Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Thiên nhiên huế qua ngôn ngữ ký hoàng phủ ngọc tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.96 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HẢO

THIÊN NHIÊN HUẾ QUA NGƠN NGỮ KÝ
HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2011

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HẢO

THIÊN NHIÊN HUẾ QUA NGƠN NGỮ KÝ
HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Chun ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH TƯỜNG

Vinh - 2011


2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Hồng Phủ Ngọc Tường là một gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của
nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt ở thể loại ký. Ơng khơng những
đảm đương xuất sắc vai trò viết ký do Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam
và những người đi trước để lại mà còn làm giàu thêm cho thể loại này
những sáng tạo riêng, độc đáo.
Nét đặc sắc trong sáng tác Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với
tư duy đa chiều, được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, địa
lý, lịch sử, văn hoá…. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc
tích, mê đắm và tài hoa. Năm 2007, ký “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của
Hồng Phủ Ngọc Tường chính thức được tuyển vào sách Ngữ văn với tư
cách là nhà văn và tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ký Việt Nam đương đại
và đây cũng là một trong những tác phẩm ký đặc sắc nhất về vẻ đẹp thiên
nhiên Huế.
Thiên nhiên là một đề tài lớn trong các tác phẩm của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, đặc biệt là thiên nhiên Huế. Với nhà văn, hình như, thiên
nhiên đã hoá thân thành máu thịt cuộc đời, trở thành ám ảnh khôn nguôi.
Thiên nhiên Huế trong ký Hồng Phủ Ngọc Tường khơng chỉ là một khách
thể khách quan được nhà văn khám phá mà đã trở thành những ý niệm đặc
trưng trong tư duy của tác giả.
Việc đi vào tìm hiểu ký Hồng Phủ Ngọc Tường, từ trước đến nay,
đã được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, các bài viết thường chỉ mới đưa
ra các nhận định khái quát về phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, hoặc
tập trung vào một nội dung nào đó trong tác phẩm của ơng, chưa có một tác
giả nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể về thiên nhiên Huế qua ngơn

ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường từ bình diện nhận thức.
3


Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn, chúng tôi đi vào nghiên
cứu đề tài “Thiên nhiên Huế qua ngơn ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường” để
thấy được cách nhìn nhận, quan niệm riêng của tác giả về vẻ đẹp thiên
nhiên Huế thông qua hệ thống ngôn ngữ trong các tác phẩm. Chúng tôi hy
vọng luận văn sẽ giúp ích thiết thực cho việc tiếp cận văn bản trên bình
diện ngơn ngữ và việc giảng dạy thể loại ký ở trường phổ thơng.
2. Lịch sử vấn đề
Hồng Phủ Ngọc Tường đã dành được giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam năm 1980, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm
2006; và hiện nay, ông được đánh giá là cây ký xuất sắc của nền văn học
Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Thiên nhiên Huế là một đề tài nổi bật trong sáng tác của Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Với cách tiếp cận riêng, với ngôn ngữ tài hoa, uyên bác,
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem lại một diện mạo mới cho đề tài quen
thuộc này. Tuy nhiên, cho đến nay, đề tài này vẫn chưa nhận được nhiều sự
quan tâm xứng đáng từ các nhà phê bình, nghiên cứu.
Có thể nhận thấy rằng, từ trước đến nay, các tác phẩm của Hoàng
Phủ Ngọc Tường mới chỉ được tiếp cận trên bình diện phê bình văn học.
Đọc ký Hồng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân – nhà ngôn ngữ ký
bậc thầy đã nhận xét: Ký Hồng Phủ Ngọc Tường có “rất nhiều ánh lửa”.
Nguyễn Tuân đã chứng minh ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái gì hết
sức lơi cuốn, thúc dục khiến ta phải say mê.
Tơ Hồi, Hồng Cát, Nguyễn Đăng Mạnh, Ngô Minh, Phạm Xuân
Nguyên, Phạm Phú Phong, Trần Đình Sử….. nhận thấy ký Hồng Phủ
Ngọc Tường đậm chất Huế. Trần Đình Sử nhận ra trong tập ký “Ai đã đặt
tên cho dịng sơng?” một cái nhìn sâu lắng của “con người xứ Huế, một

tâm hồn Huế nồng nàn”. Ngơ Minh cho rằng ký của Hồng Phủ Ngọc
Tường hấp dẫn người đọc ở “chất Huế huyền hoặc, quyến rũ” [30]. Phạm
Phú Phong chỉ rõ: “Huế trong sáng tác của anh còn là cái thầm lặng, thâm

4


trầm, những tình cảm hướng nội cơ độc và sâu lắng, đậm đà tinh thấn Á
Đông.” [33].
Nhiều tác giả nhận thấy, thiên nhiên là một đề tài lớn trong sáng tác
của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Lê Đức Dục viết “đọc ký của anh, ta ln gặp
một Hồng Phủ Ngọc Tường ln hiền kính như con chiên trước một đấng
tối cao là chim muông, hoa lá, đất trời gọi tên là thiên nhiên.” [11]. Trần
Đình Sử trong bài viết “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?, ký sử thi của Hồng
Phủ Ngọc Tường” đã khẳng định “trong sách của Hoàng Phủ Ngọc Tường
đâu đâu ta cũng gặp một tâm hồn Huế thiết tha với đất nước lâu đời, nâng
niu, trân trọng đối với bạn bè, thiên nhiên.” [36, tr.252]. Cụ thể hơn, tác giả
nhận xét“Hoa trái quanh tơi là tìm tịi về mối quan hệ con người và cây cỏ
trong tầm thức người Huế, một sự thống nhất hài hoà mang truyền thống
triết lý sâu xa kiểu phương Đông được thể hiện thành nếp sống Huế.” [36,
tr.251]. Tác giả Lê Thị Hường nhấn mạnh “Là thi sĩ của thiên nhiên, những
trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đến cho người đọc những miền
khơng gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết trầm tích văn hố từ thiên
nhiên.” [22]. Như vậy, đã có nhiều tác giả nhận thấy rằng, thiên nhiên là
một đề tài lớn góp phần thể hiện tài hoa và bản lĩnh sáng tạo của người
nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trong sự đánh giá chung về những trang viết về đề tài thiên nhiên
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhiều tác giả đã rất đặc biệt lưu tâm đến thiên
nhiên xứ Huế trong tác phẩm của nhà văn. Lê Xuân Việt trong bài “Cảnh
sắc thiên nhiên trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường” đánh giá: Với Hoàng Phủ

Ngọc Tường, cảnh sắc thiên nhiên in rõ bản sắc bút pháp trong sáng tác của
anh. Anh viết vế Sông Hương, Bạch Mã, về “thành phố vườn” của Huế với
những tác phẩm phong phú, đa dạng mang dấu ấn một cây bút tài hoa trong
hư cấu, sáng tạo hình tượng riêng đầy tính nghệ thuật [50]. Tác giả Lê Thị
Hường đã thấy được những nét rất đặc trưng của thiên nhiên Huế trong ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường “Huế trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc
Tường mang âm hưởng huyền hoặc của những thành quách rêu phong,
5


những khu vườn trầm mặc, cổ kính, những rừng thơng u tịch, nét trữ tình
của núi Ngự sơng Hương. Đã từ lâu sông Hương núi Ngự đã trở thành biểu
tượng gắn kết trong thơ văn. Trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân
Huế, sông Hương núi Ngự mang vẻ đẹp cân xứng, hài hịa. Nhà văn đã tìm
thấy trong vẻ đẹp sơn thủy hữu tình này một sự hịa nhập văn hóa dịng
sơng, và văn hóa núi.” [22]. Khi nghiên cứu về ký để đời viết về thiên nhiên
Huế “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” của Hồng Phủ Ngọc Tường, nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử đã thấy được “tầm vóc lịch sử và văn hố của xứ
Huế”. Tác giả viết “Ai đã đặt tên cho dịng sơng có nhiều sự phát hiện về
lịch sử và văn hố xứ Huế […] đã qua cái thời người ta chỉ cảm nhận Huế
đẹp và thơ trong ý vị lãng mạn, hoặc thành kiến Huế đài các, tiểu tư sản,
ngưng đọng trong ý vị giai luận tầm thường. Nhưng không phải ai cũng
hiểu được tầm vóc lịch sử và văn hố xứ Huế.” [36, tr. 250].
Khơng chỉ tìm hiểu những đặc sắc về nội dung ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường, các bài viết còn đặc biệt lưu ý đến nghệ thuật viết ký của ông. Theo
Lê Xuân Việt “Sức hấp dẫn của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là do tác giả sử
dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật sinh động, đa dạng” như “dùng
những đoạn văn trữ tình giàu cảm xúc để miêu tả thiên nhiên, khả năng
tung hoành của cái tôi, nghệ thuật sử dụng yếu tố lịch sử, yếu tố dân gian,
truyền thống dân tộc.” [50].

Nhiều người lôi cuốn bởi những trang viết đẹp, tràn đầy cảm xúc,
giàu tính trữ tình cách mạng và có nhiều chất thơ của Hồng Phủ Ngọc
Tường. Trần Đình Sử đã rất sắc sảo khi nhận thấy “Nhịp điệu của ký hết
sức chậm rãi (phải chăng đó là điệu slow rất Huế trong văn xuôi?) khác với
phong cách Nguyễn Tuân đầy chất văn xuôi, xương xẩu, gồ ghề với cái
nhìn hóm hỉnh, ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng hẳn về chất thơ thi
vị, ngọt ngào.” [36, tr.254].
Hầu hết các tác giả đều khẳng định những thành cơng trên bước đường
viết ký của Hồng Phủ Ngọc Tường, đánh giá ơng là cây ký có phong cách,
nghệ thuật viết ký tài hoa, nội dung ký đặc sắc. Tuy nhiên, có thể khẳng định
6


rằng, cho đến nay, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về ngơn ngữ ký
Hồng Phủ Ngọc Tường, đặc biệt, vấn đề vẻ đẹp thiên nhiên Huế trên bình
diện ngơn ngữ cịn đang bỏ ngỏ. Trên đây là những tư liệu và gợi ý đáng quý
giúp chúng tôi có cái nhìn tồn diện hơn khi thực hiện đề tài “Thiên nhiên
Huế qua ngơn ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thiên nhiên Huế được phản
ánh trong một số bài ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các trường nghĩa
về thiên nhiên và qua một số cấu trúc so sánh tu từ đặc trưng.
3.2.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu


Với vấn đề “Thiên nhiên Huế qua ngơn ngữ ký Hồng Phủ Ngọc
Tường”, luận văn chỉ tập trung khảo sát qua các tác phẩm: Ai đã đặt tên
cho dịng sơng? (Tuyển tập Hồng Phủ Ngọc Tường, Tập 2, Nxb Trẻ,
2002), Hoa trái quanh tôi (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tập 2, Nxb
Trẻ, 2002), Sử thi buồn (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường – Tập 2, Nxb
Trẻ, 2002), Ngọn núi ảo ảnh (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường – Tập 2,
Nxb Trẻ, 2002), Mùa xuân thay áo trên cây (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc
Tường – Tập 2, Nxb Trẻ, 2002) và Miền cỏ thơm (Miền cỏ thơm, Nxb Văn
nghệ, 2007).
Trong khuôn khổ giới hạn, luận văn tập trung nghiên cứu thiên nhiên
Huế qua ngôn ngữ ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường trên các trường nghĩa
được phản ánh qua các nhóm từ chỉ sự vật, hiện tượng (xuất hiện với tần số
cao nhất) nhóm từ chỉ sơng và các bộ phận của sơng, nhóm từ chỉ các thực
thể mà sông Hương đi qua và chứng kiến, nhóm từ chỉ núi rừng và các bộ
phận của chúng, nhóm từ chỉ nhà vườn, chỉ các loại thực vật, nhóm từ chỉ
thời gian, nhóm từ màu sắc và hương vị.
Thiên nhiên Huế trong luận văn cũng được nghiên cứu qua nghĩa
phản ánh của cấu trúc so sánh tu từ, một cấu trúc được sử dụng với tần số
cao và gắn với các trường nghĩa nêu trên.
7


4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài, luận văn đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Khảo sát, phân tích, lý giải những nét đặc sắc trong ngôn ngữ ký

về thiên nhiên Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường trên phương diện từ ngữ,

và cấu trúc so sánh tu từ đặc trưng.
-

Nhận diện, phân tích, lý giải đặc trưng thiên nhiên Huế trong

quan niệm của Hồng Phủ Ngọc Tường qua ngơn ngữ ký của tác giả.
-

Bước đầu nhận diện phong cách ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc

Tường.
4.2.
-

Phương pháp nghiên cứu

Thống kê số liệu: Khảo sát sáu tác phẩm ký và thống kê các lớp

từ chỉ sự vật, hiện tượng có tần số xuất hiện cao nhất, thống kê cấu trúc
nghĩa phản ánh đặc trưng của chúng.
-

Phân loại và miêu tả số liệu thu được theo đặc trưng ngữ nghĩa.

-

Từ số liệu, tổng hợp và khái qt về thiên nhiên Huế qua ngơn

ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường.
5. Sự đóng góp mới của đề tài

Luận văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu Thiên nhiên Huế qua ngơn
ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường với cái nhìn hệ thống, góp phần nhận diện
quan niệm của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở, nhận diện phong
cách ngơn ngữ tác giả. Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo, phục vụ cho việc tìm hiểu các vấn đề ngơn ngữ, dạy học các tác
phẩm của Hồng Phủ Ngọc Tường ở chương trình phổ thơng.
6.

Bố cục luận văn:

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của
luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lý thuyết
Chương 2: Thiên nhiên Huế qua hệ thống từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng
8


Chương 3: Thiên nhiên Huế qua biểu thức so sánh tu từ

9


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Thể loại ký và ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.1.1. Đặc trưng của ký và ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Các thể ký văn học chủ yếu là hình thức ghi chép linh hoạt trong văn
xi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, bình luận về những sự kiện và
con người có thật trong cuộc sống với ngun tắc phải tơn trọng tính xác
thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả. Trong nền văn học

của một dân tộc, sự có mặt của các thể ký văn học đã góp phần làm cho nền
văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu.
Thể loại ký có những đặc trưng riêng. Trước hết ký có mối liên
hệ chặt chẽ với hiện thực đời sống. Từ trong nguồn của sự sống mà ra,
các thể ký của văn học có những mối liên hệ chặt chẽ, sâu xa với hiện
thực xã hội. Nguyên tắc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống là cơ
sở để tìm hiểu đặc trưng của tác phẩm ký. Trong quá trình tiếp cận với
cuộc sống, người viết ký quan tâm đến nhiều mặt của đời sống trong
tính tự nhiên của đối tượng.
Thứ hai, ký tơn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả, nghĩa là
viết về người thật việc thật trong cuộc sống. Viết về cái có thật trong cuộc
sống, chính đặc điểm này đã tạo niềm tin cậy trong lòng độc giả và sức
thuyết phục bài ký càng cao hơn. Nhưng viết về người thật việc thật khơng
có nghĩa là ký vơ vào tất cả. Sự thật của đời sống được chắt lọc ở những
mặt tiêu biểu và những nét kết tinh điển hình có một ý nghĩa lớn lao vừa có
tính cá thể sinh động của những hình tượng riêng biệt lại vừa có khả năng
mang những tính chất điển hình tiêu biểu. Một đặc điểm quan trọng của ký
là sự tham dự, có mặt, chứng kiến cái tơi trong tác phẩm. Cái tơi trong tác
phẩm ký khơng mang tính chất ghi chép phản ánh một cách thụ động mà
ngược lại rất năng động sáng tạo trong mọi tình huống. Cái tơi trong ký vừa

10


phải góp phần bảo đảm tính xác thực của đối tượng miêu tả vừa phải bồi
đắp cho hình tượng nghệ thuật phong phú, sinh động.
Ký trong những năm gần đây đã phản ánh một cách kịp thời, nhiều
mặt hiện thực của đời sống bề bộn, phong phú. Với ưu thế của mình, thể
loại này ln khẳng định được vai trị, vị trí tích cực của mình trong sự vận
động và đi lên của nền văn học dân tộc, “góp phần làm cho đời sống văn

hoá tinh thấn của nhân dân ngày càng lành mạnh và phong phú”.
Từ sau cách mạng tháng tám, thể loại ký phát triển gắn với những
chuyển động lớn lao của xã hội. Nhiều tác phẩm có giá trị ra đời, nhiều tác
giả tiêu biểu được ghi nhận. Trong số hàng loạt tên tuổi như Trần Đăng,
Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Nguyễn Tn…. Chúng ta khơng thể khơng
nhắc đến Hồng Phủ Ngọc Tường - một người đã từng gắn trọn cuộc đời
mình cho thể ký. “Trong các nhà văn ta lớn lên từ cuộc kháng chiến chống
Mỹ, dễ thường Hoàng Phủ Ngọc Tường là người hiếm hoi cho đến nay vẫn
chun tâm tìm tịi trên thể ký.” [36, tr.254].
Ký văn học được chia thành ba loại: loại ký tự sự, loại ký trữ tình và
chính luận. Trong đó, ký Hồng Phủ Ngọc Tường được xếp vào loại ký thứ
hai: ký trữ tình. Đó là loại nghiêng về phần ghi nhận những cảm xúc và suy
nghĩ chủ quan của nhà văn trước sự kiện của đời sống khách quan hoặc xen
kẽ kết hợp giữa việc biểu hiện, bình luận, suy tưởng với miêu tả, kể
chuyện. Chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm này qua các tác phẩm ký viết về
thiên nhiên của tác giả. Hoàng Phủ Ngọc Tường tạo được cho ký của mình
một phong cách riêng với nhiều trang viết giàu liên tưởng và kiến thức.
Nguyễn Tuân, một cây bút xuất sắc về thể ký cũng đã từng nhận xét:
Ký của Hồng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa. Nếu khơng phải là
nhà văn có hạng về mọi mặt, kể từ tri thức, tài năng và bản lĩnh, chắc rằng
không thể cầm bút viết nổi những trang văn đặc sắc như thế. Những trang
văn ấy bắt nguồn từ sự rung cảm của trái tim khiến những trang viết của
Hồng Phủ Ngọc Tường như có “ma lực”, thành sức thôi miên tuôn chảy
đầu ngọn bút.
11


Hồng Phủ Ngọc Tường đã đóng góp tích cực cho thể loại ký Việt
Nam hiện đại với một phong cách ngơn ngữ súc tích, mê đắm, tài hoa. Qua
trang ký của ông, thiên nhiên, đất nước, con người quê hương, xứ sở hiện

lên với những vẻ đẹp lấp lánh, thấm đẫm giá trị văn hoá lịch sử dân tộc.
1.1.2. Đề tài thiên nhiên và thiên nhiên Huế trong ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường
Thiên nhiên từ lâu vốn là một đề tài quan trọng, chiếm một vị trí nổi
bật trong nền văn học nước ta. Hoàng Phủ Ngọc Tường là người đi nhiều,
viết nhiều và viết khỏe. Trong những trang viết của ông ăm ắp những sự
kiện, chi tiết, hình ảnh, tình cảm và quan điểm về cuộc sống. Ông tiếp cận
cuộc sống trên nhiều phương diện đề tài phong phú: về chiến tranh, về bạn
bè, về quê hương, về địa lí, lịch sử, về chiều sâu văn hóa dân tộc… Tất cả
đều được thể thiện trong những trang văn súc tích, mê đắm hào hoa, lãng
mạn, đầy chất thơ trong ký của ông. Tuy vậy, thiên nhiên luôn là một đề tài
lớn trong sáng tác của nhà văn.
Thiên nhiên đất nước trong tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường là
những địa danh có thực trải dài từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận đất phù sa
Mũi Cà Mau. Thiên nhiên vốn có mặt trong mỗi số phận con người, nhưng
chỉ với Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như thiên nhiên đã hoá thân thành
máu thịt cuộc đời, trở thành ám ảnh khôn nguôi, hay như tác giả thường nói
phải có sự lễ độ với thiên nhiên trong cuộc đời và trong văn chương bởi
thiên nhiên cũng chính là cuộc đời, là nhân tình thế thái, là dâu bể ba đào.
Trong bức tranh văn chương đẹp đẽ của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
thiên nhiên là một mảng màu đầy ý nghĩa. Nó trầm lắng và tỏa sáng bằng
sự hòa tan của những sắc màu văn hóa. Tất cả đất, trời, sơng, núi, bãi biển,
con đèo, rừng cây, khí hậu... đều hiện tỏa sức sống cùng khả năng ni
dưỡng, tái sinh văn hóa của chúng. Tất cả đều thể hiện sâu sắc ý niệm của
Hoàng Phủ Ngọc Tường về thiên nhiên.
Nói Hồng Phủ Ngọc Tường u Huế và hiểu Huế thì đó là một lẽ
đương nhiên. Trong ba tập ký của mình, hình ảnh Huế hiện lên khá nhiều
12



qua cảnh sắc, lịch sử, văn hoá. Với 162 tác phẩm (gồm cả những bài Nhàn
Đàm và hai tập ký) thì số tác phẩm viết về Huế và liên quan đến Huế lên
đến một phần ba.
Bản thân xứ Huế là miền mộng mơ cho tâm hồn thi sĩ mà ai đã từng
đặt chân đến đó đều khắc khoải nhớ thương. Tự bản thân Huế đã là văn, là
thơ, đi vào trong những trang viết cùng với cảm xúc của chủ thể sáng tạo
nhà văn lại càng trở nên sống động hơn, có hồn hơn.
Là mảnh đất kinh kì, hơn nữa lại có nhiều danh lam thắng cảnh hữu
tình tạo cho người Huế khả năng mĩ cảm tinh tế, khả năng sáng tác và cảm
nhận nghệ thuật đặc biệt. Tháng 12 năm 1993, theo quyết định của
UNESCO cố đô Huế được cơng nhận là di sản văn hố thế giới. Đây không
chỉ là niềm tự hào riêng của Huế mà của Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ
đó, việc bảo vệ, giữ gìn, trùng tu những giá trị thiên nhiên, các giá trị văn
hố có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược phát triển Huế nói riêng và của cả
nước nói chung. Thiên nhiên Huế bao gồm các yếu tố là núi, sơng và hệ
vườn Huế. Thật quả là ít có thành phố nào thiên nhiên đã giữ một vai trò
quan trọng như vậy trong ý thức môi trường của con người như ở nơi đây.
Đã có rất nhiều tác phẩm ký viết về Huế nhưng Huế trên mỗi trang
văn của các tác giả lại lấp lánh những vẻ đẹp khác nhau bởi những quan
niệm khác nhau của các nhà văn về cái Đẹp. Với mảnh đất tưởng chừng đã
quen thuộc này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã để lại một dấu ấn đậm nét rất
riêng. Huế đã góp phần tạo nên diện mạo riêng cho những trang ký của
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như hồn sông nước An Giang đã thấm vào
những trang văn phóng khống của Mai Văn Tạo, như hồn phố cổ Hà Nội
xưa ám ảnh những dòng văn thăm thẳm kí ức của Băng Sơn. Nhà văn Tơ
Hồi có lần so sánh “…Tơi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến ngóc ngách
những sự tích xưa sau của Sài Gịn - Bến Nghé, tơi thì nhớ được ít nhiều
tên phố, tên làng vùng Hà Nội, Hồng Phủ Ngọc Tường thì trằm cả tâm
hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế.” [20].


13


Đọc ký hoàng Phủ Ngọc Tường, ta hiểu hơn về Huế, về đất nước mây trời
xứ Huế - xứ sở của miền mộng, miền thi ca.
Viết về Huế, ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đề cập nhiều vấn đề
như con người Huế, văn hoá Huế, thiên nhiên Huế, lịch sử Huế, mơi trường
Huế….với một cái nhìn có chiều sâu và sự khảo sát tỷ mỉ công phu. Mảng
sáng tác này được Hoàng Phủ Ngọc Tường dành nhiều tâm huyết và chính
những trang viết về Huế đã tạo nên nét đặc sắc riêng của ơng, đó là bản sắc
Huế đậm đà “chất Huế huyền hoặc, quyến rũ” (Ngô Minh). Tuy nhiên, có
thể thấy rằng, Hồng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện thật tài tình một cái tơi
lãng mạn, mê đắm, tài hoa qua những trang ký về thiên nhiên xứ Huế.
Với những ký để đời dành cho sông Hương: Ai đã đặt tên dịng sơng,
sử thi buồn …nhiều bạn văn của Hồng Phủ Ngọc Tường vẫn bảo: Sẽ khó
có ai viết được nữa bởi người viết đã khai thác đến tận cùng nguồn ngọn,
chi li từng cọng rêu, giọt nước mà thâm hậu và trải nghiệm đến vô cùng.
Bao nhiêu người từng viết về Bạch Mã, vậy mà với ký Ngọn núi ảo
ảnh mới phát hiện ra rằng thiên nhiên Bạch Mã có ẩn chứa cả một phần
lịch sử trong từng gốc cây, ngọn cỏ, chồi thông ở một tầng bậc khác. Ngọn
núi ảo ảnh ấy cịn mang một thơng điệp về những giấc mơ thái hoà giữa
con người và thiên nhiên cũng đầy trầm tư thế sự. Phải một bút lực thế nào
mới diễn đạt hết thông điệp ấy, và ngồi con người suy tư ấy ra khó có
người viết được.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về Huế với tất cả tình u, nỗi nhớ, với
một sự gắn bó tự thân máu thịt, với niềm chiêm cảm khôn khuây. Quan
niệm về vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế được thể hiện trong những trang ký
của ông qua con mắt của một nhà địa lý, một nhà nghiên cứu lịch sử, một
nhà văn hóa, một triết gia, một Thiền gia và bằng cảm hứng nồng nàn, lãng
mạn, hào hoa của một tâm hồn thi sĩ. Tiếp cận thiên nhiên từ nhiều góc độ,

khám phá thiên nhiên bằng một hệ thống ngôn từ phong phú, đa dạng, đa
phong cách, để qua đó làm nổi bật lên một cái tơi Hồng Phủ Ngọc Tường
đắm say, ngây ngất, phiêu diêu, giao cảm hoà quyện trong cảnh sắc đất trời
14


xứ Huế. Đó chính là diện mạo tinh thần rất riêng của phong cách ngơn ngữ
ký Hồng Phủ Ngọc Tường qua những trang viết về thiên nhiên xứ Huế.
Nghiên cứu vấn đề “Thiên nhiên Huế qua ngơn ngữ ký Hồng Phủ
Ngọc Tường”, xét trên phương diện từ vựng, chúng tôi tập trung tìm hiểu
các từ ngữ trong trường nghĩa về thiên nhiên qua hệ thống từ ngữ chỉ sự
vật, hiện tượng, xét trên phương diện cú pháp, chúng tôi tập trung nghiên
cứu cấu trúc so sánh tu từ. Có thể thấy rằng, đây là những đặc trưng ngôn
ngữ nổi bật trong trong những trang ký viết về thiên nhiên Huế của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
1.2. Chức năng phản ánh của câu
1.2.1. Câu và cú
Vấn đề của ngơn ngữ học nói chung, ngữ pháp nói riêng là vấn đề
nghĩa. Từ chỉ có nghĩa khi tham gia thực hiện chức năng. Đến lượt mình,
nghĩa cũng chỉ tồn tại trong hoạt động thơng báo. Đơn vị thơng báo nhỏ
nhất có tính trọn vẹn là câu / phát ngơn. Chính vì vậy, câu được coi là đơn
vị cơ bản của ngơn ngữ, của lời nói. Nó là đơn vị cơ sở để nghiên cứu
nghĩa. Câu là đơn vị thơng báo có tính trọn vẹn nhỏ nhất, là đơn vị tích hợp
các đơn vị chức năng thấp hơn, đồng thời là đơn vị cơ bản để hình thành
phát ngơn, hình thành ngơn bản. Trong hệ thống tôn ty của các đơn vị của
ngôn từ làm thành một ngôn bản (văn bản), câu là đơn vị trung tâm, đơn vị
bản lề. Nếu không hiểu cương vị và cấu trúc của câu, không thể nào hiểu
những đơn vị ngôn từ lớn hơn, mà cũng không thể hiểu được bất cứ điều gì
về những đơn vị nhỏ hơn cấu tạo nó.
Câu chính là đơn vị cơ sở để nghiên cứu nghĩa, còn cú là đơn vị cơ

sở để nghiên cứu câu, nghiên cứu ngôn bản. Cho đến nay, cú chưa được
các tác giả hiểu đồng nhất với nhau, có tác giả từng gọi nó là “mệnh đề”, là
“kết cấu chủ - vị”. Trong ngữ pháp tiếng Việt, cú đã được nghiên cứu và sử
dụng trong các cơng trình của nhiều tác giả như Nguyễn Hiến Lê, Lưu Vân
Lăng, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban….

15


Có một số quan niệm đã đồng nhất cú với câu và trong luận văn này,
chúng tôi xem mỗi cú là một câu độc lập.
1.2.2. Các chức năng của câu
Hầu hết các tác giả ngữ pháp chức năng đều quan niệm câu có ba
(siêu) chức năng cơ bản: chức năng phản ánh, chức năng liên nhân và chức
năng ngôn bản, tương ứng với ba bình diện nghĩa của câu. Giữa ba bình
diện nghĩa có mối quan hệ vơ cùng chặt chẽ với nhau. “Các bình diện ấy
tồn tại vì nhau, và nhờ có nhau, cho nên khơng thể hiểu thấu đáo bất cứ
bình diện nào nếu khơng liên hệ với hai bình diện kia. Và nhiệm vụ của
ngữ pháp chức năng chính là xác minh được mối quan hệ giữa cả ba bình
diện.” [16, tr.19]. Ba bình diện nghĩa này được thể hiện trong ngôn ngữ
thành một tổng thể, làm thành cái cơ sở cho cách tổ chức nghĩa của tất cả
các ngôn ngữ trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Cao Xuân Hạo thì để xác minh được mối quan hệ
giữa ba bình diện thì trước hết phải “phân giới dứt khốt từng bình diện
một, khơng để lọt một sự lẫn lộn nào trong khi xếp các sự kiện vào bình
diện này hay bình diện kia.” [16, tr.19]. Trong luận văn này, chúng tơi chủ
yếu phân tích ngơn bản dựa trên chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chức
năng phản ánh.
Chức năng phản ánh (hay tư tưởng, biểu hiện, ý niệm) là sự phản ánh
kinh nghiệm của người nói / người viết về thế giới xung quanh. Thế giới

khách quan được mọi người nhận thức giống nhau, tuy nhiên cách biểu đạt
sự nhận thức ấy có thể rất khác nhau ở mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Nghĩa
phản ánh chính là phần nội dung nhận thức giống nhau, nó hầu như khơng
lệ thuộc vào phần khác và có được tính đồng nhất, bất biến. Theo Haliday,
chức năng phản ánh là biểu hiện những sự tình: những hành động, những
biến cố, những q trình tâm lí và những mối quan hệ. Các sự tình ấy
“được sắp xếp lại theo cách tri giác của người nói, được tổ chức lại thành
một cấu trúc lơ-gich ngơn từ, được tuyến tính hóa lại theo những quy tắc
ngữ pháp của câu, được tình thái hóa ở nhiều cấp tùy theo thái độ của

16


người nói, cái hình ảnh mà người nói dùng để truyền đạt sự tình cho người
nghe một mặt được giản lược đi và mặt khác lại được trang trí thêm nhiều
yếu tố chủ quan của người nói.” [19, tr.425]. Chức năng phản ánh tồn tại
trong tất cả các đơn vị miêu tả thế giới khách quan trong nhận thức của
con người. Nội dung này được gọi chung là kinh nghiệm. Kinh nghiệm
được phản ánh nhờ khả năng tri nhận của con người về thế giới. Kinh
nghiệm ấy có thể được biểu đạt bằng các đơn vị ngôn ngữ khác nhau như
ngôn bản, cú, ngữ…
Sông Hương xứ Huế là một thực thể khách quan của tự nhiên, được
con người tri giác, cảm nhận. Bằng sự trải nghiệm riêng, vốn văn hoá sâu
sắc, tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên, quê hương xứ sở, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã cảm nhận, phản ánh, biểu hiện vẻ đẹp sông Hương thật tinh
tế, sáng tạo, tài hoa. Có khi sơng Hương được phản ánh trong một sự tình
động “vừa ra khỏi vùng núi, sơng Hương đã chuyển dòng một cách liên
tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong
thật mềm.” [46, tr.317]. Tác giả đã tài tình sử dụng các động từ khác nhau
để biểu hiện vẻ đẹp sông Hương trong dịng chảy của nó từ đại ngàn để đến

với thành phố Huế. Bên cạnh các sự tình động, Hồng Phủ Ngọc Tường
còn sử dụng hàng loạt các câu chỉ sự tình tĩnh để miêu tả tính chất, trạng
thái hay liên tưởng sông Hương với những vẻ đẹp khác nhau “Chính sơng
Hương và thành phố của nó vẫn gợi cho tơi, như một vang bóng trong thời
gian, hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng của truyện Kiều: tìm kiếm và
đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, và cả hai cùng gắn bó với
nhau trong một tình u mn thuở.” [46, tr.316]. Ở đây, bằng sự liên
tưởng giàu chất trí tuệ, bằng cấu trúc câu so sánh, tác giả đã phản ánh mối
quan hệ của sơng Hương và kinh thành Huế như một tình u vang bóng
thời gian của cặp tình nhân lý tưởng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Thuý Kiều và Kim Trọng. Như vậy, bằng những cú pháp khác nhau, các
hình ảnh, từ ngữ khác nhau, tác giả đã đem đến cho người đọc những nhận
thức thật mới mẻ về vẻ đẹp của dịng Hương Giang, con sơng vốn đã quen
thuộc từ lâu trong cảm hứng sáng tạo văn chương của những người nghệ sĩ.
17


1.3. Chức năng phản ánh của cấu trúc so sánh tu từ
1.3.1. So sánh tu từ
So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa đặc sắc, phổ biến trong văn
bản nghệ thuật. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là những cách kết hợp có hiệu
quả tu từ, theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng thuộc một cấp độ
trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn.
Từ trước đến nay, khái niệm so sánh tu từ được nhiều học giả đề cập
với nhiều định nghĩa và tên gọi khác nhau.
Tác giả Nguyễn Thái Hoà chia các phương tiện tu từ ngữ nghĩa thành
ba tiểu nhóm: nhóm so sánh tu từ, nhóm ẩn dụ tu từ và nhóm hốn dụ tu từ.
Theo tác giả, so sánh tu từ ( còn gọi là tỉ dụ ) “là phương thức diễn đạt tu từ
khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một
nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ

trong nhận thức của người đọc, người nghe.” [26, tr.189].
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt” đã nhấn mạnh đến tính hiệu quả của một lối tri giác mới mẻ
bằng hình ảnh của so sánh tu từ “So sánh (cịn gọi là so sánh hình ảnh, so
sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu
hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan khơng đồng nhất với nhau
hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình
ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.” [25, tr.154].
Tác giả Nguyễn Phan Cảnh trong cơng trình nghiên cứu “Ngôn ngữ
thơ” cho rằng so sánh là một hiện tượng “tổ chức kép các lực lượng ngữ
nghĩa”. Theo tác giả hiện tượng “tổ chức kép các lực lượng ngữ nghĩa là kĩ
năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận đem liên kết các tín hiệu ngơn
ngữ hoặc cùng xuất hiện trên thông báo, hoặc chỉ xuất hiện trên thông báo
và tồn tại trong mã ngôn ngữ, để kiến lập những chỉnh thể không phân lập
về mặt mỹ học, tạo nên ý ngầm bằng chiều dày các câu chữ.” [5, tr.81]. Vì
vậy, tác giả cho rằng so sánh là cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép tín hiệu

18


kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thơng báo, và thơng
qua một tín hiệu chỉ dẫn người đọc được báo về mối liên tưởng đó.
Tuy có nhiều cách định nghĩa và tên gọi khác nhau ( so sánh tu từ,
so sánh nghệ thuật, so sánh hình ảnh ) nhưng hầu hết các tác giả đều thống
nhất ý kiến ở một điểm chung: so sánh tu từ là phương tiện đem hai hay
nhiều đối tượng khác loại có dấu hiệu chung ra đối chiếu, so sánh nhằm
một mục đích thẩm mỹ nào đó.
1.3.2. Các kiểu cấu trúc so sánh tu từ và chức năng phản ánh
Về cấu trúc so sánh, các tác giả thường phân loại dựa trên hai tiêu
chí cơ bản, theo mơ hình cấu tạo và từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan

hệ so sánh.
Dựa trên tiêu chí mơ hình cấu tạo so sánh, ta có hai kiểu cấu trúc so sánh:
- Cấu trúc so sánh với mơ hình cấu tạo đầy đủ gồm bốn yếu tố:
Vế A (sự vật được
so sánh)
Cỏ ven sông Hương

Phương diện
so sánh
lấp lánh

Từ so sánh
như

Vế B ( sự vật
dùng để so sánh )
những hạt ngọc

- Cấu trúc so sánh với mơ hình cấu tạo khơng đầy đủ:
+ Bớt phương diện so sánh
Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh
(Ca dao)
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có những cấu trúc so sánh lược bỏ
phương diện so sánh: “Bạch Mã như là một thành phố ảo ảnh trong sa mạc,
huy hoàng phút chốc rồi tan biến, chỉ cịn lại một bóng núi lau mờ.”
[46,tr.757].
+ Bớt từ so sánh
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm

(Ca dao)

19


Tuy khơng nhiều trong ký Hồng Phủ Ngọc Tường nhưng cấu trúc
so sánh lược bỏ từ so sánh vẫn được tác giả sử dụng: “càng vào thu, khu
vườn càng hiện ra trong vẻ đẹp của trái, càng gợi cho người đi dạo vườn
cái cảm giác khinh khối của một phịng trưng bày tranh tĩnh vật.” [46,
tr.388].
Dựa trên tiêu chí từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (từ
so sánh), ta có ba kiểu cấu trúc so sánh cơ bản:
- Cấu trúc so sánh A như B
“Vĩ Dạ tồn tại ngàn năm như một ngôi nhà ẩn dật giữa chốn kinh kì
thời nào cũng đầy những phường danh lợi” [48, tr.13]
- Cấu trúc so sánh A là B
“Sơng Hương là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” [46,tr.319].
- Cấu trúc so sánh A bao nhiêu B bấy nhiêu
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu phân loại cấu trúc so sánh dựa
vào tiêu chí thứ hai. Chúng tơi nhận thấy ký Hồng Phủ Ngọc Tường
thường sử dụng hai cấu trúc so sánh đặc trưng: A như B và A là B.
Chức năng phản ánh (hay tư tưởng, biểu hiện, ý niệm) là sự
phản ánh kinh nghiệm của người nói /người viết về thế giới xung
quanh. Cấu trúc so sánh chính là sự biểu đạt đặc thù trong ngơn
ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường, phản ánh rõ kinh nghiệm của tác
giả về thế giới. Với cấu trúc biểu đạt này, thiên nhiên Huế hiện ra
vô cùng phong phú, đa dạng được biểu hiện qua những liên tưởng,
tưởng tượng đầy bất ngờ, sáng tạo của tác giả.
1.4. Trường từ vựng ngữ nghĩa
1.4.1. Khái niệm trường từ vựng ngữ nghĩa

Ba bộ phận cấu thành một ngơn ngữ đó là từ vựng, ngữ âm, ngữ
pháp. Trong ngôn ngữ, từ vựng có chức năng là trực tiếp gọi tên các sự vật,
hiện tượng của thực tế. Tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là từ vựng
của ngôn ngữ.

20


Có thể thấy rằng, giữa các từ có khơng ít sự đồng nhất về hình
thức và ý nghĩa. Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, các nhà
nghiên cứu tiến hành sự phân lập hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ
khác nhau thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan
hệ giữa các từ trong từ vựng.
Lí thuyết trường nghĩa ra đời mấy chục năm gần đây với tư tưởng
cơ bản là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Có nhiều cách hiểu khác
nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh
hướng chủ yếu.
Khuynh hướng thứ nhất với đại diện là L. Weisgerber và J. Trier
quan niệm trường nghĩa là tồn bộ các khái niệm mà các từ trong ngơn ngữ
biểu hiện. Theo quan điểm của hai tác giả này, mặt nghĩa của ngôn ngữ là
một kết cấu chặt chẽ, được phân chia ra thành những trường hoặc những
phạm vi khái niệm một cách rõ ràng. Tất cả các thành phần từ vựng được
phân bố theo những phạm vi hoặc những trường đó. “Một từ chỉ có ý nghĩa
khi nằm trong trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng
thuộc trường ấy. Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn
thể.” [13, tr.110]. Như vậy, theo L. Weisgerber và J. Trier, từ của ngơn ngữ
nào đó khơng phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại, mỗi một từ
có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó. Có thể thấy rằng,
quan niệm của hai tác giả đã thốt li bản chất của ngơn ngữ với tư cách là
phương tiện giao tiếp của con người để sa vào lĩnh vực tư tưởng thuần tuý.

“Thực ra, nếu ý nghĩa và cách dùng từ chỉ phụ thuộc vào vị trí của nó ở
trong trường thì lịch sử hình thành và phát triển của từ, mối liên hệ của từ
với các từ thân thuộc, lí do ngữ nghĩa của từ đã bị coi thường.” [13, tr.110].
Khuynh hướng thứ hai xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở
các tiêu chí ngơn ngữ học. Các tác giả khuynh hướng này quan niệm
trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm
vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Xây dựng trên cơ sở ngơn
ngữ, những trường nghĩa có nhiều kiểu khác nhau.
21


Trường từ vựng – ngữ pháp căn cứ vào hình thái và chức năng của
các từ để xây dựng trường nghĩa. Trường cấu tạo từ lại căn cứ vào các từ
ghép, trong đó từ rời với tư cách là thành tố của từ ghép đóng vai trị thành
viên của trường. Trường từ vựng – cú pháp xây dựng trường nghĩa căn cứ
vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ, ý nghĩa của từ phụ thuộc vào
những liên hệ cú pháp. Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng –
ngữ nghĩa. Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ
nghĩa có thể rất khác nhau: dựa vào sự tồn tại của các từ khái quát, dựa vào
một khái niệm chung có mặt trong mỗi từ của nhóm...
Với khuynh hướng này, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng tính hệ thống về
ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ
vựng, “mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những
tập hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa.” [9, tr.170]. Theo Đỗ Hữu Châu, “với
các trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ
ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa
và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường.” [9, tr.170].
1.4.2. Trường nghĩa về thiên nhiên
Thiên nhiên là một khái niệm rộng nên tập hợp các từ trong trường
nghĩa thiên nhiên rất phong phú. Trong trường nghĩa về thiên nhiên lại có

những trường từ vựng nhỏ hơn. Chúng ta có thể lấy ví dụ như sau:
- Các sự vật thuộc về thiên nhiên: sông, núi, biển, hồ, cây cối...(trong
mỗi sự vật thuộc về thiên nhiên, ta có thể chia ra tập hợp các trường từ
vựng nhỏ hơn).
- Các hiện tượng của thiên nhiên nhiên: mưa, nắng, gió, sấm, chớp,
bão, giơng...
- Màu sắc của thiên nhiên: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen, hồng, tía...
- Tính chất của thiên nhiên: yên ả, thanh tĩnh, trong lành, dịu mát, dữ
dội, khắc nghiệt...
Như vậy, trường nghĩa về thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, có thể
phân chia thành nhiều tiểu hệ thống khác nhau. Trong ký Hoàng Phủ Ngọc
22


Tường, trường nghĩa về thiên nhiên được biểu hiện qua những nhóm từ ngữ
khác nhau như: nhóm từ ngữ chỉ sơng và các bộ phận của sơng, nhóm từ
ngữ chỉ núi và các bộ phận của núi, nhóm từ ngữ chỉ nhà vườn, nhóm từ
ngữ chỉ màu sắc, thời gian...tất cả đều gắn với thiên nhiên, nằm trong
trường nghĩa về thiên nhiên. Qua việc nghiên cứu các nhóm từ ngữ này
chúng ta có thể nhận thấy rõ đặc điểm của thiên nhiên Huế trong ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường và ý niệm về thiên nhiên của tác giả.
1.5. Ý niệm
Hoạt động tri nhận là hoạt động tư duy của con người dẫn đến chỗ
thơng hiểu một cái gì đó. Theo tác giả Trần Văn Cơ: “Tri nhận là tất cả
những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền
vào não dưới dạng những biểu tượng tinh thần (hình ảnh, mệnh đề, khung,
cảnh,…) để có thể lưu lại trong trí nhớ con người.” [10, tr.3]. Tri nhận, nó
là biểu hiện cho q trình nhận thức hoặc tổng thể những q trình tâm lí
(tinh thần, tư duy) phục vụ cho việc tiếp nhận và xử lí thơng tin. Hoạt động
tri nhận tạo ra một hệ thống những ý niệm giúp cho con người hiểu biết,

giả định, suy nghĩ và tưởng tượng thế giới hiện thực và các thế giới khả dĩ.
Trong thực tiễn nghiên cứu, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về
ý niệm. Tuy nhiên có một đặc điểm chung có tính ngun tắc của ý niệm là
“nó được xem như cơ sở để nghiên cứu tổng hợp ngơn ngữ và văn hóa,
song bản thân nó lại không nằm trong phạm vi ngôn ngữ, cũng không nằm
trong phạm vi văn hóa, và cũng đồng thời khơng nằm trong cả hai lĩnh vực
này. Ý niệm là đơn vị của tư duy, là yếu tố của ý thức. Việc nghiên cứu
mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và văn hóa sẽ khơng đầy đủ nếu thiếu
cái khâu trung gian này.” [10, tr.6]. Theo Stepanov, “ý niệm tựa như một
khối kết đơng của nền văn hóa trong ý thức con người; dưới dạng của nó
nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con người, và, mặt khác, ý
niệm là cái mà nhờ đó con người – người bình thường, khơng phải ‘con
người sáng tạo ra văn hóa’ – chính con người đó đi vào văn hóa, và trong
một số trường hợp nhất định có tác động đến văn hóa.” [10, tr.6].
23


Còn tác giả Trương Thị Mĩ Dung đã tổng hợp ý kiến của nhiều tác
giả và đưa ra kết luận về những đặc điểm của ý niệm như sau:
a) Ý niệm là sự kiện của lời nói, đó là lời nói được phát ngơn ra. Do
đó nó khác với khái niệm.
b) Ý niệm gắn chặt với người nói và ln định hướng đến người
nghe. Người nói và người nghe là hai bộ phận cấu thành của ý niệm.
c) Ý niệm mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của “bức
tranh thế giới”, nó phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính của ý thức
ngơn ngữ dân tộc. Do đó ý niệm mang tính dân tộc sâu sắc.
d) Ý niệm là đơn vị của tư duy (ý thức) của con người. Hai thuộc
tính khơng thể tách rời nhau của ý niệm là trí nhớ và tưởng tượng. Ý niệm
là một hành động đa chiều: nếu là hành động của trí nhớ thì nó hướng về
q khứ, nếu là hành động của trí tưởng tượng thì nó hướng về tương lai,

cịn nếu nó là hành động phán đốn thì nó hướng về hiện tại.
e) Ý niệm, khác với khái niệm, khơng chỉ mang đặc trưng miêu tả,
mà cịn có cả đặc trưng tình cảm – ý chí và hình tượng. Ý niệm khơng chỉ
suy nghĩ, mà cịn cảm xúc. Nó là kết quả của sự tác động qua lại của một
loạt nhân tố như truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ tư
tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và hệ thống giá
trị. Ý niệm tạo ra một lớp văn hóa trung gian giữa con người và thế giới.
Nó được cấu thành từ tri thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo lí, luật pháp,
phong tục tập quán, và một số thói quen mà con người tiếp thu được với tư
cách là thành viên xã hội. [10, tr.6].
Tóm lại, ý niệm bao gồm ba thành tố: thành tố khái niệm, thành tố
cảm xúc – hình tượng, và thành tố văn hóa. Như vậy, ý niệm khơng chỉ
mang tính chủ quan của mỗi người mà nó cịn mang tính dân tộc sâu sắc.
Nó là sự tổng hoà các hiểu biết, kinh nghiệm của con người về thế giới, in
đậm dấu ấn chủ quan, những tri thức, kinh nghiệm về thế giới của chủ thể.
1.6. Tiểu kết

24


Giữa thời đại thông tin đầy biến động hiện nay, với ưu thế của mình,
thể loại ký ln khẳng định được vai trị, vị trí tích cực của mình trong sự
vận động và đi lên của nền văn học dân tộc. Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác
giả ký tài hoa, tiêu biểu.
Nói đến ký Hồng Phủ Ngọc Tường khơng thể khơng nói đến những
trang viết về đề tài thiên nhiên. Thiên nhiên Huế đã hiện lên với những vẻ
đẹp nổi bật, đặc trưng qua ngơn ngữ súc tích, mê đắm, tài hoa của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
Nghiên cứu vấn đề “Thiên nhiên Huế qua ngơn ngữ ký Hồng Phủ
Ngọc Tường”, xét trên phương diện từ vựng, chúng tơi tập trung tìm hiểu

các từ ngữ trong trường nghĩa về thiên nhiên, xét trên phương diện cú pháp,
chúng tôi tập trung nghiên cứu cấu trúc so sánh tu từ.
Có một số quan niệm đã đồng nhất cú với câu và trong luận văn này,
chúng tôi xem mỗi cú là một câu độc lập. Hầu hết các tác giả ngữ pháp
chức năng đều quan niệm câu có ba (siêu) chức năng cơ bản: chức năng
phản ánh, chức năng liên nhân và chức năng ngôn bản.
Chức năng phản ánh của câu là sự phản ánh kinh nghiệm của người nói/
người viết về thế giới xung quanh. Chức năng phản ánh tồn tại trong tất cả
các đơn vị miêu tả thế giới khách quan trong nhận thức của con người.
So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa đặc sắc. Biểu thức so sánh
chính là sự biểu đạt đặc thù trong ngơn ngữ ký Hồng Phủ Ngọc Tường,
phản ánh rõ kinh nghiệm của tác giả về thế giới. Với cấu trúc biểu đạt này,
thiên nhiên Huế hiện ra vô cùng phong phú, sáng tạo trong ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
Trường nghĩa về thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, có thể phân
chia thành nhiều tiểu hệ thống khác nhau. Qua việc nghiên trường nghĩa
này, chúng ta có thể nhận thấy rõ đặc điểm của thiên nhiên Huế trong ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường và ý niệm về thiên nhiên của tác giả.
Ý niệm là sự tổng hoà các hiểu biết, kinh nghiệm của con người về
thế giới, in đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Ý niệm thiên nhiên
25


×