Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Kỹ thuật lạ hóa trong truyện của Anton Chekhov (qua nhóm truyền về trẻ em và phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 97 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ TUYẾT MAI



KỸ THUẬT LẠ HÓA TRONG TRUYỆN
CỦA ANTON CHEKHOV
(QUA NHÓM TRUYỆN VỀ TRẺ EM VÀ PHỤ NỮ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài






Hà Nội-2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ TUYẾT MAI



KỸ THUẬT LẠ HÓA TRONG TRUYỆN
CỦA ANTON CHECKHOV
(QUA NHÓM TRUYỆN VỀ TRẺ EM VÀ PHỤ NỮ)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 02 45

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm

Hà Nội-2013

5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6
1. Lí do lựa chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 13
5. Cấu trúc của luận văn 13
Chương 1: LẠ HÓA TRONG HỆ THỐNG KHÔNG-THỜI GIAN 14
1.1 Lạ hóa trong không gian 14
1.2 Lạ hóa trong thời gian 19
Chương 2: LẠ HÓA TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT 25
2.1 Lạ hóa qua góc nhìn của trẻ em 37

2.2 Lạ hóa qua góc nhìn của phụ nữ 50
Chương 3: LẠ HÓA TRONG DIỄN NGÔN 69
3.1 Cách định danh hiện thực 70
3.2 Các dạng lời nói: độc thoại nội tâm, đối thoại 76
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

6

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Nhắc đến những cây bút truyện ngắn bậc thầy trong văn học thế giới, bên
cạnh tên tuổi của Guy de Maupassant (Pháp), Maugham (Anh), Edgar Allan Poe
(Mỹ), O. Henry (Mỹ), Lỗ Tấn (Trung Quốc)…bạn đọc yêu văn thơ không thể
không kể tới A.Chekhov ở Nga. Có thể nói A.Chekhov là bậc thầy trong thể loại
truyện ngắn, tên tuổi của ông gắn liền với thể loại truyện ngắn. Viết được một
truyện ngắn đã khó, viết được truyện ngắn hay có sức lay động lòng người lại
càng khó hơn, vậy mà A.Chekhov đã làm được điều đó. Ông đã để lại cho nhân
loại khoảng ba trăm truyện ngắn có giá trị. Những tác phẩm truyện ngắn của
A.Chekhov đã, đang và mãi mãi còn nguyên vẹn sức sống trong lòng độc giả và
có ảnh hưởng lớn tới những ai còn muốn thử sức ở thể loại khó khăn này.
Truyện ngắn, một thể loại có dung lượng khiêm tốn so với tiểu thuyết tự nó đã
tạo nên thử thách tài năng cho mỗi người nghệ sĩ. Để nói được hết thông điệp
muốn gửi gắm trong một truyện ngắn với dung lượng nhỏ không phải là điều dễ
dàng, để thông điệp ấy có sức truyền cảm, có dấu ấn trong lòng bạn đọc lại càng
khó hơn. A.Chekhov đã thành công khi tạo được sức hấp dẫn kì lạ và mới mẻ
cho những truyên ngắn tưởng như rất đỗi bình thường của mình.
Trong cuộc đời sáng tạo hơn hai mươi năm của mình, A.Chekhov đã
dâng tặng cho độc giả rất nhiều tác phẩm nổi tiếng với nhiều thể loại, đề tài,
kiểu nhân vật khác nhau. Đặc biệt ông luôn coi trọng việc phản ánh hai loại

nhân vật là phụ nữ và trẻ em – những người thuộc nhóm xã hội yếu thế, nhất là
trong chế độ phong kiến chuyên chế của Nga hoàng. Trẻ em và phụ nữ vốn
không phải là đối tượng hiếm trong văn học, trái lại đã được rất nhiều nhà văn,
người nghệ sĩ hướng ngòi bút vào với đủ cung bậc cảm xúc. Đây cũng là hai đối
tượng với cách nhìn cuộc sống mang những dấu ấn chủ quan, thiên về cảm tính,
rất đặc trưng, độc đáo và khác lạ. Và cũng chính vì họ luôn nhìn đời theo những
7

cách rất riêng, rất lạ mà từ góc nhìn của hai nhóm đối tượng này, ngòi bút của
A.Chekhov cũng theo đó bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo, lạ hóa thiên bẩm.
Trong một bức thư gửi I.L.Leontev-Shcheglov (ngày 22 tháng Giêng năm
1888), nhà văn đã hài hước nói về "cương lĩnh" của mình: "Không có phụ nữ thì
truyện cũng giống như thể cỗ máy không có động cơ hơi nước ( ). Tôi không
thể sống mà không có phụ nữ". Cũng trong một bức thư khác (gửi Lazarev-
Gruzinsky ngày 20 tháng Mười năm 1888) ông đã thể hiện quan điểm nghệ
thuật của mình khi nói về việc miêu tả phụ nữ không lãng mạn hóa mà gần gũi
với đời sống thực tế hàng ngày: “Cần phải miêu tả phụ nữ sao cho độc giả cảm
thấy rằng bạn đang mặc chiếc áo vest không cài khuy và không đeo cà vạt”. Còn
với trẻ em, sự quan tâm của A.Chekhov không chỉ bởi ông “đã sống thời thơ ấu
không có tuổi thơ” mà còn vì thế giới trẻ em là một thế giới khác lạ, đầy màu
sắc và trong sáng khi chưa chịu tác động xấu của môi trường xã hội. Tuy không
dành riêng đề tài sáng tác về phụ nữ và trẻ em nhưng trong những tác phẩm
thuộc giai đoạn sáng tác sau (nửa cuối những năm tám mươi của thế kỷ XIX)
viết về hai đối tượng có cách tri nhận hiện thực đặc biệt, với logic tâm lý “khác
thường” này, A.Chekhov hướng đến việc tìm kiếm vẻ đẹp đạo đức trong sáng
và giản dị, tự nhiên và thanh thoát. Ông đã tìm được hình thức độc đáo thể hiện
nội dung đạo đức-thẩm mỹ này – đó là kỹ thuật lạ hóa. Trong luận văn, tôi
muốn đi sâu tìm hiểu kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn A.Chekhov, đặc biệt là
nhóm truyện viết về đối tượng phụ nữ và trẻ em để thấy được rõ hơn tài năng
bậc thầy của ngòi bút này và để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi vẫn xoáy sâu trong

tiềm thức cá nhân từ lâu đó là: “Sức hấp dẫn kì lạ của những thiên truyện nhỏ bé
ấy nằm ở đâu?”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khẳng định rằng trong hơn một thế kỷ qua, việc nghiên cứu sáng
tác của A.Chekhov nói chung, truyện ngắn của ông nói riêng đã đạt được những
8

thành tựu to lớn và được đánh giá cao trên hầu khắp các lĩnh vực như nghiên
cứu tiểu sử, văn bản học, nghiên cứu so sánh (lịch sử và loại hình), thi pháp học,
dịch thuật và tiếp nhận….
Đánh giá cao đóng góp của A.Chekhov như một danh nhân văn hóa thế
giới, UNESCO tuyên bố năm 2004 – năm kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà
văn là năm Chekhov. Ở Nga và tại nhiều thành phố, nhiều trường đại học đã tổ
chức những hội thảo quy mô lớn về cuộc đời và sáng tác của nhà văn.
Ở Nga ngành Chekhov học có ấn phẩm định kỳ Thông báo khoa học về
Chekhov (Chekhovskii Vestnik) trong đó thông báo những nghiên cứu mới nhất
về A.Chekhov. Tác phẩm của ông được dịch và giới thiệu tại nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tác phẩm của A. Chekhov được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ những
năm 40 của thế kỷ trước, được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Ở Việt Nam,
A.Chekhov đã trở thành đối tượng giảng dạy ở bậc đại học, được nghiên cứu
trong các chuyên luận, bài báo, luận văn, luận án. Các hướng nghiên cứu về
A.Chekhov rất đa dạng, từ phương diện diện thi pháp thể loại (văn xuôi, kịch)
đến những mối liên hệ, tiếp xúc, ảnh hưởng và tiếp nhận.
Cùng với sự xuất hiện của tập truyện ngắn đầu tiên của A.Chekhov được
dịch ở Việt Nam năm 1957, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bài nghiên cứu đầu
tiên về những sáng tác của ông. Nguyễn Tuân đã khẳng định A.Chekhov là
người đưa văn học hiện thực Nga lên đỉnh cao theo con đường của riêng mình,
khẳng định vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn của ông trong sự phát triển của văn
học Nga.

Phan Hồng Giang khi dịch và giới thiệu truyện ngắn của A.Chekhov,
trong tập Truyện ngắn A.Chekhov của Nhà xuất bản Văn học năm 1977 đã có
những lời nhận xét rất tinh tế về cây bút tài năng ấy. Chỉ bằng vài dòng ngắn
9

gọn, mượt mà, nhà phê bình-dịch giả đã cho ta thấy được hồn văn A.Chekhov:
“Ông đã làm thức dậy trong lòng người đọc khát vọng về sự đổi thay, về một
thế giới đẹp đẽ, công bằng, cao thượng. Ông đã thêm một lần trả về cho văn học
cái dáng vẻ nguyên sơ cao cả nhất: thật, đẹp và gồ ghề như cuộc sống, giản dị
đến mức trong trong suốt, không gợn một chút uốn éo văn hoa, sáng rõ như
những gì vốn là chân lý”.
A.Chekhov còn có tên trong rất nhiều các giáo trình đại học, sách giáo
khoa phổ thông.
Trong Lịch sử Văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Hà Nội năm 1962,
Hoàng Xuân Nhị đã có bài viết rất chi tiết, có giá trị tư liệu tham khảo cao về
A.Chekhov. Tác giả đã viết hết sức tỉ mỉ về tiểu sử A.Chekhov, những giai đoạn
quan trọng trong cuộc đời nhà văn lỗi lạc ấy và đi vào phân tích một số truyện
ngắn, kịch tiêu biểu. Có thể nói bài nghiên cứu của Hoàng Xuân Nhị đã đã cung
cấp những thông tin cơ bản về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn
A.Chekhov. Những phân tích của ông về truyện A.Chekhov đã làm sáng rõ đặc
điểm phong cách và tác dụng sự nghiệp sáng tác của A.Chekhov. Hoàng Xuân
Nhị kết thúc bài viết của mình bằng lời nhận định của báo Sự thật, Liên Xô
ngày 15- 7- 1954: “A.Chekhov là niềm tự hào của nhân dân chúng ta, là niềm tự
hào của toàn nhân loại”.
Năm 1966, trong phần viết về A.Chekhov (Giáo trình Lịch sử văn học
Nga thế kỉ XIX, chương IX) Đỗ Xuân Hà khẳng định Chekhov “bước vào lịch
sử văn học như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch
nói”.
Năm 1987, trong cuốn Nghệ thuật dân tộc và quốc tế (Nxb Văn hóa), Mai
Thúc Luân đã có bài Tsekhop, nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga. Tác giả đã

khẳng định tất cả những nét độc đáo của nghệ thuật Chekhov đã đưa ông lên vị
10

thế của một người “viết truyện vô song, bậc thầy của những người viết truyện
ngắn”, làm nên sức sống cho những tác phẩm của ông.
Trong Lịch sử Văn học Nga do Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính,
Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên đồng biên
soạn của NxB Giáo dục năm 1998, với lời văn khúc triết, uyển chuyển, Đỗ
Hồng Chung đã cho bạn đọc hiểu hơn về văn chương A.Chekhov.
Bên cạnh những giáo trình và các bài giới thiệu mang tính chất khái quát
còn có nhiều chuyên khảo, bài báo, luận án, luận văn nghiên cứu chuyên sâu về
A.Chekhov.
Năm 2001, tác giả Phan Hồng Giang viết cuốn A.P.Tchekhov (truyện
danh nhân) giới thiệu tới bạn đọc cuộc đời của nhà văn Nga vĩ đại. Tác giả đã
khẳng định khát vọng cả một đời về sự thật, một thế giới đẹp đẽ, công bằng,
xứng đáng với con người của Chekhov đã “biến những dòng chữ của ông trở
thành bất tử”.
Năm 2004, khi nhiều nơi trên thế giới kỉ niệm 100 năm ngày mất nhà văn
vĩ đại A.Chekhov, tại Việt Nam, một số Hội thảo khoa học đã được tổ chức và
xuất hiện nhiều bài nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và sáng tác của ông như
nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Trường Lịch, Vương Trí Nhàn, Đào
Tuấn Ảnh, Đỗ Hải Phong, Phong Lê, Phạm Vĩnh Cư, Trần Vĩnh Phúc… Bộ
môn Văn học nước ngoài, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ
chức Hội nghị khoa học “A.Chekhov và nhà trường Việt Nam”. Gần 30 báo cáo
và tham luận về những vấn đề: A.Chekhov với Việt Nam và văn học thế giới,
vấn đề nghiên cứu và giảng dạy A. Chekhov trong nhà trường, so sánh Chekhov
và Nam Cao của Việt Nam… Các bài viết gần gũi với vấn đề luận văn đang
quan tâm như Cái mới trong truyện ngắn của A.Chekhov (Nguyễn Hải Hà),
Cách tân nghệ thuật của Anton Chekhov (Đào Tuấn Ảnh), Sekhov và Nam Cao
11


nhìn từ hai nền văn học (Phong Lê), Kết cấu thời gian trong truyện ngắn
Sêkhôp và Nam Cao (Đào Tuấn Ảnh) và Tsekhov, nhà văn xuôi tự sự, nhà viết
kịch (Phạm Vĩnh Cư)…
Khảo sát những công trình nghiên cứu về A.Chekhov ở Việt Nam và ở
Nga ta có thể thấy các hình tượng phụ nữ và trẻ em dẫu riêng lẻ theo từng tác
phẩm hoặc ở bình diện khái quát loại hình, thường được xem xét theo cách tiếp
cận truyền thống, tức là đặt trong tương quan hệ thống nhân vật của nhà văn và
soi chiếu nội dung tư tưởng-thẩm mĩ của hình tượng. Như vậy, nghiên cứu kỹ
thuật lạ hóa trong truyện ngắn A.Chekhov viết về phụ nữ và trẻ em là đề tài là
hoàn toàn mới ở Việt Nam. Còn trên thế giới, trong phạm vi hiểu biết của chúng
tôi, và qua tư liệu do giảng viên hướng dẫn cung cấp, duy nhất ở Nga, trên tạp
chí Chekhovskii Vestnik số 17 năm 2005 (nguồn:
có đôi dòng thông
tin về một báo cáo khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài này (L.V.Laponina,
Biện pháp lạ hóa trong truyện ngắn của A.Chekhov viết về trẻ em) tại Hội nghị
quốc tế Các nhà nghiên cứu Chekhov trẻ. Đây chính là gợi ý quan trọng để
chúng tôi triển khai đề tài luận văn này.
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn
của A.Chekhov. Lạ hoá (phiên âm tiếng Nga: ostranenie, tiếng Anh:
defamiliarization) là một thuật ngữ do V.B.Shklovsky- một trong những thành
viên hoạt động tích cực nhất của trường phái hình thức Nga đưa ra trong bài báo
Nghệ thuật như là thủ pháp (tuyển tập Thi pháp, 1919, St.Peterburg). Giống như
M.Bakhtin đã nhìn F.Dostoevsky qua con mắt của văn hóa thế kỷ XX,
V.B.Shklovsky đã xem L.Tolstoy như một nhà văn không chỉ phù hợp với thế
kỷ XX mà ở một phương diện nào đó còn là người cùng thời với ông. Cùng thời
là bởi cách nhìn tác phẩm nghệ thuật như là tổ hợp những nguyên tắc thuần túy
12


mang tính kỹ thuật. Về vấn đề này V.B.Shklovsky viết như sau: “Biện pháp lạ
hóa ở L.Tolstoy thể hiện ở chỗ ông không gọi sự vật bằng tên của nó mà miêu tả
nó như thể lần đầu tiên nhìn thấy, cũng có khi như thể lần đầu tiên xuất hiện.
Ngoài ra khi miêu tả sự vật ông không dùng những tên gọi các bộ phận đã được
thừa nhận của chúng mà gọi chúng theo cách gọi các bộ phận tương ứng ở các
sự vật khác”. Nhà văn dùng biện pháp lạ hóa “không phải đưa ý nghĩa sự vật
gần lại cách hiểu của chúng ta mà tạo dựng một cách tri nhận đặc biệt về đối
tượng, tạo dựng “cách nhìn” nó chứ không phải “cách hiểu” nó. V.B.Shklovsky
có dẫn ra làm ví dụ là sự miêu tả cảnh opera qua con mắt của Natasha Rostova ở
cuối tập 2 của Chiến tranh và hòa bình. Biện pháp lạ hóa có mục đích “đưa sự
vật thoát ra khỏi cách tri nhận tự động máy móc”. Lạ hóa trong tác phẩm sử thi
thường được khơi gợi bởi sự tham dự của người kể chuyện mà điểm nhìn của nó
hiển nhiên không trùng với điểm nhìn của tác giả. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học [10, tr. 172], “lạ hoá” là toàn bộ những thủ pháp trong nghệ thuật (nghịch
dị, nghịch lý…) dùng để đạt tới một kết quả nghệ thuật, theo đó, hiện tượng
được miêu tả không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên mà như một cái gì đó
“mới mẻ”, “chưa quen”, “khác lạ”.
Nghiên cứu kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn của A.Chekhov thực chất là
khám phá những đặc điểm thi pháp nói chung và nghệ thuật tâm lý nói riêng của
nhà văn. Đó cũng chính là mục đích của luận văn. Để thực hiện mục đích
nghiên cứu này, luận văn giải quyết các nhiệm vụ chỉ ra cơ sở và minh định
những đặc điểm biểu hiện kỹ thuật lạ hóa của A.Chekhov ở tất cả các cấp độ
của cấu trúc tác phẩm: cách xây dựng các tọa độ không gian và thời gian, miêu
tả nhân vật và tổ chức ngôn từ.
Luận văn tập trung chủ yếu vào nhóm các truyện ngắn của A. Chekhov
viết phụ nữ và trẻ em như: Thảo nguyên, Người đàn bà phù phiếm, Người vợ
chưa cưới, Buồn ngủ, Lũ trẻ, Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Người đàn bà và con
chó nhỏ, Những người đàn bà, Một chuyện tình, Volodia lớn và Volodia bé
13


Nhóm truyện này đã được dịch sang tiếng Việt trong cuốn A.Tsekhôp (1977),
Truyện ngắn (2 tập, Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch), Nhà xuất bản
Văn học. Những truyện này cũng nằm trong các ấn phẩm truyện ngắn
A.Chekhov được xuất bản rải rác sau đó. Những trích dẫn tác phẩm trong luận
văn là rút từ bản in năm 1977 nêu trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vì vấn đề lạ hóa liên quan đến cách tri nhận sự vật, hiện tượng, tức là
liên quan đến điểm nhìn nên hiển nhiên phương pháp nghiên cứu được vận dụng
chủ yếu ở luận văn là trần thuật học. Mặt khác, vấn đề được xem xét không thể
tách rời với đặc trưng thể loại và nhân vật nên cần thiết phải có sự kết hợp
phương pháp nghiên cứu trần thuật học với những nguyên tắc tiếp cận thi pháp
học (thi pháp truyện ngắn) và loại hình học (loại hình nhân vật trẻ em và phụ
nữ) cùng những thao tác thống kê phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Lạ hóa trong hệ thống không-thời gian.
Chương 2: Lạ hóa trong miêu tả nhân vật.
Chương 3: Lạ hóa trong diễn ngôn.


14

Chương 1:
LẠ HÓA TRONG HỆ THỐNG KHÔNG-THỜI GIAN
1.1 Lạ hóa trong không gian
Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới
nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có
nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Không gian trong tác phẩm nghệ
thuật là sản phẩm của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một

quan niệm nhất định về cuộc sống.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao
giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua
đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ đặc tính của nó, cái này
bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, … tạo những viễn cảnh nghệ
thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ
quan.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm chính là chìa khóa để bạn đọc xác
định vị trí không gian của tác giả (người kể chuyện) và nhân vật mà từ đó có
điểm nhìn; xác định tính chất của vị trí đó: trên-dưới, động-tĩnh,…trong tương
quan với điểm nhìn thời gian, chỉ ra đặc tính cơ bản của không gian (vị trí hành
động, sự dịch chuyển, xáo trộn của nhân vật, các kiểu không gian); xác định
những hình tượng/hình ảnh không gian chủ yếu. Từ không gian nghệ thuật bạn
đọc hiểu hơn về tác phẩm cũng như những thông điệp mà nhà văn muốn gửi
gắm trong đó.
Nếu ai đã từng say mê với những không gian phiêu lưu rộng lớn của
Robinson thì chắc hẳn, ấn tượng đầu tiên khi đến với những truyện ngắn của
A.Chekhov là sự chán ngán bởi không gian có phần chật hẹp, tù túng và bức
15

bối. Không gian nghệ thuật truyện A.Chekhov mang đặc tính riêng. Đó là sự kết
hợp bình diện “lớn” và “nhỏ” (thảo nguyên, bầu trời, biển cả, cánh rừng, con
đường/ngôi nhà, căn gác, các phòng bếp, phòng khách…), là sự phong phú của
không gian xã hội-lịch sử (thủ đô, tỉnh lị, trang trại, làng quê), là mức độ chi tiết
trong miêu tả không gian tăng lên ở những tác phẩm giai đoạn sáng tác về sau,
là tính hàm ẩn của không gian (sự khúc xạ những cảm quan, quan niệm giá trị,
xúc cảm, suy nghĩ tìm tòi của các nhân vật, các định hướng không gian trong
tác phẩm thể hiện thể giới quan của Chekhov, quan niệm của ông về một thế
giới hài hòa).

Tôi nhớ ở đâu đó có người đã từng so sánh rằng: Nếu như trong văn học
Nga thế kỷ XIX, L.Tolstoy và F.Dostoevsky như núi cao, biển rộng thì
A.Chekhov là thảo nguyên vô tận, nó nuốt người ta, làm tiêu tan cuộc đời người
ta trong sự bằng phẳng, đơn điệu cũng như vẻ đẹp lạ lùng của nó. Quả thật,
A.Chekhov không bao giờ nhằm tạo nên tính giật gân thu hút những độc giả
hiếu kỳ khi đến với tác phẩm của mình. Xuất hiện trên văn đàn Nga khi mà đã
có không ít cây bút gạo cội, nổi tiếng của chủ nghĩa hiện thực, A.Chekhov vẫn
tìm được chỗ đứng vững chắc. Bởi lẽ, ông tìm thấy trên mảnh đất hiện thực
tưởng chừng bị xới tung đó những nguồn sáng tạo riêng. Không đi vào những
biến cố trọng đại mang tính lịch sử toàn nhân loại như L.Tolstoy hay những gai
góc dữ dội của bi kịch cuộc đời như F.Dostoevsky, A.Chekhov hướng ngòi bút
của mình vào những gì nhỏ bé, bình thường nhất của cuộc sống. Những tình
huống rất đời thường như cuộc gặp gỡ trên sân ga, một vụ lộn xộn ngoài bãi
chợ, một phiên tòa, một buổi xem hát, cuộc gặp gỡ trên bãi biển, một ca phẫu
thuật, những mối quan hệ gia đình…và những cảnh đời quen thuộc: làng quê,
bệnh viện, khu nghỉ mát, một mảnh vườn cây xinh xắn…đã đi vào trang văn
A.Chekhov rất sống động. Ông miêu tả con người trong những đời sống hàng
ngày như: ăn uống, thăm viếng nhau, cãi cọ, yêu đương, ngoại tình…Vậy mà
tác phẩm của ông không bao giờ khiến bạn đọc cảm thấy đơn điệu, nhàm chán
16

như Phạm Vĩnh Cư đã nhận xét: “quan sát đời sống hằng ngày của những con
người rất đỗi bình thường bao quanh ông, với những suy nghĩ, lo toan nhỏ nhặt,
những niềm vui, nỗi buồn cỏn con của họ và trong cái thực tại thường nhật
xoàng xĩnh ấy, trong cuộc sống đơn sơ, nghèo nàn lặp đi lặp lại bất tận ấy, ngòi
bút Trekhov phát hiện ra cơ man vấn đề không bé nhỏ tí nào” [5, tr. 134].
Không gian phổ biến hơn cả trong tác phẩm của A.Chekhov là không
gian không xác định, mang tính phiếm chỉ, bạn đọc chỉ thấy “vào lúc mười giờ,
một buổi tối tháng Chín không trăng không sao” hay “tại câu lạc bộ X”…
Không gian hầu hết là những cảnh đời quen thuộc: làng quê, bệnh viện, nhà ga,

khu nghỉ mát, một trang trại, một vườn cây xnh xắn… Những đời sống quen
thuộc: ăn uống, thăm viếng, tranh cãi, yêu đương… của những người trí thức
Nga. A.Chekhov say sưa với mọi biểu hiện của cuộc sống, miêu tả cuộc sống
với tất cả vẻ tự nhiên vốn có của nó. Ngòi bút của ông hướng vào sự thật, miêu
tả sự thật dẫu u ám, trì trệ nhưng có tác dụng mạnh mẽ: phát hiện những cái xấu
lâu ngày thanh lệ, quen đi rồi “xưa nay vẫn thế, mọi người đều thế”. Nhưng nấp
sau cái vẻ bình thường ấy, lóe sáng trong một vài chi tiết nào đó là giây phút
bừng tỉnh của tâm đức cảm nhận được những gì chân chính, cao đẹp, có ý nghĩa
bao quát lớn lao về tồn tại, về nhân sinh…
Sức mạnh nghệ thuật của A.Chekhov thể hiện trong sự tìm kiếm và khám
phá sự thật đời thường ở các tỉnh lẻ. Các hình tượng không gian trong sáng tác
của ông vì thế cũng gắn với cuộc sống sinh hoạt của những con người bình
thường. Có thể thấy không gian trong những tác phẩm của A.Chekhov chủ yếu
là những không gian khép kín quen thuộc như ngôi nhà, trang ấp, không gian thị
trấn tỉnh lẻ… Bên cạnh đó cũng có những không gian mở, bao la rộng lớn của
thiên nhiên rừng biển, thảo nguyên, bầu trời, con đường, vườn cây… và không
gian tâm lý. Nhiều trạng thái tâm lý phức tạp của con người đều được bộc lộ
17

qua cảm nhận của họ về không gian. Nhân vật cảm nhận không gian, nắm bắt
nó và đồng thời tự bộc lộ mình trong nó.
Không gian khép kín xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của
Chekhov. Ngôi nhà, trong truyền thống được xem là không gian sinh hoạt riêng,
nó gần gũi, bảo vệ con người nhưng trong thế giới nghệ thuật của A.Chekhov
nó không khoác lên mình ý nghĩa truyền thống đó. Nó thường được miêu tả như
một không gian chật hẹp, tù túng. Sống giữa không gian chật hẹp, tù túng của
ngôi nhà, như một lẽ tự nhiên, trong nhiều nhân vật của A.Chekhov cảm thấy
ngột ngạt, xuất hiện mong muốn trốn chạy, giải thoát và phản kháng. Trong
truyện Buồn ngủ, từ đầu đến cuối bạn đọc chỉ thấy hai không gian chính mà
Vanka, con sen mười ba tuổi hoạt động là từ phòng ngủ, nơi có cái nôi của

thằng bé và phòng bên sau cánh cửa ngăn là phòng ông bà chủ. Đáng lẽ ở cái
tuổi ham ăn và ham chơi ấy, Vanka phải chạy tung tăng trên các thảm cỏ, chơi
các trò mà trẻ em nào cũng thích thú, ăn những thứ kẹo bánh thỏa thích, thế
nhưng nó chỉ suốt ngày làm việc không ngừng nghỉ trong một không gian tù
túng và chật hẹp, trông em và làm đủ mọi việc vặt. Không gian được miêu tả tối
tăm trong buồng kín, âm thanh phát ra chỉ là những lời ra lệnh ngắn ngủi, sai
khiến khô khốc, liên hồi không ngừng nghỉ. Đó là lí do vì sao nó buồn ngủ. Nó
liên tục trong trạng thái thèm ngủ, chỉ chực sụp mí mắt xuống. Khi được ai sai
chạy đi đâu đó nó cố gắng chạy thật nhanh để xua đi cơn buồn ngủ… Không
gian miêu tả khiến bạn đọc nhói lòng về cảnh sống bị áp bức, tù túng của
Vanka, càng nhói lòng hơn khi nó mới chỉ là một đứa trẻ, ngủ đáng lẽ là điều
đơn giản nhất mà mọi đứa trẻ đều được hưởng thụ và có thể thực hiện được một
cách đơn giản nhưng với nó thì không.
Không gian trong các truyện ngắn viết về người phụ nữ cũng vậy, vẫn là
những cảnh quen thuộc, vườn cây, ngôi nhà, phòng ngủ…Không gian trong
truyện ngắn A.Chekhov là “phố xá mà chúng ta đi, những căn nhà trong phố,
18

những người mà chúng ta gặp trên đường…” Nhân vật phụ nữ trong truyện của
A.Chekhov chỉ có vài nơi di chuyển. Không gian khép kín, ngưng đọng và ít
biến động mặc dầu nhiều nơi chốn khác nhau. Do công việc hay sinh hoạt của
họ mà họ tự thu hẹp không gian sống của mình. Không gian ngôi nhà trong
Người đàn bà phù phiếm bức bối với sự giả tạo, thiếu giao cảm, chia sẻ giữa
những người thân. Những bữa ăn trong ngôi nhà, tiếp đón những con người nổi
tiếng chỉ càng nhấn mạnh thêm sự phù phiếm hư ảo của nhân vật nữ chính. Sự
sợ hãi, ngại ngùng né tránh giữa những con người sống trong ngôi nhà, giữa
Olga Ivanovna và Đumov tạo nên không khí nặng nề trong ngôi nhà vốn dĩ cần
sự bình yên đó.
Truyện Nữ hầu tước xoay quanh không gian tu viện N, nơi mà nữ hầu
tước thích đến. Ở đó, “nàng có cảm giác rằng chính mình trở nên rụt rè, khiêm

nhường từ người nàng như cũng toát ra mùi hương cây trắc bá, quá khứ lùi về
đâu xa lắc, không còn ý nghĩa gì nữa…” [3, tr. 164]. Nhưng chính trong không
gian tu viện ấy cũng là nơi mà mọi ảo giác, ảo tưởng bấy lâu nay của nữ hầu
tước về bản thân được vạch rõ hơn hết khi nàng gặp và trò chuyện với người
thầy thuốc trong khuôn viên tu viện.
Cảnh hoang tàn, buồn tẻ, những đường phố vắng vẻ, ngôi nhà phủ bụi,
những con người sống im lìm, không làm gì, không quan tâm đến vấn đề gì là
những nét đặc trưng của không gian ngôi nhà, tỉnh lẻ trong truyện Chekhov.
Sống trong không gian ấy con người trở nên bất tài, bất lực, lười biếng và uể
oải. Màu sắc cơ bản Chekhov dùng để miêu tả cảnh vật và cuộc sống là màu
xám, nó tượng trưng cho cuộc sống buồn tẻ, nhợt nhạt và thiếu sinh khí : “dưới
nền nhà trải một lớp dạ lính màu xám, trên mặt bàn đặt một lọ mực cũng màu
xám vì bụi, một cái tượng người kị sĩ cưỡi ngựa… trên chiếc giường trải một
tấm chăn xám rẻ tiền thường thấy trong bệnh viện…” [4, tr. 490]. Không gian
19

cụ thể khép kín, ngưng đọng và ít biến đổi mặc dầu nhiều nơi chốn khác nhau
đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Nga thời bấy giờ.
Bên cạnh không gian khép kín tù túng, truyện ngắn Chekhov còn miêu tả
những không gian bao la rộng lớn như cánh rừng, biển, thảo nguyên, bầu trời…
Hình ảnh thảo nguyên xuất hiện nhiều trong truyện của ông Thảo nguyên, Hai
người đẹp, Hạnh phúc, Ở chốn quê hương… và được miêu tả đầy đủ hơn cả
trong truyện ngắn Thảo nguyên (1888). Dưới ngòi bút của ông, thảo nguyên
mênh mông hùng vĩ được miêu tả trong nhiều thời gian khác nhau, hiện lên như
một thực thể sống động: “một cánh bình nguyên rộng mênh mông có một dãy
đồi vắt ngang chen chúc nhau nhấp nhổm dòm qua vai nhau…” Thảo nguyên,
bầu trời, những con đường trải dài… luôn gợi lên trong nhân vật của
A.Chekhov những suy ngẫm về những điều lớn lao, trong họ xuất hiện những
suy nghĩ xứng đáng với con người.
A.Chekhov miêu tả không gian giản dị, quen thuộc và đôi lúc nóng cũng

rộng lớn mênh mông, tồn tại trong tâm tưởng, khát vọng xa xôi của nhân vật.
Đó là không gian mà chính họ cũng chỉ cảm nhận rất mơ hồ, hy vọng mong
manh: “Anh còn chưa nói gì với cô nhưng cô đã cảm thấy đã mở ra trước mắt
một cái gì đó mới mẻ và rộng lớn mà trước kia cô chưa hề biết. Cô nhìn anh,
tràn đầy hi vọng, sẵn sàng làm bất kì việc gì” [3, tr. 615] hay “Iegoruska có cảm
giác là cùng với hai người ấy, tất cả những gì nó từng sống qua đều đã vĩnh viễn
tan biến đi như hơi khói, nó buông mình xuống chiếc ghế dài và khóc nức nở để
đón chào cuộc sống mới, chưa từng biết, vừa bắt đầu đối với nó… Cuộc sống ấy
rồi sẽ ra sao?” [3, tr. 514]. Những không gian dù chưa rõ ràng, chưa định hình
trong tâm tưởng nhân vật nhưng chắc hẳn nó sẽ bớt tù túng, bớt tẻ nhạt và có ý
nghĩa hơn hiện tại.
1.2 Lạ hóa trong thời gian
20

Thời gian trong các sáng tác của A.Chekhov là một hình tượng nghệ thuật
hết sức độc đáo, nó gắn với quan niệm của ông về con người và cuộc sống, và
cùng với không gian, nó là phương thức đặc biệt thể hiện thế giới xung quanh.
Cũng như không gian, thời gian là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng
tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng
thức cảm nhận được : hoặc là hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc chìm
đắm vào quá khứ.
Trong bất cứ một tác phẩm văn học, nhà văn có thể làm cho thời gian trôi
chảy nhanh hay chậm, đều đặn êm đềm hay biến động căng thẳng. Nhà văn lại
có thể tạo ra những liên hệ thời gian, có khi rất xa nhau giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai. Nhà văn lại có thể dẫn dắt người đọc đi cùng chiều với thời gian tự
nhiên, nhưng cũng có thể dẫn dắt họ đi ngược lại thời gian, tức là từ hiện tại
quay trở về quá khứ. Có thể nói, thời gian trong tác phẩm vận động trên cả ba
chiều cả quá khứ hiện tại và tương lai. Khi đọc tác phẩm người đọc cảm nhận
rất rỏ sự chảy trôi của thời gian và những cảm nhận khoảnh khắc của hiện tại.
Thời gian trong truyện ngắn A.Chekhov bao gồm thời gian sinh hoạt

khách quan và đặc biệt đa số là thời gian tâm trạng. Cùng với không gian chật
hẹp, khép kín của không gian sinh hoạt, A.Chekhov đã tạo ra kiểu thời gian sinh
hoạt hàng ngày, nó giúp nhà văn dựng lên bức tranh về cuộc sống ngột ngạt, tù
túng và vô vị, tẻ nhạt của con người. Khi miêu tả cuộc sống tù túng của các
nhân vật, A.Chekhov đã đưa họ vào kiểu thời gian sinh hoạt tuần hoàn. Đây là
kiểu thời gian không có sự kiện (phi sự kiện, nghèo sự kiện). Cùng với kiểu thời
gian sinh hoạt tuần hoàn, A.Chekhov còn sử dụng kết cấu thời gian vòng tròn,
tạo cảm giác ngột ngạt, những cảnh ngộ lặp đi lặp lại, con người không có lối
thoát.
21

Trong hầu hết truyện ngắn của Chekhov bạn đọc đều cảm nhận được
dòng thời gian sinh hoạt luẩn quẩn này. Nhịp điệu thời gian chậm chạp, uể oải,
nó được tính bằng giờ, thậm chí bằng phút, bằng những bữa ăn, và bằng cách đó
nó tạo ấn tượng về một cuộc sống quẩn quanh, kéo dài mòn mỏi. Trong Volodia
lớn và Volodia bé (1893) diễn ra cuộc sống mòn mỏi ấy: “Một tuần sau,
Voolodia bé rời bỏ nàng. Sau đấy, cuộc đời lại tiếp tục trôi qua như trước…
Volodia lớn và Volodia bé vẫn im lặng chơi bi-a và đánh bài piket hàng giờ liền
với nhau. Rita vẫn kể lại những truyện tiếu lâm một cách dửng dưng, thô lỗ,
Xophia Lovopna vẫn một mình đi xe quanh phố và tối đến lại đòi chồng đưa
mình đi dạo bằng xe tam mã…” [3, tr. 447]. Nếp sống lặp lại quen thuộc đến
mức không ai nhận ra sự tẻ nhạt của nó hoặc có thể thấy chán ngán nhưng
không ai làm gì hết để thay đổi thực trạng đó, đành hòa vào đồng lõa vỡi nó.
Tính chất không vận động, sự đứng im của thời gian không chỉ được thể hiện
trong một quãng thời gian ngắn bằng ngày, bằng tháng mà kéo dài hàng năm,
hàng mấy chục năm, thậm chí gần trọn cả cuộc đời. Cuộc sống của Onga vẫn
không hề thay đổi: “Như năm trước, trình tự của cuộc sống vẫn chẳng có gì thay
đổi. Hàng tuần, vào tối thứ tư, Onga vẫn tổ chức những buổi dạ hội… Onga vẫn
đi tìm những người nổi tiếng như xưa, tìm được rồi vẫn chưa thỏa mãn lại tìm
nữa.” [3, tr. 392]. Người họa sĩ “lại sống buồn tẻ như trước” sau khi tình yêu với

Mixuyt bị chia tách (Ngôi nhà có căn gác nhỏ), Xasa nhìn cuộc sống bất động ở
tỉnh lẻ “Đúng như đã từ hai chục năm trước, chẳng có gì thay đổi cả”, còn Nadia
thầm nghĩ : “Không hiểu sao mọi cái dường như thế này suốt đời, không thay
đổi, không chấm dứt” (Người vợ chưa cưới). Trong những truyện viết về trẻ em,
thời gian lại được đo bằng “buổi sáng”, “trước bữa trưa”, “trong bữa trưa”, “sau
bữa trưa”, “buổi chiều” – cách ghi dấu thời gian độc đáo mang cách nhìn riêng,
không trùng với hệ thống tham chiếu “quen thuộc” của người lớn. Từ đó nhà
văn giúp bạn đọc hiểu hơn thế giới trẻ thơ cũng như qua đó gửi gắm nhiều điều
có giá trị nhân sinh về cuộc đời.
22

Bước vào trang văn của A.Chekhov bên cạnh những dòng thời gian tuyến
tính thực tiễn, thời gian sinh hoạt còn là thời gian của những hồi tưởng, thời
gian trong mơ ước, dự cảm của nhân vật… Nhân vật thể hiện cảm nhận của
mình về thời gian (dài hay ngắn, nhanh hay chậm) hoàn toàn phụ thuộc vào tâm
trạng của họ. Ta bắt gặp điều này khá phổ biến trong sáng tác của A.Chekhov.
Trong hành trình lắc lư của chú bé qua thảo nguyên bao la rộng lớn trong
truyện ngắn Thảo nguyên, thời gian có lúc trôi đi thật nhanh, có lúc lại chậm rãi
như ngưng đọng “thời gian kéo dài ra vô tận, tựa hồ nó cũng đã đọng lại, ngừng
trôi, có thể tưởng chừng như từ sáng đến bây giờ đã qua một thế kỷ”… Không
gian bao la của núi đồi cộng với cảm nhận thời gian lê thê chậm trôi khiến mọi
thứ trở nên huyền ảo và tĩnh lặng. Chú bé Iegoruska với cái nhìn ngây thơ, non
nớt trước cuộc đời chứng kiến tất cả, mọi hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ, những
con người, những sự việc, những tình cảm, mối quan hệ gắn bó và xa lạ…
Người đọc có cảm giác, sau chuyến hành trình đầy sóng gió ấy, Iegoruska sẽ
trưởng thành lên, nó sẽ tiếp thêm đủ mạnh mẽ để tự vững bước trong cuộc sống
còn nhiều trắc trở phía trước.
Trong suốt bức thư của Vanka trong truyện ngắn Vanka, thời gian hiện tại
xuất hiện rất ít, phản ánh rất chính xác tâm lý trẻ con. Cậu bé không quan tâm
mấy đến hiện tại, muốn trốn tránh hiện tại bị đánh đập đau đớn. Với cậu chỉ là

những khiếp hãi, đau đớn đã trải qua và khao khát được giải thoát. Mạch sắp
xếp thời gian trong truyện cũng rất lộn xộn, phù hợp với tâm lý nhân vật. Ở độ
tuổi còn cần rất nhiều sự chăm chút của người lớn, hoàn cảnh viết giấu giếm
trong lúc mọi người đi lễ nhà thờ, nó không thể có một dòng suy nghĩ mạch lạc
và trau truốt được, nỗi sợ hãi phập phồng thường trực trong suốt bức thư nó
đang viết cho người ông thân yêu. Mọi sự vật, sự việc đua nhau được kể ra
không theo một trật tự nào, đó cũng là tâm lý đặc trưng của trẻ nhỏ, nghĩ gì nói
23

vậy, hồn nhiên và bột phát, không có sự tính toán. Với nó quá khứ thật tốt đẹp
và nó muốn chìm đắm trong quá khứ, trốn tránh khỏi thực tại khổ đau.
Ngôi nhà có căn gác nhỏ là câu chuyện được kể lại theo dòng hồi ức của
một họa sĩ. Qua những sự kiện hồi tưởng lại về hai chị em Vôntranhinô, trang
trại Sencôpca, mối tình của anh họa sĩ với cô em gái Jênhia, những cuộc tranh
luận gay gắt với cô chị Liđa bạn đọc nhận ra bức tranh rõ ràng hơn về nước
Nga bấy giờ. Câu chuyện phản ánh tâm tư của những tri thức khác nhau trong
xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX.
Qua câu chuyện về ngôi nhà có căn gác nhỏ ấy, A.Chekhov đã vạch rõ sự
bế tắc của những con người theo “thuyết việc nhỏ” trong xã hội Nga bấy giờ.
Họ chỉ biết lưu tâm vào những việc bé nhỏ mà không chú ý đến những vấn đề
chính trị lớn lao, lãng quên nhiệm vụ cải tổ xã hội. Ngay cả những trí thức tiến
bộ nhưng xa rời phong trào quần chúng đương thời cũng rơi vào bế tắc, không
lối thoát.
Có thể thấy trong sáng tác của A.Chekhov, hầu như các nhân vật chính
đều được nhà văn xác định một cách chính xác độ tuổi. Bên cạnh những nhân
vật trung niên nhìn lại quãng đời đã qua, đa số các nhân vật được xác định ở độ
tuổi còn trẻ khoảng hai mươi, hai lăm. Điều đó cho thấy A.Chekhov rất chú ý
tới tâm lý lứa tuổi, chú ý đến sự chuyển biến của con người trong thời gian.
Trong đó có nhân vật trẻ em và phụ nữ.
Thời gian với cách nhìn của người phụ nữ có cái gì luẩn quẩn, vô vị và

nhạt nhẽo. Cuộc sống quẩn quanh với những công việc lặp đi lặp lại đến chính
bản thân họ cũng phải chán ngán và đôi lúc dừng lại suy ngẫm nhưng không
phải ai trong số đó cũng đủ dũng cảm để thay đổi nhịp sống của mình làm cho
nó trở nên ý nghĩa hơn. Cuối cùng họ vẫn đi vào lối mòn đáng sợ, lặp lại những
ngày tháng tẻ nhạt như một con rối không có định hướng và an phận, nhu
24

nhược, sống một cuộc sống vô nghĩa cho đến hết đời. Hầu hết nhân vật sống với
quá khứ tươi đẹp và giữa cuộc sống buồn tẻ hiện tại, họ nghĩ đến tương lai. Ở
một số người, tương lai mù mịt, mơ hồ và bất lực, một số khác lại cảm nhận
được tương lai một cách rõ ràng hơn và có niềm tin vào cuộc sống phía trước.
Như Xasa hình dung viễn cảnh cuộc sống sau này với “những lâu đài nguy nga
tráng lệ, những công viên xinh đẹp, những máy nước kì lạ, những con người
tuấn tú…” [3, tr. 622]. Điều đó cho thấy càng ngày, A.Chekhov càng lạc quan
về tương lai, số phận của nhân vật cũng như tất cả mọi người nói chung.
Nếu như cảm nhận thời gian của người phụ nữ cũng giống như tất cả mọi
người khác thì với trẻ em, cách nhìn nhận thời gian lại gần gũi và ngộ nghĩnh
hơn với cách đánh dấu thời gian bằng bữa ăn, sau bữa ăn… Với các em, cuộc
sống còn chưa hiển hiện với những gam màu xám xịt, tù túng như cách nhìn của
người lớn, nó gắn liền với những mốc thời gian gắn bó, thân thuộc hàng ngày và
mang màu sắc ngây thơ, hồn nhiên. Và bởi vậy cuộc sống dù tù túng hay ngột
ngạt thì qua cái nhìn của trẻ thơ nó vẫn hiền hòa, đáng yêu và đáng sống.
Không gian trong truyện ngắn của A.Chekhov khép kín, ngưng đọng và ít
biến đổi mặc dầu có nhiều nơi chốn khác nhau. Đó phải chăng chính là hình ảnh
thu nhỏ của nước Nga dưới thời Alechxang đệ Tam cai trị. Miêu tả nước Nga
với không gian tù túng, thời gian ngưng đọng, là nguyên nhân của sự tha hóa
con người, A.Chekhov muốn hướng tới khát vọng thay đổi, tiến tới một cuộc
đời tươi sáng hơn. Không gian và thời gian trong truyện Chekhov còn là
phương thức đặc biệt hiệu quả trong việc thể hiện tâm lý của nhân vật. Nhân vật
của ông cảm nhận về không gian và thời gian hiện hữu, bộc lộ thái độ với nó,

hồi tưởng hay mơ ước đến những không gian, thời gian tốt đẹp hơn, xứng đáng
với con người hơn. Truyện ngắn A.Chekhov vì thế mà dù viết về đời thường,
những con người thường, từ những mảnh đời trong cuộc đời nhưng không bao
giờ người đọc gặp nỗi đơn điệu và nhàm chán.
25

Chương 2:
LẠ HÓA TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT
Nhân vật trong một tác phẩm tự sự bao giờ cũng đóng một vai trò hết sức
quan trọng, kết tinh những độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn, đồng
thời làm sáng lên những tư tưởng, thông điệp mà người viết gửi gắm. Nhân vật
là hình ảnh trung tâm trong tác phẩm văn học, là phương tiện cơ bản để nhà văn
khái quát hiện thực một cách hình tượng và qua đó thể hiện nhận thức, cách
nhìn thế giới của mình.
Trong truyện ngắn của A.Chekhov, ông đã xây dựng được một thế giới
nhân vật đông đúc, đa dạng. Hơn tám nghìn nhân vật sinh sống, đi lại, gặp gỡ
nhau trong tác phẩm của A.Chekhov. Họ đều là những con người bình thường
trong cuộc sống, bao gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội nước Nga bấy giờ: từ
những công chức, quan lại, nông dân nghèo đến quý tộc nhỏ, người dân thành
thị, thậm chí có không ít trẻ em. Đó là những con người khác nhau, tên tuổi
khác nhau, nghề nghiệp, tính cách khác nhau nhưng có một điểm chung là đều
sống với trạng thái “nô lệ”, nô lệ cho hoàn cảnh hay trở thành nô lệ của chính
bản thân mình. Mục đích của A.Chekhov là vắt kiệt từng giọt máu nô lệ trong
những con người đó để biến họ thành những con người có học, có văn hóa.
Miêu tả nhân vật chiếm vị trí quan trọng trong truyện Chekhov và nghệ thuật tả
người của ông rất độc đáo: “Trong tâm lý cũng có những tiểu tiết. Cầu Chúa
giúp tránh khỏi những lối nói chung chung. Tốt hơn hết là tránh miêu tả tâm
trạng các nhân vật; cần phải cố làm sao để tâm trạng đó được hiểu qua hành
động của các nhân vật. Không nên chạy theo việc có nhiều nhân vật…” [18, tr.
32]

A.Chekhov không trực tiếp miêu tả tâm lý nhân vật như F.Dostoevsky ,
L.Tolstoy nhưng ông vẫn rất quan tâm thể hiện tâm lý nhân vật theo cách riêng
26

của mình, qua hành động, đối thoại, cảm nhận thiên nhiên và qua cả chân dung.
Ông rất chú trọng dựng chân dung nhân vật và thường không vẽ ngay một lúc.
Chân dung giúp ta hình dung rõ nhân vật, nắm bắt tâm lý của họ. Nhân vật của
A.Chekhov cũng không phải là những người khổng lồ, quá khổ triền miên trong
những suy nghĩ trăn trở như Raxcônhicốp của F.Dostoevsky hay Andrây, Pie
của L.Tolstoy mà ông miêu tả hiện thực đúng như nó tự có, trong cả những điều
vặt vãnh, tầm thường nhất.
A.Chekhov miêu tả họ trong cuộc sống hằng ngày, nhưng qua đó thể hiện
được dấu ấn tiêu cực của xã hội để lại trong con người họ. Đúng như nhà văn
từng khuyên một bạn văn: "Anh hãy viết truyện ngắn về một chàng trai trẻ, con
một người bán hàng tạp hóa nguồn gốc nông nô, từng hát trong ban nhạc nhà
thờ, từng là học sinh trung học, sinh viên, được giáo dục theo tinh thần phục
tùng công chức, từng hôn tay cha đạo, phụng thờ tư tưởng không phải của mình,
cúc cung tận tụy vì miếng bánh, chân trần đi học, đánh nhau, hành hạ súc vật,
ăn nhờ ở đậu những người thân giàu có, đạo đức giả với cả Chúa lẫn con người
chỉ vì ý thức mình hèn kém, - Anh hãy viết, chàng trai đó vắt từng giọt nô lệ ra
khỏi mình như thế nào để tỉnh dậy vào một buổi sáng đẹp trời cảm thấy chảy
trong huyết quản của mình không phải là dòng máu nô lệ nữa mà là dòng máu
chân chính của con người" [18, tr.30]. Sáng tác của A. Chekhov phần nào minh
chứng cho câu chuyện như vậy.
Nhân vật của A.Chekhov đều là những con người tốt bụng, không ngu
dốt nhưng họ thiếu một khả năng biết suy nghĩ, nhận thức về mình trong thế
giới xung quanh. Nhân vật của A.Chekhov được coi là những nhân vật tĩnh,
không có khả năng đưa ra một quyết định nào trong đời mình, hoạt động một
cách cơ học. Khác với Gogol, nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn thường
đa dạng, không lặp lại nhau, có cá tính rõ nét, đều là những điển hình sinh động

tiêu biểu cho một hạng người nhất định trong xã hội. Gogol luôn khéo léo dùng
27

chi tiết tiêu biểu trong ngoại hình của nhân vật, những đồ vật và ngoại cảnh
xung quanh nhân vật để làm nổi bật bản chất và cá tính của mỗi nhân vật. Nhân
vật của A.Chekhov ít khi được xây dựng thành một tính cách rõ nét, đa diện mà
thường chỉ là những vai diễn nhằm truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi
người. Trong tác phẩm của mình, A.Chekhov thường chú ý tới hai típ người
trong xã hội: Típ “con người nhỏ bé” nhưng không có sự thiếu thốn vật chất
như: Anh béo và anh gầy, Con kỳ nhông… Bên cạnh đó là những nhân vật trí
thức, có học vấn, có văn hóa nhưng không có khả năng làm chủ cuộc đời mình.
Ví dụ như trong Vêsơka, Buồng số 6… Tất cả họ ở một khía cạnh nào đó đều là
những “quái thai của chế độ Nga Hoàng” (Phan Hồng Giang). Nhân vật trong
truyện ngắn A.Chekhov được miêu tả chân dung hết sức ngắn gọn, cụ thể, họ
thường im lặng bởi như chính nhà văn cũng từng nói: “Biểu hiện cao nhất của
niềm hạnh phúc hay nỗi đau thường là sự im lặng”. Cuộc sống hiện lên trong
tác phẩm của A.Chekhov với tất cả tính dở dang, không hoàn tất, với tất cả sự
ngổn ngang, bề bộn của trăm ngàn số phận con người chồng chéo lên nhau,
trong đó không có số phận nào là tươm tất, chu toàn, tất cả đều thiếu thốn,
khuyết tổn theo cách của riêng nó. Cả thế giới nhân vật của ông ngụp lặn trong
vũng bùn nhỏ nhen của sự tầm thường, kéo nhau đi bên rìa cuộc sống mà không
bao giờ trông thấy cuộc sống chân chính. Nhà văn phê phán họ với những
khiếm khuyết song không lúc nào ông mất đi niềm tin vào cuộc sống, vào tương
lai tươi mới của nhân dân lao động nước Nga bấy giờ. Phải chăng chính điều đó
đã tạo nên chất nhân bản sâu sắc trong những truyện ngắn của A.Chekhov?
Truyện ngắn của ông đa số là truyện đơn tuyến, rất ít nhân vật, có truyện
chỉ có một nhân vật chính và thấp thoáng hai, ba nhân vật phụ. Qua đó, nhà văn
khám phá một trạng thái tâm lý, một tính cách nổi bật hay một sự thay đổi tâm lí
trong họ, từ đó thức tỉnh họ với cuộc sống tẻ nhạt, bộc lộ chủ đề và tư tưởng của
tác phẩm. Có thể nói thói nô lệ ngấm sâu và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ông,

đàn bà, trí thức, viên chức, quân nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, “những

×