Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.2 KB, 112 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH



THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT KÝ
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG



Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương



Hà Nội - 2012

LỜI CẢM ƠN




3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Cấu trúc luận văn 9
NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 11
1.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật 11
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 11
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người 14
1.2. Hành trình sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường 16
1.1.1. Vài nét về cuộc đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường 16
1.1.2. Về hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường 18
1.2.3. Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể ký 19
CHƯƠNG 2. NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI
TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 25
2.1. Bức tranh đời sống phong phú, đa dạng 25
2.1.1. Bức tranh chân thực về đời sống xã hội 25
2.1.1.1. Chiến tranh và những vấn đề hậu chiến 25
1.1.1.2. Những vấn đề thế sự nóng bỏng 31
2.1.2. Chiều sâu văn hóa và khám phá về lịch sử 36
2.1.2.1. Chiều sâu văn hóa 36

2.1.2.2. Khám phá về lịch sử 41
2.1.3. Thiên nhiên 44
2.1.3.1.Thiên nhiên hòa hợp với con người 46
2.1.3.2. Thiên nhiên mang màu sắc triết lý 52

4
2.1.3.3. Thiên nhiên - đối thoại và dự cảm 53
2.2. Thế giới nhân vật 55
2.2.1. Nhân vật cái tôi tác giả 56
2.2.2. Các kiểu nhân vật 62
2.2.1.1. Nhân vật anh hùng 63
2.2.1.2. Những con người mới 67
2.2.1.3. Danh nhân, nghệ sỹ 69
2.2.1.4. Thiếu nữ trong miền hoài niệm 73
CHƯƠNG 3. ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA KÝ
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 77
3.1. Ngôn từ nghệ thuật 77
3.1.1. Ngôn từ đậm chất thơ và giàu tính liên tưởng 77
3.1.2. Ngôn từ giàu màu sắc suy tưởng và triết lý 84
3.1.3. Ngôn từ mang tính khoa học, rành mạch và chặt chẽ 87
3.2. Giọng điệu trần thuật 89
3.2.1. Giọng sử thi huyền thoại 89
3.2.2. Giọng trữ tình suy ngẫm trầm tư, thấm đậm triết lý 92
3.2.3. Giọng chính luận mang màu sắc báo chí 95
3.2. Nghệ thuật kết cấu 97
3.3.1. Kết cấu theo mạch tâm lý 98
3.3.2. Kết cấu theo trường liên tưởng 100
3.3.3. Kết cấu theo kiểu luận đề 101
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107



5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng bao gồm tất cả các yếu tố của
quá trình sáng tạo nghệ thuật và kết quả hoạt động nghệ thuật của nhà văn.
Khám phá thế giới nghệ thuật của một nhà văn cho phép chúng ta có cái nhìn
đúng đắn, toàn diện về quá trình sáng tạo, quy luật sáng tạo, quan niệm về nghệ
thuật, cuộc sống, nhân sinh của tác giả, những đặc sắc về nội dung cũng như
nghệ thuật trong sáng tác của người nghệ sỹ.
Ký là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm trong lịch sử văn học và là
thể loại có tính cơ động, linh hoạt, nhạy bén. Với tư tưởng dân chủ mạnh mẽ và
tinh thần sẵn sàng dấn thân, nhập cuộc trên cơ sở tôn trọng hiện thực khách
quan, ký được đánh giá là một trong những thể loại tiên phong trong văn học
thời kỳ đổi mới. Viết ký không phải là khó nhưng để viết được hay thì lại không
dễ chút nào. Chính vì thế đã có nhiều nhà văn tham gia viết ký nhưng để thực sự
“chuyên tâm” với thể loại và gặt hái được thành công thì không nhiều tên tuổi.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số ít những nhà văn viết ký nổi tiếng của
văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã tạo nên dấu ấn riêng với phong cách sáng
tạo độc đáo, vừa trữ tình, lãng mạn, vừa thâm trầm, triết lí, tài hoa Có nhiều
người cho rằng trong thể ký ở Việt Nam, sau Nguyễn Tuân phải kể đến Hoàng
Phủ Ngọc Tường. Chính Nguyễn Tuân cũng đánh giá cao những trang ký của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông gọi đó là những trang văn “rất nhiều ánh lửa”.
Từ năm 2003, ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 12 với tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông. Đây
là một sự ghi nhận đáng kể vị trí của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với nền
văn học nước nhà. Ông cũng đã giành được nhiều giải thưởng cho những đóng

góp của mình, nổi bật là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Mặc dù, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả lớn về ký của văn học Việt Nam

6
hiện đại, song cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về văn
chương của ông một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lí do trên và lòng say mê, yêu thích văn chương
Hoàng Phủ Ngọc Tường, với mong muốn góp phần khẳng định giá trị ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường, giúp người đọc cùng cảm nhận và hiểu sâu hơn về những đặc
sắc nghệ thuật trong sáng tác của một cây bút xuất sắc của làng ký Việt Nam,
chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Lịch sử vấn đề
Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem như một hiện tượng của văn học miền
Trung và văn học cả nước sau 1975. Vì thế, những bài viết về con người và tác
phẩm ông tương đối nhiều. Tính đến nay có đến hàng trăm bài viết trên các báo,
tạp chí, trang web. Có thể tóm gọn các vấn đề được các nghiên cứu khai thác
như sau:
Khi tiếp xúc với những tác phẩm ký viết về đề tài chiến tranh của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến “chất lửa” trong ký của
ông. Nguyễn Tuân – ông hoàng của thể ký Việt Nam có thể nói là một trong
những người đầu tiên đã có cái nhìn rất bao quát về giá trị của ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường: “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa” [76, tr.3].
Tiếp nối, có nhiều bài viết khác đã khẳng định vẻ đẹp của “chất lửa” đó trong ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường như: nhà báo Phạm Xuân Hùng với bài Lửa phù dung
đăng trên báo Quảng Trị số 5/1999; Ngô Minh Hiền với bài Biểu tượng lửa
trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường in trên tạp chí Khoa học số 6/2004; Dạ
Ngân với bài Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nỗi niềm của lửa in trên báo Văn Nghệ
số tháng 12/2006.
Một trong những yếu tố của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường mà các nhà phê
bình hay đề cập đến là chất Huế và tính văn hóa. Trần Đình Sử là một trong

những nhà nghiên cứu đầu tiên đã đặt vấn đề về tính văn hóa của ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường, ông cho rằng: “Bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm
cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hóa, lịch sử của các hiện tượng đời
sống” [74, tr.298]. Hoàng Ngọc Hiến trong Ký và tiểu luận đã tìm thấy trong ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường những “suy tư về bản chất Huế, về quan hệ triết học

7
Con người – thiên nhiên” [8, tr.19]. Đặng Nhật Minh thì khẳng định giá trị của
ký Hoàng Phủ Ngọc Tường nằm trong “chất Huế của con người anh” [52,
tr.65]. Trần Thuỳ Mai thì khẳng định ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là “ký văn
hoá” trong bài viết Ký văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường (tạp chí Sông
Hương số 05/2002). Ngoài ra có thể kể đến một loạt những bài viết như: Đọc
bút ký “Rất nhiều ánh lửa” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng; Chiêm cảm Huế di
tích và con người của Hoàng Bình Thi; Đọc nhàn đàm của Hoàng Phủ Ngọc
Tường của Hoàng Sĩ Nguyên đăng trên tạp chí Sông Hương
Một đặc điểm khác mà các nhà nghiên cứu, phê bình cũng rất chú ý đó là
cảnh sắc thiên nhiên trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tiêu biểu như các bài
viết: Huế vẫn xanh và Tường vẫn trong (báo Văn hóa Thể thao số 2/11/1998) và
Thế giới tồn tại bởi sự lễ độ (Văn nghệ Trẻ số 22/8/1998) của nhà văn Văn Cầm
Hải; Người lễ độ với thiên nhiên của nhà báo Lê Đức Dục (báo Thừa Thiên Huế
số 2/1/2000); Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ của thiên
nhiên của Lê Thị Hường (tạp chí Sông Hương số 161-7/2002); Hoàng Phủ Ngọc
Tường và nỗi ám ảnh hoa phù dung của Ngô Minh (báo Phụ Nữ số ngày
24/2/2005), Hoàng Phủ Ngọc Tường và tài sản sông Hương của Kim Oanh (báo
Tuổi trẻ số ngày 29/11/2008); Vẻ đẹp của một dòng sông của Vũ Thị Luyến (tạp
chí Văn học trẻ, số T5 (1888)/2009);
Nhiều nhà nghiên cứu lại tập trung đi vào tìm hiểu về con người, cá tính
sáng tạo và tìm kiếm những đặc điểm chung của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, để
từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá rất xác đáng. Viết về con người Hoàng
Phủ Ngọc Tường, phần lớn các ý kiến đánh giá cao về vốn kiến thức uyên bác,

sâu rộng và khâm phục tài năng, nghị lực phi thường của ông, tiêu biểu như:
Đọc bút ký “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc Tường của nhà văn
Nguyễn Văn Bổng (bài phát biểu trong buổi lễ trao giải thưởng văn học, Hội
Nhà văn Việt Nam 1981-1982); Viết về tập bút ký “Ngọn núi ảo ảnh” của nhà
thơ Hoàng Cát (báo Văn Nghệ số 12/1999); Hoàng Phủ Ngọc Tường trong mắt
tôi của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (báo Văn hóa và Đời sống, Xuân Quý
Mùi); Từ A đến Z với Hoàng Phủ Ngọc Tường của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
(tạp chí Sông Hương số 161-7/2002); Hoàng Phủ Ngọc Tường - người ham chơi

8
của nhà thơ Ngô Minh (báo Tuổi trẻ số ngày 20/9/2007) và Người theo "chủ
nghĩa" mê đi của Hạnh Lê (báo Quảng Nam số 2/2007);
Đánh giá về những đặc sắc nghệ thuật, nét độc đáo trong phong cách
nghệ thuật Hoàng Phủ Ngọc Tường có những bài viết như: bài tựa của Nguyên
Ngọc trong tập bút ký Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (Nhà xuất bản Đà
Nẵng, 2001); Nghĩ về văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường của Ngô Minh (báo
Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh số 7/2002); Về việc giảng dạy thể
ký và ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình văn học phổ thông của
Lê Trà My (tạp chí Giáo dục số 49 năm 2006); Đọc Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng
Cát (tạp chí Cửa Việt năm 2000); Lễ hội riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường của
Nguyễn Trọng Tạo (tạp chí Cửa Việt năm 2002); Đọc tuyển tập Hoàng Phủ
Ngọc Tường của Đặng Tiến (tạp chí Diễn đàn Paris năm 2002)
Phần lớn các nghiên cứu trên chỉ dừng ở mức độ là các bài viết. Gần đây,
cũng xuất hiện một số công trình khoa học công phu hơn về ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường nhưng chủ yếu đi sâu vào một khía cạnh để nghiên cứu, tiêu biểu
như: Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa
của Ngô Minh Hiền (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, 2009). Ngoài ra,
còn có một số luận văn do các sinh viên, học viên tại các trường đại học thực
hiện.
Nhìn chung, những bài viết, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến

những nét tiêu biểu về con người và văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, đánh
giá cao vị trí, vai trò của nhà văn trong ký Việt Nam. Tuy nhiên, những đánh giá
đó mới chỉ là những lời nhận xét chung, khái quát, những công trình nghiên cứu
hệ thống về văn chương của ông còn rất ít. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn đi vào
tìm hiểu thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, để khám phá những
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, từ đó khẳng định vẻ đẹp của ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu mà luận văn xác định là: chỉ ra những nét độc đáo của bức
tranh cuộc sống và con người trong thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường và những đặc sắc của nghệ thuật biểu hiện.

9
Luận văn sẽ góp một tiếng nói khẳng định vị trí và đóng góp của ông đối
với sự phát triển của ký nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ
năm 1972 đến năm 2002, bao gồm 13 tập bút ký, truyện ký và nhàn đàm của
ông, chủ yếu là các tác phẩm được chọn lọc trong tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc
Tường và các tập xuất bản sau năm 2002: Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường -
tập 1: Nhàn đàm (Trần Thức tuyển chọn, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí
Minh, 2002); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường - tập 2: Bút ký (Trần Thức
tuyển chọn, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002); Tuyển tập
Hoàng Phủ Ngọc Tường - tập 3: Bút ký (Trần Thức tuyển chọn, Nhà xuất bản
Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002); Huế di tích và con người (Nhà xuất bản
Đà Nẵng, 2003); Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (Nhà xuất
bản Trẻ, 2005); Miền cỏ thơm (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007)
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp liên ngành
Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu chính trên, chúng tôi còn sử
dụng một số phương pháp khác như phương pháp tiểu sử, phương pháp cấu trúc,
để thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật độc đáo trong ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có ba
chương:
Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác của
Hoàng Phủ Ngọc Tường

10
Chuơng 2: Nét độc đáo của cuộc sống và con người trong ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường
Chương 3: Đặc sắc về phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường

11
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Những năm trước 1970, sáng tác của nhà văn thường được nhìn nhận như
một tập hợp đơn giản của các bộ phận, các mảng rời. Thực tế, các tác phẩm của

nhà văn tạo thành một thể thống nhất, giữa chúng tồn tại mối quan hệ gắn bó,
chặt chẽ như một sinh thể. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của
các lí thuyết nghiên cứu văn học khác Macxit, sáng tác của một nghệ sĩ được
nhìn nhận như một chỉnh thể, một thế giới riêng, một cõi sống riêng. Chính từ
yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong dạng chỉnh thể, khái niệm thế giới
nghệ thuật đã xuất hiện. Ở Việt Nam, khái niệm này được nhắc đến vào những
năm 80 và đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với sự ra đời của nhiều công
trình khoa học nghiên cứu tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học từ góc độ thế
giới nghệ thuật.
Khái niệm thế giới nghệ thuật được hiểu với hàm nghĩa rộng, chứa đựng
nhiều cấp độ khác nhau. Năm 1985, trong luận án Tiến sỹ Sự hình thành và
những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam
hiện đại, Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định hàm nghĩa thế giới nghệ thuật như
sau: “Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mỹ học bao gồm tất cả các yếu tố của
quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả các kết quả của quá trình hoạt động nghệ
thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mỹ. Thế
giới nghệ thuật bao gồm hiện thực – đối tượng khách quan của nhận thức nghệ
thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ
hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện
thực, tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Thế giới nghệ thuật không chỉ tương
đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó. Nó có thể bao
gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật,

12
một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân
tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác của sáng tạo
nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là
thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực
và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người…, là thế giới sinh động và đa
dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ lịch

sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình” [85].
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên định nghĩa: “Thế giới
nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác
phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật
nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các
nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của
con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian
riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan
niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện có tính ước lệ trong sáng
tác nghệ thuật” [18, tr.251 + 252].
Khẳng định tính chỉnh thể của thế giới nghệ thuật, Nguyễn Đăng Mạnh
trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn cho rằng: “Thế giới
nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là một
chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo những nguyên tắc thống nhất, cũng có
nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật” [51, tr.23]
Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1998 đã chi tiết hóa
khái niệm này qua hình tượng cái tôi trữ tình: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới
nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy
luật riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân, thời đại… Đi sâu vào thế giới nghệ
thuật được coi như một kênh giao tiếp với những mã số, kí hiệu, giọng nói
chương trình riêng, cần có thao tác phù hợp… Thế giới nghệ thuật của cái tôi
trữ tình là một thế giới mang giá trị thẩm mỹ”.
Trần Đình Sử trong Những thế giới nghệ thuật thơ đã khẳng định thế giới
nghệ thuật như một cõi sống riêng, mang dấu ấn cá nhân, cái nhìn chủ quan của
người sáng tạo: “Văn bản thơ không chỉ gồm câu chữ, vần điệu, ngắt nhịp,… mà

13
bao gồm cả thế giới hình tượng bên trong như một thế giới sống đặc thù. Phải
miêu tả thế giới ấy, cho dù nó khác với thực tế như thế nào, có vẻ vô lí như thế
nào. Đó chính là thế giới chủ quan nội cảm của tác phẩm” [73, tr.6].

Có thể thấy, thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, được triển khai với
nhiều cấp độ, tác phẩm, tác giả, giai đoạn, thời kỳ văn học, nền văn học dân tộc,
trào lưu Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất trong đó
mọi yếu tố có quan hệ ràng buộc, quy định và tác động lẫn nhau. Mỗi thế giới
nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Mỗi thế giới
nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới.
Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ
thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan, văn hoá chung,
văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ.
Thế giới nghệ thuật của một nhà văn là một thế giới riêng, mang đậm dấu
ấn chủ quan của người sáng tạo. Xét đến cùng, thế giới nghệ thuật của một nhà
văn chính là thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng
một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ.
Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ vừa là hiện thân của tư tưởng sáng
tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, vừa vận động
vừa phụ thuộc vừa phản ánh những biến chuyển trong tư tưởng của người nghệ
sĩ.
Khi quan niệm thế giới nghệ thuật là chỉnh thể tức ta đã thừa nhận cấu
trúc nội tại của nó. Nó không chỉ là một tầng mà nhiều tầng, được đặt trong hệ
thống từ cảm hứng đến sáng tạo, từ thấp đến cao: ngôn từ - hình tượng – kết cấu
– văn bản. Bàn về cấu trúc của thế giới nghệ thuật, có khá nhiều quan niệm khác
nhau. Trước thi pháp học, các quan niệm ngây thơ hiểu thế giới nghệ thuật chỉ
như một ẩn dụ, do vậy thế giới nghệ thuật chưa có một cấu trúc xác định, dẫn
đến cách tiếp cận thế giới nghệ thuật của một nhà văn hết sức tùy tiện, không
định dạng được. Quan niệm xã hội học của các lí thuyết trước Thi pháp học quan
niệm thế giới nghệ thuật bao gồm: hệ thống cảm hứng, hệ thống chủ đề, khuynh
hướng, cách quan niệm này rơi vào nhược điểm là cắt xẻ, thoát li hình tượng. Thi
pháp học thì cho rằng thế giới nghệ thuật được hình thành bởi hai bình diện cơ

14

bản: không gian và thời gian; quan niệm nghệ thuật về con người, hai bình diện
này chi phối lẫn nhau và gắn liền với phương thức nghệ thuật tương ứng.
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà văn giúp chúng ta có cái nhìn toàn
vẹn về quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân
sinh của tác giả, những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác
của người nghệ sỹ.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người
Thế giới nghệ thuật của một nhà văn là thế giới riêng, không trộn lẫn mà
nhà văn đó đã tạo dựng nên, chứa đựng những quan niệm nhân sinh, xã hội của
người sáng tạo. Có thể nói, một trong những yếu tố cơ bản cấu tạo nên thế giới
nghệ thuật của một nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con
người của nhà văn.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật là: “nguyên
tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo
cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [18, tr.229]. Cuộc
sống và con người là đối tượng hướng tới của văn chương nghệ thuật. Để tái
hiện cuộc sống con người, nhà văn phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế
giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và
không quan tâm trong cuộc đời. Những điều đó tạo thành mô hình nghệ thuật về
thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng
những con người, số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết
xung đột, xây dựng kết cấu cho tác phẩm. Cuộc sống và con người trong văn học
không phải là cuộc sống và con người có thực trong thực tế, mà là cách quan
niệm về cuộc sống và con người ấy một cách thẩm mĩ và nghệ thuật của nhà văn.
Quan niệm nghệ thuật thể hiện “giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con
người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm
lĩnh đời sống của nó” [18, tr.229]. Quan niệm nghệ thuật chính là "hình thức bên
trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ
thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và
làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [18,

tr.230]. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người thực chất là vấn

15
đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải cuộc
sống, con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn, phạm vi
chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng xâm nhập của nó
vào các miền khác nhau của cuộc đời.
Con người là trung tâm của cuộc sống, con người cũng là đối tượng chủ
yếu của văn học. Do đó, cốt lõi trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn chính là
quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là hình
thức đặc thù thể hiện con người trong văn học. Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi
pháp học đã cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt
nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương
tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ
thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [75, tr.55]. Nhân vật là
hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học và quan niệm nghệ thuật
về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng
tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối
tượng. Quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự khám phá về con người.
Nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương
ứng trong quan hệ con người đối với thế giới, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ, mang
dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất cứ cách cắt nghĩa,
lý giải nào về con người, mà là “cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang
ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” [75,
tr.59]. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá
giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho
con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám
phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng

tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
Mỗi nhà văn có quan điểm, tư tưởng, cách cảm thụ, cách phản ánh khác
nhau… nên thế giới qua “sự thanh lọc” của lăng kính thẩm mỹ của mỗi người
cũng rất khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng, đa sắc trong văn chương

16
nghệ thuật. Thế giới trong tác phẩm còn là sự phản chiếu thế giới tâm hồn của
nhà văn. Tuy nhiên, không phải người sáng tác nào cũng đủ tài năng để tạo dựng
cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, không trộn lẫn. Hoàng Phủ Ngọc Tường
là một trong số không nhiều nhà văn đã làm được điều đó. Ông đã tìm cho mình
những góc độ riêng khi phản ánh, cắt nghĩa, lý giải về cuộc sống và con người để
khám phá ra những chân giá trị, chiều sâu, nét độc đáo riêng trong bức tranh
cuộc sống và con người.
1.2. Hành trình sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.1.1. Vài nét về cuộc đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế.
Tuy nhiên, quê gốc của ông lại ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông từng sống ở Quảng trị một giai đoạn ngắn ngủi thời
niên thiếu nhưng những kỷ niệm nơi đó đã để lại dấu ấn khó quên trên những
trang văn của ông. Cuộc đời ông chủ yếu gắn liền với Huế - mảnh đất kinh kỳ,
giàu truyền thống, nơi hội tụ của tinh hoa văn hoá dân tộc. Huế chính là nơi ông
“đã sinh ra, lớn lên, đã tranh đấu và chiến đấu, đã yêu thương, đã sống một đời
công dân và một cuộc đời riêng tư” [94, tr.31]. Và như chính ông đã từng viết
trong một tác phẩm của mình: “Con người sinh ra ở đâu thì mặt mày giống cha
mẹ, còn diện mạo tinh thần thì lại giống xứ sở nó sinh ra” [94, tr.31], đất Huế đã
thực sự đào luyện và hun đúc nên một người chiến sỹ cách mạng giàu nhiệt
huyết và một nhà văn tài hoa với những trang văn thơ để đời: Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Ông sinh trưởng trong một gia đình chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho học.
Ông lại lớn lên ở Huế - mảnh đất của vua chúa, quan lại triều Nguyễn, nơi Nho

giáo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đến thời đại của ông, chữ nghĩa Nho gia
không còn địa vị như trước đây, nhường chỗ cho chữ Quốc ngữ và các giá trị
mang màu sắc Tây phương. Tuổi trẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc sách Tây,
học trường Tây. Nhưng những giá trị văn hoá một thời ấy đã lưu lại những dấu
ấn sâu đậm trong tâm hồn ông, hay nói như ông là “tửu, thư, hoa, mộng” -
“những người bạn thân thiết nhất của linh hồn tôi, những người bạn dâu bể nhất
trong đời tôi bao nhiêu năm, kiên định như đá cũ, không hề thay đổi” [97,

17
tr.103]. Và có lẽ cũng vì thế, người ta vẫn thấy cái thâm trầm, sâu sắc của một
hiền triết kiểu nhà nho đằng sau những trang văn của ông.
Cuộc đời Hoàng Phủ Ngọc Tường là một hành trình không biết mệt mỏi
của một con người ý thức mạnh mẽ về bản ngã và nhân sinh, luôn luôn đấu tranh
để khẳng định và vươn lên trước thực tại. Có thể phân thành nhiều chặng đường
như sau: từ thủa thiếu thời cho đến khi trở thành một thanh niên yêu nước, tham
gia các hoạt động phong trào tại Huế; thời gian thoát ly lên chiến khu, trở thành
một chiến sỹ cộng sản; cuộc sống thời bình của nhà văn từ sau năm 1975 đến
nay.
Ở Huế, ông học hết bậc trung học. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I, ban
Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại
học Văn khoa Huế. Năm 1960-1966, ông trở thành giáo viên, giảng dạy tại
trường Quốc học Huế. Trong những năm 50 - 60, phong trào đấu tranh của giới
sinh viên, trí thức yêu nước ở Huế chống chính quyền Mỹ - ngụy, đòi độc lập,
thống nhất đất nước lan rộng và phát triển mạnh. Hoà mình trong bầu không khí
sôi động đó, ông đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Ông tích cực tham gia
các hoạt động yêu nước như viết báo, tuyên truyền, biểu tình… và giữ chức
Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Huế.
Năm 1966 - 1975, trước sự truy lùng gắt gao của kẻ thù, ông thoát ly lên
chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông vừa chiến đấu, vừa tham
gia các hoạt động văn nghệ kháng chiến. Tuy nhiên, thời gian này ông sáng tác

không nhiều và hầu như ít được biết đến nhưng chính những năm tháng gian lao,
vất vả, sống giữa lằn ranh của sự sống và cái chết ấy đã giúp ông có một vốn
sống phong phú, dồi dào và đã trở thành một mảng đề tài với những trang viết
chất lượng trong tác phẩm của ông.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ông trở về với cuộc sống đời
thường bình dị ở Huế. Ông hăng say sáng tác và tham gia vào công tác quản lý
tại các Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, là hội viên Hội nhà văn
Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-
Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí
Cửa Việt. Năm 1998, ông bị quật ngã bởi một cơn bạo bệnh. Từ một “người ham

18
chơi”, thích xê dịch, đi khắp mọi miền của Tổ quốc, ông gắn mình với chiếc xe
lăn. Nhưng vượt lên tất cả, ông vẫn tiếp tục sống để viết và vẫn tiếp tục cho ra
đời những tác phẩm hay.
1.1.2. Về hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Những trang viết đầu tay của Hoàng Phủ Ngọc Tường ra đời vào thời ông
hăng hái tham gia viết bài cho các hoạt động yêu nước của sinh viên, trí thức
Huế những năm 50 - 60. Trong thời kỳ thoát ly tham gia kháng chiến, ông cũng
có sáng tác tuy không nhiều và chủ yếu là các tác phẩm cổ động, tuyên truyền.
Khi bắt đầu sáng tác, ông đã thử sức với truyện ngắn (Chuyện một người đi qua
sa mạc) và tiểu thuyết (Cửa rừng) nhưng không mấy thành công. Và như duyên
kỳ ngộ, ông đã tìm đến với ký: “Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, tôi nghiệm ra
một điều là tôi cần phải nói về những gì tôi trải nghiệm. Tiểu thuyết và truyện
ngắn có vẻ như không giúp được tôi làm điều này. Thế là tôi chọn ký, thể loại
gần nhất với hiện thực đời sống. Với thể ký, tôi có thể nói tuỳ thích những gì
đang diễn ra trong tâm hồn tôi, những trải nghiệm đẹp và cả những khổ đau
nữa” [39, tr.1]. Và chỉ đến ký, ông mới thực sự tìm ra cho mình lối viết và phong
cách riêng.
Tuy nhiên, phải đến năm 1971, với sự ra đời của bút ký Ngôi sao trên

đỉnh Phu Văn Lâu, ông mới được biết đến như một cây bút trẻ đầy tiềm năng
của văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Đây cũng là tác phẩm được xem đã đánh dấu
bước khởi đầu cho văn nghiệp của ông. Nhà văn Dạ Ngân đã nhớ lại thời khắc
được đọc tác phẩm khi còn là một cô gái miền Nam sống ở trong cứ: “Bên cạnh
mạch văn sôi sục của Nguyễn Trung Thành, những bài ký của nhà văn xứ Huế
ấy mảnh dẻ như tiếng đệm của một thứ nhạc cụ thâm trầm. Đúng hơn, đó là một
ánh lửa ở chân trời cho dù nó rất xa nhưng dù sao lớp trẻ của chúng tôi cũng đã
nghe thấy và nó có ý nghĩa an ủi nhiều hơn là hiệu triệu, thôi thúc” [63, tr.3]. Có
thể thấy, ngòi bút của ông đã tìm được đúng hướng đi cho mình ngay từ tác
phẩm của thời kỳ đầu tiên và về sau, trên cái hướng đó, ông mặc sức sáng tạo và
nhận được sự tiếp nhận hồ hởi của người đọc. Từ đây, ông sáng tác nhiều và
sung sức. Ông đi nhiều, sống, trải nghiệm và viết. Ngay cả thời điểm sau khi ông
vượt qua được cơn bệnh hiểm nghèo, chỉ nằm một chỗ, ông vẫn“tiếp cận cuộc

19
sống bằng cách nhớ lại”, theo cách nói của ông là thực hiện “du lịch nội tâm”
để viết: “Tôi đã đem tất cả sản phẩm hồi tưởng ấy ngâm vào trong dung dịch
của hiện hữu để nó mềm ra, trở thành nguồn nguyên liệu mới của văn học rồi
mới đem dùng nó để viết bút ký” [4, tr.5].
Trong suốt chặng đường viết văn của mình cho đến nay, ông đã xuất bản
hàng chục tập bút ký, thơ, nhàn đàm. Ông đã vinh dự được nhận nhiều giải
thưởng văn học cho những cống hiến của mình: giải văn học “Bông sen trắng”
lần thứ I của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên; giải thưởng văn xuôi của
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 trao cho tập bút ký Rất nhiều ánh lửa; giải
thưởng văn học của Uỷ ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
(1999, 2008); giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003); giải
thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007. Những thành công ông gặt hái
được là thành quả của quá trình lao động miệt mài, miệt mài đi, khám phá, nhận
thức và sáng tạo. Bản lĩnh của một nhà viết ký lớn đã giúp ông thoát ra khỏi cái
bóng của những người đi trước và từng rất thành công với thể ký để tạo lập cho

riêng mình một thế giới nghệ thuật riêng với cá tính sáng tạo và phong cách
không trộn lẫn trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam sau 1975. Ông đã
xác lập một hệ thống quan điểm rất rõ ràng về thể loại để từ đó tìm ra đường
hướng, bước đi trong hành trình sáng tạo của mình. Tìm hiểu quan niệm của ông
về thể loại giúp chúng ta có một phương hướng để mở cánh cửa bước vào thế
giới nghệ thuật ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
1.2.3. Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể ký
Ký ra đời từ rất sớm trong lịch sử văn học và chiếm giữ một vị trí quan
trọng trong đời sống văn học. Là thể loại văn học thuộc phương thức tự sự, dựng
lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, cụ thể, ký nhạy bén với
các sự kiện mang tính thời sự, tươi mới nên có tính “xung kích, cơ động” [10,
tr.6], tính chiến đấu mạnh mẽ. Ký là thể loại đa dạng và linh hoạt như Tô Hoài
từng nhận định: “Ký cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình thù nó
đấy nhưng vóc dáng nó luôn luôn mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng” [46,
tr.422]. Ký rất gần với báo chí nhưng trước sau ký vẫn là tác phẩm nghệ thuật,
gắn liền với xúc cảm thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, với cái nhìn mang tính chủ

20
quan của nhà văn. Tính chất giao thoa giữa văn học và báo chí, tính truyện và
nghiên cứu, sự đa dạng trong việc sử dụng các hình thức tự sự, trữ tình, chính
luận… đã từng gây nên những phức tạp trong cách nhận thức về ký nhưng cũng
chính vì thế ký luôn có sức hấp dẫn, cuốn hút và cũng đầy thử thách đối với
những người cầm bút.
Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến với thể ký như một cái duyên nhưng
không phải bằng sự tình cờ. Ông nhận thức rất rõ ràng trong sự lựa chọn thể loại
và hình thành cho mình một hệ thống quan điểm chắc chắn về nhiệm vụ, chức
năng của ký, đồng thời tạo dựng phương pháp, lối viết riêng cho con đường sáng
tạo của mình. Ông không viết những công trình nghiên cứu về thể ký, quan điểm
của ông được bộc bạch như những lời tâm sự đầy tâm huyết. Bởi vì, lý luận về
thể loại của ông không phải là lý thuyết suông, đó là những gì ông đã đúc rút

được bằng thực tiễn sống và sáng tác.
Từ khi chưa phải là một nhà văn, còn là một nhà báo tham gia kháng
chiến, lăn lộn với thực tế khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tiếp
xúc trực tiếp với những con người sống, chiến đấu và hi sinh quên mình, Hoàng
Phủ Ngọc Tường được nghe, nhìn, trải nghiệm với những sự việc, sự kiện và thu
thập được những thông tin quý giá về cuộc chiến tranh. Từ đó, đã hình thành
trong ông cái mầm thai nghén của thể loại văn học gọi là ký và cũng từ hiện thực
đã giúp ông ngay từ đầu bước chân vào nghề viết ký nhận ra: “Bút ký là thể loại
văn học đòi được tường thuật lại thực tế đã xảy ra và rất gần với hiện thực cuộc
sống” [31, tr.1]. Ở ký, một trong những nguyên tắc phản ánh và cũng là bản chất
của ký là phải tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Không một thể loại
văn học nào lại “bám sát thực tiễn” như thể ký, “sự thật của đời sống đi vào
trong ký có thể đổi thay nhưng không hề mất đi tính xác thực của lịch sử” [11,
tr.20]. Hoàng Phủ Ngọc Tường lựa chọn ký cũng chính bởi vì thế: “Thời đại nào
cũng cần sự thật. Nhà văn càng cần phải nói lên sự thật” [39]. Ngay từ đầu, ông
đã khẳng định một nguyên tắc sáng tạo quan trọng của ký là tôn trọng tính xác
thực: “Viết bút ký, muốn thành công thì phải viết cho thật. Bút ký tính sự kiện rất
nặng” [40]. Đó là sự thật của những sự kiện, con người có thật và sự thật của
tâm hồn. Đối tượng miêu tả mà ký nhắm đến chính là người thật, việc thật, phản

21
ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp, phản ánh nhưng không làm mất đi tính toàn vẹn
riêng của đối tượng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của thể loại như khẳng định
của GS.Phương Lựu: “trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của ký
văn học” [46, tr.284].
Hoàng Phủ Ngọc Tường kể lại rằng khi ông quyết định lựa chọn thể ký để
viết văn là thời điểm thể loại này đang bị “thất sủng”. Trên văn đàn, nhiều người
chĩa mũi nhọn công kích vào ký với thái độ xem thường, cho rằng đây chỉ là
“văn chương thứ cấp”, “không giàu truyền cảm và tính điển hình so với truyện
ngắn và tiểu thuyết”, thậm chí so với các mẩu tin báo chí cũng không “phục vụ

kịp thời”. Ông vẫn mạnh dạn chọn ký, bởi với ông, chỉ có ký mới giúp ông thể
hiện đuợc những trải nghiệm của mình một cách chân xác và sinh động, “phải
viết theo cảm xúc chân thực của mình” [31]. Phê phán quan điểm xem thường
thể ký, cho rằng đó là những thành kiến vô lý, ông luôn luôn khẳng định vị thế
và giá trị của ký trong dòng chảy bao đời của văn học: “Tuổi của ký cũng gần
bằng với thi ca, và cũng giống như thi ca, cho đến bây giờ nó vẫn giữ được sức
trẻ trung, khoẻ mạnh” [94, tr.165]. Ký tồn tại và phát triển để có chỗ đứng trong
văn học như thế, bản thân nó phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của
nghệ thuật, phải làm sao để nó “không là thừa so với truyện ngắn, không là thiếu
so với tiểu thuyết” [94, tr.166], nói cách khác ký phải khẳng định chân giá trị và
bản sắc riêng có của nó.
Bàn về chức năng, nhiệm vụ của ký, ông khẳng định: “Lý do tồn tại thiết
yếu của bút ký, ai cũng biết chính là nhiệm vụ thông báo của nó, thường được
gọi là lượng thông tin chứa đựng trong thể ký” [94, tr.168]. Khó có thể loại văn
học nào khác làm được như ký: “Với ký, văn học đã có thể thâm nhập một cách
nhẹ nhàng vào lĩnh vực của thông tin khoa học, và bằng ngôn ngữ riêng của
mình, nó chuyên chở đến cho người đọc những hiểu biết cần thiết trên mọi lĩnh
vực, kể cả chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức thuần tuý” [94, tr.168]. Theo
ông, chính nhờ nhiệm vụ này đã tạo cho ký “khả năng tháo vát hiếm có” so với
các thể loại văn xuôi khác. Nhiều người đã khẳng định ký có tính cơ động và sức
chiến đấu cao. Có lẽ chính cái khả năng chứa đựng thông tin, cách truyền tải
thông tin đặc biệt của ký đã tạo nên điều đó. Ông đề cao chức năng thông báo

22
của ký vì theo ông viết ký đòi hỏi phải xác thực, thông tin không chỉ “có lý” mà
phải được “thực chứng” [94, tr.170]. Điều quan trọng không chỉ là lượng thông
tin mà thông tin ấy phải đánh thức được “những điều sâu xa” trong lòng độc giả
hay chính là “hiệu quả tâm lý” nó gây ra đối với người tiếp nhận. Thông tin mà
ký mang đến cho người đọc không chỉ đơn thuần là thông tin mang tính tư liệu,
khoa học, thông tin của sự kiện…, đằng sau nó là cảm xúc thẩm mỹ, là những

rung động, những biến chuyển tế vi trong tâm hồn người đọc. Sức nặng của ký
không phải chỉ ở tri thức, sức nặng của ký là “cùng với cảm xúc văn học, bút ký
chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại từ trong cõi
thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống
như một cảm giác mỹ học, mà như một quả táo Niu-tơn rơi xuống tâm hồn người
đọc” [94, tr.171].
Trong lịch sử phát triển của thể ký, đã từng tồn tại quan niệm cho rằng ký
không được hư cấu, phải tuyệt đối trung thành với sự thật. B.Pôlêvôi – nhà viết
ký Xô Viết cho rằng: “Ký sự là không được phép hư cấu” [66, tr.38]; nhà nghiên
cứu Hoàng Như Mai cũng cho rằng: “Tính chất của ký là xác thực và người viết
ký không được quyền hư cấu” [9, tr.43]… Xoay quanh vấn đề từng gây tranh cãi
nhiều trong giới học thuật này, Hoàng Phủ Ngọc Tường từ thực tiễn sáng tác của
mình nhận thức rất rõ: “hư cấu là một quá trình tất yếu của nghệ thuật”, vì thế
“hư cấu tồn tại trong ký như một phẩm chất mỹ học, nhờ đó bút ký giữ vững tư
cách văn học của mình để khỏi bị sa sút thành một thứ văn chương người thực
việc thực hoặc đại loại” [94, tr.172]. Hư cấu không dẫn ký đi xa với sự thật mà
chỉ góp phần bồi đắp cho hình tượng của ký thêm sống động, từ đó giúp cho ký
phản ánh cuộc sống một cách chân thực và bản chất hơn. Theo ông, không nên
chỉ hiểu hư cấu theo nghĩa thông thường là “hoạt động tự do của trí tưởng
tượng”, là “thêm vào thực tại một các gì đó tự nó không có”. Hư cấu cần được
hiểu theo nhiều nghĩa, nhiều dạng khác nhau. Hư cấu còn là “sự lựa chọn trong
lúc quan sát, sự loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên và những chất thô, sự tổ chức
các tài liệu theo một cấu trúc nào đó” [94, tr.174]. Hư cấu nằm trong chính cảm
xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức, suy nghiệm… của người viết ký: “Qua vai
trò trung gian của chủ thể, nhà văn thường tìm cách nối liền thế giới bên ngoài

23
và thế giới bên trong thầm kín của mình, bổ sung vào những dữ kiện của thực tại
bằng những dữ kiện của nội tâm, gắn liền cái hư và thực trong một thể thống
nhất” [94, tr.175]. Và theo ông, đó chính là cách vận dụng hư cấu trong ký.

Từ đó, ông đặt ra cho nhà văn viết ký những yêu cầu, nhiệm vụ phải đạt
được. Người viết ký trước hết phải có “thái độ tôn trọng sự-kiện-tính của những
gì đã xảy ra”, “tự đặt mình trước những kỷ luật nghề nghiệp rất khắt khe: phong
phú trong tư liệu, chính xác trong hiểu biết và trung thực trong tất cả những gì
được rút ra từ thế giới nội tâm của người viết” [94, tr.172]. Bằng kinh nghiệm
viết ký của mình, ông chia sẻ: “cái nghề viết ký nó thật vất vả”, vì để viết ký
được nhà văn phải đi nhiều “không đi đến tận thực tế thì không thể viết được, mà
cũng đừng nên viết” [94, tr.177], “đi để quan sát cuộc sống để nó thấm vào
người” [40]. Điều quan trọng nhất theo ông, không chỉ là đòi hỏi với riêng người
viết ký mà là sứ mệnh của nhà văn nói chung, đó là: “trước khi chảy qua ngòi
bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh như một dòng máu chưa?” [94,
tr.177]. Nhà văn phải sống, trải nghiệm, “cho đúng nghĩa một con người” rồi
mới viết. Những điều họ viết ra phải được họ nghiền ngẫm, nung nấu, phải gắn
liền với những tâm tư trong chính tâm hồn họ, phải là “máu thịt”, thì khi ấy, đứa
con tinh thần của họ mới thực sự gây nên những rung động đối với người tiếp
nhận.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ký chính là cách để trải nghiệm lại những
thực tế, những xúc cảm, những rung động… bản thân đã trải qua. Phải chăng vì
thế ký của ông sâu sắc và gây xúc động mạnh. Ông lựa chọn lối viết thiên về trữ
tình, bên cạnh đó, ký của ông bộc lộ một vốn kiến thức phong phú về nhiều lĩnh
vực văn hoá, lịch sử, địa lý, khoa học… và một tư duy sắc sảo. Đằng sau những
trang viết ấy là tâm hồn luôn trăn trở với đời, luôn tâm niệm làm sao để dâng
hiến, đóng góp cho đời những gì tinh tuý nhất, đẹp nhất.
Một số thể loại ký được ông thường xuyên sử dụng, bao gồm: bút ký, tùy
bút, truyện ký và nhàn đàm.
Bút ký: là một tiểu loại của ký văn học, được xếp vào thể loại trữ tình,
nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút. Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà
nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi, biểu hiện khá trực tiếp

24

khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị
luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức
mà ta có bút ký chính luận, bút ký tùy bút…
Tùy bút: Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thực sự tự do, phóng túng,
không bị ràng buộc bởi những khuôn khổ có tính quy phạm, cả về nội dung tư
tưởng và cách thức thể hiện. Hiểu theo cảm tính, tuỳ bút là những trang văn xuôi
mà nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy như Nguyễn Tuân từng quan niệm:
"Nguyên tắc quan trọng nhất của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả". Trong
Hán việt từ điển giản yếu, tác giả Đào Duy Anh giải thích tuỳ bút là "tuỳ thời mà
biên chép", nghĩa là ngoài cảm xúc chủ quan của người viết, tùy bút còn chịu sự
chi phối của hoàn cảnh khách quan. Có thể hiểu một cách chung nhất, tùy bút là
sự ghi chép về những con người và sự kiện cụ thể có thực và qua đó, tác giả bộc
lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống
hiện tại.
Truyện ký: là thể loại có tính chất trung gian giữa truyện và ký nên tác
phẩm thường có cốt truyện hoàn chỉnh tập trung vào việc trần thuật một nhân
vật, thường là những danh nhân về khoa học, nghệ thuật; những anh hùng trên
mặt trận chiến đấu và sản xuất; những chính khách; những nhà hoạt động cách
mạng;
Nhàn đàm: Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường nhàn đàm cũng là một thể loại
văn học, một loại bút ký cực ngắn và chỉ triển khai một vấn đề. Là người viết
nhàn đàm thành công, tuy nhiên ông cũng khuyến cáo “không nên lạm dụng nó”
vì “hễ lạm dụng thì vitamin B12 cũng trở thành có hại” [78].

25
CHƯƠNG 2
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI
TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

2.1. Bức tranh đời sống phong phú, đa dạng

2.1.1. Bức tranh chân thực về đời sống xã hội
Lựa chọn thể ký để gắn bó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lựa chọn cách
phản ánh trung thực với những sự kiện, con người của đời sống. Ông thừa nhận
trong ký không thể thiếu hư cấu nhưng hư cấu phải ở mức độ nhất định để luôn
đảm bảo được đặc trưng của ký là tôn trọng sự thật. Chính vì thế, tính chân thực
trở thành một tiêu chí, một thước đo quan trọng với ông khi phản ánh về thế giới
và con người. Những mảng cuộc sống được ông lựa chọn để phản ánh rất phong
phú, đa dạng. Ngòi bút của ông đi từ hiện thực đất nước trong những năm kháng
chiến chống Mỹ đến hiện thực cuộc sống, chiến đấu và lao động của nhân dân
Việt Nam sau chiến tranh, đến cả những vấn đề của cuộc sống đương đại; khám
phá từ những vấn đề của đời sống thực tế đến những vấn đề nằm ẩn sâu trong cõi
bí mật của con người – hiện thực tâm hồn Và ở phương diện nào của đời sống
con người, ngòi bút của ông cũng phản ánh chân thực và lấp lánh chân giá trị.
2.1.1.1. Chiến tranh và những vấn đề hậu chiến
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết nhiều về hiện thực chiến tranh cách mạng.
Lăn lộn và trưởng thành trong kháng chiến, có lẽ chính vốn sống, những trải
nghiệm sâu sắc của một thời ấy đã trở thành động lực thôi thúc ông viết và viết
rất hay về chiến tranh. Có thể kể đến một loạt những bút ký, truyện ký nổi tiếng
của ông về đề tài này như: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh
lửa, Vành đai trong lửa, Đánh giặc trên hàng rào điện tử, Miếng trầu đỏ…
Với ông, viết về chiến tranh phải chân thực như chính cuộc chiến đấu thực từng
ngày của nhân dân ta suốt mấy vạn ngày đêm trên “mảnh đất đã một lần tử
vong”: “Tôi cho rằng các mô tả có tính cách hào nhoáng về chiến công đều
thuộc phạm trù của chủ nghĩa lãng mạn, thậm chí còn bộc lộ cái phi đạo lý của
một kẻ đứng ngoài cuộc, thích kể chuyện đùa về xương máu” [91, tr.7]. Ông
chống lại chủ nghĩa lãng mạn trong văn học chiến tranh. Ông không chấp nhận

26
sự tô vẽ hời hợt, màu mè về cuộc chiến đấu sinh tử thiêng liêng của nhân dân ta,
dân tộc ta. Chiến tranh được nhà văn nhìn trước hết từ góc độ của một người dân

mất nước, yêu nước cháy bỏng, cái nhìn của một người cộng sản đã đấu tranh hết
mình vì Tổ quốc. Với kẻ thù, là thái độ không khoan nhượng trước tội ác của
chúng; với nhân dân là sự trân trọng, yêu quý, biết ơn; với những nỗi đau chiến
tranh là sự cảm thông, chia sẻ… Đó còn là cái nhìn từ góc độ của một người đã
đi qua chiến tranh, thấu hiểu rất rõ những thăng trầm, khổ đau, vinh quang và
mất mát của cuộc chiến. Hình ảnh chiến tranh chủ yếu được hình dung lại bằng
hồi ức, từ điểm nhìn của hiện tại để nhận cảm, phân tích, soi chiếu quá khứ. Do
vậy, cái nhìn của tác giả vô tư, khách quan và cũng đậm tính chiêm nghiệm, ưu
tư khi nhìn lại quá khứ. Chiến tranh được nhà văn phản ánh từ nhiều góc độ, ở
nhiều khía cạnh khác nhau: tội ác kẻ thù, chiến công của quân dân, những đau
thương, hi sinh, gian khổ của cuộc chiến, những niềm vui và cả sự hài hước…
Chiến tranh trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường không phiến diện một màu mà đa
sắc, nhiều chiều để người đọc thấy được những gương mặt khác nhau của chiến
tranh. Nguyên Ngọc khi viết tựa đề cho tập bút ký Rượu hồng đào chưa nhắm
đã say, đã cho rằng: “Tôi nghĩ tôi phải cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường vì bức
tranh hết sức hiện thực về chiến tranh, về nhân dân xứ Quảng trong chiến tranh.
Ta rất cần có một bức tranh chân thực, tỉnh táo như vậy, để mà thực sự hiểu về
nhân dân của mình, nhân dân hôm qua và do đó, từ đó, nhân dân hôm nay” [91,
tr.8]. Quả thực, viết chân thực đã khó, viết vừa chân thực, vừa hay lại càng khó,
đòi hỏi bản lĩnh, sự dũng cảm và tài năng của người cầm bút. Nhà văn Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã làm được điều đó.
Ông viết về những cuộc chiến đã qua nhưng vẫn bằng những con chữ “rực
lửa” để phơi bày hiện thực tàn bạo của chiến tranh và tội ác không thể dung thứ
của kẻ thù. Câu chuyện về hàng rào điện tử Mác – Namara trong bút ký Đánh
giặc trên hàng rào điện tử cho người đọc nhận cảm sâu sắc về sự khốc liệt của
chiến tranh qua những toan tính ghê gớm của Mỹ - ngụy và sự chống trả quyết
liệt ngày đêm của quân, dân đất Quảng. Nhà văn đã tận dụng triệt để những con
số, tư liệu lịch sử chính xác để vạch trần dã tâm của kẻ thù: “Hàng rào được làm
bằng mười hai lớp dây thép bùng nhùng đặt chồng lên nhau, thành một bức

×