Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.38 KB, 97 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM ĐỨC CƯỜNG




LÝ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN KHÁNH THÀNH




HÀ NỘI - 2010



1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
3
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………
5
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu……………………………
7
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….
8
5. Cấu trúc luận văn……………………………………………………….
9
Chƣơng 1: Nguyễn Bính – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ
mới lãng mạn 1932 – 1945
10
1.1. Đôi nét về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Bính…………………………
10
1.1.1. Thân thế …………………………………………………………
10
1.1.2. Sự nghiệp …………………………………………………………
11
1.2. Chủ nghĩa lãng mạn và phong trào thơ Mới (1932 – 1945)…………
13
1.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn ……………………………………………….
13
1.2.2. Sự đối lập giữa ước mơ và hiện thực là một đặc trưng nghệ thuật

của Thơ mới……………………………………………………………….

15
1.2.3. Nguyễn Bính – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới lãng
mạn 1932 – 1945…………………………………………………………

17
Chƣơng 2: Nhà thơ chân quê và khát vọng giang hồ…………………
20
2.1. Nhà thơ chân quê……………………………………………………
20
2.1.1. Nhà thơ của cảnh quê ……………………………………………
20
2.1.2. Nhà thơ của tình quê………………………………………………
26
2.2. Khát vọng giang hồ…………………………………………………
33
2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật với nhiều tương phản……………
40
2.3.1. Thời gian nghệ thuật ………………………………………………
40
2.3.2. Không gian nghệ thuật… …………………………………………
47

2
Chƣơng 3: Khát vọng tình yêu và cảnh ngộ lỡ bƣớc…………………
57
3.1. Khát vọng tình yêu……………………………………………………
57
3.2. Cảnh ngộ lỡ bước…………………………………………………….

63
3.3. Một vài đặc điểm về nghệ thuật biểu hiện……………………………
68
Chƣơng 4: Khát vọng công danh và bi kịch nhầm thời………………
78
4.1. Khát vọng công danh…………………………………………………
78
4.2. Bi kịch nhầm thời…………………………………………………….
84
KẾT LUẬN……………………………………………………….
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
92
PHỤ LỤC………………………………………………………………
95

















3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Bính là một tên tuổi không thể
phai mờ trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Người ta vẫn sẽ nhắc nhớ
đến ông với những “định danh” đã trở nên quen thuộc: thi sĩ của thương yêu,
thi sĩ của đồng quê, nhà thơ chân quê,…Khẳng định được giá trị và “chỗ
đứng” của mình trên hành trình dài của một nền văn học và trong lòng bạn
yêu thơ như vậy, là điều không dễ dàng và không phải ai cũng làm được.
Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến những biến
thiên lớn lao của lịch sử. Sự sụp đổ “được báo trước” của chế độ phong kiến,
sự định hình một cách chắc chắn của chế độ thực dân, và kéo theo đó là việc
hình thành và thiết lập những mối quan hệ xã hội mới không thể không tác
động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi lớp người trong xã hội. Với
tầng lớp tiểu tư sản trí thức, sự “nhạy bén” vốn có trong họ đã biến thành
niềm thất vọng lớn lao trước thực tại xã hội không như họ mong muốn.
Cũng trên nền tảng xã hội ấy, phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất
hiện trên thi đàn như “một cơn gió mạnh từ xa thổi đến”. Nó khiến cho “Cả
một nền tảng xưa một phen bị điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là
một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”
[41;15]. Và các nhà thơ mới, nhìn chung vẫn ấp ủ tinh thần dân tộc nhưng
không khỏi mang tâm trạng tiêu cực, thoát ly những vấn đề bức xúc của cuộc
đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc đương thời.
1.2. Sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong cuộc biến thiên ấy, Nguyễn
Bính cùng với các nhà thơ đương thời đều cố gắng tìm những hướng đi để
khẳng định cái tôi cho riêng mình. Thì đây, trong bộn bề của cơn trở dạ lịch
sử ấy, “người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường”


4
(Hoài Thanh). Nguyễn Bính đã đi vào Thơ mới, đi vào lòng bạn đọc cùng mối
tình nặng nợ với quê hương, với mái đình, giếng nước, với những hoa cau,
hoa chanh, với khung cửi, thoi đưa, với những người mẹ, người chị, người em
hiền lành, tần tảo sớm hôm, với những mối tình quê trong sáng, đáng yêu,
đáng mến.
Ngược lại với các nhà Thơ mới chịu ảnh hưởng của văn học phương
Tây, mà trên đầu mình là hình bóng của các nhà thơ Pháp, Nguyễn Bính cùng
với Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Tế Hanh…
quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung sáng tác và phương thức
biểu hiện. Ai cũng có cho riêng mình mảnh tình quê đẹp nhất, song có lẽ,
Nguyễn Bính tiêu biểu và đặc sắc hơn cả. Cái hồn dân tộc từ ngàn đời, cơ hồ
đã gắn bó với tâm hồn mỗi chúng ta, được chung đúc một cách đằm thằm và
hết sức tinh tế trong thơ Nguyễn Bính.
Có lẽ, với Nguyễn Bính, cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi nhà thơ
trong cuộc đời thực cũng là một vậy, không ai, không một điều gì đi đến tận
cùng của niềm hạnh phúc, vẹn tròn. Cuộc đời Nguyễn Bính, là cả một chuỗi
dài của những niềm day dứt, giằng xé khôn nguôi về ước mơ tình yêu, khát
vọng công danh, những niềm ân hận, trở trăn đối với làng quê, gia đình. Tất
cả đều lỡ dở, lỡ làng, chợt đến rồi chợt đi. Dường như, một cuộc đời chỉ để
dành cho việc thêu dệt và theo đuổi những ước mơ, khát vọng cháy bỏng.
1.3. Tôi yêu thơ Nguyễn Bính ngay từ thuở nhỏ, khi đọc Cô hái mơ -
tác phẩm mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là bài thơ đăng báo đầu tiên của
thi sĩ (1937). Cái ấn tượng ban đầu - trong sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm và rất
chơi vơi - cứ ám ảnh và níu giữ tôi, đưa tôi đến với những trang thơ của
Nguyễn Bính.
Bên cạnh đó, trong chương trình giảng dạy ngữ văn ở đại học, Nguyễn
Bính cũng là một trong những tác gia tiêu biểu và quan trọng, nhận được sự

5

quan tâm, yêu thích, đồng thời là đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều sinh
viên. Vì lẽ đó, đối với công việc của một giảng viên, việc nghiên cứu về
Nguyễn Bính càng trở thành một vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ niềm yêu mến, cảm phục và trân trọng những gì thuộc về
con người, đời thơ Nguyễn Bính, và cũng mong muốn làm sáng tỏ hơn những
va chạm, mâu thuẫn, giằng xé trong cuộc đời Nguyễn Bính được biểu hiện
trong thơ, để yêu hơn, hiểu hơn con người ông trong sự biến thiên của thời
đại, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Lý tưởng và hiện thực trong thơ
Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám”.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn đã viết: "Chỉ trong phạm vi
thế kỷ này, giữa không biết bao nhiêu thi sĩ mà nông thôn nước ta đã cung
cấp cho văn học, trước sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất, hơn
nữa, một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào, vừa độc đáo" [10;206].
Quả vậy, ngay từ độ trình làng bằng bài Mưa xuân (1936) trên tờ Ngày
nay và bài Cô hái mơ (1937), đặc biệt là sau Lỡ bước sang ngang, thơ
Nguyễn Bính đã chiếm được lòng yêu mến của đông đảo bạn đọc và sự chú ý
của các nhà nghiên cứu. Trong bút ký của Phạm Tường Hạnh, một người bạn
của Nguyễn Bính, quê Nam Hà có đoạn: “Hàng chục năm liền, từ cái năm
1940 xa xưa ấy, có cô nữ sinh nào, có những nàng trong khuê các nào, nói
chung là người phụ nữ nào của cái thời buồn tẻ trong cảnh mất nước, nhà tan
ấy, lại không thuộc từng câu chữ trong bài Lỡ bước sang ngang…Vì thơ anh
giản dị, gần gũi, đậm đà chất dân gian và sâu lắng thấm đượm tình người”.
Vì lẽ đó, thơ Nguyễn Bính từ lâu đã trở thành nguồn đề tài hấp dẫn, vừa
cổ điển, vừa hiện đại đối với nhiều nhà nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến, đó
chính là nhà nghiên cứu Hoài Thanh: “Cái đẹp kín đáo của vần thơ Nguyễn
Bính, tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt

6
của các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính, họ sẽ bảo

“Thơ như thế này thì có gì?”. Họ có ngờ đâu, đã bỏ rơi một điều mà người ta
không thể hiểu bằng lí trí, một điều quý giá vô ngần: hồn xưa đất nước…”
[41;348].
Đặc biệt là từ sau năm 1975, Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính đã thực
sự có một vị trí xứng đáng trong giới nghiên cứu, tất nhiên, đặt trong hệ quy
chiếu là phong trào Thơ mới.
Thơ Nguyễn Bính được nhắc nhiều trong các bài giới thiệu, nghiên
cứu, trong các chuyên luận về văn chương. Có thể kể đến một số công trình
nổi tiếng, có giá trị như: Giáo trình Văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Phan
Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức; Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Vũ
Đình Liên do Lê Bảo tuyển chọn và giới thiệu; Một thời đại trong thi ca, về
phong trào Thơ mới 1932 – 1945 của Hà Minh Đức. Từ năm 2000 trở lại
đây, có thể kể đến Ba đỉnh cao của Thơ mới Xuân Diệu – Nguyễn Bính –
Hàn Mặc Tử của tác giả Chu Văn Sơn; Nguyễn Bính về tác gia tác phẩm do
Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương tuyển chọn và giới thiệu; Nguyễn Bính –
Hành trình sáng tạo thi ca của Đoàn Đức Phương. Bên cạnh đó, phải kể đến
hàng loạt các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã viết về Nguyễn
Bính và thơ Nguyễn Bính với tình cảm yêu mến và sự trân trọng, như: Vũ
Quần Phương, Mã Giang Lân, Lê Đình Kỵ, Đỗ Lai Thúy, Hoài Việt, Vương
Trí Nhàn, Tôn Phương Lan, Tô Hoài, Lại Nguyên Ân, Bùi Hạnh Cẩn, Đoàn
Hương,… và đặc biệt là nhà thơ Ilia Phônhiacốp, với lời giới thiệu thơ
Nguyễn Bính với độc giả Xô Viết: “Đã xuất hiện nhiều tuyển tập của nhà văn
nổi tiếng Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), lại vang lên những câu thơ bộc
bạch tâm tư mạnh mẽ, lạnh lùng của thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912 –
1940),…Nhưng có lẽ hiện tượng nổi bật nhất là “sự trở về của Nguyễn Bính”
[10;292].

7
Bên cạnh đó, Nguyễn Bính đã trở thành đề tài của nhiều khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên các trường đại học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ

khoa học ngữ văn trong cả nước.
Có một điều đặc biệt rất dễ nhận thấy, đó là trong tổng số rất nhiều
công trình, bài viết nghiên cứu về Nguyễn Bính, gần như chúng tôi không
thấy những ý kiến mang tính chất “trái chiều” như khi đánh giá một số nhà
thơ khác trong phong trào Thơ mới. Phải chăng cái chất “quê mùa” của
Nguyễn Bính đã trở thành một điểm tựa đáng tin cậy để các nhà nghiên cứu
đồng thuận khi phân tích, đánh giá? Có thể như vậy, vì ở bất cứ thời điểm
nào, người ta cũng nhắc nhớ đến Nguyễn Bính như nhà thơ của hồn quê, của
tình quê, là “thi sĩ của thương yêu”, rồi “thi sĩ của đồng quê”. Như Tô Hoài đã
khẳng định: “Trước, sau và mãi mãi, Nguyễn Bính vốn là nhà thơ của tình quê,
chân quê, hồn quê” [35;26].
Theo kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích tài liệu,
ngoại trừ công trình Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê của Hà Minh Đức,
Nguyễn Bính – Hành trình sáng tạo thi ca của Đoàn Đức Phương, Nguyễn
Bính và kiếp con chim lìa đàn của Chu Văn Sơn là đề cập khá toàn diện về
hành trình thơ cũng như cuộc đời thực của Nguyễn Bính, chúng tôi nhận thấy
vấn đề mà đề tài thực hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu tập trung một
cách trọn vẹn. Đó vẫn là một khoảng trống để chúng tôi, trên cơ sở kế thừa và
phát triển, với tinh thần cầu thị, có thể đi sâu vào tìm hiểu và đạt được mục
đích như đã nêu ở phần trên.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý tưởng và hiện thực
trong thơ Nguyễn Bính, được thể hiện trong các tập thơ trước Cách mạng
Tháng Tám. Đó là sự mô tả, thể hiện các mặt hiện thực và lý tưởng, cũng như
việc biểu hiện mối quan hệ giữa hai mặt đó trong thơ Nguyễn Bính.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ giới hạn trên phương
diện nghiên cứu vấn đề lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính. Chúng

8
tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu trên 7 tập thơ chính được sáng tác

trước Cách mạng Tháng Tám của tác giả: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm
hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Mười hai
bến nước (1942), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mây Tần (1942).
Qua luận văn, chúng tôi mong muốn giải mã và khẳng định những khối
mâu thuẫn, những va chạm trên nhiều phương diện trong cuộc đời thực của
Nguyễn Bính được thể hiện trong thơ - một trong những tác giả tiêu biểu và
để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên thi đàn văn chương Việt Nam những năm
đầu và giữa thế kỷ XX. Để thấy sự thật của “những giấc mơ và một cuộc đời”.
Đồng thời, qua việc tìm hiểu và phân tích một số đặc điểm về nghệ
thuật biểu hiện, chúng tôi mong muốn khẳng định sự đặc sắc và độc đáo trong
nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Bính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp mang
tính chất truyền thống của nghiên cứu văn học, đó là:
4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội
Ưu điểm cơ bản nhất của phương pháp lịch sử - xã hội chính là đặt hiện
tượng văn học vào bối cảnh của xã hội để nghiên cứu. Với tư cách là “con đẻ”
của cuộc biến thiên xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, phong trào
Thơ mới nói chung và “hiện tượng” Nguyễn Bính nói riêng nhất thiết phải
được nghiên cứu trong sự quy chiếu với hoàn cảnh lịch sử - xã hội mới có thể
đi đến những kết luận khoa học.
4.2. Phương pháp thống kê
Để đưa ra những nhận định mang tính chất khái quát, đặc biệt là liên
quan đến những biểu tượng nghệ thuật, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, thống
kê những từ ngữ, hình ảnh lặp lại trong các tập thơ chính của Nguyễn Bính
trước Cách mạng Tháng Tám.

9
4.3. Phương pháp so sánh
Đặt Nguyễn Bính trong hệ quy chiếu là phong trào Thơ mới, chắc chắn

là chúng tôi gặp nhiều thuận lợi và có cơ sở vững chắc để đưa ra những kết
luận mang tính chất “chung – riêng”. Phương pháp này sẽ rất cần thiết trong
việc “khu biệt đối tượng”, tìm ra đâu là nét đặc trưng của Nguyễn Bính trong
rất nhiều nhà thơ tiêu biểu, đặc sắc của phong trào Thơ mới.
4.4. Phương pháp tiếp cận văn hoá học
Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Bakhtin khi cho rằng: “Văn học là
một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài bối cảnh
nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [39;29].
Huống chi, Nguyễn Bính lại là nhà thơ vốn được định danh là “thi sĩ của làng
quê”, của “hương đồng, gió nội”. Vì lẽ đó, “văn hóa làng quê” sẽ là một cơ sở
mang tính chất nền tảng khi chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu
thơ Nguyễn Bính.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội
dung chính của Luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Nguyễn Bính – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ
mới lãng mạn 1932 – 1945
Chương 2: Nhà thơ chân quê và khát vọng giang hồ
Chương 3: Khát vọng tình yêu và cảnh ngộ lỡ bước
Chương 4: Khát vọng công danh và bi kịch nhầm thời






10
CHƢƠNG 1:
NGUYỄN BÍNH – MỘT NHÀ THƠ TIÊU BIỂU
CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 – 1945


1.1. Đôi nét về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Bính
1.1.1. Thân thế
Nguyễn Bính sinh năm Mậu Ngọ (1918), tại xóm Trạm, thôn Thiện
Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Gia
đình Nguyễn Bính là nhà nho nghèo, “quý chữ hơn vàng”. Thiếu vắng tình
thương của mẹ từ nhỏ (mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, mất năm 1918, khi đó ông
mới ba tháng tuổi), Nguyễn Bính lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc,
nuôi dạy của cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình. Sau này, do điều kiện gia đình
sa sút, bà cả Giần (chị ruột bà Miện) đã cùng với em trai của mình là Bùi
Trình Khiêm đưa Nguyễn Bính về thôn Vân quê ngoại để nuôi dạy.
Tháng ba âm lịch Tân Mùi (1931), vào dịp Hội Phủ Giầy có tổ chức
một cuộc thi văn với đầu đề là tả cảnh chọi gà ngày Hội… Chừng nửa tiếng
sau thì có một chú bé khoảng mười hai, mười ba tuổi, bước vào chỗ Ban
Giám khảo ở gian giữa Phủ Giáp Ba nộp bài. Chú bé ấy là Nguyễn Bính…
Bài này được đọc lên, hàng ngàn con người có mặt ở đó, ai cũng tấm tắc khen
hay. Khi loa vang lên giữa phủ, mọi người mới biết người được giải nhất ấy là
Nguyễn Bính, mới mười ba tuổi. Điều đặc biệt, trong bài văn này, Nguyễn
Bính đã kết lại bằng hai câu ca dao “Khôn ngoan đá đáp người ngoài - Gà
cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” [5;38]. Phải chăng, đây là một dự báo về
phong cách thơ sau này của thi sĩ – người đã được phong là “thần đồng” từ
thuở ấu thơ?
Năm 1932, Nguyễn Bính theo anh ruột Trúc Đường ra Hà Nội. Khi ấy,
Trúc Đường đang dạy học ở một trường tư thục. Bên cạnh vốn văn thơ dân

11
tộc ngàn đời của làng quê đã thấm sâu, bện rễ trong tâm hồn mình, Nguyễn
Bính còn được tiếp cận với văn học Pháp qua những bài dạy của anh cả Trúc
Đường. Năm 1937, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với bài thơ Cô hái mơ, và
thực sự trở thành cái tên nhận được sự chú ý trên thi đàn văn học lúc bấy giờ

với Lỡ bước sang ngang. Cũng trong năm 1937, Nguyễn Bính đã nhận giải
Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn – một giải thưởng văn chương
danh giá đương thời.
Vốn là người thích đi đây đó, và sau này, một phần cũng xuất phát từ
nhu cầu của cuộc sống, Nguyễn Bính đã bôn ba khắp nhiều nơi. Từ năm
1937, Nguyễn Bính vào Nam, ra Bắc nhiều lần, và ở nơi đâu, Nguyễn Bính
cũng để lại những kỷ niệm vui buồn trong lòng bạn bè, cũng có những bài thơ
hay, ghi lại dấu ấn của cuộc đời mình.
Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954),
Nguyễn Bính chủ yếu sống ở Nam Bộ. Những sáng tác của ông trong thời kỳ
này cũng lấy cảm hứng chính từ cuộc sống chiến đấu, sinh hoạt hàng ngày
của nhân dân nơi đây. Nguyễn Bính cũng hăng hái tham gia các hoạt động
cách mạng, và được giao giữ nhiều trọng trách: phụ trách Hội văn nghệ cứu
quốc tỉnh Rạch Giá, làm ở Ban văn nghệ khu Tám, làm Phó Chủ nhiệm Tổng
bộ Việt Minh ở tỉnh Rạch Giá.
Từ sau hòa bình được lập lại đến những năm cuối đời (1954 – 1966),
Nguyễn Bính trở về miền Bắc và sống những năm tháng êm đềm cuối cùng
nơi quê hương nghĩa nặng tình sâu. Ngày 30 Tết năm Ất Tỵ (20.01.1966),
Nguyễn Bính hưởng mùa xuân “tha hương” cuối cùng. Ông mất đột ngột tại
nhà một người bạn yêu thơ (ông lang Tân Thanh) ở xã Hòa Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.1.2. Sự nghiệp
Nguyễn Bính được đánh giá là một trong những cây bút sung sức nhất
của phong trào Thơ mới. Trong hơn 30 năm sáng tác, ông để lại 19 tập thơ, 5

12
truyện thơ, 2 kịch thơ, 4 tập truyện, 2 kịch bản chèo và 1 tập lý luận sáng tác
(Cách làm thơ lục bát).
Tập thơ đầu tiên của Nguyễn Bính là Lỡ bước sang ngang (1940).
Trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến hết năm 1942, Nguyễn Bính đã cho

ra mắt liên tiếp 6 tập thơ nữa. Đó là: Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân
(1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Mười hai bến nước (1942), Người con gái
ở lầu hoa (1942), Mây Tần (1942). Đây cũng chính là giai đoạn Nguyễn Bính
sáng tác sung sức nhất và cũng thể hiện rõ rệt nhất bản chất của người “thi sĩ
nhà quê” trong thơ mình.
Sau cách mạng, Nguyễn Bính lại cho ra mắt các tập thơ: Ông lão mài
gươm (1947), Đồng Tháp Mười (1955), Trả ta về (1955), Gửi người vợ
miền Nam (1955), Trong bóng cờ bay (1957), Tiếng trống đêm xuân (1958),
Tình nghĩa đôi ta (1960), Đêm sao sáng (1962).
Với những đóng góp đáng trân trọng trong suốt cuộc đời làm nghệ
thuật, năm 2000, Nguyễn Bính đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh – một phần thưởng hoàn toàn xứng đáng với sự nghiệp văn chương
của ông.
Với Nguyễn Bính, cuộc đời thi nhân và hành trình thơ cũng là một vậy.
Ám ảnh mãi trong chúng ta là hình ảnh một chàng thi sĩ giang hồ, hành trang
chỉ là “túi thơ”, đi khắp mọi miền tổ quốc. Và ở bất kỳ đâu, con người ấy
cũng không nguôi băn khoăn, dằn vặt, trăn trở, thậm chí là rơi vào bi kịch
trong việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời mình. Trước những mong
ước tưởng chừng như giản đơn của Nguyễn Bính, cuộc đời dường như chỉ trả
lại cho Nguyễn Bính những buồn tủi, đắng cay, những ân hận, lỡ làng.
Nói như nhà thơ Nga Paxtecnắc: “Thơ ca mãi mãi là cái đỉnh cao nổi
tiếng ấy, cao hơn tất cả các ngọn núi Alpơ, nằm lăn trong cỏ, trước chân ta,

13
đến độ chỉ cần cúi xuống một chút là ta có thể nhìn thấy nó và nhặt lên”
[14;599]. Chúng tôi cho rằng, điều này rất đúng với thơ Nguyễn Bính!
1.2. Chủ nghĩa lãng mạn và phong trào Thơ mới (1932 – 1945)
1.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn vừa là trào lưu văn học vừa là phương pháp sáng
tác, mang một nội dung xã hội lịch sử cụ thể, hình thành một cách tiêu biểu ở

Tây Âu vào sau Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Xét về bản chất, cơ sở
xã hội và ý thức của chủ nghĩa lãng mạn chính là sự sụp đổ của chế độ phong
kiến và sự hình thành những quan hệ xã hội mới – chưa được định hình một
cách rõ ràng. Điều này tác động đến hầu hết các tầng lớp người trong xã hội,
trong đó ảnh hưởng “nặng nề” nhất là đối với tầng lớp tiểu tư sản, trí thức.
Những mong muốn, ước vọng của họ về một xã hội tốt đẹp trong tương lai đã
không trở thành hiện thực sau khi cách mạng thành công. Như Victo Huygo
có nói trong lời tựa vở kịch Cromoen: “Tâm hồn của con người hiện nay đặt
nhiều hi vọng ở lý tưởng hơn là ở thực tại… Nghệ sĩ du hành đến các vì sao,
thì đành xin lỗi là không phục tùng huyện đường được” [9;518]. Bác bỏ cuộc
sống tầm thường, các nhà chủ nghĩa lãng mạn đem ước vọng cao cả của mình
hướng về một thế giới khác, trong các truyền thuyết và sáng tác dân gian,
trong các thời đại lịch sử đã qua.
Trên nền tảng xã hội – ý thức như vậy, tùy theo thái độ phản ứng lại
cuộc sống và cách tìm lối thoát của người nghệ sĩ, chủ nghĩa lãng mạn được
chia thành hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực và có mối liên hệ rất phức
tạp với nhau. Trong đó, khuynh hướng tiêu cực xuất hiện trước khuynh hướng
tích cực.
Nếu như con người lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát ly
thực tế, quay về với quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mình trong cái
tôi nhỏ bé (đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này có thể kể đến Satôbriăng,

14
Lamáctin, Vinhi), thì ngược lại, con người lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn
tích cực lại được tăng cường ý chí một cách mạnh mẽ, được thức tỉnh lòng bất
phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức (đại diện tiêu biểu của
khuynh hướng này là V.Huygo, Bairơn, Lécmtôntốp).
Về vấn đề thi pháp, nếu như chủ nghĩa cổ điển trong việc xây dựng tính
cách rất chú ý đến cái chung, cái ý nghĩa khái quát mà coi nhẹ cái riêng, cá
tính thì ngược lại, chủ nghĩa lãng mạn coi trọng vẻ riêng, cái đặc biệt độc đáo,

thậm chí nhấn mạnh đến mức cực đoan, phi thường, ngoại lệ. “Cái bình
thường là cái chết của nghệ thuật” (Victo Huygo). Do nguyên tắc chủ quan,
cho nên những tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực, trên ý nghĩa nào
đó, chẳng qua là “phân thân” của tác giả. Nó không có logic nội tại khách
quan, mà phát triển chuyển biến theo ảo tưởng chủ quan của nhà văn, thể hiện
đúng nguyên tắc tổng quát của chủ nghĩa lãng mạn là lấy “tâm hồn và trái tim
làm cơ sở để nói lên những nguyện vọng không rõ rệt muốn tiến tới một cái gì
tốt đẹp hơn, cao cả hơn, tìm cách tự thỏa mãn bằng những lý tưởng chỉ có
trong trí tưởng tượng” (Bêlinxki). Nhưng xét mặt bản chất, những ảo mộng,
lý tưởng, tưởng tượng của nó đều phải bắt nguồn từ hiện thực.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa lãng mạn tích cực rất đề cao chất trữ tình trong
sáng tác. Chủ nghĩa lãng mạn còn coi trọng văn học dân gian vốn rất dồi dào
tính nhân dân, tính dân tộc và tính trữ tình.
Xét về nhiều phương diện, mọi sự quy định, ràng buộc của chủ nghĩa
cổ điển đều bị phá vỡ. Victo Huygo nói: “Chúng ta dùng chiếc búa lớn đập
vào mọi thứ lý luận, thi học và hệ thống, bóc trần những lớp phấn cũ kĩ trát
bên ngoài nghệ thuật. Vô luận là phép tắc hay mẫu mực đều không có, nói
đúng hơn, trừ những phép tắc nói chung của tự nhiên và những phép tắc cá
biệt cố hữu do đề tài đòi hỏi chi phối trong toàn bộ nghệ thuật, thì không có
phép tắc nào khác nữa” [9;520].

15
Có thể nói, sự xuất hiện ý thức về cái tôi là một bước tiến quan trọng
trong hành trình tư tưởng và nghệ thuật của nhân loại. Sự giải phóng bản ngã,
giải phóng cái tôi của chủ thể sáng tạo sẽ phát huy khả năng sáng tạo của
nghệ sĩ, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân. Cái tôi trong các sáng tác
thỏa sức bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, ước vọng, khát khao, tình yêu thương,
hờn giận, thậm chí là sự thất vọng, chán chường. Phải thấy rằng, những cung
bậc cảm xúc đó, cùng với các yếu tố phi lý, ảo tưởng trong tính cách của chủ
nghĩa lãng mạn là đại diện cho tâm trạng của một lớp người trong xã hội.

1.2.2. Sự đối lập giữa lý tưởng và hiện thực là một đặc trưng nghệ
thuật của Thơ mới
Theo Từ điển Tiếng Việt, thì khái niệm lý tưởng là “sự hoàn hảo, tốt
đẹp nhất trong trí tưởng tượng hoặc trên lý thuyết”, còn khái niệm hiện thực
là “cái tồn tại trong thực tế”. Vấn đề mối quan hệ cũng như sự mâu thuẫn
giữa lý tưởng và hiện thực không chỉ đơn thuần tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày. Nó còn là chuyện của văn chương: thơ thiên về vế trước, truyện thiên
về vế sau; bi kịch thiên về phía trước, hài kịch thiên về vế sau; chủ nghĩa lãng
mạn thiên về vế trước, chủ nghĩa hiện thực thiên về vế sau,…
Ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn như một trào lưu văn học xuất hiện
vào những năm 30 của thế kỷ XX. Tiêu biểu cho trào lưu văn học này là sáng
tác văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng tác thơ ca của phong trào Thơ
mới. Văn học lãng mạn Việt Nam ra đời chính là tiếng nói của bộ phận tư sản
dân tộc và tiểu tư sản thành thị. Mặc dù đã thoát ly phong trào đấu tranh chính
trị của quần chúng nhưng họ vẫn còn ấp ủ một tâm sự yêu nước thầm kín.
Sống trong một xã hội bế tắc, quằn quại đau thương dưới ách đàn áp của thực
dân phong kiến, tâm trạng phân vân đứng trước “ngã ba đường” và thái độ
“nước đôi” của tầng lớp này là điều dễ hiểu.

16
Con đường văn chương lúc bấy giờ đối với một số tiểu tư sản trí thức là
một lối thoát ly trong sạch, là một nơi có thể gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Như
Trường Chinh nhận định: “Các tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức
Việt Nam tìm thấy trong chủ nghĩa lãng mạn một tiếng thở dài chống thuộc địa”.
Có thể khẳng định rằng, Thơ mới lãng mạn (1932 – 1945) là một dấu
mốc quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của dòng chảy thể loại
thơ Việt Nam. Với sự “phủ nhận” hầu như hoàn toàn những công thức mang
tính chất “ước lệ” của thơ cổ điển, cùng với những sáng tạo trên nhiều
phương diện, Thơ mới thực sự đã hình thành, phát triển đến đỉnh cao chỉ
trong vòng gần mười lăm năm tồn tại. Trong đó, xuất hiện nhiều tên tuổi thi

nhân lừng danh với phong cách sáng tạo độc đáo, hoàn thành xuất sắc “trọng
trách” thay đổi cơ bản diện mạo của thể loại thơ Việt Nam.
Để “định danh” tên tuổi của mình trên thi đàn Thơ mới, mỗi nhà thơ
đều có một con đường riêng, cách thức riêng để xác lập và khẳng định cái tôi
của mình. Nói đến sự phong phú của các tài năng và phong cách trong giai
đoạn này, Hoài Thanh khẳng định: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt
Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ
người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ
màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn
Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế
Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [41;32].
Thực tế chứng minh rằng, thế giới quan của các nhà văn tiểu tư sản trí
thức rất mâu thuẫn và phức tạp. Nó có thể biến đổi theo hoàn cảnh và trong
khoảng thời gian nhất định. Trước cơn biến động của lịch sử và sự đổi thay
của xã hội, khi hiện thực không như mong muốn, họ như kẻ đứng giữa ngã ba
đường, không biết nên đi về hướng nào, nên hóa ra cô đơn, bơ vơ, dao động.
Không quá khó để nhận thấy điều này trong sáng tác của các thi nhân Thơ

17
mới (đặc biệt là ở giai đoạn đầu). Bâng khuâng giữa dòng đời, Xuân Diệu trốn
chạy vào những mối tình đầy khát khao, rạo rực, nồng nàn, tha thiết; Huy
Cận quay trở lại với cảnh xưa bằng tâm trạng ảo não, lạc loài, bơ vơ; Hàn
Mặc Tử sáng tạo những vần thơ điên loạn, kỳ dị; Chế Lan Viên tự gây dựng
cho mình một thế giới liêu trai, lạ lùng và ghê rợn; Lưu Trọng Lư trốn mình
trong những cảnh mộng xa xăm, mơ hồ; Vũ Hoàng Chương thì say trong thơ,
và cái say bi đát,…Cái tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo, với nhiều trạng
thái, cung bậc tình cảm, nhưng ở đâu cũng thấy bế tắc, thấy buồn và cô đơn.
Nói cách khác, sự mâu thuẫn, đối lập giữa lý tưởng và hiện thực không
phải là câu chuyện của riêng ai, mà dường như là “mẫu số chung” của các nhà
Thơ mới. Những vấn đề hiện thực thường không phản ánh trong thơ, hoặc có

đưa vào, thì đều qua lăng kính “lý tưởng hóa”. Điều này nằm trong nguyên lý
bao quát về sự sáng tạo của nhà văn. Về vấn đề này, ngay từ thời cổ đại, nhà
mĩ học vĩ đại Arixtôt trong Thi pháp học đã cho phép nghệ sĩ cái quyền “bổ
sung vào cái không có trong tự nhiên”. Bên cạnh yêu cầu mô tả sự vật “như
chúng ta đang tồn tại”, ông còn đòi hỏi miêu tả sự vật “sẽ là như thế”.
1.2.3. Nguyễn Bính – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới
lãng mạn (1932 – 1945)
Nói đến phong trào Thơ mới, không thể không nhắc đến cái tên
Nguyễn Bính. Người ta càng không thể lẫn “người nhà quê” Nguyễn Bính với
bất kì ai trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Ai cũng có
một con đường riêng để khẳng định chân giá trị con người và nghệ thuật của
mình, và Nguyễn Bính không phải là một ngoại lệ. Với tài năng, nhân cách và
bằng chính cuộc đời mình, con người và thơ ông đã sống trong lòng bạn đọc,
với niềm yêu mến, trân trọng thực sự.
Chúng ta đều biết, cuộc đời Nguyễn Bính, chủ yếu là dành cho những
chuyến “giang hồ vặt” (chữ dùng của Tô Hoài). Trên hành trình Bắc Nam,

18
Nguyễn Bính hầu như không mang theo thứ gì, ngoại trừ mối tình quê thủy
chung, son sắt. Mối tình ấy như chất keo dính, níu kéo Nguyễn Bính trước
những cám dỗ vật chất, trước những sa ngã tầm thường, lại cũng như nỗi đau,
nỗi day dứt khôn nguôi trong lòng thi nhân. Và cũng từ đây, những bài thơ về
quê hương vút lên tha thiết, trong trẻo và ấm áp tình đời, tình người. Nhà thơ
chân quê ấy, đúng là đã gieo vào lòng chúng ta một điều vô cùng quý giá,
“hồn xưa đất nước”!
Như phần lớn các nhà Thơ mới khác, trong hành trình của cuộc đời thật
và đời thơ, ở Nguyễn Bính cũng xuất hiện những mâu thuẫn, va chạm giữa lý
tưởng và hiện thực. Và có lẽ, Nguyễn Bính là tiêu biểu và đáng thương hơn
cả. Năm 1939, Nguyễn Bính sáng tác Lỡ bước sang ngang, kể về câu chuyện
một người con gái phải chia tay mẹ, chia tay em, chia tay mối tình đầu tiên

của mình để đi lấy chồng. Tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi những câu thơ:
Đêm qua là trắng ba đêm
Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn
Một vai gánh lấy giang san
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương
(Lỡ bước sang ngang)
Đọc thơ, hiểu thơ và hiểu cuộc đời Nguyễn Bính, mới thấy hình ảnh
“kiếp con chim lìa đàn” cứ như vận vào đời thi nhân vậy. Cánh chim lạc loài,
bơ vơ, thiếu chân trời, bay khắp nẻo quê hương mà vẫn thấy nhớ, thấy
thương, thấy thiếu quê hương. Cánh chim giang hồ ấy cứ bay mãi trong niềm
sầu tủi, nhớ thương, và hơn hết, luôn khao khát ngày trở về tổ ấm. Hai vai
“đời thực” và “cõi mơ” cứ thế mà chông chênh, chơ vơ đi giữa cuộc đời.
Có thể nói, thơ Nguyễn Bính có một con đường riêng, không đến nỗi
quá đặc biệt, nhưng rất chắc chắn để chinh phục bạn đọc. Nói không quá đặc
biệt, bởi trên thi đàn Thơ mới, mỗi người đều có những nét độc đáo riêng.

19
Nhưng nói chắc chắn, bởi thơ Nguyễn Bính được bắt nguồn từ mạch tình cảm
trong sáng, tha thiết, chân thành từ truyền thống của làng quê, từ cội nguồn
văn hóa Việt Nam. Nói cách khác, thơ Nguyễn Bính mang đậm đà phong
cách dân gian. Nhà nghiên cứu Đoàn Hương nhận xét: “Dấu ấn của Nguyễn
Bính trên thi đàn Thơ mới là dấu ấn của một trái tim chân quê hát những lời
ca trữ tình của một hồn thơ lãng mạn. Trong phong trào Thơ mới không có ai
hát giống nhà thơ ấy. Nguyễn Bính giống như một con chim sơn ca đồng nội
bình dị, nó hót cái giọng riêng của mình trong bản giao hưởng thi ca buổi
sáng của thế kỷ này trong văn chương Việt Nam” [14;594].
Còn Vũ Bằng thì khẳng định trong sự yêu mến và kính nể: “Tôi có thể
nói rằng sau Truyện Kiều, sau thơ Tản Đà có lẽ thơ Nguyễn Bính được nhiều
người tìm đọc và ngâm nga nhất” [10;264].

















20
CHƢƠNG 2:
NHÀ THƠ CHÂN QUÊ VÀ KHÁT VỌNG GIANG HỒ

2.1. Nhà thơ chân quê
2.1.1. Nhà thơ của cảnh quê
Nói đến các nhà Thơ mới, người ta hay nhắc đến một Xuân Diệu “mới
nhất”, một Hàn Mặc Tử “lạ nhất”, một Chế Lan Viên “kinh dị nhất”, và một
Nguyễn Bính “quen nhất”. Trong nhận thức bình dị của người nông dân,
trong khung cảnh làng quê hàng ngàn năm dường như không biến đổi, thì
Nguyễn Bính vẫn giữ được bản chất quê mùa của mình, và “thơ Nguyễn Bính
đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta…. Một điều mà người
ta không thể hiểu bằng lý trí, một điều quý vô ngần: Hồn xưa của đất nước”
[41;347-348].
Kể từ đó, Nguyễn Bính được gán cho cái chất “quê mùa”. Và đây cũng

chính là lối đi riêng của Nguyễn Bính, không lẫn với bất cứ nhà thơ nào cùng
thời. Điều mà Nguyễn Bính đến với chúng ta đầu tiên chính là hình ảnh một
chàng thi sĩ chân quê, lấy nguồn cảm hứng từ làng quê và làm thơ – dường
như cũng là để cho những người nhà quê đọc.
Nói như vậy, không có nghĩa là Nguyễn Bính “độc chiếm” chủ đề làng
quê Việt Nam. Trên thi đàn Thơ mới, có nhiều nhà thơ viết về làng quê với
bút pháp rất tinh tế, tài hoa và chiếm được nhiều sự yêu mến của độc giả.
Những bức tranh quê hiện lên rất gần gũi, thân quen và gieo vào lòng chúng
ta những cảm giác bình yên thật sự.
Đó là một buổi trưa hè trong thơ Bàng Bá Lân:
Cành thưa, nắng tươi, chim không đứng
Quả chín bâng khuâng rụng trước hè
Vài cô về chợ buông quang thúng

21
Sửa lại vàng khăn dưới bóng tre
(Trưa hè)
Là hình ảnh làng quê hiện lên “đầy rẫy sức sống và rộn rịp những hình
sắc tươi vui” (chữ dùng của Hoài Thanh) trong thơ Đoàn Văn Cừ:
Bên giếng, dăm cô gái xứ quê
Từng đàn vui vẻ rủ nhau về,
Trên vai nặng trĩu đôi thùng nước
Kĩu kịt đi vào lối cổng tre
(Trăng hè)
Hay một chiều xuân êm ả trong thơ Anh Thơ:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
(Chiều xuân)

Và hình ảnh làng quê làm nghề chài lưới trong thơ Tế Hanh:
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
(Quê hương)
Ngay cả Hàn Mặc Tử, trong sự tỉnh say của cơn mê điên, vẫn bắt được
cái vẻ đẹp rực rỡ nhất của mùa xuân:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Bên giàn thiên lý bóng xuân sang
(Mùa xuân chín)

22
Bên cạnh đó, phải kể đến những sáng tác về làng quê cũng rất hay và
nổi tiếng của Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Giang. Trong số
ấy, có lẽ Nguyễn Bính là trường hợp đặc biệt, bởi thơ ông nói được cả cảnh
quê và tình quê – điều mà những nhà thơ vừa kể trên có thể diễn tả chưa thật
sự rõ nét và sâu sắc.
Trong thơ Nguyễn Bính, không quá khó để chúng ta nhận thấy có sự
xuất hiện của cả một hệ thống hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. Đó
là hình ảnh người mẹ, người chị, người em, là hình ảnh bến nước, mái đình,
con đò, là giàn giầu, hàng cau, là hoa, là bướm. Những hình ảnh đó đều bắt
nguồn từ cuộc sống thực, được lặp đi lặp lại nhiều lần, và trở thành biểu
tượng, khơi gợi những ý nghĩa khác ngoài nó. Nói cách khác, trong thơ
Nguyễn Bính, đề tài số một và lớn nhất chính là đề tài hiện thực, với hình ảnh
quê hương, với cảnh vật và cuộc sống của người thôn quê.
Năm 1936, bài thơ Chân quê ra đời, không chỉ đơn thuần là lời giãi
bày, tâm sự của chàng trai với người mình yêu, mà sâu xa hơn, chính là mong

muốn níu giữ hồn quê, với tất cả những gì chân chất, mộc mạc vốn có nơi
làng quê bình yên:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôn qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê)
Thực tế là Làng Thiện Vịnh, quê hương của Nguyễn Bính nằm ở giữa
vùng chiêm khê, mùa thối đất Nam Định: “Đâu đâu cũng xơ xác nước trắng
đồng, gió đùa sông đồng cồn lên, quẩn lại, lật thuyền mảng, cả đến người ra
cứu lúa cũng chết đuối. Mỗi năm, mỗi mùa, biết bao nhiêu người đã bỏ làng
đi tha phương” [10;72]. Vậy nhưng khi hiện lên trong thơ, làng quê ấy rất đỗi

23
bình dị, thơ mộng, no đủ, thanh bình. Đọc thơ Bính mới thấy, hình như tác giả
rất ít khi nói đến những cuộc sống lầm than, những cảnh đời cơ cực, những
thân phận cay đắng. Thơ viết về làng quê của Bính thường là những tiếng reo
vui, là những kỷ niệm, là những hình ảnh trong sáng, thiết tha:
Sáng giăng chia nửa vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
(Thời trước)
Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
(Nhà tôi)
Thuở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những thơ ngây ngập cảm tình

(Hoa với rượu)
Bên cạnh đó là hình ảnh của thôn Vân quê mẹ, nơi mà Nguyễn Bính đã
gắn bó phần lớn thời gian của tuổi thơ mình với những kỷ niệm êm đẹp. Sự
thực là thôn Vân rất đẹp, thơ mộng, lại còn rất sung túc nữa. Có ba cái ao vừa
thả cá vừa trồng các thứ sen trắng, sen hồng, súng, ấu, rau muống, rau rút.
Trên bờ ao trồng đặc các loại cây ăn quả: bưởi chanh, cam yên, dâu, táo, ổi,
nhãn, dừa, sắn, sung… Mùa nào thức ấy… Lại còn mấy sào vườn rộng trồng
toàn chè, cau… Hoa cũng rất nhiều: hồng, cúc, lan, tử tiêu, ngọc lan, lạp mai,
mẫu đơn, ngâu, huệ, những giàn thiên lý và nho xum xuê trước sân. Thế nên,
khi nhớ và viết về thôn Vân, ngòi bút của Nguyễn Bính thênh thang và
khoáng đạt vô cùng:

24
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều
Đê cao có đất thả diều
Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay
(Anh về quê cũ)
Những hình ảnh đẹp đẽ, thơ mộng và có phần sung túc của thôn Vân đã
được Nguyễn Bính đưa vào thơ rất tự nhiên, giản dị. Những hàng cây ăn trái,
những dòng sông yên bình, và cả những kỷ niệm nữa,… đã tắm mát tâm hồn
tuổi thơ Nguyễn Bính. Vì lẽ đó, trong ký ức và tình cảm của thi nhân, thôn
Vân vẫn luôn là chốn “thần tiên”, là nơi đi về của trái tim mình.
Cảnh quê vừa thực, lại vừa có chút thi vị hóa. Nhưng dù gì, Nguyễn
Bính đã nói hộ được cái ước vọng ngàn đời của những người nông dân Việt
Nam về một cuộc sống yên bình, no đủ. Đó cũng là hạnh phúc lớn nhất, mà
cũng bình dị nhất của những người dân quê một nắng hai sương, quanh năm
suốt tháng gần gụi với lũy tre làng:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
(Xuân về)
Vũ Quần Phương tỏ ra rất tinh tế khi nhận định: “Người ta khó tìm thấy
đời sống hiện thực trong thơ Nguyễn Bính dù rằng có thể gặp cảnh hiện thực,
tâm lý hiện thực. Anh là một nhà thơ lãng mạn, cái nhìn lãng mạn tài hoa của
anh giữ lại vẻ đẹp cố hữu không biết của thời nào nhưng rất là của Việt Nam
mình” [10;229]. Vì lẽ đó, thiên nhiên làng quê hiện lên trong thơ Nguyễn
Bính vừa gần gũi, vừa xa xăm, như ẩn hiện trong tâm thức, khiến mỗi chúng
ta không khỏi thấy bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê của mình. Cái tài của

×