều 37
2.2.2. Cách thức lập luận trong hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều
và cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận 39
2.3. Chiến lược giao tiếp của các nhân vật trong Truyện Kiều 56
Chương 3.  sát các nhóm  t ch hành  nói nng
 Truyện Kiều 61
3.1. Đặc điểm các nhóm động từ chỉ hành động nói năng
trong Truyện Kiều 61

3.1.1. Đặc điểm cấu trúc 62
3.1.1.1. Về hình thức 62
3.1.1.2. Về cấu trúc 63
3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa và sự hành chức 64
3.2.2.1. Nhóm động từ chỉ hành động hỏi 64
3.2.2.2. Nhóm động từ chỉ hành động chào 66
3.2.2.3. Nhóm động từ chỉ hành động nói 67
3.2.2.4. Nhóm động từ chỉ hành động ước 71
3.2.2.5. Nhóm động từ chỉ hành động cầu khiến - mệnh lệnh 71
3.2.2.6. Nhóm động từ chỉ hành động cam kết 74
3.2.2.7. Nhóm động từ chỉ hành động biểu cảm 75
3.2. Nhận xét về các nhóm động từ chỉ hành động nói năng
qua ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều 78
 90
 92


4




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong quá
trình giao tiếp có nhiều hoạt động truyền đạt thông tin diễn ra nhưng hội thoại là
hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất và thường xuyên nhất của con
người. Hội thoại là hoạt động giao tiếp hai chiều có sự tương tác lẫn nhau giữa
người nói và người nghe. Để đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn của
bản thân, vai trò của người tham gia giao tiếp đối với việc sử dụng ngôn ngữ có

ý nghĩa then chốt. Ngôn ngữ hội thoại chính vì vậy trở thành đối tượng quan tâm
đặc biệt của ngữ dụng học.
Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ nhân vật nói chung và ngôn ngữ hội
thoại của nhân vật nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần khắc họa
tính cách nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của tính cách và tình tiết cốt truyện
cũng như thể hiện ý đồ nghệ thuật và nội dung của tác giả.
Xét trong tiến trình lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học, việc nghiên cứu
ngôn ngữ hội thoại là một mảng đề tài lớn từ trước đến nay đã được nhiều nhà
ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước đề cập. Tuy nhiên, những công trình đi
sâu vào ngôn ngữ hội thoại trong tiếng Việt và đặc biệt là trong tác phẩm văn
học chưa nhiều, chủ yếu về lí thuyết. Từ thực tiễn đó, trong luận văn này chúng

5
tôi vận dụng lí thuyết hội thoại để tập trung nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ hội
thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Mặt khác, vị trí và tầm vóc Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam
cũng là lí do khiến chúng tôi chọn tác phẩm này là đối tượng nghiên cứu của
luận văn. Truyện Kiều là kiệt tác của nền văn học nước ta. Có rất nhiều yếu tố
góp phần làm nên thành công của Truyện Kiều nhưng một trong những nhân tố
hàng đầu có thể kể đến là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du,
trong đó có ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật. Việc xây dựng thành công ngôn
ngữ hội thoại của nhân vật của Nguyễn Du đã tạo cho tác phẩm của ông một sự
đa thanh, giàu giọng điệu, bộc lộ và phát huy tối đa khả năng thể hiện phong
phú, đa dạng của câu thơ lục bát Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Hội thoại là một dạng hoạt động ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: Lời ăn
tiếng nói thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và lời trao đáp của các
nhân vật hội thoại đã được chủ thể tác giả tái tạo lại và thể hiện trong tác phẩm
văn học. Hội thoại trong tác phẩm văn học có thể gồm dạng song thoại, tam thoại
và đa thoại. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát ngôn ngữ hội

thoại do hai nhân vật thể hiện (song thoại) trong Truyện Kiều.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều
của chúng tôi nhằm các mục đích:
a. Khảo sát ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật chính trong Truyện Kiều.
Từ đó bước đầu làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hội thoại độc đáo, đặc sắc
của đại thi hào Nguyễn Du.

6
b. Chỉ rõ nhóm động từ chỉ hành động nói năng trong Truyện Kiều và vai trò
của chúng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật cũng như thể hiện ý đồ nghệ thuật
của truyện.
c. Nghiên cứu phương thức lập luận trong lời thoại của các nhân vật
trong Truyện Kiều cũng như chiến lược giao tiếp của các nhân vật từ đó chỉ rõ
các quy tắc cấu tạo lập luận trong lời nói và quy tắc hội thoại nhằm tăng hiệu
quả giao tiếp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Hội thoại là hoạt động giao tiếp của con người diễn ra trong xã hội. Theo đó
nghiên cứu hội thoại phải gắn liền với ngữ cảnh hội thoại (tâm lí, phong tục, văn
hoá, đặc điểm dân tộc ) cũng như vị thế, thể diện nhân vật tham gia hội thoại,
tình huống Chính vì vậy phương pháp hữu hiệu khi nghiên cứu hội thoại là
phương pháp xã hội – dân tộc học kết hợp với phương pháp phân tích diễn ngôn.
Mặt khác, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích để chỉ ra các phương
thức lập luận và chiến lược giao tiếp trong các cuộc thoại của nhân vật. Phương
pháp thống kê có tác dụng cung cấp những dữ liệu, số liệu xác định, tạo cơ sở cho
việc phân tích cuộc thoại. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp diễn dịch
và phương pháp quy nạp để đưa ra các kết luận cơ bản của luận văn.
5. Nguồn tư liệu
Ra đời từ đầu thế kỉ XIX, bản thảo gốc, hoàn chỉnh của Truyện Kiều của
Nguyễn Du hiện nay không còn nữa. Từ đó đến nay thời nào cũng có nhiều

người, nhiều nhà xuất bản đứng ra khảo đính, chú thích, xuất bản Truyện Kiều,
tuy nhiên giữa các văn bản đó vẫn có sự khác biệt về một số câu, chữ. Song để
tìm được một văn bản gần nguyên tác và được sự đồng thuận của mọi người là

7
việc vô cùng khó khăn. Trong số các văn bản Truyện Kiều đã được xuất bản, bản
Truyện Kiều của Nhà xuất bản Giáo dục (1996) do Giáo sư Nguyễn Thạch Giang
khảo đính và chú giải, đã được xuất bản đến lần thứ mười hai có độ tin cậy khá
cao về câu chữ. Chính vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chọn bản này làm tư
liệu để khảo sát, thống kê ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật.
6. Những đóng góp của luận văn
Trong thực tiễn nghiên cứu ngữ dụng học hiện nay, việc nghiên cứu ngôn
ngữ hội thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học, đặc biệt là truyện thơ vẫn
chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Vì vậy, thông qua đề tài này chúng
tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ trong việc khám phá địa hạt nhiều mới mẻ và đầy
hứa hẹn này.
Thông qua việc khảo sát các nhóm động từ chỉ hoạt động nói năng trong
Truyện Kiều, luận văn bước đầu đã phân loại được các nhóm động từ nói năng,
cụ thể là hành động nói năng trong lời thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều.
Kết quả ấy cung cấp thêm cứ liệu cho một hướng nghiên cứu mới về các nhóm
hành động qua lời thoại nhân vật, cần được nghiên cứu một cách dài hơi hơn ở
những công trình lớn hơn.
Mặt khác, việc nghiên cứu các phép lập luận và chiến lược giao tiếp qua
lời thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều còn góp phần chứng minh tính đúng
đắn và hiệu quả thực tế của lí thuyết lập luận và lí thuyết hội thoại khi vận dụng
trong đời sống văn học. Từ đó có thể mở rộng ra vận dụng những tri thức về lí
thuyết hội thoại và lí thuyết lập luận trong hội thoại của cuộc sống giao tiếp
thường nhật, trong diễn đạt cũng như trong ứng xử với những vai giao tiếp khác
nhau trong xã hội sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.


8
Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần giúp độc giả nói
chung và độc giả Truyện Kiều nói riêng khám phá thêm nét tài tình trong nghệ
thuật xây dựng ngôn ngữ hội thoại nhân vật của Nguyễn Du bên cạnh những nét
đặc trưng khác của phong cách nghệ thuật Nguyễn Du như: nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự, bút pháp tả
cảnh ngụ tình Chính điều này đã góp phần cá tính hoá nhân vật, mỗi nhân vật
trong Truyện Kiều đều có một lối nói riêng, một vốn từ riêng, không thể trộn lẫn.
Nhờ đó đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm sự phong phú, đa dạng trong bút pháp
Nguyễn Du và góp thêm những cứ liệu cho việc dạy và học Truyện Kiều.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí thuyết
Chương 2. Lập luận trong hội thoại và chiến lược giao tiếp của các nhân
vật trong Truyện Kiều
Chương 3. Khảo sát các nhóm động từ chỉ hành động nói năng qua ngôn
ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều








9




NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước đây, hội thoại là đối tượng nghiên cứu của xã hội học, xã hội ngôn
ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Mĩ. Đến năm 1970, hội thoại chính thức trở thành
đối tượng nghiên cứu của một phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân ngành phân
tích hội thoại (conversation analysis). Từ đó đến nay, ngôn ngữ hội thoại, ngôn
ngữ lời nói đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu: N. Chomsky,
J.Austin, J. Fillmore, H.P. Grice, S.C. Dik trong đó H.P.Grice là tác giả có
những đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu lí thuyết hội thoại hơn cả. Trong tác
phẩm Logic and conversation ông đã nghiên cứu nguyên lí cộng tác hội thoại,
tương tác hội thoại, lôgic với hội thoại cũng như phân chia các phương diện liên
kết hội thoại. Chính những lí thuyết này cùng với những nghiên cứu về hội thoại
của các tác giả khác đã đặt cơ sở lí thuyết cho những nghiên cứu về hội thoại của
các nhà Việt ngữ học.
Ở Việt Nam, có thể kể đến Đỗ Hữu Châu với Đại cương ngôn ngữ học.
Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 2001; Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học
Sư phạm, 2003; Nguyễn Đức Dân với Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục,
1998; Cao Xuân Hạo với Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Tập 1, Nxb Khoa học Xã
hội; Đỗ Thị Kim Liên với Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, 1999; Giáo

10
trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Nguyễn Thị Quy với
Vị từ hành động và các tham tố của nó, Nxb Khoa học Xã hội, 1995 v.v và một
số tác giả khác như Hoàng Phê, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Hiệp, Lê
Đông đã công bố những công trình có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn
đề hội thoại. Trong đó đáng chú ý nhất là hai công trình ([4], [29]) đề cập một
cách hệ thống các vấn đề có tính chất cập nhật của lí thuyết hội thoại: sự quy
chiếu và chỉ xuất khi nói, lập luận, quy tắc hội thoại, ý nghĩa tường minh, nghĩa

hàm ẩn và nghĩa tình thái.
Nhìn chung, các công trình trên đã xây dựng nền tảng lí luận cơ bản,
vững chắc về lí thuyết hội thoại: vận động hội thoại, các quy tắc hội thoại,
thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, ngữ nghĩa hội
thoại Trên cơ sở những tri thức nền đó, các nhà ngôn ngữ học về sau có thể
liên hệ, mở rộng, áp dụng nghiên cứu lí thuyết hội thoại trong thực tiễn đời
sống và văn học.
Tuy nhiên, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học ở
Việt Nam là địa hạt nghiên cứu khá mới mẻ. Số lượng các công trình công bố
không nhiều, có thể kể ra như: Lê Thị Trang, Ngôn ngữ hội thoại của các nhân
vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Vinh,
2002; Đinh Trí Dũng, Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,
Ngữ học trẻ 99, tr.268; Đinh Thị Khang, Ngôn ngữ đối thoại trong truyện Nôm,
Văn hoá dân gian, 1992, số 4, tr.49-53 v.v Về cơ bản, các công trình trên chỉ
mới đặt những viên gạch đầu tiên cho một hướng nghiên cứu mới hấp dẫn của
ngữ dụng học.
Nếu xét riêng lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật
trong truyện thơ, đặc biệt là Truyện Kiều thì số lượng công trình lại càng ít hơn

11
và nhìn chung chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Theo tổng kết sơ bộ của
chúng tôi hiện có khoảng hơn 1.200 thư mục viết về Truyện Kiều nhưng chủ
yếu các công trình này nghiên cứu Truyện Kiều ở phương diện văn học. Việc
nghiên cứu Truyện Kiều với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học rõ nét nhất
là công trình Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb
Khoa học Xã hội, 1985 của nhà nghiên cứu Phan Ngọc. Có thể nói trước Phan
Ngọc chưa có một công trình ngôn ngữ học nào nghiên cứu về Truyện Kiều
công phu như vậy. Song trong chuyên khảo này, tác giả chủ yếu nghiên cứu
Truyện Kiều từ điểm nhìn của phong cách học, còn điểm nhìn của ngữ dụng
học chưa được tác giả chú ý khai thác. Từ phong cách học, Phan Ngọc chứng

minh những nét khu biệt của thiên tài Nguyễn Du cũng như những nét đặc sắc
của kiệt tác Truyện Kiều.
Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều nhìn chung chỉ
mới được khảo sát ở mức độ nhỏ lẻ, có vẻ thiếu hệ thống, số lượng các công
trình đi sâu nghiên cứu còn rất hạn chế [27], [28], [30], [31], [32]. Trong hai
công trình của GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên ([26], [29]) về ngôn ngữ hội thoại, ngôn
ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều chỉ xuất hiện với tư cách là
dẫn chứng. Chính vì vậy, ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều - một trong
những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du vẫn là một lĩnh vực còn để ngỏ,
đòi hỏi những khảo sát có hệ thống và toàn diện.
1.2. Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn
1.2.1. Hội thoại
Trong giới Việt ngữ học hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hội
thoại (conversation). Hầu hết các tác giả đều định nghĩa về hội thoại một cách sơ

12
bộ, có tính chất giả thiết để làm việc, chủ yếu tìm thấy ở các sách nêu vấn đề có
tính chất đại cương hay một số chuyên luận.
Tác giả Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo quan niệm: “Hội thoại là hoạt động
giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội
dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” (Tiếng Việt 12, Ban Khoa
học Xã hội, Nxb Giáo dục, 1995, tr.3-4).
Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên
kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi. Bên nghe lại
trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại” [7; 76].
Tác giả Hồ Lê đưa ra quan niệm hội thoại gắn với hành vi phát ngôn như
sau: ″Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích thích
bởi một sự kiện hiện thực kể cả hội thoại hoặc một xung đột tâm lí của người
phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham gia hội
thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời nói của mình để phản

ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp tham
gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và về cách xử lý
mối quan hệ giữa người phát ngôn và ngữ huống và của một dự cảm về hiệu quả
lời nói ấy đối với người thụ ngôn hội thoại trực tiếp″ (Cú pháp tiếng Việt, tập III,
Nxb Khoa học Xã hội, 1993, tr.180).
Đỗ Hữu Châu sau khi khẳng định tính chất thường xuyên, phổ biến của
hội thoại trong giao tiếp bằng ngôn ngữ đã mở rộng khái niệm hội thoại ra làm
nhiều bình diện khác nhau. Ông phân biệt hai khái niệm hội thoại (conversation)
và đối thoại (dialogue). Đỗ Hữu Châu dùng thuật ngữ hội thoại cho mọi hoạt
động, mọi hình thức hội thoại nói chung. Thuật ngữ đối thoại được dùng cho
hình thức đối thoại tích cực mặt đối mặt giữa những người hội thoại. Trong đối

13
thoại lại có đối thoại tay đôi, đối thoại tay ba, tay tư, gọi chung là đa thoại. Đối
thoại tay đôi được gọi là song thoại [4; 205].
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên thì định nghĩa: “Hội thoại là một trong những
hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một
ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay
hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [29; 18].
Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù cách định nghĩa, cách quan niệm có thể
khác nhau nhưng nhìn chung nội hàm về khái niệm hội thoại của các tác giả nêu
trên cơ bản là giống nhau. Chúng tôi cũng đồng tình với các tác giả và cho rằng
hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời giữa những người tham gia giao tiếp
nhằm những mục đích nào đó. Hội thoại diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định
trong đó giữa các nhân vật tham gia giao tiếp có sự tương tác lẫn nhau (hành vi
ngôn ngữ, hành vi nhận thức) nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
1.2.2. Quy tắc hội thoại
Khi tham gia hội thoại, để đạt được đích giao tiếp, các nhân vật tham
gia hội thoại phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, được gọi là nguyên
tắc hội thoại.

Nguyên tắc thương lượng: Khi tham gia hội thoại, các nhân vật nhiều khi
phải có câu mở đầu có tính thăm dò nhằm đi đến một sự thoả thuận chung về đề
tài, nội dung cuộc thoại, về số lượng người tham gia tạo điều kiện cho cuộc thoại
thành công.
Ví dụ:
[ ] – Hay bây giờ em định thế này Song anh có cho phép em mới
dám nói

14
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái
ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em
chạy sang
(Ngữ văn 8.T1, Nxb Giáo dục, H., 2007, tr.109)
Trong ví dụ trên, việc thương lượng của Dế Choắt nhằm dò tìm thái độ
của Dế Mèn để còn liệu ứng xử cho phù hợp, tránh làm phật lòng Dế Mèn.
Nguyên tắc luân phiên lượt lời: Trong hội thoại, các nhân vật tham gia
phải có sự luân phiên lượt lời thích hợp. Lượt lời là lời của nhân vật tham gia
hội thoại hướng tới người nghe, được bắt đầu từ khi mở thoại đến kết thoại.
Tương tự, lượt lời của nhân vật khác cũng vậy. Sự luân phiên lượt lời được thể
hiện qua hành vi trao lời và đáp lời.
Trong hội thoại, để cuộc thoại đạt được đích mong muốn, lượt lời, nói
cách khác là hành vi trao lời và đáp lời giữa người nói và người nghe phải có sự
tương tác thích hợp. Các nhân vật tham gia hội thoại phải có sự phối hợp về từ
ngữ, cách nói, cách ứng xử sao cho phù hợp với nội dung cuộc thoại. Lượt lời
của các nhân vật phải tạo nên sự kế tục, nối tiếp nhau, thúc đẩy cuộc thoại tiến
triển theo hướng tích cực.
Ví dụ:
- Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ?
- Phải.

- Thưa Có phải ngọc thật không?
- Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật.
- Ông có nhớ đã bán cho ai không?
- Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình.

15
- Giá bao nhiêu ạ?
- Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng.
- Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?
Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:
- Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có.
Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt
đầu đổ.
- Nhưng sao ông lại làm như vậy?
Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói:
- Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa
cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé.
(Tiếng Việt 5.T1, Nxb Giáo dục, 2007, tr.142)
Trong cuộc thoại trên, hai nhân vật hội thoại đưa ra lời trao – đáp hết sức
nhịp nhàng. Cả hai đều có sự điều chỉnh về từ ngữ, thái độ ứng xử tạo điều kiện
cho cuộc thoại tiến triển. Nhờ vậy, dù hai nhân vật mới quen nhau nhưng giữa họ
vẫn có sự giao tiếp dễ dàng, đầy cảm thông.
Tôn trọng nguyên tắc lượt lời là không nói quá nhiều, quá dài, quá lâu,
làm mất lượt lời của người đối thoại hoặc không chen ngang, không cướp lời
người đối thoại.
Nguyên tắc mạch lạc: Để cuộc thoại thành công, các lời trao và lời đáp
phải có sự liên kết về nội dung và hình thức cũng như về hành động nói năng.
Về nội dung, các lượt lời tham gia cuộc thoại phải cùng đề cập đến một
chủ đề, một nội dung thống nhất nào đó.
Ví dụ:

- Sao anh lại bắt chim? - Thằng bé nhất hỏi.

16
- Vì chúng nó hót hay lắm.
- Không nên bắt, cứ để cho chúng muốn bay đi đâu thì bay.
- Được, mình sẽ không bắt nữa!
- Nhưng anh hãy bắt cho em một con đã.
- Em muốn chim gì?
- Chim gì hót vui vui ấy. Để nhốt vào lồng.
- Thế thì chim bạch yến nhé?
- Mèo nó bắt mất - Thằng thứ hai nói – Mà bố cũng chẳng cho nuôi.
Thằng anh lớn tán thành:
- Đúng đấy, bố chẳng cho nuôi đâu
(Ngữ văn 9.T1, Nxb Giáo dục, H., 2007, tr.229)
Trong cuộc thoại trên, các lượt lời đều xoay quanh trò chơi bắt chim của
các đứa bé hàng xóm.
Về hình thức, trong cuộc thoại, thông thường giữa lời trao và lời đáp của
các nhân vật tham gia có thể có các phương tiện liên kết như: đại từ liên kết (ấy,
thế, vậy, đó ), quan hệ từ liên kết hoặc trợ từ (nhưng, và, vì ), dùng phép tĩnh
lược, phép lặp, từ tình thái (dạ, vâng ).
Chẳng hạn, trong ví dụ vừa trích dẫn ở trên, giữa các câu trao và câu đáp
của các nhân vật tham gia hội thoại đều có sự liên kết về mặt hình thức. Các
nhân vật đã sử dụng đại từ liên kết (thế), quan hệ từ liên kết (nhưng, vì), phép lặp
(lặp câu bố chẳng cho nuôi đâu). Chính nhờ vậy, cuộc thoại trên trở nên trôi
chảy, mạch lạc.
Về hành động nói năng, lời trao và lời đáp có sự liên kết thích ứng với
nhau. Chẳng hạn, có câu hỏi thì phải có câu trả lời, câu đề nghị thì phải có câu
đáp ứng hoặc từ chối v.v

17

Ví dụ:
Câu trao là câu hỏi, câu đáp là câu trả lời:
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
(Ngữ văn 9.T1, Nxb Giáo dục, H., 2007, tr.170)
Câu trao là câu đề nghị, câu đáp là câu từ chối:
- Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp con. Bà Nghị nhả
miếng bã trầu cầm tay, quai thật dài cặp môi cắn chỉ :
- Chẳng cứu với vớt gì cả! Mày có bán đứa con gái tao mua!
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố, Nxb Hội Nhà văn, H., 2006, tr.95)
Nguyên tắc lịch sự: Khi tham gia hội thoại, người nói phải khiêm tốn và
tôn trọng thể diện người nghe. Không nên nói đề cao mình, nói quá nhiều về
mình cũng như chen ngang, cướp lời người đối thoại.
Ví dụ: Trong giao tiếp, cần giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, tránh đặt những câu
hỏi làm phiền lòng người đối thoại, xúc phạm thể diện của họ:
- Tại sao cả tháng nay chẳng thấy cậu mặc chiếc áo mới nào?
- Nhà chị không có xe hay sao mà cứ sang nhà em mượn xe vậy?
- Chú ơi, sao chú cứ dùng mãi chiếc ti vi cũ này thế?
Nguyên tắc cộng tác: Các bên tham gia hội thoại phải góp phần mình (về
lượt lời, về nội dung) mang tính thiện chí để đạt tới đích của cuộc thoại. Như
vậy, điều quan trọng là khi tham gia hội thoại, các bên tham gia phải có thiện
chí thúc đẩy cuộc thoại tiến triển. Nếu không tuân thủ điều này, cuộc thoại mặc
dù đảm bảo về lượt lời, về nội dung nhưng vẫn đi vào ngõ cụt, vi phạm nguyên
tắc cộng tác.


18
Ví dụ:
- Hương về hè có vui không?
- Cũng vui.

- Mùa màng quê mình độ này thế nào?
- Vẫn như mọi khi.
- Cụ ở nhà có khoẻ không?
- Bình thường.
- Chắc khi chú Hà tôi đi học Hương đã nghỉ hè rồi?
- Không rõ lắm.
- Nghe nói thầy Chởi đi học ở Hà Nội?
- Tôi cũng không được biết.
(Thời xa vắng, Lê Lựu, Nxb Văn học, H., 1998)
Trong cuộc thoại trên, mặc dù lời trao của người nói đã được đáp lại
nhưng lời đáp mang tính gượng ép, nhạt nhẽo, thiếu sự hưởng ứng. Vì vậy, cuộc
thoại đã thất bại.
Theo H.P.Grice, nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) gồm các
phương châm sau:
Phương châm về chất: nên nói những điều mình tin là đúng và có bằng
chứng xác thực.
Phương châm về lượng: khi tham gia hội thoại, cần nói cho có nội dung,
nội dung của lời nói phải đáp ứng cuộc thoại, không thiếu, không thừa.
Phương châm về cách thức: nên nói một cách rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn,
có trật tự, dễ hiểu, tránh nói mập mờ, tối nghĩa.
Phương châm về quan hệ: cần nói sao cho thích hợp với cuộc thoại, tránh
nói lạc đề.

19
Ví dụ:
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép: “Mặc dù tên cướp rất hung hăng,
gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8”. Rồi cô hỏi:
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?
Hùng nhanh nhảu:
- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.

(Theo Truyện cười dân gian)
Trong truyện cười trên, nhân vật hội thoại đã vi phạm phương châm quan
hệ (nói lạc đề).
1.2.3. Cấu trúc hội thoại
Các đơn vị tham gia cấu trúc hội thoại gồm có: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp
thoại, tham thoại và hành động ngôn trung (còn gọi là hành vi ngôn ngữ).
Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương tác (interation) là đơn vị hội thoại
lớn nhất trong hội thoại. Thông thường, để xác định một cuộc thoại có thể có các
nhân tố sau:
- Nhân vật hội thoại: có thể có hai, ba hoặc nhiều người tham gia.
- Sự thống nhất về thời gian và địa điểm diễn ra hội thoại.
- Sự thống nhất về chủ đề hội thoại. Các tham thoại cấu thành cuộc thoại
phải có xu hướng thống nhất về chủ đề.
Ví dụ:
Phượng sôi nổi, nồng hậu:
- Em mừng quá, chị Hoài ơi. Để em xách tay nải cho.
Lí ôm chầm người phụ nữ đã một thời là dâu trưởng, nức nở:
- Đúng là có linh tính nhé. Chị xem lời em nói có thiêng không? Em vừa
nói: Ước gì chị Hoài hiện ra bây giờ nhỉ.

20
- Hơn chục năm nay chị Hoài chưa lên Hà Nội rồi đấy. - Luận nói.
- Làm gì! Đám cưới chú và cô Phượng chị còn lên dự cơ mà. Mới có chín
năm thôi. Bận quá. Nhà nông chẳng bao giờ hết việc. Ông đau?
Luận ra vẻ thành thạo:
- Tháng này đã cấy đâu chị? Ông ở trên nhà, có lẽ sắp xuống đấy.
- Dưng mà còn rỡ khoai tây. Còn họp Đại hội. Định đi từ sớm kia, mà
công kia việc nọ cứ dồn tới.
- Cứ vứt toạch công việc một chỗ đã, chị ạ. – Lí chêm, hai mắt tí lại - Đời
người chỉ những lo cùng lo có chết!

- Ông có khoẻ không, hai cô?
- Ông không khoẻ lắm, chị ạ. - Phượng đáp, chưa hết mừng rỡ - Gặp chị ở ngoài
đường không chắc em đã nhận ra được đâu. Hôm cưới em, chị mặc áo vét như cán bộ kia.
Luận đi cạnh Hoài, nghiêng nghiêng đầu:
- Thì chị vẫn là chủ nhiệm chứ, chị Hoài?
Người phụ nữ cười:
- Vẫn, nhưng tôi chuyển sang làm chủ nhiệm hợp tác xã đan dệt thảm ngô
rồi. Đấy, cái bãi soi hồi chú về chơi, đi thuyền ra, xem chọi trâu ấy, giờ bạt ngàn
là ngô. À, cô Phượng chuyển được công tác về dưới này rồi nhỉ. Thôi thế cũng
mừng. Rồi lo cho bà, cho cháu về dần cô ạ.
Phượng nắm tay chị Hoài:
- Sao chị biết em chuyển công tác về dưới này?
- Ông viết thư cho tôi. Ông kể hết. Cả chuyện cậu Cừ. Thế nên tôi mới sốt
ruột, phải lên ngay. Sợ ông buồn.
(Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng -
Ngữ văn 12 nâng cao.T2 - Nxb Giáo dục, 2008, tr.102)

21
Trong cuộc thoại trên, có 4 nhân vật tham gia: Hoài, Lí, Luận, Phượng.
Cuộc thoại diễn ra ở nhà ông Bằng, trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi Tết.
Cuộc thoại xoay quanh những đổi thay của các thành viên trong gia đình ông
Bằng sau nhiều năm gặp lại.
Đoạn thoại là đơn vị gồm một số cặp trao lời, đáp lời có sự liên kết chặt
chẽ với nhau về chủ đề và mục đích. Đoạn thoại thường gồm các phần: mở thoại,
thân thoại và kết thoại.
Phần mở thoại thường là phần có tính đưa đẩy, thăm dò, thương lượng về
đề tài, về số lượng, về thái độ Trong phần này, người nói thường sử dụng lời
chào, lời giới thiệu mang tính nghi thức nhằm tạo lập quan hệ, hướng người nghe
tham gia cuộc thoại.
Ví dụ:

Dùng hành vi chào người mới gặp:
- Chào bác! Em bé nói với tôi.
- Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em
(Theo A. Đô-đê - Tiếng Việt 5.T1, Nxb Giáo dục, 2007, tr.160)
Dùng hành vi hỏi để chào:
- Bà lão chưa đi hàng cơ à? Muộn mấy?
- Chưa bà ạ. Mời bà vào chơi trong này!
(Ngữ văn 9.T1, Nxb Giáo dục, H., 2007, tr.168)
Dùng hành vi hỏi mang tính thăm dò:
- Không biết cháu có làm mất thời gian của bác không ạ?
- Bác có vội gì đâu. Có chuyện gì cháu kể cho bác xem nào.
Dùng hành vi hỏi để thông báo, dẫn dắt người nghe tham gia cuộc thoại:
- Thanh, biết gì chưa?

22
- Biết gì?
- Đúng là người thượng cổ. Bây giờ mà còn ngồi bật ghita ung dung
như ông từ vào đền Cậu biết không? Cậu bị phân về khoa pháp y, phẫu
thuật tử thi rồi.
(Chàng trai tên sân thượng, Dương Thu Hương, trích trong
Truyện ngắn đạt giải thưởng Tạp chí Văn nghệ quân đội 1983-1985,
Tổng cục Chính trị, H., 1985, tr.128)
Phần thân thoại có thể gồm một hoặc một số đoạn thoại trong đó mỗi đoạn
có sự thống nhất về chủ đề hội thoại.
Phần kết thoại là phần tổng kết, kết luận về chủ đề đã triển khai ở phần
thân thoại. Đó thường là lời cảm ơn, xin lỗi, hứa hẹn, lời chúc hoặc lời tạm biệt
Ví dụ:
Lời cảm ơn:
- Cảm ơn bác đã cho cháu những lời khuyên bổ ích.
- Lần sau có chuyện gì cứ kể với bác. Không phải ngại!

Lời tạm biệt:
- Thôi tôi về nhé!
- Vâng mời bác lại nhà!
Lời chúc:
- Cậu đi may mắn nhé!
- Cậu ở lại mạnh khoẻ đấy!
Cặp thoại là đơn vị cấu thành đoạn thoại. Cặp thoại gồm đơn vị dẫn nhập
và hành vi hồi đáp. Cặp thoại là những lời ứng đáp thể hiện sự tương tác qua lại
giữa người nói và người nghe. Nói cách khác, đó là hai phát ngôn có quan hệ
trực tiếp với nhau, chẳng hạn: hỏi - trả lời, chào – chào, trao - nhận, đề nghị -

23
đáp ứng, xin lỗi - chấp nhận xin lỗi, nhận định - bác bỏ Các thành viên của cặp
thoại có thể đứng kế cận hoặc bị gián cách, tức là bị các cặp thoại khác chen vào.
Ví dụ:
Câu trao là một câu hỏi, câu đáp là câu trả lời:
- Vậy chớ ông bắt bằng gì?
- Tôi bắt bằng hai tay không.
(Bắt sấu rừng U Minh Hạ trích Hương rừng Cà Mau,
Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1986)
Câu trao là câu đề nghị, câu đáp là câu chấp nhận:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho
lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
(Tiếng Việt 4.T1 – Nxb Giáo dục, H., 2006)
Câu trao là câu nhận định, câu đáp là câu bác bỏ:
- Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều.

Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
(Ngữ văn 9.T1, Nxb Giáo dục, H., 2007, tr.9)
Câu trao là câu chào, câu đáp là câu chào đáp:
- Hiếu đấy à, cháu?
- Bà, cháu chào bà!
(Truyện ngắn hay 1997, Nxb Hội Nhà văn, H., 1998, tr.174)
Câu trao là câu xin lỗi và câu đáp là câu thể hiện thái độ thông cảm:

24
- Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm.
Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào
bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi
khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm
muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Ngữ văn 8.T1, Nxb Giáo dục, H., 2006, tr.112)
Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một cá nhân nói ra cùng với tham thoại
khác lập thành một cặp thoại. Tham thoại có thể trùng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn
lượt lời.
Tham thoại trùng lượt lời:
- Mày làm nghề gì?
- Đội viên du kích.
- Ai sai mày làm việc này?
- Lòng yêu nước
(Ngữ văn 6.T1, Nxb Giáo dục, H., 2006, tr.123)
Tham thoại nhỏ hơn lượt lời:
- Mẹ
- Làm sao nào? Cô lại muốn xin xỏ chứ gì?
- Mẹ cho con ít tiền. (Hai lượt lời nhưng chỉ có một tham thoại)

Tham thoại lớn hơn lượt lời:
- Có chuyện gì thế?
- Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

×